Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐỀ 8

Câu 1(5đ). Trung đi học từ nhà tới trường với vận tốc 12 km/h. Khi đi được 1/3 quãng đường thì
phát hiện ra mình quên tập nên quay về nhà lấy, rồi đi quay tới trường. Khi đến trường Trung bị
trễ mất 20 phút theo thời gian dự tính.
a. Tính quãng đường từ nhà Trung tới trường.
b. Để đến được đúng giờ theo dự tính, thì từ lúc quay về và đi trở lại trường Trung phải đi
với vận tốc là bao nhiêu?
Câu 2( 4đ). Một quả cầu bằng đồng cân nặng 445 g; người ta nhấn chìm hoàn toàn quả cầu này
vào nước, lúc này ta nhận thấy trọng lượng P’ của quả cầu chỉ còn 3,5N. Cho biết khối lượng
riêng của đồng là 8900 kg/m 3, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3. Xác định xem khối cầu
nói trên đặc hay rỗng. Nếu rỗng tính thể tích phần rỗng.
Câu 3 (4đ). Một tòa nhà cao tầng mỗi tầng cao 5m, có một thang máy chở tối đa được 20 người,
mỗi người có khối lượng trung bình 45 kg. Mỗi chuyến lên tầng 10, nếu không dừng ở các tầng
khác, mất 1 phút.
a. Công suất tối thiểu của động cơ thang máy phải là bao nhiêu?
b. Để đảm bảo an toàn, người ta dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu
trên. Biết rằng giá 1 kWh điện là 800 đồng. Hỏi chi phí mỗi lần lên thang máy là bao
nhiêu? ( 1kWh = 3 600 000 J)
Câu 4 (5đ). Một chậu nhôm có khối lượng 0,8 kg chứa 3 kg nước ở 200C.
a. Thả vào chậu một thỏi đồng có khối lượng 300g lấy ra từ bếp lò. Nước nóng đến 22 0C.
Tìm nhiệt độ của bếp lò. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/ kg.K, của nước là 4200
J/kg.K, của đồng là 380 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của môi trường.
b. Thực ra, trong trường hợp này nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 20% nhiệt lượng cung cấp
cho chậu nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò.
Câu 5 (2đ). Hãy xác định khối lượng riêng của thúy ngân. Cho dụng cụ gồm:
+ Lọ thủy tinh rỗng đủ lớn.
+ Nước cố khối lượng riêng D.
+ Cân đồng hồ có độ chính xác cao, có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

______ ______
Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG VẬT LÍ 8
NĂM HỌC: 2021-2022
Câu Đáp án Biểu
điểm
a. Quãng đường đi được của Trung trong 20 phút là:
s2 = 2s1 = 2s/3 = v1.t2 = 12.1/3 = 4 km 0,5
Quãng đường từ nhà Trung tới trường là:
S = 3s2 /2 = 3/2.4 = 6km 1
b. Thời gian Trung đi từ nhà đến trường theo dự tính là:
t = s/ v1 = 6/12 = 0,5h 0,5
Thời gian Trung đi quãng đường s1 ban đầu là:
Câu 1 t1 = s1/v1 = s/3v1 = 6/3.12 = 1/6 h 0,5
(5đ) Thời gian Trung phải đi từ lúc quay về đến lúc tới trường để đúng
giờ theo dự tính là:
0,5
t = t – t1 = 0,5 – 1/6 = 1/3h
Quãng đường từ lúc Trung quay về đến khi tới lại trường là:
s’ = s + s1 = s + s/3 = 4s/3 = 8 km 1
Vận tốc Trung phải đi từ lúc quay về đến lúc tới trường để đúng giờ
theo dự tính là:
V2 = s’/ t3 = 8.3 = 24 km/h
1
Trọng lượng của quả cầu đồng là:
P = 10.m = 10. 0,445 = 4,45 N 0,5

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu là:


P’ = P – F => F = P-P’ = 4,45 -3,5 = 0,95N 0,5
Thể tích nước bị chiếm chỗ ( cũng là thể tích quả cầu):
V = F/d = 0,95/10 000 = 95. 10-6 ( m3) 0,5
Câu 2 Thể tích của quả cầu ứng với khối lượng 445g là:
(4 đ) V’ = m/D = 0,45/8900 = 50. 10-6 (m3) 0,5
Do V>V’ Suy ra qủa cầu nói trên bị rỗng ruột: 1
Thể tích phần rỗng:
1
V’’ = V – V’ = 95.10-6 – 50.10-6 = 45.10-6 m3
a. Để lên đến tầng 10, thang máy phải vượt qua 9 tầng 0,5
Độ cao 9 tầng lầu: h = 9.5 = 45 (m) 0,5
Trọng lượng của 20 người: 0,5
P = 10.m = 10.20.45 = 9000 (N)
Công phải tiêu tốn tối thiểu cho mỗi lần thang lên:
Câu 3 A= p.h = 405000J => p = A/h = 405 000/60 = 6750 (W) 1
( 4đ) b. công suất thực của động cơ:
p’ = 2.p = 6750.2 = 13,5 (kW) 0,5
Chi phí cho một lần thang lên:
T = 800.13,5/60 = 180 đồng 1
a. nhiệt lượng thu vào của chậu nhôm là:
Q1 = mnh.cnh (t20 – t10) = 0,8.880 (22-20) = 1408 (J) 0,5
Nhiệt lượng của nước thu vào là:
Q2 = mn. Cn(t20 – t10) = 3.4200(22-20)=25200 (J) 0,5
Câu 4 Nhiệt lượng của thỏi đồng tỏa ra:
(5đ) Q3 = mđ.Cđ (t – t02) = 0,3.380(t- 22) = 114(t-22) 0,5
Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q3 = Q1+Q2
<=> 114(t-22) = 1408+25200 => t = 255.40C 1
Vậy nhiệt độ thấp nhất của lò là 255,40C
b. nhiệt lượng hao phí ra môi trường của bếp là:
Qhp = 20.Qci/ 100 = 20 ( 1408 +25200)/100 = 5321,6 (J) 0,5
Nhiệt lượng do bếp cung cấp:
Qtp = Qci + Qhp = ( 1408 + 25200) + 5321,6 = 31929,6 (J) 1
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qtp = Q3’ = mđCđ( t3 –t20)
 31929,6 = 0,3.380 (t3 -22)
 t3 = 302,08 0C
Vậy nhiệt độ thực của bếp lò là 302,080C 1

Câu 5 - dùng cân xác định khối lượng của lọ rỗng: m 0,25
(2đ) - đổ nước đầy lọ rồi xác định khối lượng của lọ nước: m1 0,25
- suy ra khối lượng của nước là: mn = m1 – m 0,25
- dung tích của lọ: V =m/D = (m1-m)/D 0,25
- Đổ hết nước ra, rồi đổ thủy ngân vào lọ, xác định khối lượng
của lọ thủy ngân m2, suy ra khối lượng thủy ngân: m Hg = m2 -
0,5
m
- Vì dung tích của lọ không đổi nên khối lượng riêng của thủy
ngân là:
0,5
- DHg = mHg/v = (m2 – m).D/ (m1 – m)
Tổng 20đ

You might also like