Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

Kĩ thuật nhiệt

Phần I: Nhiệt động kĩ thuật


Nghiên cứu các qui luật chuyển hoá năng lượng có liên quan đến nhiệt
Phần II: Truyền nhiệt
Nghiên cứu các qui luật về truyền nhiệt năng trong một vật hoặc giữa các vật có
nhịêt độ khác nhau

1
Phần I: Nhiệt động kĩ thuật

Chương I: Những khái niệm cơ bản


Bài 1: Nguyên lí làm việc của thiết bị nhiệt
1. Phân loại thiết bị nhiệt:
Thiết bị nhiệt: Bao gồm: + Động cơ nhiệt
+ Máy lạnh và bơm nhiệt
1.1. Động cơ nhiệt: Là những thiết bị biến nhiệt năng thành cơ năng hoặc thành điện năng.
Động cơ nhiệt: Chia làm 2 loại : + Động cơ hơi nước
+ Động cơ đốt trong
a. Động cơ hơi nước: Chuyển nhiệt năng của hơi nước khi đốt cháy nhiên liệu trong thiết
bị nồi hơi sang cơ năng.
b. Động cơ đốt trong: Việc đốt cháy nhiên liệu, sự toả nhiệt và quá trình chuyển từ nhiệt
năng của môi chất (do đốt cháy nhiên liệu) sang cơ năng được thực
hiện trong xi lanh động cơ.
* Động cơ đốt trong gồm: Động cơ đốt trong dạng piston, tua bin khí, động cơ phản lực
dùng nhiên liệu và chất ô xi hoá lỏng, tua bin phản lực.

2
1.2. Máy lạnh và bơm nhiệt: Là thiết bị vận chuyển nhiệt năng từ nơi này tới nơi khác (từ
nơi có nhiệt độ thấp tới nơi có nhiệt độ cao) để thực hiện mục
đích làm mát (máy lạnh) hoặc sấy nóng (bơm nhiệt).
2. Nguyên lý hoạt động:
2.1. Động cơ nhiệt:
Môi chất nhận nhiệt Q1 từ nguồn nóng (quá trình cháy
nhiên liệu, phản ứng hoá học,...) giãn nở để biến 1 phần
nhiệt này thành công LO. Sau đó môi chất nhả phần nhiệt
còn lại cho nguồn lạnh (xả ra khí quyển, truyền cho nước
làm mát, làm nóng chi tiết,...).
Lo  Q1  Q2
Q1  Q2 Lo
- Hiệu suất nhiệt: t  
Q1 Q1

2.2. Máy lạnh và bơm nhiệt:


Máy lạnh và bơm nhiệt có chức năng khác nhau nhưng
cùng chung 1 nguyên lý :
- Máy tiêu hao năng lượng LO (hỗ trợ năng lượng từ bên
ngoài) để môi chất nhận nhiệt lượng Q2 từ nguồn lạnh
(nhiệt của vật cần làm lạnh) rồi đem nhiệt đó cùng với
năng lượng LO truyền cho nguồn nóng (khí quyển, nước
làm mát, …).
Q1  Lo  Q2
+ Đối với máy lạnh : Nhiệt lượng có ích là là phần nhiệt lượng Q2 lấy được từ vật cần làm
lạnh.
Q2 Q1  Lo Q
=> Hệ số làm lạnh:    1 1
Lo Lo Lo
+ Đối với bơm nhiệt: Nhiệt lượng có ích là phần nhiệt lượng Q1 do môi chất truyền cho
nguồn nóng.
Q1 Q2  Lo Q
=> Hệ số bơm nhiệt:     1 2  1 
Lo Lo Lo
3. Đơn vị đo công, nhiệt:
3.1. Đơn vị đo:
J (1MJ= 103 kJ=106 J)
Ngoài ra còn có các đơn vị như : BTU (British Thermal Unit), cal (hoặc kcal)
1J= 0,24 cal, 1BTU= 252 cal (1 BTU/h = 0,3 W)
3.2. Qui ước về dấu của công và nhiệt:
- Nhiệt mà vật nhận vào: Q>0
- Nhiệt mà vật toả ra: Q<0

3
- Công mà vật sinh ra: L>0
- Công mà vật nhận được: L<0
4. Một số khái niệm:
4.1. Hệ thống nhiệt: Là 1 đối tượng hoặc tập hợp những đối tượng được tách ra để nghiên
cứu các quá trình về nhiệt (còn được gọi là hệ nhiệt động).
- Ranh giới giữa hệ thống nhiệt và môi trường: Có thể là một bề mặt thật hoặc là bề mặt
tưởng tượng.
- Tuỳ theo điều kiện tách hệ thống mà ta có thể chia ra:
+ Hệ thống kín; hở
+ Hệ cô lập
+ Hệ đoạn nhiệt
4.2. Nguồn nhiệt: Là những vật có trao đổi nhiệt với môi chất.
+ Nguồn nóng: Là nguồn nhiệt có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi chất.
+ Nguồn lạnh: Là nguồn nhiệt có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi chất.
4.3. Môi chất: Là những chất mà thiết bị nhiệt dùng để truyền tải và chuyển hoá nhiệt năng
với các dạng năng lượng khác.
VD: + Nước, không khí, dầu trong hệ thống làm mát ô tô, xe máy,...
+ Môi chất lạnh như khí R12 (CFC), khí R134a (HFC, CH2-CF3), NH3 trong hệ
thống lạnh, điều hoà.

4
Bài 2: Sự thay đổi trạng thái và chuyển pha của môi chất

1. Áp suất, nhiệt độ và sự thay đổi trạng thái của môi chất:


- Vật chất tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau: rắn, lỏng, khí. Để thay đổi trạng thái của vật cần
cấp thêm nhiệt hoặc lấy nhiệt đi.
30o C  0o C  0o C  100o C  100o C  500o C
(Rắn) (Rắn) (Lỏng) (Lỏng) (Hơi) (Hơi)
Nhiệt ẩn Nhiệt ẩn
nóng chảy hoá hơi

(Nhiệt ẩn: Là lượng nhiệt cần cấp cho vật để vật thay đổi trạng thái nhưng không thay đổi nhiệt
độ).
- Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ: Nếu áp suất giảm thì nhiệt độ sôi (hoặc nhiệt độ ngưng
tụ) cũng giảm và ngược lại.
VD: Đối với nước tinh khiết:
+ ở áp suất khí quyển (p= 1at): ts= 100OC
+ ở áp suất p= 0,01at: ts= 6,92OC, ở áp suất p= 200 at: ts= 365,7OC

- Đối với đơn chất: Dùng đồ thị 3 pha để biểu thị sự thay đổi trạng thái phụ thuộc vào áp
suất p, nhiệt độ t.
O: Điểm giao của 3 pha
OB: Chuyển từ R <-> H : sự thăng hoa (sự ngưng
kết)
OA: Chuyển từ R <-> L : sự nóng chảy (sự đông đặc)
OK: Chuyển từ L <-> H : sự hoá hơi ( sự ngưng tụ)
2. Sự chuyển pha của môi chất:
2.1. Nóng chảy và đông đặc:
Là quá trình môi chất chuyển từ pha rắn sang pha
lỏng và ngược lại.
Q
R  L : Sự nóng chảy
R 
Q
L : Sự đông đặc
2.2. Hoá hơi và ngưng tụ:
Là quá trình môi chất chuyển từ pha lỏng sang pha hơi và ngược lại.
Q
L  H : Sự hoá hơi
L 
Q
H : Sự ngưng tụ
2.3. Thăng hoa và ngưng kết:
Là quá trình môi chất chuyển từ pha rắn sang pha hơi và ngược lại.
Q
R  H : Sự thăng hoa
R 
Q
H : Sự ngưng kết
5
Bài 3: Thông số trạng thái của môi chất

Thông số trạng thái: Là những đại lượng vật lí có giá trị xác định ở 1 trạng thái nhất
định nào đó.
Thông số trạng thái chỉ phụ thuộc vào trạng thái mà không phụ
thuộc vào quá trình.
1. Nhiệt độ (t):
Là mức đo trạng thái nóng hay lạnh của môi chất.
+ ở góc độ vi mô: Nhiệt độ biểu thị động năng trung bình của các phân tử chuyển động.
m.vtb2
Wtb 
2
- Đơn vị đo nhiệt độ: O
C (Celcius) Quan hệ:
O
K (Kelvin) 5 5
O
t oC  T o K  273  (t o F  32)  t o R  273
F (Farenheit) 9 9
O
R (Rankin)
+ Cơ sở thang nhiệt độ: Lấy 2 điểm mốc: Điểm nóng chảy của nước đá 0OC.
Điểm sôi của nước tinh khiết 100OC.
Một độ trong các thang chia là như nhau.
- Nhiệt độ thấp nhất: ứng với trạng thái các phân tử ngừng chuyển động gọi là độ không
tuyệt đối. Tương ứng với nhiệt độ: 0OK = - 273 OC.
2. áp suất tuyệt đối (p): Là lực tác dụng của các phân tử theo phương pháp tuyến lên một
đơn vị diện tích thành bình.
F
p ( N / m2 )
S
- Đơn vị chính: N/ m (Pa)
2

Ngoài ra còn có các loại đơn vị: + bar, psi, kgf/cm2, at.
+ Đo các áp suất nhỏ: mmHg, mm H2O.

1kPa=9,869.10-3at=0,145psi=1,019.102 kgf/cm2
- Quan hệ giữa các đơn vị:
=7,5mmHg=0,01bar
1at=104mmH2O=0,98bar=735,5mmHg
- So sánh áp suất p với áp suất khí trời pO: Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn áp suất khí trời.
+ áp suất dư (pdư): Là phần áp suất lớn hơn áp suất khí trời.
pdư = p - pO
+ áp suất (độ) chân không (pck): Là phần áp suất nhỏ hơn áp suất khí trời.
pck = pO- p
3. Thể tích riêng (v), khối lượng riêng (  ):
- Thể tích riêng: Là thể tích của 1 đơn vị khối lượng.
V
v (m3 / kg )
G
6
- Khối lượng riêng: Là khối lượng của 1 đơn vị thể tích.
G 1
 (kg / m3 ) => v 
V 
4. Nội năng (u):
Là toàn bộ các dạng năng lượng bên trong của vật (bao gồm: nhiệt năng và các dạng
năng lượng khác như hoá năng, quang năng, năng lượng nguyên tử,…).
- Khi xét trong nhiệt động kĩ thuật: Giả thiết không có các dạng năng lượng nào khác ngoài
nhiệt năng hoặc nếu có thì sự biến đổi của các dạng năng lượng khác bằng 0.
Do đó nội năng = nội nhiệt năng gồm : + Nội động năng là một hàm f(T).
+ Nội thế năng là một hàm f(v) (phụ thuộc vào lực
tương hỗ giữa các phân tử tức là phụ thuộc vào
khoảng cách giữa các phân tử).
Từ đó ta có nội năng u = f(T,v).
* Với khí lí tưởng: Khoảng cách giữa các phân tử r = 0 (không có lực tương tác giữa các
phân tử) nên u = f(T).
5. Năng lượng đẩy (d):
Năng lượng đẩy (hay thế năng của áp suất) ký hiệu D (J) hoặc d (J/kg), là năng lượng để
giúp đẩy khối khí dịch chuyển trong hệ hở. Biểu thức của năng lượng đẩy:
Với 1 kg môi chất: d = pv (J/kg)
Với G kg môi chất: D = pV (J)
Các biểu thức trên ở dạng vi phân sẽ là:
d(D) = d(pV) và d(d) = d(pv)
6. Entanpi (i):
- Entanpi được định nghĩa: Với 1 kg môi chất: i  u  pv (J/kg)
Với G kg môi chất: I  U  pV
. (J)
- Đối với khí lí tưởng i = f(T) vì u và pv chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ T.
7. Entropi (s):
dq
- Entronpi được xác định bằng biểu thức: ds  (J/kg.OK)
T
Với q : Lượng nhiệt mà môi chất trao đổi với môi trường.
T : Nhiệt độ tuyệt đối của môi chất.
8. Execgi (e):
- Trong tất cả các dạng năng lượng chỉ có duy nhất năng lượng nhiệt là không chuyển hoàn
toàn thành công trong các quá trình thuận nghịch.
Gọi execgi là lượng nhiệt năng biến thành công. Kí hiệu: e
Ta có: q ea
Với q: Tổng nhiệt năng của môi chất.
a: (anecgi) là phần nhiệt năng không chuyển hoá thành công.

7
Bài 4: Phương trình trạng thái của môi chất

1. Phương trình trạng thái của môi chất:


1.1. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng:
- Là phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các thông số trạng thái với nhau, thông
thường đó là 3 thông số có bản: p, v, T.
- Đối với khí lý tưởng, phương trình trạng thái viết cho:

+ 1 kg khí lý tưởng: p.v  RT Với p: áp suất tuyệt đối (N/m2)


v: Thể tích riêng (m3/kg)
R: Hằng số chất khí (J/kg. OK)
T: Nhiệt độ tuyệt đối (OK)
Viết cho G kg khí lý tưởng :
pvG  GRT  pV  GRT
+ Viết cho 1 kmol (  kg) khí lý tưởng:
.   R .T
pV
với: V : Thể tích của 1 kmol môi chất ở đktc (p=760 mmHg, t= 0O C: V = 22,4 m3)
R : Hằng số phổ biến của môi chất ta có R = 8314 (J/kmol.OK).
R 8314
R  (J/kg.OK)
 
1.2. Phương trình trạng thái của hỗn hợp khí lý tưởng:
- Hỗn hợp đồng đều khí lý tưởng: Là hỗn hợp cơ học các khí không có phản ứng hoá học
với nhau.
- Các thông số của hỗn hợp:
* Phân áp suất pi : Là áp suất của khí thành phần được tách riêng ra nhưng vẫn giữ
nhiệt độ và thể tích bằng nhiệt độ và thể tích của hỗn hợp ( Ti  T , Vi  V ).
n
áp suất của hỗn hợp: p  p1  p2  ...  pn   pi
i 1

Với pi: áp suất của khí thành phần (phân áp suất).


* Phân thể tích Vi : Là thể tích của khí thành phần được tách riêng nhưng vẫn giữ nhiệt
độ và áp suất bằng nhiệt độ và áp suất của hỗn hợp ( Ti  T , pi  p ).
n
Thể tích của hỗn hợp: V  V1  V2  ...  Vn  Vi
i 1

Với Vi: Thể tích của khí thành phần (phân thể tích).
- Phương trình trạng thái viết cho:
+ Hỗn hợp khí lí tưởng: pV  GRT
+ Từng khí thành phần trong hỗn hợp theo phân áp suất ( pi , Ti  T ,Vi  V ):
pi .V  Gi RT
i (1)
8
+ Từng khí thành phần tách ra khỏi hỗn hợp theo phân thể tích ( pi  p, Ti  T ,Vi ):
. i  Gi .Ri .T
pV (2)
pi
Từ (1) và (2) ta có: pi .V  p.Vi  Vi  V
p
1.3. Các thành phần của hỗn hợp khí lý tưởng:
- Thành phần hỗn hợp là đặc trưng có bản để phân biệt các hỗn hợp với nhau.
Thành phần được xác định theo: Thành phần khối lượng, thành phần thể tích, thành phần
kilomol.
a. Thành phần khối lượng (gi): Là tỉ số giữa khối lượng 1 khí và tổng khối lượng hỗn hợp.
Gi G G
gi   n i  i
G1  G2  ...  Gn
 Gi
G
i 1

Vi M i
b. Thành phần thể tích và thành phần kilomol (ri): ri  
V M
Với Vi, Mi: Là thể tích và số kilomol của khí thứ i.
p V pi
- Ta có: pi .V  p.Vi  i  i  ri ri 
p V p
1.4. Xác định các đại lượng tương đương của hỗn hợp:
Khi tính toán, người ta coi hỗn hợp khí như 1 khí đơn giản có 1 bộ thông số (đại lượng)
tương đương với cả hỗn hợp.
a. Kilomol tương đương của hỗn hợp:
G  Gi  i .M i
     ri .i    ri .i
M M M
G G G 1 1
Hoặc:     
M  Mi Gi gi gi
  
i i i

b. Hằng số chất khí của hỗn hợp:


R 8314
R   ( J / kg. 0 K )
 
c. Thể tích riêng của hỗn hợp:
v   gi .vi hoặc v  1
ri
v
i

1.5. Phương trình trạng thái của khí thực:


a
(p  2 ).(v  b)  RT
v
Với a,b: Các hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào từng chất khí.
Do có lực tương tác giữa các phân tử của khí thực nên :
+ áp suất khí thực lớn hơn áp suất trên thành bình (p) một lượng a/v2
+ Thể tích thực tế nhỏ hơn thể tích bình chứa một lượng là b
9
Chú ý: Phương trình trên chỉ đúng cho khí thực ở áp suất nhỏ và thể tích lớn.

10
Chương II: Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình cơ bản của môi chất
Bài 1: Nhiệt, công và các phương pháp xác định

1. Nhiệt dung riêng và cách tính nhiệt:


1.1. Nhiệt dung riêng (C):
Là lượng nhiệt cần truyền cho môi chất để môi chất tăng lên 1 độ (trong 1 quá trình nhiệt
động nào đó như đẳng áp, đẳng tích hay đoạn nhiệt,...).
dq
C
dt
- Trong một khoảng nhiệt độ: Nhiệt dung riêng lấy giá trị trung bình.
q q
Trong đó: q  t C.dt
t
C tt  
2
1

t t2  t1
2
1

1 t
t t
C 
t1 2

t2 C.dt
1

* Các loại nhiệt dung riêng:


- Tuỳ theo đơn vị đo lượng môi chất mà chia nhiệt dung riêng thành các loại khác nhau:
+ Nhiệt dung riêng khối lượng: C ( J / kg. o K )
+ Nhiệt dung riêng thể tích: C( J / m3 . o K )
+ Nhiệt dung riêng kilomol: C ( J / kmol. o K )
C
 C  C .v  , Với v là thể tích riêng của môi chất (m3/kg).

 là khối lượng tính bằng kg có trị số bằng khối lượng phân
tử của môi chất đó như CO2  44(kg ), H2O  18(kg ) .
- Tuỳ theo cách cấp nhiệt (đẳng áp, đẳng tích) cho môi chất, ta có:
+ Nhiệt dung riêng đẳng áp: (p= const)
C p : nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp
C p : nhiệt dung riêng thể tích đẳng áp
C p : nhiệt dung riêng kilomol đẳng áp
+ Nhiệt dung riêng đẳng tích: (V= const)
Cv : nhiệt dung riêng khối lượng đẳng tích
Cv : nhiệt dung riêng thể tích đẳng tích
Cμv : nhiệt dung riêng kilomol đẳng tích
- Số mũ đoạn nhiệt (k):
C C C
k  p  p  p
Cv Cv C v
Số mũ đoạn nhiệt k đánh giá hiệu quả của cách cấp nhiệt: Lượng nhiệt cần truyền cho
môi chất để môi chất tăng lên 1 độ trong điều kiện đẳng áp lớn hơn k lần so với trong
điều kiện đẳng tích.
11
+ Với khí lí tưởng: k = f (số nguyên tử tạo thành phân tử)
Số nguyên tử 1 2 3
k 1,67 1,40 1,30
+ Với khí thực: k = f (số nguyên tử tạo thành phân tử, phụ thuộc vào nhiệt độ).
* Công thức Mayer cho khí lí tưởng:
8314 C
C p  Cv  R  ( J / kg.o K ) (mặt khác: k  p )
 Cv
1 k
Ta có kết quả : Cv  .R và C p  .R
k 1 k 1
1.2. Cách tính nhiệt (q):
Có 2 cách tính nhiệt: + Theo nhiệt dung riêng: dq  C.dt
dq
+ Theo entropi: ds   dq  T .ds
T
a. Tính nhiệt theo nhiệt dung riêng:
2 t
dq
c  dq  c.dt  1 q 2   c.dt
dt t 1

(nhiệt lượng cần thiết để đưa môi chất từ nhiệt độ t1-> t2: 1q2)
t2

1 q2   C.dt  Cttb t1
t2 .(t2  t1 )
t1

Cttb : Nhiệt dung riêng trung bình của môi chất trong khoảng nhiệt độ t1 t2
Ngoài ra ta có thể đổi cận:
t2 t1

1 q2   C.dt   C.dt  Cttb t2


0 .t2  Cttb t01 .t1
0 0
b. Tính nhiệt theo sự thay đổi entropi:
Trong quá trình đẳng nhiệt (t=const) không tính được q theo nhiệt dung riêng vì dt=0
nên cần phải tính theo s:
2 s2

dq  T .ds  1 q2   dq   T .ds
1 s1

Nhận xét:
1. ds, dq luôn cùng dấu (vì T > 0).
Giả sử s > 0 (entropi tăng) nên 1q2 > 0 do đó môi chất nhận nhiệt.
2. 1q2 không phải luôn cùng dấu với dt.
3. 1q2 không phải là hàm trạng thái (vì phụ thuộc vào cả quá trình từ trạng thái 1 đến
trạng thái 2) do đó để đạt được trạng thái mong muốn (2) có thể có nhiều cách cấp nhiệt
để đảm bảo lượng nhiệt cấp là nhỏ nhất.
(Chú ý: Khi chỉ xét đến nhiệt động trên thực tế để đảm bảo cấp nhiệt theo một đường
mong muốn thì cần tiêu tốn công cho các thiết bị để đảm bảo duy trì được quan hệ theo
yêu cầu nên sẽ tiêu hao công, có những khó khăn về mặt kỹ thuật, tốn kém kinh tế).
12
VD: Cấp nhiệt đẳng tích chi phí chế tạo bình (chịu nhiệt, chịu áp suất cao,…).
Cấp nhiệt đẳng áp để tăng tO, V cần có thiết bị thay đổi thể tích, làm mát, chịu nhiệt,…).
2. Các loại công của môi chất:
2.1. Công thay đổi thể tích:
- Định nghĩa: Là công do môi chất thực hiện khi có sự thay đổi về thể tích (khi môi
chất giãn nở hoặc nén).
- Biểu thức tính: A  dl  F .dx  p. S .dx  p.dv
dv
+ Với 1 kg môi chất: dl=p.dv (J/kg)
V2
+ Công từ trạng thái 1 đến 2: l12   p.dv (J)
V1

- Qui ước: l12  0 môi chất giãn nở (công dương).


l12  0 môi chất bị nén (công âm).
Nhận xét: Khi thể tích V tăng thì áp suất p có thể tăng, giảm hoặc không đổi (điều này
còn phụ thuộc vào nhiệt độ).
2.2. Công kĩ thuật:
Định nghĩa: Là công của dòng khí chuyển động (hệ hở) thực hiện được khi áp suất của
chất khí thay đổi.
+ Đối với 1 kg môi chất lkt (J/kg) :
p2 p1
dlkt  v.dp  lkt    v.dp   v.dp
p1 p2

+ Đối với G kg môi chất Lkt (J):


Lkt  lkt .G
2.3. Công ngoài: (Ngoại công)
Định nghĩa: Là phần công giãn nở để thoả mãn các phụ tải bên ngoài (là công mà hệ
trao đổi với môi trường).
+ Trong hệ thống kín khi ma sát bằng 0 thì công giãn nở bằng công ngoài.
ý nghĩa: dln  dl  p.dv
Trong hệ kín chỉ có thể lấy được công bằng cách cho môi chất giãn nở (vì
hệ kín không có năng lượng đẩy, không có ngoại động năng).
+ Trong hệ thống hở do môi chất phải thay đổi vị trí cần tốn 1 lượng công gọi là năng
lượng đẩy (công lưu động). Ngoại công trong trường hợp này gọi là công kỹ thuật.
dl  dln  dlld
dlld  d ( pv)  p.dv  v.dp
dln  dl   p.dv  vdp    pdv  pdv  vdp  vdp
dln  vdp  dlkt

13
ý nghĩa: Công kĩ thuật (khi tính gần đúng) là công hữu ích được lấy từ dòng khí (hệ
hở) thông qua 1 thiết bị kĩ thuật (tua bin,…)
 2
(Tổng quát: lkt  ln  )
2

ngoại động năng

Bài 2: Định luật nhiệt động thứ nhất

1. Nội dung định luật nhiệt động I:


Giữa nhiệt năng và các dạng năng lượng khác (cơ năng, điện năng,…) có thể chuyển hoá
lẫn cho nhau, khi một lượng nhiệt năng xác định bị tiêu hao sẽ được một lượng xác định
năng lượng khác tương ứng, còn tổng năng lượng của môi chất sẽ không thay đổi.
2. Biểu thức định luật nhiệt động I: (phương trình nhiệt động I)
- Khi cấp cho môi chất một năng lượng dq thì nội năng môi chất du sẽ thay đổi (do tO thay
đổi) đồng thời môi chất thực hiện công dl (v thay đổi):
dq  du  dl  dq  du  pdv Mặt khác:
i=u+pv -> di=du+d(pv) =du+pdv+vdp
=> dq  di  vdp  dq  di  dlkt

du  Cv .dT dq  Cv .dT  pdv


- Với khí lí tưởng có thể chứng minh được : 
di  C p .dT dq  C p .dT  vdp

14
Bài 3: Các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lí tưởng

Nghiên cứu : - Xây dựng phương trình các quá trình, biểu diễn trên đồ thị.
- Quan hệ giữa các thông số trạng thái có bản: p, v, T.
- Xác định lượng thay đổi của một số thông số trạng thái: u, i, s, e.
- Tính công, nhiệt trao đổi trong quá trình.
- Giả thiết: Trong cả quá trình nhiệt dung riêng C = const.

1. Phương trình của quá trình đa biến, biểu diễn trên đồ thị:
1.1. Xây dựng phương trình:
dq  Cv .dT  pdv  C.dT (1)
dq  C p .dT  vdp  C.dT (2)
(1)  (C  Cv ).dT  pdv C  Cp vdp
 => 
(2)  (C  C p ).dT  vdp C  Cv pdv
vdp dv dp
 n  n.  0
pdv v p
dv dp
  n.   const  n.ln v  ln p  const
v p
 ln( pv n )  const  pv n  const với n là hằng số  0,   gọi là số mũ đa biến.

1.2. Quan hệ giữa các thông số có bản:


p2 v
Từ pvn = const -> p1v1n  p2v2 n   ( 1 )n (1)
p1 v2
p1v1  RT1  T2 P2 v2
Mặt khác:   . (2)
p2v2  RT2  T1 P1 v1
n1
T2 p v1 n1
Từ (1), (2) => ( 2) n ( )
T1 p1 v2
1.3. Lượng thay đổi các thông số trạng thái:
a. Nội năng :
Ta có: u  u2  u1
T2
+ Với khí lí tưởng: du  Cv .dT => u  u2  u1   Cv .dT
T1

b. Entanpi:
Ta có: i  i2  i1

15
T2
+ Với khí lí tưởng: di  C p .dT => i  i2  i1   C p .dT
T1

c. Lượng thay đổi entropi:


dq dq  Cv .dT  pdv (2)
Ta có: ds  (1) mặt khác:
T dq  C p .dT  vdp (3)
dT p.dv
Thay (2) vào (1): ds  Cv 
T T
Ta có: pv = RT =>
dT dv p R
 ds  Cv R 
T v T v
dT v.dp v R
Thay (3) vào (1): ds  C p  
T T T p
dT dp pv
 ds  C p R T (4)
T p R
1 1
 dT  d ( pv)  ( pdv  vdp ) (6)
R R
dq dq R
Thay (4) vào (1): ds  R  (Cv dT  pdv) (5)
T pv pv
R 1
Thay (6) vào (5): ds  {Cv ( pdv  vdp)  pdv}
pv R
R Cv C 1
 ds  {(  1). pdv  v vdp}  {(Cv  C p  Cv ). pdv  Cv .vdp} (vì R = Cp-Cv)
pv R R pv
dv dp
 ds  C p .  Cv .
v p
s2
+ Với quá trình hữu hạn: s   ds  s2  s1
s1

T2 v T2 p v2 p
s  Cv .ln  R.ln 2 ; s  C p .ln  R.ln 2 ; s  C p .ln  Cv .ln 2
T1 v1 T1 p1 v1 p1

d. Lượng thay đổi execgi:


e  (i  io )  To (s  so )
Trong đó: + io , To , so là các thông số ở nhiệt độ tuyệt đối.
+ i, T , s là các thông số ở trạng thái cần xác định.
e  e2  e1  (i2  i1 )  T .(s2  s1 )
e  i  To .s

16
1.4. Nhiệt lượng và công trong quá trình trao đổi:
a. Nhiệt lượng:
t2 t2 t1

+ Tính theo nhiệt dung riêng : dq=C.dt -> 1 q2   C.dt   C.dt   C.dt
t1 0 0

t2

+ Tính theo entropi: dq=T.ds -> 1 q2   T .ds


t1

nếu T = const: 1 q2  T .(s2  s1 )


+ Tính theo phương trình nhiệt động I:
dq  du  dl  q  u  l
dq  di  dlkt  q  i  lkt
b. Công trao đổi trong quá trình:
+ Công thay đổi thể tích:
Từ phương trình nhiệt động I: q  u  l
 l  q  u  C.(T2  T1 )  Cv .(T2  T1 )
 l  (C  Cv ).(T2  T1 ) (1)
C  Cp nk R
Mặt khác: n   C  Cv . (2) Cv  (3)
C  Cv n 1 k 1
RT1 T pv T
Từ (1), (2), (3) ta có: l (1  2 )  1 1 (1  2 )
n 1 T1 n 1 T1
+ Công kỹ thuật:
vdp lkt
Từ mục 1 ta có: n   lkt  n.l
pdv l
1.5. Xét các trường hợp riêng:
1. Quá trình đoạn nhiệt:
Là quá trình xảy ra mà không có sự trao đổi nhiệt giữa môi chất với môi trường bên
ngoài.
dq C  Cp Cp
Ta có q = 0 => C  0 n  k
dt C  Cv Cv
a. Phương trình đoạn nhiệt: pv k  const
k 1
T2 p v1 k 1
b. Quan hệ p, v, T: ( 2) k ( )
T1 p1 v2
c. Biến thiên của u, i, s:
Cách tính u, i tương tự như quá trình đa biến.
dq
s : ds   0  s1  s2  const  s  0
T
d. Công và nhiệt: + Nhiệt: q = 0

17
p1v1 T
+ Công : l (1  2 )  lkt  k.l
k 1 T1

e. Biểu diễn trên đồ thị p-v và T-s:

Cp
C  Cp 1
2. Quá trình đẳng nhiệt: (T=const) C = dq/dt= ± ∞  n   C 1 (n=1)
C  Cv C
1 v
C
a. Phương trình: pv = const
p2 v1
b. Quan hệ p, v, T: 
p1 v2
c. Biến thiên của u, i, s:
u  0 ; i  0
dq p dv
ds   dv  R. (vì dq=du + pdv=pdv do du=0)
T T v
v p
 s  R.ln 2  R.ln 1
v1 p2
d. Công và nhiệt: + Nhiệt: dq  T .ds  q  T .(s2  s1)  T .s
+ Công : l  lkt  q
e. Biểu diễn trên đồ thị p-v và T-s:

18
C  Cp
3. Quá trình đẳng tích : (v = const) -> C = Cv -> n   
C  Cv
a. Phương trình: v = const
p2 T2
b. Quan hệ p, v, T: 
p1 T1
c. Biến thiên của u, i, s: Cách tính u, i tương tự như quá trình đa biến.
v2 p p T
s  C p .ln  Cv .ln 2  s  Cv .ln 2  Cv .ln 2
v1 p1 p1 T1
0
d. Công và nhiệt: + Nhiệt: dq=du + p.dv = du (vì dv = 0)
dq  du  Cv .dT  q  u  Cv (T2  T1 )
+ Công : Công giãn nở : dl= pdv = 0 => l = 0

p2
Công kỹ thuật: lkt    vdp  v.( p2  p1 )  lkt  v( p1  p2 )
p1
e. Biểu diễn trên đồ thị p-v và T-s:

C  Cp
4. Quá trình đẳng áp: (p = const) C  Cp  n  0
C  Cv
a. Phương trình : p = const

19
T2 v2
b. Quan hệ p, v, T: 
T1 v1
c. Biến thiên của u, i, s: Cách tính u, i tương tự như quá trình đa biến.
v2 p v T
s  C p .ln  Cv .ln 2  s  C p .ln 2  C p .ln 2
v1 p1 v1 T1
0
d. Công và nhiệt: + Nhiệt: dq=di - vdp = di (vì dp = 0)
dq  di  C p .dT  q  i  C p (T2  T1 )
+ Công : Công giãn nở : dl= pdv  l  p(v2  v1 )
Công kỹ thuật: dlkt  vdp  0  lkt  0
e. Biểu diễn trên đồ thị p-v và T-s:

Tóm lại, quá trình đa biến là quá trình tổng quát với số mũ đa biến có giá trị khác nhau
nằm trong phạm vi từ - đến + trong đó các quá trình nhiệt động cơ bản còn lại chỉ là
trường hợp riêng của nó. Cụ thể (xem hình):
- Khi n = 0 là quá trình đẳng áp với nhiệt dung riêng đẳng áp Cp, phương trình của
quá trình: p = const.
- Khi n = 1 là quá trình đẳng nhiệt với nhiệt dung riêng CT = ± ∞, phương trình
của quá trình: pv = const.
- Khi n = k là quá trình đoạn nhiệt với nhiệt dung riêng Ck = 0, phương trình của
quá trình: pvk = const.
- Khi n = ± ∞ là quá trình đẳng tích với nhiệt dung riêng đẳng tích Cv, phương
trình của quá trình: v = const.
Quá trình đa biến AB bất kỳ với n = - 00 -ỉ- + 00 trên đồ thị p-v, T-s được biểu diễn
trên hình. Cách xét dấu của công thay đổi thể tích, nhiệt, biến đổi nội năng trong quá trình
như sau:
- Khi thể tích tăng, công mang dấu dương và ngược lại. Vậy lAB > 0 khi quá trình
xảy ra nằm về bên phải đường đẳng tích và ngược lại.
- Khi entrôpi tăng, nhiệt của quá trình sẽ có dấu dương và ngược lại. Vậy qAB > 0
khi quá trình xảy ra nằm về bên phải đường đoạn nhiệt và ngược lại.
- Khi nhiệt độ tăng, biến đổi nội năng sẽ mang dấu dương và ngược lại. Vậy ΔUAB
> 0 khi quá trình nằm phía trên đường đẳng nhiệt và ngược lại.

20
Đồ thị p-v và T-s của quá trình đa biến

Bài 4: Quá trình làm việc của máy nén khí


1. Công dụng và phân loại:
1.1. Công dụng: Dùng để nén môi chất tới áp suất cao.
ứng dụng: Búa máy, làm sạch chi tiết, phun sơn, vận chuyển hạt, ôtô-máy xây dựng (hệ
thống phanh hơi),...
1.2. Phân loại: Căn cứ theo nguyên lí hoạt động có thể chia là 2 loại: + Máy nén piston
+ Máy nén li tâm
a. Máy nén piston:
- Nhiệm vụ: Tăng áp suất cho khí bằng cách giảm thể tích của môi chất.
- Đặc điểm: áp suất nén đạt cao nhưng năng suất của máy bị hạn chế (do kích thước máy
phải lớn), dòng khí lấy ra không liên tục (muốn lấy ra liên tục phải có bình chứa khí
nén).
b. Máy nén li tâm:
- Nhiệm vụ: Tăng áp suất cho khí bằng cách :
+ Trước hết : Tăng tốc độ cho dòng khí (nhờ lực li tâm).
+ Sau đó : Hãm dòng khí lại (giảm vận tốc dòng khí) để tăng áp suất khí
(nhờ ống tăng áp).
- Đặc điểm: áp suất không lớn lắm nhưng dòng khí được lấy ra liên tục với lưu lượng
lớn.
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lí hoạt động máy nén piston:

2.1. Sơ đồ cấu tạo

21
2.2. Nguyên lí hoạt động
a. Quá trình nạp:
Piston đi xuống đồng thời xupáp nạp mở, xupáp xả đóng : môi chất có các thông số
p1, V1, T1 được hút vào khoang xi lanh. Các thông số p1, V1,T1 không đổi (vì trạng
thái môi chất không đổi) nên đây không phải là quá trình nhiệt động.
b. Quá trình nén:
- Piston đi lên, hai xupáp đều đóng, môi chất bị nén lại, thể tích môi chất giảm từ V1
đến V2 đồng thời áp suất tăng từ p1 đến p2
- Có thể thực hiện quá trình nén theo nhiều cách: + Nén đẳng nhiệt (2T)
+ Nén đoạn nhiệt (2k)
+ Nén đa biến (2n)
Nhận xét:
+ Quá trình nén đẳng nhiệt: Công tiêu thụ cho máy nén là nhỏ nhất nhưng cần phải làm
mát xi lanh máy nén.
+ Quá trình nén đoạn nhiệt: Tốn nhiều công nhất cho máy nén và không được bọc máy
nén trong quá trình hoạt động.
+ Quá trình đa biến: Công tiêu hao cho máy nén L2T  L2n  L2k .
c. Quá trình thải:
- Khi áp suất khí trong xi lanh đủ lớn nó sẽ mở van xả, khí nén được đẩy vào bình chứa.
- Các thông số trạng thái của môi chất (p2, V2, T2) không đổi nên đây không là quá trình
nhiệt động.
3. Công của máy nén:
Nếu quá trình nén là nén đa biến thì công của máy nén chính là công kĩ thuật:
lkt  lkta1  lkt12n  lkt 2nb vì a1 và 2nb là các quá trình đẳng áp nên lkta1  0 ; lkt 2nb  0 do
đó ta có: lkt  lkt12n  n.l12n
1
l12n  ( p2v2  p1v1 ) (J/kg)
n 1
n
lkt  ( p2v2  p1v1 ) (J/kg)
n 1
4. Nhiệt lượng thải ra của máy nén:
- Có hai dạng chủ yếu:
+ Nhiệt thải ra qua thành xi lanh, cánh tản nhiệt hoặc nước làm mát xi lanh máy nén (dạng 1).
+ Nhiệt thải ra qua bình làm mát (trong trường hợp máy nén nhiều cấp nên phải làm mát
khí đã nén từ nhiệt độ T2 xuống T1 (dạng 2).
* Với dạng 1: Coi quá trình thải là thải đẳng tích:
qn  Cn .(T2  T1 ) (kJ/kg)
+ Nếu là khí lý tưởng:
nk  p n1 
qn  Cv T1 ( 2 ) n  1 (kJ/kg)
n 1  p1 

22
* Với dạng 2: Coi quá trình thải là thải đẳng áp:
qm  C p .(T2  T1 ) (kJ/kg)
+ Nếu là khí lý tưởng:
 p n1 
qm  C p T1 ( 2 ) n  1 (kJ/kg)
 p1 

23
Chương III: Định luật nhiệt thứ II và chu trình Carnot
Bài 1: Một số khái niệm
1. Chu trình nhiệt động:
Nhận xét: Để nhiệt chuyển thành công cần phải cho môi chất giãn nở tuy nhiên để có thể
nhận công liên tục thì môi chất phải giãn nở liên tục. Trên thực tế điều này không thể thực
hiện được vì kích thước máy bị giới hạn, nên phải nén môi chất trở về trạng thái ban đầu sau
đó lại cho môi chất giãn nở, quá trình thực hiện thay đổi trạng thái môi chất liên tục như vậy
sẽ tạo thành chu trình nhiệt động.
1.1. Định nghĩa:
- Chu trình: Là sự thay đổi trạng thái của môi chất một cách liên tục rồi trở về trạng thái
ban đầu.
- Chu trình thuận nghịch: Là chu trình khi tiến hành theo chiều ngược lại thì môi chất sẽ
trải qua lần lượt tất cả các trạng thái mà nó đã đi qua.
1.2. Phân loại:
Chu trình được chia làm hai loại: + Chu trình thuận chiều
+ Chu trình ngược chiều

Chu trình thuận chiều Chu trình ngược chiều

a. Chu trình thuận chiều (Động cơ nhiệt):


- Là chu trình chuyển nhiệt năng thành công.
- Đặc điểm: + Là đường cong kín, thực hiện theo chiều kim đồng hồ.
+ Đường cong giãn nở (2-3-4) nằm trên đường nén (4-1-2).
b. Chu trình ngược chiều (Máy lạnh và bơm nhiệt):
- Là chu trình chuyển nhiệt năng từ nguồn có nhiệt độ thấp đến nguồn có nhiệt độ cao nhờ
sự hỗ trợ năng lượng từ bên ngoài (dẫn động).
- Đặc điểm: + Là đường cong kín, thực hiện ngược chiều kim đồng hồ.
+ Đường cong nén (4-1-2) nằm trên đường giãn nở (2-3-4).
2. Hiệu suất nhiệt, hệ số làm lạnh, hệ số bơm nhiệt:
2.1. Hiệu suất nhiệt:
Trong động cơ nhiệt: Môi chất nhận nhiệt lượng (q1) từ nguồn nóng và chuyển thành:
+ Một phần giãn nở sinh công (lo).
+ Phần còn lại nhả cho nguồn lạnh (q2).
24
Từ đó ta có công thức: q1  lo  q2
q1  q2 lo
Hiệu suất nhiệt:  
q1 q1
2.2. Hệ số làm lạnh, hệ số bơm nhiệt:
- Môi chất có nhiệt độ thấp đi qua nguồn lạnh nhận nhiệt q2 (q2>0) (từ không khí ngoài
môi trường) và trở thành môi chất có nhiệt độ cao.
- Môi chất được nhận thêm công lo (lo <0) từ bên ngoài, sau đó đưa cả q2 và lo tới nguồn
nóng.
- Tại nguồn nóng môi chất nhả nhiệt q1 (q1<0).
Ta có công thức: q1  q2  lo
* Hệ số làm lạnh: (q2 là nhiệt lượng có ích)
q2 q2
 
l0 q1  q2

* Hệ số bơm nhiệt: (q1là nhiệt lượng có ích)


q1 q1 q1 q2  lo q2
  hay     1   1
lo q1  q2 lo lo lo
   1

25
Bài 2: Chu trình Carnot thuận nghịch

Chu trình Carnot thuận nghịch: Là chu trình gồm có hai quá trình đẳng nhiệt và hai quá trình
đoạn nhiệt.
+ Đẳng nhiệt: T  const
dq
+ Đoạn nhiệt: q=0 mà ds   0  s  const
T
1. Chu trình Carnot thuận chiều (Động cơ nhiệt):
1.1. Diễn biến chu trình:

- Quá trình ab: Nén đoạn nhiệt, nhiệt độ tăng từ T2 đến T1


- Quá trình bc: + Giãn nở đẳng nhiệt.
+ Môi chất nhận nhiệt lượng: q1  qbc  T1.s  q1  T1.(sc  sb )
- Quá trình cd: Giãn nở đoạn nhiệt, nhiệt độ giảm từ T1 đến T2
- Quá trình ad: + Nén đẳng nhiệt.
+ Môi chất nhả nhiệt lượng: q2  qda  T2 .s  q2  T2 .(sa  sd )
1.2. Hiệu suất nhiệt:
q  q2 T1.s  T2 .s T2
 1     1
q1 T1.s T1
Nhận xét:
+ Hiệu suất nhiệt  chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc loại môi chất.
T2
+ Để tăng hiệu suất nhiệt  thì cần giảm tức là tăng nhiệt độ nguồn nóng T1 và giảm
T1
nhiệt độ nguồn lạnh T2.
+ Hiệu suất nhiệt của chu trình Carnot là lớn nhất.
2. Chu trình Carnot ngược chiều:
1.1. Diễn biến chu trình:

26
- Quá trình ba: Giãn nở đoạn nhiệt, nhiệt độ giảm từ T1 đến T2
- Quá trình ad: + Giãn nở đẳng nhiệt.
+ Môi chất nhận nhiệt lượng: q2  qad  T2 .s
- Quá trình dc: Nén đoạn nhiệt, tăng nhiệt độ từ T2 đến T1
- Quá trình cb: + Nén đẳng nhiệt.
+ Môi chất nhả nhiệt lượng: q1  qcb  T1.s

Ta có công thức : q1  l0  q2
1.2. Hệ số làm lạnh:
q2 q2 T2 T2
   
l0 q1  q2 T1  T2 T1  T2
1.3. Hệ số bơm nhiệt (làm nóng):
q1 q1 T1 T1
      1
lo q1  q2 T1  T2 T1  T2

Nhận xét:
+ Các hệ số  ,  không phụ thuộc vào loại môi chất mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của
nguồn nóng và nguồn lạnh T1, T2
+ Để tăng  , cần tăng nhiệt độ nguồn nóng, giảm nhiệt độ nguồn lạnh.
+ Các hệ số  ,  của chu trình Carnot là lớn nhất.

Bài 3: Định luật nhiệt động thứ II

Định luật nhiệt động II: Thực chất là định luật nhiệt động I nhưng xác định thêm các
điều kiện, chiều hướng và mức độ chuyển hoá năng lượng.
+ Điều kiện: Để nhiệt truyền từ nguồn lạnh sang nguồn nóng cần có sự hỗ trợ năng lượng
từ bên ngoài (bằng máy nén, bơm,…).
+ Chiều hướng: Thực hiện theo chu trình thuận chiều hoặc chu trình ngược chiều.

27
+ Mức độ chuyển hoá: Thể hiện bằng hiệu suất nhiệt  , hệ số làm lạnh  , hệ số bơm nhiệt
.
Mét sè c¸ch ph¸t biÓu kh¸c cña ®Þnh luËt nhiÖt ®éng thø II:
* Phát biểu của Carnot – Clausius (1850): NhiÖt n¨ng chỉ truyền từ nơi có nhiệt độ cao
sag nơi có nhiệt độ thấp, chứ không thể tiến hành ngược lại. Muốn truyền nhiệt năng từ
nơi có nhiệt độ thấp sang nơi có nhiệt độ cao phải tiêu tốn công.
* Phát biểu của Thomson – Planck (1851): Kh«ng thÓ sinh c«ng mét c¸ch liªn tôc b»ng
mét ®éng c¬ nhiÖt lµm viÖc theo chu tr×nh với chØ cã mét nguån nhiÖt.

28
Chương IV: Chu trình nhiệt động
Bài 1: Các loại chu trình của động cơ động cơ đốt trong kiểu piston
Các loại chu trình của động cơ đốt trong chia thành 3 loại chính: Chu trình cấp nhiệt đẳng
tích, chu trình cấp nhiệt đẳng áp và chu trình cấp nhiệt hỗn hợp.
1. Chu trình cấp nhiệt đẳng tích: Dùng cho các loại động cơ đốt trong có tia lửa điện (buji)
chạy bằng xăng hoặc khí đốt.

- Quá trình ab - nén đoạn nhiệt (môi chất là hỗn hợp không khí và nhiên liệu).
- Quá trình bc - cấp nhiệt đẳng tích thay cho quá trình cháy.
- Quá trình cd - dãn nở đoạn nhiệt.
- Quá trình da - nhả nhiệt đẳng tích thay cho quá trình thải.
va
Coi các thông số ở trạng thái ban đầu (điểm a) đã biết, ngoài ra đưa thêm tỷ số nén  
vb
pc
và tỷ số tăng áp suất khi cấp nhiệt   ta có :
pb
- Nhiệt lượng cấp vào : q1  qbc  CV Ta .  k 1   1 (1)
- Nhiệt lượng nhả ra : q2  qda  CV Ta .   1 (2)
- Công sinh ra trong một chu trình : l  q1  q2  CV Ta ( 1) ( k 1 1) (3)
l 1
- Hiệu suất nhiệt của chu trình : T   1  k 1 (4)
q1 
Hiệu suất nhiệt tăng khi k và  tăng nhưng k phụ thuộc vào đặc tính của môi chất còn
 hạn chế bởi sự kích nổ thường  = 5 ÷ 9.
2. Chu trình cấp nhiệt đẳng áp:
Sử dụng trên các loại động cơ diesel.

29
- Quá trình ab - nén đoạn nhiệt (môi chất là không khí).
- Quá trình bc - cấp nhiệt đẳng áp.
- Quá trình cd và da giống như chu trình trên.
vc
Khi tính toán đưa thêm hệ số dãn nở sớm   ta có :
vb
- Nhiệt lượng cấp vào : q1  qbc  CPTa .  k 1   1 (5)


- Nhiệt lượng nhả ra : q2  qda  CV Ta .  k 1  (6)
- Công sinh ra trong một chu trình : l  q1  q2 (7)
l 1  k 1
- Hiệu suất nhiệt của chu trình : T   1  k 1 . (8)
q1  k (  1)
Hiệu suất nhiệt tăng khi k và  tăng và  giảm,  cần phải lớn để nhiệt độ sau quá trình
nén lớn hơn nhiệt độ tự cháy của nhiên liệu thường  = 13 ÷ 18.
3. Chu trình cấp nhiệt hỗn hợp:
Sử dụng trên các loại động cơ diesel. Các quá trình ab, cd và da giống như chu trình trước
(2), chỉ khác quá trình cấp nhiệt gồm giai đoạn bb’ cấp nhiệt đẳng tích và b’c cấp nhiệt đẳng
áp.

30
- Nhiệt lượng cấp vào :
q1  qbb'c  CV Ta .  k 1 ( 1)  k  (  1) (9)
- Nhiệt lượng nhả ra :
q2  qda  CV Ta .   k 1 (10)
- Công sinh ra trong một chu trình :
l  q1  q2 (11)
l 1  k  1
- Hiệu suất nhiệt của chu trình : T   1  k 1 . (12)
q1  ( 1)  k  (  1) 

Hiệu suất nhiệt tăng khi k,  ,  tăng và  giảm,  cũng cần phải lớn thường  = 13 ÷ 22
để đảm bảo quá trình tự cháy của nhiên liệu.

Bài 2: Chu trình ngược chiều dùng không khí


Chu trình bao gồm 2 quá trình đẳng áp và 2 qua trình đoạn nhiệt xen kẽ nhau.
Quá trình ad - nhận nhiệt đẳng áp trong buồng lạnh 2.
Quá trình dc - nén đoạn nhiệt trong máy nén 3.
Quá trình cb - nhả nhiệt đẳng áp trong bình làm mát 4.
Quá trình ba - dãn nở đoạn nhiệt trong máy dãn nở 1.

q2 q2
Nếu làm việc theo nguyên tắc máy lạnh thì hệ số làm lạnh  :   
l q1  q2
q1 q1
Nếu làm việc theo nguyên tắc bơm nhiệt thì hệ số làm nóng  :   
l q1  q2
Nếu thay nhiệt lượng nhận từ nguồn lạnh q2  CP (Td  Ta ) , nhiệt lượng nhả cho nguồn
nóng q1  CP (Tc  Tb ) và l  q1  q2 rồi biến đổi ta có :

31
q2 1 1 1
   hoặc   1)/ k
(13)
l Tb Tc
1  Tb 
( k
1   1
Ta Td
 Ta 
q1
Hệ số làm nóng :    1 (14)
l
Chu trình này có ưu điểm là môi chất sẵn có và rẻ tiền nhưng có cấu tạo phức tạp và hiệu
quả kinh tế không cao nên hiện chỉ dùng nhiều trong ngành hàng không.

Bài 3: Chu trình ngược chiều dùng hơi


Đây là loại chu trình sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Các quá trình ad, dc, cb giống như chu trình ngược chiều dùng không khí, còn quá trình ba
là quá trình tiết lưu trong van tiết lưu 1.
Nhiệt lượng môi chất nhận từ nguồn lạnh : q2  qad  id  ia  Sadsd sa (15)
Nhiệt lượng môi chất nhả cho nguồn nóng : q1  qbc  ic  ib  Sbcsc sb (16)
Công cung cấp cho chu trình : l  q1  q2  ic  id (17)
q2 id  ia
Hệ số làm lạnh :   (18)
l ic  id
ic  ia
Hệ số làm nóng :    1  (19)
ic  id

32
Phần II: Truyền nhiệt
Nghiên cứu các dạng và các qui luật trao đổi nhiệt giữa các vật thể có nhiệt độ khác nhau
để xác định: + Lượng nhiệt trao đổi giữa các vật.
+ Qui luật phân bố nhiệt trong vật.
Từ đó đề ra các biện pháp tăng cường trao đổi nhiệt, tăng cường cách nhiệt,...

Chương V: Dẫn nhiệt


Bài 1: Những khái niệm cơ bản

1. Dẫn nhiệt:
- Là quá trình trao đổi nhiệt giữa các phần của vật hay giữa các vật có nhiệt độ khác nhau.
- Điều kiện để có quá trình dẫn nhiệt:
+ Phải có chênh lệch nhiệt độ.
+ Các vật phải tiếp xúc với nhau.
Đối với chất rắn : Dẫn nhiệt thuần tuý.
Đối với chất khí và chất lỏng : Vừa có dẫn nhiệt, vừa có đối lưu hoặc bức xạ.
2. Trường nhiệt độ :
Là tập hợp giá trị nhiệt độ tại các điểm khác nhau (trong không gian khảo sát) và tại 1 thời
điểm nhất định.
t  f ( x, y, z, ) với  là thời gian
+ Về mặt không gian : Tại các điểm khác nhau có tọa độ (x,y,z).
+ Thời gian: Tại thời điểm  xác định.
- Nếu nhiệt độ không phụ thuộc vào thời gian thì gọi là trường nhiệt độ ổn định.
- Tuỳ theo số lượng biến x,y,z mà ta có trường nhiệt độ 3 chiều, 2 chiều hay 1 chiều.
* Đối với quá trình dẫn nhiệt : Chia làm 2 loại : + Dẫn nhiệt ổn định
+ Dẫn nhiệt không ổn định
3. Mặt đẳng nhiệt:
Là tập hợp của tất cả các điểm có cùng nhiệt độ tại thời điểm nghiên cứu.
Chú ý : Các mặt đẳng nhiệt không cắt nhau.
4. Gradien nhiệt độ: (gradt)
t t
- Xét tốc độ thay đổi nhiệt độ theo phương pháp tuyến n và phương x bất kỳ : , ta
n x
thấy tốc độ thay đổi nhiệt độ theo phương pháp tuyến n là lớn nhất (vì n nhỏ nhất).
t t
Mặt khác : lim   tn (oK/m)
n0 n n
t
đặt: gradt  gọi là gradien nhiệt độ
n
* Định nghĩa:

33
Gradien nhiệt độ là đại lượng véc tơ có phương trùng với phương pháp tuyến n của mặt
t
đẳng nhiệt, có chiều theo chiều tăng của nhiệt độ và có độ lớn bằng .
n
5. Dòng nhiệt và mật độ dòng nhiệt:
5.1. Mật độ dòng nhiệt:
Là lượng nhiệt truyền qua 1 đơn vị diện tích bề mặt đẳng nhiệt, vuông góc với phương
truyền nhiệt trong 1 đơn vị thời gian.
- Kí hiệu q đơn vị (W/m2).
5.2. Dòng nhiệt:
Là lượng nhiệt tính cho toàn bộ diện tích bề mặt đẳng nhiệt.
dQ  q.dF => Q   q.dF
F
Nếu q = const thì Q = q.F (W)
6. Định luật Fourier về dẫn nhiệt:
Mật độ dòng nhiệt q và gradt nhiệt độ có quan hệ tỉ lệ với nhau theo công thức:
t
q  .gradt  .
n
Trong đó  được gọi là hệ số dẫn nhiệt.
7. Hệ số dẫn nhiệt: (  )
q q
  (W / o K .m)
gradt t
n
Hệ số dẫn nhiệt  đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật thể.
 phụ thuộc : + Bản chất của vật thể (rắn, lỏng, xốp, tơi, chặt,…) và  rắn>  lỏng > khí
+ Tình trạng của vật thể : độ ẩm, độ nhám bề mặt,...
+ Nhiệt độ vật thể:   o (1  bt )
Với O là hệ số dẫn nhiệt tại 0oC.
b là hằng số (xác định bằng thực nghiệm).
Với những vật có   0,2 (W / o K .m) thì có thể coi đó là chất cách nhiệt.

Bài 2: Dẫn nhiệt ổn định khi không có nguồn nhiệt bên trong

Xét 2 trường hợp :


- Dẫn nhiệt qua vách phẳng : + Một lớp
+ Nhiều lớp
- Dẫn nhiệt qua vách trụ : + Một lớp
+ Nhiều lớp
1. Dẫn nhiệt qua vách phẳng:
1.1. Đối với vách phẳng một lớp:
Xét dẫn nhiệt qua vách phẳng có:
+ Chiều dày  , vật liệu đồng chất, đẳng hướng.
34
+ Hệ số dẫn nhiệt   const .
+ Nhiệt độ bề mặt là tw1, tw2 (giả thiết tw1  tw2 ).
Xét phân tố có bề dày dx giới hạn bởi hai mặt đẳng nhiệt:
dt t
+ Mật độ dòng nhiệt qua bề dày dx của phân tố: q  .gradt  . (vì gradt  )
dx n
q q q
Từ đó ta có: dt   .dx

  dt    .dx  t   .x  B

(1)

+ Điều kiện biên:


x = 0 -> t = tw1 (2)
x =  -> t = tw2 (3)
Thay (2) vào (1): t = tw1 = B
 t t
Thay (3) vào (1): q  (tw1  tw2 ). w1 w2
 
tw1  tw2 
Mật độ dòng nhiệt: q  (4)


q
Ta có phương trình dẫn nhiệt qua vách phẳng : t   .x  tw1

Nhận xét:
Từ công thức (4) ta thấy mật độ dòng nhiệt q tỉ lệ thuận với  , t và tỷ lệ nghịch với  .
áp dụng: - Để tăng cường thoát nhiệt có thể dùng các biện pháp :
+ Tăng  bằng cách dùng vật liệu có hệ số dẫn nhiệt lớn (sử dụng hợp kim
đồng, nhôm, bạc,…).
+ Tăng độ chênh nhiệt độ giữa hai bề mặt của vách phẳng t bằng cách làm
mát bề mặt tỏa nhiệt có nhiệt độ tw2 với áo nước, cánh tản nhiệt, nước làm mát
có thêm dung dịch phụ gia, dầu làm mát,…).
+ Giảm  bằng cách chế tạo thành mỏng.

Đặt R  là nhiệt trở dẫn nhiệt ( m2 .o K / W ) đặc trưng cho tính cản trở dẫn nhiệt của vật

t
thể. Từ (4) ta có q  . Qua công thức này ta thấy có sự tương quan về hình thức khi dẫn
R
nhiệt qua vách phẳng với công thức tính cường độ dòng điện I.
U V
Đối với dòng điện: I   (V  V1  V2 ) . Ta có bảng so sánh :
R R
Dẫn nhiệt Dòng điện
q là mật độ dòng nhiệt I là cường độ dòng điện
t là hiệu nhiệt độ V là hiệu điện thế
R là nhiệt trở R là điện trở

35
1.2. Đối với vách phẳng nhiều lớp:
Do quá trình dẫn nhiệt là ổn định, một chiều nên mật độ dòng
nhiệt q qua các vách là: q= q1= q2=…= qn
Cần xác định mật độ dòng nhiệt q và sự biến thiên nhiệt độ
qua các vách.
* Tính mật độ dòng nhiệt:
t 
áp dụng công thức q  và R  cho các vách, ta có:
R 
t t 
- Vách 1: q  w1 w2 (1) R1  1
R1 1
t t 
- Vách 2: q  w2 w3 (2) R2  2
R2 2
t t 
- Vách 3: q  w3 w4 (3) R3  3
R3 3
tw1  tw4 t
Từ (1), (2), (3) theo tính chất tỷ lệ thức => q   q (4)
R1  R2  R3 R
Tổng quát : Đối với vách phẳng n lớp
tw1  tw( n1) tw1  tw( n1) i
q  với Ri 
R1  R2  ...  Rn n
i
 Ri
i 1
q
* Tính nhiệt độ qua vách: áp dụng công thức t   .x  tw1 cho các vách, ta được:

q
- Vách 1 : t1   .x  tw1 ; (0  x  1 ) (5)
1
q
- Vách 2 : t2   .x  t w 2 ; (1  x  1   2 ) (6)
2
q
- Vách 3: t3   .x  tw3 ; (1   2  x  1   2   3 ) (7)
3
Từ (4), (5), (6), (7) => tw2  tw1  q.R1
tw3  tw2  q.R2  tw4  q.R3
Tổng quát : Đối với vách phẳng n lớp
twn  tw( n1)  q.R( n1)  tw( n1)  q.Rn
2. Dẫn nhiệt qua vách trụ:
2.1. Đối với vách trụ một lớp :
- Xét vách trụ có :
+ Chiều dài lớn hơn nhiều so với bề dày vách.
+ Vật liệu đồng chất, đẳng hướng.
+ Hệ số dẫn nhiệt   const .
+ Nhiệt độ bề mặt trong và ngoài là tw1, tw2 (giả thiết tw1  tw2 ), dẫn nhiệt từ trong ra.
- Xét phân tố có bề dày dr giới hạn bởi hai mặt đẳng nhiệt có dòng nhiệt dQ=q.dF.

36
Nhiệt lượng toả ra trên chiều dài l của vách trụ:
dt
Q  q.F  Q   2 r.l
dr
Q dr Q
dt   .  t .ln r  B (1)
.2 l r 2l
- Điều kiện biên:
+ r = r1 => t  tw1 (2)
+ r = r2 => t  tw2 (3)
Q
Thay (2) vào (1) ta có : B  tw1  .ln r1
2l
2l
Thay (3) vào (1) ta có : Q  (tw1  tw2 ).
d
ln 2
d1
Q 2
Dòng nhiệt ứng với 1 đơn vị chiều dài vách trụ: ql   (tw1  tw2 ).
l d
ln 2
d1
(tw1  tw2 ) t
ql  
1 d 2 Rl
ln
2 d1

1 d2 m. o K
Với Rl  ln ( ) là nhiệt trở dẫn nhiệt của 1 đơn vị chiều dài vách trụ.
2 d1 W
2.2. Dẫn nhiệt qua vách trụ nhiều lớp:
Chứng minh tương tự như đối với vách phẳng nhiều lớp ta được:
tw1  tw3
* Mật độ dòng nhiệt: ql 
Rl1  Rl 2  Rl 3
1 d2 1 d 1 d
Với Rl1  ln ; Rl 2  ln 3 ; Rl 3  ln 4
21 d1 22 d 2 23 d3
Tổng quát: Đối với vách trụ n lớp
tw1  tw( n1) 1 d(i 1)
ql  với Rli  ln
n
2i di
 Rli
i 1

* Tính nhiệt độ:


ql d2
tw2  tw1  .ln
21 d1
ql d3 q d
tw3  tw2  .ln  tw4  l .ln 4
22 d2 23 d3
Tổng quát: Đối với vách trụ n lớp

37
ql dn ql d( n1)
twn  tw( n1)  .ln  tw( n1)  .ln
2( n1) d( n1) 2n dn

38
Chương VI: Trao đổi nhiệt đối lưu
Bài 1: Trao đổi nhiệt đối lưu và những nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nhiệt đối lưu

1. Trao đổi nhiệt đối lưu:


- Là quá trình trao đổi nhiệt khi có sự chuyển động của khối chất lỏng hoặc chất khí trong
không gian giữa những vùng có nhiệt độ khác nhau.
- Quá trình trao đổi nhiệt giữa bề mặt vật rắn và dòng chất lỏng hoặc khí chuyển động trên
bề mặt đó gọi là sự tỏa nhiệt đối lưu.
- Quá trình trao đổi nhiệt đối lưu thường được thực hiện đồng thời với quá trình dẫn nhiệt.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nhiệt đối lưu:
2.1. Nguyên nhân gây ra chuyển động: Có hai dạng
a. Chuyển động tự nhiên:
- Là chuyển động gây ra bởi sự chênh lệch mật độ giữa hai vùng có nhiệt độ khác nhau.
Khi đó lực nâng làm chất lỏng hoặc chất khí chuyển động: P  g.
Với: + g là gia tốc trọng trường.
+  là độ chênh lệch mật độ giữa hai vùng có nhiệt độ khác nhau.
b. Chuyển động cưỡng bức:
- Là chuyển động gây ra bởi tác dụng của ngoại lực bên ngoài (bơm, quạt, máy nén…).
- Trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức luôn kèm theo đối lưu tự nhiên (vì tồn
tại các vùng có nhiệt độ khác nhau).
- Nếu cường độ chuyển động cưỡng bức của môi chất lớn thì trao đổi nhiệt đối lưu tự
nhiên nhỏ và ngược lại.
2.2. Chế độ chuyển động: Có hai dạng
+ Chảy tầng: Quĩ đạo của các phần tử song song với nhau.
+ Chảy rối: Quĩ đạo của các phần tử không theo quy luật nào.
.l
- Chế độ chảy được xác định theo công thức: Re 

Với : +  là tốc độ chuyển động của môi chất (m/s).
+ l là kích thước của bề mặt tỏa nhiệt (m).
+  là độ nhớt động học (m2/s).
Re < 2300 chế độ chảy tầng.
2300 ≤ Re < 104 chế độ chảy chuyển tiếp.
Re ≥ 104 chế độ chảy rối.
2.3. Tính chất vật lí của chất lỏng (hoặc khí):
- Mức độ trao đổi nhiệt đối lưu phụ thuộc nhiều vào bản chất vật lí của môi chất.
- Một số thông số có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt đối lưu như khối lượng riêng
, độ nhớt động học , hệ số dẫn nhiệt , nhiệt dung riêng C,....
2.4. Hình dạng, kích thước, vị trí bề mặt:
Các quá trình trao đổi nhiệt đối lưu khác nhau phụ thuộc vào :
+ Hình dạng bề mặt: Tấm phẳng, trụ,…
+ Kích thước của bề mặt trao đổi nhiệt.
+ Vị trí bề mặt : Đặt nằm ngang, thẳng đứng, so le, song song,…
39
Bài 2: Công thức Newton và các phương pháp xác định hệ số toả nhiệt

1. Công thức Newton:


- Biểu diễn mối quan hệ giữa lượng nhiệt trao đổi của thành vách và chất lỏng (hoặc khí).
+ Mật độ dòng nhiệt: q   .(tw  t f ) (W/m2)

Dòng nhiệt: Q  q.F   .F (tw  t f ) (W)


Với : +tw là nhiệt độ bề mặt vách.
+tf là nhiệt độ chất lỏng (hoặc khí) xa bề mặt vách.
+F là diện tích trao đổi bề mặt vách.
+ là hệ số toả nhiệt.
q
- Hệ số toả nhiệt:  (W/m2.OK)
tw  t f
 là lượng nhiệt truyền qua 1 đơn vị diện tích bề mặt trong 1 đơn vị thời gian khi chênh lệch
nhiệt độ giữa vách và chất lỏng là 1 độ.
Hệ số tỏa nhiệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố   f ( , , C,  , tw , t f , , l ,...) nên việc xác
định hệ số này rất phức tạp và là nội dung chính của việc tính toán quá trình trao đổi nhiệt
đối lưu.
2. Các phương pháp xác định hệ số toả nhiệt:
2.1. Phương pháp giải tích:
Quá trình trao đổi nhiệt đối lưu mô tả bằng hệ 4 phương trình vi phân: phương trình vi
phân tỏa nhiệt đối lưu, phương trình năng lượng, phương trình chuyển động và phương trình
liên tục. Giải hệ phương trình này kết hợp với điều kiện đơn trị có thể xác định hệ số tỏa
nhiệt cho một quá trình trao đổi nhiệt đối lưu cụ thể.
Tuy nhiên hiện nay mới giải được hệ phương trình trên với những trường hợp rất đơn
giản và phải sử dụng rất nhiều giả thiết do đó phương pháp này về cơ bản vẫn chưa có ý
nghĩa thực tế.
2.2. Phương pháp thực nghiệm:
q q
Xác định hệ số tỏa nhiệt qua mật độ dòng nhiệt và hiệu nhiệt độ:    . Tuy
tw  t f t
nhiên kết quả thực nghiệm chỉ có ý nghĩa khi được tổng quát hóa để áp dụng cho nhiều
trường hợp.
Lý thuyết đồng dạng cho phép khái quát hóa các kết quả thực nghiệm và xây dựng các mô
hình thực nghiệm.
3. Lý luận đồng dạng:
3.1. Điều kiện đồng dạng:
Hai hiện tượng vật lý đồng dạng với nhau khi chúng có cùng bản chất, tức là chúng được mô
tả bởi một phương trình toán học giống nhau về nội dung và hình thức.
Nếu một hiện tượng vật lý được biểu diễn bằng phương trình F (u1, u2 , u3 ... un )  0 và xảy
ra trong 2 hệ thống a và b thì các quá trình a và b sẽ đồng dạng với nhau khi :
40
u1a ( x, y, z, ) u ( x, y, z, ) u ( x, y, z, )
 C1 ; 2a  C2 …. na  Cn
u1b ( x, y, z, ) u2b ( x, y, z, ) unb ( x, y, z, )
Với u1, u2 ... un là các đại lượng vật lý
C1, C2 ... Cn là các hằng số đồng dạng.
Trong thực tế không thể đo được tất cả các đại lượng vật lý để khẳng định tính chất đồng
dạng do đó từ bản chất của sự đồng dạng có thể sử dụng các định lý về đồng dạng.
Định lý 1: Khi 2 hiện tượng vật lý đồng dạng thì các tiêu chuẩn đồng dạng cùng tên sẽ có
giá trị bằng nhau từng đôi một. Tiêu chuẩn đồng dạng là tổ hợp không thứ nguyên do một số
đại lượng vật lý mô tả hiện tượng tạo nên.
Định lý 2: Hai hiện tượng vật lý đồng dạng với nhau khi điều kiện đơn trị đồng dạng và các
tiêu chuẩn xác định cùng tên phải có giá trị bằng nhau từng đôi một. Tiêu chuẩn xác định là
tiêu chuẩn đồng dạng xác định trước do điều kiện đơn trị tạo thành.
3.2. Các tiêu chuẩn đồng dạng cơ bản:
 .l
* Tiêu chuẩn Nusselt Nu : Nu 

 .l
* Tiêu chuẩn Reynold Re : Re 

g .  . t . l 3
* Tiêu chuẩn Grashof Gr : Gr 
2

* Tiêu chuẩn Prandtl Pr : Pr 
a
1
 là hệ số dãn nở vì nhiệt của chất lỏng, đối với khí lý tưởng   (1/ ºK ).
T
a là hệ số thực nghiệm.
Giữa các tiêu chuẩn đồng dạng có mối quan hệ theo phương trình tiêu chuẩn :
Nu  C.Ren .Gr m.Pr p
C, m, n, p là các hằng số xác định bằng thực nghiệm.

41
Bài 3: Một số trường hợp trao đổi nhiệt đối lưu

1. Trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên:


- Là quá trình trao đổi nhiệt giữa vách cứng và chất lỏng hoặc chất khí chuyển động tự nhiên.
- Có hai dạng trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên:
1.1. Trao đổi nhiệt đối lưu trong không gian vô hạn:
- Không gian vô hạn: Là không gian chứa có kích thước đủ
lớn để trong đó chỉ xảy ra một quá trình đốt nóng hoặc làm
nguội chất lỏng hoặc khí.
Xét tấm phẳng hoặc ống đặt đứng trong không khí hoặc chất
lỏng. Nhiệt độ tấm là tw, nhiệt độ ở xa vách (tấm) là tfư (giả
thiết rằng tw>tf).
* Diễn biến quá trình: Lớp không khí ở sát bề mặt tấm được
đốt nóng trở nên nhẹ, chuyển động lên phía trên và có một
lớp không khí lạnh, nặng đi vào chiếm chỗ, quá trình này sẽ
tạo nên dòng đối lưu. Quá trình tiếp diễn liên tục như vậy
làm cho vùng không khí xung quanh được đốt nóng.
* Đặc điểm:
- Phần phía dưới của vách: Không khí chuyển động lên phía trên với tốc độ không cao
nên không khí ở chế độ chảy tầng.
- Phần phía trên của vách: Càng lên cao thì tốc độ của dòng khí càng lớn.
Chiều dày lớp chảy tầng tăng dần đến một giá trị nào đó và qua chế độ chuyển tiếp ngắn
rồi chuyển sang chế độ chảy rối.
- Hệ số toả nhiệt :
+ ở mép dưới cùng:  lớn nhất, sau đó giảm dần.
+ Chế độ chuyển tiếp:  tăng.
+ Chế độ chảy rối:  ổn định.
1.2. Trao đổi nhiệt đối lưu trong không
gian hữu hạn:
- Không gian hữu hạn: Là không gian
chứa mà trong đó quá trình đốt nóng
hay làm nguội đan xen nhau và có ảnh
hưởng lẫn nhau.
- Với các tấm, ống đặt đứng:
+ Nếu khoảng cách giữa hai vách  đủ
lớn thì sẽ tạo thành hai luồng khí đi
lên, xuống tách biệt nhau.
+ Nếu  nhỏ thì hai luồng khí ảnh
hưởng lẫn nhau, tạo thành nhiều vòng
tuần hoàn.
- Với các tấm, ống đặt ngang:
+ Nếu bề mặt nóng đặt quay lên phía
trên thì sẽ không có đối lưu và môi
42
chất ở chế độ chảy tầng.
+ Nếu bề mặt nóng đặt quay xuống phía dưới thì sẽ có dòng đối lưu và tạo thành nhiều
vòng tuần hoàn.
2. Trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức:
- Là quá trình trao đổi nhiệt đối lưu trong đó chất lỏng hoặc chất khí chuyển động cưỡng
bức (nhờ máy bơm, máy nén, quạt gió,…).
2.1. Trao đổi nhiệt đối lưu của chất lỏng hoặc khí chảy trong ống:
a. Chế độ chảy tầng (Re<2300) :
- ở sát thành ống: Có một lớp chất lỏng hoặc khí chuyển động với vận tốc rất nhỏ gọi là
lớp đệm tầng.
Trao đổi nhiệt gồm hai dạng:
+ Dẫn nhiệt qua lớp đệm tầng.
+ Trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên.
Trong đó:
- Trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi nhiệt. Chênh
lệch nhiệt độ giữa thành ống và chất lỏng tăng thì quá trình đối lưu tự nhiên cũng tăng.
- Hệ số toả nhiệt không có một giá trị cố định và nó thay đổi dọc theo chiều dài ống.
b. Chế độ chảy rối (Re ≥104):
- Chất lỏng dịch chuyển nhanh nên đối lưu tự nhiên không có ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi nhiệt.
- Cường độ trao đổi nhiệt lớn hơn nhiều so với chế độ chảy tầng.
2.2. Trao đổi nhiệt đối lưu của chất lỏng hoặc khí chảy ngang qua ống:
a. Chất lỏng hoặc khí chảy ngang qua một ống:

- Tuỳ theo tốc độ chuyển động của chất lỏng hoặc khí mà có các trạng thái khác nhau.
* Re < 5: - Dòng chảy chất lỏng bao quanh bề mặt ống.
- Hệ số toả nhiệt lớn (đặc biệt tại những điểm chất lỏng va đập vào bề mặt ống).
* Re > 5: - Chất lỏng tách một phần khỏi bề mặt ống hoặc tách hoàn toàn và tạo thành
một vùng xoáy phía sau ống.
- Hệ số toả nhiệt phía sau ống giảm dần và nhỏ nhất là tại vùng chất lỏng tách
ra khỏi bề mặt ống.
* Re > 1000: Có sự tách dòng hoàn toàn khỏi bề mặt ống và tạo thành xoáy lớn.
b. Chất lỏng hoặc khí chảy ngang qua chùm ống:
Có hai dạng: + Chùm ống bố trí song song.
+ Chùm ống bố trí so le.
* Quá trình:
43
- ở dãy ống thứ 1:
Quá trình giống như dòng chất lỏng hoặc khí qua một ống.
- ở dãy ống thứ 2:
+ Đối với chùm ống song song : Phần tiếp xúc trực diện của ống nằm trong vùng xoáy
của dãy ống 1 và hệ số toả nhiệt lớn hơn chùm ống 1.
+ Đối với chùm ống so le : Quá trình không khác chùm ống thứ nhất nhiều.
- Từ dãy ống thứ 3 trở đi: Hệ số toả nhiệt ở cả hai loại chùm ống khá ổn định.
* Hệ số toả nhiệt:
- Đối với chùm ống song song: 1  60%3 ,  2  90%3
- Đối với chùm ống so le: 1  60%3 ,  2  70%3
Hệ số toả nhiệt trung bình của dãy gồm n ống có kích thước như nhau theo công thức:
   2  (n  2) 3
 1
n

44
Chương VII: Trao đổi nhiệt bằng bức xạ
Bài 1: Các khái niệm cơ bản
1. Bức xạ và hấp thụ nhiệt của các vật: Bức xạ năng lượng là kết quả của quá trình dao
động điện từ bên trong các nguyên tử, phân tử vật chất của vật. Các dao động điện từ này được
truyền trong không gian theo mọi phương dưới dạng sóng điện từ và khi đập vào các vật khác
chúng bị hấp thụ (một phần hoặc toàn bộ) để biến thành nhiệt năng. Hiệu quả của quá trình
trao đổi nhiệt bức xạ không những phụ thuộc vào hiệu nhiệt độ mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ
tuyệt đối của các vật.
2. Vật đen tuyệt đối, trắng tuyệt đối, trong tuyệt đối:
Khi một dòng bức xạ Q đập vào bề mặt của vật thì sẽ có một phần bị phản xạ Q R, một phần
được hấp thụ QA và phần còn lại xuyên qua vật QD: Q = Q R + Q A + QD
QR Q Q
 R là hệ số phản xạ ; A  A là hệ số hấp thụ và D  D là hệ số xuyên qua.
Q Q Q
Ta có : R+D+A=1
Khi A = 1 (D = R = 0) gọi là vật đen tuyệt đối. Khi R = 1 (D = A = 0) gọi là vật trắng tuyệt
đối.Khi D = 1 (A = R = 0) gọi là vật trong tuyệt đối.
Vật rắn và chất lỏng coi D = 0 gọi là vật đục. Khí có số nguyên tử = 2 có thể coi D = 1.
3. Năng suất bức xạ, bức xạ hiệu dụng, bức xạ hiệu quả: Nếu bức xạ chỉ tính ứng với
một khoảng rất hẹp chiều dài bước sóng     d  gọi là dòng bức xạ đơn sắc Q .
dQ
- Năng suất bức xạ là dòng bức xạ phát ra từ một đơn vị diện tích bề mặt : E  (W/m2).
dF
- Bức xạ hiệu dụng bằng tổng của bức xạ bản thân (bức xạ riêng E) và bức xạ phản xạ E R
đối với vật đục : Ehd = ER + E = E + (1 - A) Et (1)
Et là phần bức xạ của môi trường tới vật.
- Bức xạ hiệu quả là lượng nhiệt vật trao đổi với môi trường ký hiệu là q (W/m2).
Khi vật có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường (vật nhận nhiệt) : q = EA - E = AEt - E (2)
Khi vật có nhiệt độ cao hơn môi trường (vật tỏa nhiệt) : q = E - EA = E - AEt (3)
E 1 
Từ (1), (2), (3) ta suy ra : Ehd   q   1 (4)
A A 
Trong (4) lấy dấu (+) khi vật nhận nhiệt và dấu (-) khi vật tỏa nhiệt.

Bài 2: Một số định luật cơ bản về bức xạ


Cl  5
1. Định luật Planck: E0  C2 / T (5)
e 1
E0 là năng suất bức xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối.
Cl = 0,374. 10-15 (W/m2) ; C2 = 1,4388.10-2 (m.ºK)
45

Năng suất bức xạ của vật đen tuyệt đối : E0   E0 d  (6)
0

Gọi max là bước sóng tương ứng với khi E0 đạt cực đại ta có :

max . T = 2,898.10-3 (m.ºK) (7)


Những vật có E   E0 ở mọi giá trị nhiệt độ T được gọi là vật xám và  gọi là hệ số bức xạ
(hoặc độ đen).
2. Định luật Stefan - Bolzmann: E0   0 . T 4 (8)

 0 là hằng số bức xạ của vật đen tuyệt đối  0 = 5,67.10-8 (W/m2.ºK4).


4
 T 
Trong kỹ thuật công thức (8) thường viết dưới dạng : E0  C0 .   (9)
 100 
C0 là hệ số bước xạ của vật đen tuyệt đối C0   0 . 108 = 5,67 (W/m .ºK ).
2 4

Phương trình Stefan - Bolzmann đối với các vật xám :


4 4
E   E0   .C0 
T 
 C.
T 
  (10)
 100   100 
C là hệ số bức xạ của vật xám.
3. Định luật Kirchhoff:
Phát biểu: Tỷ số giữa năng suất bức xạ và hệ số hấp thụ của các vật đục chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ và luôn bằng năng suất bức xạ của vật đen tuyệt đối có cùng nhiệt độ.
E (T )
Công thức:  E0 (T ) (11)
A(T )
Từ (11) ta thấy ở điều kiện cân bằng nhiệt động thì   A . Đối với vật xám   A  const .

Bài 3: trao đổi nhiệt bức xạ giữa các vật đặt trong môi trường trong suốt
1. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai vách phẳng song song rộng vô hạn:
1.1. Khi không có màn chắn giữa hai vật: Xét hai vách phẳng có các thông số T1, A1,
1 và T2, A2,  2 (T1 > T2). Lượng nhiệt trao đổi giữa hai vách bằng hiệu bức xạ hiệu dụng
của vật 1 và vật 2 cũng bằng lượng nhiệt vật 1 mất đi và bằng lượng nhiệt vật 2 nhận được:
q12 = Ehd1 - Ehd2 = q1 = q2
 E1  1   E2  1 
q12    q1  1     q2  1 
 A1  A1    A2  A2  

A E AE C0  T 4  T 4 
q12  2 1 1 2   1    2   (12)
A1  A2  A1 A2 1  1 1  100   100  
A1 A2
C0
Đặt C12  gọi là hệ số bức xạ của hệ thống thì công thức (12) trở thành:
1/ A1  1/ A2 1
46
 T  4  T  4 
q12  C12  1    2   (13)
 100   100  

C0  T  4  T  4 
Vì   A nên (12) có thể viết : q12   1    2   (14)
1 1  100   100  
 1
1  2
1
Với  qd  được gọi là độ đen quy dẫn của hệ.
1 1
 1
1  2
1.2. Khi có màn chắn ở giữa hai vật: Xét trường hợp giữa hai vách có n màn chắn và các
màn chắn có hệ số hấp thụ Am1, Am2, ..... Amn.
Do quá trình ổn định và một chiều nên : q1m1 = qm1m2 = ........ = qmn2 = q12. Lượng nhiệt
trao đổi giữa hai tấm được tính theo công thức :
 T   T   4
 T  T 
4
q
4 4
q1m1  C1m1  1    m1     1    m1   1m1
 100   100    100   100  C1m1
 T  4  T  4  4
 Tm1   Tm2 
4
qm1m2
qm1m2  Cm1m2 
 m1
 
m 2
       
 100   100    100   100  Cm1m2
 
...........................................................................................................
 T  4  T  4   T 
4
 T2 
4
qmn 2
qmn2  Cmn2  mn
  2
   
mn
   
 100   100    100   100  Cmn 2
 
Cộng các vế của các phương trình trên ta có :
1  T  4  T  4 
q12   1    2   (15)
1 1 1  100   100  
  ..... 
C1m1 Cm1m 2 Cmn 2
Khi Am1 = Am2 = ..... = Amn = Am nên công thức (15) trở thành :

1  T  4  T  4 
q12   1    2   (16)
1 n 1 1  100   100  
  ..... 
C1m Cmm Cm
Thay hệ số bức xạ của từng hệ thống vào (16) và biến đổi ta có :
C0  T  4  T  4 
q12   1    2   (17)
 1 1   2   100   100  
   1  n   1 
 A1 A2   Am 
2. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai vật bọc nhau: Xét hai vật bọc nhau trong đó có một vật
lồi (vật1) và một vật lõm (vật 2) có các thông số F1, T1, A1, 1 và F2,T2, A2,  2 (T1 > T2).
Năng lượng bức xạ hiệu dụng của vật 1chuyển hoàn toàn đến vật 2 : Q12 = Qhd1

47
Nhưng chỉ một phần bức xạ hiệu dụng của vật 2 chuyển đến vật 1 xác định thông qua hệ số
góc bức xạ : Q21 = Qhd2 . 21 . Trong trường hợp ổn định lượng nhiệt trao đổi giữa hai vật :

Q = Q12 - Q21 = Qhd1 - Qhd2 . 21 (18)

C0  T  4  T2 
4 
Thay (4) vào (18) ta có: Q   1
 . F 
1   . F .   (19)
1  1 
2 21
 100   100  
   1 
A1  A2  21
Hệ số góc 21 được xác định từ điều kiện cân bằng T1 = T2 lúc này Q = 0 nên từ (19) ta có :

21  F1 . Thay hệ số góc vào (19) ta được dòng bức xạ trao đổi giữa hai vật :
F2
C0 F1  T  4  T  4 
Q  1    2   (W) (20)
1  1  F1  100   100  
   1
A1  A2  F2
 T  4  T  4 
Khi F1 là nhỏ so với F2 thì : Q  C0 A1F1  1    2   (W) (21)
 100   100  

Khi F1 = F2 thì 21 = 1 công thức (20) trở thành (12) của trường hợp hai vách phẳng song
song không có màn chắn ở giữa.

48
Chương VIII: Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt
Bài 1: Truyền nhiệt

1. Định nghĩa về truyền nhiệt


Có ba dạng trao đổi nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ.
Trong thực tế, quá trình trao đổi nhiệt thường kết hợp cả 3 dạng này. Quá trình trao đổi nhiệt
gồm ít nhất hai trong ba dạng trên gọi là trao đổi nhiệt hỗn hợp.
Truyền nhiệt là một trường hợp riêng của trao đổi nhiệt hỗn hợp.
Định nghĩa:
Truyền nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi trường (chất lỏng hoặc chất khí) có nhiệt
độ khác nhau qua một vách ngăn.
- Quá trình truyền nhiệt được thực hiện qua ba giai đoạn :
+ Trao đổi nhiệt đối lưu giữa môi trường có nhiệt độ cao tf1 với bề mặt vách (có nhiệt độ là
tw1).
+ Dẫn nhiệt qua vách phẳng.
+ Trao đổi nhiệt đối lưu giữa bề mặt vách (có nhiệt độ là tw2) với môi trường có nhiệt độ
thấp tf2
2. Một số trường hợp thường gặp
2.1. Truyền nhiệt qua vách phẳng:
a. Vách phẳng một lớp:
Giả thiết: + Vách phẳng có vật liệu đồng chất, đẳng hướng;
chiều dày  ; hệ số dẫn nhiệt   const ; nhiệt độ
bề mặt là tw1, tw2 (giả thiết tw1  tw2 ).
+ Một mặt vách tiếp xúc với môi trường nóng có
nhiệt độ tf1, hệ số toả nhiệt từ môi trường vào vách
là 1 .
+ Mặt vách còn lại tiếp xúc với môi trường có nhiệt
độ thấp tf2, hệ số toả nhiệt từ vách ra môi trường là  2 .
* Mật độ dòng nhiệt qua các môi trường:
- Đối lưu từ môi trường 1 vào vách: q  1 (t f 1  tw1 ) (1)
tw1  tw2
- Dẫn nhiệt qua vách phẳng: q (2)


- Đối lưu từ vách ra môi trường 2: q   2 (tw2  t f 2 ) (3)
tf1 tf 2 tf1 tf 2
Từ (1), (2), (3) ta có: q 
1  1 Rk
 
1  2
1  1
Với Rk    là nhiệt trở truyền nhiệt của vách phẳng (m2.OK /W).
1  2
49
1
Đặt k   1
 1 là hệ số truyền nhiệt của vách phẳng (W/m . K).
2O
Rk 1
(   )
1   2
b. Vách phẳng nhiều lớp :
Chứng minh tương tự ta được:
tf1 tf 2
q
1 n
 1
 i 
1 i 1 i 2

2.2. Truyền nhiệt qua vách trụ:


a. Vách trụ một lớp:
Giả thiết: + Vách trụ bằng vật liệu đồng chất, đẳng
hướng; có các đường kính d1, d2; hệ số
dẫn nhiệt   const ; nhiệt độ bề mặt là
tw1, tw2 (giả thiết tw1  tw2 ).
+ Mặt trụ trong tiếp xúc với môi trường
nóng có nhiệt độ tf1, hệ số toả nhiệt từ
môi trường vào vách trụ là 1 .
+ Mặt trụ ngoài tiếp xúc với môi trường
có nhiệt độ thấp tf2, hệ số toả nhiệt từ
vách trụ ra môi trường là  2 .
* Mật độ dòng nhiệt qua các môi trường ứng với
Q
một đơn vị chiều dài vách trụ ql  .
l
- Đối lưu từ môi trường 1 vào vách: ql  1. d1 (t f 1  tw1 ) (1)
tw1  tw2
- Dẫn nhiệt qua vách trụ: ql  (2)
1 d
.ln 2
2 d1
- Đối lưu từ vách ra môi trường 2: ql   2 . d2 (tw2  t f 2 ) (3)
tf1 tf 2 tf1 tf 2
Từ (1), (2), (3) ta có: ql  
1 1 d 1 Rl
 .ln 2 
1 d1 2 d1  2 d 2
1 1 d2 1
Rl   .ln  là nhiệt trở truyền nhiệt của vách trụ (m.OK /W).
1 d1 2 d1  2 d 2
1
Đặt kl  là hệ số truyền nhiệt của vách trụ (W/m.OK).
Rl

50
b. Vách trụ nhiều lớp:

Chứng minh tương tự ta được:


tf1 tf 2
ql  n
1 1 d(i 1) 1
 .ln 
1 d1 i 1 2i di  2 d 2

2.3. Truyền nhiệt qua vách có cánh:


Xét vách có cách:
+ Bằng vật liệu đồng chất, đẳng hướng có các kích
thước như trên hình vẽ, diện tích tiếp xúc ở mặt
vách không có cánh là F1, diện tích tiếp xúc ở
mặt vách có cánh là F2, hệ số dẫn nhiệt
  const .
+ Môi trường 1 có nhiệt độ tf1, hệ số toả nhiệt từ
môi trường 1 vào vách là 1 .
+ Môi trường 2 có nhiệt độ tf2, hệ số toả nhiệt từ
vách ra môi trường là  2 .
* Dòng nhiệt truyền qua vách:
- Đối lưu từ môi trường 1 vào vách: Q  1F1 (t f 1  tw1 ) (1)
tw1  tw2
- Dẫn nhiệt qua vách : Q F (2)
 1


- Đối lưu từ vách ra môi trường 2: Q   2 F2 (tw2  t f 2 ) (3)
tf1 tf 2
Từ (1), (2),(3) ta có: Q  K c (t f 1  t f 2 )
1  1

1F1  F1  2 F2
1
Với K c  là hệ số truyền nhiệt qua vách có cánh.
1  1

1F1  F1  2 F2
Mật độ dòng nhiệt truyền qua vách:
Q 1
+ Phía không có cánh: q1  
F1 1    1 . F1
1   2 F2

51
Q 1 F
+ Phía có cánh: q2   với tỉ số 2 gọi là hệ số cánh.
F2 1 F2  1 F1
.  
1 F1   2

52
Bài 2: Thiết bị trao đổi nhiệt
1. Định nghĩa và phân loại thiết bị trao đổi nhiệt:
1.1. Định nghĩa: Là thiết bị thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa các chất tải nhiệt có
nhiệt độ khác nhau thí dụ như thiết bị sấy, bình ngưng, bình bay hơi vv...
1.2. Phân loại: Theo nguyên lý làm việc có thể chia thành 3 loại :
* Thiết bị trao đổi nhiệt loại ngăn cách: Các chất mang nhiệt chuyển động trong những
không gian cách biệt nhau bởi vách ngăn (bề mặt ống, rãnh vv...), sự trao đổi nhiệt giữa
chúng được thực hiện qua vách ngăn đó thí dụ các bình ngưng, bình gia nhiệt nước nóng...
* Thiết bị trao đổi nhiệt loại hồi nhiệt: Đặc tính làm việc của các bề mặt truyền nhiệt có
tính chất chu kỳ, trong những khoảng thời gian nhất định các bề mặt đó tiếp xúc với chất
lỏng nóng và được truyền nhiệt. Nhưng ở nửa chu kỳ sau các bề mặt đó lại nhả nhiệt cho
chất lỏng lạnh đi qua chúng. Qua trình trao đổi nhiệt thường là những quá trình không ổn
định như thiết bị sấy gió nóng của lò thủy tinh, lò cao...
* Thiết bị trao đổi nhiệt loại hỗn hợp: Chất lỏng nóng và lạnh trao đổi nhiệt cho nhau khi
chúng hỗn hợp với nhau. Đặc điểm của loại thiết bị này là quá trình trao đổi nhiệt được tiến
hành đồng thời với quá trình trao đổi chất như tháp làm mát nước tuần hoàn.
2. Các phương trình cơ bản khi tính toán thiết bị trao đổi nhiệt:
2.1. Phương trình cân bằng nhiệt:
Q  G1  i1'  i1''   F2  i2'  i2''   Qtt (1)

Khi không tính đến tổn thất nhiệt ra môi trường Qtt = 0 và không có sự biến đổi pha của các
chất lỏng trong quá trình trao đổi nhiệt, phương trình (1) trở thành :
Q  G1c p1 t1'  t1''   G2c p 2 t2'  t2''  (2)
Các chỉ số “1” và “2” ứng với chất lỏng nóng và lạnh. Các ký hiệu “’ “ và “’’ “ ứng với
trạng thái đầu vào hoặc đầu ra của chất lỏng tại thiết bị. Nếu C = G. cp (W/ºK) là nhiệt dung
toàn phần thì từ (2) có thể viết :
C1 t2"  t2'  t1
  (3)
C2 t1'  t1"  t2
2.1. Phương trình truyền nhiệt:
dQ  k  t1  t2  dF (4)
t  t1  t2 là độ chênh nhiệt độ giữa chất lỏng nóng và lạnh trên phân tố bề mặt dF.
Q   k.tdF  k.t.F (W) (5)
F

Với t là độ chênh trung bình nhiệt độ của chất lỏng trên toàn bộ bề mặt truyền nhiệt F.

53

You might also like