Sohoc Version3may2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

GIÁO TRÌNH SỐ HỌC

TRẦN QUANG HÓA

Cập nhật Ngày 3 tháng 5 năm 2023.


Mục lục

1 LÝ THUYẾT CHIA HẾT TRONG VÀNH SỐ NGUYÊN 4


1.1 Quan hệ chia hết và phép chia có dư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.1 Quan hệ chia hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.2 Phép chia với dư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Bài tập §1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2 Ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.1 Ước chung lớn nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.2 Bội chung nhỏ nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Bài tập §2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.3 Số nguyên tố và định lý cơ bản của số học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.3.1 Số nguyên tố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.3.2 Định lý cơ bản của số học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
Bài tập §3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
1.4 Hàm phần nguyên và phân tích tiêu chuẩn của n! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.4.1 Phần nguyên và điểm nguyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.4.2 Phân tích tiêu chuẩn của n! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
Bài tập §4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

1
MỤC LỤC

2 CÁC HÀM SỐ HỌC 32


2.1 Hàm nhân và công thức tổng trải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.1.1 Hàm nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.1.2 Công thức tổng trải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Bài tập §1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.2 Hàm số các ước, hàm tổng các ước và hàm Euler . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.2.1 Hàm số các ước và hàm tổng các ước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.2.2 Hàm Euler . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
Bài tập §2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.3 Hàm Mobius và Luật thuận nghịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
2.3.1 Hàm Mobius . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
2.3.2 Luật thuận nghịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
Bài tập §3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

3 LIÊN PHÂN SỐ VÀ LÝ THUYẾT ĐỒNG DƯ 54


3.1 Liên phân số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.1.1 Biểu diễn dạng liên phân số của số hữu tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.1.2 Giản phân của liên phân số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
3.1.3 Biểu diễn dạng liên phân số của số vô tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
Bài tập §1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
3.2 Quan hệ đồng dư và hệ thặng dư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
3.2.1 Quan hệ đồng dư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
3.2.2 Hệ thặng dư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69

2
MỤC LỤC
Bài tập §2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
3.3 Vành Zm các số nguyên modulo m . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
3.3.1 Vành Zm các lớp thặng dư modulo m . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
3.3.2 Định lý Euler và Định lý Fermat nhỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
3.3.3 Tiêu chuẩn chia hết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
3.3.4 Cấu trúc của nhóm Z∗m . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
Bài tập §3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

4 PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ 85


4.1 Phương trình đồng dư một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
4.1.1 Khái niệm phương trình đồng dư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
4.1.2 Phương trình đồng dư bậc nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87
4.1.3 Hệ phương trình đồng dư một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
Bài tập §1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
4.2 Phương trình đồng dư một ẩn bậc cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
Bài tập §2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
4.3 Phương trình đồng dư bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
Bài tập §3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96

Tài liệu tham khảo 98

3
Chương 1 LÝ THUYẾT CHIA HẾT TRONG VÀNH SỐ
NGUYÊN

Nội dung chương này là những kiến thức nền tảng của số học. Nó chứa đựng nhiều khái niệm, thuật toán rất quan
trọng đối với việc phát triển tư duy toán học.

1.1 Quan hệ chia hết và phép chia có dư


1.1.1 Quan hệ chia hết
Định nghĩa 1.1.1
Số nguyên a được gọi là chia hết cho một số nguyên b, hay b chia hết a nếu tồn tại một số nguyên c sao cho
a = bc. Trong trường hợp này, ta viết b | a hoặc a ... b và gọi b là ước của a, còn a được gọi là bội của b. ♣
Nhận xét 1.1.2
a chia hết cho 0 khi và chỉ khi a = 0. Do đó, bội của 0 chỉ là số 0. Tuy nhiên tập các ước của 0 lại là toàn bộ Z.♣

Các tính chất cơ bản sau đây về quan hệ chia hết là hiển nhiên.
(i) 1 | a và a | a, với mọi a ∈ Z.

4
1.1. QUAN Hệ CHIA HếT VÀ PHÉP CHIA CÓ Dư
(ii) Nếu a | b và b | c thì a | c.
(iii) Nếu b , 0 và a | b thì |a| ≤ |b|.
(iv) Nếu a | bi thì a | ni=1 bi xi với mọi xi ∈ Z.
P

(v) Nếu a | b và b | a thì a = ±b.


(vi) Quan hệ chia hết trong Z có tính phản xạ, bắc cầu nhưng không có tính đối xứng và tính phản xứng.

1.1.2 Phép chia với dư


Định lý 1.1.3
Với mỗi cặp số nguyên a và b , 0, luôn luôn tồn tại duy nhất một cặp số nguyên q, r với 0 ≤ r < |b| để
a = qb + r. ♡
Chứng minh Đặt
M = {bx | x ∈ Z và bx ≤ a}.
Khi đó, vì −|b||a| ∈ M nên M , ∅ và M ⊂ Z bị chặn trên bởi a. Do đó, M có phần tử lớn nhất bq, q ∈ Z. Ngoài ra,
ta có bq + |b| > bq và bq + |b| có dạng bx với x ∈ Z nên bq ≤ a < bq + |b|, suy ra
0 ≤ a − bq < |b|.
Đặt r = a − bq, ta được
a = bq + r, 0 ≤ r < |b|.
Bây giờ, giả sử a = bq + r và a = bq′ + r′ , với 0 ≤ r, r′ < |b|. Khi đó r − r′ = b(q′ − q). Vì |r − r′ | < |b| nên
|b||q′ − q| < |b| hay |q′ − q| < 1, suy ra q = q′ và từ đó r = r′ . □

5
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
Ví dụ 1.1.4

(i) Với a = 2021, b = 57, ta có 2021 = 57.35 + 26.


(ii) Với a = −65, b = 4, ta có −65 = 4.(−17) + 3.
(iii) Với a = −134, b = −32, ta có −134 = (−32).5 + 26. ♠

BÀI TẬP §1

Bài 1.1. Chứng minh rằng nếu a2 + b2 chia hết cho 3 thì a và b đồng thời chia hết cho 3.
Bài 1.2. Chứng minh rằng trong 5 số nguyên bất kì luôn chọn được hai cặp số mà tổng của chúng có cùng số dư khi chia
3.
Bài 1.3. Tìm tất cả các số tự nhiên n để 2n − 1 chia hết cho 7.
Bài 1.4. Chứng minh rằng 2n + 1 không chia hết cho 7 với mọi số tự nhiên n.
Bài 1.5. Chứng minh rằng với mọi n ∈ N,
i) 52n − 1 chia hết cho 24,
ii) 4n + 6n − 1 chia hết cho 9.
iii) n5 − n chia hết cho 30.
Bài 1.6. Giả sử b | a và a , 0. Chứng minh rằng |b| ≤ |a|.

6
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT

1.2 Ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất


1.2.1 Ước chung lớn nhất
Định nghĩa 1.2.1
Cho các số nguyên a1 , a2 , . . . , an . Số nguyên d được gọi là một ước chung của các ai nếu d | ai với mọi
i = 1, . . . , n. Kí hiệu tập tất cá các ước chung của a1 , . . . , an là ƯC(a1 , . . . , an ). ♣
Mệnh đề 1.2.2
Cho các số nguyên a1 , a2 , . . . , an . Khi đó
(i) Nếu a1 , . . . , an không đồng thời bằng 0 thì ƯC(a1 , . . . , an ) là một tập hữu hạn và khác rỗng.
(ii) Nếu a1 = a2 = · · · = an = 0 thì ƯC(a1 , . . . , an ) = Z. ♠
Chứng minh Nhận xét rằng nếu a , 0 thì tập các ước của a nằm trong tập hữu hạn {x ∈ Z | |x| ≤ |a|}. Do đó nó là
tập hữu hạn. Vì vậy nếu a1 , . . . , an ∈ Z không đồng thời bằng 0 thì ƯC(a1 , . . . , an ) phải là một tập hữu hạn và khác
rỗng vì chứa 1. □
Ví dụ 1.2.3
ƯC(18, −15, 21) = {1, −1, 3, −3}. ♠

7
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
Định nghĩa 1.2.4
Cho các số nguyên a1 , a2 , . . . , an . Số nguyên d được gọi là một ước chung lớn nhất của các ai nếu d là ước
chung của ai và d chia hết cho mọi ước chung của chúng. ♣
Nhận xét 1.2.5

(i) Nếu d là ước chung lớn nhất của a1 , . . . , an thì −d cũng là ước chung lớn nhất của a1 , . . . , an và chỉ có d và
−d là hai ước chung lớn nhất của a1 , . . . , an . Ta kí hiệu (a1 , . . . , an ) để chỉ ước chung lớn nhất dương của
a1 , . . . , an . Nếu (a1 , . . . , an ) = 1 thì a1 , . . . , an được gọi là nguyên tố cùng nhau. Nếu (ai , a j ) = 1 với mọi
i, j = 1, . . . , n, i , j thì a1 , . . . , an được gọi là nguyên tố sánh đôi.
(ii) Nếu a1 , . . . , an không đồng thời bằng 0 thì ước chung lớn nhất của a1 , . . . , an là tồn tại. Hơn nữa, (a1 , . . . , an )
là số nguyên dương bé nhất thuộc iđêan M của Z, với

M = {a1 x1 + · · · + an xn | xi ∈ Z, i = 1, . . . , n}.

(iii) Nếu thêm vào hoặc bớt đi các số 0 thì ước chung lớn nhất vẫn không thay đổi.
(iv) (a1 , . . . , an ) = (|a1 |, . . . , |an |). ♣
Mệnh đề 1.2.6

(i) Nếu (a1 , . . . , an ) = d thì tồn tại x1 , . . . , xn ∈ Z sao cho


d = a1 x1 + · · · + an xn .

8
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT

Đặc biệt, (a1 , . . . , an ) = 1 khi và chỉ khi tồn tại x1 , . . . , xn ∈ Z sao cho

a1 x1 + · · · + an xn = 1.

(ii) Giả sử d là một ước chung dương của a1 , . . . , an . Khi đó


 a1 an 
(a1 , . . . , an ) = d ⇔ ,..., = 1.
d d
(iii) Với mọi m ∈ N∗ = N \ {0},
(ma1 , . . . , man ) = m(a1 , . . . , an )
và với mọi c ∈ N∗ là ước chung của a1 , . . . , an ta có
 a1 an  (a1 , . . . , an )
,..., = .
c c c

(iv) Nếu a | bc và (a, b) = 1 thì a | c.


(v) Nếu (a, b) = 1 thì (ac, b) = (c, b). Từ đó nếu mỗi a1 , . . . , an ∈ Z đều nguyên tố sánh đôi với mỗi b1 , . . . , bm ∈
Z thì
(a1 · · · an , b1 · · · bm ) = 1.

(vi) Nếu a = bq + c với a, b, q, c ∈ Z thì (a, b) = (b, c). ♠


Chứng minh

9
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
(i) Do d ∈ M. Đặc biệt, nếu tồn tại x1 , . . . , xn ∈ Z sao cho

a1 x1 + · · · + an xn = 1.

Giả sử d = (a1 , . . . , an ). Khi đó d | 1 nên suy ra d = 1.


(ii) Giả sử (a1 , . . . , an ) = d thì tồn tại x1 , . . . , xn ∈ Z sao cho d = a1 x1 + · · · + an xn . Suy ra
a1 an
1= x1 + · · · + xn .
d d
Theo (i), ta có  a1 an 
,..., = 1.
d d
a 
Ngược lại, nếu d
1
, . . . , d = 1 thì 1 là số nguyên dương nhỏ nhất của tập hợp
an

a1 an
M′ = { x1 + · · · + xn | xi ∈ Z, i = 1, . . . , n}.
d d
Suy ra d là số nguyên dương nhỏ nhất của tập hợp

M = {a1 x1 + · · · + an xn | xi ∈ Z, i = 1, . . . , n}.

Vì vậy d = (a1 , . . . , an ).
(iii) Suy ra từ (ii).
(iv) Vì (a, b) = 1 nên tồn tại x, y ∈ Z sao cho 1 = ax + by ⇒ c = cax + bcy. Vì a | bc nên a | c.

10
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
(v) Rõ ràng mỗi ước chung của c, b đều là ước chung của ac, b. Ngược lại, nếu d là ước chung của ac, b, thì d là
ước chung của ac, bc, suy ra d | (ac, bc) = (a, b).c = c, vì (a, b) = 1. Do đó, d là ước chung của c, b. Như vậy
ƯC(ac, b) =ƯC(c, b). Vậy (ac, b) = (c, b).
(vi) Lý luận tương tự (v).

Từ Mệnh đề 1.2.6(vi) chúng ta đưa ra một thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số:
Thuật toán Euclid: Ta cần tìm (a, b). Vì (a, b) = (|a|, |b|) nên ta có thể giả sử a ≥ b > 0. Đặt r0 = a, r1 = b. Bằng
cách áp dụng liên tiếp thuật toán chia ta được
r0 = r1 q1 + r2
r1 = r2 q2 + r3
...
rn−2 = rn−1 qn−1 + rn
rn−1 = rn qn
với r1 > r2 > · · · > rn > 0. Cuối cùng, số 0 sẽ xuất hiện trong dãy phép chia liên tiếp, vì dãy các số dư b = r1 >
r2 > · · · > · · · ≥ 0 không chứa quá b số được.
Hơn nữa, từ Mệnh đề 1.2.6(vi) ta suy ra
(a, b) = (r0 , r1 ) = (r1 , r2 ) =
···
= (rn−2 , rn−1 ) = (rn−1 , rn ) = (rn , 0) = rn .
Do đó, ước chung lớn nhất của a, b là số dư khác 0 cuối cùng trong dãy phép chia.

11
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
Ví dụ 1.2.7
Tìm (414,-866).
Giải: Ta có (414, −866) = (414, 866).

866 = 414.2 + 38
414 = 38.10 + 34
38 = 34.1 + 4
34 = 4.8 + 2
4 = 2.2.

Số dư cuối là 2 nên (414, −866) = (414, 866) = 2. ♠


Một ứng dụng khác của tìm ước chung lớn nhất là để giải phương trình Diophante.
Định lý 1.2.8
Cho các số nguyên a, b, c. Khi đó phương trình ax + by = c có nghiệm nguyên khi và chỉ khi d = (a, b) chia
hết c. ♡
Chứng minh Đặt d = (a, b). Giả sử phương trình ax + by = c có nghiệm nguyên (x0 , y0 ), tức là c = ax0 + by0 . Vậy
c ∈ dZ nên d chia hết c. Ngược lại, nếu d chia hết c thì c = d.e, e ∈ Z. Từ d = (a, b) nên tồn tại hai số nguyên u, v
sao cho
au + bv = d ⇒ a(eu) + b(ev) = c.
Vậy phương trình ax + by = c có nghiệm nguyên (eu, ev). □
Từ chứng minh trên ta có thuật toán giải phương trình Diophante ax + by = c như sau:

12
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
Bước 1: Tìm (a, b) = d cùng cặp số nguyên (u, v) ∈ Z2 sao cho d = au + bv. Kiểm tra nếu d không là ước của c
thì phương trình này không có nghiệm nguyên. Nếu d | c thì phương trình này có nghiệm nguyên, và chuyển sang
Bước 2.
Bước 2: Giả sử c = de. Khi đó (x0 , y0 ) = (eu, ev) là một ngiệm riêng của ax + by = c. Chuyển qua Bước 3.
Bước 3: Giả sử a = da′ và b = db′ . Ta rút ra được a′ (x − x0 ) = −b′ (y − y0 ). Do (a′ , b′ ) = 1 và b′ | a′ (x − x0 ) nên
b′ | (x − x0 ), hay x − x0 = b′ t với t ∈ Z. Suy ra y − y0 = −a′ t. Ta được

 x = x0 + b′ t


y = y0 − a′ t

với t ∈ Z. Đây cũng chính là tập nghiệm tổng quát của phương trình Diophante ax + by = c.
Hệ quả 1.2.9
Giả sử d = (a, b). Khi đó nếu phương trình Diophante ax + by = c có một nghiệm riêng (x0 , y0 ) ∈ Z2 thì nghiệm
tổng quát của nó là

 x = x0 + db t


(t ∈ Z).
y = y0 − a t


d ♡
Như vậy, mấu chốt của lời giải là tìm nghiệm riêng, mà thực chất nằm ở Bước 1. Ta cần tìm d = (a, b) và cặp số
nguyên (u, v) sao cho d = au + bv.
Trở lại thuật toán Euclid tìm ước chung lớn nhất (a, b), thì ta có d = rn với r0 = a, r1 = b. Ta cần tìm cặp
(u, v) ∈ Z2 sao cho au + bv = rn . Nhận xét rằng nếu ta xây dựng được một dãy lặp các bộ ba (xk , yk , rk ) sao cho
axk + byk = rk thì đến bước thứ n ta có axn + byn = rn = d. Do đó, bộ ba (xn , yn , rn ) cho ta lời giải bài toán. Ta thiết

13
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
kế dãy các bộ ba (xk , yk rk ) như sau: Chọn
(x0 , y0 , r0 ) = (1, 0, a) và (x1 , y1 , r1 ) = (0, 1, b),
cùng dạng truy hồi
(xk , yk , rk ) = (xk−2 − xk−1 qk−1 , yk−2 − yk−1 qk−1 , rk−2 − rk−1 qk−1 ).
Dễ dàng kiểm tra được bằng quy nạp rằng axk + byk = rk với mọi k = 0, 1, . . . , n. Do đó, (u, v, d) = (xn , yn , rn ).
Ví dụ 1.2.10
Giải phương trình Diophante 252x + 198y = 54.
Giải: Ta có
252 = 198.1 + 54
198 = 54.3 + 36
54 = 36.1 + 18
36 = 18.2.
Như vậy (252, 198) = 18. Vì 18 là ước của 54 nên phương trình có nghiệm. Theo thuật toán thì
(x0 , y0 , r0 ) = (1, 0, 252)
(x1 , y1 , r1 ) = (0, 1, 198)
(x2 , y2 , r2 ) = (1, −1, 54)
(x3 , y3 , r3 ) = (−3, 4, 36)
(x4 , y4 , r4 ) = (4, −5, 18).
Vậy (u, v, d) = (4, −5, 18). Bởi 54 = 3.18; 252 = 3.84; 198 = 3.66 nên (12, −15) là một nghiệm riêng của

14
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT

phương trình Diophante 252x + 198y = 54. Do đó, nghiệm tổng quát của phương trình này là

 x = 12 + 66t


(t ∈ Z).
y = −15 − 84t


1.2.2 Bội chung nhỏ nhất


Định nghĩa 1.2.11
Cho a1 , . . . , an ∈ Z∗ = Z \ {0}. Khi đó
(i) Nếu m ∈ Z sao cho ai | m với mọi i = 1, . . . , n thì m được gọi là một bội chung của a1 , . . . , an .
(ii) Nếu một bội chung m của a1 , . . . , an sao cho mọi bội chung của a1 , . . . , an đều là bội của m thì m được gọi
là một bội chung nhỏ nhất của a1 , . . . , an . ♣
Nhận xét 1.2.12

(i) Bội chung nhỏ nhất của a1 , . . . , an ∈ Z∗ luôn tồn tại, chẳng hạn số nguyên dương bé nhất m của tập
N = {x ∈ Z | x ... a , i = 1, . . . , n}
i

là một bội chung nhỏ nhất của a1 , . . . , an (do N là iđêan của Z nên N = mZ).
(ii) Nếu m là bội chung nhỏ nhất của a1 , . . . , an thì −m cũng là bội chung nhỏ nhất của a1 , . . . , an . Hơn nữa, chỉ

15
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT

có m và −m là bội chung nhỏ nhất của a1 , . . . , an . Ta thường kí hiệu [a1 , . . . , an ] để chỉ bội chung nhỏ nhất
dương của a1 , . . . , an .
(iii) [a1 , . . . , an ] = [|a1 |, . . . , |an |]. ♣
Mệnh đề 1.2.13

(i) Nếu m là một bội chung dương của a1 , . . . , an thì


m m
[a1 , . . . , an ] = m ⇔ ,..., = 1.
a1 an
(ii) Với mọi k ∈ N∗ ,
[ka1 , . . . , kan ] = k[a1 , . . . , an ].
Và với mọi d ∈ N∗ , sao cho d là ước chung của a1 , . . . , an , ta có
h a1 an i [a1 , . . . , an ]
,..., = .
d d d
(iii) Với mọi a, b ∈ N∗ , ta có
ab
[a, b] = .
(a, b)
(iv) Nếu a1 , . . . , an ∈ N∗ nguyên tố sánh đôi thì
[a1 , . . . , an ] = a1 · · · an . ♠

16
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
Chứng minh
 
(i) (⇒). Nếu am1 , . . . , amn = d , 1 thì md là một bội chung của a1 , . . . , an nhưng không là bội của m, cho nên m không
là bội chung nhỏ nhất của a1 , . . . , an .
(⇐). Nếu [a1 , . . . , an ] , m thì tồn tại một số nguyên d > 1 sao cho
m
[a1 , . . . , an ] = ,
d
cho nên theo chiều thuận  m m 
,..., = 1.
da1 dan
Do đó, theo Mệnh đê 1.2.6(iii), ta có m m
,..., = d , 1.
a1 an
(ii) Do (i).
(iii) Vì
ab b a
m= =a =b
(a, b) (a, b) (a, b)
nên m là một bội chung của a, b. Ngoài ra vì
m m  b a 
, = , = 1,
a b (a, b) (a, b)
nên theo (i) ta có m = [a, b].
ab
[a, b] = .
(a, b)
17
1.2. ƯớC CHUNG LớN NHấT VÀ BộI CHUNG NHỏ NHấT
(iv) Suy ra từ (iii).

BÀI TẬP §2

Bài 2.1. Dùng thuật toán Euclid để tìm ước chung lớn nhất d của các cặp số a, b và biễu diễn d = au + bv, với u, v ∈ Z,
trong các trường hợp sau:
i) (a, b) = (180, 252),
ii) (a, b) = (6188, 4709).
Bài 2.2. Tìm các cặp số nguyên dương a và b sao cho a + b = 432 và (a, b) = 36.
Bài 2.3. Tìm các cặp số nguyên dương a và b sao cho ab = 8400 và (a, b) = 20.
Bài 2.4. Tìm các cặp số nguyên dương a và b sao cho (a, b) = 15 và [a, b] = 2835.
Bài 2.5. Chứng minh rằng với mọi số nguyên a, b, n ta có
i) (a, b) = (a, na ± b).
ii) Nếu (a, b) = 1 thì (a + b, a − b) ∈ {1, 2}.
Bài 2.6. Chứng minh rằng (a, b, c) = (a, (b, c)). Áp dụng tính (256, 308, 400).
Bài 2.7. Chứng minh rằng [a, b, c] = [a, [b, c]]. Áp dụng tính [1800, 3780, 4455].
Bài 2.8. Chứng minh rằng

18
1.3. Số NGUYÊN Tố VÀ ĐịNH LÝ Cơ BảN CủA Số HọC
i) Nếu 0 < k < n và (k, n) = 1 thì n | Cnk .
ii) Nếu m, n ∈ N∗ và (m, n) = 1 thì
(m + n − 1)!
∈ N.
m!n!
Đặc biệt,
(2n)!
∈ N.
n!(n + 1)!
Bài 2.9. Cho a, b ∈ N∗ , (a, b) = 1 và ab = cn , với c ∈ Z. Chứng minh rằng tồn tại α, β ∈ Z sao cho

a = αn , b = βn và (α, β) = 1.

Bài 2.10. Giải các phương trình nghiệm nguyên


i) 13x − 21y = 12.
ii) 3x + 31y = 15.
iii) 180x + 252y = 72.

19
1.3. Số NGUYÊN Tố VÀ ĐịNH LÝ Cơ BảN CủA Số HọC

1.3 Số nguyên tố và định lý cơ bản của số học


1.3.1 Số nguyên tố
Định nghĩa 1.3.1
Một số nguyên p được gọi là một số nguyên tố nếu p > 1 và p không có một ước số nguyên dương nào khác
1 và chính nó. Một số nguyên m được gọi là một hợp số nếu |m| > 1 và |m| có ít nhất một ước số nguyên khác
1 và khác |m|. Số tự nhiên n được gọi là một số chính phương nếu tồn tại số nguyên d sao cho n = d2 . ♣
Định lý 1.3.2
Cho một số nguyên tố p và các số nguyên tùy ý n, a, b. Khi đó ta có:

 p nếu p | n

(i) (n, p) = 

1 nếu p ∤ n.

(ii) Nếu n > 1 thì luôn tồn tại một ước nhỏ nhất, lớn hơn 1 của n và ước này là số nguyên tố.

(iii) Mỗi hợp số nguyên dương n có ít nhất một ước nguyên tố không vượt quá n.

(iv) Nếu số tự nhiên n > 1 không có ước nguyên tố trong khoảng từ 1 đến n thì n là số nguyên tố.
(v) Nếu p | ab thì p | a hoặc p | b. Đặc biệt, nếu p | a1 · · · an , ai ∈ Z thì tồn tại một chỉ số i sao cho p | ai . Hơn
nữa, nếu p1 , . . . , pn là các số nguyên tố và p | p1 · · · pn thì p = pi với một chỉ số i nào đó. ♡
Chứng minh

20
1.3. Số NGUYÊN Tố VÀ ĐịNH LÝ Cơ BảN CủA Số HọC
(i) Nếu (n, p) , 1 thì (n, p) = p, và do đó p | n. Và nếu (n, p) = 1 thì p ∤ n.
(ii) Nếu n là số nguyên tố thì p = n là ước nhỏ nhất, lớn hơn 1 của n và ước này là số nguyên tố. Nếu n là hợp số thì
tồn tại số nguyên p > 1 nhỏ nhất sao cho p | n. Dễ dàng thấy rằng p là số nguyên tố.
(iii) Theo (ii),√tồn tại ước nguyên tố nhỏ nhất p của n. Tức là n = pn1 , n1 > 1. Suy ra p ≤ n1 và do đó p2 ≤ pn1 = n
hay p ≤ n.
(iv) Suy ra từ (iii).
(v) Giả sử (a, p) = (b, p) = 1 thì (ab, p) = 1 nên p ∤ ab. Nếu với mọi i, i = 1, . . . , n ta có p ∤ ai . Khi đó (ai , p) = 1
với mọi i = 1, . . . , n. Do đó, (a1 · · · an , p) = 1.

Định lý 1.3.3 (Euclid)
Tập hợp tất cả các số nguyên tố là một tập vô hạn. ♡
Chứng minh Ký hiệu P là tập tất cả các số nguyên tố. Giả sử P là tập hữu hạn và P = {p1 , p2 , . . . , p s }. Xét số
nguyên dương
Y s
q= pi + 1 > 1.
i=1

Rõ ràng mọi ước nguyên tố của q đều khác các pi vì 1 không chia hết cho p1 . Gọi p là ước nguyên tố của q thì p<
P. Điều này vô lý. Vì vậy P phải là tập vô hạn. □

21
1.3. Số NGUYÊN Tố VÀ ĐịNH LÝ Cơ BảN CủA Số HọC

1.3.2 Định lý cơ bản của số học


Định lý 1.3.4
Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được thành một tích hữu hạn thừa số nguyên tố, và phân tích này là
duy nhất nếu không kể đến thứ tự các thừa số. ♡
Chứng minh Giả sử n ∈ N, n > 1. Khi đó theo Định lý 1.3.2(ii), tồn tại số nguyên tố p1 sao cho p1 | n, và do đó
n = p1 n1 , 1 ≤ n1 < n.
Nếu n1 = 1 thì n = p1 , tức là đã phân tích xong. Còn nếu n1 > 1 thì tồn tại số nguyên tố p2 sao cho p2 | n1 , và do
đó n1 = p2 n2 , 1 ≤ n2 < n1 .
Nếu n2 = 1 thì n = p1 p2 , tức là đã phân tích xong. Còn nếu n2 > 1 thì ta lặp lại quá trình như trên . . ..
Nhưng vì n > n1 > n2 > · · · , nên quá trình trên phải kết thúc ở bước r nào đó, với nr = 1, và ta có n = p1 · · · pr .
Bây giờ ta giả sử n = p1 · · · pr = q1 · · · q s (r ≤ s), trong đó p1 , . . . , pr , q1 , . . . , q s là những số nguyên tố. Khi đó
theo Định lý 1.3.2(v) thì p1 = qi với i nào đó, ta có thể giả sử p1 = q1 (nếu không thì đánh lại số, vì không kể số
thứ tự), từ đó p2 · · · pr = q2 . . . q s .
Lặp lại lý luận như trên với p2 . . . pr ; và khi đó vì không thể xảy ra 1 = qr+1 · · · q s nên ta được r = s và
pi = qi , i = 1, . . . , r. □
Dạng phân tích tiêu chuẩn: Cho n ∈ N, n > 1. Gọi p1 , . . . , pr là các ước số nguyên tố đôi một phân biệt của n, với
số lần lặp lại trong sự phân tích n các thừa số nguyên tố theo thứ tự là α1 , . . . , αr thì ta được

n = pα1 1 · · · pαr r , αi > 0, i = 1, . . . , r.

Đây là dạng phân tích tiêu chuẩn của n.

22
1.3. Số NGUYÊN Tố VÀ ĐịNH LÝ Cơ BảN CủA Số HọC
Ví dụ 1.3.5
360 = 23 .32 .5, 240 = 24 .3.5. ♠
Nhận xét 1.3.6
Khi hai số nguyên dương a, b ở dạng phân tích tiêu chuẩn, có thừa số nguyên tố p của a nhưng không là của b,
thì ta có thể bổ sung vào phân tích của b số p0 (và ngược lại). Khi đó ta luôn viết được

a = pu11 pu22 · · · pus s và b = pv11 pv22 · · · pvss ,

trong đó có thể có những số mũ 0. Khi đó dễ thấy rằng


1 ,v1 ) min(u2 ,v2 ) s ,v s )
(a, b) = pmin(u
1 p2 · · · pmin(u
s
1 ,v1 ) max(u2 ,v2 ) s ,v s )
[a, b] = pmax(u
1 p2 · · · pmax(u
s .

Chẳng hạn, (360, 240) = 23 .3.5 = 120 và [360, 240] = 24 .32 .5 = 720. ♣

BÀI TẬP §3
Bài 3.1. Chứng minh rằng
i) Nếu p và 8p2 + 1 đều là những số nguyên tố thì 8p2 + 2p + 1 cũng là số nguyên tố.
ii) Nếu p và 8p − 1 đều là những số nguyên tố thì 8p + 1 là hợp số.
iii) Nếu p ≥ 5 và 2p + 1 đều là những số nguyên tố thì 4p + 1 là hợp số.
Bài 3.2. Chứng minh rằng nếu p và q là hai số nguyên tố lớn hơn 3 thì p2 − q2 chia hết cho 24.

23
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!
Bài 3.3. Chứng minh rằng số dư trong phép chia một số nguyên tố cho 30 hoặc là 1 hoặc là một số nguyên tố.
Bài 3.4. Chứng minh rằng
i) Nếu 2k + 1 là một số nguyên tố thì hoặc k = 0 hoặc k = 2n , n ∈ N.
ii) Nếu 2k − 1 là một số nguyên tố thì k cũng là một số nguyên tố.
iii) Với mọi k ∈ N, k > 2, các số 2k + 1 và 2k − 1 không thể cùng là số nguyên tố.
Bài 3.5. Tìm tất cả các số nguyên tố p sao cho
i) 2p + 1 là lập phương của một số tự nhiên.
ii) Vừa là tổng của hai số nguyên tố nào đó, vừa là hiệu của hai số nguyên tố nào đó.
iii) Tổng của tất cả các ước dương của p4 là một số chính phương.
iv) p + 6, p + 8, p + 12, p + 14 đều là những số nguyên tố.
v) p + 10, p + 14 đều là những số nguyên tố.
Bài 3.6. Tìm tất cả các số nguyên tố dạng
i) n(n+1)
2 − 1, với n ∈ N∗ .
ii) n(n+1)(n+2)
6 + 1, với n ∈ N∗ .
Bài 3.7. Chứng minh rằng với mọi n ∈ N, n > 2, giữa n và n! có ít nhất một số nguyên tố. Từ đó suy ra có vô hạn số
nguyên tố.
Bài 3.8. Tìm tất các các số tự nhiên k sao cho dãy k + 1, k + 1, . . . , k + 10 chứa nhiều số nguyên tố nhất.

24
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!

1.4 Hàm phần nguyên và phân tích tiêu chuẩn của n!


1.4.1 Phần nguyên và điểm nguyên
Định nghĩa 1.4.1
Cho một số thực x, phần nguyên của x, ký hiệu là [x] hoặc ⌊x⌋, là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Phần
lẻ của x, ký hiệu {x}, là {x} = x − [x]. ♣
Nhận xét 1.4.2
Từ định nghĩa của phần nguyên và phần lẻ, ta dễ dàng suy ra một số tính chất sau:
i) Thương hụt của phép chia một số nguyên dương a cho một số nguyên dương b là [ ba ].
ii) [x] = x khi và chỉ khi x ∈ Z.
iii) Nếu a ∈ Z và x < a thì [x] < a.
iv) Nếu x ≤ y thì [x] ≤ [y].
v) [x] = n nếu và chỉ nếu n ≤ x < n + 1.
vi) [x] = n nếu và chỉ nếu x − 1 < n ≤ x. ♣

25
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!
Định lý 1.4.3
Phần nguyên của một số thực có các tính chất sau đây:
(i) Nếu n ∈ Z thì [a + n] = [a] + n.
(ii) ni=1 [ai ] ≤ [ ni=1 ai ] ≤ ni=1 [ai ] + n − 1 với mọi n ∈ N∗ .
P P P

(iii) Nếu a ∈ R+ và d ∈ N∗ thì số các số nguyên dương là bội của d, không lớn hơn a đúng bằng [ da ].
(iv) [2a] = [a] + [a + 12 ].

Chứng minh
(i) Bởi [a] ≤ a < [a] + 1, nên [a] + n ≤ a + n < [a] + n + 1. Lại vì n ∈ Z,

[a] + n = [[a] + n] ≤ [a + n] < [a] + n + 1.

Do đó, [a + n] = [a] + n.
(ii) Từ
[ai ] ≤ ai < [ai ] + 1, i = 1, . . . , n.
Cộng các vế tương ứng của tất cả các bất đẳng thức trên, ta có
n
X n
X n
X
[ai ] ≤ ai < [ai ] + n.
i=1 i=1 i=1

26
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!
Do đó,
n
X n
X n
X
[ai ] ≤ [ ai ] < [ai ] + n,
i=1 i=1 i=1
hay
n
X n
X n
X
[ai ] ≤ [ ai ] ≤ [ai ] + n − 1.
i=1 i=1 i=1

(iii) Giả sử n là số các số nguyên dương là bội của d, không lớn hơn a. Các bội như thế là các số d, 2d, . . . , nd, do
đó nd ≤ a < (n + 1)d. Vậy
a
n ≤ < n + 1.
d
Từ định nghĩa phần nguyên ta suy ra n = [ da ].
(iv) Đặt n = [a]. Khi đó a = n + α với 0 ≤ α < 1. Nếu 0 ≤ α < 1
2 thì
1
[2a] − [a] = 2n − n = n = [a + ].
2
Nếu 1
2 ≤ α < 1 thì
1
[2a] − [a] = 2n + 1 − n = n + 1 = [a + ].
2
Tóm lại, [a + 12 ] = [2a] − [a].

27
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!
Định nghĩa 1.4.4
Cho một miền nguyên phẳng D trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Điểm (x0 , y0 ) ∈ D với x0 , y0 ∈ Z được gọi là một
điểm nguyên hay điểm lưới của D. ♣
Định lý 1.4.5
Cho hàm số f (x) ≥ 0 xác định và liên tục trên [a, b]. Gọi T là số tất cả các điểm nguyên của miền

D = {(x, y) ∈ Z2 | a ≤ x ≤ b, 0 < y ≤ f (x)}.

Khi đó X
T= [ f (i)].
i∈[a,b]∩Z

Chứng minh Các điểm nguyên của D chỉ có thể nằm trên các đường thẳng x = i với i ∈ [a, b] ∩ Z. Mặt khác với
mỗi i ∈ [a, b] ∩ Z, thì số các điểm nguyên của D cùng hoành độ i là [ f (i)]. Do đó
X
T= [ f (i)],
i∈[a,b]∩Z

hoàn thành chứng minh. □

28
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!

1.4.2 Phân tích tiêu chuẩn của n!


Định lý 1.4.6
Cho một số nguyên n > 1. Khi đó n! có dạng phân tích tiêu chuẩn là

n! = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s ,

trong đó hni
hni hni
αi = + 2 + 3 + · · · ; i = 1, . . . , s.
pi pi pi

h i
Chứng minh Vì với j đủ lớn ta có pij > n, nên = 0. Do đó, tổng để tính các αi thực chất chỉ là các tổng hữu
n
pij
hạn. Mặt khác, số các số nguyên dương là bội của p và không vượt quá n là np . Do đó ta có thể viết
 

n n
n! = p[ p ] . !.q1
p
và đương nhiên (p, q1 ) = 1. Ngoài ra
h[ np ] i n
= .
p p2
Do đó số các số nguyên dương là bội của p và không lớn hơn [ np ] là
n
p2
. Vì vậy ta có thể biểu diễn
n [n]  n 
! = p p2 . 2 !q2
p p

29
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!
với (p, q2 ) = 1. Do vậy
[ np ]+[ n
] n
n! = p p2 . 2 !.q1 q2 .
p
Tiếp tục quá trình này ta được
[ np ]+[ n
]+[ n3 ]+···
n! = p p2 p .A
với (p, A) = 1. Vậy số mũ của p trong phân tích tiêu chuẩn của n! là
hni h n i h n i
α= + 2 + 3 + ··· .
p p p

BÀI TẬP §4

Bài 4.1. Chứng minh rằng với mọi a, b, c nguyên dương, ta có


h ba i
 
hai
= .
c bc

Bài 4.2. Cho x, y ∈ R. Chứng minh rằng


[2x] + [2y] ≥ [x] + [y] + [x + y].

Bài 4.3. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n ta có


√ √ √
[ n + n + 1] = [ 4n + 2].

30
1.4. HÀM PHầN NGUYÊN VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHUẩN CủA n!
Bài 4.4. Cho m, n ∈ N∗ . Chứng minh rằng
(2m)!(2n)!
∈ N∗ .
m!n!(m + n)!
Bài 4.5. Cho n1 , n2 , . . . , nk ∈ N∗ , n1 + n2 + · · · + nk = n. Chứng minh rằng
n!
∈ N∗ .
n1 ! · · · nk !

Bài 4.6. Chứng minh rằng


n  n + 1  n + k − 1 
+ + ··· + = n.
k k k
Bài 4.7. Chứng minh rằng với mọi số thực x và số nguyên dương n ta có:
n−1
X i
[nx] − [x] = x+ .

i=1
n

31
Chương 2 CÁC HÀM SỐ HỌC

Lý thuyết các hàm số học đã mang đến cho Lý thuyết số một công cụ quan trọng. Trong chương này, chúng ta sẽ
nghiên cứu một số hàm số học cơ bản.

2.1 Hàm nhân và công thức tổng trải


2.1.1 Hàm nhân
Định nghĩa 2.1.1

(i) Một hàm số f : N∗ −→ C được gọi là một hàm số học.


(ii) Một hàm số học khác không f được gọi là một hàm nhân nếu với mọi cặp số nguyên dương a, b nguyên
tố cùng nhau, ta có
f (ab) = f (a) f (b). ♣
Ví dụ 2.1.2
(i) Các hàm số học f và g xác định dưới đây đều là các hàm nhân
1
f (a) = am với mọi m ∈ N, g(a) = .
a

32
2.1. HÀM NHÂN VÀ CÔNG THứC TổNG TRảI

(ii) Hàm số học xác định bởi 


1, khi n = 1

I(n) = 

0, khi n > 1

là hàm nhân. ♠
Mệnh đề 2.1.3
Nếu f là hàm nhân thì
(i) f (1) = 1;
(ii) f (n1 · · · nk ) = f (n1 ) · · · f (nk ), trong đó n1 , . . . , nk là nguyên tố sánh đôi. Đặc biệt,

f (pα1 1 · · · pαk k ) = f (pα1 1 ) · · · f (pαk k ),

trong đó p1 , . . . , pk là các số nguyên tố khác nhau từng đôi một. ♠


Chứng minh (i) Vì f là hàm nhân nên tồn tại n0 ∈ N∗ sao cho f (n0 ) , 0. Mặc khác, do (1, n0 ) = 1 nên

f (n0 ) = f (1.n0 ) = f (1) f (n0 ) ⇒ f (1) = 1.

(ii) Với n1 , . . . , nk nguyên tố sánh đôi, ta có

f (n1 · · · nk ) = f (n1 ) f (n2 · · · nk ) = · · · = f (n1 ) · · · f (nk ).

33
2.1. HÀM NHÂN VÀ CÔNG THứC TổNG TRảI

2.1.2 Công thức tổng trải


P
Nhớ rằng trong các phát biểu và chứng minh của phần này, ta giới hạn chỉ nói đến các ước dương và d|n lấy theo
tất cả các ước dương của n.
Định lý 2.1.4 (Công thức tổng trải)
Nếu một số nguyên dương n có phân tích tiêu chuẩn

n = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s ,

thì với mọi hàm nhân f ta có


X Y αi
s X  s 
Y αi
X 
f (d) = f (pij ) = 1+ f (pij ) .
d|n i=1 j=0 i=1 j=1

34
2.1. HÀM NHÂN VÀ CÔNG THứC TổNG TRảI
Chứng minh Khai triển tích ở vế phải của hệ thức trên ta có
s 
Y αi
X  Y αi
s X 
1+ f (pij ) = f (pij )
i=1 j=1 i=1 j=0

f (pλ11 ) f (pλ22 ) · · · f (pλs s )


X
=
0≤λi ≤αi ,1≤i≤s

f (pλ11 pλ22 · · · pλs s )


X
= do f là hàm số nhân
0≤λi ≤αi ,1≤i≤s
X
= f (d).
d|n

Vậy định lý được chứng minh. □

BÀI TẬP §1

Bài 1.1. Cho f (n) và g(n) là hai hàm xác định với mọi n ∈ N∗ . Khi đó, tích Dirichlet của f và g, ký hiệu f.g, được xác
định như sau X n
( f.g)(n) = f (d)g( ),
d|n
d

với mọi n ∈ N∗ . Chứng minh rằng


i) f.g = g. f ;
ii) ( f.g).h = f.(g.h);

35
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER

1, khi n = 1

iii) f.I = f , trong đó I(n) = 

0, khi n > 1;

iv) f.u = d|n f (d), trong đó u(n) = 1 với mọi n ∈ N∗ .
P

Bài 1.2. Chứng minh rằng nếu f và g là hai hàm nhân thì f.g cũng là hàm nhân.
Bài 1.3. Cho f, g là hai hàm số học và h = f.g. Chứng minh rằng nếu g và h là hàm nhân thì f cũng là hàm nhân.
Bài 1.4. χ(n) là hàm xác định với mọi n ∈ N∗ như sau

0,
 nếu n chẵn;
χ(n) = 

n−1
(−1) 2 , nếu n lẻ.

Chứng minh rằng


i) χ(n) là hàm nhân.
ii) Nếu δ(n) = d|n χ(d) thì δ(n) = d1 (n) − d2 (n), trong đó d1 (n) và d2 (n) là số ước theo thứ tự dạng 4r + 1 và
P
4r + 3 của n.

2.2 Hàm số các ước, hàm tổng các ước và hàm Euler
2.2.1 Hàm số các ước và hàm tổng các ước
Với mỗi số nguyên dương n, ta ký hiệu τ(n) là số các ước nguyên dương của n và σ(n) là tổng các ước nguyên
dương của n. Khi đó, dễ thấy τ và σ là những hàm số học.

36
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER

Mệnh đề 2.2.1
Nếu n có phân tích tiêu chuẩn n = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s thì
s  αi
(i) d = 1+ pm j
i , với mọi số tự nhiêm m.
P m Q P
d|n i=1 j=1
s
1= (1 + αi ).
P Q
(ii)
d|n i=1
s  αi
d= 1+ pij .
P Q P 
(iii)
d|n i=1 j=1

Chứng minh Do hàm f : N+ −→ Q, n 7→ nm , là một hàm nhân. Vì vậy theo công thức tổng trải ta có
X s 
Y αi
X
d =
m
1+ pm j
i ,
d|n i=1 j=1

điều này chứng minh (i). Các khẳng đỉnh (ii) và (iii) suy ra trực tiếp từ (i) khi lần lượt áp dụng với m = 0 và m = 1.

37
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER
Hệ quả 2.2.2
Nếu n có phân tích tiêu chuẩn n = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s thì
s
Y
τ(n) = (1 + αi ).
i=1
Ys  αi
X
σ(n) = 1+ pij

i=1 j=1
Ys
piαi +1 −1
= .
i=1
pi − 1

Từ hai công thức tính của τ(n) và σ(n), ta lập tức suy ra định lý sau:
Định lý 2.2.3
Các hàm τ và σ là những hàm nhân. ♡

38
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER
Ví dụ 2.2.4

τ(1) = σ(1) = 1,
τ(p) = 2, σ(p) = p + 1 với mọi số nguyên tố p,
τ(360) = τ(23 .32 .5) = (3 + 1)(2 + 1)(1 + 1) = 24,
23+1 − 1 32+1 − 1 51+1 − 1
σ(360) = σ(2 .3 .5) =
3 2
. . = 1170.
2−1 3−1 5−1 ♠
Định nghĩa 2.2.5
Số nguyên dương n được gọi là số hoàn chỉnh nếu σ(n) = 2n. ♣
Ví dụ 2.2.6
Số 6 và 28 là các số hoàn chỉnh vì
23 − 1 72 − 1
σ(6) = 1 + 2 + 3 + 6 = 12 = 2.6 và σ(28) = σ(2 .7) =
2
. = 56 = 2.28,
2−1 7−1
nhưng số 8 không là số hoàn chỉnh vì

σ(8) = 1 + 2 + 4 + 8 = 15 < 16 = 2.8. ♠

39
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER
Định lý 2.2.7 (Euclid-Euler)
Một số chẵn n là một số hoàn chỉnh khi và chỉ khi n có dạng

n = 2k−1 (2k − 1)

với 2k − 1 là số nguyên tố. ♡


Chứng minh Trước tiên ta chỉ ra rằng nếu 2k − 1 là số nguyên tố thì số
n = 2k−1 (2k − 1)
là số hoàn chỉnh. Thật vậy, trong trường hợp này, n = 2k−1 (2k − 1) là dạng phân tích tiêu chuẩn của n nên ta có
2k − 1 (2k − 1)2 − 1
σ(n) = . k = 2.2k−1 (2k − 1) = 2n.
2 − 1 (2 − 1) − 1
Do đó, n = 2k−1 (2k − 1) là số hoàn chỉnh.

Bây giờ ta xét số hoàn chỉnh chẵn bất kỳ n. Biểu diễn n = 2k q với k ≥ 1 và (2, q) = 1. Từ
2k+1 q = 2n = σ(n) = σ(2k q) = σ(2k )σ(q) = (2k+1 − 1)σ(q)
và vì 2k+1 − 1 là số lẻ nên 2k+1 − 1 | q. Đặt q = d.(2k+1 − 1). Khi đó d là ước của q và
σ(q) = d.2k+1 = d(2k+1 − 1) + d = q + d.
Vì σ(q) là tổng tất cả các ước của q, nên q chỉ có 2 ước là q và d. Mặt khác q luôn có hai ước dương là 1 và q. Từ
đó suy ra d = 1 và q = 2k+1 − 1 là số nguyên tố. Tóm lại, tất cả các số hoàn chỉnh chẵn đều có dạng 2t−1 (2t − 1) với
2t − 1 là một số nguyên tố. □

40
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER

2.2.2 Hàm Euler


Số các số thuộc dãy 1, 2, . . . , n nguyên tố với n được ký hiệu là φ(n). Dễ thấy φ(n) là một hàm số học và được gọi là
hàm Euler. Vậy
φ(n) = #{k | (k, n) = 1, 1 ≤ k ≤ n}.
Bổ đề 2.2.8
Nếu p là một số nguyên tố thì
φ(p) = p − 1, φ(pα ) = pα − pα−1 . ♡
Chứng minh Do p là một số nguyên tố nên 1, 2, . . . , p − 1 là tất cả các số thuộc dãy 1, 2, . . . , p nguyên tố với p. Vậy
φ(p) = p − 1. Vì số nguyên dương nguyên tố với pα khi và chỉ khi nó nguyên tố với p, nên trong dãy 1, 2, . . . , pα
chỉ có pα−1 không nguyên tố với p, đó là p, 2p, . . . , pα−1 p. Vậy φ(pα ) = pα − pα−1 . □
Mệnh đề 2.2.9
Hàm Euler là một hàm nhân. ♠
Chứng minh Rõ ràng φ(1) = 1. Nếu m = 1 hoặc n = 1 thì hiển nhiên ta có
φ(mn) = φ(m)φ(n).
Nếu m > 1, n > 1 và (m, n) = 1. Ta viết tất cả các số từ 1 đến mn theo bảng
1 2 3 ··· n
n+1 n+2 n+3 ··· 2n
··· ··· ··· ··· ···
(m − 1)n + 1 (m − 1)n + 2 (m − 1)n + 3 · · · (m − 1)n + n.

41
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER
Ta thấy các số nguyên tố với n là tất cả các số nằm ở hàng i sao cho (i, n) = 1, và số các số ở hàng i sao cho (i, n) = 1
là φ(n). Để ý rằng cột j gồm các phần tử có dạng nx+ j với x = 0, 1 . . . , m−1. Bây giờ giả sử x1 , x2 ∈ {0, 1, . . . , m−1}
có dạng nx1 + j và nx2 + j chia cho m nhận cùng số dư, thì n(x1 − x2 ) chia hết cho m. Do đó (x1 − x2 ) chia hết cho m.
Điều này rút ra x1 = x2 Như vậy các phần tử ở mỗi cột khi chia cho m nhận được m số dư khác nhau 0, 1 . . . , m − 1.
Điều này có nghĩa là số các phần tử ở mỗi cột nguyên tố với m đúng bằng số các phần tử nguyên tố với m nằm trong
tập {1, 2, . . . , m}, đó chính là φ(m). Vậy số các phần tử trong bảng nguyên tố với cả m và n là φ(m)φ(n). Mặt khác ta
lại có φ(mn) là số các phần tử trong bảng nguyên tố với mn. Nhưng (k, mn) = 1 nếu và chỉ nếu (k, m) = (k, n) = 1,
đó đó φ(mn) cũng chính là số các phần tử trong bảng nguyên tố đồng thời với cả m và n. Vậy

φ(mn) = φ(m)φ(n).


Định lý 2.2.10
Nếu một số nguyên dương n > 1 có phân tích tiêu chuẩn

n = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s

thì s
Y 1
φ(n) = n (1 − ).
i=1
pi

Chứng minh Vì (pα1 1 , pα2 2 , . . . , pαs s ) = 1 và φ là hàm nhân nên bằng quy nạp theo s ta suy ra

φ(pα1 1 pα2 2 · · · pαs s ) = φ(pα1 1 )φ(pα2 2 ) · · · φ(pαs s )

42
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER
hay
s
φ(pαi i ).
Y
φ(n) =
i=1

Theo Bổ đề 2.2.8 ta có s s
1
(pαi i pαi i −1 )
Y Y
φ(n) = − =n (1 − ).
i=1 i=1
pi

Hệ quả 2.2.11 (Hệ thức Gauss)
Với mỗi số nguyên dương n > 1 ta có X
φ(d) = n.
d|n

Chứng minh Vì φ là hàm nhân nên theo công thức tổng trải ta có
X s
Y αi
X
φ(d) = 1+ φ(pij )

d|n i=1 j=1
Ys Xαi
= 1+ (pij − pij−1 )

i=1 j=1
= pα1 1 pα2 2 · · · pαs s
= n.

43
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER
Ví dụ 2.2.12
Ta có 240 = 24 .3.5. Khi đó
1 1 1
φ(240) = 240(1 − )(1 − )(1 − ) = 64;
2 3 5
τ(240) = (4 + 1)(1 + 1)(1 + 1) = 20;
25 − 1 32 − 1 52 − 1
σ(240) = = 743.
2−1 3−1 5−1
Số 240 không phải là số hoàn chỉnh, vì
σ(240) > 2.240. ♠

BÀI TẬP §2

Bài 2.1. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta có τ(n) < 2 n.
Bài 2.2. Tìm tất cả các số tự nhiên n thỏa mãn:
a) Có dạng phân tích tiêu chuẩn n = pα qβ và τ(n) = 6, σ(n) = 28.
b) Có dạng phân tích tiêu chuẩn n = 2α 3β và σ(n) = 403.
c) Có dạng phân tích tiêu chuẩn n = 3p2 và σ(n) = 124.
Bài 2.3. Tìm số nguyên n > 0 thỏa mãn các điều kiện sau:
i) n chỉ có các ước nguyên tố 2, 5, 7.
ii) số các ước của n ít hơn của 5n là 8 và ít hơn của 8n là 18.

44
2.2. HÀM Số CÁC ướC, HÀM TổNG CÁC ướC VÀ HÀM EULER
Bài 2.4. Tìm tất cả các số tự nhiên n, biết rằng n chia hết cho 6, không chia hết cho 8 và τ(n) = 15.
Bài 2.5. Tìm hai số tự nhiên m và n, biết rằng n có dạng phân tích tiêu chuẩn n = 2α 3β , (m, n) = 18 và τ(m) = 21, τ(n) =
10.
Bài 2.6. Cho một số tự nhiên p > 1. Chứng minh rằng p là số nguyên tố khi và chỉ khi φ(p) = p − 1.
Bài 2.7.
a) Tìm tất cả các số hoàn chỉnh n mà phân tích tiêu chuẩn có một trong các dạng sau

n = pq, n = p2 q.

b) Chứng minh rằng không tồn tại số hoàn chỉnh n mà phân tích tiêu chuẩn có một trong các dạng sau

n = pα , n = p3 q.

Bài 2.8. Chứng minh rằng


a) τ(n) lẻ khi và chỉ khi n là số chính phương.
b) σ(n) lẻ khi và chỉ khi n là số chính phương hoặc n
2 là số chính phương.
Bài 2.9. Tìm tất cả các số tự nhiên n thỏa mãn:
a) Có dạng phân tích tiêu chuẩn n = 3α 5β 7γ và φ(n) = 3600.
b) Có dạng phân tích tiêu chuẩn n = 2α 3β p và φ(n) = 180.
c) Có phân tích tiêu chuẩn n = 2α p, biết rằng φ(n) = 8.

45
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH
Bài 2.10. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương m, n ta luôn có:
a) τ(m)τ(n) ≥ τ(mn).
b) σ(m)σ(n) ≥ σ(mn).
c) φ(mn) ≥ φ(m)φ(n).
d) σ(n) + φ(n) ≥ 2n.
Bài 2.11. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương m, n ta có:
a) Nếu m | n thì φ(m) | φ(n).
b) φ(mα ) = mα−1 φ(m).
c) φ(mn) = (m, n)φ [m, n] .


d) φ(m)φ(n) = φ (m, n) φ [m, n] .


 

Bài 2.12. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n ta có


1 σ(n)φ(n)
≤ ≤ 1.
2 n2

46
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH

2.3 Hàm Mobius và Luật thuận nghịch


2.3.1 Hàm Mobius
Định nghĩa 2.3.1
Hàm số học µ được xác định bởi




 1 nếu n = 1
µ(n) =  nếu n có phân tích tiêu chuẩn n = p1 p2 · · · pk

(−1)k



nếu n chia hết cho p2 với p là số nguyên tố

0

được gọi là hàm Mobius. ♣


Mệnh đề 2.3.2
Hàm Mobius µ là một hàm nhân. ♠
Chứng minh Giả sử (m, n) = 1. Khi đó ta có




 1 = µ(mn) nếu m = n = 1
µ(m)µ(n) =  (−1)k (−1)h = µ(mn) nếu m = p1 p2 · · · pk và n = q1 q2 · · · qh




0 = µ(mn)

 nếu m hoặc n chia hết cho p2 với p là số nguyên tố.

Do đó µ là hàm nhân. □

47
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH
Định lý 2.3.3
Nếu một số nguyên dương n có phân tích tiêu chuẩn

n = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s ,

còn µ là hàm Mobius và f là một hàm nhân tùy ý, thì


X s
Y
µ(d) f (d) = (1 − f (pi )).
d|n i=1

Chứng minh Vì µ, f là hàm nhân, nên µ f cũng là hàm nhân. Với mọi số nguyên tố p ta có

− f (p) nếu k = 1

(µ f )(p ) = µ(p ) f (p ) = 
k k k

0
 nếu k > 1.

Áp dụng công thức tổng trải, ta có


X s
Y αi
X s
Y
µ(d) f (d) = 1+ (µ f )(pij ) =

(1 − f (pi )).
d|n i=1 j=1 i=1

Định lý được chứng minh. □

48
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH
Hệ quả 2.3.4
Với mỗi số nguyên n > 1, ta có X
µ(d) = 0.
d|n

Chứng minh Chọn hàm f sao cho f (m) = 1 với mọi m nguyên dương. Theo Định lý 2.3.3 ta có
X Ys
µ(d) = (1 − 1) = 0,
d|n i=1

ta thu được điều cần chứng minh. □

2.3.2 Luật thuận nghịch


Định lý sau đây được gọi là Luật thuận nghịch Dedekind - Liouville.
Định lý 2.3.5
Cho f là một hàm nhân, và một hàm số học g được xác định bởi
X
g(n) = f (d).
d|n

Khi đó ta có X n
f (n) = µ(d)g( ).
d|n
d

49
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH
Chứng minh Giả sử d là một ước của n. Khi đó
n X
g( ) = f (d′ ).
d d′ | n d

Nhân hai vế của đẳng thức trên với µ(d) và lấy tổng theo d ta được
X n XX
µ(d)g( ) = f (d′ )µ(d).
d|n
d d|n d′ | n d

Đổi thứ tự d và d′ trong tổng, ta được


XX XX X X
f (d )µ(d) =

f (d )µ(d) =
′ ′
f (d ) µ(d).
d|n d′ | dn d′ |n d| dn′ d′ |n d| dn′

Vì d| dn′ µ(d) = 0 khi dn′ > 1, và nó bằng 1 chỉ khi dn′ = 1 hay d′ = n. Chú ý rằng tổng ở vế phải của đẳng thức trên
P

chỉ có một số hạng khác 0, đó là số hạng ứng với n = d′ . Vì vậy tổng đó phải bằng f (n). Ta nhận được
X n
f (n) = µ(d)g( ).
d|n
d

Hệ quả 2.3.6
Cho một số nguyên n > 1 có phân tích tiêu chuẩn

n = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s .

50
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH

Khi đó ta có các đẳng thức sau đây:


P µ(d) s
= (1 − p1i ).
Q
(i) d
d|n i=1
P µ(d) φ(n)
(ii) d = n .
d|n

µ(d)τ n
= 1.
P
(iii) d
d|n

µ(d)σ n
= n.
P
(iv) d
d|n

Chứng minh (i) Với hàm f (m) = m1 , khi đó theo Định lý 2.3.3 ta có
X µ(d) Y s
1
= (1 − ).
d|n
d i=1
pi
(ii) Kết quả được suy ra từ Định lý 2.2.10 và (i).
(iii) Vì τ(n) = d|n 1, nên bởi Định lý 2.3.5 ta nhận được
P
X n
1= µ(d)τ .
d|n
d
(iv) Bởi σ(n) = d|n d, nên theo Định lý 2.3.5 ta nhận được
P
X n
n= µ(d)σ .
d|n
d

51
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH

BÀI TẬP §3
Bài 3.1. Với mỗi số nguyên dương n, ta ký hiệu
X 1
δ(n) = 2
.
d|n
d
Chứng minh rằng
a) δ là một hàm nhân.
b) Nếu n có phân tích tiêu chuẩn n = pα1 1 pα2 2 · · · pαs s , thì
s 2(α +1)
1 Y pi i − 1
δ(n) = 2 .
n i=1 p2i − 1

Bài 3.2. Cho f là một hàm nhân. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương m và n ta luôn có
f ([m, n]) f ((m, n)) = f (m) f (n).
Bài 3.3. Chứng minh rằng
φ(n) X µ(d)
= .
n d|n
d

Bài 3.4. Giả sử số tự nhiên√n có phân tích tiêu chuẩn n = p1 p2 · · · pk , với k > 0 chẵn, và d1 chạy qua tất cả các ước của n
sao cho 0 < d1 < n. Chứng minh rằng X
µ(d1 ) = 0.
d1

52
2.3. HÀM MOBIUS VÀ LUậT THUậN NGHịCH
Bài 3.5. Với mỗi số nguyên dương n, ta đặt X n
f (n) = µ(d)µ( ).
d|n
d

Chứng minh rằng f là hàm nhân. Xác định công thức tính của f (n), với mọi n ∈ N∗ .
Bài 3.6. Chứng minh rằng với mọi số nguyên n ≥ 2, ta có
1 1 X µ(d)2
= .
φ(n) n d|n φ(d)

53
Chương 3 LIÊN PHÂN SỐ VÀ LÝ THUYẾT ĐỒNG DƯ

Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu hai vấn đề tương đối độc lập. Đầu tiên, mục tiêu của chúng ta là biểu
diễn biểu diễn một số thực dưới dạng liên phân số. Đây là công cụ hỗ trợ cho việc giải phương trình đồng dư ở
chương sau. Thứ hai, chúng ta nghiên cứu các kiến thức về lý thuyết đồng dư. Phương pháp đồng dư do Gauss đề
xuất là một phương pháp hữu ích trong việc giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến các số nguyên. Trong chương
này, chúng ta sẽ được tiếp cận một kết quả hoàn chỉnh, trả lời cho câu hỏi: Khi nào nhóm các phần tử khả nghịch
của Zn là một nhóm cyclic? Kiến thức của chương còn giúp các bạn sinh viên củng cố nhiều vấn đề của Đại số đại
cương.

3.1 Liên phân số


3.1.1 Biểu diễn dạng liên phân số của số hữu tỉ
Định nghĩa 3.1.1
(i) Biểu thức
1
q0 + ,
q1 + q + 1
1
2
. . .+ 1
qn−1 + q1n

54
3.1. LIÊN PHÂN Số

trong đó q0 ∈ Z; q1 , . . . , qn ∈ N∗ ; qn > 1 được gọi là một liên phân số hữu hạn. Và q s , s = 0, 1, . . . , n được gọi
là thương hụt thứ s.
(ii) Biểu thức
1
q0 + ,
q1 + q + 1
1
2
. . .+ 1
1
qn−1 +
.
qn + . .

trong đó q0 ∈ Z; qi ∈ N∗ , ∀i ≥ 1, được gọi là một liên phân số vô hạn. Và q s , s = 0, 1, . . . được gọi là thương
hụt thứ s. ♣
Liên phân số thường được ký hiệu
δ = [q0 ; q1 , . . . , q s , . . .].
Mệnh đề 3.1.2
Mỗi liên phân số hữu hạn là một số hữu tỉ. Ngược lại, mỗi số hữu tỉ đều có thể biểu diễn dưới dạng một liên
phân số hữu hạn. ♠
Chứng minh Phần thuận thì hiển nhiên. Ngược lại, xét a
b ∈ Q (b > 0), khi đó thực hiện thuật toán chia Euclid trên

55
3.1. LIÊN PHÂN Số
a, b ta được

a = bq0 + r1 , 0 < r1 < b


b = r1 q1 + r2 , 0 < r2 < r1
r1 = r2 q2 + r3 , 0 < r3 < r2
...
rn−2 = rn−1 qn−1 + rn , 0 < rn < rn−1
rn−1 = rn qn .

Từ đó suy ra
a 1 1 1
= q0 + b = q0 + = · · · = q0 + ,
b r q1 + 1
r1 q1 + q + 1
1
1 r2 2
. . .+ 1
qn−1 + q1n

với q0 ∈ Z; q1 , . . . , qn ∈ N∗ ; qn > 1. Hay nói cách khác


a
= [q0 ; q1 , q2 , . . . , qn ],
b
trong đó qi là thương hụt của thuật toán chia Euclid của a cho b. □
Ví dụ 3.1.3
27 = [5; 3, 2, 1, 2] và = [−20; 1, 3].
143 −231
12 ♠

56
3.1. LIÊN PHÂN Số

3.1.2 Giản phân của liên phân số


Định nghĩa 3.1.4
Cho liên phân số δ = [q0 ; q1 , . . . , q s , . . .]. Khi đó, nếu đặt
1 1
δ0 = q0 ; δ1 = q0 + ; δ2 = q0 + ;...
q1 q1 + q1
2

thì δ s ; s = 0, 1, . . . được gọi là giản phân cấp s của liên phân số đã cho. ♣
Mệnh đề 3.1.5
Ta có δ s = Ps
Qs , trong đó P s và Q s được xác định như sau:
  
P0 = q0 P1 = q1 q0 + 1 

 
 P s = q s P s−1 + P s−2

∀s ≥ 2.
Q0 = 1, 

  Q 1 = q1 ,
 Q s = q s Q s−1 + Q s−2 ,



Chứng minh Tính toán trực tiếp với s = 0, 1. Với s ≥ 2, ta chứng minh khẳng định bằng quy nạp theo s. □

57
3.1. LIÊN PHÂN Số
Nhận xét 3.1.6
(i) Từ Mệnh đề 3.1.5 ta tính các tử số P s và mấu số Q s của các giản phân δ s bằng bảng sau:
s 0 1 2 · · · k-2 k-1 k
qs q0 q1 q2 · · · qk−2 qk−1 qk
Ps q0 q1 q0 + 1 q2 P1 + P0 · · · Pk−2 Pk−1 qk Pk−1 + Pk−2
Qs 1 q1 q2 Q1 + Q0 · · · Qk−2 Qk−1 qk Qk−1 + Qk−2

Chẳng hạn, với liên phân số [2; 2, 1, 3, 1, 1, 4, 3] ta có


s 0 1 2 3 4 5 6 7
qs 2 2 1 3 1 1 4 3
Ps 2 5 7 26 33 59 269 866
Qs 1 2 3 11 14 25 114 367

(ii) Dãy (Q s ) s∈N là dãy tăng ngặt các số nguyên dương và Q s ≥ s với mọi s ∈ N. Do đó

lim Q s = +∞.
s→+∞ ♣
Mệnh đề 3.1.7
Với mọi s ∈ N∗ , ta có
(i) P s Q s−1 − P s−1 Q s = (−1) s−1 ,

58
3.1. LIÊN PHÂN Số

(−1) s−1
(ii δ s − δ s−1 = Q s Q s−1 .

Chứng minh Khẳng định (i) được chứng minh bằng quy nạp theo s. Khẳng định (ii) được suy ra từ (i). □
Nhận xét 3.1.8
Từ Mệnh đề 3.1.7 ta thấy phân số δ s = QPss là phân số tối giản. Do đó, ta có thể sử dụng liên phân số để tối giản
2227
một phân số. Chẳng hạn 9911 ∈ Q, khi biểu diễn thành liên phân số ta được
2227
= [0; 4, 2, 4, 1, 1, 6].
9911
Tử và mẫu của các giản phân là
s 0 1 2 3 4 5 6
qs 0 4 2 4 1 1 6
Ps 0 1 2 9 11 20 131
Qs 1 4 9 40 49 89 583
Do đó, 2227
9911 = P6
Q6 = 583 ,
131
với 131
583 là phân số tối giản.

59
3.1. LIÊN PHÂN Số

3.1.3 Biểu diễn dạng liên phân số của số vô tỉ


Mệnh đề 3.1.9
Cho liên phân số vô hạn δ = [q0 ; q1 , q2 , . . .]. Khi đó
(i) Dãy số (δ2s ) s∈N là dãy tăng ngặt và dãy (δ2s+1 ) s∈N là dãy giảm ngặt.
(ii) Với mọi s, t ∈ N, ta có δ2s < δ2t+1 . Nói cách khác, dãy (δ s ) s∈N được sắp xếp thành dãy

δ0 < δ2 < δ4 < · · · < δ5 < δ3 < δ1 . ♠


Chứng minh Chứng minh (i) bằng cách sử dụng Mệnh đề 3.1.7(ii) để đánh giá
Q2s+2 − Q2S
δ2s+2 − δ2s = δ2s+2 − δ2s+1 + δ2s+1 − δ2s = > 0.
Q2s Q2s+1 Q2s+2
Tương tự δ2s+1 − δ2s−1 < 0. Để chứng minh (ii), đầu tiên ta có
1
δ2s+1 − δ2s = >0
Q2s+1 Q2s
nên khẳng định (ii) đúng với s = t. Bây giờ nếu s > t thì
δ2s < δ2s+1 < δ2t+1 .
Cuối cùng, nếu s < t thì
δ2s < δ2t < δ2t+1 .

60
3.1. LIÊN PHÂN Số

Mệnh đề 3.1.10
Dãy (δ s ) s tạo bởi những giản phân của một liên phân số vô hạn là dãy cơ bản các số hữu tỉ. ♠
Chứng minh Áp dụng Mệnh đề 3.1.9 ta có
1 1
|δ s+n − δ s | ≤ |δ s+1 − δ s | = <
Q s+1 Q s Qs
với mọi s, n ∈ N.

Vì dãy (δ s ) s là dãy cơ bản các số hữu tỉ nên tồn tại giới hạn
lim δ s = α ∈ R.
s→+∞

Vì δ là liên phân số vô hạn nên theo Mệnh đề 3.1.2, α là số vô tỉ. Giá trị α được gọi là giá trị của liên phân số vô
hạn [q0 ; q1 , . . . , q s , . . .]. Ta viết
α = [q0 ; q1 , . . . , q s , . . .].
Ngược lại, ta cũng có kết quả sau:
Mệnh đề 3.1.11
Mọi số thực α ∈ R \ Q luôn biểu diễn được dưới dạng một liên phân số vô hạn. ♠
Chứng minh Xét α ∈ R \ Q. Ta đặt
1
α = q0 + , q0 = [α] ∈ Z; và; α1 > 1.
α1
61
3.1. LIÊN PHÂN Số
Vì α < Q nên α1 không nguyên. Ta biểu diễn
1
α1 = q 1 + , q1 = [α1 ] ∈ N∗ và α2 > 1.
α2
Lặp lại quá trình này, đến bước thứ n + 1 ta có
1
αn = qn + , qn = [αn ]
αn+1
hay αn+1 = 1
αn −qn > 1. Do α < Q nên αn+1 không là một số hữu tỉ và quá trình này kéo dài vô tận. Đặt
1
α = q0 + .
q1 + q + 1
1
2
. . .+ 1
qn−1 + qn1+···

Như vậy, ta thu được dãy vô hạn các số nguyên(qi )i≥0 với qi > 0 khi i > 0. Khi đó liên phân số vô hạn
[q0 ; q1 , q2 , . . . , qn , . . .]
có giá trị bằng α.
Thật vậy, ta có
α s P s−1 + P s−2 (q s + {α s })P s−1 + P s−2 P s + {α s }P s−1
α= = =
α s Q s−1 + Q s−2 (q s + {α s })Q s−1 + Q s−2 Q s + {α s }Q s−1

P s + {α s }P s−1 P s (−1) s {α s }
α − δs = − = .
Q s + {α s }Q s−1 Q s Q s (Q s + {α s }Q s−1 )
Do đó |α − δ s | < 1
Qs và vì vậy lim δ s = α. □
s→+∞

62
3.1. LIÊN PHÂN Số
Ví dụ 3.1.12

Với α = 2, at có √
q0 = [ 2] = 1, và q1 = [α1 ],

với α1 = 1
{α} = √1
2−1
=
2 + 1, cho nên q1 = 2.

Tiếp theo q2 = [α2 ] với α2 = {α11 } = √2−1
1
= 2 + 1, cho nên q2 = 2.
Tiếp tục quá trình này ta có q s = [α s ] = 2. Vậy

2 = [1; 2, 2, 2, . . .] = [1; (2)]

là một liên phân số vô hạn tuần hoàn với chu kỳ (2). ♠

BÀI TẬP §1

Bài 1.1. Tính dạng phân số của


a) [3; 2, 4, 1, 5, 7].
b) [−2; 4, 1, 5, 3].
c) [1; 2, 3, 4, 5].

10027 .
1241 32671
Bài 1.2. Bằng khai triển liên phân số, hãy giản ước 8721 và
Bài 1.3. Tìm x biết [x; 2, 3, 4] = 30 .
103

Bài 1.4. Cho liên phân số hữu hạn [q0 ; q1 , . . . , qn , với q0 > 1, n ≥ 1. Chứng minh rằng

63
3.1. LIÊN PHÂN Số
i) Pn
Pn−1 = [qn ; qn−1 , . . . , q0 ].
i) Qn
Qn−1 = [qn ; qn−1 , . . . , q1 ].
Ps Qs
Bài 1.5. Chứng minh rằng P s−1 và Q s−1 là các phân số tối giản.

Bài 1.6. Sử dụng liên phân số, giải các phương trình nghiệm nguyên sau:
a) 342x − 123y = 15.
b) 17x + 23y = 5.
c) 29x − 33y = 40.
Bài 1.7. Tìm x ∈ Z và y, z, t ∈ N∗ sao cho
94(xyzt + xy + xt + zt + 1) = −159(yzt + y + t).
s−1
Bài 1.8. Chứng minh rằng với mọi s ≥ 2, ta có Q s ≥ 2 2 .
Bài 1.9. Khai triển các số sau thành liên phân số:
√ √ √
a) 3, 11, 29.
√ √
b) a2 + 1, a2 − 1 với a ∈ N∗ .
√ √
c) a(a + 1), a4 + 2a với a ∈ N∗ .
Bài 1.10. Giải và biện luận theo m ∈ Z các phương trình nghiệm nguyên sau:
a) 6x + 11y = m + 2.

64
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư
b) 13x + 21y = 3m + 2.
c) 7x + (6m − 1)y = m + 1.
d) 24x + 27y = 2m − 1.
Bài 1.11. Giải hệ phương trình sau:

x1 + x1 x2 =1





x2 + x2 x3 =1






...





xn−1 + xn−1 xn =1






 xn + xn x1


= 1.

Bài 1.12. Cho α ∈ R là một số thực và c > 1. Chứng minh rằng luôn tìm được một số hữu tỉ ab sao cho
a 1
α − < ,
b bc
với 0 < b ≤ c.

65
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư

3.2 Quan hệ đồng dư và hệ thặng dư


3.2.1 Quan hệ đồng dư
Định nghĩa 3.2.1
Cho một số nguyên dương m. Hai số nguyên a và b được gọi là đồng dư modulo m nếu a − b chia hết cho m.
Nếu a đồng dư với b modulo m, thì ta viết a ≡ b(mod m) và gọi đó là một đồng dư thức. ♣
Ví dụ 3.2.2
4 ≡ 7(mod 3), 2022 ≡ 12(mod 15), −5 ≡ 2(mod 7). ♠
Nhận xét 3.2.3
Từ định nghĩa ta dễ dàng suy ra ba điều sau đây là tương đương:
(i) a ≡ b(mod m).
(ii) a và b chia cho m (với Thuật toán Euclid) thì nhân cùng số dư.
(iii) a = b + mt với t ∈ Z. ♣
Mệnh đề 3.2.4
Quan hệ đồng dư modulo m là một quan hệ tương đương trong tập Z. ♠

66
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư
Chứng minh Dễ dàng thấy rằng quan hệ đồng dư có tính phản xạ, đối xứng. Bây giờ giả sử
a ≡ b(mod m) và b ≡ c(mod m).
Khi đó cả a − b và b − c đều chia hết cho m, dẫn đến a − c = (a − b) + (b − c) chia hết cho m, hay a ≡ c(mod m). Vì
vậy, quan hệ đồng dư có tính bắc cầu. □
Mệnh đề 3.2.5
Sau đây là một số tính chất của đồng dư thức:
(i) Nếu ai ≡ bi (mod m), i = 1, . . . , k thì
k
X k
X
ϵi ai ≡ ϵi bi (mod m),
i=1 i=1
Yk Yk
ai ≡ bi (mod m),
i=1 i=1

trong đó ϵi = ±1. Đặc biệt nếu a ≡ b(mod m) thì với mọi số tụ nhiên k,

ak ≡ bk (mod m).

(ii) Nếu d | a, d | b và (d, m) = 1 thì từ a ≡ b(mod m) suy ra được


a b
≡ (mod m).
d d

67
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư

(iii) Nếu d | (a, b, m) và c, d ∈ N∗ thì từ a ≡ b(mod m) suy ra được

ac ≡ bc(mod mc)
a b m
≡ (mod ).
d d d

(vi) Nếu a ≡ b(mod mi ), i = 1, . . . , k thì

a ≡ b(mod m), trong đó m = [m1 , . . . , mk ].

(v) Nếu d | m và d ∈ N∗ . Khi đó nếu a ≡ b(mod m) thì a ≡ b(mod d).


(vi) Nếu a ≡ b(mod m) thì (a, m) = (b, m). ♠
Chứng minh

Ví dụ 3.2.6
Tìm số dư trong các phép chia sau:
(i) 15329 − 1 chia cho 9.
(ii) 25n − 1 chia cho 31.
69 220 119
(iii) a = 220119 + 11969 + 69220 chia cho 102. ♠

68
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư

3.2.2 Hệ thặng dư
Do quan hệ đồng dư modulo m là một quan hệ tương đương, nên các phần tử trong Z sẽ được phân hoạch ra thành
các lớp tương đương rời nhau. Ký hiệu tập thương Z/≡(mod m) các lớp tương đương của quan hệ đồng dư modulo m
bởi Zm .
Định nghĩa 3.2.7
Các lớp tương đương theo quan hệ đồng dư modulo m được gọi là các lớp thặng dư modulo m. ♣
Mệnh đề 3.2.8
Số các lớp thặng dư modulo m đúng bằng m. ♠
Chứng minh Mỗi lớp thặng dư modulo m chứa một và chỉ một trong số các số dư 0, 1, . . . , m − 1 thu được khi chia
các số nguyên cho m. Vậy số các lớp thặng dư modulo m bằng đúng m. □
Ký hiệu mỗi lớp thặng dư modulo m chứa a là ā. Như vậy

ā = {a + mt | t ∈ Z}.

Mỗi số của một lớp thặng dư được gọi là một thặng dư. Số r ∈ ā với 0 ≤ r ≤ m − 1 được gọi là thặng dư không âm
bé nhất của lớp ā. Như vậy

Zm = {0, 1, . . . , m − 1} = {mk, mk + 1, . . . , mk + m − 1}

với mọi số nguyên k.

69
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư
Ví dụ 3.2.9
Z9 = {0, 1, . . . , 8} = {9, 10, . . . , 18}. Các thặng dư không âm bé nhất modulo 9 là {0, 1, . . . , 8}. ♠
Định nghĩa 3.2.10
Nếu từ mỗi lớp thặng dư modulo m ta lấy ra một phần tử đại diện, thì tập hợp các đại diện đó được gọi là một
hệ thặng dư đầy đủ modulo m. Nếu từ mỗi lớp thặng dư modulo m ta lấy ra một đại diện không âm bé nhất, thì
tập hợp các đại diện đó được gọi là một hệ thặng dư đầy đủ không âm bé nhất modulo m. ♣
Từ định nghĩa của một hệ thặng dư đầy đủ ta suy ra rằng:
(i) Một hệ thặng dư đầy đủ modulo m là một hệ gồm m số nguyên, đôi một không đồng dư modulo m.
(ii) Nếu {a1 , a2 , . . . , am } là một hệ thặng dư đầy đủ modulo m, thì {b + a1 , b + a2 , . . . , b + am } cũng là một hệ thặng
dư đầy đủ modulo m với mọi b ∈ Z.
(iii) Hệ thặng dư đầy đủ không âm bé nhất modulo m là {0, 1, . . . , m − 1}.
(iv) Hệ thặng dư đầy đủ với giá trị tuyệt đối nhỏ nhất modulo m được xác định như sau:
m−1 m−1 m−1
{− ,− + 1, . . . , }
2 2 2
khi m lẻ, và
m m m m m m
{− , − + 1, . . . , − 1} hoặc {− + 1, − + 2, . . . , }
2 2 2 2 2 2
khi m chẵn.

70
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư
Ví dụ 3.2.11
Hệ thặng dư đầy đủ không âm bé nhất modulo 11 là

{0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10},

còn hệ thặng dư đầy đủ với giá trị tuyệt đối bé nhất modulo 11 là

{−5, −4, −3, −2, −1, 0, 1, 2, 3, 4, 5}. ♠


Định lý 3.2.12
Khi m là một số nguyên dương và a, b là những số nguyên, với (a, m) = 1. Khi đó nếu x lấy giá trị trong toàn
bộ một hệ thặng dư đầy đủ modulo m thì ax + b cũng lấy giá trị trong toàn bộ một hệ thặng dư đầy đủ nào đó
modulo m. ♡
Chứng minh Ta có
ax1 + b ≡ ax2 + b(mod m)
khi và chỉ khi
a(x1 − x2 ) ≡ 0(mod m).
Do (a, m) = 1, nên điều đó tương đương với x1 ≡ x2 (mod m). Điều này chứng tỏ khi x chạy qua các lớp tương đương
khác nhau, thì ax + b cũng chạy qua các lớp tương đương khác nhau. Vậy, nếu (a, m) = 1 và x chạy khắp một hệ
thặng dư đầy đủ modulo m, thì ax + b cũng chạy khắp một hệ thặng dư đầy đủ modulo m. □
Nhận xét 3.2.13
Nếu (a, m) = 1 thì ax + b = ay + b modulo m khi và chỉ khi x = y modulo m. ♣

71
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư
Từ Mệnh đề 3.2.5 vi), ta thấy các số nguyên có cùng lớp thặng dư modulo m thì có cùng ước chung lớp nhất với
m. Do đó ta có định nghĩa sau:
Định nghĩa 3.2.14
(ā, m) là ước chung lớn nhất (b, m) với một b ∈ ā. Khi đó (ā, m) = 1 thì lớp ā được gọi là một lớp thặng dư
nguyên tố modulo m. ♣
Định nghĩa 3.2.15
Nếu từ mỗi lớp thặng dư nguyên tố với modulo m ta lấy ra một đại diện, thì tập các đại diện đó được gọi là một
hệ thặng dư thu gọn modulo m. ♣
Nhận xét 3.2.16
Thông thường, ta chọn hệ thặng dư thu gọn modulo m gồm các số nguyên tố với m từ một hệ thặng dư đầy đủ
không âm bé nhất {0, 1, . . . , m − 1}. Số các số trong khoảng 0, 1, . . . , m − 1 nguyên tố với m là φ(m), nên một
hệ thu gọn modulo m có đúng φ(m) phần tử. ♣
Ví dụ 3.2.17
Hệ thặng dư thu gọn modulo 14 là
{1, 3, 5, 9, 11, 13}
và φ(14) = 6. Hệ thặng dư thu gọn modulo 18 là

{1, 5, 7, 11, 13, 17}

72
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư

và φ(18) = 6. Nếu p là một số nguyên tố thì hệ thặng dư thu gọn modulo m là

{1, 2, . . . , p − 1}. ♠
Định lý 3.2.18
Cho một số nguyên dương m và một số nguyên a nguyên tố với m. Khi đó nếu x lấy giá trị trong toàn bộ một
hệ thặng dư thu gọn modulo m, thì ax cũng lấy giá trị trong toàn bộ một hệ thặng dư thu gọn nào đó modulo m.♡

Chứng minh Vì (a, m) = 1, nên ax chia hết cho m khi và chỉ khi x chia hết cho m, và (ax, m) = 1 khi và chỉ khi
(x, m) = 1. Nên nếu x chạy khắp một hệ thặng dư thu gọn modulo m thì ax cũng chạy khắp một hệ thặng dư thu
gọn modulo m. Từ đó ta suy ra điều phải chứng minh. □
Định lý 3.2.19
Nếu m và k là các số nguyên dương, thì mỗi lớp thặng dư modulo m là hợp của đúng k lớp thặng dư modulon
km. ♡
Chứng minh Giả sử X là một lớp thặng dư modulo m với X = x̄ ∈ Zm . Dễ kiểm tra rằng các lớp thặng dư modulo
km sau đây: Xi = x + im với i = 0, 1, . . . , k − 1 đều là tập con của X. Điều này chứng tỏ ∪k−1
i=0 Xi ⊂ X.
Ngược lại, lấy y ∈ X, do đó có n ∈ Z sao cho y = x + nm. Biểu diễn n = kq + i với 0 ≤ i < k. Ta có y ∈ Xi . Vậy
i=0 Xi . Do vậy X = ∪i=0 Xi .
X ⊂ ∪k−1 k−1

Mặt khác, khi 0 ≤ i, j < k và i , j, x + im . x + jm(mod km). Điều này chứng tỏ Xi , X j , tức là giao của Xi và
X j bằng rỗng. Vậy X là hợp rời đúng k lớp thặng dư modulo km. □

BÀI TẬP §2

73
3.2. QUAN Hệ ĐồNG Dư VÀ Hệ THặNG Dư
Bài 2.1. Xác định số dư theo thuật toán chia Euclid của 2n cho 3 theo n. Từ đó suy ra số dư của phép chia Euclid của
214607 cho 3.
Bài 2.2. Tìm tất cả các số tự nhiên n để N = n2 − 3n + 6 chia hết cho 5.
Bài 2.3. Cho p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng (a + b) p ≡ a p + b p (mod p).
Bài 2.4. Cho p là số tự nhiên lớn hơn 1. Chứng minh rằng các điều kiện sau là tương đương:
i) p là số nguyên tố.
ii) C kp ≡ 0(mod p), với mọi k = 1, 2, . . . , p − 1.
iii) C kp−1 ≡ (−1)k (mod p), với mọi k = 0, 1, . . . , p − 1.
9
99
Bài 2.5. Tìm 2 chữ số tận cùng của số 7 .
Bài 2.6. Tìm hệ thặng dư thu gọn theo các modulo: 6; 10; 12; 15; 16.
Bài 2.7. Cho a, b, c ∈ Z. Chứng minh rằng 100a + 10b + c ≡ 0(mod 21) khi và chỉ khi a − 2b + 4c ≡ 0(mod 21).
Bài 2.8. Chứng minh rằng nếu p là một số nguyên tố lẻ thì ta có
p p+2 + (p + 2) p ≡ 0(mod 2(p + 1)).

Bài 2.9. Giả sử m > 1, (a, m) = 1, b ∈ Z. Chứng minh rằng


i)
X ax + b  1
= (m − 1),
x
m 2

74
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m
khi x chạy qua một hệ thặng dư đầy đủ theo modulo m.
ii)
X y  1
= φ(m),
x
m 2
khi y chạy qua một hệ thặng dư thu gọn theo modulo m.

3.3 Vành Zm các số nguyên modulo m


3.3.1 Vành Zm các lớp thặng dư modulo m
Cho tập thương Zm = {ā | a ∈ Z} các lớp thặng dư modulo m. Để biến tập này thành một vành, ta định nghĩa hai
quy tắc cộng và nhân các lớp thặng dư modulo m như sau:
ā + b̄ = a + b và ā.b̄ = ab với mọi a, b ∈ Z.
Khi đó dễ dàng kiểm tra được các quy tắc này là những phép toán, và gọi là phép toán cộng và nhân các lớp thặng
dư modulo m.
Mệnh đề 3.3.1
Zm cùng với phép cộng và phép nhân trên lập thành một vành giao hoán, có đơn vị 1̄. Vành này được gọi là
vành các lớp thặng dư modulo m. ♠
Chứng minh Dễ dàng kiểm tra các tiên đề trong định nghĩa của vành. □
Ví dụ tiếp theo phần nào nói lên lợi ích của vành các lớp thặng dự trong nghiên cứu các phương trình nghiệm
nguyên.

75
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m
Ví dụ 3.3.2
Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình

x3 + y3 = z6 + 3.

Giải: Nếu phương trình có nghiệm trong Z thì nó cũng có nghiệm trong Z7 . Khi đó tồn tại x̄, ȳ, z̄ ∈ Z7 sao cho

x̄3 + ȳ3 = z̄6 + 3.

Trong Z7 , ta có
0̄3 = 0̄, 1̄3 = 1̄, 2̄3 = 1̄, 3̄3 = −1̄, 4̄3 = 1̄, 5̄3 = −1̄, 6̄3 = −1̄.
Vậy x̄3 , ȳ3 chỉ có thể nhận giá trị 0̄ hoặc 1̄ hoặc −1̄ và z6 chỉ có thể nhận giá trị 0̄ hoặc 1̄. Qua tính toán đơn
giản, ta thấy x̄3 + ȳ3 chỉ có thể là 0̄, 1̄, 2̄, −1̄, −2̄. Trong khi đó, z̄6 + 3 chỉ có thể là 0̄ + 3̄ = 3̄ hoặc 1̄ + 3̄ = 4̄.
Điều này chứng tỏ x̄3 + ȳ3 , z̄6 + 3, với mọi x̄, ȳ, z̄ ∈ Z7 . Vì vậy, phương trình đã cho vô nghiệm trong Z. ♠
Tiếp theo, chúng ta sẽ đặc trưng các phần tử khả nghịch của vành Zm .
Định lý 3.3.3
Lớp ā ∈ Zm là khả nghịch khi và chỉ khi (a, m) = 1. ♡
Chứng minh ā ∈ Zm là khả nghịch khi và chỉ khi tồn tại b̄ ∈ Zm sao cho ā.b̄ = 1̄ hay ab = 1̄. Điều này tương đương
với tồn tại b ∈ Z sao cho
ab ≡ 1(mod m),
hay tổn tại b ∈ Z và t ∈ Z sao cho ab + mt = 1. Do đó ā ∈ Zm là khả nghịch khi và chỉ khi (a, m) = 1. □

76
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m
Ký hiệu tập hợp tất cả các phần tử khả nghịch của Zm là

Z∗m = {ā ∈ Zm | (a, m) = 1}.

Khi đó ta có kết quả sau đây:


Mệnh đề 3.3.4
Z∗m là một nhóm nhân giao hoán có cấp φ(m). ♠
Chứng minh Trước tiên ta chỉ ra rằng Z∗m đóng đối với phép nhân. Thật vậy, giả sử ā, b̄ ∈ Z∗m . Vì (a, m) = (b, m) = 1
nên (ab, m) = 1. Điều này chứng tỏ ā.b̄ = ab ∈ Z∗m . Vậy Z∗m đóng đối với phép nhân. Ngoài ra, phép nhân các lớp
thặng dư thỏa mãn luật kết hợp, luật giao hoán và có phần tử đơn vị 1̄ ∈ Z∗m . Cuối cùng, ta chứng minh rằng với
mọi ā ∈ Z∗m đều khả nghịch. Thật vậy, vì ā ∈ Z∗m nên tồn tại b̄ ∈ Zm sao cho ā.b̄ = 1̄. Do đó b̄ khả nghịch, hay
b̄ ∈ Z∗m . Tóm lại, Z∗m là một nhóm giao hoán đối với phép nhân. Vì các phần tử của Z∗m chính là các thặng dư nguyên
tố modulo m, nên | Z∗m |= φ(m). □
Nhận xét 3.3.5
Khi m = p là một số nguyên tố, thì mọi phần tử khác không trong Z p đều khả nghịch. Do đó Z p là một trường
và Z∗p có cấp φ(p) = p − 1.

77
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m

3.3.2 Định lý Euler và Định lý Fermat nhỏ


Định lý 3.3.6 (Euler)
Cho m là một số nguyên dương và a ∈ Z sao cho (a, m) = 1. Khi đó ta có đồng dư thức

aφ(m) ≡ 1(mod m). ♡


Chứng minh Vì (a, m) = 1 nên ā ∈ Z∗m . Mặt khác Z∗m là một nhóm hữu hạn cấp φ(m). Do đó
āφ(m) = 1̄, hay aφ(m) ≡ 1(mod m).

Định lý 3.3.7 (Fermat nhỏ)
Cho p là một số nguyên tố và a ∈ Z sao cho (a, p) = 1. Khi đó ta có đồng dư thức

a p−1 ≡ 1(mod p). ♡


Chứng minh Ta có φ(p) = p − 1. Kết quả suy ra từ Định lý Euler. □
Hệ quả 3.3.8
Cho p là một số nguyên tố và a ∈ Z. Khi đó

a p ≡ a(mod p). ♡
Chứng minh Nếu (a, p) = 1 thì a p−1 ≡ 1(mod p). Do đó nhân hai vế với a ta được a p ≡ a(mod p). Nếu (a, p) = p
thì a ≡ 0(mod p) và lũy thừa p lần a p ≡ 0(mod p). Vì vậy trong trường hợp này ta cũng có a p ≡ a(mod p). □

78
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m
Ví dụ 3.3.9
Chứng minh rằng 20222023 ≡ 11(mod 23).
Giải: Do 2022 ≡ −2(mod 23), nên
20222023 ≡ (−2)2023 (mod 23)
hay
20222023 ≡ −22023 (mod 23).
Vì 23 là một số nguyên tố nên theo Định lý Fermat nhỏ,
222 ≡ 1(mod 23).
Mặt khác, 2023 = 22.91 + 21, nên
22023 = (222 )91 .221 ≡ 221 (mod 23).
Từ 25 ≡ 9(mod 23) nên
221 = (25 )4 .2 ≡ 94 .2 ≡ 12(mod 23).
Do đó
22023 ≡ 221 (mod 23) ≡ 12(mod 23).
Vậy
20222023 ≡ −22023 (mod 23)
≡ −12(mod 23)
≡ 11(mod 23).

79
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m

3.3.3 Tiêu chuẩn chia hết


Trong mục này, ta đưa ra một số tiêu chuẩn chia hết của một số nguyên. Cho một số tự nhiên N = an an−1 . . . a2 a1 a0 .
Khi đó tổng các chữ số của nó là an + an−1 + · · · + a1 + a0
Mệnh đề 3.3.10

(i) Một số tự nhiên chia hết cho 10 nếu và chỉ nếu chữ số tận cùng bằng 0.
(ii) Một số tự nhiên chia hết cho 2 nếu và chỉ nếu chữ số tận cùng là một số chẵn.
(iii) Một số tự nhiên chia hết cho 5 nếu và chỉ nếu chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5.
(iv) Một số tự nhiên chia hết cho 3 nếu và chỉ nếu tổng của các chữ số chia hết cho 3.
(v) Một số tự nhiên chia hết cho 9 nếu và chỉ nếu tổng của các chữ số chia hết cho 9.
(vi) Một số tự nhiên chia hết cho 4 nếu và chỉ nếu số tự nhiên được lập bởi hai chữ số cuối cùng của nó chia hết
cho 4. ♠
Chứng minh Xét một số tự nhiên

N = an an−1 . . . a2 a1 a0 = an × 10n + an−1 × 10n−1 + · · · + a2 × 102 + a1 × 10 + a0 ,

trong đó ai ∈ {0, 1, . . . , 9} và an , 0.
(i) Ta có 10 ≡ 0(mod 10), do đó 10i ≡ 0(mod 10). Vậy N ≡ a0 (mod 10). Vậy N chia hết cho 10 nếu và chỉ nếu
a0 ≡ 0(mod 10). Suy ra a0 = 0.

80
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m
(ii) Ta có 10 ≡ 0(mod 2), do đó 10i ≡ 0(mod 2). Vậy N ≡ a0 (mod 2). Vậy N chia hết cho 2 nếu và chỉ nếu
a0 ≡ 0(mod 2). Suy ra a0 ∈ {0, 2, 4, 6, 8}.
(iii) Ta có 10 ≡ 0(mod 5), do đó 10i ≡ 0(mod 5). Vậy N ≡ a0 (mod 5). Vậy N chia hết cho 5 nếu và chỉ nếu
a0 ≡ 0(mod 5). Suy ra a0 ∈ {0, 5}.
(iv) Ta có 10 ≡ 1(mod 3), do đó 10i ≡ 1(mod 3). Vậy N ≡ (an + · · · + a0 )(mod 3). Vậy N chia hết cho 3 nếu và chỉ
nếu an + · · · + a0 ≡ 0(mod 3).
(v) Ta có 10 ≡ 1(mod 9), do đó 10i ≡ 1(mod 9). Vậy N ≡ (an + · · · + a0 )(mod 9). Vậy N chia hết cho 9 nếu và chỉ
nếu an + · · · + a0 ≡ 0(mod 9).
(vi) Ta có 10 ≡ 2(mod 4), do đó 10i ≡ 0(mod 4), với mọi i ≥ 2. Vậy N ≡ (10 × a1 + a0 )(mod 4). Vậy N chia hết cho
4 nếu và chỉ nếu 10 × a1 + a0 ≡ 0(mod 4) hay a1 a0 ≡ 0(mod 4).

Ví dụ 3.3.11

3.3.4 Cấu trúc của nhóm Z∗m


Ta bắt đầu cần bổ đề sau:
Bổ đề 3.3.12
Cho p là một số nguyên tố. Khi đó nếu a ≡ b(mod pn ) thì

a p ≡ b p (mod pn+1 ).

81
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m

Ngoài ra, với α > 1,


α−2
(p + 1) p ≡ 1 + pα−1 (mod pα ). ♡
Chứng minh Từ a ≡ b(mod pn ), ta có a = b + pn t, t ∈ Z. Do đó
Xp
a = (b + p t) = b +
p n p p
C ip b p−i (pn t)i .
i=1

Vì p là số nguyên tố nên p | C ip với mọi i = 1, . . . , p − 1. Do đó


p
X
a = (b + p t) = b +
p n p p
C ip b p−i (pn t)i ≡ b p (mod pn+1 ).
i=1

Ta chứng minh đồng dư thức


α−2
(p + 1) p ≡ 1 + pα−1 (mod pα ) (3.1)
bằng quy nạp theo α ≥ 2. Rõ ràng (3.1) đúng với α = 2. Nếu (3.1) đúng với mọi α = k ≥ 2, tức là
k−2
(p + 1) p ≡ 1 + pk−1 (mod pk ).
Suy ra
k−1 k−2
(p + 1) p = ((p + 1) p ) p ≡ (1 + pk−1 ) p (mod pk+1 )
≡ 1 + pk (mod pk+1 ).
Vậy (3.1) đúng với α = k + 1. Ta kết thúc chứng minh bổ đề. □
Định lý sau đây trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi: Khi nào nhóm các phần tử khả nghịch của Zm là một nhóm cyclic?

82
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m
Định lý 3.3.13
Với m > 1, Z∗m là nhóm cyclic khi và chỉ khi

m = 2, 4, pα , 2pα ,

với p là số nguyên tố lẻ và α ∈ N∗ . ♡
Chứng minh Định lý được chứng minh chi tiết khá dài. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo [3, Mệnh đề 2.9] hoặc
[1, Định lí 3.9].

BÀI TẬP §3

Bài 3.1. Cho p > 7 là một số nguyên tố. Chứng minh rằng 3 p − 2 p ≡ 1(mod 42p).
Bài 3.2. Chứng minh rằng nếu (a, 561) = 1 thì a560 ≡ 1(mod 561).
Bài 3.3. Chứng minh rằng nếu (a, b) = 1 thì a3 + 2b3 không chia hết cho 13.
4n+1
Bài 3.4. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n ta có 23 + 3 chia hết cho 11.
Bài 3.5. Tìm tất các số nguyên tố p sao cho 2 p + 1 ≡ 0(mod p).
Bài 3.6. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên tố p có vô số số tự nhiên n sao cho 2n ≡ n(mod p).
Bài 3.7. Cho p > 1 là một số tự nhiên. Chứng minh rằng p là số nguyên tố khi và chỉ khi với mọi số tự nhiên a(0 < a <
p), a p−1 − 1 chia hết cho p.

83
3.3. VÀNH Zm CÁC Số NGUYÊN MODULO m
Bài 3.8. Cho n là một số tự nhiên lẻ. Chứng minh rằng 2n! ≡ 1(mod n).
Bài 3.9. Cho m và n là hai số tự nhiên lớn hơn 1 và (m, n) = 1. Chứng minh rằng

mφ(n) + nφ(m) ≡ 1(mod mn).

Bài 3.10. Cho (a, m) = 1 và d là một số nguyên dương nhỏ nhất sao cho ad ≡ 1(mod m). Chứng minh rằng
i) an ≡ 1(mod m) khi và chỉ khi n ≡ 0(mod d).
ii) an ≡ ak (mod m) khi và chỉ khi n ≡ k(mod d).
iii) d là ước của φ(m).
Bài 3.11. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n > 1, 2n − 1 không chia hết cho n.
Bài 3.12. Cho (a, n) = 1 thỏa mãn an−1 ≡ 1(mod n) và ak − 1 không chia hết cho n với mọi số nguyên dương k là ước của
n − 1, k < n − 1. Chứng minh rằng n là số nguyên tố.
Bài 3.13. Xác định tất cả các số tự nhiên dạng N = 6a9b sao cho N chia hết hco 45.
Bài 3.14. Tìm một tiêu chuẩn để một số tự nhiên chia hết cho 11. Từ đó xét xem các số tự nhiên n = 25418792 và
m = 851047932152 có chia hết cho 11 hay không?
Bài 3.15. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n, 254187923n − 5n chia hết cho 11.

84
Chương 4 PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ

Lý thuyết về các phương trình đồng dư đã được người Trung Hoa biết đến từ rất sớm. Trong ngôn ngữ hiện đại, thì
đó là một lý thuyết về các phương trình đa thức trên vành Zm . Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát các phương
trình và hệ phương trình đồng dư.

4.1 Phương trình đồng dư một ẩn


4.1.1 Khái niệm phương trình đồng dư
Định nghĩa 4.1.1
Cho m, n là hai số nguyên dương và a0 , a1 , . . . , an là các số nguyên. Khi đó đồng dư thức chứa biến x có dạng

f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0 ≡ 0(mod m) (4.1)

được gọi là một phương trình đồng dư ẩn x. Nếu an . 0(mod m), thì (4.1) được gọi là phương trình đồng dư
bậc n. Nếu với x0 ∈ Z, f (x0 ) ≡ 0(mod m) thì ta nói x0 là nghiệm đúng của (4.1). Việc tìm tất cả các giá trị
nguyên của x thỏa mãn (4.1) được gọi là giải phương trình đồng dư. ♣

85
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN

Bổ đề 4.1.2
Nếu phương trình

f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0 ≡ 0(mod m)

có nghiệm đúng x0 thì nó cũng nhận mọi a ∈ Z sao cho a ≡ x0 (mod m) làm nghiệm đúng. ♡
Chứng minh Với mỗi a ≡ x0 (mod m), ta có a − x0 ≡ 0(mod m). Do f (x0 ) ≡ 0(mod m), nên
f (a) ≡ f (a) − f (x0 ) ≡ (a − x0 )h(a, x0 ) ≡ 0(mod m).
Do đó f (a) ≡ 0(mod m). □
Như vậy, tập những giá trị nguyên nghiệm đúng (4.1) được phân hoạch thành những lớp thặng dư theo modulo
m; và mỗi lớp như vậy được gọi là một nghiệm của (4.1). Do đó, giải (4.1) có nghĩa là giải phương trình đại số
an xn + an−1 xn−1 + · · · + ā1 x + ā0 = 0̄
trong vành Zm . Và vì vậy, ta có thể thử qua một hệ thặng dư đầy đủ theo modulo m để tìm nghiệm của (4.1).
Ví dụ 4.1.3
Xét phương trình bậc 5
x5 − x3 + 2x2 + 5x − 1 ≡ 0(mod 6).
Ta thấy trong hệ thặng dư đầy đủ giá trị tuyệt đối nhỏ nhất theo modulo 6
{−2, −1, 0, 1, 2, 3},
chỉ có 1 là nghiệm đúng phương trình đa cho, nên phương trình đã cho chỉ có một nghiệm x ≡ 1(mod 6). ♠

86
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN

4.1.2 Phương trình đồng dư bậc nhất


Trong mục này, chúng ta xét phương trình ax ≡ b(mod n), trong đó a, b ∈ Z, n ∈ N∗ sao cho a . 0(mod n).
Bổ đề 4.1.4
Cho a và n là các số nguyên dương. Khi đó (a, n) = 1 khi và chỉ khi tồn tại số nguyên u sao cho au ≡ 1(mod n).♡

Chứng minh Ta có (a, n) = 1 khi và chỉ khi tồn tại hai số nguyên u, v ∈ Z sao cho au + nv = 1. Điều này tương
đương với au ≡ 1(mod n). □
Mệnh đề 4.1.5
Nếu (a, n) = 1 thì phương trình ax ≡ b(mod n) có nghiệm duy nhất. ♠
Chứng minh Từ (a, n) = 1, theo Bổ đề 4.1.4 tồn tại số nguyên u sao cho au ≡ 1(mod n). Khi đó aub ≡ b[n],
tức là x0 = bu(mod n) là một nghiệm của phương trình. Ngược lại, nếu x0 ∈ Z là một nghiệm của phương trình
ax ≡ b(mod n), tức là ax0 ≡ b(mod n). Bằng cách nhân bởi u, ta được ax0 u ≡ bu(mod n). Vì vậy x0 ≡ bu(mod n) do
au ≡ 1(mod n).
Bây giờ nếu giả sử phương trình ax ≡ b(mod n) có hai nghiệm x ≡ x0 (mod n) và x ≡ x0′ (mod n). Khi đó
ax0 ≡ ax0′ (mod n), suy ra a(x0 − x0′ ) ≡ 0(mod n). Từ (a, n) = 1, ta có x0 − x0′ ≡ 0(mod n) hay x0 ≡ x0′ (mod n). □
Hệ quả 4.1.6
Nếu (a, n) = 1 thì phương trình đồng dư ax ≡ b(mod n) có nghiệm

x ≡ baφ(n)−1 (mod n). ♡

87
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN
Chứng minh Theo định lý Euler ta có aφ(n) ≡ 1(mod n). Suy ra

a.baφ(n)−1 ≡ b(mod n).

Do đó x ≡ baφ(n)−1 (mod n) là nghiệm của phương trình đã cho. □


Ví dụ 4.1.7
Giải phương trình
5x ≡ 3(mod 9).
Vì (5, 9) = 1 và φ(9) = 9 − 3 = 6 nên phương trình đã cho có nghiệm duy nhất

x ≡ 3.55 (mod 9).

Ta có
52 ≡ −2(mod 9) ⇒ 54 ≡ 4(mod 9) ⇒ 55 ≡ 2(mod 9).
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất là

x ≡ 3.55 (mod 9) ≡ 6(mod 9). ♠


Mệnh đề 4.1.8
Nếu (a, n) = d thì phương trình ax ≡ b(mod n) có nghiệm khi và chỉ khi d | b. ♠
Chứng minh Dễ thấy rằng phương trình ax ≡ b(mod n) có nghiệm khi và chỉ khi phương trình vô định ax − nt = b
có nghiệm. Điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi d = (a, n) | b.

88
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN
Khi đó phương trình ax ≡ b(mod n) tương đương với
a b n
x ≡ (mod ).
d d d
Từ ( da , dn ) = 1 nên phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất
n
x ≡ x0 (mod ).
d
Và do đó phương trình ax ≡ b(mod n) có d nghiệm là
n n
x ≡ x0 , x0 + , . . . , x0 + (d − 1) (mod n).
d d

Ví dụ 4.1.9
Giải phương trình
20x ≡ 44(mod 108).
Ta có (20, 108) = 4 | 44, cho nên phương trình đã cho tương đương với phương trình
5x ≡ 11(mod 27).
Phương trình này có một nghiệm là
x ≡ 11.5φ(27)−1 (mod 27).
Từ φ(27) = 27 − 9 = 18 và 52 ≡ −2(mod 27). Do đó
54 ≡ 4(mod 27) ⇒ 516 ≡ 44 (mod 27) ≡ 13(mod 27) ⇒ 517 ≡ 11(mod 27).

89
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là

x ≡ 11.11(mod 27) ≡ 13(mod 27).

Vậy phương trình ban đầu có 4 nghiệm là

x ≡ 13, 13 + 27, 13 + 2.27, 13 + 3.27(mod 108) ≡ 13, 40, 67, 94(mod 108). ♠

4.1.3 Hệ phương trình đồng dư một ẩn


Xét hệ hai phương trình

 x ≡ a(mod m)


 (4.2)
 x ≡ b(mod n).

Gọi M = [m, n]. Khi đó hệ (4.2) hoặc vô nghiệm hoặc có nghiệm duy nhất. Thật vậy, giả sử x ≡ x0 (mod M) và
x ≡ x0′ (mod M) là hai nghiệm của (4.2). Khi đó x0 ≡ a(mod m) và x0′ ≡ a(mod m) nên x0 ≡ x0′ (mod m). Tương tự
x0 ≡ x0′ (mod n). Điều này suy ra x0 ≡ x0′ (mod M).
Định lý 4.1.10 (Định lý Trung Hoa)
Nếu (m, n) = 1 thì hệ phương trình (4.2) có nghiệm duy nhất

x ≡ c(mod mn),

trong đó c = bum + avn với um + vn = 1, u, v ∈ Z. ♡

90
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN
Chứng minh Do (m, n) = 1 nên tồn tại u, v ∈ Z sao cho um + vn = 1. Đặt c = bmu + avn. Khi đó c ≡ a(mod m) và
c ≡ b(mod n). Do đó c là một nghiệm riêng của hệ. Do đó x ≡ c(mod mn) là nghiệm duy nhất của hệ. □
Ví dụ 4.1.11
Giải hệ phương trình 
 x ≡ 3(mod 7)



 x ≡ 5(mod 19)

Do (7, 19) = 1 nên hệ có nghiệm duy nhất. Ta có thể tìm u, v ∈ Z sao cho 7u + 19v = 1 bằng phương pháp sử
dụng thuật toán tìm pgcd. Tuy nhiên, ở đây ta tìm u ∈ Z sao cho

7u ≡ 1(mod 19) ⇔ u ≡ 717 (mod 19).

Từ 73 ≡ 1(mod 19) ⇒ 715 ≡ 1(mod 19) ⇒ 717 ≡ 11(mod 19). Chọn u = 11.
Tìm v ∈ Z sao cho
19v ≡ 1(mod 7) ⇔ 5v ≡ 1(mod 7) ⇔ v ≡ 55 (mod 7).
Từ 52 ≡ 4(mod 7) ⇒ 54 ≡ 2(mod 7) ⇒ 55 ≡ 3(mod 7). Chọn v = 3.
Suy ra c = 5.7.11 + 3.3.19 = 556. Vậy hệ có nghiệm duy nhất là

x ≡ 556(mod 133) ≡ 24(mod 133). ♠


Định lý 4.1.12
Nếu d = (m, n). Khi đó hệ (4.2) có nghiệm khi và chỉ khi a ≡ b(mod d). ♡

91
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN
Chứng minh Phần thuận: Nếu hệ (4.2) có nghiệm x ≡ x0 (mod[m, n]. Khi đó

 x0 ≡ a(mod m)



 x0 ≡ b(mod n)

suy ra rằng

 x0 ≡ a(mod d)

.


 x0 ≡ b(mod d)

Điều này kéo theo a ≡ b(mod d).


Phần đảo: Đặt y = x − a. Hệ (4.2) tương đương với hệ phương trình

y ≡ 0(mod m)


 (4.3)
y ≡ b − a(mod n).

Nếu d = (m, n) thì tồn tại hai số nguyên u, v sao cho mu + nv = d. Do đó mu ≡ 0(mod m) và mu ≡ d mod n). Từ
d ∈ Z. Do đó y0 = mu d là một nghiệm riêng của hệ 4.3. Vì vậy, x0 = mu d + a là một
a ≡ b(mod d), ta có b−a b−a b−a

nghiệm riêng của hệ 4.2. Nói cách khác, hệ 4.2 có một nghiệm duy nhất là

x ≡ x0 (mod[m, n]).

 □
 x ≡ a(mod m)


Cách giải hệ phương trình 
 x ≡ b(mod n).

92
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN
1. Nếu d = (m, n) ∤ a − b thì hệ vô nghiệm.
2. Nếu d = (m, n) | a − b thì hệ có nghiệm duy nhất. Từ phương trình đầu ta rút ra x = a + my, và ta có hệ phương
trình 
x

 = a + my
a + my ≡ b(mod n).

Tìm y từ phương trình a + my ≡ b(mod n) được chuyển về tìm y của phương trình vô định my − nt = b − a. Đặt
c = dn . Khi đó giải phương trình vô định này ta được, chẳng hạn y = y0 + ct. Ta suy ra x = a + my0 + cmt. Chú ý
rằng cm = [m, n] = M, nên x ≡ a + my0 (mod M) là nghiệm duy nhất của hệ phương trình.
Ví dụ 4.1.13
Giải hệ phương trình 
 x ≡ 26(mod 36)



 x ≡ 2(mod 60).

Ta có (36, 60) = 12 | 26 − 2. Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất.


Hệ được chuyển về 
 x = 26 + 36y


26 + 36y ≡ 2(mod 60).

Xét phương trình

26 + 36y ≡ 2(mod 60) ⇔ 36y ≡ −24(mod 60) ⇒ 3y ≡ −2(mod 5) ⇒ y ≡ (−2).33 (mod 5) ≡ 1(mod 5).

93
4.1. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN

Vậy y = 1 + 5t. Thay vào x = 26 + 36y = 26 + 36(1 + 5t) = 62 + 180t ≡ 62(mod 180). Vậy hệ phương trình có
nghiệm duy nhất
x ≡ 62(mod 180). ♠

BÀI TẬP §1

Bài 1.1. Hãy tìm nghiệm của các phương trình sau đây:
(i) 3x2 + 2x − 10 ≡ 0(mod 5).
(ii) 5x2021 + x − 1 ≡ 0(mod 3).
(iii) 5x4 + 2x + 4 ≡ 0(mod 7).
Bài 1.2. Giải các phương trình sau đây:
(i) 3x ≡ 7(mod 5). (ii) 37x ≡ 20(mod 7). (iii) 17x ≡ 5(mod 47).
(iv) 8x ≡ 20(mod 21). (v) 256x ≡ 179(mod 337). (vi) 1215x ≡ 560(mod 2755).
Bài 1.3. Tìm các số nguyên dương không vượt quá 2022 sao cho khi đem nó chia cho 5, 7, 11 ta lần lượt được các số dư
3, 4, 7.
Bài 1.4. Giải các hệ phương trình
  



 x ≡ 13(mod 14) 


 5x ≡ 1(mod 12) 


 5x ≡ 10(mod 70)
  
a)  x ≡ 6(mod 35) b)  5x ≡ 2(mod 8) c)  11x ≡ 91(mod 15)
  


 

 


 x ≡ 26(mod 45)
 7x ≡ 3(mod 11)
 4x ≡ 6(mod 31)

94
4.2. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư MộT ẩN BậC CAO
Bài 1.5. Xác định các số nguyên a để các hệ phương trình sau có nghiệm

  
 x ≡ 3(mod 11)
x ≡ 12(mod a) x ≡ 10(mod 7)

 
 


 x ≡ 11(mod 20)


 

 


a)  x ≡ 90(mod 15) b)  x ≡ 19(mod 15) c) 
 


 

 

 x ≡ 1(mod 15)
 x ≡ 16(mod 23)
  x ≡ 6(mod a)
 


 x ≡ a(mod 18).

4.2 Phương trình đồng dư một ẩn bậc cao


BÀI TẬP §2

Bài 2.1. Giải các phương trình sau đây:


(i) x4 + 4x3 + 2x2 + 2x + 12 ≡ 0(mod 625).
(ii) 6x3 + 27x2 + 17x + 20 ≡ 0(mod 30).
(iii) x7 + x3 + x + 1 ≡ 0(mod 64).
(iv) 7x3 + x2 − 4 ≡ 0(mod 81).
(v) x3 − x2 + x − 16 ≡ 0(mod 324).
(vi) x2 + x + 1 ≡ 0(mod 900).
Bài 2.2. Tìm các nghiệm nguyên của phương trình vô định sau:
(i) x2 − 7x + 1 = 9y.

95
4.3. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư BậC HAI
(ii) x4 + 2x3 + x + 1 = 16y.
(iii) 4x3 + x2 − 4 = 81y.
(iv) x3 − x2 + 3x − 16 = 121y.
Bài 2.3. Cho một số nguyên p > 1. Chứng minh rằng các khẳng định sau là tương đương:
(i) p là một số nguyên tố.
(ii) (p − 1)! + 1 ≡ 0(mod p).
(iii) (p − 2)! ≡ 1(mod p).
Bài 2.4. Cho p là một số nguyên tố, r là một số tự nhiên nhỏ hơn p sao cho (−1)r r! ≡ 1(mod p). Chứng minh rằng
(p − r − 1)! + 1 ≡ 0(mod p).

Bài 2.5. Cho p là một số nguyên tố có dạng 4k + 1. Chứng minh rằng


(2k)! 2 + 1 ≡ 0(mod p).


4.3 Phương trình đồng dư bậc hai


BÀI TẬP §3

Bài 3.1. Tính các ký hiệu Legendre sau:


3 5 6
, , .
11 17 19
96
4.3. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư BậC HAI
Bài 3.2. Tính các ký hiệu Jacobi sau:
 15   35   18 
, , .
11 17 95
Bài 3.3. Tồn tại hay không số nguyên a sao cho
(i) a2 + 7 chia hết cho 61.
(ii) a2 − 31 chia hết cho 117.
(iii) a2 − 19 chia hết cho 81.
(iv) a2 − 15 chia hết cho 88.
Bài 3.4. Chứng minh rằng
 
(i) Nếu p ≡ ±1(mod 5) thì 5
p = 1.
 
(ii) Nếu p ≡ ±2(mod 5) thì 5
p = −1.

Bài 3.5. Chứng minh rằng


 
(i) Nếu p ≡ 1(mod 3) thì −3
p = 1.
 
(ii) Nếu p ≡ 2(mod 3) thì −3
p = −1.

Bài 3.6. Cho p là số nguyên tố lẻ.


(i) Chứng minh rằng phương trình x2 +2 ≡ 0(mod p) có nghiệm khi và chỉ khi p ≡ 1(mod 8) hoặc p ≡ 3(mod 8).
(ii) Chứng minh rằng phương trình x2 + 3 ≡ 0(mod p) có nghiệm khi và chỉ khi p ≡ 1(mod 6).

97
4.3. PHươNG TRÌNH ĐồNG Dư BậC HAI
Bài 3.7. Chứng minh rằng 2n − 15 = m2 khi và chỉ khi n = 4 hoặc n = 6.
Bài 3.8. Chứng minh rằng nếu p, q là hai số nguyên tố lẻ và q = 2p + 1 thì
 p  −1 
= .
q p

Bài 3.9. Cho a, b là hai số nguyên và p là một ước nguyên tố của a2 + b2 . Chứng minh rằng p ≡ 1(mod 4).
p−1
Bài 3.10. Cho p = 4n + 1, n ≥ 1 là một số nguyên tố. Chứng minh rằng 3 2 + 1 ≡ 0(mod p).
Bài 3.11. Cho p > 3 là một số nguyên tố sao cho p ≡ 3(mod 4) và 2p + 1 là một số nguyên tố. Chứng minh rằng 2 p − 1
là hợp số.

98
Tài liệu tham khảo

[1] Dương Quốc Việt (chủ biên), Đàm Văn Nhỉ (2017). Cơ sở lí thuyết số và đa thức. Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm.
[2] Dương Quốc Việt (chủ biên), N. Đ. Đăng, L. V. Đính, L. T. Hà, Đ. Đ. Hanh, Đ. N. Minh, T. T. H. Thanh, P. T.
Thủy (2016). Bài tập cơ sở lí thuyết số và đa thức. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[3] Văn Nam (2012). Giáo trình số học. Nhà xuất bản Đại học Huế.

99

You might also like