Tanin

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

KHOA Y DƯỢC
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
🙡🕮🙡

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU


DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN

Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh


Lớp: D19
MSSV :197720201126
Ngày thực hành:
A. Cơ sở lý thuyết
1.Đặc điểm chung
Tanin là những hợp chất polyphenol phức tạp, có nguồn gốc thực vật, có vị chát và
có tính và có tính thuộc da.
Dựa vào cấu trúc hóa học, người ta xếp tanin vào 2 nhóm chính:
 Tanin thủy phân được
 Tanin không thủy phân được
2.Tính chất vật lý
 Tanin dễ tan trong kiềm loãng, trong hỗn hợp cồn nước
 Tanin tan được trong cồn, glycerin, propylen glycol, aceton và ethyl acetat
 Tanin không tan trong dung môi kém phân cực.
3.Phương pháp định tính
 Dựa vào phản ứng dung dịch nước của protein
 Dựa vào phản ứng thế và phản ứng ngưng tụ trên nhân thơm của tanin
pyrocatechic cũng như sự tạo màu với thuốc thử Fe(Cl)3
= > Dùng để phân biệt 2 loại tanin pyrogallic và pyrocatechic

B. Thực hành

1.Nguyên vật liệu thí nghiệm


1.1. Hóa chất, thuốc thử, dụng cụ

Hóa chất Dụng cụ


 Dung dịch gelatin muối 1 %  Bình nón
 Dung dịch Fe(Cl)3 1 %  Ống nghiệm
 Ethyl acetat  Bếp cách thủy
 Chén sứ
 Bông, phễu
 Cốc có mỏ

1.2. Dược liệu


 Ngũ bội tử (Galla Chinensis)
 Lá ổi (Folium Psidii)
 Lá bàng (Folium Terminaliae catappae)
2.Nội dung thực hành
2.1. Chiết hợp chất tanin từ dược liệu

Bước 1: cho 1 g dược liệu vào bình nón 50 ml, thêm vào 30 ml ethyl acetat và đun
tiếp trên bếp cách thủy sôi 10 phút, lắc đều khi đun
Bước 2: lọc nóng qua bông => thu được dịch lọc trong cho vào cốc có mỏ
=> Dịch lọc dùng để làm các phản ứng định tính

2.2. Định tính chung tanin trong dược liệu


2.2.1. Phản ứng với dung dịch protein
Bước 1. Lấy 1 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm
Bước 2. Cho thêm vài giọt thuốc thử gelatin muối vào, lắc nhẹ
Hiện tượng: Có tủa màu trắng đục.
Giải thích: Tanin có nhiều nhóm -OH phenol, tạo nhiều dây nối đôi hydro với các
mạch polypeptid của protein tạo tủa.
2.2.2. Phản ứng với muối kim loại nặng
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết
Bước 2: Thêm vào 1 giọt thuốc thử FeCl3 1%
Hiện tượng: Dung dịch chuyển sang màu xanh đen
Giải thích: Trong dịch chiết tanin có các gốc phenol có các nhóm –OH ở vị trí liền
kề nên tác dụng với FeCl3 tạo phức màu xanh đen.
2.2.3. Định tính phân biệt 2 loại tanin (lá bàng với ổi)
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết
Bước 2: Thêm vào 1 giọt FeCl3 1%
Quan sát sự tạo màu
Chú ý: pha loãng vào nước 10-15 lần để dễ quan sát hơn.
Hiện tượng:
Ống nghiệm có dịch chiết lá bàng, dung dịch có màu xanh rêu
=>Lá bàng có chứa tannin pyrocatechic.
Ống nghiệm có chứa dịch chiết lá ổi, dung dịch có màu xanh đen
=>Lá ổi có chứa tannin pyrogallic.
C.Thảo luận.
1.Phản ứng nào là phản ứng quan trọng nhất trong định tính để kết luận một dược
liệu có tanin hay không?
Trả lời: Phản ứng tạo tủa với dung dịch protein

You might also like