Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ


TỔ QUỐC XHCN
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là một giá trị văn hóa độc đáo, mang đậm
bản sắc dân tộc, được hình thành, vun đắp, lưu giữ, kế thừa và phát huy
trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Vì vậy, đẩy mạnh tổng kết
kinh nghiệm, truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam thành những
bài học cụ thể, thiết thực để lồng ghép vào quá trình giảng dạy, giúp cho
học viên có tư duy sáng tạo và nhãn quan quân sự sâu sắc là nội dung rất
quan trọng.
Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc quan điểm, tư tưởng giáo dục
của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
Những quy luật, bài học kinh nghiệm được rút ra qua các cuộc chiến
tranh đã để lại cho chúng ta ngày nay là tài sản vô giá, có thể kế thừa,
phát huy, phát triển cho phù hợp với điều kiện mới của chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong điều kiện hòa bình, nhiều sĩ quan chưa trải
qua chiến tranh, kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu chưa nhiều, bởi vậy
việc truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn, giáo dục truyền thống nghệ thuật
quân sự là một việc làm cấp thiết cả trước mắt và lâu dài. Để vận dụng
tốt kinh nghiệm, truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam vào quá
trình giảng dạy ở Học viện, cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng
viên, học viên về vị trí, vai trò của việc phát huy truyền thống nghệ
thuật quân sự Việt Nam trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa
học. Việc giáo dục, phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống nhằm
trang bị những kiến thức cơ sở ban đầu cho người học, góp phần bồi
dưỡng tri thức quân sự, nâng cao năng lực trí tuệ, hiểu biết sâu sắc các
quy luật thuộc các lĩnh vực hoạt động quân sự, làm hành trang tiếp thu
kiến thức mới vận dụng trong các hình thức chiến thuật, loại hình chiến
dịch và các môn học khác. Tri thức quân sự thông qua truyền thụ kinh
nghiệm thực tiễn - một cơ sở rất quan trọng để phát triển lý luận quân sự
hiện đại - là phương tiện nhận thức hiệu quả nhất, góp phần nâng cao
năng lực cho cán bộ khi ra trường. Đây cũng là cơ sở quan trọng để cán
bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học viên đào tạo sau đại học ở Học
viện nghiên cứu, giảng dạy, đề xuất những phát triển mới trong lĩnh vực
nghệ thuật quân sự. Vì vậy, các khoa chuyên ngành, hệ quản lý học viên
cần thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị của những kinh
nghiệm, truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam đối với việc học tập,
nghiên cứu của giảng viên, học viên. Theo chức năng, nhiệm vụ của
mình, các phòng, khoa, hệ xây dựng chương trình, kế hoạnh thực hiện
hiệu quả ở cấp mình; đồng thời, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ,
kiến thức cho đội ngũ giảng viên, nhất là về kinh nghiệm, truyền thống
nghệ thuật quân sự; phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung này
trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cùng với đó, cần phát huy tính
chủ động, sáng tạo trong vận dụng kinh nghiệm truyền thống nghệ thuật
quân sự vào học tập, nghiên cứu của giảng viên, học viên tại Học viện.

Hai là, chú trọng việc đổi mới nội dung, chương trình, hình thức và
phương pháp giảng dạy gắn với phát huy truyền thống nghệ thuật
quân sự Việt Nam; tích cực nghiên cứu, biên soạn các công trình
tổng kết lịch sử, kinh nghiệm chiến đấu. Trên cơ sở chương trình
giảng dạy do Bộ Quốc phòng ban hành, các khoa chuyên ngành cùng với
Phòng Đào tạo tập trung nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung những nội
dung mới theo cấp độ nâng cao. Do đối tượng học viên đa dạng, cần xây
dựng giáo trình, bài giảng, bài tập của giảng viên phù hợp, vận dụng linh
hoạt những kinh nghiệm, truyền thống nghệ thuật quân sự của Quân đội,
dân tộc vào từng bài giảng. Trong đó, chú trọng lồng ghép nội dung giáo
dục truyền thống lịch sử quân sự vào các môn học cụ thể, như: giới thiệu
chiến lệ trước khi học các hình thức chiến thuật, loại hình chiến dịch. Để
đạt hiệu quả cao, Học viện cần nâng cao chất lượng giảng dạy của Bộ
môn Lịch sử Nghệ thuật Quân sự, tăng thêm thời lượng, phù hợp với
từng đối tượng học viên, trở thành môn học bắt buộc đối với các đối
tượng, cả học viên trong nước và quốc tế, cả đối tượng đào tạo chỉ huy
tham mưu và đào tạo sau đại học. Đối với các môn học khác có liên
quan, chỉ huy từng khoa chuyên ngành phải chịu trách nhiệm thông qua
các chiến lệ, kinh nghiệm trong chiến đấu, lồng ghép vào các bài giảng,
bài tập cho giảng viên trước khi lên lớp.
Trong công tác nghiên cứu khoa học và biên soạn tài liệu, các ngành
chức năng, nhất là Phòng Khoa học Quân sự, Phòng Thông tin Khoa học
Quân sự phải làm tốt công tác tham mưu, định hướng nghiên cứu khoa
học, biên soạn các công trình tổng kết lịch sử, kinh nghiệm chiến đấu
theo kế hoạch hằng năm. Các công trình tổng kết lịch sử, sách tổng kết
kinh nghiệm chiến đấu phải được biên soạn công phu, chất lượng cao;
thực sự là nguồn tài liệu quan trọng cho cán bộ, giảng viên, học viên
nghiên cứu, chọn lọc, vận dụng vào quá trình giảng dạy, học tập, viết
luận văn, luận án, làm tài liệu sử dụng trong toàn quân.

Ba là, gắn chặt huấn luyện với truyền thụ kinh nghiệm truyền thống;
coi nghệ thuật quân sự truyền thống là cơ sở quan trọng nhất của các
công trình khoa học. Theo đó, các khoa chuyên ngành cần chú trọng
thực hiện đúng phương châm giáo dục, đào tạo của Học viện: “Học
những gì chiến trường cần thiết, bám sát và phục vụ cho chiến trường,
vận dụng những kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc, nội dung sát thực”,
“Gắn nhà trường với đơn vị, lý thuyết với thực hành, chú trọng chất
lượng và hiệu quả thực tế, gắn huấn luyện với nghiên cứu khoa học”.
Trong các bài giảng, bài tập của giảng viên đều phải có sự lồng ghép
những bài học lịch sử, kinh nghiệm chiến đấu của Quân đội và dân tộc
ta. Trong đó, chú trọng những nội dung cụ thể, nhất là trích dẫn những
trận đánh hiệu quả trong các cuộc chiến tranh làm minh chứng cho
những vấn đề lý luận mới mà giảng viên trình bày. Tuy những kinh
nghiệm, bài học truyền thống nghệ thuật quân sự trong các cuộc chiến
tranh trước đây có nội dung không còn phù hợp với đặc điểm của từng
giai đoạn lịch sử nhưng nó luôn là cơ sở thực tiễn quan trọng cho những
đề xuất mới. Cùng với đó, Học viện cần mời các tướng lĩnh có nhiều
thành tích trong kháng chiến chống Mỹ cũng như chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc đến nói chuyện, truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu để nâng cao
nhận thức cho học viên về truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam,
xây dựng quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn
luyện. Các công trình khoa học, luận văn, luận án của học viên đều trên
cơ sở khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn; lấy những kinh nghiệm thực tiễn
của các cuộc chiến tranh trước đây làm minh chứng, cơ sở cho những đề
xuất mới trong tương lai.
Bốn là, thường xuyên tổ chức thực tập, nghiên cứu thực tế cho cán
bộ, giảng viên và học viên. Để rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và
thực tiễn, nhà trường và chiến trường, Học viện cần thường xuyên tổ
chức cho học viên đi tham quan thực tế ở các đơn vị trong toàn quân để
nghiên cứu địa hình, địa bàn diễn ra các trận đánh, chiến dịch trong
chiến tranh giải phóng trước đây, tham quan vũ khí trang bị mới của
Quân đội, học tập kinh nghiệm huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây
dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, huyện, quận, v.v. Tổ chức cho
học viên các lớp đào tạo dài hạn đi thực tập trên các cương vị theo chức
danh ở các đơn vị. Thông qua đó, giúp học viên làm quen với cương vị
lãnh đạo, chỉ huy được đào tạo, học tập kinh nghiệm của cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy, nghiên cứu vận dụng nội dung đã học vào thực tiễn đơn vị,
bổ sung vào quá trình học tập và công tác. Đối với đội ngũ cán bộ, giảng
viên, cần tổ chức các đoàn tham quan, nghiên cứu thực tế vào dịp nghỉ
hè; cử cán bộ đi thực tế, luân chuyển về các đơn vị để nghiên cứu, học
tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của các học viện, nhà trường, kinh
nghiệm huấn luyện, quản lý, chỉ huy bộ đội của các đơn vị. Qua đó, bổ
sung nội dung và phương pháp huấn luyện nghệ thuật quân sự để bài
giảng được phong phú, khả thi hơn; đồng thời, giúp công tác giảng dạy
và nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng được
nâng cao.

You might also like