Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐIẾC ĐỘT NGỘT

1. Định nghĩa:
Điếc đột ngột được định nghĩa là nghe kém tiếp nhận trên 30 dB ở 3 tần số liên tiếp và khởi
phát trong vòng 3 ngày.
2. Nguyên nhân: Có nhiều giả thuyết, có thể do các nhóm nguyên nhân chủ yếu:
2.1. Do nhiễm virus: viêm ốc tai virus ( quai bị, zona, Cytomegalovirus…),
2.2. Do mạch máu, bệnh về máu: các bệnh lý có thể gây điếc đột ngột như cao huyết áp,
bệnh tăng đông máu, bệnh Berger, đa hồng cầu, hồng cầu hình liềm…
2.3. Chấn thương: chấn thương sọ não kín, dò ngoại dịch, chấn thương ốc tai, chấn thương
âm thanh lớn, bị điện giât, xạ trị...
2.4. Nhiễm độc: thuốc kháng sinh Aminozid, do rượu, thuốc lá…
2.5. Bệnh lý tự miễn
2.6. Rối loạn chuyển hóa: suy thận, đái tháo đường, toan hóa máu, tăng lipid máu, suy
giáp…
2.7. Những nguyên nhân sau ốc tai: u dây thần kinh VII, VIII, u não, bệnh xơ cứng rải
rác…
3. Chẩn đoán:
3.1 Chẩn đoán xác định:
3.1.1. Lâm sàng: nặng tai, ù tai, cảm giác đầy tai, nghe kém đột ngột 1 tai hoặc 2 tai,
có thể kèm theo chóng mặt, nôn ói.
3.1.2. Cận lâm sàng:
- Thính lực đồ: điếc tiếp nhận ít nhất 30 dB ở 3 tần số liên tiếp ở 1 hoặc 2 tai.
- Nhĩ lượng đồ: thường là dạng A.
- Phản xạ cơ bàn đạp.
- Nội soi tai: để loại trừ tình trạng viêm tai giữa cấp, mạn, viêm tai giữa thanh dịch.
- Đo ABR: thực hiện ngay từ đầu
- MRI, CT scan sọ não: có thể tìm các nguyên nhân như u não, màng não, u dây TK,
nhồi máu não, viêm não màng não….
- Xét nghiệm khác: công thức máu, chức năng gan, thận, bilan mỡ máu, ECG, XQ
phổi…
3.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Nghe kém do viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa cấp, mạn, nút ráy tai…
- Nghe kém do hệ thần kinh trung ương: viêm màng não, viêm não, nhồi máu não, u não
chèn ép, u dây VII, dây VIII…
- Nghe kém do chấn thương tai, vỡ xương thái dương.
4. Điều trị - tiên lượng:
4.1. Điều trị nội trú theo phác đồ: ( Thời gian từ lúc điếc đột ngột đến thời điểm nhập
viện < 3 tháng)
a) Điều trị tại chỗ: tiêm corticoid xuyên nhĩ
- Dexamethasone 4mg/1ml tiêm tai bệnh 0,5ml/ lần/ ngày, 3 liều trong 3 ngày ( ngày 1,
ngày 5 và ngày 10).
- Tiêu chuẩn tiêm corticoid xuyên nhĩ:
 Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán điếc đột ngột và có bệnh lý nội khoa đi
kèm, không thể sử dụng corticoid đường toàn thân (cao huyết áp, đái tháo đường,
viêm dạ dày nặng …) hay bệnh nhân điếc nặng kém đáp ứng nội khoa trong 5 ngày
đầu.
 Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán điếc đột ngột và có mức độ nghe kém
nặng (thính lực trung bình lúc nhập viện > 70 dB)
 Đồng ý tiêm corticoid xuyên nhĩ
b) Điều trị toàn thân:
- Piracetam 12g (Nootropil, Memotropil…) 1 chai truyền tĩnh mạch 1 lần/ ngày trong 10
ngày
- Flunarizine 5mg (Sibelium, Fluzinstad…) 2v/ ngày (bệnh nhân < 65 tuổi), 1v/ ngày
(bệnh nhân > 65 tuổi)
- Omeprazole 20 mg 1v x 2 lần/ ngày (trường hợp có sử dụng corticoid hay có viêm dạ
dày đi kèm)
- Corticoid:
 Ngày 1,2: Methylprednisolone 40 mg (Solumedrol…) 3 lọ/ ngày TM
 Ngày 3: Methylprednisolone 40 mg (Solumedrol…) 2 lọ/ ngày TM
 Ngày 4,5: Methylprednisolone 40 mg (Solumedrol…) 1lọ/ ngày TM
 Ngày 6,7: Prednisone 5mg 8v/ ngày uống
 Ngày 8: Prednisone 5mg 4v/ ngày uống
 Ngày 9,10: Prednisone 5mg 2v/ ngày uống
- Có thể thở oxy cao áp. Những trường hợp chống chỉ định thở oxy cao áp:
 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 Tràn khí màng phổi
 Tiền căn phẫu thuật lồng ngực
 Đang có tình trạng viêm mũi xoang mãn, cấp.
c) Phác đồ phối hợp vừa tiêm corticoid toàn thân + tiêm corticoid xuyên nhĩ khi:
 Bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán điếc đột ngột và có mức độ nghe kém
nặng (thính lực trung bình lúc nhập viện > 70 dB)
 Bệnh nhân điếc nặng kém đáp ứng nội khoa trong 5 ngày đầu.
- Kiểm tra thính lực, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp vào N5 và N10
4.2. Điều trị ngoại trú:
4.2.1 Sau khi xuất viện, cấp toa điều trị ngoại trú, hẹn tái khám và đo thính lực đồ lại
vào tháng thứ 3 và tháng thứ 6 sau xuất viện.
- Corticoid: dùng thêm 5 ngày: Prednisolone 5mg 2v/ngày x 5 ngày
- Thuốc hướng thần kinh:
 Piracetam 800mg (Nootropil, Memotropil, Neuropil…) 1v x 3 uống
- Thuốc giãn mạch ngoại biên:
 Flunarizine 5mg (Sibelium, Fluzinstad…) 2v/ ngày (bn < 65 tuổi), 1v/ngày (bn >
65 tuổi)
 Cinnarizine 25mg ( Stugeron, Phezam…) 1v x 3 uống
 Dihydro ergotamine mesylat 3mg (Timmax…) 1v x 3 uống
 Almitrine + Raubasine (Duxil) 1v x 2 uống
 Trimetazidime 20 mg (Vastarel …) 1v x 3 uống
 Ginko biloba (Tanakan 40 mg, Tebonin 120 mg…) 1v x 2-3 uống
 Ginko biloba + Magne B6 + Vitamin B6
 Ginko biloba + cao lá cây táo gai, cao lá cây tía tô đất, tinh dầu vôi
- Thuốc điều trị chóng mặt:
 Acetylleucin 500mg (Tanganil…) 1v x 2-3 lần/ ngày
 Betahistine (Betaserc 16mg, 24mg…) 1v x 2-3 lần/ ngày
- Thuốc điều trị các biểu hiện cơ năng của cơn lo lắng cấp tính:
 Mange B6 (Magne B6 corbiere …) 1v x 2-3 lần/ ngày
 Magne B6 + men Chaccaromyces
 Vitamin B (Synervit …) 1v x 2-3 lần/ngày
- Thuốc kháng histamine:
 Thế hệ I: Chlopheniramine
 Thế hệ II: Cetirizine, Loratadine…
 Thế hệ III: Levocetirizine, Desloratadine…
Thuốc hướng thần kinh, thuốc giãn mạch ngoại biên, thuốc điều trị chóng mặt,
thuốc điều trị các biểu hiện cơ năng của cơn lo lắng cấp tính: có thể dùng tối đa
nếu bệnh nhân còn nghe kém và ù tai
- Có thể thở oxy cao áp nếu không có chống chỉ định
4.2.2 Điều trị ngoại trú ( dành cho bệnh nhân không có điều kiện nhập viện)
- Corticoid:
+ N1-3: liều khởi đầu 1 mg/kg/ngày
+ N4-7: liều 0.5 mg/kg/ngày
+ N8-14: liều 0.25 mg/kg/ngày
- Thuốc hướng thần kinh:
 Piracetam 800mg (Nootropil, Memotropil, Neuropil…) 1v x 3 uống
- Thuốc giãn mạch ngoại biên:
 Flunarizine 5mg (Sibelium, Fluzinstad…) 2v/ ngày (bn < 65 tuổi), 1v/ngày (bn >
65 tuổi)
 Cinnarizine 25mg ( Stugeron, Phezam…) 1v x 3 uống
 Dihydro ergotamine mesylat 3mg (Timmax…) 1v x 3 uống
 Almitrine + Raubasine (Duxil) 1v x 2 uống
 Trimetazidime 20 mg (Vastarel …) 1v x 3 uống
 Ginko biloba (Tanakan 40 mg, Tebonin 120 mg…) 1v x 2-3 uống
 Ginko biloba + Magne B6 + Vitamin B6
 Ginko biloba + cao lá cây táo gai, cao lá cây tía tô đất, tinh dầu vôi
- Thuốc điều trị chóng mặt:
 Acetylleucin 500mg (Tanganil…) 1v x 2-3 lần/ ngày
 Betahistine (Betaserc 16mg, 24mg…) 1v x 2-3 lần/ ngày
- Thuốc điều trị các biểu hiện cơ năng của cơn lo lắng cấp tính:
 Mange B6 (Magne B6 corbiere …) 1v x 2-3 lần/ ngày
 Magne B6 + men Chaccaromyces
 Vitamin B (Synervit …) 1v x 2-3 lần/ngày

5. Biến chứng:
- Tác dụng phụ của thuốc Corticoid: viêm, loét dạ dày, tăng huyết áp, tăng đường huyết,
rối loạn nhịp tim, giảm sức đề kháng, rối loạn nội tiết tố…
- Tác dụng phụ của Piracetam khi dùng liều cao: rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần
(kích động, lo lắng, ảo giác…), rối loạn đông máu, mất điều hòa vận động, chóng mặt,
rối loạn tiêu hóa…
- Tác dụng phụ của Flunarizine: buồn ngủ, tăng cân, tăng ngon miệng, trầm cảm (chống
chỉ định trên những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm), triệu chứng ngoại tháp…

6. Phòng ngừa:
- Chủ yếu là nghỉ ngơi, thư giản hợp lý. Tránh thức khuya, làm việc quá sức, tránh tình
trạng căng thẳng, stress, có những xúc cảm quá mức (lo âu, buồn phiền, giận dữ…).
- Ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ chất để tăng sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế các
chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ…
- Tránh tiếng ồn, những nơi có âm thanh lớn. Không nên đeo tai nghe thường
xuyên. Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn thì phải có những biện
pháp che chắn tai phù hợp.
- Tránh gây tổn thương cho tai: không ngoáy tai, đưa vật lạ vào tai, không thay
đổi áp lực trong tai đột ngột (không hỉ mũi quá mạnh, không thay đổi tư thế
nhanh, không nên lặn nếu không có đầy đủ thiết bị bảo hộ)
- Nếu có bệnh lý nội khoa: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… cần
uống thuốc đầy đủ, dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tài liệu tham khảo:


1. Bài giảng Tai Mũi họng – Trường đại học y dược TPHCM-1998
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng – Bộ Y tế - 2015
3. The AAO-HNSF Guideline Development Task Force supported the
development of the new clinical practice guideline on Sudden Hearing Lossthat
published as a supplement in the March edition of Otolaryngology Head and
Neck Surgery

You might also like