2021 Tong hop Câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Contents

I. Phần Thân............................................................................................................................................1
A. Sơ đồ tính........................................................................................................................................1
B. Cấu kiện...........................................................................................................................................1
C. Phần Móng......................................................................................................................................4
II. Phần Thi Công.....................................................................................................................................6

I. Phần Thân
A. Sơ đồ tính

1. Trình bày lý do lựa chọn sơ đồ tính khung phẳng hoặc khung không gian.
2. Các loại tải trọng tác dụng lên khung.
3. Trình bày ứng xử hệ khung-giằng.
4. Sơ đồ tính của khung trục G có vách (Thầy Hàn Ngọc Đức)
5. Khung trục 3: sai nguyên tắc tính – tại sao (Thầy H Đức)
6. Tính toán khung phẳng: khung trục K5 chịu bao nhiêu % tải ngang: lấy
theo diện
7. Trình tự xây dựng mô hình tính etabs, sử dụng phần tử gì để mô hình bằng
phần tử gì, sàn sử dụng phần tử gì?
8. Tải trọng gió tác dụng lên khung K6 khác gì so với tác dụng lên khung K7
9. Trình bày cặp nội lực tính toán cột (Mmax, N tương ứng & Mmin, N tương
ứng & Nmax, M tương ứng)
10. Các trường hợp tải trọng tác dụng lên khung trục 4
11. Tính khung phẳng hay khung không gian. Nếu tính theo khung không gian
thì bố trí cốt thép theo tính toán cột lệch tâm xiên (phải kể đến mô men Mx
và My). Phương pháp tính toán theo lệch tâm xiên
12. Khung trục 5 không khớp với mặt bằng kết cấu
13. Gió thổi theo phương ngang nhà thì khung nào chịu lực ?
14. Tính khung phẳng sai lại chọn cột vuông?

B. Cấu kiện
1. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ được xác định dựa trên những yếu tố nào.
2. Trình tự thiết kế sàn điển hình.
3. Sơ đồ tính bản thang và phân biệt tĩnh tải và hoạt tải tác dụng lên bản thang.
4. Thiết kế cột lệch tâm phẳng hoặc lệch tâm xiên.
5. Trình tự thiết kế cốt thép dọc chịu lực của cột.
6. Biểu đồ lực cắt của dầm
7. Phân bố nội lực trong cột: Cột nào có lực dọc lớn nhất và cột nào có mô
men lớn nhất
8. Tải trọng gió được mô hình như thế nào (Thầy Hàn Ngọc Đức)
9. Cấu tạo dầm thang
10. Phạm vị bố trí cốt treo
11. Vẽ dạng biểu đồ mô men dầm trường hợp tĩnh tải + hoạt tải.
12. Neo cốt thép của nút khung
13. Khoảng cách bố trí cốt thép âm của sàn?
14. Bố trí cốt thép chống giật đứt ở giữa trục A-B
15. Tính toán chống cắt cho dầm: Nguyên lý tính toán
16. Tính toán tính toán đai cột
17. Cách xác định chiều dài cốt thép mũ sàn
18. Vị trí giảm tiết diện cột có giảm diện tích cốt thép không? Tại sao
19. Tiết diện dầm tính toán cho mô men âm (tại gối dầm) và mô men dương
(tại nhịp) khác nhau như thế nào
20. Dầm nhịp ngắn trong dầm liên tục giảm chiều cao dầm thì nội lực trong
dầm kế bên thay đổi như thế nào?
21. Tách đơn nguyên để làm gì?
22. Xử lý cốt thép sàn khi giật cốt
23. Sơ đồ tính cốt thép sàn WC theo sơ đồ đàn hồi đảm bảo ko bị nứt – thấm
24. Cốt thép khung dầm quá lớn
25. Tường khu WC dày 110, tại sao dùng dầm bề rộng 220
26. truyền tải hay phân tải ngang theo độ cứng công trình
27. Tại sao các cột khung trục 5 lại chọn tiết diện vuông
28. Trục phần tử cột-dầm-sàn thay đổi thì xử lý như thế nào?
29. Trình bày cách bố trí cốt đai trong dầm
30. Tính toán bản conson btct
31. Cách chọn đk và bước cốt đai cho cột, mục đích của cốt đai
32. Tính toán cột lệch tâm xiên
33. Tính toán bản conson btct
34. Giải thích tại sao dầm bố trí quá nhiều cốt thép dọc
35. Dạng biểu đồ mô men cột tầng 3&4 khi chịu trường hợp tải trọng (i) gió từ
trái sang phải và (ii) tĩnh tải phân bố đều
36. Tại sao phải giảm chiều cao dầm băng qua hành lang
37. Cơ sở lựa chọn chiều dày sàn 200
38. Sự khác nhau của cốt đai dầm và cốt đai cột
39. Lựa chọn đường kính cốt đai cột
40. Trình bày giải pháp tính toán cốt thép sàn, cấu tạo cốt thép sàn có phù hợp
với kiến trúc không
41. Tính toán ô sàn: hiệu ứng dầm chính và dầm phụ
42. Cấu tạo cốt thép sàn hai lớp tại vị trí xây tường lên sàn.
43. Vai trò và sơ đồ tính của dầm móng
44. Trình bày cấu tạo nút khung giữa
45. Giải thích mặt cắt 24-24, giải thích đặt cốt thép lớp dưới dầm
46. Tại sao khu vực thang máy không làm giằng móng
47. Vẽ BĐ mô men của dầm khung
48. Nguyên tắc chọn tiết diện dầm
49. Nguyên tắc bố trí cốt thép sàn
50. Nguyên tắc chia dầm phụ trên mbkc
51. Tải trọng thực tế tác dụng lên cốn thang xiên
52. Lực dọc trong cốn thang chịu kéo hay nén
53. Có sử dụng thống kê cốt thép của phần mềm Revit không
54. Kích thước tiết diện cột: cơ sở lựa chọn.
55. Tính toán chống cắt cho dầm: Nguyên lý tính toán
56. Tính toán tính toán đai cột
57. Hàm lượng cốt thép dầm được tính toán như thế nào? Hàm lượng hợp lý
nằm trong khoảng nào? Nguyên tắc lựa chọn đường kính và bố trí cốt thép
dọc trên tiết diện dầm
58. Nguyên tắc cấu tạo nút khung dầm cột biên trên tầng mái; Chiều dài neo
của cốt thép dọc của dầm được tính từ tiết diện nào
59. Nguyên tắc tính toán cốt vai bò (cốt treo)
60. Dầm móng để làm gì? Nguyên tắc tính toán/cấu tạo dầm móng
61. Cách xác định tải trọng gió lên khung/công trình
62. Nêu các bước tính toán tải trọng gió
63. Nhà có lõi: vậy nhân với diện truyền tải gió ntn
64. Nguyên tắc lựa chọn sơ bộ tiết diện dầm. Cắt cốt thép âm và cốt thép dương
của dầm dựa trên cơ sở nào
65. Nguyên tắc chọn chiều dày sàn. Tại sao cốt thép sàn số 6 lại đặt trên cốt
thép số 1? Nếu đổi lại thì có được không?
66. Tại sao ko tính gió chéo nhà? MB vuông là cần tính còn MB chữ nhật thì
ko
67. Tính sàn bằng safe thì thiết kế cốt thép lớp trên theo phương ngang nhà
dùng dải strip theo phương, vị trí và bề rộng? Dùng tất cả các dải ngang nhà
thì có đánh giá dải nào nguy hiểm nhất ví dụ trên dầm và giữa ô sàn
68. Vài trò của dầm phụ và ảnh hưởng của nó đến tính toán trong thuyết minh
đồ án?
69. Nếu không có dầm phụ thì phải làm gì?

C. Phần Móng
1. Trình tự xác định kích thước đài cọc.
2. Tính toán đài cọc kép (hai cột)
3. Tính toán cốt thép đài cọc: tiết diện nào và cách lấy nội lực
4. Cốt thép đầu cọc
5. Móng M2: khoảng cách bố trí cọc (thầy HN Đức)
6. Trình bày kích thước đài móng
7. Trình bày cách tính toán cốt thép đài cọc
8. Bố trí cọc trong đài hai cột 12 cọc
9. Đài cọc được ghép lại từ hai đài đơn có tính chất chịu lực khác nhau như thế
nào so với đài đơn
10. Trình bày cách chọn chiều cao đài móng
11. Sơ đồ tính của giằng móng chịu lún lệch và dạng biểu đồ mô men
12. Cọc tròn phải ép ôm, chiều dài 10m làm sao ép được
13. Chọn lực ép cho cọc phải dựa trên sức kháng thực của đất nền
14. Nguyên tắc chọn chiều cao của đài cọc (áp dụng cho đài móng M2)
15. Chi tiết cấu tạo nối cọc ly tâm với đài cọc
16. Nội lực tính toán số lượng cọc
17. Ép cọc đến khi nào thì dừng
18. Biện pháp đổ bê tông đài giằng móng trong thời gian bao lâu
19. Muốn giảm số lượng cọc trong đài thì sử dụng biện pháp gì?
20. Cơ sở chọn Pmin ép cọc từ 1.5 đến 2.0? khi nào là 1.5 khi nào là 2.0
21. Chọn sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào yếu tố nào
22. Tính lún của đài cọc
23. Thông thường mặt sàn tầng hầm cùng với mặt đài, nếu tách ra thì lý do tại sao
24. Chức năng và tính toán cốt thép trong cọc đóng
25. Tính toán đài cọc
26. Cốt thép trong cọc khoan nhồi D800
27. Khoảng cách giữa cọc của hai đài cạnh nhau
28. Biện pháp xử lý nếu khoảng cách giữa hai cọc không đạt theo tiêu chuẩn
29. Trong đài 8 cọc, thì cọc nào chịu tải trọng lớn nhất
30. Tính toán cốt thép đài cọc
31. Sự khác nhau giữa móng cọc đài thấp và đài cao. Trình bày tính toán móng cọc
đài thấp
32. Sơ đồ tính toán đài hai cột, cốt thép trên của đài hai cột được tính toán ntn
33. Chi tiết cấu tạo liên kết cọc spun piles và đài cọc
34. Tính toán sức chịu tải cọc như thế nào
35. Tính toán cốt thép đài cọc: Tiết diện tính toán, biểu đồ mô men do phản lực
cọc
36. Nguyên tắc bố trí cọc trong đài? Khi nào thì khoảng cách cọc là 3D/2.5D?
37. Cách chọn sơ bộ chiều cao đài cọc
38. Kích thước cọc chọn như thế nào?
39. Chiều dài cọc chọn như thế nào?
40. Chọn đài cọc như thế nào?
41. Chiều dài cọc phụ thuộc yếu tố gì? Sao lại 2 đoạn 9 m mà ko phải 3 đoạn 6m?
42. Tại sao chọn cọc ly tâm? Phân tích?
43. Tại sao ghép 2 đài gần nhau? Lưu ý khi tính toán? Nội lực chân cột được lấy
như thế nào với 2 chân cột của đài ghép này? => cùng tổ hợp, khi tính uốn tức
cốt thép chịu lực cần lưu ý gì?
44. Nêu cách tính đài 4 cọc như bản vẽ đang thể hiện?
45. Chiều cao đài phụ thuộc vào điều kiện kiểm tra nào?
46. Sự làm việc giữa móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao
47. Sơ đồ tính toán của cọc ép khi cẩu lắp. Vai trò của cốt thép dọc và cốt đai trong
cấu tạo cọc
48. Giằng móng để làm gì?
II. Phần Thi Công

1. Đổ bê tông đài chia làm nhiều đợt để làm gì?


2. Hàn cốt thép cọc (8phi16) vào thanh thép dẫn hướng phi25.
3. Vách thang máy dày bao nhiêu và trình tự đổ bê tông vách thang máy.
4. Mặt bằng thi công đang vẽ ở giai đoạn nào?
5. Trình tự tính ván khuôn sàn
6. Trên tiến độ có đường trung bình: xác định như thế nào và để làm gì
7. Kho ván khuôn, bãi tập kết, số ngày đổ bê tông, thiết kế mặt bằng thi công
8. Tính toán chọn xylanh thủy lực ép cọc
9. Bố trí xà gồ ván khuôn thi công bê tông sàn
10. Nội lực trong gông cột: uốn, kéo hay nén
11. Hố đào: đào hai đợt. Tại sao lựa chọn đào đợt một từ mặt đất đến đáy giằng mà
không đến mặt giằng?
12. Đào đến mặt giằng còn có những lợi ích gì: Tiết kiệm đất đắp nền và thuận lợi khi
giao thông trong quá trình thi công móng (công nhân không phải trèo qua hệ cốt
thép giằng móng)
13. Thiết kế tổng mặt bằng thi công dựa trên số nhân công trung bình
14. Chống cừ vào đâu
15. Khi nào thì tháo cừ
16. Qui trình tính toán ván khuôn sàn
17. Dựa vào các yếu tố đầu vào gì để thiết kế áo đường nội bộ trong công trình (vật
liệu, độ đầm chặt, vv)
18. Thời gian xây tường cho một tầng nhà được xác định như thế nào
19. Tổng mặt bằng thi công tương ứng với giai đoạn thi công nào? Tiến độ như thế
nào?
20. Nêu cách đào đất và vận chuyển đất. Đào đất dọc theo mb công trình có ưu nhược
điểm gì
21. Nêu các sự cố gặp phải khi ép cọc và cách giải quyết
22. Cách chọn búa đóng cọc
23. Trình tự tính ván khuôn sàn
24. Thông số để chọn vị trí đặt cẩu tháp
25. Nguyên lý chọn hai máy ép cọc chạy ở giữa ra hai biên
26. Liệt kê các loại tải trọng và hệ số vượt tải để tính toán ván khuôn sàn và dầm. Các
tổ hợp tải trọng tính toán
27. Tại sao sử dụng giải pháp đào ao (thi công phần móng)
28. Biện pháp an toàn khi sử dụng hai cần trục tháp (Gió cấp mấy thì phải dừng cần
trục, tháo cần trục)
29. Tải trọng khi đổ bê tông cầu thang được phân ra thành mấy hướng
30. Đổ bê tông đài giằng trong nhiều đợt, vậy cách xác định ranh giới phân khu đổ bê
tông
31. Tổ chức thi công có những giai đoạn rất ít người. Giải thích
32. Phương pháp định vị mặt phẳng lát sàn
33. Chỉ tiêu kỹ thuật của vữa bê tông móng (dùng bơm)
34. Khi ép cọc sẽ gặp trường hợp cọc xuống hết chiều dài mà chưa đủ lực ép hoặc cọc
chưa xuống hết chiều dài mà đủ lực ép thì xử lý như thế nào
35. Biện pháp ép cọc – Tính toán đối trọng
36. Điều kiện tháo ván khuôn dầm sàn
37. Trình bày lại biện pháp đào đất (thầy Trực)
38. Tính toán cừ (Thầy Trực)
39. Nguyên tắc bố trí văng chống tường cừ
40. Phương pháp đổ bê tông bản thang?
41. Khi đổ bê tông dầm sàn sử dụng bê tông trộn tại chỗ hay bê tông thương phẩm
42. Biểu đồ thi công răng cưa
43. Móc cẩu được tính như thế nào?
44. Đổ bê tông đài chia làm nhiều đợt để làm gì?
45. Hàn cốt thép cọc (8phi16) vào thanh thép dẫn hướng phi25.
46. Tính lực trong cột chống xiên (biện pháp thi công) Thầy Trực
47. Bản vẽ xanh-đỏ là gì (T Trực)
48. Phương án đổ bê tông ba ngày vs một ngày, phương án nào lợi hơn
49. Ván khuôn vách thang: tại sao cấu tạo như thế
50. Chiều cao rơi búa/độ chối
51. Giảm tiến độ
52. Lớp cốt thép của đài cọc để làm gì
53. Biện pháp đào đất rồi ép cọc: ưu nhược điểm so với phương pháp ép cọc rồi đào
đất (thầy Trực bm tc)
54. Kiểm tra điều kiện ép cọc đúng thiết kế

You might also like