Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 142

VẬT LÝ SIÊU NHẨM

Chinh Phục Chuyên Đề


SÓNG
Môn VẬT LÝ

➢ Phân dạng bài tập đầy đủ nhất cho mục tiêu tới 8+
➢ Phương pháp Dễ nhớ – Dễ hiểu – Dễ làm
➢ Định hướng cách làm theo lời giải mẫu
➢ Phương pháp đặc biệt của Vật Lý Siêu Nhẩm
➢ Dành cho học sinh ôn luyện THPT Quốc Gia mục tiêu 8+
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 3
CHỦ ĐỀ 1: SÓNG CƠ ................................................................................................ 7
BÀI 1: MÔ TẢ SÓNG ........................................................................................................ 7
BÀI 2. SÓNG ÂM ............................................................................................................. 16
BÀI 3. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG................................................................................... 24
Dạng 1. Bài toán liên quan độ lệch pha của sóng ............................................ 26
Dạng 2. Viết phương trình sóng ............................................................................. 33
Dạng 3. Bài toán liên quan đến sự truyền sóng ............................................... 38
CHỦ ĐỀ 2: SÓNG ĐIỆN TỪ.................................................................................. 44
CHỦ ĐỀ 3. GIAO THOA SÓNG ............................................................................ 56
BÀI 1. GIAO THOA SÓNG CƠ...................................................................................... 56
Dạng 1. Điều kiện để có vật có biên độ A0 .......................................................... 58
Dạng 2. Tìm số điểm có biên độ A0 ....................................................................... 69
Dạng 3. Bài toán cực trị khoảng cách trong giao thoa .................................. 84
Dạng 4. Phương trình giao thoa sóng ................................................................... 89
BÀI 2. GIAO THOA ÁNH SÁNG .................................................................................. 91
Dạng 1. Khoảng vân, vị trí vân ................................................................................. 93
Dạng 2. Số vân trên miền giao thoa L và trên một đoạn .............................. 96
Dạng 3. Thay đổi các tham số a và D ..................................................................... 99
CHỦ ĐỀ 4. SÓNG DỪNG ..................................................................................... 109
Dạng 1. Bài toán liên quan đến điều kiện sóng dừng trên dây .................. 112
Dạng 2. Biên độ sóng dừng ..................................................................................... 127
Dạng 3. Các bài toán liên quan đến nguồn nhạc âm ...................................... 138
VIDEO CHỮA BÀI TẬP ....................................................................................... 142

2
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

LỜI NÓI ĐẦU

LÝ THUYẾT LÀ CHA ĐẺ CỦA TRẮC NGHIỆM !!!


Các em thân mến, đề thi trắc nghiệm đòi hỏi các em phải rèn luyện được 3 yếu tố:
 Tốc độ: 1,2 phút/1 câu
 Độ chính xác: 0% hoặc 100%. Không có suýt đúng.
 Tính cẩn thận: Bẫy ngôn từ, bẫy đơn vị.
Và hiện nay, hầu hết các bạn học sinh học rất chăm chỉ nhưng cuối cùng kết quả lại
không được cao. Nguyên nhân là do:
 Quá chú trọng việc làm toán, mà quên mất lý thuyết chiếm tới 60% trong đề.
 Tốc độ làm bài chưa được tối ưu.
 Phương pháp học rườm rà, chỉ biết công thức mà không hiểu hiện tượng của
bài toán, dẫn đến không áp dụng được.
Từ đó, các em đánh mất bản chất của việc học và biến môn Vật Lý trở nên siêu hình
và khó hiểu dẫn tới:
 Học đến sóng cơ thì quên dao động và học đến điện thì mất gốc hoàn toàn.
 Các bài tập lý thuyết thì làm với thời gian rất lâu (đọc đi đọc lại câu hỏi mà
không hiểu).
 Phương pháp cho điểm 8+ chưa có mà chỉ biết làm thật nhiều bài tập.
Thực ra học Vật Lý không khó, chỉ là các em chưa tìm đúng phương pháp mà thôi!

ĐỊNH HƯỚNG ĐẠT ĐƯỢC ÍT NHẤT ĐIỂM 7 MÔN VẬT LÝ


Đồ thị liên hệ giữa điểm và kiến thức:
Điểm
10 Từ đồ thị bên em sẽ thấy:
9
ĐH 8 Để đạt từ 0 – 6 (24 câu): kiến thức rất
7 ít, chủ yếu là lý thuyết và bài tập cơ bản.
6
Để tăng từ 6 – 7,5 (6 câu): Các em cần
biết cách biến đổi và áp dụng các công
TN
thức để giải toán.
Kiến thức
Để tăng từ 7,5 - 9 (6 câu): Các em cần
(1) (2) (3) (4)
linh hoạt trong việc tư duy, biến đổi và
vận dụng công thức. Điều quan trọng là các em cần cải thiện được tốc độ làm bài và
có phản xạ với những câu hỏi trong phân khúc này.
Để tăng lên 9 – 10 (4 câu): 4 câu cuối trong đề thi là câu vận dụng cao để phân loại
học sinh nên kiến thức trong phân khúc này là vô tận. Ngoài việc các em có một tư
duy nhạy bén còn đòi hỏi các em phải hiểu biết sâu rộng về các hiện tượng tự nhiên,
hiểu bản chất của các vấn đề từ đó đi tìm chìa khóa cho bài toán.
3
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Tùy thuộc vào mức độ của em để có thể tính toán điểm số mục tiêu của mình.
Cách tính điểm trong đề thi đại học:
Nếu bạn làm được a câu trong đề thi đại học thì điểm của bạn là.
1
N = 0,25a + . (40 − a). 0,25 = 0,1875a + 2,5
4
• Nếu a = 24 câu ⇒ N = 7 đ (Chỉ học Lý thuyết + Bài tập căn bản)
• Nếu a = 30 câu ⇒ N = 8,125 đ ( Chỉ làm 75% đề)
• Nếu a = 36 câu ⇒ N = 9,25 ( Bỏ hẳn 4 câu khó)
Thật tuyệt vời phải không các em!

LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP LÝ?


Môn Vật Lý bao gồm Toán Học và Hiện Tượng. Trong đó, bản chất của Vật Lý nằm
ở Hiện Tượng (chiếm 90%), Toán Học chỉ giúp mô tả lại hiện tượng dưới dạng công
thức.
Từ đó chúng ta có 2 trường phái trong Vật Lý:

Vật Lý Vận Dụng


(Hầu hết thầy cô theo trường phái này)

Ưu điểm: Nhược điểm:


- Dạy nhanh, học nhanh. - Quên nhanh.
- Càng học càng rối vì không hiểu
hiện tượng.

Vật Lý Phân Tích


(Chỉ có tại Vật Lý Siêu Nhẩm)

Ưu điểm: Nhược điểm:


- Hiểu rõ bản chất vấn đề. - Mất thời gian đầu để thích nghi.
- Càng học càng hiểu vì các hiện
tượng liên kết với nhau.

Hãy lựa chọn phương pháp đúng đắn ngay từ đầu em nhé!

4
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Cuốn sách sẽ có sự kết hợp của:
1. Phân tích lý thuyết chuyên sâu.
2. 30+ câu/1 dạng toán giúp em nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
3. Bài tập giải mẫu, bài tập vận dụng, phân loại kiến thức 8+.
4. Phương pháp siêu nhẩm, siêu nhanh, giải bài tập dưới 10s.
5. Video chữa chi tiết tất cả các bài tập với mã QR sau mỗi nhóm.
Giúp các em có thể:
1. Hiểu rõ hiện tượng có được chứ không chỉ là học vẹt.
2. 30 câu/1 dạng toán là số câu để làm quen với 1 dạng toán.
3. Hỗ trợ các em có thể tự học tại nhà: trong sách có kết hợp của những bài tập
giải mẫu, các bài tập có đáp án và cả video chữa chi tiết.
4. Siêu phương pháp đường tròn giúp các em có thể giải bài tập trong 10s
không chỉ là DAO ĐỘNG CƠ mà còn ở các chuyên đề SÓNG CƠ, MẠCH LC –
SÓNG ĐIỆN TỪ và ĐIỆN XOAY CHIỀU.
5. Hầu hết các em muốn đạt điểm 8+, tuy nhiên các em lại không được học đủ
kiến thức, tư duy và phương pháp để đạt được điểm mong muốn. Trong
cuốn sách có sự phân loại rõ ràng giữa kiến thức cơ bản và kiến thức nâng
cao để em có thể dễ dàng học tập và ôn luyện.
Với tất cả tinh hoa hội tụ trong cuốn sách, thầy chúc em đạt được mục tiêu mình
đề ra với một chiến lược học tập hiệu quả!

CHÚC EM THÀNH CÔNG!

5
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

CHUYÊN ĐỀ 2.
SÓNG

CHỦ ĐỀ 1: SÓNG CƠ

CHỦ ĐỀ 2: SÓNG ĐIỆN TỪ

CHỦ ĐỀ 3: GIAO THOA SÓNG

CHỦ ĐỀ 4: SÓNG DỪNG

6
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

CHỦ ĐỀ 1: SÓNG CƠ

BÀI 1: MÔ TẢ SÓNG

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SÓNG CƠ:


1. Định nghĩa:
Sóng cơ học là các dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật
chất theo thời gian.
𝑢 Ngọn sóng
Bước sóng λ
𝑎

Li độ sóng Biên độ sóng


𝜆 𝜆 𝜆
𝑑(𝑚)
Phương truyền sóng
−𝑎
Lõm sóng

2. Đặc điểm:
𝑢 T 𝑢 λ
𝑎 𝑎
T λ

𝑡 (𝑠) 𝑑(𝑚)

−𝑎 −𝑎

Sóng cơ dao động điều hòa theo cả không gian và thời gian.
Sóng cơ truyền năng lượng và truyền pha dao động.
Sóng cơ không lan truyền các phần tử vật chất.
⇒ Các phần tử vật chất dao động tại chỗ.
Sóng truyền được là do sự liên kết giữa các phần tử đóng vai trò là lực cưỡng bức
Sóng cơ không truyền được trong chân không
⇒{v >v
rắn lỏng > vkhí

7
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
III. CÁC ĐẠI LƯỢNG CỦA SÓNG
1. Biên độ sóng
Là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng. Sóng có biên độ càng lớn
thì phần tử sóng dao động càng mạnh.
2. Chu kỳ và tần số sóng
Là chu kỳ và tần số dao động của nguồn sóng.
Chu kỳ và tần số sóng không thay đổi khi truyền qua các môi trường.
3. Tốc độ truyền sóng
Là quãng đường sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian.
Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào đặc tính của môi trường.
vrắn > vlỏng > vkhí
Trong cùng 1 môi trường, sóng có tần số khác nhau lan truyền với cùng tốc độ.
4. Bước sóng
Định nghĩa 1: là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ.
v
λ = v. T =
f
Định nghĩa 2: là khoảng cách ngắn nhất giữa các điểm dao động cùng pha trên
cùng một phương truyền sóng.
5. Cường độ sóng
Là năng lượng sóng truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền
sóng trong một đơn vị thời gian.
E P P
Biểu thức: I = = = (W⁄m2 )
S. t S 4πR2
IV. PHÂN LOẠI SÓNG
1. Sóng ngang
Định nghĩa: Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc
với phương truyền sóng.
Đặc điểm: Sóng cơ là sóng ngang có thể lan truyền được trong chất rắn và trên
bề mặt chất lỏng.

8
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

Phương dao động

Phương truyền sóng

2. SÓNG DỌC
Định nghĩa: Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với
phương truyền sóng.
Đặc điểm: Sóng cơ là sóng dọc có thể truyền được trong chất rắn, lỏng và khí.

Phương truyền sóng


Phương dao động

9
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN: XÁC ĐỊNH CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG

Ví dụ 1. (2) Một người quan sát 1 chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô cao lên 5
lần trong 8 giây và thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 0,2 m. Vận tốc
truyền sóng trên mặt biển bằng:
A. 10 cm/s. B. 20 cm/s. C. 40 cm/s. D. 60 cm/s.
Hướng dẫn:
𝑢 𝑇 𝑇

O 𝑡(𝑠)

Từ hình trên ta thấy khoảng thời gian giữa 3 lần sóng nhô là 2 chu kỳ
→ Khoảng thời gian giữa 5 lần nhô là 4 chu kỳ → 4T = 8 → T = 2s
Khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 0,2 m → λ = 0,2 m.
λ 0,2
→v= = = 0,1 m/s = 10 cm/s
T 2
Đáp án A.
Chú ý: Khoảng thời gian giữa n lần sóng nhô là (n-1) chu kỳ.
Khoảng cách ngắn nhất giữa n lần sóng nhô là (n-1) bước sóng.
𝑢 𝜆 𝜆

O 𝑑(𝑚)

Ví dụ 2. (2) Nguồn sóng trên mặt nước tạo dao động với tần số 10 Hz, gây ra các
sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Biết khoảng cách giữa 7 gợn sóng liên tiếp là 30
cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A. 150 cm/s. B. 100 cm/s. C. 25 cm/s. D. 50 cm/s.
Hướng dẫn:
Khoảng cách giữa 7 gợn sóng liên tiếp là 30 cm → 6λ = 30 → λ = 5 cm.
Vận tốc truyền sóng: v = λf = 5. 10 = 50 cm/s.
Đáp án D.

10
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Sóng truyền tại mặt chất lỏng với vận tốc truyền sóng 0,9 m/s, khoảng
cách giữa hai gợn sóng liên tiếp là 2 cm. Tần số sóng là:
A. 0,45 Hz. B. 1,8 Hz. C. 45 Hz. D. 90 Hz.
Câu 2. (2) (ĐH – 2010) Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với
tần số 120 Hz tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một
phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm
0,5 m. Tốc độ truyền sóng là:
A. 12 m/s. B. 15 m/s. C. 30 m/s. C. 25 m/s.
Câu 3. (2) Một người ngồi trên bờ biển quan sát thấy khoảng cách giữa hai ngọn
sóng liên tiếp bằng 2 m. Ngoài ra người đó đếm được 20 ngọn sóng đi qua trước
mặt trong 76s. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước?
A. 4 m/s. B. 1,9 m/s. C. 2 m/s. D. 0,5 m/s.
Câu 4. (2) Người ta cho nước nhỏ đều đặn lên điểm O trên mặt nước phẳng lặng với
tốc độ 90 giọt trong 1 phút. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 60 cm/s.
Khoảng cách giữa hai gợn sóng tròn liên tiếp là:
A. 20 cm. B. 30 cm. C. 40 cm. D. 50 cm.
1. C 2. B 3. D 4. C

Ví dụ 3. (2) Một sóng cơ học có biên độ là A, bước sóng λ. Biết vận tốc dao động cực
đại của phần tử môi trường bằng 3 lần tốc độ truyền sóng, biểu thức nào sau đây là
đúng?
3π 3π 2π
A. λ = A. B. λ = 2πA. C. λ = A. D. λ = A.
4 4 3
Hướng dẫn:
λ
Ta có: λ = vT → v =
T
3λ 3λω 2π
Do vmax = 3v → Aω = → Aω = →λ= A
T 2π 3
Đáp án D
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Tìm mối liên hệ giữa a và λ biết tốc độ dao động cực đại bằng tốc độ
truyền sóng.
λ λ 2λ 4λ
A. a = 2π. B. a = π. C. a = . D. a = .
π π
Câu 2. Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây dài với biên độ không đổi. Điều kiện
để tốc độ trung bình trong một chu kỳ của một chất điểm trên sợi dây bằng tốc độ
truyền sóng là bước sóng bằng:
A. Hai lần biên độ sóng. B. Tám lần biên độ sóng.
C. Biên độ sóng. D. Bốn lần biên độ sóng.

11
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 3. (2) Trong không khí cho 2 sóng âm có f1 = 2f2 thì:
A. λ1 = 2λ2 . B. λ2 = 2λ1 .
C. λ1 = λ2 . D. Chưa thể xác định.
1. A 2. D 3. B

12
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của
một sóng là:
1 v 1 T T f v
A. f = T = λ. B. v = f = λ . C. λ = = v. D. λ = T = v. f.
v
Câu 2. Một sóng cơ có tần số 0,5 Hz truyền trên một sợi dây đàn đủ dài với tốc độ
0,5 m/s. Sóng này có bước sóng là:
A. 1,2 m. B. 0,5 m. C. 0,8 m. D. 1 m.
Câu 3. Một sóng cơ có tần số 50 Hz lan truyền trong môi trường với tốc độ 100 m/s.
Bước sóng của sóng là:
A. 150 m. B. 2 m. C. 50 m. D. 0,5 m.
Câu 4. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao
động cùng pha với nhau gọi là:
A. Vận tốc truyền sóng. B. Bước sóng.
C. Độ lệch pha. D. Chu kỳ.
Câu 5. Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước sóng
0,25 m. Tần số của sóng đó là:
A. 440 Hz. B. 27,5 Hz. C. 50 Hz. D. 220 Hz
Câu 6. Chọn phát biểu sai về quá trình lan truyền của sóng cơ học:
A. Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.
B. Là quá trình truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
C. Là quá trình truyền pha dao động.
D. Là quá trình truyền năng lượng.
Câu 7. Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất theo thời
gian.
B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
C. Sóng cơ truyền trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang.
Câu 8. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền
qua vuông góc với phương truyền sóng.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo
sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền
qua trùng với phương truyền sóng.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự lan truyền của sóng cơ
học?

13
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
A. Khi truyền trong một môi trường, nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc
độ truyền sóng càng lớn.
B. Tần số dao động của sóng tại một điểm trong môi trường bằng tần số dao động
của nguồn sóng.
C. Khi truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động
của sóng.
D. Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường
khác nhau.
Câu 10. Chọn phát biểu đúng khi nói về vận tốc truyền sóng.
A. Vận tốc truyền sóng trong các môi trường tỉ lệ thuận với bước sóng.
B. Vận tốc truyền sóng trong các môi trường tỉ lệ thuận với tần số sóng.
C. Vận tốc truyền sóng trong các môi trường tỉ lệ thuận với cả bước sóng và tần số
sóng.
D. Vận tốc truyền sóng trong các môi trường là cố định và chỉ phụ thuộc vào đặc
tính của môi trường đó.
Câu 11. Khi chỉ tăng tần số dao động trên một sợi dây lên hai lần thì:
A. Vận tốc sóng trên dây tăng 2 lần. B. Bước sóng trên dây giảm 2 lần.
C. Vận tốc sóng trên dây giảm 2 lần. D. Bước sóng trên dây tăng 2 lần.
Câu 12. Trong không khí, tốc độ lan truyền sóng âm phụ thuộc vào:
A. Bước sóng. B. Tần số sóng.
C. Tính đàn hồi của môi trường. D. A, B, C đều đúng.
Câu 13. Một quan sát viên đứng ở bờ biển thấy sóng trên mặt biển có khoảng cách
giữa 5 ngọn sóng liên tiếp là 12 m. Bước sóng là:
A. 12 m B. 1,2 m C. 3 m D. 2,4 m.
Câu 14. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần
trong khoảng thời gian 27s. Chu kỳ của sóng là:
A. 3 s. B. 2,7 s. C. 2,45 s. D. 2,8 s.
Câu 15. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần
trong khoảng thời gian 36s và đo được khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp 20
m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển:
A. 40 m/s. B. 2,5 m/s. C. 2,8 m/s. D. 36 m/s.
Câu 16. (2) Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn
sóng liên tiếp bằng 2 m và có 6 ngọn sóng qua trước mặt trong 8s. Vận tốc truyền
sóng trên mặt nước là:
A. 3,2 m/s. B. 1,25 m/s. C. 2,5 m/s. D. 3 m/s.
Câu 17. (2) Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100 Hz. Trên mặt nước
người ta đo được khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Khi đó vận tốc truyền
sóng trên mặt nước là:
A. v = 50 cm/s. B. v = 50 m/s. C. v = 5 cm/s. D. v = 0,5 cm/s.

14
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 18. Khi âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng của nó tăng hay giảm bao
nhiêu lần? Biết vận tốc âm trong nước là 1530m/s, trong không khí là 340m/s.
A. Không đổi B. Tăng 4,5 lần C. Giảm 4,5 lần D. Giảm 1190 lần.
Câu 19. Trong thời gian 12s một người quan sát thấy có 6 ngọn sóng đi qua trước
mặt mình. Vận tốc truyền sóng 2 m/s. Bước sóng là:
A. 4,8 m. B. 4 m. C. 6 m. D. 0,48 m.
Câu 20. Trên bề mặt của một chất lỏng yên lặng ta gây dao động tại O có chu kì 0,5s.
Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s. Tính khoảng cách từ đỉnh sóng thứ 3
đến đỉnh thứ 8 kể từ tâm O, theo phương truyền sóng.
A. 1 m. B. 2 m. C. 0,8 m. D. 0,2 m.
ĐÁP ÁN
1. A 2. D 3. B 4. B 5. A 6. A 7. B 8. B 9. A 10. D
11. B 12. C 13. C 14. A 15. B 16. A 17. A 18. B 19. A 20. A

15
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

BÀI 2. SÓNG ÂM

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SÓNG ÂM.


1. Định nghĩa
Dao động của
Màng loa Phương truyền âm

Nguồn âm dao động làm cho các phần tử trong không khí trên dao động theo
phương truyền âm. Các phân tử không khí dao động lệch pha nhau tạo nên các lớp
không khí nén, dãn giống như trên lò xo.
Các nén, dãn này truyền đi tạo thành sóng âm theo mọi hướng trong không khí.
Khi sóng âm truyền đến tai người làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được
âm thanh.
Vậy, sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.
2. Đặc điểm
- Sóng âm có mọi đặc điểm của sóng cơ.
- Sóng âm không truyền trong chân không.
- Trong chất lỏng và chất khí thì sóng âm đóng vai trò là sóng dọc
- Trong chất rắn sóng âm đóng vai trò vừa là sóng dọc, vừa là sóng ngang.
II. ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA ÂM
1. Độ cao của âm
Là đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào tần số âm.
Tần số càng lớn thì âm càng cao, tần số càng nhỏ thì âm càng trầm.
- Âm cao ~ f lớn : phát thanh viên , ca sĩ opera…
- Âm trầm ~ f nhỏ : bình thơ…

16
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

Voi, cá voi, hà mã Cá heo, cá voi,


Ngưỡng nghe dơi, chó, mèo
Tê giác, cá sấu
f (Hz)
16 Hz 20 kHz
Hạ âm Siêu âm

2. Độ to của âm
Là đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào mức cường độ âm L.
Mức cường độ âm càng lớn thì âm càng to.

Ngưỡng nghe
L (dB)
Không nghe được 0 dB 130 dB Ngưỡng đau

3. Âm sắc
Là đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào cấu trúc nguồn âm hay đồ thị âm, giúp ta
phân biệt âm do những nguồn âm khác nhau phát ra.

III. NHẠC ÂM VÀ TẠP ÂM


Tạp âm là những âm có tần số không xác định và tạo cảm giác khó chịu cho người
nghe (tiếng búa đập, tiếng sấm, tiếng ồn ngoài đường, …)
Nhạc âm là những âm có tần số xác định và tạo cảm giác dễ chịu cho người nghe.
Thường là các âm do các nhạc cụ phát ra.

17
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
BÀI TẬP VỀ SỰ TRUYỀN ÂM
Thời gian truyền âm trong môi trường 1 và môi trường 2 lần lượt là (v2< v1):
s = v1 t1 = v2 t 2
Gọi t là thời gian từ lúc phát âm cho đến lúc nghe được âm phản xạ thì:
s = 2l = vt

Ví dụ 1. (2) Một người đứng gần chân núi bắn phát sóng, sau 6,5s thì nghe tiếng
vang từ núi vọng lại. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng
cách từ chân núi đến người đó là:
A. 1105 m. B. 2210 m. C. 1150 m. D. 552,5 m.
Hướng dẫn:
Sóng âm phải đi quãng đường gấp 2 làn khoảng cách từ người đến chân núi
2L t. v 6,5. 340
⇒t= ⇒L= = = 1105 m
v 2 2
Đáp án A
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Một người đứng gần ở chân núi hú lên một tiếng. Sau 8 s thì nghe tiếng
mình vọng lại, biết tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng cách từ chân núi
đến người đó là
A. 1333 m. B. 1386 m. C. 1360 m. D. 1320 m.
Đáp án C
Ví dụ 2. (2+) Một người dùng búa gõ vào đầu vào một thanh nhôm. Người thứ hai ở
đầu kia áp tai vào thanh nhôm và nghe được âm của tiếng gõ hai lần (một lần qua
không khí, một lần qua thanh nhôm). Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được là
0,12 s. Hỏi độ dài của thanh nhôm bằng bao nhiêu? Biết tốc độ truyền âm trong
nhôm và trong không khí lần lượt là 6260 (m/s) và 331 (m/s).
A. 42 m B. 299 m C. 10 m D. 10000 m
Hướng dẫn:
l l
Δt = t kk − t n = − = 0,12 ⇒ l = 42 m
331 6260
Đáp án A.

18
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Một người dùng búa gõ nhẹ vào đường sắt và cách đó 1376 m, người
thứ hai áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng gõ sớm hơn 3,3 s so với tiếng gõ
nghe trong không khí. Tốc độ âm trong không khí là 320 m/s. Tốc độ âm trong sắt

A. 1582 m/s. B. 1376 m/s. C. 1336 m/s. D. 1348 m/s.
Câu 2. (2 ) Sóng âm khi truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang
+

và lan truyền với tốc độ khác nhau. Tại trung tâm phòng chống thiên tai nhận được
hai tín hiệu từ một vụ động đất cách nhau một khoảng thời gian 270 s. Hỏi tâm chấn
động đất cách nơi nhận được tín hiệu bao xa? Biết tốc độ truyền sóng trong lòng
đất với sóng ngang và sóng dọc lần lượt là 5 km/s và 8 km/s.
A. 570 km. B. 730km. C. 3600 km. D. 3200 km.
Câu 3. (2+) Tai người không thể phân biệt được 2 âm giống nhau nếu chúng tới tai
chênh nhau về thời gian một lượng nhỏ hơn hoặc bằng 0,ls. Một người đứng cách
một bức tường một khoảng L, bắn một phát súng. Người ấy sẽ chỉ nghe thấy một
tiếng nổ khi L thỏa mãn điều kiện nào dưới đây nếu tốc độ âm trong không khí là
340 m/s.
A. L≥17 m. B. L  17 m. C. L≥34m. D. L  34m.
1. B 2. C 3. B

Ví dụ 3. (2) Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao
động với chu kì không đổi và bằng 0,04 ms. Âm do lá thép phát ra là
A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm.
C. hạ âm. D. siêu âm.
Hướng dẫn:
Sóng âm nghe được là sóng cơ học có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
Sóng có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là sóng siêu âm.
Sóng có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm.
1 1
f= = = 25000 Hz
T 0,04. 10−3
Đáp án D.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao
động với chu kỳ không đổi 0,08s. Âm do lá thép phát ra là:
A. âm mà nghe người nghe đc. B. Nhạc âm.
B. Hạ âm. D. Siêu âm.
Đáp án B.

19
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Ví dụ 4. (2+) Một người thả một viên đá từ miệng giếng đến đáy giếng không nước
sau thì sau bao lâu sẽ nghe thấy tiếng động do viên đá chạm đáy giếng? Cho biết tốc
độ âm trong không khí là 300 m/s, lấy g = 10 m/s2. Độ sâu của giếng là 11,25 m.
A. 1,5385 s. B. 1,5375 s. C. 1,5675 s. D. 2 s.
Hướng dẫn:
Giai đoạn 1: Hòn đá rơi tự do.
Giai đoạn 2: Hòn đá chạm vào đáy giếng phát ra âm thanh truyền đến tai người.
Thời gian vật rơi:

gt12 2h 2. 11,25
h= ⇒ t1 = √ = √ = 1,5 s
2 g 10

Thời gian âm truyền từ đáy đến tai người:


h 11,25
t2 = = = 0,0375 s
v 300
⇒ t = t1 + t 2 = 1,5375 s
Đáp án B.

20
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Chọn phát biểu đúng. Sóng dọc là sóng:
A. Có các phần tử môi trường dao động theo phương thẳng đúng.
B. Có phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền
sóng.
C. Có các phần tử môi trường truyền dọc theo một sợi dây dài.
D. Có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền
sóng.
Câu 2. Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất
B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân
không.
C. Sóng cơ truyền trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang
Câu 3. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng
truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi
theo sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền
qua trùng với phương truyền sóng.
Câu 4. Một nam châm điện dùng dòng điện xoay chiều có chu kì 0,1 (s). Nam châm
tác dụng lên một lá thép mỏng làm cho lá thép dao động điều hòa và tạo ra sóng
âm. sóng âm do nó phát ra truyền trong không khí là:
A. Âm mà tai người có thể nghe được.
B. sóng ngang
C. Hạ âm.
D. siêu âm.
Câu 5. Tốc độ truyền âm
A. phụ thuộc vào cường độ âm.
B. phụ thuộc vào độ to của âm.
C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
D. phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.
Câu 6. Lượng năng lượng sóng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian qua một đơn vị
diện tích đặt vuông góc với phương truyền là
A. độ to của âm. B. cường độ âm.
C. mức cường độ âm. D. công suất âm.

21
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 7. Sóng siêu âm không sử dụng được vào các việc nào sau đây?
A. Dùng để soi các bộ phận cơ thể.
B. Dùng để nội soi dạ dày.
C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại.
D. Thăm dò: đàn cá; đáy biển
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. về bản chất vật lý thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đêu là sóng cơ.
B. sóng siêu âm là sóng âm mà tai người không nghe thấy dược
C. dao động âm có tần số trong miền từ 16 Hz đến 20 kHz.
D. sóng âm trong chất lỏng là sóng dọc.
Câu 9. Tốc độ truyền âm trong một môi trường sẽ?
A. có giá trị như nhau với mọi môi trường.
B. tăng khi độ đàn hồi của môi trường càng lớn.
C. giảm khi khối lượng riêng của môi trường tăng.
D. có giá trị cực đại khi truyền trong chân không.
Câu 10. Người ta gõ vào thanh thép và nghe thấy âm phát ra, quan sát thấy hai
điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha cách nhau 4 m.
Tốc độ truyền âm là 5000 m/s. Tần số âm phát ra là
A. 625 Hz. B. 725 Hz. C. 645 Hz. D. 425 Hz.
Câu 11. Nếu khoảng thời gian từ khi nhìn thấy tiếng sét đến khi nghe thấy tiếng
sấm là 1 phút thì khoảng cách từ nơi sét đánh đến người quan sát là bao nhiêu?
Tốc độ truyền âm trong không khí là 340 (m/s).
A. 402 m B. 299 m C. 10 m D. 20400 m
Câu 12. Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ
bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng;
sau 3 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ
truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu ước lượng của
giếng là
A. 43 m. B. 45 m. C. 39 m. D. 41 m.
Câu 13. Tại một nơi bên bờ vực sâu, một người thả rơi một viên đá xuống vực, sau
thời gian 2 s thì người đó nghe thấy tiếng viên đá va vào đáy vực. Coi chuyển động
rơi của viên đá là rơi tự do, lấy g = 10m/s2; tốc độ âm trong không khí là 340m/s.
Độ sâu của đáy vực là
A. 19 m. B. 340 m. C. 680 m. D. 20 m..
Câu 14. Hai nhân viên đường sắt đúng cách nhau 1100 m, một người lấy búa gõ
mạnh vào đường ray, người kia áp tai vào đường ray thì nghe được hai âm, một
âm truyền trong thép đến trước và sau đó 3 s thì có âm khác truyền từ không khí
đến. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340,0m/s, vận tốc truyền âm trong
thép là

22
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
A. 5500m/s. B. 4700 m/s. C. 4675 m/s. D. 2120 m/s.
Câu 15. Một người lấy búa gõ mạnh vào một đầu của một ống kim loại bằng thép
có chiều dài L. Người khác ở đầu kia của ống nghe thấy hai âm do sóng truyền dọc
theo ống và sóng truyền qua không khí cách nhau một khoảng thời gian là 1 giây.
Biết vận tốc truyền âm trong kim loại và trong không khí lần lượt là vkl = 5900
m/s và vkk = 340 m/s. Chiều dài L là
A. 200 m. B. 280 m. C. 361 m. D. 400 m.

ĐÁP ÁN
1.D 2.B 3.B 4.C 5.D 6.B 7.C 8.D 9.B 10.A
11.D 12.D 13.A 14.C 15.C

23
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

BÀI 3. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG

dM

O M

dN N

Cho nguồn O có phương trình: u = a cos(ωt + φ) (cm)


Gọi ∆t là khoảng thời gian sóng truyền từ O → M
dM dM 2πdM
→ ∆t = = =
v λf λω
Do M trễ pha so với O → Phương trình sóng tại M bất kì:
uM = a cos[ω(t − Δt) + φ]
2πdM
↔ uM = a cos(ω. t − ω + φ)
λω
2π dM
↔ uM = a cos( t − 2π + φ)
T λ
Nhận xét:
Li độ uM biến đổi theo không gian và thời gian.
Các phần tử càng xa nguồn càng trễ pha và ngược lại. Nguồn luôn sớm pha nhất.
Độ lệch pha giữa điểm M và O:
dM
ΔφMO = 2π
λ
dM
Để M và O cùng pha: ΔφMO = k2π → 2π = k2π → d = k. λ (kϵN)
λ
λ
Để M và O ngược pha: ΔφMO = (2k + 1)π → d = (2k + 1) (kϵN)
2
π λ
Để M và O vuông pha: ΔφMO = (2k + 1) → d = (2k + 1) (kϵN)
2 4

24
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Độ lệch pha giữa 2 điểm M và N bất kì:
dM − dN
ΔφMN = 2π
λ
Để M và N cùng pha: ΔφMN = k2π → dM − dN = k. λ (kϵZ)
λ
Để M và N ngược pha: ΔφMN = (2k + 1)π → dM − dN = (2k + 1) (kϵZ)
2
π λ
Để M và N vuông pha: ΔφMN = (2k + 1) → dM − dN = (2k + 1) (kϵZ)
2 4
MN
Đặc biệt: ΔφMN = 2π ↔ M, O , N cùng phương
λ

25
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1. Bài toán liên quan độ lệch pha của sóng

Ví dụ 1. (1) Một nguồn sóng đặt tại O dao động theo phương trình uO = acos(ωt),
điểm M nằm cách O một đoạn bằng x. Dao động tại O và M cùng pha nếu:
λ
A. x = kλ, kϵZ B. x = (2k + 1) 2 , kϵZ
C. x = 0,5kλ, kϵZ D. x = 2kλ, kϵZ
Hướng dẫn:
Để M và O dao động cùng pha thì dM = kλ → x = kλ (kϵZ)
Đáp án A.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Chọn đáp án đúng: Trong 1 môi trường truyền sóng. Cho 2 điểm M N cách
nhau 3λ.
A. M, N cùng pha. B. M, N ngược pha.
C. M, N vuông pha. D. Đáp án khác.
Câu 2. (2) Cho dM và dN là khoảng cách từ 2 điểm M, N tới nguồn.
Điều kiện để 2 điểm MN cùng pha thì hiệu đường đi phải thỏa mãn là :
A. Chẵn nguyên lần bước sóng B. Lẻ nguyên lần bước sóng.
C. Chẵn nửa nguyên lần bước sóng. D. Lẻ nửa nguyên lần bước sóng.
Câu 3. (2) Chọn đáp án sai. Khi khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương
truyền sóng bằng:
A. Một bước sóng thì hai điểm đó dao động cùng pha.
B. Một số nguyên lần bước sóng thì hai điểm đó dao động cùng pha.
C. Một nửa bước sóng thì hai điểm đó dao động ngược pha.
D. Một số nguyên nửa bước sóng thì hai điểm đó dao động ngược pha.
1. D 2. C 3. D

Ví dụ 2. (2) Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số 10 Hz, tốc độ truyền
sóng là 40 cm/s. Hai điểm M và N trên phương truyền sóng dao động cùng pha
nhau, giữa chúng chỉ có 2 điểm khác dao động ngược pha với M. Khoảng cách MN

A. 8,75 cm. B. 10,5 cm. C. 8 cm. D. 12,25 cm.

26
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Hướng dẫn:
Do M, N nằm trên cùng 1 phương truyền sóng và cùng pha → MN = kλ
Giữa M và N có 2 điểm dao động ngược M N
pha với M:
0,5𝜆
→k=2
→ MN = 2λ = 8 cm. 1𝜆
Đáp án C. 1,5𝜆
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số 50 Hz, tốc độ truyền
sóng là 175 cm/s. Hai điểm M và N trên phương truyền sóng dao động ngược pha
nhau, giữa chúng chỉ có 2 điểm khác cũng dao động ngược pha với M. Khoảng cách
MN là:
A. 8,75 cm. B. 10,5 cm. C. 7,0 cm. D. 12,25 cm.
Câu 2. (2) Cho 2 điểm M, N nằm trên cùng 1 phương truyền sóng sao cho MN =
3/4λ. Chọn đáp án đúng:
A. Khi M ở li độ cực đại dương thì N có vận tốc theo chiều dương.
B. Khi M ở biên âm thì N ở VTCB theo chiều dương.
C. Khi M ở VTCB thì N có tốc độ cực tiểu
D. Khi M ở vị trí Eđ = Et thì N ở biên
1. A 2. C

Ví dụ 3. (2) Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình
π
u0 = 2 cos (20πt + 3 ) (trong đó u tính bằng đơn vị mm, t tính bằng đơn vị s). Xét
trên một phương truyền sóng từ O đến điểm M rồi đến điểm N với tốc độ 1 m/s.
Biết OM = 10 cm và ON = 55 cm. Trong đoạn MN có bao nhiêu điểm dao động vuông
pha với dao động tại nguồn O?
A. 10. B. 8. C. 9. D. 5.
Hướng dẫn:
v
Bước sóng: λ = = 10 cm.
f
λ
Để dao động vuông pha O: d = (2k + 1) 4

Mà OM ≤ d ≤ ON → 10 ≤ (2k + 1). 2. 5 ≤ 55 → kϵ[2; 10]


→ N = 10 − 2 + 1 = 9
Đáp án C.

27
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Một sóng cơ học có chu kì 4s lan truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với
tốc độ 40 cm/s. Hai điểm O và M trên dây cách nhau một đoạn 450 cm. Từ O đến M
có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với dao động tại O?
A. 4. B. 3. C. 6. D. 2.
Câu 2. (2) Sóng cơ có tần số 100 Hz lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài với
tốc độ là 4 m/s. Hai điểm O và M trên dây cách nhau 14 cm. Từ O đến M có bao nhiêu
điểm dao động ngược pha với dao động tại O?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
1. D 2. C

Ví dụ 4. (3) Một sóng hình sin truyền từ nguồn O với bước sóng λ, M và N là hai
điểm trên hai phương truyền sóng đang dao động sao cho ΔOMN có OM vuông góc
với ON đồng thời OM = 7λ, ON = 10λ. Số điểm trên đoạn MN dao động ngược pha
với O là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Hướng dẫn:
Kẻ OH ⊥ MN ta có OH = 5,73λ
Điều kiện để dao động ngược pha với O là
M
6,5
d = (k + 0,5)λ H

Xét trên đoạn MH: 6,5


7,5
OH ≤ d ≤ OM
8,5
→ 5,73λ ≤ (k + 0,5)λ ≤ 7λ 9,5
O N
→k=6
Xét trên đoạn NH:
OH ≤ (k + 0,5)λ ≤ ON
→ 5,73 ≤ k + 0,5 ≤ 10
→ k = 6,7,8,9
Vậy có tất cả 5 điểm
Đáp án C

28
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Một sóng hình sin truyền từ nguồn O với bước sóng λ, M và N là hai điểm
trên hai phương truyền sóng đang dao động điều hòa sao cho ΔMON có OM vuông
góc với ON đồng thời OM = 8λ, ON = 11λ. Tìm số điểm trên đoạn MN dao động
cùng pha với O.
A. 7 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. (3) Trên mặt thoáng của một chất lỏng, một mũi nhọn O chạm vào mặt thoáng
dao động điều hòa với tần số f, tạo thành sóng trên mặt thoáng với bước sóng λ. Xét
phương truyền sóng Ox và Oy vuông góc với nhau. Gọi A là điểm thuộc Ox cách một
đoạn 16λ và B thuộc Oy cách O là 12λ. Tính số điểm dao động cùng pha với nguồn
O trên đoạn AB.
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
1. A 2. C

Ví dụ 5. (3) Một nguồn sóng trên mặt nước dao động với tần số 50 Hz. Trên một
phương truyền sóng xét hai điểm M và N cách nhau 15 cm. Biết phần tử tại M và N
luôn dao động cùng pha nhau. Vận tốc truyền sóng nằm trong khoảng từ 70 cm/s
đến 80 cm/s. Vận tốc truyền sóng là:
A. 78 cm. B. 74 cm. C. 75 cm. D. 79 cm.
Hướng dẫn:
Do MN nằm trên cùng một phương truyền sóng nên:
|dM − dN | = MN = 15 cm
15 750
M, N cùng pha pha nhau → 15 = kλ → λ = → v = λf =
k k
750
Do 70 ≤ v ≤ 80 → 70 ≤ ≤ 80 → k = 10
k
750
→v= = 75 cm/s.
10
Đáp án C.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Hai nguồn trên mặt nước dao động với chu kỳ T = 0,2s. Biết bước sóng
nằm trong khoảng từ 20 cm đến 38 cm. Hai điểm nằm trên một phương truyền sóng
cách nhau 45 cm luôn dao động ngược pha nhau. Bước sóng là:
A. 35 cm. B. 28 cm. C. 30 cm. D. 25 cm.
Đáp án C.

29
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. (1) Cho một sóng cơ có bước sóng . Hai điểm M, N nằm trên phương truyền
sóng cách nguồn sóng một đoạn lần lượt là d1 và d2. Độ lệch pha  giữa hai điểm
M, N được tính bằng biểu thức
2π(d1 +d2 ) 2πλ 2π|d1 −d2 | 2πλ
A. Δφ = B. Δφ = d C. Δφ = D. Δφ = |d
λ 1 +d2 λ 1 −d2 |

Câu 2. (1) Cho một sóng cơ có bước sóng . Hai điểm M, N nằm trên phương truyền
sóng cách nhau một đoạn d. Nếu d = kλ (kϵN) thì hai điểm M, N dao động
A. Cùng pha. B. Ngược pha.
C. Vuông pha. D. Lệch pha góc bất kỳ.
Câu 3. (1) Cho một sóng cơ có bước sóng . Hai điểm M, N nằm trên phương truyền
sóng cách nhau một đoạn d. Nếu d = (k + 0,5)λ (kϵN) thì hai điểm M, N dao động
A. Cùng pha. B. Ngược pha.
C. Vuông pha. D. Lệch pha góc bất kỳ.
Câu 4. (1) Cho một sóng cơ có bước sóng . Hai điểm M, N nằm trên phương truyền
λ
sóng cách nhau một đoạn d. Nếu d = (2k + 1) 4 (kϵN) thì hai điểm M, N dao động
A. Cùng pha. B. Ngược pha.
C. Vuông pha. D. Lệch pha góc bất kỳ.
Câu 5. (1) Một sóng cơ học có bước sóng  truyền từ A đến M (AM = d). M dao động
ngược pha với A khi:
A. d = (k + 1). B. d = (k + 0,5).
C. d = (2k + 1). D. d = (k+1)/2( k Z)
Câu 6. (1) Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M
đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha Δφ của dao động tại hai điểm M
và N là:
2πλ πλ πd 2πd
A. Δφ = . B. Δφ = . C. Δφ = . D. Δφ = .
d d λ λ
Câu 7. (2) Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng λ = 2 m. Khoảng cách giữa
hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha nhau
là:
A. 0,5 m. B. 1 m. C. 1,5 m. D. 2 m.
Câu 8. (2) Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng λ = 3 m. Khoảng cách giữa
hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động lệch vuông
pha là:
A. 0,75 m. B. 1,5 m. C. 3 m. D. 0,5 m.
Câu 9. (2) Sóng truyền từ A đến M cách A 4,5 cm, với bước sóng  = 6 cm. Hỏi dao
động của phần tử sóng tại M có tính chất nào sau đây?
A. Chậm pha hơn sóng tại A góc 3/2. B. Sớm pha hơn sóng tại A góc 3/2.
C. Cùng pha với sóng tại A. D. Ngược pha với sóng tại A.

30
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 10. (2) Sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền với tốc độ 360 m/s trong không
khí. Giữa 2 điểm cách nhau 1 m trên phương truyền thì chúng dao động:
A. Cùng pha. B. Vuông pha. C. Ngược pha. D. Lệch pha π/4.
Câu 11. (2) Sóng âm truyền trong thép với vận tốc 500 m/s. Hai điểm trong thép

gần nhau nhất lệch pha cách nhau 1,54 m thì tần số của âm là:
2
A. 80 Hz. B. 810 Hz. C. 81,2 Hz. D. 812 Hz.
Câu 12. (2) Một sóng ngang có tần số 10 Hz, lan truyền dọc theo một sợi dây đàn
hồi rất dài với tốc độ 2 m/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên sợi dây dao
động ngược pha nhau bằng:
A. 0,3 m. B. 0,1 m. C. 0,4 m. D. 0,2 m.
Câu 13. (2) Một sóng có tần số 50 Hz truyền theo phương Ox với tốc độ 30 m/s.
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương Ox mà dao động của các

phần tử môi trường tại đó lệch pha nhau bằng:
3
A. 10 cm. B. 20 cm. C. 5 cm. D. 60 cm.
Câu 14. (2) Một sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền trong không khí với tốc độ 360
m/s. Coi môi trường không hấp thụ âm. Trên một phương truyền sóng, hai điểm
cách nhau 2,4 m luôn dao động:
A. Cùng pha với nhau. B. Lệch pha nhau π/4.
C. Lệch pha nhau π/2. D. Ngược pha với nhau.
Câu 15. (2) Sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với vận tốc 160 m/s.
Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao
động cùng pha với nhau, cách nhau:
A. 3,2 m. B. 2,4 m. C. 1,6 m. D. 0,8 m.
Câu 16. (2) Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ 0,04s. Vận tốc truyền sóng
bằng 200 cm/s. Hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau 6
cm, thì có độ lệch pha:
A. 1,5π. B. π. C. 3,5π. D. 2,5π.
Câu 17. (2) Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước vận
tốc 2 m/s. Người ta thấy hai điểm M, N gần nhau nhất trên mặt nước nằm trên cùng
đường thẳng qua O và cách nhau 40 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng
đó là:
A. 0,4 Hz. B. 1,5 Hz. C. 2 Hz. D. 2,5 Hz.
Câu 18. (2) Một sóng ngang truyền dọc theo sợi dây với tần số f = 10 Hz, hai điểm
trên dây cách nhau 50 cm dao động với độ lệch pha 5π/3. Vận tốc truyền sóng trên
dây bằng:
A. 6 m/s. B. 3 m/s. C. 10 m/s. D. 5 m/s.

31
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 19. (2) Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 4
m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng
cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc:
A. π/2 rad. B. π rad. C. 2π rad. D. π/3 rad.
Câu 20. (2) Một sóng cơ học có tần số dao động là 400 Hz, lan truyền trong không
khí với tốc độ là 200 m/s. Hai điểm M, N cách nguồn âm lần lượt là d1 = 45cm và
d2. Biết pha của sóng tại điểm M sớm pha hơn tại điểm N là π rad. Giá trị của d2
bằng:
A. 20 cm. B. 65 cm. C. 70 cm. D. 145 cm.
Câu 21. (2) Hai điểm A, B cùng phương truyền sóng cách nhau 21cm, A và B dao
động ngược pha nhau. Trên đoạn AB có 3 điểm dao động cùng pha với A. Tìm bước
sóng?
A. 6 cm. B. 3 cm. C. 7 cm. D. 9 cm.
Câu 22. (3) Tại O có một nguồn phát sóng với tần số f = 20 Hz, tốc độ truyền sóng
là 1,6 m/s. Ba điểm thẳng hàng A, B, C nằm trên cùng phương truyền sóng và cùng
phía so với O. Biết OA = 9 cm; OB = 24,5 cm; OC = 42,5 cm. Số điểm dao động cùng
pha với A trên đoạn BC là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. (3) Trên mặt một chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động có tần số
f = 30 Hz. Vận tốc truyền sóng là một giá trị nào đó trong khoảng 1,6 m/s < v < 2,9
m/s. Biết tại điểm M cách O một khoảng 10 cm sóng tại đó luôn dao động ngược
pha với dao động tại O. Giá trị của vận tốc đó là:
A. 2 m/s. B. 3 m/s. C. 2,4 m/s. D. 1,6 m/s.
Câu 24. (3) Sóng truyền trên dây với vận tốc 4 m/s tần số sóng thay đổi từ 22 Hz
đến 26 Hz. Điểm M cách nguồn một đoạn 28 cm luôn dao động vuông pha với nguồn.
Bước sóng truyền trên dây là
A. 160 cm. B. 1,6 cm. C. 16 cm. D. 100 cm.
Câu 25. (3) Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với
sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A
một đoạn 40 cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc
∆φ = (k + 0,5)π với k là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng
từ 8 Hz đến 13 Hz.
A. 8,5 Hz. B. 10 Hz. C. 12 Hz. D. 12,5 Hz.
ĐÁP ÁN
1. C 2. A 3. B 4. C 5. B 6. D 7. D 8. A 9. A 10. B
11. C 12. B 13. A 14. A 15. A 16. A 17. D 18. A 19. B 20. C
21. A 22. C 23. A 24. C 25. D

32
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Dạng 2. Viết phương trình sóng

Ví dụ 1. (2) Sóng truyền tại mặt chất lỏng với bước sóng 0,8 cm. Phương trình dao
động tại nguồn O có dạng uo = 5 cos(ωt) (mm). Phương trình dao động tại điểm M
cách O một đoạn 5,4 cm theo phương truyền sóng là:
π
A. uM = 5 cos (ωt + 2 ) (mm) B. uM = 5 cos(ωt − 13,5π) (mm)
C. uM = 5 cos(ωt + 13,5π) (mm) D. uM = 5 cos(ωt − 10,8π) (mm)
Hướng dẫn:
dM 5,4
Ta có: uM = 5 cos (ωt − 2π ) = 5 cos (ωt − 2π 0,8) = 5 cos(ωt − 13,5π) mm
λ

Đáp án B.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Sóng truyền với tốc độ 6 m/s từ điểm O đến điểm M nằm trên trên cùng
một phương truyền sóng cách nhau 3,4 m. Coi biên độ sóng không đổi. Viết phương
π
trình sóng tại M, biết phương trình sóng tại điểm O là u = 5 cos (5πt + 6 ) cm.
17π 8π
A. uM = 5 cos (5πt − ) cm. B. uM = 5 cos (5πt– ) cm.
6 3
4π 2π
C. uM = 5 cos (5πt + ) cm. D. uM = 5 cos (5πt– ) cm.
3 3
Câu 2. (2) Sóng truyền với tốc độ 5 m/s giữa hai điểm O và M nằm trên cùng một
π
phương truyền sóng. Biết phương trình sóng tại O là uO = 5 cos (5πt − 6 ) cm và
π
phương trình sóng tại điểm M là uM = 5 cos (5πt + 3 ) cm. Xác định khoảng cách
OM và cho biết chiều truyền sóng.
A. truyền từ O đến M, OM = 0,5m. B. truyền từ M đến O, OM = 0,5 m.
C. truyền từ O đến M, OM = 0,25 m. D. truyền từ M đến O, OM = 0,25 m.
1. B 2. B

π
Ví dụ 2. (3) Cho phương trình sóng: uM = a cos (4πt − πx + 6 ). Tìm tốc độ truyền
sóng biết x (m).
A. v = 1 m/s. B. v = 4 cm/s. C. v = 1 m/s. D. v = 4 m/s.
Hướng dẫn:
2πx
Ta có phương trình sóng dạng tổng quát: u = acos (ωt + φ − )
λ
π π 2πx
→ uM = a cos (4πt − πx + 6 ) = acos (4πt + 6 − )
2

ω = 4π rad/s f = 2 Hz
Từ đây ta có thể suy ra: { →{ → v = λf = 4 m/s.
λ=2m λ=2m

33
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Đáp án D.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình
u = cos(20t − 4x) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng này
trong môi trường trên bằng:
A. 5 m/s. B. 50 cm/s. C. 40 cm/s. D. 4 m/s.
Đáp án A

34
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Đầu O của một sợi dây đàn hồi dao động với phương trình u = 2sin2πt (cm)
tạo ra một sóng ngang trên dây có vận tốc v = 20 cm/s. Một điểm M trên dây cách
O một khoảng 2,5 cm dao động với phương trình:
π 3π
A. uM = 2cos (2πt − 4 ) cm. B. uM = 2cos (2πt − ) cm.
4
π
C. uM = 2cos (2πt + 4 ) cm. D. uM = 2cos2πt cm.
Câu 2. Một sóng cơ học lan truyền trên 1 phương truyền sóng với vận tốc 40 cm/s
từ M tới O. Phương trình sóng điểm O: uo = 2 sin(2πt) (cm) và OM = 10 cm.
Phương trình sóng tại điểm M là:
π
A. uM = 2cos(2πt) cm B. uM = 2cos (2πt − 2 )cm
π π
C. uM = 2cos (2πt + 4 ) cm D. uM = 2cos (2πt − 4 ) cm
Câu 3. Sóng truyền trên mặt nước với vận tốc 80 cm/s. Hai điểm A và B trên phương
truyền sóng cách nhau 10 cm, sóng truyền từ A đến M rồi đến B. Điểm M cách A một

đoạn 2 cm có phương trình sóng là: uM = 2cos (40πt + ) cm thì phương trình
4
sóng tại A và B lần lượt là :
7π 13π
A. uA = 2cos (40πt + ) cm và uB = 2cos (40πt + ) cm
4 4
7π 13π
B. uA = 2 cos (40πt + ) cm và uB = 2 cos (40πt − ) cm
4 4
13π 13π
C. uA = 2 cos (40πt + )cm và uB = 2 cos (40πt − ) cm
4 4
13π 7π
D. uA = 2cos (40πt − ) cm và uB = 2 cos (40πt + ) cm
4 4
Câu 4. Một sóng ngang truyền từ M đến O rồi đến N cùng một phương truyền sóng
với vận tốc 18 m/s, MN = 3 m, MO = NO. Phương trình sóng tại O, uO =
π
5cos (4πt − 6 ) cm thì phương trình sóng tại M và N là:
π π
A. uM = 5cos (4πt + 6 ) cm và uN = 5cos (4πt + 2 ) cm
π π
B. uM = 5cos (4πt + 2 )cm và uN = 5 cos (4πt − 6 ) cm
π
C. uM = 5cos (4πt + 6 )cm và uN = 5cos (4πt − π/2) cm
π π
D. uM = 5cos (4πt − 6 ) cm và uN = 5 cos (4πt − 2 ) cm
Câu 5. Đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hoà với biên độ 3
cm với tần số 2 Hz. Sau 2s sóng truyền được 2 m. Chọn gốc thời gian lúc đầu O đi
qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Ly độ của điểm M trên dây cách O đoạn 2,5 m
tại thời điểm 2s là:
A. xM = −3 cm B. xM = 0 C. xM = 1,5 cm D. xM = 3 cm
Câu 6. Một sóng cơ ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình

35
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
u = 6 cos(4πt − 0,02πx); trong đó u và x có đơn vị là cm, t có đơn vị là giây. Hãy xác
định vận tốc dao động của một điểm trên dây có toạ độ x = 25 cm tại thời điểm t =
4 s.
A. 24π (cm/s) B. 14π (cm/s) C. 12π (cm/s) D. 44π (cm/s)
Câu 7. Sóng lan truyền từ nguồn O dọc theo 1 đường thẳng với biên độ không đổi.
Ở thời điểm t = 0, điểm O đi qua vị trí cân bằng theo chiều (+). Ở thời điểm bằng
T/2 một điểm cách nguồn 1 khoảng bằng λ/4 có li độ 5cm. Biên độ của sóng là
A. 10cm B. 5√3 cm C. 5√2 cm D. 5cm
Câu 8. Một sóng cơ học lan truyền dọc theo 1 đường thẳng có phương truyền sóng
π
tại nguồn O là: uO = Acos (ωt + 2 ) (cm). Ở thời điểm t = T/2 một điểm M cách
nguồn bằng λ/3 có độ dịch chuyển uM = 2(cm). Biên độ sóng A là
A. 4 cm. B. 2 cm. C. 4/√3 cm. D. √3 cm
Câu 9.. Phương trình dao động của 1 nguồn phát sóng có dạng u = 3cos(20πt) trong
khoảng thời gian 0,225s, sóng truyền được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước
sóng ?
A. 0,225. B. 2,25. C. 4,5. D. 0,0225.
Câu 10. Một sóng cơ truyền từ O tới M cách nhau 15 cm. Biết phương trình sóng tại
π
O là uO = 3 cos (2πt + 4 ) cm và tốc độ truyền sóng là 60 cm/s. Phương trình sóng
tại M là:
3π π
A. uO = 3 cos (2πt + ) cm B. uO = 3 cos (2πt − 2 ) cm
4
π π
C. uO = 3 cos (2πt − 4 ) cm D. uO = 3 cos (2πt + 2 ) cm
Câu 11. Một sóng ngang truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 2cos(6t -
4x) (cm) trong đó t tính bằng giây, x tính bằng mét. Tốc độ truyền sóng là:
A. 15 cm/s B. 1,5 cm/s C. 1,5 m/s D. 15 m/s
Câu 12. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 28cos(20x -
2000t) (cm), trong đó x là toạ độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính
bằng giây (s). Vận tốc của sóng là
A. 100 m/s. B. 314 m/s. C. 334 m/s. D. 331 m/s.
Câu 13. Tìm vận tốc truyền sóng cơ biểu thị bởi phương trình: u = 2cos(100πt -
5πd) (m)
A. 20 m/s B. 30 m/s C. 40 m/s D. Kết quả khác
Câu 14. Một sóng cơ học truyền theo phương Ox với vận tốc v = 80 cm/s. Phương
trình dao động tại điểm M cách 0 một khoảng x = 50 cm là: uM = 5cos4t (cm). Như
vậy dao động tại O có phương trình:
π
A. u0 = 5 cos (4πt − 2 ) cm. B. u0 = 5 cos(4πt) cm.
π
C. u0 = 5 cos(4πt + π) cm. D. u0 = 5 cos (4πt + 2 ) cm.

36
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 15. Phương trình của một sóng ngang truyền trên một sợi dây là u =
πx
4 cos(100πt − ), trong đó u, x đo bằng cm, t đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng trên
10
dây bằng:
A. 10 cm/s B. 1 cm/s C. 1 m/s D. 10 m/s
Câu 16. Một nguồn dao động đặt tại điểm A trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra
dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA = acosπt. Sóng
do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M
cách A một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì
phương trình dao động tại điểm M là
πx
A. uM = acos(πt) B. uM = acos (πt − )
λ
πx 2πx
C. uM = acos (πt + ) D. uM = acos (πt − )
λ λ
Câu 17. Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng
truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không
π
đổi trong quá trình truyền sóng, Biết phương trình sóng tại N là uN = 0,08 cos 2 (t −
4) (cm) thì phương trình sóng tại M là:
π π 1
A. uM = 0,08 cos 2 (t + 4) (cm) B. uM = 0,08 cos 2 (t + 2) (cm)
π π
C. uM = 0,08 cos 2 (t − 1) (cm) D. uM = 0,08 cos 2 (t − 2) (cm)
Câu 18. Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bởi phương trình u =
0,5cos(50x – 1000t) cm, trong đó x có đơn vị là cm. Tốc độ dao động cực đại của
phần tử môi trường lớn gấp bao nhiêu lần tốc độ truyền sóng?
A. bằng nhau. B. 25 lần. C. 50 lần. D. 100 lần.
Câu 19. Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường. Các phần tử môi
trường ở hai điểm trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên
lần bước sóng thì dao động:
A. Cùng pha nhau. B. Lệch pha nhau. C. Lệch pha nhau . D. Ngược pha nhau.
Câu 20. Một sóng ngang truyền theo chiều dương trục Ox, có phương trình sóng là
u = 6cos(4t - 0,02πx); trong đó u và x tính bằng cm, t tính bằng s. Sóng này có bước
sóng là:
A. 150 cm. B. 50 cm. C. 100 cm. D. 200 cm
ĐÁP ÁN
1. B 2. A 3. B 4. C 5. B 6. A 7. D 8. C 9. B 10. C
11. C 12. A 13. A 14. D 15. D 16. D 17. D 18. B 19. A 20. C

37
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Dạng 3. Bài toán liên quan đến sự truyền sóng

Ví dụ 1. (2+) Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động
đi lên với chu kì 2s, tạo thành sóng ngang lan truyền trên dây với tốc độ 2 cm/s.
Điểm M trên dãy cách O một khoáng 1,6 cm. Thời điểm đầu tiên đề M đến điểm thấp
nhất là:
A. 1,5 s. B. 2,2 s. C. 0,25s. D. 2,3 s.
Hướng dẫn:
Bước sóng: λ = v. T = 4 cm.
Ban đầu O đang ở vị trí cân bằng và đi lên (Hình vẽ)
MO = 1,6 nên thời gian để sóng lan truyền đến M là:
MO 1,6
t= = = 0,8 s
v 2
Thời gian để từ trị trí ban đầu của O đến vị trí thấp nhất là:
3T
t= = 1,5s
4
→ Thời gian để điểm M đến vị trí thấp nhất lần đầu tiên là ∆t = 0,8 + 1,5 = 2,3 s

Vị trí ban đầu của O

−𝑎
Đáp án D
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Sóng ngang có chu kì T, bước sóng λ, lan truyền trên mặt nước với biên
độ không đổi. Xét trên một phương truyền sóng, sóng truyền đến điểm M rồi mới
đến N cách nó λ/5. Nếu tại thời điểm t, điểm M qua vị trí cân bằng theo chiều dương
thì sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì điểm N sẽ hạ xuống thấp nhất?
A. 11T/20. B. 19T/20. C. T/20. D. 9T/20.
Câu 2. (2 ) Sóng ngang có chu kì T, bước sóng λ, lan truyền trên mặt nước với biên
+

độ không đổi. Xét trên một phương truyền sóng, sóng truyền đến điểm N rồi mới

38
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
đến M cách nó λ/5. Nếu tại thời điểm t, điểm M qua vị trí cân bằng theo chiều dương
thì sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì điểm N sẽ hạ xuống thấp nhất?
A. 11T/20. B. 19T/20. C. T/20. D. 9T/20.
Câu 3. (3) Sóng ngang lan truyền trên sợi dây qua điểm O rồi mới đến điểm M, biên
độ sóng 6 cm và chu kì sóng 2s. Tại thời điểm t = 0, sóng mới truyền đến O và O bắt
đầu dao động đi lên. Biết hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha cách
nhau 3 cm. Coi biên độ dao động không đổi. Tính thời điểm đầu tiên để điểm M cách
O đoạn 3 cm lên đến điểm có độ cao 3√3 cm.
A. 7/6 s. B. 7/3 s. C. 4/3 s. D. 1,5 s.
1. B 2. A 3. C

Ví dụ 2. (2+) Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài. Hai điểm PQ = 5λ/4
sóng truyền từ P đến Q. Những kết luận nào sau đây đúng?
A. Khi Q có li độ cực đại thì P có vận tốc cực đại.
B. Li độ P, Q luôn trái dấu.
C. Khi P có li độ cực đại thì Q có vận tốc cực đại.
D. Khi P có thế năng cực đại thì Q có thế năng cực đại (chọn mốc thế năng ở vị trí
cân bằng).
Hướng dẫn:
5λ 5π π
PQ = → ΔφPQ = = 2π +
4 2 2
Do sóng truyền từ P đến Q nên P sớm pha hơn Q.

Xuống Lên Xuống Lên

Q
P

Từ hình vẽ này, suy ra A và B sai.


Vì sóng truyền từ P đến Q nên khi P có li độ cực đại thì Q có vận tốc cực đại
→ C đúng.
Hai điểm P, Q vuông pha nhau nên khi P có thế năng cực đại (P ở vị trí biên) thì Q
có thế năng cực tiểu (Q ở vị trí cân bằng) → D sai.

39
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

Xuống Lên Xuống Lên

Đáp án C
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Một sóng ngang có bước sóng λ truyền trên sợi dây dài, qua điểm M rồi
đến điểm N cách nhau 65,75λ. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang
chuyển động đi xuống thì điểm N đang có li độ
A. âm và đang đi xuống. B. âm và đang đi lên.
C. dương và đang đi xuống. D. dương và đang đi lên.
Câu 2. (2) Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với
tốc độ 60 m/s, qua điểm M rồi đến điểm N cách nhau 7,95 m. Tại một thời điểm nào
đó M có li độ âm và đang chuyển động đi lên thì điểm N đang có li độ
A. âm và đang đi xuống. B. âm và đang đi lên.
C. dương và đang đi xuống. D. dương và đang đi lên.
Câu 3. (2) Một sóng ngang có chu kì T = 0,2 s truyền trong một môi trường đàn hồi
có tốc độ 1 m/s. Xét trên phương truyền sóng Ox, vào một thời điểm nào đó một
điểm M nằm tại đỉnh sóng thì ở sau M theo chiều truyền sóng, cách M một khoảng
từ 42 đến 60 cm có điểm N đang từ vị trí cân bằng đi lên đỉnh sóng. Khoảng cách
MN là:
A. 50 cm. B. 55 cm. C. 52 cm. D. 45 cm.
1. B 2. A 3. D

Ví dụ 3. (3) Sóng cơ lan truyền qua điểm M rồi đến điểm N cùng nằm trên một
phương truyền sóng cách nhau một phần ba bước sóng. Tại thời điểm t = 0 có uM
= +4 cm và uN = −4 cm. Gọi t1 và t2 là các thời điểm gần nhất để M và N lên đến vị
trí cao nhất. Giá trị của t1 và t2 lần lượt là
A. 5T/12 và T/12. B. T/12 và 5T/12. C. T/6 và T/12. D. T/3 và T/6.
Hướng dẫn:
λ 2π
Sóng truyền từ M đến N nên M sớm pha hơn N và MN = → Δφ =
3 3

40
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Từ đường tròn ta thấy:
T
Thời gian để M lên đến vị trí cao nhất là
Vị trí cao nhất 12
-4
5T
+4 Thời gian để N lên đến vị trí cao nhất là
12
N M Đáp án B

• Bài tập vận dụng:


Câu 1. (3) Sóng cơ lan truyền qua điểm M rồi đến điểm N cùng nằm trên một
phương truyền sóng cách nhau một phần ba bước sóng. Tại thời điểm t= t1 có uM =
+4 cm và uN = −4 cm. Thời điểm gần nhất để uM = 2 cm là:
A. t2 = t1+ T/3. B. t2 = t1+ 0,262T. C. t2 = t2+ 0,095T. D. t2 = t1+ T/12.
Câu 2. (3) Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một
phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời
điểm, khi li độ dao động của phần tử tại M là 6 cm thì li độ dao động của phần tử tại
N là −6 cm. Biên độ sóng bằng
A. 6 cm. B. 4 cm. C. 4√3 cm D. 3√2 cm.
1. B 2. C

Ví dụ 4. (2+) Một sóng ngang truyền trên mặt nước có tần số B


10 Hz tại một thời điểm nào đó một phần mặt nước có dạng
như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ các vị trí cân bằng của C E
A đến vị trí cân bằng của D là 60 cm và điểm C đang từ vị A

trí cân bằng đi xuống. Xác định chiều truyền của sóng và
tốc độ truyền sóng. D
A. Từ E đến A, v = 6 m/s. B. Từ E đến A, v = 8 m/s.
C. Từ A đến E, v = 6 cm/s. D. Từ A đến E, v = 10 m/s
Hướng dẫn:

Khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là = 60
4

→ λ = 80 cm.
→ v = λf = 80. 10 = 800 cm/s = 8 m/s.

41
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau /6. Tại
thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM = +3 mm thì li độ dao động tại N là uN =
-3 mm. Biên độ sóng bằng
A. A = 3 2 mm. B. A = 6 mm. C. A = 2 3 mm. D. A = 4 mm.
Câu 2. Hai điểm M và N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau  / 3 ,
sóng có biên độ A, chu kì T. Sóng truyền từ N đến M. Giả sử tại thời điểm t1 có
u M = +4cm và u N = −4cm . Biên độ sóng là
8 4
A. 4cm B. cm C. cm. D. 4 2 cm.
3 3
Câu 3: Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm.
Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3√3 mm,
chuyển động ngược chiều và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2 cm (tính theo
phương truyền sóng). Gọi  là tỉ số của tốc độ dao động cực đại của một phần tử
trên dây với tốc độ truyền sóng.  gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,105. B. 0,314. C. 0,209. D. 0,157.
Câu 4. Một sóng ngang hình sin truyền trên
một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng
của một đoạn dây tại một thời điểm xác
định. Trong quá trình lan truyền sóng,
khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M và
N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,5 cm. B. 8,2 cm. C. 8,35 cm. D. 8,05 cm.
Câu 5. (Đề thi chính thức của Bộ GD năm 2017). u
Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin M
x
truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời O
điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình
bên. Hai phần tử dây tại M và O dao động lệch pha
nhau
 3  2
A. B. C. D. .
4 4 3 3
Câu 6. Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi
u
dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây
M
tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan x
O
truyền sóng, hai phần tử M và N lệch nhau pha một
N
góc là

42
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
2 5  
A. . B. . C. . D. .
3 6 6 3
Câu 7. Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục
Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét đứt) và t2 = t1
+ 0,3 (s) (đường liền nét). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây là
u(cm)
5 t2
M
x(cm)
N
O
30 60
t1

-5

A. -39,3 cm/s. B. 27,8 cm/s. C. -27,8 cm/s. D. 39,3 cm/s.


Câu 8. Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều âm của trục Ox.
Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét đứt) và t2= t1 +
0,25 (s) (đường liền nét). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây là
u(cm)
8 M t2
N x(cm)
O
36 72
-8 t1

A. -53,3 cm/s. B. 88,8 cm/s. C. -88,8 cm/s. D. 53,3 cm/s.

ĐÁP ÁN
1.B 2.B 3.B 4.B 5.B 6.B 7.B 8.D

43
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

CHỦ ĐỀ 2: SÓNG ĐIỆN TỪ


I. SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Thuyết điện từ của Maxwell:
Năm 1921 – 1931, dựa vào nghiên cứu về mối quan hệ giữa điện trường và từ
trường, Michael Faraday đã xây dựng lý thuyết về điện từ.
Năm 1860 và 1870, James Clerk Maxwell đã phát triển một lý thuyết khoa học để
giải thích sóng điện từ. Ông nhận thấy rằng điện trường và từ trường có thể kết
hợp với nhau để tạo thành sóng điện từ. Ông đã tóm tắt mối quan hệ này giữa điện
và từ thành cái mà ngày nay được gọi là “Phương trình Maxwell”.
Theo Maxwell, điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra từ trường xoáy và
từ trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra điện trường xoáy.
Kết luận: Điện trường và từ trường chính là hai mặt thể hiện khác nhau của một
loại trường duy nhất mang tên điện từ trường.
2. Sóng điện từ:
Định nghĩa: Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường trong không gian
theo thời gian.

ሬሬԦ
𝐁

ሬԦ
𝐄

Đặc điểm:
- Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ.
- Sóng điện từ mang năng lượng. Tần số càng lớn, năng lượng càng lớn.
- Sóng điện từ có thể truyền trong mọi môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không.
- Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không là lớn nhất: c = 3.108 m/s.
- Trong môi trường có chiết suất n sóng điện từ lan truyền với tốc độ:
c
vn =
n
- Sóng điện từ là sóng ngang.

44
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
II. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ:
Bước sóng ngắn Năng lượng tăng dần Bước sóng dài

10−11 10−8 0,38.10−6 0,76.10−6 10−3 1

Tia γ Tia X Tia tử ngoại Ánh sáng nhìn Tia hồng Vi ba Sóng vô λ (m)
(UV) thấy ngoại tuyến

1. Sóng vô tuyến
Phân
Bước sóng Đặc điểm
loại
- Mang năng lượng thấp.
- Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nên truyền kém
Sóng
≥ 1000m trong không khí nhưng truyền tốt dưới nước.
dài
- Dùng trong thông tin liên lạc dưới nước.
Ví dụ: Dùng cho liên lạc tàu ngầm.
- Mang năng lượng vừa.
- Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không
Sóng truyền đi xa được.
100m − 1000m
trung - Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên có thể truyền đi xa
hơn.
- Dùng trong thông tin liên lạc vào ban đêm.
- Mang năng lượng lớn.
- Có thể phản xạ tốt và nhiều lần giữa tầng điện li, mặt
Sóng đất và mặt nước biển , nhờ đó mà có thể truyền đi rất xa
10m − 100 m
ngắn trên mặt đất.
- Ứng dụng: Truyền thông tin liên lạc trên mặt đất.
Ví dụ: Sóng điện thoại, Sóng TV (cũ).
- Mang năng lượng rất lớn.
Sóng - Có khả năng xuyên thủng tầng điện li vào vũ trụ mà
cực 10−2 m − 10 m không bị hấp thụ hay phản xạ.
ngắn - Dùng trong thông tin vũ trụ.
Ví dụ: Truyền hình số vệ tinh.
2. Ánh sáng nhìn thấy
Dải bước sóng của ánh sáng nhìn thấy là một phần của sóng điện từ.
Quang phổ của ánh sáng nhìn thấy là một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nằm trong khoảng 0,38μm đến 0,76μm.
Trong đó: Bước sóng của ánh sáng tím ngắn nhất khoảng 0,76μm.
Bước sóng của ánh sáng đỏ dài nhất khoảng 0,38μm.
45
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng:
- Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
- Có màu sắc và tần số xác định.
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc, có màu biến thiên liên tục
từ đỏ đến tím.
Bước sóng trong chân không Bước sóng trong chân không
Màu sắc
(m) (nm)
Đỏ 0,640 – 0,760 640 – 760
Cam 0,590 – 0,650 590 – 650
Vàng 0,570 – 0,600 570 – 600
Lục 0,500 – 0,575 500 – 575
Lam 0,450 – 0,510 450 – 510
Chàm 0,430 – 0,460 430 – 460
Tím 0,380 – 0,440 380 – 440
3. Các loại tia

Cách tạo ra tia X

46
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

Tia hồng ngoại Tia tử ngoại Tia X

𝝀 0,76 μm → 10−3 m 10−8 m → 0,38 μm 10−11 m → 10−8 m

- Mọi vật đều phát ra tia 0 0 - Khi cho chùm


- Vật có t > 2000 C đều
hồng ngoại, dù nhiệt độ thấp
Nguồn phát

electron có tốc độ
phát ra tia tử ngoại.
hay cao lớn, đập vào một
- Phổ biến: Đèn huỳnh miếng kim loại có
- Phổ biến bóng đèn dây tóc,
quang, đèn hơi thủy nguyên tử lượng lớn,
bếp ga, bếp than, điốt hồng
ngân, hồ quang điện,… sẽ phát ra tia X.
ngoại,…
- Có mọi đặc điểm của sóng điện từ
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng lên kính ảnh (phim).

- Hiện tượng quang điện trong, ngoài.


- Tác dụng nhiệt nổi bật: vật
hấp thụ tia hồng ngoại sẽ - Làm phát quang các chất.
Đặc điểm

nóng lên. - Làm ion hóa chất khí.


- Có thể biến điệu như sóng
- Tác dụng sinh lí: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn,
điện từ cao tần.
nấm mốc, …
- Gây ra hiện tượng quang
điện trong ở một số chất bán - Khả năng đâm xuyên - Khả năng đâm
dẫn. yếu. xuyên mạnh: đâm
- Gây ra một số phản ứng xuyên tấm nhôm vài
hóa học. - Bị nước, thủy tinh và cm nhưng bị lớp chì
tầng ozone hấp thụ. vài mm cản lại.

- Sưởi ấm, sấy khô.


- Chụp X quang, chiếu
- Bộ phận điều khiển từ xa - Tiệt trùng thực phẩm, điện.
trong tivi,… dụng cụ y tế.
Ứng dụng

- Chữa ung thư.


- Chụp ảnh hồng ngoại, chụp - Tìm vết nứt trên bề
ảnh qua sương mù,… - Chụp ảnh bên trong
mặt sản phẩm. sản phẩm, kiểm tra
- Quân sự: Tên lửa tìm mục - Chữa bệnh còi xương. hành lí, nghiên cứu
tiêu; ống nhòm hồng ngoại cấu trúc vật rắn,…
quan sát ban đêm,…

47
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
4. Tia Gamma (𝛄)
Định nghĩa: Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10−11 m), cũng là
hạt photon có năng lượng cao.
Đặc điểm:
- Phóng xạ với tốc độ ánh sáng (bản chất là sóng điện từ).
- Khả năng đâm xuyên lớn, có thể đi qua lớp chì dày hàng chục cm và gây nguy
hiểm đối với cơ thể con người.
- Trong phân rã α hoặc β, hạt nhân con có thể ở trạng thái kích thích sẽ phóng xạ
ra tia γ để trở về trạng thái cơ bản. Nếu chỉ xét riêng phóng xạ γ thì không có
sự biến đổi hạt nhân.
Ứng dụng:
- Y học: phẫu thuật, chữa ung thư, định vị vị trí tổn thương
- Công nghiệp: phát hiện khuyết tật bên trong sản phẩm đúc chính xác, …

48
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 1. Sóng được đài phát có công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất

A. sóng trung. B. Sóng cực ngắn C. Sóng ngắn. D. Sóng dài
Câu 2. Sóng nào sau đây không phải sóng điện từ?
A. Ánh sáng của ngọn nến đang cháy. B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio)
C. Sóng của đài truyền hình (sóng ti vi) D. Sóng điện thoại
Câu 3. Chọn phát biểu sai về thang sóng điện từ:
A. các sóng có bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn, nên càng dễ tác dụng
lên kính ảnh
B. Các sóng có tần số càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.
C. Các sóng có tần số càng nhỏ thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của
chúng.
D. Các sóng có bước sóng càng ngắn thì càng dễ làm phát quang các chất và gây
ion hóa chất khí
Câu 4. Sóng âm và sóng điện từ
A. loại siêu âm và vi sóng đều truyền được đi xa trong vũ trụ
B. có thể truyền được trong không khí và trong chân không.
C. có bước sóng giảm xuống khi truyền từ không khí vào nước
D. có thể phản xạ, nhiễu xạ và giao thoa
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng
sóng. Đó là sóng điện từ.
B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng
3.108m/s.
C. Sóng điện từ mang năng lượng. Bước sóng càng nhỏ thì năng lượng của sóng
điện từ càng lớn.
D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện
trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông
góc với phương truyền sóng.
Câu 6. Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì:
A. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm.
B. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng.
C. tốc độ truyền sáng tăng, bước sóng giảm.
D. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng.
Câu 7. Khi nói về sóng ngắn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li.
B. Sóng ngắn không truyền được trong chân không.
C. Sóng ngắn phản xạ tốt trên mặt đất.
49
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
D. Sóng ngắn có mang năng lượng.
Câu 8. Sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong miền
A. từ hàng trăm đến hàng nghìn mét. B. từ vài vạn nm đến vài chục vạn nm.
C. từ vài ngàn nm đến vài chục ngàn nm. D. từ vài chục nm đến vài trăm nm.
Câu 9. Sóng điện từ
A. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động
cùng phương.
B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.
C. là sóng dọc hoặc sóng ngang.
D. không truyền được trong chân không.
Câu 10. Trong thông tin vũ trụ người ta thường dùng sóng:
A. Vô tuyến cực dài vì năng lượng sóng lớn.
B. Sóng trung vì bị tầng điện li phản xạ.
C. Vô tuyến cực ngắn vì có năng lượng lớn.
D. Sóng ngắn vì bị tầng điện li phản xạ.
Câu 11. Sóng nào sau đây không là sóng điện từ
A. Sóng phát ra từ lò vi sóng
B. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh
C. Sóng phát ra từ loa phóng thanh
D. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình
Câu 12. Chọn phương án sai.
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại được ứng dụng chủ yếu để sấy khô và sưởi ấm, chụp ảnh trong
đêm
D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là khả năng đâm xuyên.
Câu 13. Chọn phương án sai.
A. Tia hồng ngoại là bức xạ mắt nhìn thấy được.
B. Bước sóng tia hồng ngoại nhỏ hơn sóng vô tuyến.
C. Vật ở nhiệt độ thấp phát ra tia hồng ngoại.
D. Vật ở nhiệt độ trên 3000°C có bức xạ tia hồng ngoại.
Câu 14. Chọn phương án sai. Tia hồng ngoại
A. tác dụng lên một loại kính ảnh. B. dùng để sấy khô và sưởi ấm.
C. dùng để chữa bệnh còi xương. D. có liên quan đến hiệu ứng nhà kính.
Câu 15. Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng lên kính ảnh thích hợp
C. Gây ra hiệu ứng quang điện trong D. Mắt người nhìn thấy được
Câu 16. Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại là sai?
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra.

50
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz.
Câu 17. Thân thể con người ở nhiệt độ 37°C phát ra bức xạ nào trong các loại bức
xạ sau?
A. Tia X. B. Bức xạ nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.
Câu 18. Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10−9m đến 4.10−7m thuộc loại nào
trong các loại sóng dưới đây?
A. Tia X. B. Tia hồng ngoại,
C. Tia tử ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 19. Chọn phương án đúng.
A. Tia tử ngoại có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng trông thấy
C. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.
D. Tia tử ngoại dùng để chữa bệnh còi xương.
Câu 20. Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia tử ngoại:
A. Tác dụng mạnh lên kính ảnh. B. Làm ion hóa không khí
C. Trong suốt đối với thủy tinh, nước D. Làm phát quang một số chất
Câu 21. Nguồn sáng nào sau đây không phát tia tử ngoại
A. hồ quang điện. B. đèn thuỷ ngân.
C. đèn hơi natri. D. vật nung trên 3000°C.
Câu 22. Chọn phương án sai khi nói về tia tử ngoại.
A. Khả năng gây phát quang được ứng dụng để tìm vết nứt, vết xước trong kỹ
thuật chế tạo máy.
B. Tác dụng sinh học được ứng dụng để chữa bệnh còi xương, diệt vi khuẩn...
C. Dùng làm tác nhân ion hoá, kích thích sự phát quang, để gây ra hiện tượng
quang điện.
D. Dùng tia tử ngoại để chữa bệnh mù màu.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng với tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của
ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ do các vật có khối lượng riêng lớn phát
ra.
D. Tia tử ngoại là sóng electron.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là sai? Tia tử ngoại
A. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.
B. có tác dụng sinh học: diệt khuẩn.

51
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
C. tác dụng lên kính ảnh.
D. làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.
Câu 25. Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim
loại.
B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khi.
D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng
ngoại.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có bản chất sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có chu kì nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tác dụng lên kính ảnh.
Câu 27. Tính chất nào sau đây không phải là của tia Rơnghen
A. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
B. có tác dụng làm phát quang một số chất
C. bị lệch hướng trong điện trường.
D. có tác dụng sinh lý như huỷ diệt tế bào.
Câu 28. Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen.
A. Trong ống Rơnghen người ta nối anot và catot vào hiệu điện thế một chiều
khoảng vài nghìn vôn.
B. Các ion dương đó được tăng tốc mạnh, bay tới đập vào catot làm từ đó bật ra
các electron.
C. Các electron được tăng tốc mạnh và đập vào đối âm cực, làm phát ra tia
Rơnghen.
D. Tia Rơnghen có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X?
A. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử
ngoại.
B. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ
khoảng 500°C.
C. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
D. Tia X được phát ra từ đèn điện.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia X?
A. Tia X có khả năng đâm xuyên.
B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất
C. Tia X không có khả năng ion hóa không khí
D. Tia X có tác dụng sinh lí.

52
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 31. Khi nói về tia Rơnghen điều nào sau đây không đúng?
A. có bản chất giống với tia hồng ngoại.
B. có khả năng xuyên qua tấm chì dày cỡ mm.
C. không phải là sóng điện từ.
D. có năng lượng lớn hơn tia tử ngoại.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng. Tia Rơnghen
A. có cùng bản chất với tia hồng ngoại.
B. có khả năng xuyên qua một tấm nhôm dày cỡ cm.
C. có năng lượng lớn hơn tia tử ngoại.
D. không có các tính chất giao thoa nhiễu xạ.
Câu 33. Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen?
A. Có khả năng làm ion hoá.
B. Dễ dàng đi xuyên qua lớp chì dày vài cm.
C. Có khả năng đâm xuyên mạnh.
D. Dùng để dò các lỗ hổng khuyết tật trong sản phẩm đúc.
Câu 34. Tính chất nào sau đây không phải là của tia Rơnghen?
A. Hủy diệt tế bào. Làm phát quang các chất.
B. Gây ra hiện tượng quang điện
C. Làm ion hóa chất khí.
D. kích thích xương tăng trưởng.
Câu 35. Chọn phương án sai. Tia Rơn-ghen có
A. tác dụng rất mạnh lên kính ảnh nên nó dùng để chụp điện.
B. tác dụng làm phát quang một số chất nên được ứng dụng chế tạo ra bóng đèn
chiếu sáng.
C. khả năng ion hóa chất khí. Ứng dụng làm các máy đo liều lượng.
D. tác dụng sinh lý. Ứng dụng dùng để chữa ung thư
Câu 36. Chọn phương án sai. Tia Rơnghen được ứng dụng
A. chữa bệnh ung thư. B. chiếu điện.
C. chụp điện. D. gây ra phản ứng hạt nhân.
Câu 37. Ứng dụng không phải là của tia Rơn-ghen là
A. để kích thích phát quang một số chất.
B. chiếu điện, chụp điện trong y học.
C. dò các lỗ hổng khuyết tật nằm bên trong sản phẩm đúc.
D. sưởi ấm ngoài da để cho máu lưu thông tốt.
Câu 38. Chọn phương án đúng.
A. Trong y học, khi chiếu điện người ta thường sử dụng tia Rơnghen mềm.
B. Khi nhìn bầu trời đêm, ngôi sao màu vàng có nhiệt độ thấp hơn ngôi sao màu
đỏ.
C. Tia Rơnghen được ứng dụng chữa bệnh ung thư

53
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
D. Các đồng vị có quang phổ vạch phát xạ khác nhau
Câu 39. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia Rơnghen?
A. chỉ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoáng 30000C.
B. là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại
C. không có khả năng đâm xuyên.
D. chỉ được phát ra từ Mặt Trời.
Câu 40. Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia Rơnghen và tia tử ngoại?
A. Có khả năng gây phát quang cho một số chất
B. Cùng bản chất là sóng điện từ
C. đều được dùng để chụp điện, chiếu điện
D. Đều có tác dụng lên kính ảnh
Câu 41. Chọn phương án sai.
A. Tia Rơnghen có bước sóng từ 10−11 m đến 10−8 m.
B. Tia tử ngoại có bước sóng từ 10−9 m đến 4.10−7 m.
C. Ánh sáng trông thấy bước sóng 0.3 μm đến 0,76 μm.
D. Tia hồng ngoại có bước sóng từ 0,76 μm đến 1 mm.
Câu 42. Nói chung các bức xạ có bước sóng dài
A. có tính đâm xuyên càng mạnh. B. dễ gây ra hiện tượng giao thoa
C. dễ làm phát quang các chất. D. dễ làm ion hóa không khí.
Câu 43. Khi nói về tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy, phát
biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất.
B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có thể gây ra hiện
tượng quang điện.
C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều tác dụng lên kính
ảnh.
D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy không bị lệch hướng trong
điện trường, còn tia X bị lệch hướng trong điện trường.
Câu 44. Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại và tia X
C. tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.
D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và sóng vô tuyến.
Câu 45. Một anten rađa phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về
phía rađa. Thời gian từ lúc anten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là
120 (μs). Anten quay với tốc độ 0,5 (vòng/s). ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo
ứng với hướng của máy bay anten lại phát sóng điện từ. Thời gian từ lúc phát đến
đến lúc nhận nhận lần này là 117 (µs). Tính tốc độ trung bình của máy bay. Biết
tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s).

54
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
A. 225 m/s. B. 226 m/sT C. 227 m/s. D. 229 m/s.
Câu 46. Một máy bay do thám đang bay về mục tiêu và phát sóng điện từ về phía
mục tiêu sau khi gặp mục tiêu sóng phản xạ trở lại máy bay. Người ta đo khoảng
thời gian từ lúc phát đến lúc nhận được sóng phản xạ là 60 (μs). Sau đó 2 (s)
người ta lại phát sóng thì thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lúc này là 58 (μs). Biết
tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s). Tốc độ trung bình của
máy bay là
A. 250 m/s. B. 150 m/s. C. 200 m/s. D. 229 m/s.

ĐÁP ÁN
1.C 2.A 3.B 4.D 5.D 6.A 7.B 8.A 9.B 10..C
11.C 12.D 13.A 14.C 15.D 16.B 17.C 18.C 19.D 20.C
21.C 22.D 23.B 24.A 25.B 26.B 27.C 28.A 29.A 30.C
31.C 32.D 33.B 34.D 35.B 36.D 37.D 38.C 39.B 40.C
41.A 42.B 43.D 44.C 45.A 46.B

55
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

CHỦ ĐỀ 3. GIAO THOA SÓNG

BÀI 1. GIAO THOA SÓNG CƠ

I. HIỆN TƯỢNG GIAO THOA CỦA HAI SÓNG TRÊN MẶT NƯỚC:

Khi cho cần rung gắn với một quả cầu dao động, quan sát hình ảnh sóng trên màn
thẳng đứng ta có:
- Đối với cần rung có gắn một quả cầu, hình ảnh thu được có các hình tròn sáng,
tối đồng tâm xen kẽ, làn truyền từ tâm dao động ra xa.
- Đối với cần rung có gắn hai quả cầu, hình ảnh trên màn thẳng đứng ta thấy ảnh
của các gợn sóng là các đường sáng và tối ổn định. (Như trên Hình vẽ).
Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng giao
thoa sóng. Các gợn sóng ổn định gọi là các vân giao thoa.
Để xảy ra hiện tượng giao thoa, hai nguồn sóng phải:
- Dao động cùng phương, cùng tần số.
- Có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
→ Hai nguồn như vậy gọi là hai nguồn kết hợp.
II. GIAO THOA 2 NGUỒN ĐỒNG BỘ
Hai nguồn kết hợp là 2 nguồn dao động cùng phương cùng tần số và độ lệch pha
không đổi theo thời gian.
Hai nguồn đồng bộ là 2 nguồn kết hợp cùng pha với nhau.
Bài toán giao thoa với hai nguồn kết hợp cùng biên độ:
Cho 2 nguồn kết hợp cùng biên độ:

56
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
u1 = a cos(ωt) M
{
u2 = a cos(ωt)
Điểm M cách 2 nguồn lần lượt là d1 và d2 d1 d2
Sóng từ S1 và S2 truyền tới M:
d1 S1 S2
u1M = a cos (ωt − 2π ) (cm)
{ λ
d2
u2M = a cos (ωt − 2π ) (cm)
λ
Tổng hợp dao động tại M:
d1 d2
uM = u1M + u2M = a [cos (ωt − 2π ) + cos (ωt − 2π ) ]
λ λ
π(d1 − d2 ) π(d1 + d2 )
= 2a cos( ) cos (ωt − )
λ λ
TỔNG KẾT
Phương trình sóng tại M là:
π(d1 − d2 ) π(d1 + d2 )
uM = 2a cos( ) cos (ωt − )
λ λ
Độ lệch pha của hai sóng tại điểm M là:
d2 − d1
∆φsóng = 2π
λ
Biên độ tổng hợp tại M:
π(d2 − d1 )
A = |2a cos ( )|
λ

57
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

CÁC DẠNG BÀI TẬP GIAO THOA SÓNG CƠ

Dạng 1. Điều kiện để có vật có biên độ A0


1. Hai nguồn đồng bộ
Bước 1: Biên độ tổng hợp tại M
∆φsóng π(d2 − d1 )
A |2a cos ( )| = |2a cos ( )|
2 λ
Bước 2: Điều kiện để có biên độ A0:
Δd ∆φsóng
= ⇒ Δd ~ ∆φsóng
λ 2π
Đặc biệt:
+ Cực đại: ∆φsóng = k2π ⇒ Δd = kλ
λ
+ Cực tiểu: ∆φsóng = k2π + π ⇒ Δd = kλ +
2
Hai nguồn ngược pha:
λ
+ Cực đại: ∆φsóng = k2π + π ⇒ Δd = kλ +
2
+ Cực tiểu: ∆φsóng = k2π ⇒ Δd = kλ
Chú ý:
+ ∆φsóng là độ lệch pha của dao động tại điểm M.
+ ∆φnguồn là độ lệch pha của 2 nguồn.

Ví dụ 1. [ĐH - 2017]. Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và
B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước
có bước sóng λ. Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai
sóng từ hai nguồn tới đó bằng.
A. 2kλ với k = 0, ±1, ±2,… B. (2k + 1)λ với k = 0, ±1, ±2,…
C. kλ với k = 0, ±1, ±2,… D. (k + 0,5)λ với k = 0, ±1, ±2,…
Đáp án D

58
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
2. Thứ tự các điểm cực đại, cực tiểu
Quỹ tích các điểm thỏa mãn : Δd = const là các đường hypebol.
CĐ: Δd = kλ
Đối với 2 nguồn đồng bộ: { . Nên các điểm cực đại, cực tiếu là
CT: Δd = (k + 0,5)λ
các đường hypebol ứng với các giá trị nguyên và bán nguyên lamđa:
−2 −1 0 1 2
−3 3

−4 4

A B

− 3,5 3,5

− 2,5 2,5
−1,5 − 0,5 0,5 1,5
Chú ý:
Hai điểm cùng loại vân sẽ có cùng công thức: Δd = kλ + α
Δd = mλ + α
Xét 2 điểm M và N lần lượt là vân bậc m và n cùng loại: { M
ΔdN = nλ + α
⇒ ∆dM − ΔdN = (m − n)λ

Ví dụ 1. (2) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết
hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f = 32 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước
cách các nguồn A, B những khoảng d1= 28 cm, d2 = 23,5 cm, sóng có biên độ cực
đại. Giữa M và đường trung trực AB có 1 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên
mặt nước là
A. 34 cm/s. B. 24 cm/s. C. 72 cm/s. D. 48 cm/s.
Hướng dẫn:
Do 2 nguồn kết hợp cùng pha ( 2 nguồn đồng bộ) nên trung trực của AB là cực đại
giao thoa ứng với k = 0.
Điều kiện để M là cực đại: d1 − d2 = kλ
Do giữa M và trung trực AB có 1 dãy CĐ khác nên M nằm trên CĐ ứng với k = 2
⇒ 28 − 23,5 = 2λ ⇒ λ = 2,25 cm.
⇒ v = λf = 2,25. 32 = 72 cm/s.
Đáp án C.

59
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng phương trình:
x = 0,4cos(40πt) cm. Tại một điểm M trên mặt nước cách các nguồn A, B những
khoảng lần lượt là 14 cm và 20 cm, luôn đứng yên. Giữa M và đường trung trực của
AB có hai dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng là
A. 40 cm/s. B. 48 cm/s. C. 20 cm/s. D. 80 cm/s.
Đáp án B.
Ví dụ 2. (2) Hai nguồn kết hợp S1, S2 trên mặt nước dao động cùng pha. Xét về một
phía đường trung trực S1S2 thấy điểm M có MS1 – MS2 = 27 mm và điểm N có NS1 –
NS2 = 51 mm nằm trên hai vân giao thoa có cùng biên độ dao động. Biết rằng xen
kẽ 2 vân này còn 3 vân cùng loại. Hỏi vân M là vân nào?
A. Vân cực đại bậc 4. B. Vân cực tiểu thứ 4.
C. Vân cực tiểu thứ 5. D. Vân cực đại bậc 5.
Hướng dẫn:
Giữa hai vân M và N còn có 3 vân cùng loại nên số bậc giao thoa 2 điểm này này
chênh nhau là 4. Suy ra hiệu số đường đi của chúng bằng 4λ nên ta có:
51 − 27
λ= = 6 mm
4
Tại M: MS1 − MS2 = 27 = 4,5. 6 = 4,5. λ
⇒ M nằm trên vân cực tiểu thứ 5.
Đáp án C.
• Bài tập vận dụng
Câu 1. (3) Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 50 mm trên mặt thoáng thủy ngân
dao động giống nhau u = acos(60πt) mm. Xét về một phía đường trung trực của
S1S2 thấy vân k đi qua điểm M có MS1 – MS2 = 12 mm và vân (k + 3) đi qua điểm M’
có hiệu số M’S1 – M’S2 = 36 mm. Tìm bước sóng, vân bậc k là cực đại hay cực tiểu?
A. 8mm, cực tiểu. B. 8mm, cực đại. C. 24mm, cực tiểu. D. 24mm, cực đại.
Đáp án A.
Ví dụ 3. (2+) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết
hợp ngược pha A, B dao động với tần số 20 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B
những khoảng 20 cm và 24,5 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung
trực của AB còn có một dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 30 cm/s. B. 40 cm/s. C. 45 cm/s. D. 60 cm/s.
Hướng dẫn:
2 nguồn ngược pha nên điều kiện cực đại giao thoa:
λ
d2 − d1 = kλ + = 24,5 − 20 = 4,5
2
60
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Do trung trực của AB không phải là cực đại và giữa M với trung trực của AB còn 1
dãy cực đại nên k = 1
λ
⇒λ+ = 4,5 → λ = 3 cm ⇒ v = λf = 3. 20 = 60 cm/s.
2
Đáp án D.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết
hợp ngược pha A, B dao động với tần số f = 20 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn
A, B những khoảng 25 cm và 20 cm, sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung
trực của AB có bốn dãy cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 30 cm/s. B. 40 cm/s. C. 25 cm/s. D. 60 cm/s.
Đáp án C.
Ví dụ 4. (3) Trên mặt nước hai nguồn sóng A và B dao động điều hòa theo phương
vuông góc với mặt nước với phương trình u1 = u2 = a cos(10πt). Biết tốc độ
truyền sóng 20 (cm/s), biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Một điểm N trên mặt
nước có khoảng cách đến hai nguồn A và B thỏa mãn AN – BN = 10 cm. Điểm N nằm
trên đường đứng yên:
A. thứ 3 kể từ trung trực của AB và về phía A.
B. thứ 2 kể từ trung trực của AB và về phía A.
C. thứ 3 kể từ trung trực của AB và về phía B.
D. thứ 2 kể từ trung trực của AB và về phía B.
Hướng dẫn:
Ta có AN – BN = 10 cm > 0 → AN > BN → N nằm gần phía B.
20
Bước sóng: λ = = 4 cm
5
λ
N nằm trên đường cực tiểu: dA − dB = (2k + 1) → (2k + 1). 2 = 10 → k = 2
2
Đáp án D.
Ví dụ 5. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B dao
động cùng pha với tần số 20 Hz. Người ta thấy điểm M dao động cực đại và giữa M
với trung trực AB có một đường không dao động. Hiệu khoảng các từ M đến A, B là
2cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A. 10 cm/s. B. 20 cm/s. C. 30 cm/s. D. 40 cm/s.
Hướng dẫn:
Tại M dao động với biên độ cực đại nên dA − dB = kλ
Vì giữa M và trung trực của AB có một dãy không dao động (dãy cực tiểu) nên cực
đại qua M ứng với k = 1 → λ = 2 cm.
61
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Vận tốc truyền sóng: v = λf = 2. 20 = 40 cm/s.
Đáp án D
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Tiến hành thí nghiệm giao thoa trên mặt nước nhờ hai nguồn kết hợp
cùng pha S1 và S2. Tần số dao động của mỗi nguồn là f = 40 Hz. Một điểm M nằm
trên mặt thoáng của nguồn cách S2 một đoạn 8 cm và cách S1 một đoạn 4 cm. Giữa
M và đường trung trực S1S2 có một gợn lồi dạng hypebol. Biên độ dao động của M
là cực đại. Vận tốc truyền sóng bằng:
A. 1,6 m/s. B. 1,2 m/s. C. 0,8 m/s. D. 40 cm/s.
Đáp án C.

62
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
4. Khoảng cách giữa các điểm trên AB
Hai điểm M, N trên AB luôn có:

A B
N M

ΔdM − ΔdN = 2MN

Khoảng cách từ M đến trung điểm O của AB:


𝑑1 𝑑2
A B
O M
ΔdM = 2MO

Điểm M gần O nhất dao động với biên độ A0


|ΔdM | min ⇒ thử k ∈ {0; ±1}

Đặc biệt:
λ
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai cực đại (cực tiểu) là ∶
2
λ
Khoảng cách giữa hai cực đại (cực tiểu) là: k
2
λ
Khoảng cách giữa cực đại đến cực tiểu gần nhất là ∶
4
λ
Khoảng cách giữa cực đại đến cực tiểu bất kỳ là ∶ (2k + 1)
4

Ví dụ 1. (2) Trong một thí nghiệm tạo vân giao thoa trên mặt nước, người ta dùng
hai nguồn dao động đồng pha có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách ngắn nhất
giữa hai vân cực tiểu nằm trên đường nối liền hai tâm dao động là 2 mm. Tìm bước
sóng và tốc độ truyền sóng.
A. 4 mm; 200 mm/s. B. 2 mm; 100 mm/s.
C. 3 mm; 600 mm/s. D. 2,5 mm; 125 mm/s.
Hướng dẫn:
λ
Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 vân cực tiểu là: 2 = 2 → λ = 4 mm

→ v = λf = 4. 50 = 200 mm/s.
Đáp án A.

63
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Ví dụ 2. (2+) Hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt chất lỏng dao động theo phương
vuông góc với bề mặt chất lỏng với cùng tần số 50 Hz và cùng pha ban đầu, coi biên
độ sóng không đổi. Trên đoạn thẳng S1S2, ta thấy hai điểm cách nhau 9 cm dao động
với biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng có giá trị
1,5 m/s < v < 2,25 m/s. Tốc độ truyền sóng là
A. 2 m/s. B. 2,2 m/s. C. 1,8 m/s. D. 1,75 m/s.
Hướng dẫn:
λ 0,18
Trên S1 S2 , khoảng cách giữa hai cực đại k = 0,09 → λ =
2 k
0,18 9
v = λf = . 50 =
k k
9
Ta có: 1,5 < v < 2,25 → 1,5 < < 2,25 → 4 < k < 6 → k = 5
k
9 9
→ v = = = 1,8 m/s
k 5
Đáp án C.

64
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. (2) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết
hợp A, B dao động cùng pha cùng tần số 25 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước cách
các nguồn A, B những khoảng lần lượt là d1 và d2. Tốc độ truyền sóng là 100 (cm/s).
Xác định điều kiện để M nằm trên đường cực tiểu (với m là số nguyên).
A. d1 − d2 = 4m + 1 cm. B. d1 − d2 = 4m + 2 cm.
C. d1 − d2 = 2m + 1 cm. D. d1 − d2 = 2m − 1 cm.
Câu 2. (2) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết
hợp A, B dao động ngược pha cùng tần số 20 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước
cách các nguồn A, B những khoảng lần lượt là d1 và d2. Tốc độ truyền sóng là 100
(cm/s). Xác định điều kiện để M nằm trên đường cực đại (với k là số nguyên)
A. d1 − d2 = 4k + 1 cm. C. d1 − d2 = 5k + 2,5 cm.
B. d1 − d2 = 4k + 2 cm. D. d1 − d2 = 5k cm.
Câu 3. (2) Giao thoa giữa hai nguồn kết hợp trên mặt nước người ta thấy điểm M
đứng yên, có hiệu đường đi đến hai nguồn là nλ (n là số nguyên). Độ lệch pha của
hai nguồn bằng một
A. số nguyên lần 2π. B. số nguyên lần π.
C. số lẻ lần π/2. D. số lẻ lần π.
Câu 4. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa, hai nguồn A và B dao động cùng pha có tần
số 60 Hz. M, N là hai điểm nằm trên hai vân giao thoa cùng loại liên tiếp nhau. Biết
MA − MB = 8 cm và NA −NB = 5 cm. Tốc độ truyền sóng là:
A. 180 cm/s. B. 0,18 cm/s. C. 12cm/s. D. 480 cm/s.
Câu 5. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa, hai nguồn A và B dao động cùng pha có tần
số. Hai điểm M, N nằm trên đoạn AB có hai vân cực đại lần lượt thứ k và thứ k + 4
đi qua. Biết MA = 2,2 cm và NA = 2,6 cm. Bước sóng là:
A. 2 mm. B. 1 mm. C. 1,2 mm. D. 1,5 mm.
Câu 6. (3) Hai nguồn S1 và S2 dao động theo các phương trình u1 = acos(200πt)
cm; u2 = − acos(200πt) cm trên mặt thoáng của thủy ngân. Xét về một phía đường
trung trực của S1S2 ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MS1 − MS2 = 12 mm
và vân bậc k + 3 (cùng loại với vân k) đi qua điểm M' có M’S1 – M’S2= 36 mm. Tìm
tốc độ truyền sóng trên mặt thuỷ ngân, các vân là cực đại hay cực tiểu?
A. 25 cm/s, cực tiểu. B. 80 cm/s, cực tiểu,
C. 25 cm/s, cực đại. D. 80 cm/s, cực đại.
Câu 7. (2 ) Trên mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B giống hệt nhau dao động
+

điều hoà với tần số 25 Hz theo phương thẳng đứng. Tại điểm M nằm trên một đường
cong gần đường trung trực của AB nhất, dao động với biên độ cực đại, khoảng cách
từ M đến A và B là 18 cm và 21 cm. Tốc độ truyền sóng là :
A. v= 120cm/s. B. v = 50cm/s. C. v= 100cm/s. D. v = 75cm/s.

65
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 8. (2+) Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha cùng tần số
16 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước cách các nguồn A, B những khoảng lần lượt
là 30 cm và 25,5 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có
ba dãy cực tiểu. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 34 cm/s. B. 24 cm/s. C. 44 cm/s. D. 60 cm/s.
Câu 9. (2 ) Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng
+

đứng, cùng pha, cùng tần số 40 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước cách A một
khoảng 8 cm và cách B một khoảng 3,5 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường
trung trực của AB có hai gợn lồi dạng hyperpol. Tính tốc độ truyền sóng.
A. 30 cm/s. B. 40 cm/s. C. 50 cm/s. D. 60 cm/s.
Câu 10. (3) Trên mặt nước có hai mũi nhọn A, B dao động tạo thành hai nguồn sóng
kết hợp cùng pha nhau. Sóng lan truyền trên mặt nước với bước sóng λ = 2 cm. Hai
điểm M và N nằm trên mặt nước và cách hai nguồn những khoảng bằng MA =12
cm, MB = 15 cm và NA =12 cm, NB = 16 cm. Chọn phát biểu đúng?
A. Điểm M và N nằm trên hai gợn lõm liên tiếp.
B. Điểm M nằm trên gợn lồi, N nằm trên gợn lõm.
C. Điểm M và N nằm trên hai gợn lồi liên tiếp.
D. Điểm M nằm trên gợn lõm, N nằm trên gợn lồi.
Câu 11. (3)Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng với
biên độ a, tần số 30 Hz và ngược pha nhau. Tốc độ truyền sóng 60 cm/s và coi biên
độ sóng không đổi. Xét hai điểm M, N trên mặt chất lỏng ở cách các nguồn A, B lần
lượt là: MA =15 cm; MB =19 cm; NA = 21 cm; NB = 24 cm. Phát biểu nào sau đây
đúng?
A. M dao động với biên độ 2a; N đứng yên.
B. N dao động với biên độ 2a; M đứng yên.
C. cả M và N dao động với biên độ a.
D. cả M và N dao động với biên độ 1,5a.
Câu 12. (2) Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động
đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng
không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng
12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên
đoạn thẳng AB là
A. 9 cm. B. 12 cm. C. 6 cm. D. 3 cm.
Câu 13. (2) Trong một thí nghiệm tạo vân giao thoa trên sóng nước, người ta dùng
hai nguồn kết hợp có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa vân cực tiểu và vân
cực đại liền kề nằm trên đường nối liền hai tâm dao động là 2 mm. Tốc độ truyền
sóng là
A. 200mm/s. B. 100mm/s. C. 600mm/s. D. 400mm/s.

66
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 14. (2) Hai nguồn dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên
mặt thoáng chất lỏng. Nếu tăng tần số dao động của hai nguồn S1 và S2 lên 2 lần thì
khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên S1S2 có biên độ dao động cực tiểu sẽ thay
đổi như thế nào? Coi tốc độ truyền sóng không đổi.
A. Tăng lên 2 lần. B. Không thay đổi. C. Giảm đi 2 lần. D. Tăng lên 4 lần.
Câu 15. (2) Khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của AB (A và B là các nguồn kết
hợp cùng pha) đến một điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB là
A. λ/2. B. λ/4 C. 3π/4. D. λ.
Câu 16. (3) Giao thoa giữa hai nguồn kết hợp S1 và S2 trên mặt nước có phương
trình lần lượt là u1 = a1cosωt và u2 = a2cos(ωt +α). Trên đường nối hai nguồn,
trong số những điểm có biên độ dao động cực tiểu thì điểm M gần đường trung trực
nhất (nằm về phía S1) cách đường trung trực một khoảng bằng 1/6 bước sóng. Giá
trị α có thể là
A. π/3. B. −π/3. C. π/2. D. −π/2.
Câu 17. (3) Một sợi dây thép nhỏ uốn thành hình chữ U (hai nhánh của nó cách
nhau 8 cm) được đặt cho hai đầu A và B của sợi dây thép chạm nhẹ vào mặt nước,
cho nó rung với tần số 100 Hz. Khi đó trên mặt nước tại vùng giữa A và B người ta
quan sát thấy xuất hiện 5 gợn lồi và những gợn này cắt đoạn AB thành 6 đoạn mà
hai đoạn đầu chỉ dài bằng một nửa các đoạn còn lại. Tốc độ truyền sóng trên mặt
nước là
A. 320 cm/s. B. 300 cm/s. C. 200 cm/s. D. 100 cm/s.
Câu 18. (3) Trên mặt nước hai nguồn sóng A, B dao động cùng phương cùng tần số
20 Hz và cùng pha. Một hệ vân giao thoa xuất hiện trong khoảng A và B có 12 đường
hypebol, là quỹ tích của những điểm đứng yên. Biết khoảng cách giữa đỉnh của hai
đường hypebol ngoài cùng là 22 cm. Tính tốc độ truyền sóng.
A. 30 cm/s. B. 10 cm/s. C. 80 cm/s. D. 20 cm/s.
Câu 19. (3) Hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt chất lỏng dao động theo phương
vuông góc với bề mặt chất lỏng với cùng tần số 50 Hz và cùng pha ban đầu, coi biên
độ sóng không đổi. Trên đoạn thẳng S1S2, điểm M dao động cực đại cách một điểm
N dao động cực tiểu là 9 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng có giá trị
1,8 m/s < v < 2,25 m/s. Tốc độ truyền sóng là
A. 2m/s. B. 2,2 m/s. C. 1,8 m/s. D. 1,75 m/
Câu 20. (3) Hai nguồn phát sóng A, B trên mặt chất lỏng dao động theo phương
vuông góc với bề mặt chất lỏng với cùng tần số f (với 16 Hz < f < 22,5 Hz) và tạo ra
sóng lan truyền với tốc độ 1 (m/s), coi biên độ sóng không đổi. Trên đoạn thẳng
AB, ta thấy hai điểm cách nhau 10 cm đều dao động với biên độ cực đại. Giá trị f
bằng
A. 2 Hz. B. 22 Hz. C. 18Hz. D. 20 Hz.

67
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
ĐÁP ÁN
1. B 2. C 3. A 4. C 5. D 6. C 7. A 8. A 9. C 10 D
11. D 12. B 13. D 14. C 15. D 16. B 17. C 18. D 19. C 20. A
21. B 22. D 23. B 24. C 25. C 26. B 27. A 28. C 29. A 30. D

68
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Dạng 2. Tìm số điểm có biên độ A0
1. Trên đoạn thẳng nối 2 nguồn AB
Bước 1: Tìm điều kiện có biên độ A0:
dA − dB = kλ ± m
O
Bước 2: Chặn khoảng Δd trên đoạn AB:
−AB < Δd < AB
Bước 3: Đếm số điểm k ∈ Z thỏa mãn bất phương trình trên.
Đặc biệt:
Hai nguồn đồng bộ: Hai nguồn ngược pha:
AB AB 1
NCĐ = 2 [ ] + 1 NCĐ = 2 [ + ]
{ λ { λ 2
AB 1 AB
NCT = 2 [ + ] NCT = 2 [ ] + 1
λ 2 λ
Chú ý:
AB AB
Nếu là số nguyên thì giảm 1 đơn vị của [ ]
λ λ
AB 1 AB 1
Nếu + là số nguyên thì giảm 1 đơn vị của [ + ]
λ 2 λ 2

Ví dụ 1. (2) Hai nguồn phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng λ, cùng pha, cùng
biên độ, đặt cách nhau 2,5λ. Số vân giao thoa cực đại và cực tiểu trên AB lần lượt là
A. 6 và 5. B. 4 và 5. C. 5 và 4. D. 5 và 6.
Hướng dẫn:
AB 2,5λ
Số cực đại trên AB: NCĐ = 2 [ ] + 1 = 2[ ] + 1 = 2. 2 + 1 = 5
λ λ
AB 1 2,5λ 1
Số cực tiểu trên AB: NCT = 2 [ + ] = 2[ + ] = 2. [3] = 2. 3 = 6
λ 2 λ 2
Do số cực tiểu chưa lấy nguyên đã nguyên nên cực tiểu giao thoa trùng với 2 nguồn
A, B. Mà A, B là 2 nguồn nên không thể là cực tiểu tức là trên AB chỉ có 4 cực tiểu.
Đáp án C.
Ví dụ 2. (2) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 46 cm dao động
cùng biên độ cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Nếu chỉ xét riêng một
nguồn thì sóng do nguồn ấy phát ra lan truyền trên mặt nước với khoảng cách giữa
3 đinh sóng liên tiếp là 6 cm. Số điểm trên đoạn AB không dao động là
A. 40. B. 27. C. 30. D. 36.

69
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Hướng dẫn:
Khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp là 2λ = 6 cm → λ = 3 cm.
Số điểm trên AB không dao động chính là những điểm dao động cực tiểu.
AB 1 46 1
Ta có: NCT = 2 [ + ] = 2 [ + ] = 2. 15 = 30
λ 2 3 2
Đáp án C.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Tại 2 điểm A và B cách nhau 20cm, người ta gây ra hai nguồn dao động
cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số f = 50 Hz . Vận tốc truyền sóng bằng 3m/s.
Tìm số điểm dao động biên độ cực đại và số điểm đứng yên trên đoạn AB :
A. 9 cực đại, 8 đứng yên. B. 9 cực đại, 10 đứng yên.
C. 7 cực đại, 6 đứng yên. D. 7 cực đại, 8 đứng yên.
Câu 2. (2) Tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 8cm trên mặt nước
luôn dao động cùng pha nhau. Tần số dao động 80 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt
nước là 40 cm/s. Giữa A và B có số điểm dao động với biên độ cực đại là:
A. 30 điểm. B. 31 điểm. C. 32 điểm. D. 33 điểm.
Câu 3. (2) Tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 10 cm trên mặt
nước dao động cùng pha nhau. Tần số dao động 40Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt
nước là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
A. 10 điểm. B. 9 điểm. C. 11 điểm. D. 12 điểm.
1. C 2. B 3. A

Ví dụ 3. (2) Hai điểm A, B cách nhau 7cm trên mặt nước dao động cùng tần số 30
Hz, cùng biên độ và ngược pha, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 45cm/s. Số cực
đại, cực tiểu giao thoa trong khoảng S1 S2 là:
A. 10 cực tiểu, 9 cực đại. B. 7 cực tiểu, 8 cực đại.
C. 9 cực tiểu, 10 cực đại. D. 8 cực tiểu, 7 cực đại.
Hướng dẫn:
Chú ý: Đối với 2 nguồn ngược pha thì mọi định nghĩa và công thức đều áp dụng
ngược lại.
v 45
Bước sóng λ = = = 1,5 cm
f 30
AB 1 7 1
Số cực đại giao thoa: NCĐ = 2 [ + ] = 2 [ + ] = 10 điểm.
λ 2 1,5 2
AB 7
Số cực tiểu giao thoa: NCT = 2 [ ] + 1 = 2 [ ] + 1 = 9 điểm.
λ 1,5
Đáp án C.

70
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Hai nguồn sóng cùng biên độ cùng tần số và ngược pha. Nếu khoảng cách
giữa hai nguồn là: AB = 16,2λ thì số điểm đứng yên và số điểm dao động với biên
độ cực đại trên đoạn AB lần lượt là:
A. 32 và 33 B. 34 và 33 C. 33 và 32 D. 33 và 34.
Câu 2. (2) Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau
20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt
là: u1 = 5 cos(40πt) mm và u2 = 7 cos(40πt + π) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt
chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là:
A. 11. B. 9. C. 10. D. 8.
1. C 2. C

Ví dụ 4. (2+) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B ngược pha nhau cách nhau
10 cm. Điểm trên mặt nước thuộc đoạn AB cách trung điểm của AB đoạn gần nhất
1 cm luôn không dao động. Tính số điểm dao động cực đại và cực tiểu trên đoạn AB.
A. 10 và 11. B. 10 và 10. C. 10 và 9. D. 11 và 10.
Hướng dẫn:
Do 2 nguồn ngược pha nên trung trực của AB là cực tiểu giao thoa.
λ
Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 cực tiểu là: 2 = 1 → λ = 2 cm.

d =0
Tại A: { A → dA − dB = −10
dB = 10
d = 10
Tại B: { A → dA − dB = 10
dB = 0
Điều kiện cực đại:
λ
dA − dB = kλ + → −10 ≤ 2k + 1 ≤ 10 → −5,5 ≤ k ≤ 4,5
2
→ kϵ[−5; 4] → NCĐ = 10
Điều kiện cực tiểu:
dA − dB = kλ → −10 ≤ 2k ≤ 10 → −5 ≤ k ≤ 5
Do chưa lấy nguyên đã nguyên, mà 2 nguồn không thể là cực tiểu nên:
k ∈ [−4; 4] → Nct = 9
Đáp án C.

71
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
2. Trên đoạn thẳng CD.
Bước 1: Tìm điều kiện có biên độ A0:

dA − dB = kλ ± m
Bước 2: Chặn khoảng Δd trên đoạn CD: O
CA − CB < dA − dB < DA − DB
O
Bước 3: Đếm số điểm k ∈ Z thỏa mãn bất phương trình trên.
Chú ý:
Phải thống nhất chiều A – B hay B – A cho mọi đại lượng.
Khi có khả năng xảy ra dấu bằng, cần kiểm tra xem có được lấy hay không.

Ví dụ 1. (2+) Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp
cùng phương, cùng pha và tạo ra sóng với bước sóng λ. Khoảng cách AB bằng 4,5λ.
Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FB. Số cực đại, cực tiểu trên
đoạn EF lần lượt là
A. 2 và 3. B. 3 và 2. C. 4 và 3. D. 3 và 4.
Hướng dẫn:
1,5 1,5 1,5
A B
E F
Điều kiện cực đại giao thoa: dA − dB = kλ
λ
Điều kiện cực tiểu giao thoa: dA − dB = (2k + 1)
2
Tại E: dA − dB = −1,5λ
Tại F: dA − dB = 1,5λ
Số điểm cực đại trên AB:
−1,5λ ≤ kλ ≤ 1,5λ → −1,5 ≤ k ≤ 1,5
→ kϵ[−1; 1] → NCĐ = 3
Số điểm cực tiểu trên AB:
λ
−1,5λ ≤ (2k + 1) ≤ 1,5λ → −2 ≤ k ≤ 1
2
→ kϵ[−2; 1] → NCT = 4
Đáp án D.

72
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Hai nguồn sóng cơ S1 và S2 trên mặt chất lỏng cách nhau 20 cm dao động
theo phương trình u1 = u2 = 4 cos(40πt) (cm,s) , lan truyền trong môi trường với
tốc độ v = 1,2 m/s. Xét điểm M cách S1 khoảng 12 cm và cách S2 khoảng 16 cm. Xác
định số đường cực đại đi qua đoạn S2M.
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 2. (2 ) Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A, B cách
+

nhau 6,5 cm, bước sóng λ = 1 cm. Xét điểm M có MA = 7,5 cm, MB = 10 cm. Số điểm
dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MB là
A. 6 B. 8 C. 7 D. 9
Câu 3. (2+) Trong hiện tượng giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B
cách nhau 14,5 cm dao động cùng biên độ, cùng pha. Gọi I là trung điểm của AB,
điểm M nằm trên IB gần trung điểm I nhất cách I là 0,5 cm mặt nước luôn đứng yên.
Số điểm dao động với biên độ cực đại trong khoảng từ A đến I là
A. 7. B. 14. C. 8 D. 15.
1. B 2. D 3. C

Ví dụ 2. (2+) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng phương, cùng pha A và B
cách nhau 8 cm. Biết bước sóng lan truyền 2 cm. Gọi M và N là hai điểm trên mặt
nước sao cho AMNB là hình chữ nhật có cạnh NB = 6 cm. Số điểm dao động với biên
độ cực đại và cực tiểu trên đoạn MN lần lượt là
A. 4 và 5. B. 5 và 4. C. 5 và 6. D. 6 và 5.
Hướng dẫn:
Tại M: dA − dB = 6 − 10 = −4 M N
a a
Tại N: dA − dB = 10 − 6 = 4
6 cm
a

Để cực đại giao thoa: dA − dB = kλ


→ −4 ≤ k. 2 ≤ 4 → −2 ≤ k ≤ 2 A B
a 8 cm a
→ kϵ[−2; 2] → NCĐ = 5 a

λ
Để cực tiểu giao thoa: dA − dB = (2k + 1)
2
2
→ −4 ≤ (2k + 1) ≤ 4 → −2,5 ≤ k ≤ 1,5
2
→ kϵ[−2; 1] → NCT = 4
Đáp án B

73
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết
hợp A và B dao động cùng pha với tần số f = 20Hz, cách nhau 8cm. Tốc độ truyền
sóng trên mặt nước v = 30cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD
là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là
A. 11 điểm. B. 5 điểm. C. 9 điểm. D. 3 điểm.
Câu 2. (2 ) Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 40cm luôn dao động
+

cùng pha, có bước sóng 6cm. Hai điểm CD nằm trên mặt nước mà ABCD là một hình
chữ nhật, AD = 30cm. Số điểm cực đại và đứng yên trên đoạn CD lần lượt là :
A. 5 và 6 B. 7 và 6 C. 13 và 12 D. 11 và 10
Câu 3. (2+) Cho 2 nguồn sóng kết hợp đồng pha dao động với chu kỳ T = 0,02s trên
mặt nước, khoảng cách giữa 2 nguồn S1S2 = 20m. Vận tốc truyền sóng trong môi
trường là 40 m/s. Hai điểm M, N tạo với S1S2 hình chữ nhật S1MNS2 có 1 cạnh S1S2
và 1 cạnh MS1 = 10m. Trên MS1 có số điểm cực đại giao thoa là
A. 10 điểm B. 12 điểm C. 9 điểm D. 11 điểm
1. B 2. B 3. A

Ví dụ 3. (3) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 24 cm, dao động
theo phương trình lần lượt là u1 = acos(40πt); u2 = bcos(40πt + π/3). Biết tốc độ
truyền sóng 120 cm/s. Gọi M và N là hai điểm trên mặt nước sao cho AMNB là hình
chữ nhật với NB = 18 cm. Số điểm cực đại và số điểm cực tiểu trên đoạn MN lần
lượt là
A. 3 và 3. B. 4 và 4. C. 4 và 3. D. 5 và 4
Hướng dẫn:
Bước sóng: λ = 6 cm M N
d = 18 cm
Tại M { A → dA − dB = −12 cm
18 cm

dB = 30 cm
d = 30 cm
Tại N: { A → dA − dB = 12 cm
dB = 18 cm
λ A B
Điều kiện Cực đại giao thoa: dA − dB = kλ − 6 24 cm
→ −12 ≤ 6k − 1 ≤ 12 → −1,83 ≤ k ≤ 2,16
→ kϵ[−1; 2] → NCĐ = 4
λ λ
Điều kiện Cực tiểu giao thoa: dA − dB = (2k + 1) 2 − 6
→ −12 ≤ (2k + 1). 3 − 1 ≤ 12 → −2,33 ≤ k ≤ 1,66
→ kϵ[−2; 1] → NCT = 4
Đáp án B
• Bài tập vận dụng:

74
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 1. (3) Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1S2 cách nhau 18 cm
dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là: u1 =
a sin(40πt + π/6) cm và u2 = a sin(40πt + π/2) cm. Biết tốc độ truyền sóng v =
120 cm/s. Gọi A, B là hai điểm trên mặt nước sao cho ABS1S2 là hình vuông. Trên
đoạn AB, số đường dao động cực tiểu là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 2. (3) Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16 cm có hai nguồn phát
π
sóng kết hợp u1 = a cos(30πt) ; u2 = b cos (30πt + 2 ). Bước sóng là 2 cm. Gọi E, F
là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = FB = 2 cm. Số cực tiểu trên đoạn EF là:
A. 13. B. 11. C. 12. D. 10.
1. C 2. C

75
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
3. Đường bao cắt AB tại hai điểm C và D.

A C D B

Bước 1: Đếm số điểm có biên độ A0 trên đoạn CD (Dạng 2.2)


Điểm thuộc khoảng CD: m
Bước 2: Xác định: {
Điểm trùng với C hoặc D: n
Bước 3: Số điểm thuộc đường bao:
N = 2m+n

* Chú ý: Các điểm trùng với C hoặc D chỉ được tính 1 lần.

Ví dụ 1. (2+) Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau
13 cm dao động cùng pha. Biết mỗi sóng do nguồn phát ra có tần số f = 50 Hz, vận
tốc truyền sóng v = 2 m/s. Một đường tròn bán kính R = 4 cm có tâm tại trung điểm
của S1S2, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa. Số điểm dao động với biên
độ cực đại trên đường tròn là:
A. 5. B. 8. C. 10. D. 12.
Hướng dẫn:
v 200
Ta có: λ = = = 4 cm.
f 50
Điều kiện để cực đại giao thoa: d2 − d1 = kλ
d = 2,5 cm
Tại M: { 1 → d2 − d1 = 8 S1 M N S2
d2 = 10,5 cm
d = 10,5 cm
Tại N: { 1 → d2 − d1 = −8
d2 = 2,5 cm
Số điểm dao động cực đại trên đoạn MN là:
−8 ≤ kλ ≤ 8 → −2 ≤ k ≤ 2 → kϵ[−2; 2] k=2 k=-2

→ N = 2 − (−2) + 1 = 5 (3 dãy + 2 điểm M, N) k=1 k=0 k=-1


→ Số điểm trên đường tròn
N = Số dãy x 2 + 2 đầu mút(nếu có) = 3. 2 + 2 = 8 điểm
Đáp án B.

76
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 21 cm dao động cùng pha nhau với
cùng tần số 100Hz. Vận tốc truyền sóng bằng 4 m/s. Bao quanh A và B bằng một
vòng tròn có tâm O nằm tại trung điểm AB với bán kính lớn hơn 10,5 cm. Số vân lồi
cắt nửa vòng tròn nằm về một phía của AB là:
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12.
Câu 2. (2 ) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 21 cm dao động dao
+

động với các phương trình u1 = acos(4πt) ; u2 = b cos(4πt + π) lan truyền trong
môi trường với tốc độ 12cm/s. Số điểm dao động cực tiểu trên đường elip thuộc
mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là:
A. 6. B. 7. C. 14. D. 12.
1. C 2. C

Ví dụ 2. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn AB cách nhau 11,3
cm dao động ngược pha có tần số 25 Hz, tốc độ truyền sóng trên nước là 50 cm/s.
Số điểm có biên độ cực tiểu trên đường tròn tâm I (là trung điểm của AB) bán kính
2,5 cm là
A. 5 điểm. B. 6 điểm. C. 12 điểm. D. 10 điểm.
Hướng dẫn:
Bước sóng: λ = 2 cm.
d = 3,15 cm
Tại E: { A → dA − dB = −5
dB = 8,15 cm
d = 8,15 cm A E I F B
Tại F: { A → dA − dB = 5
dB = 3,15 cm 3,15 2,5 2,5 3,15
Cực đại trên EF:
λ
−5 ≤ (2k + 1) ≤ 5 → −3 ≤ k ≤ 2
2
→ kϵ[−3; 2] → N = 6 (trong đó có 2 cực đại tại E và F).
→ Số cực đại trên đường tròn: N = 4. 2 + 2 = 10 điểm.
Đáp án D.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau
14,5 cm dao động ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I
là 0,5 cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elíp thuộc
mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
A. 18 điểm. B. 28 điểm. C. 30 điểm. D. 14 điểm.
Câu 2. (2 ) Trên mặt nước nằm ngang, có một hình chữ nhật ABCD. Gọi E, F là trung
+

điểm của AD và BC. Trên đường thẳng EF đặt hai nguồn kết hợp ngược pha S1 và S2
dao động theo phương thẳng đứng sao cho đoạn EF nằm trong đoạn S1S2 và S1E =

77
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
S2F. Bước sóng lan truyền trên mặt nước 1,4 cm. Biết S1S2 = 10 cm; S1B = 8 cm và
S2B = 6 cm. Có bao nhiêu điểm dao động cực đại trên chu vi của hình chữ nhật
ABCD?
A. 11. B. 8. C. 7. D. 10.
1. B 2. B

78
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
4. Đoạn thẳng CD cắt qua và ⊥ AB
C

A I
B

D
* Tổng quát:
Bước 1: Tính số điểm trên từng đoạn CI và DI
Bước 2: Cộng hai giá trị.
* Nếu I là trung điểm của CD:
Bước 1: Tính số điểm trên đoạn CI.
Bước 2: Nhân đôi số điểm.
* Chú ý: Nếu có điểm trùng vào I, ta chỉ được tính điểm đó 1 lần.

Ví dụ 1. (3) Trên mặt nước có hai nguồn sóng A và B, cách nhau 10 cm dao động
ngược pha, theo phương vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 0,5 cm.
C và D là 2 điểm khác nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho MA
= 3 cm và MC = MD = 4 cm. Số điểm dao động cực đại và cực tiểu trên CD lần lượt

A. 3 và 2. B. 2 và 3. C. 4 và 3. D. 3 và 4.
Hướng dẫn:
C
Số điểm cực đại, cực tiểu trên CD bằng 2 lần số cực
5
đại, cực tiểu trên CM 4
CA = √AB2 +CM 2 = 5(cm) A B
{ 3 M
CB = √BM 2 + CM 2 ≈ 8,06(cm)
Đây là trường hợp hai nguồn kết hợp ngược pha D
điều kiện cực đại: d1 − d2 = (k − 0,5)λ và cực
tiểu: d1 − d2 = mλ
Thay vào điều kiện thuộc CM: MA − MB ≤ d1 − d2 ≤ CA − CB suy ra:
−7,5 ≤ k ≤ −5,62 ⇒ k = −6, −7 → Có 2 cực đại
→{
−8 ≤ m ≤ −6,12 ⇒ m = −8, −7 → Có 2 cực tiểu trong đó có 1 cực tiểu tại M
→ Trên CD: Số cực đại là 2x2=4
Số cực tiểu là: 1x2+1=3
Đáp án C.

79
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. (2) Trên mặt nước tại 2 điểm cách nhau 8 cm có hai nguồn phát sóng cơ
giống nhau, bước sóng là 1,2 cm. Số đường cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn
là:
A. 13. B. 11. C. 12. D. 14.
Câu 2. (2) Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm A, B cách nhau 8,2 cm, người ta
đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần
số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30
cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực
đại trên đoạn AB là
A. 8. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 3. (2) Hai điểm S1, S2 trên mặt chất lỏng, cách nhau 18,5 cm, dao động cùng
phương cùng pha với tần số 20 Hz. Tốc độ truyền sóng là 1,2 m/s . Giữa S1 và S2 có
số gợn sóng hình hypebol có biên độ dao động cực tiểu là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 4. (2) Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 10 cm có hai nguồn
phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(10πt); u2 = bcos(10πt +
π). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 20 (cm/s). Tìm số cực tiểu trên đoạn AB.
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Câu 5. (2) Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 10 cm có hai nguồn
phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(10πt); u2 = bcos(10πt +
π). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 20 (cm/s). Tìm số cực đại trên đoạn AB.
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3
Câu 6. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn AB cách nhau
16 cm dao động cùng pha với tần số 20 Hz, tốc độ truyền sóng trên mặt nước 40
cm/s. Hai điểm M, N trên AB sao cho MA = 2 cm; NA = 12,5 cm. Số điểm dao động
cực tiểu trên đoạn thẳng MN là
A. 11 điểm. B. 8 điểm. C. 9 điểm. D. 10 điểm.
Câu 7. (2 ) Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 15 cm có hai nguồn
+

phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(40πt); u2 = bcos(40πt).
Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 40 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB
sao cho AE = EF = FB. Tìm số cực đại trên đoạn EF.
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 8. (2 ) Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 15 cm có hai nguồn
+

phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(40πt); u2 = bcos(40πt +
π). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 40 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn
AB sao cho AE = EF = FB. Tìm số cực đại trên đoạn EF.
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

80
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 9. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt chất lỏng hai nguồn kết hợp
A, B cách nhau 4 cm dao động cùng pha, tạo ra sóng có bước sóng 2 mm. Điểm M
trên trên mặt chất lỏng thuộc trung trực của AB sao cho tam giác AMB đều. Số điểm
dao động cực tiểu trên đoạn MB là
A. 14. B. 20. C. 18. D. 26.
Câu 10. (2 ) Tại 2 điểm trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng A và B có phương
+

trình u = acos(40πt) (cm), tốc độ truyền sóng là 50 cm/s, A và B cách nhau 11 cm.
Gọi M là điểm trên mặt nước có MA = 11 cm và MB = 5 cm. Số vân giao thoa cực
đại trên đoạn AM là
A. 9. B. 2. C. 6. D. 7.
Câu 11. (2 ) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn kết hợp A,
+

B dao động cùng pha với tần số 10 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s.
Hai điểm M, N trên mặt nước có MA = 14,8 cm, MB = 20,5 cm, NA = 32,2 cm, NB =
24 cm. Số đường dao động cực đại giữa M và N là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 12. (2+) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng phương cùng pha A và B
cách nhau 8 cm. Biết bước sóng lan truyền 1 cm. Gọi C và D là hai điểm trên mặt
nước sao cho ABCD là hình chữ nhật có cạnh BC = 6 cm. Tính số điểm dao động với
biên độ cực tiểu trên đoạn CD.
A. 8 B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 13. (2 ) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn kết hợp A,
+

B dao động cùng pha tạo ra các sóng kết hợp lan truyền trên mặt nước với bước
sóng 2 cm. Hai điểm M, N trên mặt nước nằm trong vùng giao thoa có MA =15 cm,
MB = 20 cm, NA = 32 cm, NB = 24,5 cm. số đường dao động cực đại giữa M và N là
A. 4 đường B. 7 đường C. 5 đường D. 6 đường
Câu 14. (2 ) Hai điểm M, N nằm trong miền giao thoa nằm cách các nguồn sóng
+

những đoạn bằng d1M = 10 cm; d2M = 35 cm và d1N = 30 cm; d2N = 20 cm. Các nguồn
phát sóng đồng pha với bước sóng 3 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên
đoạn MN là
A. 10. B. 11. C. 9. D. 12.
Câu 15. (2 ) Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp cùng phương, ngược pha A
+

và B cách nhau 20 cm. Biết bước sóng lan truyền 1,5 cm. Điểm N trên mặt chất lỏng
có cạnh AN = 12 cm và BN = 16 cm. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên
đoạn AN là
A. 17. B. 11. C. 16. D. 9.
Câu 16. (2+) Hai nguồn kết hợp cùng pha A, B cách nhau 4 cm đang cùng dao động
vuông góc với mặt nước. Xét một điểm C trên mặt nước không dao động cách A, B
lần lượt là 5 cm và 6,5 cm, giữa C và trung trực của AB còn có một đường cực đại.
Số điểm không dao động trên BC (trừ C) là bao nhiêu?

81
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
A. 5 đường. B. 6 đường. C. 4 đường. D. 8 đường.
Câu 17. (2 ) Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một
+

khoảng X trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x << R) và đối xứng qua
tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng λ và x = 5,6λ.
Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn là
A. 11 điểm B. 20 điểm C. 22 điểm D. 10 điểm
Câu 18. (2 ) Trên mặt nước có hai nguồn sóng cơ AB cách nhau 21 cm dao động
+

theo các phương trình u1 = acos(4πt); u2 = bcos(4πt + π), với t đo bằng giây, lan
truyền trong môi trường với tốc độ 12 (cm/s). Tìm số điểm dao động cực tiểu trên
đường elíp thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm
A. 14 B. 12 C. 6 D. 7
Câu 19. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách
nhau 15 cm dao động cùng pha. Điểm M trên AB gần trung điểm O của AB nhất, cách
O là 1,5 cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm
O, đường kính 20 cm trên mặt nước là
A. 18 điểm. B. 16 điểm. C. 32 điểm. D. 17 điểm.
Câu 20. (2+) Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách
nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và
uB = 2cos(40πt + π) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng
trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng,
số điểm dao động với biên độ cực đại trên hình vuông AMNB là
A. 26. B. 52. C. 27. D. 54.
Câu 21. (2 ) Trong thí nghiêm giao thoa sóng nước, hai nguồn AB cách nhau 11,3
+

cm dao động cùng pha có bước sóng 2 cm. Số điểm có biên độ cực đại quan sát được
trên đường tròn tâm I (là trung điểm của AB) bán kính 2,5 cm là
A. 11 điểm. B. 22 điểm. C. 10 điểm. D. 12 điểm.
Câu 22. (2 ) Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B
+

cách nhau 8 cm dao động cùng pha cùng tần số 20 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên
mặt nước là 30 cm/s. Một đường tròn có tâm tại trung điểm O của AB, nằm trong
mặt phẳng chứa các vân giao thoa, bán kính 3 cm. Số điểm dao động cực đại trên
đường tròn là
A. 9. B. 14. C. 16. D. 18.
Câu 23. (2 ) Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống nhau A và B, cách nhau khoảng
+

AB = 10 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 0,5
cm. C và D là 2 điểm khác nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho
MA = 3 cm và MC = MD = 4 cm. Số điểm dao động cực đại trên CD?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 24. (2+) Tại hai điểm A, B cách nhau 13 cm trên mặt nước có hai nguồn đồng
bộ, tạo ra sóng mặt nước có bước sóng là 1,2 cm. M là điểm trên mặt nước cách A

82
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
và B lần lượt là 12 cm và 5 cm. N đối xứng với M qua AB. Số hyperbol cực đại cắt
đoạn MN là
A. 0 B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 25. (2 ) Trên mặt thoáng của chất lỏng, hai nguồn kết hợp A và B dao động
+

ngược pha cách nhau 10 cm. sóng tạo thành trên mặt chất lỏng lan truyền với bước
sóng 0,5 cm. Gọi O là điểm nằm trên đoạn AB sao cho OA =3 cm và M, N là hai điểm
trên bề mặt chất lỏng sao cho MN vuông góc với AB tại O và OM = ON = 4 cm. Số
điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

ĐÁP ÁN
1. A 2. D 3. D 4. A 5. C 6. A 7. C 8. B 9. B 10. D
11. B 12. A 13. D 14. D 15. B 16. A 17. C 18. A 19. A 20. B
21. C 22. C 23. B 24. C 25. C

83
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Dạng 3. Bài toán cực trị khoảng cách trong giao thoa

1. Điểm nằm trên đoạn AB


Bước 1: Tìm điều kiện của M có biên độ A0
Bước 2: Xác định k để điểm M gần nhất hoặc xa nhất với một điểm, đường thẳng.
Từ đó suy ra giá trị của MA − MB thỏa mãn điều kiện biên độ A0 và điều kiện cực
trị.
Bước 3: Xử lý tính chất hình học của MA và MB tương ứng với các dạng hình sau.

A B
M
Tổng quát: MA + MB = AB

Ví dụ 1. (2+) Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn A và B đồng bộ cách nhau 4,5 cm.
Bước sóng lan truyền 1,2 cm. Điểm cực đại trên khoảng OB cách O gần nhất và xa
nhất lần lượt là:
A. 0,5 cm và 1,5 cm. B. 0,6 cm và 1,8 cm. C. 1 cm và 2 cm. D. 0,2 cm và 2 cm.
Hướng dẫn:
Hai nguồn kết hợp cùng pha (O là cực đại), cực tiểu thuộc OB:
λ
λ x min =
x=k { 2
2 λ
xmax = n
2
AB 4,5
Với n là số nguyên lớn nhất thỏa mãn n < = = 3,75 ⇒ n = 3
λ 1,2
x = 0,6 cm
⇒ { min
xmax = 3. 0,6 = 1,8 cm
Đáp án B.

84
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
2. Điểm nằm trên tia Bz ⊥ AB

P xa B nhất ⇒ (PA − PB) min → 0

Q gần B nhất ⇒ (QA − QB)max → AB


A O
B

* Tổng quát:
AB2 m
MA − MB = m MA = +
MA − MB = m 2
AB ⇒ 2m 2
{ 2 2 2 ⇒ { 2
MA − MB = AB MA + MB = AB m
m MB = −
{ 2m 2

Ví dụ 1. (3+) Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B (AB = 16
cm) dao động cùng biên độ, cùng tần số 25 Hz, cùng pha, coi biên độ sóng không
đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 80 cm/s. Xét các điểm ở mặt chất lỏng nằm trên
đường thẳng vuông góc với AB tại B, dao động với biên độ cực đại, điểm cách B xa
nhất và gần nhất lần lượt bằng
A. 39,6 m và 3,6 cm. B. 80 cm và 1,69 cm.
C. 38,4 cm và 3,6 cm. D. 79,2 cm và 1,69 cm.
Hướng dẫn:
v
Bước sóng: λ = = 3,2 cm
f
d1 − d2 = λ
d − d2 = 3,2 d = 41,6 cm
∗ Cực đại xa B nhất: { AB2 ⇒ { 1 ⇒{ 1
d1 + d2 = d1 + d2 = 80 d2 = 38,4 cm
λ
d1 − d2 = nmax λ
∗ Cực đại gần B nhất: { AB2
d1 + d2 =
nmax λ
AB
Với nmax < = 5 ⇒ nmax = 4
λ
d1 − d2 = nmax λ
d − d2 = 12,8 d = 16,4 cm
⇒{ AB2 ⇒ { 1 →{ 1
d1 + d2 = d1 + d2 = 20 d2 = 3,6 cm
nmax λ
Đáp án C.

85
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
3. Điểm bất kì nằm ngoài AB
Điều kiện:
h = const
[ 𝑑
x = const M I
Tổng quát:

MA = √MH 2 + AH 2 ℎ
{
MB = √MH 2 + BH 2
A O 𝑥 H B

⇒ MA − MB = √MH 2 + AH 2 − √MH 2 + (AB − AH)2

Ví dụ 1. (3+) Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại A,
B trên mặt nước. Khoảng cách hai nguồn là AB = 16 cm. Hai sóng truyền đi có bước
sóng 4 cm. Trên đường thẳng xx' song song với AB, cách AB một khoảng 8 cm, gọi
C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến
điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx' là
A. 1,42 cm. B. 1,50 cm. C. 2,15 cm. D. 2,25 cm.
Hướng dẫn:
λ
Điều kiện cực tiểu: d1 − d2 = (2k + 1)
2
λ
Do M nằm gần C nhất → k = 0 → d1 − d2 = =2
2
d1 = √MH 2 + AH 2 𝑥 𝑥′
Ta có: { C M
d2 = √MH 2 + (AB − AH 2 )

→ √MH 2 + AH 2 − √MH 2 + (AB − AH 2 ) = 2


A
→ √82 + AH 2 − √82 + (16 − AH)2 = 2 O H B

→ AH = 9,42 cm.
→ CM = AH − AO = 1,42 cm.
Đáp án A

86
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. (3) Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn A và B cách nhau 5 cm, có phương
trình lần lượt là: u1 = 5cosπt cm và u2 = 5cosπt cm. Bước sóng lan truyền 2 cm.
Điểm cực đại trên khoảng AO cách A gần nhất và xa nhất lần lượt là
A. 0,5 cm và 1,5 cm. B. 0,2 cm và 1,5 cm.
C. 0,5 cm và 2 cm. D. 0,2 cm và 2 cm.
Câu 2. (3) Trên bề mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B ngược pha cách nhau 6
cm. Bước sóng lan truyền 1,5 cm. Điểm cực tiểu trong khoảng AO cách O gần nhất
và xa nhất lần lượt là
A. 0,75 cm và 2,25 cm. B. 0,375 cm và 1,5 cm.
C. 0,375 cm và 2,625 cm. D. 0,75 cm và 1,5 cm.
Câu 3. (3) Hai loa nhỏ giống nhau tạo thành hai nguồn kết hợp cùng pha đặt cách
nhau AB = 5 m phát ra âm có tần số f = 440 Hz với tốc độ truyền âm là v = 330 m/s.
Tại M người nghe được âm to nhất lần thứ hai khi đi từ A đến B. Khoảng cách AM là
A. 0,625 m. B. 0,25 m. C. 1,25 m. D. 0,75 m.
Câu 4. (3) Hai loa nhỏ giống nhau tạo thành hai nguồn kết hợp cùng pha đặt cách
nhau AB = 5 m phát ra âm có tần số f = 440 Hz với tốc độ truyền âm là v = 330 m/s.
Tại M người nghe được âm nhỏ nhất lần thứ ba khi đi từ A đến B. Khoảng cách AM

A. 0,625 m. B. 0,25 m. C. 1,25 m. D. 0,8125 m.
Câu 5. (3+) Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 3 cm
dao động cùng phương, cùng pha, phát ra hai sóng kết hợp với bước sóng 1 cm. Tại
một điểm Q nằm trên đường thẳng qua A, vuông góc với AB cách A một đoạn x. Nếu
Q nằm trên vân cực đại thì x có giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
A. 4 cm. B. 8,75 cm. C. 1,5 cm. D. 2 cm.
Câu 6. (3 ) Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, tại hai điểm A, B cách nhau 10
+

cm, người ta tạo ra hai nguồn dao động đồng bộ với tần số 40 Hz. Tốc độ truyền
sóng trên mặt nước là 0,6 m/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường thẳng đi
qua A và vuông góc với AB. Điểm dao động với biên độ cực đại cách A một đoạn nhỏ
nhất là bao nhiêu?
A. 1,12 cm. B. 1,06 cm. C. 1,24 cm. D. 1,45 cm.
Câu 7. (3 ) Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B dao động
+

đồng pha, cách nhau một khoảng AB = 40 cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có
bước sóng 20 cm. Xét điểm M trên mặt chất lỏng nằm trên đường thẳng vuông góc
với AB tại A. Đoạn AM có giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có dao động với
biên độ cực đại?
A. 50 cm. B. 40cm. C. 30 cm. D. 20 cm.
Câu 8. (3 ) Biết A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau cách nhau 4 cm. C là một
+

điểm trên mặt nước, sao cho AC⊥AB. Giá trị lớn nhất của đoạn AC để C nằm trên

87
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
đường cực đại giao thoa là 4,2 cm. Bước sóng có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 0,8 cm. B. 3,2cm. C. 2,4 cm. D. 1,6 cm.
Câu 9. (3 ) Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 3 cm
+

dao động cùng phương, ngược pha, phát ra hai sóng kết hợp với bước sóng 1 cm.
Tại một điểm P nằm trên đường thẳng qua A, vuông góc với AB cách A một đoạn x.
Nếu P nằm trên vân cực đại thì x có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?
A. 0,55 cm. B. 2,0 cm. C. 1,5 cm. D. 0,5cm.
Câu 10. (3 ) Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100 (cm)
+

dao động ngược pha, cùng chu kì 0,1 s. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 3
m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B dao động với biên
độ cực tiểu. Điểm M cách B một đoạn lớn nhất là
A. 325,8 cm. B. 88,6 cm. C. 10,6 cm. D. 151,7 cm.
Câu 11. (3+) Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B (AB =16
cm) dao động cùng biên độ, cùng tần số 25 Hz, cùng pha, coi biên độ sóng không
đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 80 cm/s. Xét các điểm ở mặt chất lỏng nằm trên
đường thẳng vuông góc với AB tại B, dao động với biên độ cực tiểu, điểm cách B xa
nhất và gần nhất lần lượt bằng
A. 39,6 m và 3,6 cm. C. 38,4 cm và 3,6 cm.
B. 80 cm và 1,69 cm. D. 79,2 cm và 1,69 cm.
Câu 12. (3 ) Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại A, B
+

trên mặt nước. Khoảng cách hai nguồn là 8 cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng 2 cm.
Trên đường thẳng xx’ song song với AB, cách 2 cm, khoảng cách ngắn nhất giữa giao
điểm C của xx’ với đường trung trực của AB đến điểm dao động với biên độ cực tiểu
trên xx’ là:
A. 0,56 cm. B. 0,52 cm. C. 1,00 cm. D. 0,64 cm.
Câu 13. (3 ) Hai nguồn sóng AB cách nhau 1m dao động cùng pha với bước sóng
+

0,5 m. I là trung điểm AB. P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I là 1
m. Gọi d là đường thẳng qua P và song song với AB. Điểm M thuộc d và gần P nhất
dao động với biên độ cực đại. Tìm khoảng cách MP.
A. 0,63 m. B. 0,29 m. C. 0,65 m. D. 0,5 m.
Câu 14. (3 ) Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại A,
+

B trên mặt nước. Khoảng cách hai nguồn là AB = 16 cm. Hai sóng truyền đi có bước
sóng 3 cm. Trên đường thẳng xx' song song với AB, cách AB một khoảng 8 cm, gọi
C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB. Khoảng cách xa nhất từ C đến
điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên xx' là
A. 24,25 cm. B. 12,45 cm. C. 22,82 cm. D. 28,75 cm.
ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. A 4. D 5. A 6. B 7. C 8. D 9. A 10. D
11.D 12. A 13. A 14.C

88
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Dạng 4. Phương trình giao thoa sóng

Câu 1. (2+) Trong hiện tượng giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B
dao động cùng pha phát ra sóng có bước sóng 6,0 cm. Tại điểm M nằm trên đoạn
AB với MA = 7,0 cm, MB = 9,0 cm, biên độ sóng do mỗi nguồn gửi tới đó đều bằng
2,0 cm. Biên độ dao động tổng hợp của phần tử nước tại M bằng
A. 2√2 cm. B. 4 cm. C. 2√3 cm. D. 2 cm.
Câu 2. (2 ) Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt nước có hai nguồn phát sóng giống nhau,
+

cùng dao động với biên độ A. Bước sóng là 15 cm. Điểm M cách S1 là 25 cm, cách S2
là 5 cm sẽ dao động với biên độ là
A. A√2. B. A. C. 2A. D. 0.
Câu 3. (2+) Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng dao động
với phương trình: u = acos100πt (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 40
cm/s. Xét điểm M trên mặt nước có AM = 9 cm và BM = 7 cm. Hai dao động tại M
do hai sóng từ A và B truyền đến là hai dao động
A. cùng pha. B. ngược pha. C. lệch pha 90°. D. lệch pha 120°.
Câu 4. (2 ) Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp cùng pha có biên độ A và
+

2A dao động vuông góc với mặt thoáng chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với
biên độ không thay đổi thì tại một điểm cách hai nguồn lần lượt là 12,75λ và 7,25λ
sẽ có biên độ bằng ?
A. 0. B. A C. 2,5A D. 3A
Câu 5. (2 ) Tại hai điểm A và B trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp ngược pha
+

nhau, biên độ lần lượt là 4 cm và 2 cm, bước sóng là 10 cm. Coi biên độ không đổi
khi truyền đi. Điểm M cách A 25 cm, cách B 35 cm sẽ dao động với biên độ bằng
A. 0 cm. B. 6 cm. C. 2 cm D. 8 cm.
Câu 6. (2 ) Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn
+

sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = acosωt và
uB = acos(ωt + π). Biết tốc độ và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong
quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn
trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng
A. 0. B. 0,5a. C. a. D. 2a.
Câu 7. (3) Hai điểm S1, S2 trên mặt một chất lỏng dao động cùng pha với pha ban
đầu bằng 0, biên độ 1,5 cm và tần số f = 20 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất
lỏng là 1,2 m/s. Điểm M cách S1, S2 các khoảng lần lượt là 30 cm và 36 cm dao động
với phương trình:
A. u = 1,5 cos(40πt − 11π) cm. B. u = 3 cos(40πt − 11π) cm.
B. u = −3 cos(40πt + 10π) cm. D. u = 3 cos(40π − 10π) cm.

89
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 8. (3+) Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn dao động A và B có phương trình
lần lượt: u1 = u2 = 5√3cos40πt cm, tốc độ truyền sóng là 60 cm/s. Hai điểm M1 và
M2 trên AB cách trung điểm I của AB lần lượt là 0,25 cm và 1 cm. Tại thời điểm t li
độ của điểm M1 là −3 cm và đang tăng thì vận tốc dao động tại M2 là
A. −48π√3 cm/s. B. 240π√2 cm/s. C. 40π√2 cm/s. D. 48π√2cm/s
Câu 9. (2 ) Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1S2 dao
+
π 5π
động với phương trình u1 = 1,5 cos (50πt − 6 ) cm và u2 = 1,5 cos (50πt + ) cm.
6
Biết vận tốc trên sóng trên mặt nước là 1 m/s. Tại điểm M trên mặt nước cách S1
một đoạn bằng d1 = 10 cm và cách S2 một đoạn d2 = 17 cm có biên độ sóng tổng
hợp bằng:
A. 1,5√3 cm. B. 3 cm. C. 1,5√2 cm. D. 0 cm
Câu 10. (3) Hai nguồn sóng trên mặt nước giống hệt nhau A và B cách nhau 8 cm.
Biên độ dao động của chúng là 4 cm. Khi đó trên mặt nước tại vùng giữa A và B
người ta quan sát thấy 5 gợn lồi và những gợn này cắt đoạn AB thành 6 đoạn mà
hai đoạn đầu chỉ dài bằng một nửa các đoạn còn lại. Tính biên độ dao động tại M
trên mặt nước cách A và B lần lượt 8 cm và 8,8 cm.
A. 4cm. B. 4√3 cm. C. 2√3 cm. D. 4√2 cm.
ĐÁP ÁN
1. D 2. B 3. B 4. B 5. C 6. A 7.D 8.B 9. D 10.D

90
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

BÀI 2. GIAO THOA ÁNH SÁNG

THÍ NGHIỆM GIAO THOA ÁNH SÁNG CỦA YOUNG:

Hình ảnh thu được trên màn:


- Vân trung tâm là vân sáng.
- Các vân sáng và vân tối xen kẽ đều đặn nhau.

S
1
i
S
a

S
2

91
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp là i. i được gọi là khoảng
vân.
𝜆𝐷
𝑖=
𝑎
Trong đó: a là khoảng cách giữa hai khe: a = S1 S2 (mm)
D là khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát. (m)
λ là bước sóng của ánh sáng (μm)
i là khoảng vân (mm)
⇒ Nếu đo được a, D và i thì sẽ xác định được bước sóng λ theo công thức:
𝑎𝑖
𝜆=
𝐷

92
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1. Khoảng vân, vị trí vân

λD
Khoảng vân: i =
a
ax
Vị trí của vân sáng: d2 − d1 = = kλ ⇔ x = k. i
D
k = 0 → Vân sáng trung tâm: x = 0
k = +1 → Vân sáng bậc 1: x = ±i
k = ±2 → Vân sáng bậc 2: x = ±2i
……………
k = ±n → Vân sáng bậc n: x = ±ni
ax
Vân tối: d2 − d1 = = (k − 0,5)λ ⇔ x = (k − 0,5)i
D
k = 0 hoặc k = −1 → Vân tối thứ 1: x = ±0,5i
k = 1 hoặc k = −2 → Vân tối thứ 2: x = ±1,5i
…………….
k = n − 1 hoặc k = −n → Vân tối thứ n: x = ±(k − 0,5)i

Ví dụ 1. (2) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu
bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân
tối thứ tư (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe
S1, S2 đến M có độ lớn bằng
A. 3,5λ. B. 3 λ. C. 2,5 λ. D. 2 λ.
Hướng dẫn:
Vân tối thứ 4 thì hiệu đường đi: d2 − d1 = (4 − 0,5)λ = 3,5λ
Đáp án A.
Ví dụ 2. (2) Trong thí nghiệm giao thoa I - âng khoảng cách hai khe là 5 mm
khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 2 m. Giao thoa với ánh
sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 µm. Tìm vị trí vân sáng bậc 3 trên màn
ảnh.
A. ±0,696 mm. B. ±0,812 mm. C. 0,696 mm. D. 0,812 mm.
Hướng dẫn:
λD 0,58.2
Khoảng vân: i = = = 0,232 mm
a 5
Vị trí vân sáng bậc 3: x = ± 3i = ±0,696 mm
Đáp án A.

93
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Ví dụ 3. (2) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng người ta sử dụng ánh sáng
đơn sắc. Giữa hai điểm M và N trên màn cách nhau 9 (mm) chỉ có 5 vân sáng mà
tại M là một trong 5 vân sáng đó, còn tại N là vị trí của vân tối. Xác định vị trí vân
tối thứ 2 kể từ vân sáng trung tâm.
A. 3 mm. B. +0,3 mm. C. +0,5 mm. D. +5 mm.
Hướng dẫn:
9
Khoảng cách giữa M và N là: Δx = 4i + 0,5i ⇒ i = = 2(mm)
4,5
2
Vị trí vân tối bậc 2: x2 = (2.1 + 1). = 3 mm
2
Đáp án A.
Ví dụ 4. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách từ khe đến màn là 1 m,
khoảng cách giữa 2 khe là 1,5 mm, ánh sáng đơn sắc sử dụng có bước sóng 0,6 µm.
Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 ở bên này và vân tối thứ 5 ở bên kia so với vân
sáng trung tâm là:
A. 1 mm. B. 2,8 mm. C. 2,6 mm. D. 3 mm.
Hướng dẫn:
λD 0,6.1
Ta có: i = = = 0,4 mm
a 1,5
L = xs2 + |xt5 | = 2i + 4,5i = 2,6(mm)
Đáp án C.
Ví dụ 5. (2+) Trong thí nghiệm lâng (Y−âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc,
hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,875 m.
Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng
trong thí nghiệm này bằng
A. 0,48 µm. B. 0,40 µm. C. 0,60 µm. D. 0,76 µm.
Hướng dẫn:
3,6
Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp: L = 4i → i = = 0,9 mm
4
ai 0,9.1
λ = = = 0,48 μm
D 1,875
Đáp án A.
▪ Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, khoảng cách giữa
hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trên màn, người ta đo
khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 cùng phía so với vân trung tâm
là 4,5 mm. Bước sóng dùng trong thì nghiệm là
94
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
A. λ = 0,4µm. B. λ = 0,5µm. C. λ = 0,6µm. D. λ = 0,45µm.
Câu 2. (2 ) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng: khoảng cách hai
+

khe 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên đoạn PQ nằm
trên màn quan sát đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm có 11 vân sáng, tại P và
Q là hai vân sáng. Biết khoảng cách PQ là 3 mm. Bước sóng do nguồn phát ra nhận
giá trị
A. λ = 0,65 µm. B. λ = 0,5 µm. C. λ = 0,6 µm. D. λ = 0,45 µm.
1.C 2.D

Ví dụ 6. (2+) Trong một thí nghiệm giao thoa I - âng, khoảng cách hai khe là
1,2mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 2m. Người ta
chiếu vào khe I - âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Xét tại hai điểm
M và N trên màn có tọa độ lần lượt là 6 mm và 15,5 mm là vị trí vân sáng hay vân
tối
A. M sáng bậc 2; N tối thứ 16. B. M sáng bậc 6; N tối thứ 16.
C. M sáng bậc 2; N tối thứ 9. D. M tối 2; N tối thứ 9.
Hướng dẫn:
xM
λD −6
0,6.10 . 2 = 6 ⇒ Vân sáng bậc 6
i = = = 1(mm) ⇒ { i
a 1,2.10−3 x
= 15,5 ⇒ Tối thứ 15,5 + 0,5 = 16
i
Đáp án B
▪ Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các
bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 720 nm, λ2 = 540 nm, λ3 = 432 nm và λ4 =
360 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai
khe bằng 1,08 µm có vân
A. sáng bậc 2 của bức xạ λ4. B. tối thứ 3 của bức xạ λ1.
C. sáng bậc 3 của bức xạ λ4. D. sáng bậc 3 của bức xạ λ2.
Câu 2. (3) Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng 750 nm truyền đến một
cái màn tại một điểm mà hiệu đường đi hai nguồn sáng là 0,75 µm. Tại điểm này
quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng 500 nm?
A. Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác.
B. Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa.
C. Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa.
D. Cả hai trường hợp đều quan sát thấy cực tiểu.
1.C 2.B

95
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Dạng 2. Số vân trên miền giao thoa L và trên một đoạn

vân sáng: x = ki
− Điều kiện để có { i L/2
vân tối: x = (2k + 1)
2
→ Số vân trên miền giao thoa L
L L L L
− Số vân sáng: − ≤ ki ≤ → − ≤ k ≤
2 2 2i 2i
L i L L 1 L 1
− Số vân tối: − ≤ (2k + 1) ≤ ⇒ − − ≤ k ≤ −
2 2 2 2i 2 2i 2
L
Ns = 2 [ ] + 1
− Công thức tính nhanh: 2i
L 1
Nt = 2 [ + ]
2i 2
→ Số vân trên đoạn MN trong miền giao thoa.
Trường hợp 1. M, N cùng phía so với vân trung tâm: xM ≤ x ≤ xN
− Số vân sáng: xM ≤ ki ≤ xN
i
− Số vân tối: xM ≤ (2k + 1) ≤ xN
2
Trường hợp 2. M, N khác phía so với vân trung tâm: −xM ≤ x ≤ xN
− Số vân sáng: − xM ≤ ki ≤ xN
i
− Số vân tối: − xM ≤ (2k + 1) ≤ xN
2

Ví dụ 1. (2) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai
khe là 0,5 mm. khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng
đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 µm. Vùng giao thoa trên màn
rộng 25,8 mm (vân trung tâm ở chính giữa), số vân sáng là:
A. 15. B. 17. C. 13. D. 11.
Hướng dẫn:
λD
Khoảng vân: i = = 2 mm
a

L 25,8
Số vân sáng: Ns = 2 [ ] + 1 = 2 [ ] + 1 = 2.6 + 1 = 13
2i 2.2
Đáp án C.
▪ Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) (ĐH−2010) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe
được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa hai khe
là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m, bề

96
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
rộng miền giao thoa là 1,25 cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao
thoa là
A. 19 vân. B. 17 vân. C. 15 vân. D. 21 vân.
Câu 2. (3) Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, trong khoảng rộng 2,5
mm trên màn có 3 vân tối biết một đầu là vân tối còn một đầu là vân sáng. Biết bề
rộng trường giao thoa 8,1 mm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao
thoa là
A. 19. B. 17. C. 16. D. 15.
1.B 2.B

Ví dụ 2. (2) Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc trên màn chỉ
quan sát được 21 vạch sáng mà khoảng cách giữa hai vạch sáng đầu và cuối là 40
mm. Tại hai điểm M, N là hai vị trí của hai vân sáng trên màn. Hãy xác định số vân
sáng trên đoạn MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 24 mm.
A. 40. B. 41. C. 12. D. 13.
Hướng dẫn:
Khoảng cách giữa 21 vân sáng: L = 20i = 40mm → i = 2 mm
Do M và N đều là 2 vân sáng nên:
MN
⇒ Ns = + 1 = 13
i
Đáp án D
Ví dụ 3. (2+) Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, trên màn quan sát hai vân sáng đi
qua hai điểm M và P. Biết đoạn MP dài 7,2 mm đồng thời vuông góc với vân trung
tâm và số vân sáng trên đoạn MP nằm trong khoảng từ 11 đến 15. Tại điểm N
thuộc MP, cách M một đoạn 2,7 mm là vị trí của một vân tối. số vân tối quan sát
được trên MP là
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.
Hướng dẫn:
Số vân sáng trên đoạn MP:
MP
11 < NNP = + 1 < 15 ⇒ 0,514(mm) < i < 0,72(mm)
i
Vì M vân sáng và N là vân tối nên: MN = (n + 0,5)i
⇒ 2,7 = (n + 0,5)i
2,7 0,514<i<0,72
⇒i = → 3,25 < n < 4,75
n + 0,5

97
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
2,7
⇒n = 4⇒i = = 0,6(mm)
4 + 0,5
MP 7,2
Số vân tối trên đoạn MP: Nt = = = 12
i 0,6
Đáp án B.
▪ Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) (ĐH−2012) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng
phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1. Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN
dài 20 mm (MN vuông góc với hệ vân giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của
hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 5λ1/3
thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn MN lúc này là
A.7. B. 5. C. 8. D. 6.
Câu 2. (3) Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao
thoa là 0,5 mm. Tại hai điểm M, N trên màn cách nhau 18,2 mm trong đó tại M là vị
trí vân sáng. Số vân tối trên đoạn MN là
A. 36. B. 37. C. 41. D.15.
Câu 3. (3) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu
sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2 mm. Trong khoảng giữa
hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân
trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được?
A. 2 vân sáng và 2 vân tối. B. 3 vân sáng và 2 vân tối.
C. 2 vân sáng và 3 vân tối. D. 2 vân sáng và 1 vân tối.
Câu 4. (3) Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe I−âng, hai khe cách
nhau 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát là 2 m. Ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ = 0,5 µm. Cho M và N là hai điểm nằm trong trường giao thoa, chúng
nằm khác phía nhau so với vân chính giữa, có OM = 12,3 mm, ON = 5,2 mm. số
vân sáng và số vân tối trong đoạn MN là
A. 35 vân sáng, 35 vân tối. B. 36 vân sáng, 36 vân tối.
C. 35 vân sáng, 36 vân tối. D. 36 vân sáng, 35 vân tối.
Câu 5. (3) (THPTQG − 2017) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng
đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, hai điểm M
và N nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 5,9
mm và 9,7 mm. Trong khoảng giữa M và N có số vân sáng là
A. 7. B. 9. C. 6. D. 8.
1. A 2. A 3. A 4. A 5. A

98
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Dạng 3. Thay đổi các tham số a và D

Ví dụ 1. (3) Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước
sóng λ, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe
hẹp đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát tại điểm M cách vân sáng trung
tâm 5mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn
bằng 0,3 mm sao cho vị trí vân sáng không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá
trị của λ bằng?
A. 0,60 µm. B. 0,50 µm. C. 0,45 µm. D. 0,75 µm.
Hướng dẫn:
λD λD
Vì bậc vân tăng nên a tăng thêm: xM = 5 = 6
a a + 0,2
5 6 axM
= ⇒ a = 1,5(mm) ⇒ λ = = 0,75.10−6 (m)
a a + 0,3 5D
Đáp án D
▪ Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc xác định, thì
tại điểm M trên màn quan sát là vân sáng bậc 5. Sau đó giảm khoảng cách giữa hai
khe một đoạn bằng 0,2 mm thì tại M trở thành vân tối thứ 5 so với vân sáng trung
tâm. Ban đầu khoảng cách giữa hai khe là
A. 2,2 mm. B. 1,2 mm. C. 2 mm. D. 1 mm.
Đáp án C.
Ví dụ 2. (3) Trong thí nghiệm Y−âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc k, màn quan sát
cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 =
a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là
vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại
đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Δa thì tại M là?
A. vân tối thứ 9. B. vân sáng bậc 9. C. vân sáng bậc 7 D. vân sáng bậc 8
Hướng dẫn:
λD
xM = k
{ a − Δa ⇒ 1 = 3 a − Δa ⇒ Δa = 0,5a
λD a + Δa
xM = 3k
a + Δa
λD
xM = 4 k′
{ a ⇒1 = ⇒ k′ = 8
λD 4.2
xm = k′
a + 2Δa
Đáp án D.
99
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
▪ Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách hai khe là 1 mm. Giao
thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ thì tại điểm M có tọa độ 1,2
mm là vị trí vân sáng bậc 4. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 25 cm theo phương
vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân sáng bậc 3. Xác định bước
sóng.
A. 0,4 µm. B. 0,48 µm. C. 0,45 µm. D. 0,44 µm.
Câu 2. (3) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu
bằng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn
quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn
25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,75 mm.
Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,64 µm. B. 0,60 µm. C. 0,45 µm. D. 0,48 µm.
Câu 3. (3) Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách hai khe là 0,5 mm. Giao
thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. thì tại điểm M có tọa độ 1 mm
là vị trí vân sáng bậc 2. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 50/3 (cm) theo phương
vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân tối thứ 2. Tính bước sóng.
A. 0,4 µm. B. 0,5 µm. C. 0,6 µm. D. 0,64 µm.
1.A 2.B 3.B

Ví dụ 3. (3) Thực hiện thí nghiệm Y âng về giao thoa với ánh sáng có bước sóng λ.
Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 0,5 mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân
trung tâm 4,2 mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần
màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa
cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ ba thì khoảng dịch
màn là 0,6 m. Bước sóng λ bằng:
A. 0,6 µm. B. 0,5 µm. C. 0,7 µm. D. 0,4 µm.
Hướng dẫn:
λD
Vị trí điểm M: xM = 5i = 5. = 4,2.110−3 (m)(1)
a
Khi dịch màn ra xa 0,6m M trở thành vân tối lần thứ 3 thì
λ(D + 0,6)
xM = 2,5i′ hay xM = 2,5 = 4,2.10−3 (m)(2)
a
Từ (1) và (2) tính ra 5D = 2,5 (D + 0,6) ⇒ D= 0,6m
Thay vào (1) → λ = 0,7.10−6 (m)
Đáp án C

100
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
▪ Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Trong thí nghiệm giao thoa Y−âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì
khoảng vân là 1,5 mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe
lần lượt là D −ΔD và D + ΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là i và
2i. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D + 3ΔD thì khoảng
vân trên màn là:
A. 3 mm. B. 3,5 mm. C. 2 mm. D. 2,5 mm.
Đáp án A.

101
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Hiện tượng giao thoa ánh sáng xảy ra khi
A. có 2 chùm sáng từ 2 bóng đèn gặp nhau sau khi cùng đi qua một kính lọc sắc.
B. có ánh sáng đơn sắc.
C. khi có 2 chùm sóng ánh sáng kết hợp đan xen vào nhau.
D. có sự tổng hợp của 2 chùm sáng chiếu vào cùng một vị trí.
Câu 2. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng
A. có cùng tần số.
B. cùng pha.
C. đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi chậm.
D. có cùng tần số và hiệu số pha ban đầu của chúng không thay đổi.
Câu 3. Khoảng vân là
A. khoảng cách giữa hai vân sáng cùng bậc trên màn hứng vân.
B. khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn hứng vân.
C. khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp trên màn hứng vân.
D. khoảng cách từ vân trung tâm đến vân tối gần nó nhất.
Câu 4. Vị trí vân tối trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng được xác định bằng công
thức nào sau đây?
2kλD kλD kλD (2k+1)λD
A. x = B. x = C. x = D. x =
a 2a a 2a
Câu 5. Công thức tính khoảng vân giao thoa trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng

λD λa λD D
A. i = B. i = C. i = D. i =
a D 2a λa
Câu 6. Trong thí nghiệm Y-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí
cách vân sáng trung tâm là
A. i/4. B. i/2. C. i. D. 2i.
Câu 7. Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ
vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là
A. 6i. B. i. C. 7i. D. 12i.
Câu 8. Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ
vân sáng bậc 5 đến vân tối bậc 9 ở cùng một bên vân trung tâm là
A. 14,5i. B. 4,5i. C. 3,5i. D. 5,5i.
Câu 9. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe
sáng là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là D = 1 m, khoảng vân
đo được là i = 2 mm. Bước sóng của ánh sáng là
A. 0,4 μm. B. 4 μm. C. 0,4.10−3 μm. D. 0,4.10−4 μm.
Câu 10. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu
bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe

102
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ
của vân sáng bậc 3 là
A. ±9,6 mm. B. ±4,8 mm. C. ±3,6 mm. D. ±2,4 mm.
Câu 11. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe là 0,5 mm, khoảng
cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ánh là 1,5 m, bước sóng ánh sáng đơn
sắc dùng cho thí nghiệm là 0,59 μm. Tìm vị trí vân tối thứ 5 trên màn ảnh
A. ±7,812 mm. B. ±7,965 mm. C. 7,812 mm. D. 7,965 mm.
Câu 12. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc. Vân sáng bậc 5
trên màn cách vân trung tâm 10 mm. Hỏi vân tối thứ 3 cách vân trung tâm bao
nhiêu?
A. 1 mm. B. 3 mm. C. 5 mm. D. 6 mm.
Câu 13. Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, các khe cách nhau một khoảng
bằng 100 lần bước sóng ánh sáng đi qua khe. Khoảng cách từ hai khe đến màn là
đặt 50 cm. Khi đó khoảng cách giữa vân tối thứ 3 và vân sáng bậc 2 ở cùng một
phía của vân sáng trung tâm là
A. 7,5 mm. B. 5 mm. C. 2 mm. D. 2,5 mm.
Câu 14. Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng bằng hai khe Iâng, khoảng
cách giữa 2 khe 2 mm. Khoảng cách từ 2 khe đến màn 2 m. Người ta đo được
khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 3 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc
trong thí nghiệm là:
A. 0,6 μm. B. 0,5 μm. C. 0,4 μm. D. 0,65 μm.
Câu 15. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 1 mm, khoảng cách
hai khe đến màn 2 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc λ thì trên màn chỉ quan sát
được 11 vân sáng mà khoảng cách hai vân ngoài cùng cách nhau 8 mm. Xác định
λ?
A. 0,4 μm. B. 0,64 μm. C. 0,45 μm. D. 0,6 μm.
Câu 16. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, hai khe cách nhau
0,5 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát,
trong khoảng rộng L = 2 cm người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại hai đầu
khoảng L đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm
này là
A. 0,700 μm. B. 0,600 μm. C. 0,500 μm. D. 0,400 μm.
Câu 17. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng đơn sắc có λ =
0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm. Trong khoảng MN trên màn với MO
= ON = 5 mm có 11 vân sáng mà hai mép M và N là hai vân sáng. Khoảng cách từ
hai khe đến màn là
A. 2 m. B. 2,4 m. C. 3 m. D. 4 m.

103
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 18. Trong thí nghiệm I−âng, hai khe S1, S2 cách nhau 1 mm và cách màn hứng
vân giao thoa 2 m. Chiếu vào hai khe ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,5 µm. Tại vị trí
cách vân trung tâm 5 mm có vân sáng hay vân tối, bậc bao nhiêu?
A. Vân tối thứ 3. B. Vân tối thứ 4.
C. Vân sáng bậc 5. D. Vân sáng bậc 4.
Câu 19. Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một
khoảng 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5
m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng 0,6 um. Trên màn thu được hình
ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một
khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc
A. 6. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 20. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng cho
thí nghiệm là 0,59 μm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng
cách từ nó đến hai khe bằng 1,475 μm có vân
A. tối thứ 2. B. tối thứ 3. C. sáng bậc 3. D. sáng bậc 5.
Câu 21. Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức
xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 750 nm, λ2 = 675 nm và λ3 = 600 nm. Tại điểm M
trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5 μm có
vân sáng của bức xạ
A. λ2 và λ3. B. λ3. C. λ1. D. λ2.
Câu 22. Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức
xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 720 nm, λ2 = 540 nm, λ3 = 432 nm và λ4 = 360
nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe
bằng 1,08 μm có vân tối
A. thứ 2 của bức xạ λ4. B. thứ 2 của bức xạ λ1.
C. thứ 2 của bức xạ λ2. D. thứ 2 của bức xạ λ3.
Câu 23. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 0,5 mm, khoảng
cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 1,5 m, bước sóng ánh sáng đơn
sắc dùng cho thí nghiệm là 0,52 μm. Tìm số vân sáng quan sát được trên màn ảnh.
Biết bề rộng trường giao thoa 7 mm
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 24. Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm khoảng
cách giữa hai khe đến màn là 2 m, ánh sáng có 𝜆 = 0,5 μm. Bề rộng giao thoa
trường là 48,2 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 21 vân. B. 25 vân. C. 31 vân. D. 23 vân.
Câu 25. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe là 4 mm, khoảng
cách từ hai khe đến màn ảnh là 2 m, bước sóng ánh sáng đơn sắc 0,56 μm. Biết bề
rộng trường giao thoa 5,7 mm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao
thoa là

104
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
A. 40. B. 20. C. 21. D. 41.
Câu 26. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe sáng hẹp. Khoảng cách
giữa hai khe là l mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1 m, ánh sáng thí
nghiệm có bước sóng 0,5 μm. Hai điểm M và N trên màn có tọa độ lần lượt xM = 2
mm và xN = 6,25 mm. Trừ hai điểm M và N thì giữa chúng có
A. 7 vân sáng. B. 9 vân sáng. C. 8 vân sáng. D. 6 vân sáng.
Câu 27. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, khoảng cách hai khe là 1,2 mm, khoảng
cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 2 m. Người ta chiếu vào khe
I−âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Xét tại hai điểm trên màn có
toạ độ lần lượt là xM = 6 mm. xN = 15,5 mm. Trên đoạn MN có bao nhiêu vân sáng.
A. 11. B. 13. C. 12. D. 10.
Câu 28. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng của ánh sáng
đơn sắc là 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới
màn 3 m. Hai điểm MN trên màn nằm cùng phía với vân trung tâm, cách vân trung
tâm lần lượt là 0,4 cm và 1,8 cm. Số vân sáng giữa MN là
A. 11. B. 15. C. 10. D. 9.
Câu 29. Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe I−âng với ánh sáng đơn sắc có
bước sóng là λ. Người ta đo khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau
là 1 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn và ở hai bên so với vân
trung tâm, cách vân này lần lượt là 1 mm; 7 mm có bao nhiêu vân sáng (trừ M và
N)?
A. 6 vân. B. 9 vân. C. 4 vân. D. 5 vân,
Câu 30. Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe I−âng (Young) với ánh sáng đơn
sắc có bước sóng λ. Người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm
cạnh nhau là l,0 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N (trừ M và N) ở hai bên
so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 6,5 mm và 8,0 mm có số vân sáng là
bao nhiêu?
A. 6 vân. B. 7 vân. C. 8 vân. D. 13 vân.
Câu 31. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có
bước sóng 0,55 μm, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới
màn là 2 m. Giữa hai điểm M và N trên màn nằm khác phía đối với vân trung tâm,
cách vân trung tâm lần lượt 0,3 mm và 2 mm có
A. 2 vân sáng và 2 vân tối. B. 1 vân sáng và 2 vân tối.
C. 2 vân sáng và 3 vân tối. D. 3 vân sáng và 2 vân tối.
Câu 32. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao
thoa là 0,5 mm. Tại hai điểm M, N trên màn cách nhau 18,2 mm trong đó tại M là vị
trí vân sáng còn tại N không phải là vân sáng cũng không phải vân tối. Số vân sáng
trên đoạn MN là
A. 40. B. 37. C. 41. D. 15.

105
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 33. Trong thí nghiệm giao thoa I âng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách 3 vân
sáng liên tiếp là 2 mm. Tại hai điểm M, N là hai vị trí của hai vân tối trên màn. Hãy
xác định số vân sáng trên đoạn MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 15
mm.
A. 40. B. 25. C. 16. D. 15.
Câu 34. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe I−âng cách nhau 1,8 mm
và cách màn 1,2 m. Ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm có bước sóng 486 nm. Trên
bề rộng 3,0 mm tính từ vân trung tâm của màn giao thoa, quan sát được bao nhiêu
vân tối và bao nhiêu vân sáng (không kể vân trung tâm)?
A. 8 vân tối và 9 vân sáng. B. 9 vân tối và 9 vân sáng.
C. 9 vân tối và 10 vân sáng. D. 8 vân tối và 10 vân sáng.
Câu 35. Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, trên màn quan sát hai vân sáng đi qua
hai điểm M và P. Biết đoạn MP dài 7,2 mm đồng thời vuông góc với vân trung tâm
và số vân sáng trên đoạn MP nằm trong khoảng từ 11 đến 15. Tại điểm N thuộc
MP, cách M một đoạn 2,7 mm là vị trí của một vân tối. Số vân sáng quan sát được
trên MP là
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.
Câu 36. Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao
thoa là 0,6 mm. Tại hai điểm M, N là hai vị trí của hai vân sáng trên màn. Hãy xác
định số vân sáng trên đoạn MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 24 mm.
A. 40. B. 41. C. 42. D. 43.
Câu 37. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young, vân sáng bậc 8 cách
vân trung tâm 2,4 mm và hai điểm A, B thuộc vân sáng (AB = 6 mm). Số vân sáng
và tối quan sát được trên đoạn AB là:
A. 19 sáng, 18 tối. B. 19 sáng, 20 tối. C. 21 sáng, 20 tối. D. 21 sáng, 22 tối.
Câu 38. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với nguồn sáng đơn sắc, nếu khoảng
cách giữa hai khe chỉ còn một nửa và khoảng cách từ hai khe tới màn tăng 1,5 lần
so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa sẽ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 3 lần. D. giảm 3 lần.
Câu 39. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, người ta dựng ánh sáng có
bước sóng 700 nm và nhận được một vân sáng thứ 3 tại một điểm M nào đó trên
màn. Để nhận được vân sáng bậc 5 cũng tại vị trí đó thì phải dùng ánh sáng với
bước sóng là
A. 500 nm. B. 420 nm. C. 750 nm. D. 630 nm.
Câu 40. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc xác định, thì tại
điểm M trên màn quan sát là vân sáng bậc 3. Sau đó giảm khoảng cách giữa hai
khe một đoạn bằng 0,2 mm thì tại M trở thành vân tối thứ 2 so với vân sáng trung
tâm. Ban đầu khoảng cách giữa hai khe là
A. 0,4 mm. B. l,2mm. C. 2 mm. D. 1 mm.

106
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 41. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, dùng ánh sáng đơn
sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm. Thay λ bởi λ' =
0,6 μm và giữ nguyên khoảng cách từ hai khe đến màn. Để khoảng vân không đổi
thì khoảng cách giữa hai khe lúc này là:
A. 2,4 mm. B. 1,5 mm. C. 1,8 mm. D. 2,2 mm.
Câu 42. Trong thí nghiệm Y−âng, khi màn cách hai khe một đoạn D1 người ta nhận
được một hệ vân. Dời màn đến vị trí D2 người ta thấy hệ vân trên màn có vân tối
thứ nhất (tính từ vân trung tâm) trùng với vân sáng bậc 1 của hệ vân lúc đầu. Tỉ
số khoảng cách D2/D1 là bao nhiêu?
A. 1,5. B. 2,5. C. 2. D. 3.
Câu 43. Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là L. Dịch
chuyển màn 36 cm theo phương vuông góc với màn thì khoảng cách giữa 11 vân
sáng liên tiếp cũng là L. Khoảng cách giữa màn và hai khe lúc đầu là
A. 1,8 m. B. 2m. C. 2,5 m. D. 1,5 m.
Câu 44. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng. Nếu giảm khoảng cách
giữa hai khe 2 lần và giảm khoảng cách từ hai khe tới màn 1,5 lần thì khoảng vân
thay đổi một lượng 0,5 mm. Khoảng vân giao thoa lúc đầu là:
A. 0,75 mm. B. 1,5 mm. C. 0,25 mm. D. 2 mm.
Câu 45. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y−âng, khoảng cách hai khe 0,2
mm, ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm có bước sóng 0,6 μm. Lúc đầu, màn cách hai
khe 1,0 m. Tịnh tiến màn theo phương vuông góc mặt phẳng chứa hai khe một
đoạn d thì tại vị trí vân sáng bậc ba lúc đầu trùng vân sáng bậc hai. Màn được tịnh
tiến
A. xa hai khe 150 cm. B. gần hai khe 50 cm.
C. xa hai khe 50 cm. D. gần hai khe 150 cm.
Câu 46. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc bước sóng λ,
khoảng cách hai khe S1 và S2 là 0,4 mm. Hỏi phải dịch màn quan sát ra xa thêm
một đoạn bao nhiêu thì khoảng vân tăng thêm một lượng bằng 1000 λ?
A. 0,25 (m). B. 0,3 (m). C. 0,2 (m). D. 0,4(m).
Câu 47. Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với mặt phẳng chứa hai khe sáng
đến màn hứng vân giao thoa là D = 2 m và tại vị trí M đang có vân sáng bậc 4. Cần
phải thay đổi khoảng cách D nói trên một khoảng bao nhiêu thì tại M có vân tối
thứ 6:
A. giảm đi 2/9 m. B. tăng thêm 8/11 m.
C. tăng thêm 0,4 m. D. giảm 6/11 m.
Câu 48. Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe I-âng với ánh sáng đơn sắc có
bước sóng là λ. Người ta đo khoảng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp là 1,2 cm. Nếu
thực hiện giao thoa ánh sáng trong nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng cách
giữa hai vân sáng liên tiếp là bao nhiêu ?

107
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
A. 1,6 mm. B. 1,5 mm. C. 2 mm. D. 1 mm.
Câu 49. Trong thí nghiệm Y−âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát
cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D. Khoảng cách giữa hai khe S1S2 =
a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là
vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại
đó là vân sáng bậc k và bậc 5k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3Δa thì tại M là
A. vân tối thứ 9. B. vân sáng bậc 8.
C. vân sáng bậc 9. D. vân tối thứ 8.

ĐÁP ÁN
1.C 2.D 3.B 4.D 5.A 6.B 7.C 8.C 9.A 10.C
11.B 12.C 13.D 14.A 15.A 16.C 17.D 18.C 19.B 20.B
21.C 22.B 23.A 24.B 25.D 26.C 27.D 28.A 29.C 30.B
31.A 32.B 33.D 34.B 35.C 36.B 37.C 38.C 39.B 40.A
41.A 42.C 43.A 44.B 45.C 46.D 47.D 48.B 49.C

108
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

CHỦ ĐỀ 4. SÓNG DỪNG


I. SÓNG DỪNG
1. Thí nghiệm tạo sóng dừng

Khi thay đổi tần số của bộ rung thì thấy tại tần số nhất định, trên dây xuất hiện các
điểm dao động với biên độ cực đại và các điểm đứng yên (hình vẽ).
Lúc này trên dây có sóng dừng.
2. Giải thích sự hình thành sóng dừng

Khi cho đầu O dao động với biên độ a và tần số f thì trên dây có sóng truyền đi. Khi
gặp điểm phản xạ → Tạo thành sóng phản xạ lan truyền ngược hướng với sóng tới.

109
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Hai sóng này gặp nhau, giao thoa tạo nên sóng tổng hợp tạo thành sóng dừng.
→ Sóng dừng có bản chất là giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ trên cùng một
phương.
Những điểm tại đó hai sóng cùng pha nhau thì dao động với biên độ cực đại gọi là
bụng sóng.
Những điểm tại đó hai sóng ngược pha nhau thì không dao động gọi là nút sóng.

2a
thực

O
ảo
-2a

II. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SÓNG DỪNG:


Định nghĩa: Sóng dừng là sóng có nút sóng và bụng sóng cố định trong không gian.
Đặc điểm:
- Sóng dừng là giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ
- Hình ảnh của sóng dừng là do hiện tượng lưu ảnh của mắt
- Sóng dừng không truyền năng lượng.

Bó sóng Bó sóng Bó sóng Bó sóng

Nút sóng Nút sóng Nút sóng


Bụng sóng Bụng sóng Bụng sóng Bụng sóng

Các phần tử dao động với biên độ khác nhau.


- Bụng sóng có biên độ cực đại.
- Nút không bao giờ dao động.
- Càng gần bụng thì biên độ càng lớn, càng xa bụng thì biên độ càng nhỏ.
Các phần tử dao động cùng tần số và chỉ có thể cùng pha hoặc ngược pha:
- Các phần tử nằm trên cùng một bó sóng thì cùng pha.
- Các phần tử nằm trên hai bó sóng cạnh nhau thì ngược pha.
- Khi 1 phần tử đang ở biên thì các phần tử còn lại cũng đang ở biên.
- Khi 1 phần tử ở VTCB thì tất cả các phần tử còn lại cũng ở VTCB (hiện tượng
sợi dây căng ngang).
110
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
/2

/2
λ
Khoảng cách hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp là
2
λ
⇒ Khoảng cách giữa giữa 2 nút hoặc 2 bụng bất kì: dNN = dBB = k
2
λ
Khoảng cách từ một nút đến một bụng gần nhất là
4
λ
⇒ Khoảng cách giữa 1 nút và 1 bụng bất kì: dNB = (k + 0,5)
2
Xét số bó sóng, nút sóng và bụng sóng trên sợi dây có:
- Hai đầu là nút: nút = bụng + 1, bó = bụng = k
- Hai đầu là bụng: bụng = nút + 1, bó = nút = k
- Một đầu là nút, một đầu là bụng: nút = bụng = bó – 0,5 = k
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ SÓNG DỪNG
1. Hai đầu cố định
Những nhạc cụ dây như đàn bầu, đàn nhị, đàn violin thì 2 đầu dây được giữ cố
định. Khoảng cách giữa hai đầu dây là:
λ v v
L = dNN = k = k ⇒ f = .k
2 2f 2L
Tần số nhỏ nhất để tạo ra sóng dừng với hai đầu cố định hoặc hai đầu tự do là:
v
fmin = f0 = ⇒ f = kf0
2L
Hai tần số liên tiếp để có sóng dừng phải thỏa mãn:
fk+1 − fk = f0
2. Một đầu cố định, một đầu tự do
Các nhạc cụ khí như ống sáo, kèn thì khi ta thổi vào cột khí, sẽ coi như có 1 đầu bịt
kín và một đầu để hở. Khoảng cách giữa hai đầu cột khí:
λ v v
L = dNB = (k + 0,5) = (2k + 1) ⇒ f = (2k + 1)
2 4f 4L
Tần số nhỏ nhất để tạo ra sóng dừng với hai đầu cố định hoặc hai đầu tự do là:
v
fmin = f0 = ⇒ f = (2k + 1)f0
4L
Hai tần số liên tiếp để có sóng dừng phải thỏa mãn:
fk+1 − fk = 2f0

111
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

CÁC DẠNG BÀI TẬP SÓNG DỪNG


Dạng 1. Bài toán liên quan đến điều kiện sóng dừng trên dây

1. Điều kiện sóng dừng, các đại lượng đặc trưng

Ví dụ 1. (2) Sóng dừng trên dây dài 1 m với vật cản cố định, tần số f = 80 Hz. Tốc độ
truyền sóng là 40 m/s. Cho các điểm M1, M2, M3, M4 trên dây và lần lượt cách vật
cản cố định là 18 cm, 37 cm, 60 cm, 75 cm. Điều nào sau đây mô tả không đúng trạng
thái dao động của các điểm.
A. M1 và M3 dao động ngược pha. B. M4 không dao động.
C. M3 và M1 dao động cùng pha. D. M1 và M2 dao động ngược pha.
Hướng dẫn:
Bước sóng: 25cm 25cm 25cm 25cm 25cm
v M1 M3
λ = = 0,5(m) = 50(cm)
f M4
⇒ λ⁄2 = 25(cm) M2

Điểm M4 là nút nên không dao động.


Điểm M1 nằm trên bó 1, điểm M3 nằm trên bó 3 nên chúng dao động cùng pha.
Điểm M1 và M2 nằm trên hai bó liền kề nên dao động ngược pha nhau.
Điểm M2 và M3 nằm trên hai bó liền kề nên dao động ngược pha nhau
Đáp án A
Ví dụ 2. (2) Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người
ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 4 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền
sóng trên dây là
A. 100 m/s. B. 40 m/s. C. 80 m/s. D. 60 m/s.
Hướng dẫn:
Trên dây có 6 nút ⇒ Có 5 bụng.
λ
L=5 = 2 → λ = 0,8m ⇒ v = λf = 0,8. 100 = 80 m/s.
2
Đáp án C.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Một sợi dây dài 1m, hai đầu cố định và rung với 4 múi. Bước sóng là:
A. 2 m. B. 1 m. C. 0,5 m. D. 0,25 m.

112
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 2. (2) Trên sợi dây AB có hiện tượng sóng dừng như hình vẽ. Tốc độ truyền
sóng trên sợi dây là 6 m/s. Tần số dao động của sợi dây là 20 Hz. Chiều dài sợi dây:
A. 75 cm. B. 55 cm.
C. 65 cm. D. 45 cm.
Câu 3. (2) Sóng dừng trên một sợi dây đàn
hồi dài 1,2m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy hai đầu cố định còn có hai
điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi
dây duỗi thẳng là 0,05s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 12 m/s. B. 8 m/s. C. 4 m/s. D. 16 m/s.
1. C 2. D 3. B

Ví dụ 3. (2+) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng
dừng, tốc độ truyền sóng không đổi. Khi tần số sóng trên dây là 42 Hz thì trên dây
có 4 điểm bụng. Nếu trên dây có 6 điểm nút thì tần số sóng trên dây là
A. 252 Hz. B. 126 Hz. C. 52,5 Hz. D. 63 Hz.
Hướng dẫn:
v
λ l=4
l=k ⇒{ 2f ⇒ 1 = 4f′ ⇒ f′ = 52,5(Hz)
2 v 5f
l=5 ′
2f
Đáp án C.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định có sóng dừng trên dây. Khi tần số
sóng trên dây là 20 Hz thì trên dây có 3 bụng sóng. Muốn dây có 4 bụng sóng thì
phải:
A. Tăng tần số thêm 20/3 Hz. B. Giảm tần số đi 20/3 Hz.
C. Tăng tần số thêm 10 Hz. D. Giảm tần số đi 10 Hz.
Đáp án A.
Ví dụ 4. (2) Một sóng dừng tần số 10 Hz trên sợi dây đàn hồi rất dài. Xét từ một nút
thì khoảng cách từ nút đó đến bụng thứ 11 là 26,25 cm. Tốc độ truyền sóng trên
dây là:
A. 0,5 (m/s). B. 50 (m/s). C. 0,4 (m/s). D. 40 (m/s).
Hướng dẫn:
λ
Khoảng cách từ nút thứ nhất đến bụng thứ n: Δx = (2n − 1)
4
λ
→ (2. 11 − 1) = 26,25 → λ = 5 cm
4
→ Tốc độ truyền sóng trên dây: v = λf = 50cm/s = 0,5m/s

113
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Đáp án A
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Dây AB dài 90 cm đầu A gắn với nguồn dao động (xem A là nút) và đầu B
tự do. Quan sát thấy trên dây có 8 nút sóng dừng và khoảng thời gian 6 lần liên tiếp
sợi dây duỗi thẳng là 0,25 s. Tính tốc độ truyền sóng trên dây. Tính khoảng cách từ
A đến nút thứ 7.
A. 10 m/s và 0,72 m. B. 0,72 m/s và 2,4 m.
C. 2,4 m/s và 0,72 m. D. 2,4 m/s và 10 cm.
Câu 2. (2) Một thanh mảnh đàn hồi OA có đầu A tự do, đầu O được kích thích dao
động theo phương vuông góc với thanh thì trên thanh có 8 bụng sóng dừng với O
là nút A là bụng. Tốc độ truyền sóng trên thanh 4 (m/s) và khoảng thời gian hai lần
liên tiếp tốc độ dao động của điểm A cực đại là 0,005 (s). Chiều dài OA là
A. 14 cm. B. 15 cm. C. 7,5 cm. D. 30 cm.
Câu 3. (2) Sóng dừng (ngang) trên một sợi dây đàn hồi rất dài, hai điểm A và B trên
dây cách nhau 135 cm, A là nút và B là bụng. Không kể nút tại A thì trên đoạn dây
AB còn có thêm 4 nút sóng. Thí nghiệm cho thấy khoảng thời gian hai lần liên tiếp
vận tốc dao động của điểm B đổi chiều là 0,01 (s). Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 20 m/s. B. 30m/s. C. 25 m/s. D. 12,5 m/s.
1. C 2. B 3. B

114
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
2. Thay đổi tần số để có sóng dừng

Nếu cho biết f1 ≤ f ≤ f2 hoặc v1 ≤ v ≤ v2 thì dựa vào điều kiện sóng dừng để tìm f
theo k hoặc V theo k rồi thay vào điều kiện giới hạn nói trên.
λ v
Hai đầu cố định: l = k = k
2 2f
λ v
Một đầu cố định, một đầu tự do: l = (2k − 1) = (2k − 1)
4 4f

Ví dụ 1. (2+) Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Hai điểm A và B trên dây
cách nhau 1 m là hai nút. Biết tần số sóng khoảng từ 300 (Hz) đến 450 (Hz). Tốc độ
truyền dao động là 320 (m/s). Xác định f.
A. 320 Hz. B. 300Hz. C. 400Hz. D. 420Hz.
Hướng dẫn:
λ 2 v
Khoảng cách giữa hai nút: L = k = 1 → λ = → f = = 160k
2 k λ
Mà 300 ≤ f ≤ 450 → 300 ≤ 160k ≤ 450
→ 1,875 ≤ k ≤ 2,8125 → k = 2
→ f = 320 Hz.
Đáp án A.
Ví dụ 2. (2+) Một sợi dây có chiều dài 1,5 m một đầu cố định một đầu tự do. Kích
thích cho sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng. Tốc
độ truyền sóng trên dây nằm trong khoảng từ 150 m/s đến 400 m/s. Xác định bước
sóng.
A. 14 m. B. 2 m. C. 6 m. D. 1 m.
Hướng dẫn:
Do sóng dừng với 1 đầu cố định, 1 đầu tự do:
λ 6
→ L = (2k + 1) = 1,5 → λ =
4 2k + 1
600 600
→ v = λf = → 150 ≤ ≤ 400 → k = 1
2k + 1 2k + 1
→ λ= 2m
Đáp án B.

115
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo
sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là
150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là
A. 100Hz B. 125Hz C. 75Hz D. 50Hz
Câu 2. (2 ) Một âm thoa có tần số dao động riêng f = 900Hz đặt sát miệng ống hình
+

trụ cao 1,2m. Đổ dần nước vào ống đến độ cao 20cm (so với đáy) thì thấy âm được
khuếch đại rất mạch. Tốc độ truyền âm trong không khí là? Giới hạn tốc độ truyền
âm trong không khí khoảng từ 300m/s đến 350m/s
A. 353ms/s B. 340m/s C. 327m/s D. 315m/s
1. D 2. C

Ví dụ 3. (2+) Một sợi dây AB dài 18 m có đầu dưới A để tự do, đầu trên B gắn với
một cần rung với tần số f có thể thay đổi được. Ban đầu trên dây có sóng dừng với
đầu A bụng đầu B nút. Khi tần số f tăng thêm 3 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 18
nút và A vẫn là bụng B vẫn là nút. Tính tốc độ truyền sóng trên sợi dây.
A. 1,5 m/s. B. 1,0 m/s. C. 6,0 m/s. D. 3,0 m/s.
Hướng dẫn:
2k + 1 v v v
f = v. = k + → Δf = Δk
4l 2l 4l 2l
v
→ 3 = 18. → v = 6 m/s.
2. 18
Đáp án C
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Một sợi dây CD dài 1 m, đầu C cố định, đầu D gắn với cần rung với tần
số thay đổi được. D được coi là nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tần số
tăng thêm 20 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 7 nút. Sau khoảng thời gian bằng bao
nhiêu sóng phản xạ từ C truyền hết một lần chiều dài sợi dây
A. 0,175 s. B. 0,07 s. C. 1,2 s. D. 0,5 s.
Đáp án A
Ví dụ 4. (2+) Người ta tạo sóng dừng trên một sợi dây căng giữa 2 điểm cố định. Hai
tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Tần số
nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là
A. 50 Hz. B. 125 Hz. C. 75 Hz. D. 100 Hz.

116
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Hướng dẫn:
Nếu có 2 tần số liên tiếp fk và f(k-1) mà tỉ số tần số của chúng là 2 số nguyên liên
tiếp thì tần số nhỏ nhất vẫn tạo ra sóng dừng trên dây
Đối với 2 đầu cố định hoặc 2 đầu tự do: fmin = fk − fk−1
1
Đối với 1 đầu cố định hoặc 1 đầu tự do: fmin = (fk − fk−1 )
2
→ fmin = fk − fk−1 = 50 Hz.
Đáp án A.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Một sợi dây có đầu trên nối với nguồn dao động, đầu dưới thả lỏng. Sóng
dừng được tạo ra trên dây lần lượt với hai tần số gần nhau nhất 200 Hz và 280 Hz.
Tần số kích thích nhỏ nhất mà vẫn tạo ra sóng dừng trên dây là:
A. 80 Hz. B. 40 Hz. C. 240 Hz. D. 20 Hz.
Câu 2. (2 ) Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu tự do, trên dây có sóng
+

dừng với hai tần số liên tiếp là 30 Hz, 50 Hz. Tần số nhỏ nhất để có sóng dừng trên
dây là:
A. fmin = 30 Hz. B. fmin = 20 Hz. C. fmin = 10 Hz. D. fmin = 5 Hz.
Câu 3. (2 ) Một sợi dây căng ngang giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Người
+

ta tạo ra sóng dừng trên dây, thấy hai tần số gần nhau nhất có thể tạo sóng dừng là
150 Hz và 200 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:
A. 100 m/s. B. 200 m/s. C. 150 m/s. D. 75 m/s.
1. B 2. C 3. D

Ví dụ 5. (2) Một sợi dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu gắn với âm thoa dao động
nhỏ (xem là nút) có tần số thay đổi được. Khi thay đổi tần số âm thoa thấy với 2 giá
trị liên tiếp của tần số là 28 Hz và 42 Hz thì trên dây có sóng dừng. Hỏi nếu tăng dần
giá trị tần số từ 0 Hz đến 50 Hz sẽ có bao nhiêu giá trị của tần số để trên dây lại có
sóng dừng. Coi vận tốc sóng và chiều dài dây là không đổi.
A. 7 giá trị. B. 6 giá trị. C. 4 giá trị. D. 3 giá trị.
Hướng dẫn:
Tần số nhỏ nhất để tạo ra sóng dừng: fmin = fk − fk−1 = 42 − 28 = 14 Hz
→ Các tần số tạo ra sóng dừng: f = nfmin → 0 < n. 14 ≤ 50 → 0 < n ≤ 3,5
→ n = 1,2,3
Đáp án D.

117
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Một sợi dây đàn hồi, một đầu gắn với âm thoa có tần số thay đổi được
(đầu này xem như một nút). Khi thay đổi tần số âm thoa thấy với 2 giá trị liên tiếp
của tần số là 21 Hz và 35 Hz thì trên dây có sóng dừng. Hỏi nếu tăng dần giá trị tần
số từ 0 Hz đến 50 Hz sẽ có bao nhiêu giá trị của tần số để trên dây lại có sóng dừng.
Coi vận tốc sóng và chiều dài dây là không đổi.
A. 7 giá trị. B. 6 giá trị. C. 4 giá trị. D. 3 giá trị.
Câu 2. (2 ) Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm, tốc độ truyền sóng trên dây 8 m/s. Treo
+

lơ lửng trên một cần rung. Cần rung dao động theo phương ngang với tần số f thay
đổi từ 40 Hz đến 60 Hz. Trong quá trình thay đổi tần số, có bao nhiêu tần số có thể
tạo ra sóng dừng trên dây?
A. 3. B. 15. C. 5. D. 7.
Câu 3. (2+) Một sợi dây đàn hồi dài 1m được treo lơ lửng trên một cần rung. Cần có
thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100 Hz đến 120 Hz. Vận
tốc truyền sóng trên dây là 8 m/s. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, có
thể tạo ra được bao nhiêu lần sóng dừng trên dây?
A. 4. B. 5. C. 10. D. 12.
1. C 2. A 3. B

Ví dụ 6. (3) Một sợi dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động
bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 m thì tần số dao động
bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 6 Hz. Giảm chiều dài bớt 1 m thì tần số dao động
bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20 Hz. Giá trị của f0 là
A. 10 Hz. B. 7 Hz. C. 120/13 Hz. D. 8 Hz.
Hướng dẫn:
Do sóng dừng với 1 đầu cố định, 1 đầu tự do
v 480
v
6=
v = 7 m v 120
4(l + 1)
→ fmin = →{ v → s → f0 = = Hz.
4l 20 = 13 4l 13
4(l − 1) l= m
{ 7
Đáp án C.
Ví dụ 7. (2) Một sợi dây đàn hồi, đầu A gắn với nguồn dao động và đầu B tự do. Khi
dây rung với tần số f = 12 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định có 8 điểm
nút trên dây với A là nút và B là bụng. Nếu đầu B được giữ cố định và tốc độ truyền
sóng trên dây không đổi thì phải thay đổi tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất
bằng bao nhiêu để trên dây tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định?
A. 4/3 Hz. B. 0,8 Hz. C. 2 Hz. D. 1,6 Hz.

118
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Hướng dẫn:
f
Áp dụng: Δfmin = với n = 8 và f = 12Hz
(2n − 1)
12
Ta được: Δfmin = = 0,8(Hz)
(2. 8 − 1)
Đáp án B.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Một sợi dây đàn hồi, đầu A gắn với nguồn dao động và đầu B tự do. Khi
dây rung với tần số f thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định có n điểm nút trên
dây với A là nút và B là bụng. Nếu đầu B được giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên
dây không đổi thì khi tăng hoặc giảm tần số lượng nhỏ nhất Δfmin = f/9, trên dây
tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định. Tìm n.
A. 9. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 2. (2 ) Một sợi dây đàn hồi, đầu A gắn với nguồn dao động và đầu B cố định.
+

Khi dây rung với tần số 16 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định có 9 điểm
nút trên dây với A, B là các nút. Nếu đầu B được thả tự và tốc độ truyền sóng trên
dây không đổi thì thì phải thay đổi tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất bằng
bao nhiêu để trên dây tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định?
A. 4/3 Hz. B. 0,5 Hz. C. 1,2 Hz. D. 1 Hz.
1. B 2. D

119
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
3. Số nút, số bụng trên dây

• Điều kiện để có sóng dừng:


− Nếu hai đầu cố định (hoặc nguồn), để có sóng dừng thì
λ v
hai đầu là hai nút: l = k = k
2 2f
− Nếu một đầu cố định, đầu còn lại tự do, để có sóng dừng thì
λ v
đầu cố định là nút và đầu tự do là bụng: l = (k + 0,5) = (k + 0,5)
2 2f
• Xét số bó sóng, nút sóng và bụng sóng trên sợi dây có:
- Hai đầu là nút: nút = bụng + 1, bó = bụng = k
- Hai đầu là bụng: bụng = nút + 1, bó = nút = k
- Một đầu là nút, một đầu là bụng: nút = bụng = bó + 0,5 = k

Ví dụ 1. (2) (ĐH−2010) Một sợi dây AB dài 150 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu
A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB
có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
20 m/s. Kẻ cả A và B, trên dây có
A. 3 nút và 2 bụng. B. 7 nút và 6 bụng. C. 9 nút và 8 bụng. D. 5 nút và 4 bụng.
Hướng dẫn:
v
Bước sóng: λ = = 50 cm/s.
f
AB 150
Số bụng = = =6
2 đầu cố định → { 0,5λ 25
Số nút = Số dụng + 1 = 7
Đáp án B.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2) Sóng dừng trên dây AB có chiều dài 32 cm với đầu B cố định, đầu A gắn
với cần rung. Tần số dao động của dây là 50 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là 4
m/s. Trên dây có:
A. 5 nút, 4 bụng. B. 4 nút, 4 bụng. C. 8 nút, 8 bụng. D. 9 nút, 8 bụng.
Câu 2. (2) Một sợi dây AB dài 57 cm, treo lơ lửng. Đầu A được gắn vào một nhánh
âm thoa. Khi âm thoa dao động với f = 50 Hz thì trên AB có sóng dừng. Coi A là điểm
nút thứ nhất thì khoảng cách từ bụng B đến nút thứ 4 (kể từ A) là 39 cm. Tốc độ
truyền sóng trên dây là:
A. 13 m/s. B. 6 m/s. C. 7 m/s. D. 11 m/s.
1. D 2. B

120
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Ví dụ 2. (2) Trên một sợi dây đàn hồi dài 20 cm hai đầu A, B cố định có sóng dừng.
Các điểm trên dây dao động với phương trình u = 0,5sin(0,5πx)cos(20t + π/2) cm
(x đo bằng cm, t đo bằng s). Số nút sóng và bụng sóng trên đoạn dây AB (kể cả A và
B) là
A. 8 bụng, 9 nút. B. 9 bụng, 10 nút. C. 10 bụng, 11 nút. D. 8 bụng, 8 nút.
Hướng dẫn:
Đối chiếu u = 0,5sin(0,5πx) cos (20t + π/2) với biểu thức sóng dừng tổng quát:
2πx 2πx
u = 2asin ( ) , suy ra: = 0,5πx ⇒ λ = 4cm
λ λ
AB 20
⇒ Số bụng = = = 10; số nút = số bụng + 1 = 11
0,5λ 0,5. 4
Đáp án C
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 1,2 cm. Trên
dây có hai điểm A và B cách nhau 7,15 cm, tại A là một nút sóng, số nút sóng và bụng
sóng trên đoạn dây AB là
A. 11 bụng, 11 nút. B. 12 bụng, 12 nút. C. 10 bụng, 10 nút. D. 11 bụng, 10 nút.
Câu 2. (3) Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với bước sóng 1,1 cm. Trên dây
có hai điểm A và B cách nhau 5,4 cm, tại trung điểm của AB là một nút sóng, số nút
sóng và bụng sóng trên đoạn dây AB (kể cả A và B) là
A. 9 bụng, 10 nút. B. 10 bụng, 10 nút. C. 10 bụng, 9 nút. D. 9 bụng, 9 nút.
Câu 3. (3) Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 1,35 cm. Trên
dây có hai điểm A và B cách nhau 7 cm, tại A là một bụng sóng, số nút sóng và bụng
sóng trên đoạn dây AB là
A. 11 bụng, 12 nút. B. 11 bụng, 10 nút. C. 12 bụng, 1 nút. D. 12 bụng, 12 nút.
1. B 2. C 3. B

121
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. (1) Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên một sợi dây có sóng dừng?
A. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên.
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
C. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ.
Câu 2. (1) Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài, tại A một bụng sóng và
tại B một nút sóng. Quan sát cho thấy giữa hai điểm A và B còn có thêm một bụng.
Khoảng cách A và B bằng bao nhiêu lần bước sóng
A. năm phần tư B. nửa bước sóng C. một phần tư D. ba phần tư
Câu 3. (1) Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài, tại A một bụng sóng và
tại B một nút sóng. Quan sát cho thấy giữa hai điểm A và B còn có thêm một nút.
Khoảng cách A và B bằng bao nhiêu lần bước sóng
A. năm phần tư B. nửa bước sóng C. một phần tư D. ba phần tư
Câu 4. (2) Trên sợi dây hai đầu cố định, chiều dài 1,2 m xuất hiện sóng dừng có 4
nút sóng (kể cả hai nút ở hai đầu). Điều nào sau đây là sai?
A. Bước sóng là 0,8 m.
B. Các điểm nằm giữa hai nút liên tiếp dao động cùng pha.
C. Khoảng cách giữa một nút và một bụng cạnh nó là 0,8 m.
D. Các điểm nằm ở hai bên một nút của hai bó sóng liền kề dao động ngược pha.
Câu 5. (2) Trên một sợi dây có chiều dài l, một đầu cố định một đầu tự do, đang có
sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không
đổi. Tần số của sóng là
A. v/l. B. v/(2l). C. 2v/l. D. v/(4l).
Câu 6. (2) Một sợi dây chiều dài l căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có
sóng dừng với (n + 1) nút sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian
giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là
A. v/(nl). B. (nv/2l). C. l (n+ l)v. D. l /(nv).
Câu 7. (2) Người ta tạo sóng dừng trên một thanh mảnh đặt thẳng đứng, đầu trên
cố định, đầu dưới tự do. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên thanh
là 175 Hz và 225 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên thanh đó là
A. 50 Hz. B. 25 Hz. C. 75 Hz. D. 100 Hz.
Câu 8. (2) Tạo ra sóng dừng trên dây (với một đầu là nút còn đầu kia là bụng) nhờ
nguồn dao động có tần số thay đổi được. Hai tần số liên tiếp tạo ra sóng dừng trên
dây là 210 Hz và 270 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo được sóng dừng trên dây là:
A. 30 Hz. B. 60 Hz. C. 90 Hz. D. 120 Hz.
Câu 9. (2) Một sợi dây có đầu trên nối với nguồn dao động, đầu dưới cố định. Sóng
dừng được tạo ra trên dây lần lượt với hai tần số gần nhau nhất 200 Hz và 240 Hz.
Tần số kích thích nhỏ nhất mà vẫn tạo ra sóng dừng trên dây lả

122
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
A. 80Hz. B. 40Hz. C. 240Hz. D. 20Hz
Câu 10. (2) Sóng dừng trên thanh mảnh đàn hồi dài, hai điểm A và O cách nhau 80
(cm) có 8 bụng sóng, trong đó A là một bụng và O là nút. Biết tốc độ truyền sóng
trên thanh là 4 (m/s). Tính tần số dao động sóng?
A. 18,75 Hz. B. 19,75 Hz. C. 20,75 Hz. D. 25 Hz.
Câu 11. (2) Một sợi dây AB có chiều dài 1m căng ngang đầu A cố định, đầu B gắn với
một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 20Hz. Trên dây AB có một
sóng dừng ổn định với 5 bụng sóng. B được gọi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên
dây là:
A. 10m/s. B. 2m/s C. 8m/s D. 2,5 cm/s
Câu 12. (2)Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng
với 9 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng
trên dây là
A. 40 m/s. B. 60 m/s. C. 20 m/s. D. 600 m/s.
Câu 13. (2)Sóng dừng trên một sợi dây dài, trong khoảng giữa hai nút A và B trên
dây cách nhau 20 cm có 4 bụng sóng. Biết rằng, thời gian ngắn nhất từ lúc một điểm
bụng có tốc độ dao động cực đại đến lúc tốc độ của nó triệt tiêu là 0,025 (s). Tốc độ
truyền sóng trên dây là
A. 2 m/s. B. 1 m/s. C. 0,25 m/s. D. 0,5 m/s.
Câu 14. (2)Trên một sợi dây đàn hồi căng ngang có sóng dừng, M là một bụng sóng
còn N là một nút sóng. Biết trong khoảng MN có 3 bụng sóng khác, MN = 63 cm, tần
số của sóng f = 20 Hz. Bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 3,6 cm; 7,2m/s. B. 3,6’cm; 72cm/s. C. 36 cm; 72 cm/s. D. 36 cm;7,2 m/s.
Câu 15. (2) Một sợi dây đàn hồi OA treo thẳng đứng, đầu O gắn vào nhánh của một
âm thoa, đầu A thả tự do. Khi âm thoa rung với chu kì 0,04 s thì trên dây có dừng
với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây với tốc độ 6 m/s. Chiều dài của dây là
A. 66 cm. B. 78 cm. C. 72 cm. D. 132 cm.
Câu 16. (2) Hai sóng dạng sin có cùng bước sóng và cùng biên độ truyền ngược
chiều nhau trên một sợi dây với tốc độ 10 cm/s tạo ra một sóng dừng. Biết khoảng
thời gian giữa hai thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,5 s. Tính khoảng cách
từ một nút đến bụng thứ 10.
A. 45 cm. B. 52,5 cm. C. 47,5 cm. D. 10 cm.
Câu 17. (2) Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng, người ta thấy ngoài 2 đầu
dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là 10
m/s. Khoảng thời gian 2 lần liên tiếp một điểm thuộc bụng sóng đi qua vị trí cân
bằng là
A. 0,075 s. B. 0,025 s. C. 0,1 s. D. 0,05 s.

123
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 18. (2) Sóng dừng trên một dây đàn hồi hai đầu cố định dài 1 m với hai bụng
sóng. Biết tốc độ truyền sóng 200 cm/s. Lúc t = 0 sợi dây duỗi thẳng đến thời điểm
t = 5 s có thêm bao nhiêu lần sợi dây duỗi thẳng?
A. 10. B. 5. C. 15. D. 20.
Câu 19. (2) Một thanh mảnh đàn hồi OA có đầu A tự do, đầu O được kích thích dao
động theo phương vuông góc với thanh với tần số 100 Hz. Biết tốc độ truyền sóng
trên thanh là 4 (m/s). Khi chiều dài của thanh là 21 (cm) thì quan sát được sóng
dừng trên thanh với O là nút A là bụng. Kể cả O và A, trên dây có
A. 11 nút và 11 bụng. B. 11 nút và 12 bụng.
C. 12 nút và 11 bụng. D. 12 nút và 12 bụng.
Câu 20. (2) Một sợi dây đầu A cố định, đầu B dao động với biên độ nhỏ có tần số
100 Hz, chiều dài sợi dây 1 m, tốc độ truyền sóng trên dây là 40 m/s. Số nút sóng
và bụng sóng trên đoạn dây AB (kể cả A và B) là
A. 11 bụng, 12 nút. B. 6 bụng, 5 nút. C. 5 bụng, 6 nút. D. 12 bụng, 12 nút.
Câu 21. (2+) Trên một sợi dây đàn hồi dài 0,96 m, hai đầu A và B cố định, đang có
sóng dừng. Biết điểm dao động với biên độ cực đại nằm gần A nhất là 4 cm. Số điểm
không dao động trên dây là
A. 13. B. 25. C. 6. D. 12.
Câu 22. (2 ) Một sóng dừng xuất hiện trên một sợi dây có chiều dài 68 cm, một đầu
+

dây cố định, đầu còn lại được tự do và khoảng cách giữa 4 nút sóng liên tiếp là 24
cm. Số bụng sóng có trên sợi dây là
A. 9. B. 8. C. 7. D. 10.
Câu 23. (2 ) Dây AB = 40 cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M
+

là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM = 14 cm. Tổng số bụng trên dây AB là
A. 10. B. 8. C. 14. D. 12.
Câu 24. (2 ) Một sợi dây AB dài 57 cm treo lơ lửng, đầu A dao động với tần số 50
+

Hz. Khi đó trên dây AB có hiện tượng sóng dừng. Khi đó trên dây AB có hiện tượng
sóng dừng xảy ra và người ta thấy khoảng cách từ B đến nút thứ tư là 21 cm. Tốc
độ truyền sóng và tổng số nút và bụng trên dây:
A. 6 m/s và 20. B. 6cm/s và 19. C. 6cm/s và 20. D. 6 m/s và 21.
Câu 25. (2) Trên một sợi dây đàn hồi dài 18 cm hai đầu A, B cố định có sóng dừng.
Các điểm trên dây dao động với phương trình u = 0,5sin(0,5πx)cos(20tπ/2) cm (x
đo bằng cm, t đo bằng s). Số nút sóng và bụng sóng trên đoạn dây AB (kể cả A và B)

A. 9 bụng, 11 nút. B. 9 bụng, 10 nút. C. 10 bụng, 11 nút. D. 8 bụng, 8 nút.
Câu 26. (2+) Trên một sợi dây đàn hồi chiều dài 1,8 m, hai đầu cố định và đang có
sóng dừng. Quan sát trên dây thấy có các điểm không phải bụng cách đều nhau
những khoảng 10 cm luôn dao động cùng biên độ A0. Số bụng sóng trên dây là
A. 4. B. 8. C. 9. D. 5.

124
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 27. (3) Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với bước sóng 1,5 cm. Trên dây
có hai điểm A và B cách nhau 14 cm, tại trung điểm của AB là một nút sóng. Số nút
sóng và bụng sóng trên đoạn dây AB là
A. 18 bụng, 17 nút. B. 19 bụng, 19 nút. C. 18 bụng, 19 nút. D. 19bụng, 18nút.
Câu 28. (3) Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với bước sóng 1 cm. Trên dây
có hai điểm A và B cách nhau 4,2 cm, tại trung điểm của AB là một bụng sóng. Số
nút sóng trên đoạn dây AB là
A. 9. B. 10. C. 8. D. 13.
Câu 29. (2 ) Tạo sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài, khi tần số sóng 42 Hz
+

thì khoảng cách giữa 7 nút liên tiếp là d. Hỏi với tần số bao nhiêu thì khoảng cách
giữa 5 nút cũng là d. Coi tốc độ truyền sóng không đổi.
A. 28 Hz. B. 63 Hz. C. 58. 8 Hz. D. 30 Hz.
Câu 30. (2+) Khi có sóng dừng trên một dây AB hai đầu cố định với tần số là 45 Hz
thì thấy trên dây có 7 nút. Muốn trên dây AB có 5 nút thì tần số phải là (coi tốc độ
truyền sóng không thay đổi)
A. 30 Hz. B. 63Hz. C. 28 Hz. D. 35 Hz.
Câu 31. (3) Một sợi dây AB dài 9 m có đầu A cố định, đầu B gắn với một cần rung
với tần số f có thể thay đổi được. B được coi là một nút sóng. Ban đầu trên dây có
sóng dừng. Khi tần số f tăng thêm 3 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 18 nút. Tính
tốc độ truyền sóng trên sợi dây.
A. 3,2 m/s. B. 1,0 m/s. C. 1,5 m/s. D. 3,0 m/s.
Câu 32. (3) Một sợi dây CD dài 1 m, đầu C cố định, đầu D gắn với cần rung với tần
số thay đổi được. D được coi là nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tần số
tăng thêm 20 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 8 nút. Sau khoảng thời gian bằng bao
nhiêu sóng phản xạ từ C truyền hết một lần chiều dài sợi dây
A. 0,175 s. B. 0,2 s. C. 1,2 s. D. 0,5 s.
Câu 33. (3 ) Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm một đầu gắn với nguồn dao động, một
+

đầu tự do. Khi dây rung với tần số f = 10 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn
định với 5 điểm nút trên dây. Nếu đầu tự do của dây được giữ cố định v à tốc độ
truyền sóng trên dây không đối thì phải thay đối tần số rung của dây một lượng nhỏ
nhất bằng bao nhiêu để trên dây tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định
A. 10/9 Hz. B. 10/3Hz. C. 20/9HZ. D. 7/3Hz.
Câu 34. (3 ) Một sợi dây đàn hồi dài 70 cm một đầu gắn với nguồn dao động một
+

đầu tự do. Khi dây rung với tần số f = 10 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn
định với 4 điểm nút trên dây. Nếu đầu tự do của dây được giữ cố định và tốc độ
truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổi tần số rung của dây một lượng nhỏ
nhất bằng bao nhiêu để trên dây tiếp tục xẩy ra hiện tượng sóng dừng ổn định
A. 20/7 Hz. B. 10/7 Hz. C. 20/9 Hz. D. 10/9 Hz.

125
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 35. (3+) Một sợi dây đàn hồi, đầu A gắn với nguồn dao động và đầu B tự do. Khi
dây rung với tần số f thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định có n điểm nút trên
dây với A là nút và B là bụng. Nếu đầu B được giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên
dây không đổi thì khi tăng hoặc giảm tần số lượng nhỏ nhất Δfmin = f/13, trên dây
tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định. Tìm n.
A. 9. B. 5. C. 6. D. 7.
ĐÁP ÁN
1. B 2. D 3. D 4. C 5. D 6. D 7. B 8. A 9. B 10. A
11. C 12. A 13. B 14. D 15. A 16. C 17. D 18. D 19. A 20. C
21. A 22. A 23. A 24. A 25. B 26. C 27. C 28. C 29. A 30. A
31. D 32. B 33. A 34. B 35. D

126
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG

Dạng 2. Biên độ sóng dừng

M N x x

y y

P Q

2πx
* Nếu x là khoảng cách từ M đến một nút thì: A = Amax |sin |
λ
2πy
* Nếu y là khoảng cách từ M đến một bụng thì: A = Amax |cos |
λ

Ví dụ 1. (2+) Sóng dừng trên sợi dây, hai điểm O và B cách nhau 140 cm, với O là
nút và B là bụng. Trên OB ngoài điểm O còn có 3 điểm nút và biên độ dao động bụng
là 1 cm. Tính biên độ dao động tại điểm M cách B là 65 cm.
A. 0,38 cm. B. 0,50 cm. C. 0,75 cm. D. 0,92 cm.
Hướng dẫn:
Với O là nút và B là bụng đồng thời trên đoạn đó có 4 nút:
λ λ
⇒ OB = (2n − 1) ⇒ (2. 4 − 1) = 140 ⇒ λ = 80(cm)
4 4
Chọn bụng B làm gốc:
2πy 2π. 65
⇒ A = Amax |cos | = 1 |cos | = 0,38(cm)
λ 80
Đáp án A.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Sóng dừng trên sợi dây OB = 120 cm, 2 đầu cố định. Ta thấy trên dây có
4 bó và biên độ dao động bụng là 2 cm. Tính biên độ dao động tại điểm M cách O là
65 cm.
A. 0,5 cm. B. 1 cm. C. 0,75 cm. D. 0,9 cm.
Câu 2. (2 ) Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 60 cm, đầu B cố định, đầu A gắn vào
+

nguồn dao động có biên độ nhỏ. Khi được kích thích dao động, trên dây hình thành
sóng dừng với 4 bó sóng và biên độ tại bụng sóng là 2 cm (coi A và B là hai nút).
Tính biên độ dao động tại một điểm M cách nguồn phát sóng tới tại A một khoảng
là 50 cm
A. 1,5√3 cm. B. 1 cm. C. √3 cm. D. 0,5√3 cm.
1. B 2. C

127
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Ví dụ 2. (2+) Một sóng cơ học truyền trên một sợi dây rất dài thì một điểm M trên
sợi có vận tốc dao động biến thiên theo phương trình vM = 20πsin(10πt + φ)
(cm/s). Giữ chặt một điểm trên dây sao cho trên dây hình thành sóng dừng, khi đó
bề rộng một bụng sóng có độ lớn là:
A. 4cm. B. 6cm. C. 16 cm. D. 8 cm.
Hướng dẫn:
Biên độ dao động của nguồn A = 20π/ω = 2 cm.
Biên độ dao động tại bụng Amax = 2A = 4 cm.
Bề rộng của bụng sóng 2Amax = 8cm.
Đáp án D.
Ví dụ 3. (2+) Một sóng dừng trên sợi dây đàn hồi dài với bước sóng 60 cm. Tại điểm
M trên dây dao động cực đại, tại điểm N trên dây cách M một khoảng 10 cm. Tỉ số
giữa biên độ dao động tại M và N là
A. √3. B. 0,5 C. 2√3. D. 2.
Hướng dẫn:
Ta chọn bụng M làm gốc yM = 0, yN = 10 cm < λ/4. Vì M và N nằm trên cùng một bó
2πyM 2π. 0
AM cos λ cos 60
nên = = =2
AN 2πyN 2π. 10
cos cos
λ 60
Đáp án D
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Sóng dừng trên dây trên một sợi dây có bước sóng λ. N là nút sóng, hai
điểm M1 và M2 ở hai bên N và có vị trí cân bằng cách N những khoảng NM1 = λ/6;
NM2= λ/12. Tỉ số li độ (khác 0) của M1 so với M2 là
A. −1. B. 1. C. √3. D. −√3.
Câu 2. (2+) Một sóng dừng trên sợi dây đàn hồi dài với bước sóng 60 cm. Ba điểm
theo đúng thứ tự E, M và N trên dây (EM = 6MN = 30 cm). Nếu tại M dao động cực
đại thì tỉ số giữa biên độ dao động tại E và N là
A. 0,73. B. 0,5. C. 1/√3. D. 2/√3
1. D 2. D

Ví dụ 4. (2+) Sóng dừng trên một sợi dây có biên độ ở bụng là 5 cm. Giữa hai điểm
M, N có biên độ 2,5 cm cách nhau 20 cm và các điểm nằm trong khoảng MN luôn
dao động với biên độ nhỏ hơn 2,5 cm. Tìm bước sóng.
A. 120 cm. B. 60 cm. C. 90 cm. D. 108 cm.

128
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Hướng dẫn:

x
A

−A

Vì các điểm nằm trong k, nên M và N nằm ở hai bó sóng liền kề và đối xứng nhau
qua nút sóng:
MN 2πx 2π. 10
x= = 10(cm) ⇒ A = Amax |sin | ⇒ 2,5 = 5 sin (cm) ⇒ λ = 120 m
2 λ λ
Đáp án A.
Ví dụ 5. (2+) Một sợi dây đàn hồi có sóng dừng, biên độ tại bụng sóng là 2A (cm). M
là một điểm trên dây có phương trình uM = Acos(10πt + π/3) cm điểm N có phương
trình uN = Acos(10πt – 2π/3) cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 1,2 m/s. Khoảng
cách MN nhỏ nhất bằng
A. 0,02 m. B. 0,03 m. C. 0,06 m. D. 0,04 m.
Hướng dẫn:

Bước sóng: λ = vT = v. = 0,24(m) = 0,24(m).
ω
Hai điểm M, N dao động cùng biên độ và ngược pha nhau. Điểm M và N gần nhau
nhất nên chúng nằm đối xứng nhau qua nút:
2πx 2πx
A = Amax sin ( ) ⇒ A = 2A sin ( ) → x = 0,04 m
λ 0,24
Đáp án D
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) Sóng dừng trên một sợi dây có bước sóng 30 cm có biên độ ở bụng là 4
cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ 2√3cm và các điểm nằm trong khoảng MN luôn
dao động với biên độ lớn hơn 2√3cm. Tìm MN.
A. 10 cm. B. 5 cm. C. 7,5 cm. D. 8 cm.
Câu 2. (3) (ĐTPTQG – 2017) Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có
sóng dừng. Biết khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dây dao động cùng với biên
độ 5mm là 80 cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử trên dây dao động
cùng pha với biên độ 5mm và 65 cm. Tỉ số giữa tốc độ cực đại của một phần tử tại
bụng sóng và tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 0,12. B. 0,41. C. 0,21. D. 0,14

129
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
1. B 2. A

Ví dụ 6. (3) M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có
cùng biên độ 4 cm, dao động tại N cùng pha với dao động tại M. Biết MN = 2NP =
20 cm. Tính biên độ tại bụng sóng và bước sóng.
A. 4 cm, 40 cm. B. 4 cm, 60 cm. C. 8 cm, 40 cm. D. 8 cm, 60 cm.
Hướng dẫn:
Ta tính: λ = 2(MN + NP) = 60(cm); x = NP/2 = 5(cm)
2πx 2π. 5
Áp dụng: A = Amax |sin | ta được: 4 = Amax sin → A = 8(cm)
λ 60
Đáp án D.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng
biên độ A, dao động tại N cùng pha với dao động tại M. Biết MN = 2NP = 20 cm. Cứ
sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04 s sợi dây có dạng một đoạn thẳng và biên độ
tại bụng là 10 cm. Tính A và tốc độ truyền sóng.
A. 4 cm và 40 m/s. B. 4 cm và 60 m/s. C. 5 cm và 6,4 m/s. D. 5 cm và 7,5 m/s.
Câu 2. (3) M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng
biên độ 4cm, dao động tại N cùng pha với dao động tại P. Biết MN = 2NP = 40 cm
và tần số góc của sóng là 20 rad/s. Tính tốc độ dao động tại điểm bụng khi sợi dây
có dạng một đoạn thẳng.
A. 160 cm/s. B. 40√3 cm/s. C. 40 cm/s. D. 40√2 cm/s.
1. D 2. A

Ví dụ 6. (2+) Sóng dừng trên dây đàn hồi có bước sóng λ có biên độ tại bụng là A.
Biết những điểm của sợ dây có biên độ dao động A0 = 2cm (với A0< A) nằm cách
nhau một khoảng 20cm. Giá trị λ và A lần lượt là
A. 80 cm và 3,5√3cm. B. 60 cm và 2√2cm.
C. 60 cm và 3,5 √3cm. D. 80 cm và 2√2cm.
Hướng dẫn:
λ λ
x=y=→ Δx = = 20 cm
8 4
Δx = MN − NP → 2π λ Amax
Ao = Amax sin ( . ) = → Amax = 2√2 cm
{ λ 8 √2
Đáp án B.

130
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (2+) (ĐH−2012) Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có
sóng dừng. Không xét các điểm bụng hoặc nút, quan sát thấy những điểm có cùng
biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15 cm. Bước sóng trên dây có giá
trị bằng
A. 30 cm. B. 60 cm. C. 90 cm. D. 45 cm.
Câu 2. (2 ) (QG − 2015) Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Trên dây, những
+

điểm dao động với cùng biên độ A1 có vị trí cân bằng liên tiếp cách đều nhau một
đoạn d1 và những điểm dao động với cùng biên độ A2 có vị trí cân bằng liên tiếp
cách đều nhau một đoạn d2. Biết A1> A2> 0. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. d1 = 0,5d2. B. d1 = 4d2. C. d1 = 0,25d2. D. d1 = 2d2.
1. B 2. D

Ví dụ 7. (3) Một sợi dây OM đàn hồi dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích
thích trên dây hình thành 3 bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là 3
cm. Tại N gần O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm. Khoảng cách ON bằng
A. 10cm. B. 7,5 cm. C. 5,2 cm. D. 5 cm.
Hướng dẫn:
Hai đầu cố định và có 3 bụng sóng nên
λ λ
OM = 3. ⇒ 90 = 3. ⇒ λ = 60 (cm)
2 2
Áp dụng:
2πxmin 2πxmin
A0 = Amax sin ( ) ⇒ 1,5 = 3 sin ( ) → xmin = 5 cm
λ 60
Đáp án D.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Sóng dừng trên dây đàn hồi dài có bước sóng 15 cm và có biên độ tại
bụng là 2cm. Tại O là một nút và tại N gần O nhất có biên độ dao động √3cm. Điểm
N cách bụng gần nhất là:
A. 4 cm B. 7,5 cm C. 2,5 cm D. 1,25 cm
Câu 2. (3) Tạo sóng dừng trên một sợi dây dài bằng nguồn sóng có phương trình
u = 2cos(ωt + φ)cm. Bước sóng trên sợi dây là 30 cm. Gọi M là điểm trên sợi dây
dao động với biên độ 2 cm. Hãy xác định khoảng cách từ M đến nút gần nhất.
A. 2,5 cm. B. 3,75 cm. C. 15 cm. D. 12,5 cm.
Câu 3. (3) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây A
là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, AB = 14 cm, gọi C là một điểm
trong khoảng AB có biên độ bằng một nửa biên độ của B. Khoảng cách AC là

131
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
A. 14/3 cm. B. 7 cm. C. 3,5 cm. D. 28/3 cm.
1. D 2. A 3. A

Ví dụ 8. (3) Một sợi dây OM đàn hồi hai đầu cố định, khi được kích thích trên dây
hình thành 7 bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là 3 cm. Điểm gần
O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm cách O một khoảng 5 cm. Chiều dài sợi dây là
A. 140 cm. B. 180 cm. C. 90 cm. D. 210 cm.
Hướng dẫn:
2πxmin 5 λ
A0 = 3 sin ( ) → 1,5 = 3 sin (2π. ) → λ = 60 cm → L = 7 = 210 cm
λ λ 2
Đáp án D.
Ví dụ 9. (3) Một sóng dừng trên dây có dạng u = 5sin(bx). cos(2πt −π/2) (mm).
Trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử M trên dây, x tính bằng cm là khoảng
cách từ nút O của dây đến điểm M. Điểm trên dây dao động với biên độ bằng
2,5√3mm cách bụng sóng gần nhất đoạn 3 cm. Vận tốc dao động của điểm trên dây
cách nút 6 cm ở thời điểm t = 0,5 s là
A. 10π√3mm/s. B. −5π√3mm/s. C. 5π√3mm/s D. 10π√2mm/s
Hướng dẫn:
2πymin 3
Áp dụng: A0 = Amax cos ( ) → 2,5√3 = 5 cos (2π. ) → λ = 36 cm
λ λ
2π π π π
⇒b= = ⇒ u = 5 sin x cos (2πt − ) (mm)
λ 18 18 2
πx π
⇒ vdd = u′t = −10π sin sin (2πt − ) (mm/s)
18 2
π. 6 π mm
Thay số vdd = −10π. sin sin (2π. 0,5 − ) = −5π√3 ( )
18 2 s
Đáp án B.
Ví dụ 10. (3) Sóng dừng hình thành trên sợi dây với bước sóng 60 cm và biên độ
dao động tại bụng là 4 cm. Hỏi hai điểm dao động với biên độ 2√3cm gần nhau nhất
cách nhau bao nhiêu cm?
A. 10√3 cm B. 10cm. C. 30 cm. D. 20 cm
Hướng dẫn:
Amax
Vì A0 = 2√3 ≥ = 2√2 nên hai điểm có cùng biên độ 2√3cm nằm hai bên
√2
bụng sẽ gần nhau hơn khi chúng nằm hai bên nút:
2πy 2πy
A0 = Amax cos ⇒ 2√3 = 4 cos ⇒ y = 5(cm) ⇒ Δxmin = 2y = 10 cm
λ 60
132
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Đáp án B
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Sóng dừng hình thành trên sợi dây AB dài 1,2 m với hai đầu cố định có
hai bụng sóng. Biên độ dao động tại bụng là 4cm. Hỏi hai điểm dao động với biên
độ 2,2 cm gần nhau nhất cách nhau bao nhiêu cm.
A. 20√2cm. B. 10√3cm C. 37,7cm. D. 22,2cm
Câu 2. (3) Một sợi dây dài 120 cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng, biết bề rộng
một bụng sóng là 4a. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm dao động cùng pha có
cùng biên độ bằng a là 20 cm. Số bụng sóng trên dây là
A. 10. B. 8. C. 6. D. 4.
1. D 2. D

Ví dụ 5. (3) Trên một sợi dây dài có sóng dừng với biên độ tại bụng 2 cm, có hai
điểm A và B cách nhau 10 cm với A và B đều là bụng. Trên đoạn AB có 20 điểm dao
động với biên độ √2 cm. Bước sóng là
A. 1,0 cm. B. 1,6 cm. C. 2,0 cm. D. 0,8 cm.
Hướng dẫn:
Vì A và B là hai bụng nên AB = kλ/2 hay AB = 2kλ/4. Theo bài ra, trên AB có 20
điểm dao động với biên độ A0 = √2cm < Amax nên 2k = 20 .
λ
Suy ra: 10 = 20. ⇒ λ = 2(cm)
4
Đáp án C.
• Bài tập vận dụng:
Câu 1. (3) Sóng dừng có tần số 11,25 Hz thiết lập trên sợi dây đàn hồi dài 90 cm với
một đầu cố định một đầu tự do. Biên độ sóng tới và sóng phản xạ giống nhau và
bằng A. Người ta thấy 9 điểm dao động trên dây với biên độ là A. Tìm tốc độ truyền
sóng.
A. 300 cm/s. B. 350 cm/s. C. 450 cm/s. D. 720 cm/s.
Đáp án C.

133
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. (2+) Một sợi dây đàn hồi dài AB có đầu B cố định, đầu A dao động điều hòa
với biên độ 6 mm, trên dây có sóng dừng. Tại điểm trên dây cách điểm bụng một
khoảng 1/12 bước sóng thì dao động với biên độ là
A. 3√3 mm. B. 6√2mm. C. 6√3 mm. D. 3 mm.
Câu 2. (3) Sóng dừng trên sợi dây, hai điểm O và B cách nhau 140 cm, với O là nút
và B là bụng. Trên OB ngoài điểm O còn có 3 điểm nút và biên độ dao động bụng là
1 cm. Tính biên độ dao động tại điểm M cách O là 65 cm.
A. 0,25cm B. 0,50cm C. 0,75cm. D. 0,92 cm.
Câu 3. (2+) Sóng dừng trên một sợi dây có bước sóng 30 cm có biên độ ở bụng là 4
cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ 2√3 cm và các điểm nằm trong khoảng MN luôn
dao động với biên độ nhỏ hơn 2√3 cm. Tìm MN.
A. 10 cm. B. 5 cm. C. 7,5 cm. D. 8 cm.
Câu 4. (2+) Sóng dừng trên một sợi dây có biên độ ở bụng là 5 cm. Giữa hai điểm M,
N có biên độ 2,5 cm cách nhau 20 cm và các điểm nằm trong khoảng MN luôn dao
động với biên độ lớn hơn 2,5 cm. Tìm bước sóng.
A. 120 cm. B. 60 cm. C. 90 cm. D. 108 cm.
Câu 5. (3) M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng
biên độ 4 cm, dao động tại N cùng pha với dao động tại M. Biết MN = 2NP = 20 cm.
Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04 s sợi dây có dạng một đoạn thẳng. Tính
biên độ tại bụng sóng, tốc độ truyền sóng.
A. 4 cm; 40 m/s. B. 4 cm; 60m/s. C. 8 cm; 6,40 m/s. D. 8cm; 7,50 m/s.
Câu 6. (3) M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng
biên độ 4cm, dao động tại N cùng pha với dao động tại M. Biết 2MN = NP = 20cm.
Tính biên độ tại bụng sóng và bước sóng
A. 4 cm, 40 cm. B. 8/√3 cm, 60 cm C. 8cm, 40cm. D. 8 cm, 60 cm
Câu 7. (3) Trên một sợi dây có sóng dừng có ba điểm liên tiếp nhau M, N, P có cùng
biên độ 4cm, không phải là các điểm bụng. Biết MN = NP = 10cm. Tính biên độ tại
bụng sóng và bước sóng
A. 4√2 cm, 40cm B. 4√2 cm, 60cm C. 8√2cm, 40cm D. 8√2cm, 60cm
Câu 8. (2 ) Sóng dừng trên dây đàn hồi dài có bước sóng A, có biên độ tại bụng là
+

A. Biết những điểm của sợi dây có biên độ dao động A0 = 3,5 mm (với A0< A) nằm
cách đều nhau một khoảng 15 cm. Giá trị λ và A lần lượt là
A. 30 cm và 3,5√3 cm. B. 60 cm và 3,5√2 mm.
C. 60 cm và 3,5√3mm. D. 30 cm và 3,5√3 mm.
Câu 9. (2 ) Một sóng dừng trên sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, bụng sóng
+

dao động với biên độ 16 mm. Người ta quan sát thấy những điểm không phải bụng

134
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
có cùng biên độ cách đều nhau 10 cm. Bước sóng và biên độ dao động của những
điểm cùng biên độ nói trên là
A. 20 cm và 8√3mm. B. 40 cm và 8√3 mm.
C. 20cm và 8√2 mm. D. 40cm và 8√2 mm.
Câu 10. (3) Một sợi dây OM đàn hồi dài 30 cm có hai đầu cố định. Khi được kích
thích trên dây hình thành 3 bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là 4
cm. Tại N gần O nhất có biên độ dao động là 2√2cm. Khoảng cách ON bằng
A. 10cm. B. 7,5 cm. C. 2,5 cm. D. 5cm.
Câu 11. (3) Sóng dừng trên một sợi dây có biên độ ở bụng là 5 cm. Điểm M có biên
độ 2,5 cm cách điểm bụng gần nó nhất 20 cm. Tìm bước sóng.
A. 120 cm. B. 30 cm. C. 96 cm. D. 72 cm.
Câu 12. (3) Một sợi dây đàn hồi căng ngang đang có sóng dừng ổn định. Trên dây,
A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là điểm nằm trong AB với biên
độ của C bằng một nửa biên độ của B. Tốc độ truyền sóng trên dây là 0,25 m/s.
Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần dây duỗi thẳng liên tiếp là 0,2 (s). Khoảng
cách AC là
A. 1,25 cm. B. 5/3 cm. C. 5/6 cm. D. 0,25 cm.
Câu 13. (3) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định chu kì T và
bước sóng λ. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung
điểm của AB. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần
tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là
A. T/4. B. T/6. C. T/3. D. T/8.
Câu 14. (3) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định chu kì T và
bước sóng λ. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là điểm
thuộc AB sao cho AB = 4AC. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao
động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là
A. T/4. B. 3T/8. C. T/3. D. T/8.
Câu 15. (3) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định chu kì T và
bước sóng λ. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là điểm
thuộc AB sao cho AB = 4BC. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao
động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là
A. T/4. B. 3T/8. C. T/3. D. T/8.
Câu 16. (3) Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây đàn hồi tạo ra sóng dừng có tốc độ
truyền sóng 15 m/s tần số dao động sóng là 25Hz. Tại điểm M trên dây dao động
cực đại, tại điểm N trên dây cách M một khoảng 5cm. Tỉ số giữa biên độ dao động
tại M và N là:
A. √3 B. 0,5. C. 2/√3 D. 2

135
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Câu 17. (3) Một sóng dừng trên sợi dây đàn hồi dài với bước sóng 60 cm. Ba điểm
theo đúng thứ tự E, M và N trên dây (EM = 2MN = 10 cm). Nếu tại M dao động cực
đại thì tỉ số giữa biên độ dao động tại E và N là
A. √3 . B. 0,5. C. 1/√3. D. 2
Câu 18. (3) Sóng dừng trên dây trên một sợi dây có bước sóng λ. N là nút sóng, hai
điểm M1 và M2 ở hai bên N và có vị trí cân bằng cách N những khoảng NM1 = λ/3,
NM2 = λ/6. Khi tỉ số li độ (khác 0) của M1 so với M2 là
A. −1 B. 1 C. √3. D. −√3.
Câu 19. (4) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây,
A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất cách A một khoảng 6 cm. Biết
rằng sau những khoảng thời gian ngắn nhất bằng nhau liên tiếp cách nhau 0,2 s
điểm B cách VTCB √2 cm (biên độ tại B lớn hơn √2 cm). Tốc độ dao động cực đại
của một phần tử M cách A 16cm là?
A. 0,2 m/s. B. 5,7 cm/s. C. 10 cm/s. D. 13,6 cm/s.
Câu 20. (4) Một sóng dừng trên dây có dạng u = 5√2 sin(bx). cos(2πt − π/2) (mm).
Trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử M trên dây, x tính bằng cm là khoảng
cách từ nút O của dây đến điểm M. Điểm trên dây dao động với biên độ bằng 5 mm
cách nút sóng gần nhất 3 cm. Vận tốc của điểm trên dây cách nút 6 cm ở thời điểm
t = 0,5 s là
A. 20π mm/s. B. −10π√2mm/s. C. 20π mm/s. D. 10π√2 mm/s.
Câu 21. (4) Một sóng dừng ổn định trên sợi dây với bước sóng λ; B là một bụng sóng
với tốc độ cực đại bằng 60 (cm/s). M và N trên dây có vị trí cân bằng cách B những
đoạn tương ứng là λ/12 và λ/6. Lúc li độ của M là A/2 (với A là biên độ của B) thì
tốc độ của N bằng
A. 30√6 (cm/s) B. 10√6 (cm/s) C. 15√2 (cm/s) D. 15√6 (cm/s)
Câu 22. (3) Sóng dừng hình thành trên sợi dây AB dài 1,2 m với hai đầu cố định có
hai bụng sóng. Biên độ dao động tại bụng là 4 cm. Hỏi hai điểm dao động với biên
độ 2√2 cm gần nhau nhất cách nhau bao nhiêu cm ?
A. 20√2 cm. B. 10√3 cm. C. 30 cm. D. 20 cm.
Câu 23. (3+) Một sợi dây đàn hồi căng ngang đang có sóng dừng ổn định, khoảng
thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,1 s tốc độ truyền sóng trên
dây là 3 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên sợi dây dao động cùng
pha và có biên độ dao động bằng nửa biên độ của bụng sóng là
A. 20 cm. B. 30 cm. C. 40cm. D. 13 cm.
Câu 24. (3 ) Sóng dừng thiết lập trên sợi dây đàn hồi 2 đầu cố định chiều dài 90 cm.
+

Biết f = 5 Hz. Biên độ sóng tới và sóng phản xạ giống nhau và bằng A. Người ta thấy
6 điểm dao động trên dây với biên độ là A. Tìm tốc độ truyền sóng.
A. 300 cm/s. B. 350 cm/s. C. 960 cm/s. D. 720 cm/s.

136
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
Câu 25. (3+) Trên một sợi dây dài 16 cm được tạo ra sóng dừng nhờ nguồn có biên
độ 4 mm. Người ta đếm được trên sợi dây có 22 điểm dao động với biên độ 6 mm.
Biết hai đầu sợi dây là hai nút. Số nút và bụng sóng trên dây là
A. 22 bụng, 23 nút. B. 8 bụng, 9 nút. C. 11 bụng, 12 nút. D. 23 bụng,22 nút.

ĐÁP ÁN
1. A 2. D 3. A 4. B 5. D 6. B 7. A 8. B 9. D 10. C
11. A 12. C 13. A 14. B 15. D 16. C 17. C 18. A 19. D 20. B
21. B 22. C 23. A 24. A 25. C

137
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

Dạng 3. Các bài toán liên quan đến nguồn nhạc âm

• Giải thích sự tạo thành âm do dây dao động:


Khi trên dây xuất hiện sóng dừng có những chỗ sợi dây dao động với biên độ
cực đại (bụng sóng), đẩy không khí xung quanh nó một cách tuần hoàn và do đó
phát ra một sóng âm tương đối mạnh có cùng tần số dao động của dây. Với hai
đầu sợi dây cố định, điều kiện xảy ra sóng dừng:
λ v
l=k =k → f~k (với k = 1, 2, 3 … . )
2 2f
v
Tần số âm cơ bản là f0 = 2l, họa âm thứ 2 là f2 = 2f0 , họa âm thứ ba là f3 = 3f0 , …
họa âm bậc n là fn = nf0.
• Giải thích sự tạo thành âm do cột không khí dao động:
Khi sóng âm (sóng dọc) truyền qua không khí trong một ống, chúng phản xạ
ngược lại ở mỗi đầu và đi trở lại qua ống (sự phản xạ này vẫn xảy ra ngay cả khi
đầu để hở). Với hai đầu ống khí một cố định, một tự do, điều kiện xảy ra sóng
dừng là:
λ v
l = (k + 0,5) = (k + 0,5) → f~(2k + 1) (với k = 0, 1, 2, 3 … . )
2 2f
v
Tần số âm cơ bản là f0 = 4l, họa âm thứ 2 là f2 = 3f0 , họa âm thứ ba là f3 = 5f0 , …
họa âm bậc n là fn = (2n − 1)f0.

138
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
CÁC DẠNG BÀI TẬP
Ví dụ 1. (3) Một cái còi được coi như nguồn âm điểm phát ra âm phân bố đều theo
mọi hướng. Cách nguồn âm 10 km một người vừa đủ nghe thấy âm. Biết ngưỡng
nghe và ngưỡng đau đối với âm đó lần lượt là 10−9 (W/m2) và 10 (W/m2). Hỏi cách
còi bao nhiêu thì tiếng còi bắt đầu gây cảm giác đau cho người đó?
A. 0,1m. B. 0,2m. C. 0,3m. D. 0,4m
Hướng dẫn:
P
Imin = Imin r2 2 Imin
4πr12
→ = ( ) → r2 = r1 √ = 104 . √10−10 = 0,1 m
P Imax r1 Imax
{Imax = 4πr 2
Đáp án A

Ví dụ 2. (2) Một sợi dây đàn dài 80 cm dao động tạo ra sóng dừng trên dây với tốc
truyền sóng là 20 m/s. Tần số âm cơ bản do dây đàn phát ra là
A. 25 Hz. B. 20 Hz. C. 12,5 Hz. D. 50 Hz.
Hướng dẫn:
v v
fk = k ⇒ f1 = = 12,5 Hz
2l 2l
Đáp án C.

Ví dụ 3. (2) Một dây đàn có chiều dài 80 cm được giữ cố định ở hai đầu. Âm do dây
đàn đó phát ra có bước sóng dài nhất bằng bao nhiêu để trên dây có sóng dừng với
2 đầu là 2 nút?
A. 200 cm. B. 160 cm. C. 80 cm. D. 40 cm.
Hướng dẫn:
λ 2l
l = k. ⇒ λ = ⇒ λmax = 2l = 160 cm (k = 1)
2 k
Đáp án B
Ví dụ 4. (3) Một dây đàn có chiều dài 70 cm, khi gảy nó phát ra âm cơ bản có tần số
f. Người chơi bấm phím đàn cho dây ngắn lại, thì thấy nó phát ra âm mới có họa âm
bậc 3 có tần số 3,5f. Chiều dài của dây còn lại là
A. 60 cm. B. 30 cm. C. 10 cm. D. 20 cm.
Hướng dẫn:
v
f=
{ 2l ⇒ f = 3,5f ⇒ 3. v = 3,5. v ⇒ l′ = 3 l = 60 cm
v 3
2l′ 2l 3,5
f3 = 3. ′
2l
Đáp án A

139
VẬT LÝ SIÊU NHẨM
Ví dụ 5. (3) Một ống sáo dài 0,6 m được bịt kín một đầu một đầu để hở. Cho rằng
vận tốc truyền âm trong không khí là 300 m/s. Hai tần số cộng hưởng thấp nhất khi
thổi vào ống sáo là
A. 125 Hz và 250 Hz. B. 125 Hz và 375 Hz.
C. 250 Hz và 750 Hz. C. 250Hz và 500Hz.
Hướng dẫn:
λ v
l = (2k + 1) = (2k + 1)
4 4f
v
⇒ f = (2n + 1) = (2k + 1). 125
4l
Với k = 0 ⇒ f0 = 125 Hz
Với k = 1 ⇒ f2 = 375 Hz
(Chú ý: họa âm bậc 1 – cũng là tần số âm cơ bản).
Đáp án B.

140
CHINH PHỤC CHUYÊN ĐỀ - SÓNG
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. (2) Một dây đàn đang phát ra âm cơ bản có tần số 400 Hz và một hoạ âm có
tần số 800 Hz, khi đó tai người không nghe thấy âm có tần số
A. 400 Hz. B. 600 Hz. C. 1200 Hz. D. 800 Hz.
(Dữ kiện sau dùng cho câu 5, 6 và 7). Một ống sáo dài 1 m một đầu bịt kín một đầu
để hở, thổi luồng khí vào miệng sáo thì nó dao động phát ra âm. Tốc độ sóng âm
trong ống sáo là 340 m/s.
Câu 2. (2) Tính tần số âm cơ bản
A. 127 Hz B. 85 Hz C. 129 Hz D. 130 Hz
Câu 3. (2) Tính chu kì của hoạ âm bậc 5
A. 1,3 ms B. 130 ms C. 235 ms D. 2,35 ms
Câu 4. (2) Tính bước sóng của hoạ âm bậc 3
A. 0,8 m B. 0,95 m C. 0,57 m D. 1,34 m
Câu 5. (2) Một dây đàn viôlon hai đầu cố định, dao động, phát ra âm cơ bản có tần
số 440 Hz. Tốc độ sóng trên dây là 250 m/s. Hỏi độ dài của dây bằng bao nhiêu?
A. 0,42 m. B. 0,28 m. C. 10 m. D. 0,36 m.
Câu 6. (2 ) Một dây đàn hai đầu cố định dài 1,5 m, dao động phát ra âm. Tốc độ sóng
+

trên dây là 250 m/s. Chọn phương án SAI.


A. Tần số âm cơ bản là 83,3 Hz B. Chu kì của hoạ âm bậc 2 là 6. 10−3 s
C. Bước sóng của hoạ âm bậc 3 là 1 m D. Tần số hoạ âm bậc 4 là 130 Hz
Câu 7. (2+) Một ống sáo dài l = 0,5m phát ra âm cơ bản có tần số 440 Hz, cắt ngắn
chiều dài của ống sáo đi một nửa thì ống sáo có thể phát ra hoạ âm bậc 3 có tần số
là bao nhiêu? Coi tốc độ truyền âm là không đổi.
A. 1320 Hz B. 880 Hz. C. 2640 Hz. D. 4400 Hz.
Câu 8. (2+) Một ống có một đầu bịt kín một đầu để hở tạo ra họa âm bậc 3 có tần số
360 Hz. Nếu người ta để hở cả hai đầu thì khi đó âm cơ bản tạo có tần số bằng
A. 144 Hz. B. 120 Hz. C. 261 Hz. D. 240 Hz.
Câu 9. (2 ) Trong một ống thẳng, dài 2 m, hai đầu hở, hiện tượng sóng dừng xảy ra
+

với một âm có tần số f. Biết trong ống có 2 nút sóng và tốc độ truyền âm là 330 m/s.
Tần số f có giá trị là
A. 165 Hz. B. 330 Hz. C. 495 Hz. D. 660 Hz.
Câu 10. (2 ) Một ống sáo dài 80 cm, hở 2 đầu, tạo ra một sóng dừng trong ống sáo
+

với âm thanh cực đại ở 2 đầu ống, trong khoảng giữa ống sáo có 2 nút sóng. Bước
sóng của âm là
A. 80 cm. B. 40 cm. C. 160 cm. D. 120 cm.
ĐÁP ÁN
1. B 2. B 3. A 4. A 5. B 6. D 7. D 8. A 9. A 10. A

141
VẬT LÝ SIÊU NHẨM

VIDEO CHỮA BÀI TẬP

Chủ Đề 1 Chủ Đề 2

Chủ Đề 3 Chủ Đề 4

142

You might also like