Ví dụ về năng lực toán học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Ví dụ về năng lực toán học : Nhân một số với 1 hiệu ( SGK toán 4)

- Thông qua việc phân tích phép tính cần thực hiện, liên hệ với phép nhân một số với
một tổng, từ đó phát hiện ra việc thực hiện phép tính tương tự, HS có cơ hội phát triển
năng lực tư duy và lập luận toán học

- Thông qua việc hình thành thuật ngữ nhân một số với một hiệu và hình thành quy tắc
nhân một số với một hiệu giúp HS có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Thông qua việc tiếp cận tình huống có vần đề HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và
tìm ra được phương án giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng kiến thức về nhân một số
với 1 hiệu giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi
bước vào bài học.
b. Cách thức tiến hành
- GV tổ chức cho HS múa hát bài “Em yêu trường em”.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nhận biết và
thực hiện cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (tình huống đơn giản)
theo các tiêu chí tro trước; đọc, mô tả được các số liệu ở dạng bảng; nêu nhận xét
đơn giản bảng số liệu. Chúng ta cùng vào bài Bảng số liệu thống kê.
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Thu thập, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê.
a. Mục tiêu: HS nhận biết cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (tình
huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.  
b. Cách tiến hành:
GV chiếu hình ảnh.
a. Thu thập - GV giới thiệu: Tìm hiểu về những món quà của khối lớp 3 gửi tặng
đồng bào vùng lũ, người ta thu thập và thể hiện qua hình ảnh.
b. Phân loại
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) phân loại rồi chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét các cách phân loại của HS, giới thiệu cách phân loại theo loại quà: Có
nhiều món quà, ta có thể phân thành sáu loại: gạo, nước uống, mì ăn liền, dầu ăn,
đường và sữa.
c. Ghi chép số liệu thống kê
- GV hướng dẫn HS cách kiểm đếm và ghi chép số liệu.
+ Kiểm đếm theo từng loại (tránh nhầm lẫn)
+ Ghi chép: Dùng mỗi vạch thể hiện một vật khi kiểm đếm.
Dùng các kí hiệu biểu thị số lượng từ 1 tới 5.
+ GV hướng dẫn mẫu.
Ví dụ: Kiểm đếm và ghi chép số lượng các bao gạo (hình ảnh trên bảng).
Mỗi lần chỉ, HS cả lớp nói: “Gạo”
Mỗi lần nghe tiếng “Gạo”, GV lại vẽ một vạch lên bảng.
- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hành kiểm đếm và ghi chép số liệu (sử dụng SGK và
phiếu học tập).
+ Một em chỉ tay vào hình ảnh từng vật và nói.
+ Một em vẽ các vạch vào phiếu học tập.
- GV sửa bài, thực hiện tương tự như khi làm mẫu. Mỗi nhóm tự đánh giá kết quả
của nhóm mình.
GV hệ thống lại các việc:
- Tìm hiểu về những món quà của học sinh khối lớp 3 gửi tặng đồng bào vùng lũ, ta
thu thập được như trên.
- Với các loại quà đã thu thập, ta có thể phân thành 6 loại.
- Ta đã kiểm đếm số quà mỗi loại và thể hiện vào bảng ghi chép.
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng thống kê số liệu. Cách đọc bảng thống kê số liệu
a. Mục tiêu: HS đọc, mô tả được các số liệu trong bảng thống kê số liệu.
b. Cách tiến hành
a. Bảng thống kê số liệu.
 - Dựa vào bảng ghi chép số liệu về các loại quà tặng đồng bào vùng lũ, hoàn thiện
bảng thống kê số liệu sau:
+ HS đếm số vạch ở ô thể hiện mỗi loại quà rồi thông báo số lượng (Ví dụ: 8 bao
gạo).
+ GV viết số liệu vào bảng:
+ GV giới thiệu: Đây là bảng thống kê những món quà của khối lớp 3 gửi tặng đồng
bào vùng lũ (Sau khi thu thập, phân loại, kiểm đếm, ta thể hiện qua bảng).
b. Cách đọc và nêu nhận xét đơn giản từ bảng thống kê số liệu
- GV: Bảng thống kê số liệu có thể trình bày theo các hàng ngang hay cột dọc.
+ Bảng này gồm mấy hàng?
Mỗi hàng ghi chép gì?
+ Bảng chia thành mấy cột?
Mỗi cột ghi gì?
- GV hướng dẫ HS đọc các số liệu
+ Đọc số liệu theo thứ tự từng cột.
Gạo có 8 bao; Nước uống có 8 bình; Mì ăn liền có 12 thùng;...
+ Đọc số liệu không theo thứ tự.
Ví dụ: Có mấy hộp sữa?
8 bình là số lượng của loại quà nào?
- GV hướng dẫn HS nhận xét các nội dung trong bảng.
+ HS nhận biết: Dựa vào bảng, hoàn thiện các câu nói theo mẫu trong SGK.
+ Nhóm hai HS tập nói:  Có 6 loại quà, đó là gạo, nước uống, mì ăn liền, dầu ăn,
đường và sữa.
Mỗi loại quà có số lượng như sau: Gạo có 8 bao (hay Có 8 bao gạo),...
Hoạt động 3: Thực hành
a. Mục tiêu: HS thực hành cách đọc, mô tả được các số liệu ở dạng bảng; thống kê
số liệu.
b. Cách thực hiện:
Bài tập 1: Dưới đây là bảng thống kê số sản phẩm mỗi lớp đã làm từ các chai nhựa
đã qua sử dụng.
a. Mỗi lớp đã làm được bao nhiêu sản phẩm từng loại?
b. Lớp nào làm được nhiều hộp bút nhất?
c. Tổng số chậu của cả ba lớp làm được là bao nhiêu?
- GV giới thiệu: Tìm hiểu về số sản phẩm mỗi lớp đã làm từ các chai nhựa đã qua sử
dụng, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua bảng thống kê số
liệu trong SGK.
- Đọc và mô tả các số liệu
+ Bảng thống kê này gồm mấy hàng và mấy cột?
+ Từ chai nhựa đã qua sử dụng, các bạn đã làm được mấy loại sản phẩm?
+ Có mấy lớp tham gia?
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong bài.
+ Nhóm hai HS thay phiên hỏi và trả lời.
+ Các nhóm trả lời trước lớp.
GV lưu ý uốn nắn để HS trả lời trôi chảy.
GV mở rộng: Ích lợi của việc sử dụng đồ tái chế.

Đơn vị đo khối lượng g


Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng: gam.
a. Mục tiêu: HS nhận biết đơn vị đo khối lượng: Gam – tên gọi, kí hiệu, độ lớn, cách
đọc, cách viết.
b. Cách tiến hành:
a. Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn.
- GV dùng hai vật: một bắp cải và một quả cà tím, yêu cầu HS xác định vật nào nặng
hơn, vật nào nhẹ hơn.
- GV mời một vài HS nâng hai vật trên hai tay, trả lời câu hỏi:
+ Quả nào nặng hơn?
+ Quả nào nhẹ hơn?
- GV: Để biết mỗi vật nặng bao nhiêu, ta phải làm sao?
- GV cân cái bắp cải và quả cà tím, HS đọc số đo và nhận xét:
+ Cái bắp cải nặng ... kg.
+ Quả cà tím nặng chưa tới ...kg.
- GV: Muốn biết quả cà tím cân nặng chính xác bao nhiêu, ta phải dùng một đơn vị bé
hơn đơn vị ki-lô-gam, đó là đơn vị gam.
b. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng Gam.
- GV viết bảng: Gam là một đơn vị đo khối lượng (cả thế giới đều dùng)
Gam viết tắt là g.
+ GV chỉ vào g, yêu cầu HS đọc gam.
+ GV viết, yêu cầu HS đọc: 1 g, 100 g, 200 g, 500g
- GV viết, yêu cầu HS đọc: 1000 g = 1 kg. 
Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: HS thực hành viết, đọc đơn vị đo khối lượng; Cân, ước lượng khối lượng
vật theo đơn vị ki-lô-gam.
b. Cách tiến hành
Bài tập 1: Viết số đo khối lượng (theo mẫu)
Mẫu: - GV giới thiệu mẫu:
+ Hình ảnh cân hai đĩa, một bên là vật cần cân, một bên là các quả cân.
+ Khi cân thăng bằng, ta đọc khối lượng vật đang cân.
Quả đu đủ nặng 1 kg 300 g (200 g + 100 g = 300 g)
- GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát hình ảnh, thảo luận rồi viết số đo khối lượng các
vật đang cân (bảng con).
- GV yêu cầu một vài nhóm trình bày, HS nói và đưa bảng con đã viết số đo.
- GV chữa bài, nhận xét và đánh giá.
Bài tập 2: Nhận biết các quả cân 100 g, 200 g, 500 g, 1 kg.
Nâng lần lượt các quả cân và đọc số đo trên quả cân.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo tổ: HS thay nhau nâng các quả cân (vừa nâng vừa
đọc số đo), cảm nhận độ nặng của từng quả cân.
Bài tập 3: Ước lượng và thực hành cân.
a. Chọn bốn vật, ví dụ: chai nước 1 l, hộp bút, sách Toán 3, cặp sách.
- GV yêu cầu HS thay nhau ước lượng các vật (theo gợi ý của SGK).
b. Cân rồi ghi chép khối lượng từng vật. Sắp xếp các vật từ nhẹ đến nặng.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo các nội dung.
- GV tới từng tổ, nghe các em báo cáo các nội dung thực hành.

You might also like