Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

II.

Những thành tựu đạt được sau 10 năm thực thi Luật Biển 2012
2.1. Kỳ vọng của VN khi nội luật hóa công ước Biển và các vấn đề khi chưa có luật Biển
UNCLOS 1982 được xem bản “Hiếp pháp” về biển vì sự quan trọng của nó trong việc duy
trì hoà bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải, hàng không và
thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương. Sau 40 năm ra đời, UNCLOS đã cung
cấp một khuôn khổ pháp lý toàn diện và hiệu quả, giúp các quốc gia xác lập, phân định,
quản lý các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia và các lợi ích hợp pháp khác. Ngay từ khi ký kết, Việt Nam đã tham gia và
thực hiện UNCLOS một cách đầy tích cực với kỳ vọng vào một trật tự pháp lý công bằng
trên biển. Việt Nam mong muốn có một văn bản pháp lý quy định đầy đủ chế độ pháp lý
của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, hoàn thiện các
quy định về việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển
của Việt Nam, tạo điều kiện cho quá trình hợp tác quốc tế vì hoà bình và ổn định trong
khu vực và trên thế giới.
Là quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển từ
năm 1994. Tuy nhiên, cho đến trước năm 2012, Việt Nam chưa có một văn bản luật về
biển mà chỉ mới có các quy định trong một số văn bản pháp quy liên quan . Điển hình
như Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;
Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Nghị định 30/CP ngày
29/1/1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 55/CP ngày 1/10/1996 về hoạt
động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên
giới biển; Thông tư số 60/TTg ngày 19/2/1980 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc
thực hiện Nghị định ban hành quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các
vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật biên giới quốc gia năm
2003; Luật thủy sản năm 2003; Bộ luật Hàng hải năm 2005… Tuy nhiên, các quy định
trên vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn và bất cập đòi hỏi cần phải được sửa đổi, bổ sung. Luật
Biển 2012 ra đời đã khắc phục được những hạn chế ấy, đồng thời cũng có thêm nhiều
điểm mới quan trọng.
2.2. Các thành tựu đã đạt được sau 10 năm áp dụng Luật Biển
- Khẳng định và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển
Theo quy định của Luật, các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam được xác lập, hoạch
định theo đúng quy định của UNCLOS 1982 và được bảo vệ, quản lý tuỳ theo quy chế
pháp lý của từng vùng biển đó, theo cơ chế đa ngành,vừa thực hiện bảo đảm an ninh,
quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; vừa phục
vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; các nội dung quản lý nhà nước về biển và kinh
tế biển thuộc phạm vi chức năng của nhiều bộ, ngành khác nhau, trách nhiệm quản lý
thống nhất, điều hành chung trong lĩnh vực này là của Chính phủ.
Luật Biển Việt Nam đã thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác,
bảo quản các vùng biển, thềm lục địa và hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết
tranh chấp trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Trong đó, Việt Nam luôn ưu
tiên giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hoà bình (khoản 3 Điều 4 LB)
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
Luật Biển Việt Nam năm 2012 đã dành hẳn một chương đề cập đến việc phát triển kinh
tế biển đảo (Chương IV). Chính từ đây, các chính sách pháp luật để phát triển kinh tế
biển đảo cũng ra đời theo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các đảo. Đảo Phú Quốc
là một thí dụ điển hình, từ một huyện đảo xa xôi ở vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, qua
10 năm, Phú Quốc đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt
Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của Phú Quốc một phần cũng nhờ sự ra đời của Luật Biển
Việt Nam. Tại chương 4 của Luật, có rất nhiều quy định thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
du dịch trên các đảo. Đặc biệt tại khoản 2, điều 46, Luật nêu rất rõ “Nhà nước khuyến
khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác
tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo”. Phú Quốc đang từng bước trở thành
trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đẳng cấp thế giới. Hiện Phú Quốc còn
hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển,
trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành và trung tâm tài chính mang
tầm cỡ khu vực và quốc tế.
- Tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng thực thi pháp luật trên biển
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực xây dựng lực lượng cảnh sát biển từ năm
1998. Sự ra đời của luật Biển 2012 (Chương V), luật Cảnh sát biển 2018, luật Bộ đội Biên
phòng 2020 đã phân chia rõ ràng hơn chức năng của các lực lượng này trong quản lý
vùng biển trước tình hình mới.
Bên cạnh Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng, Việt Nam đã phục hồi lực lượng Kiểm ngư
và dân quân tự vệ biển, hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang trong nhiệm vụ đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán trên biển.
Chủ trương này thể hiện tính đúng đắn trong phối hợp các lực lượng trên biển ngăn cản
các hoạt động phi pháp của tàu thuyền và giàn khoan nước ngoài xâm phạm vùng biển
Việt Nam, đặc biệt trong các sự kiện dàn khoan HD 981 năm 2014 và tàu Địa chất hải
dương 8 năm 2019 xâm phạm các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và tài phán của Việt
Nam theo quy định của UNCLOS.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật biển và các luật chuyên ngành khác có liên quan
Trên cơ sở UNCLOS và Luật Biển 2012, Việt Nam đã công bố và điều chỉnh hàng loạt các
luật chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài
nguyên môi trường và hải đảo,… và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều này
giúp giảm sự mâu thuẫn về chồng chéo trong hệ thống pháp luật về biển. Ví dụ như Bộ
luật Hình sự 1999 không có quy định về cướp biển nhưng nay tại Điều 302 BLHS 2015,
sửa đổi bổ sung 2017, cách hành vi tấn công trên biển đã cấu thành tội theo quy định
của Luật
- Tăng cường hợp tác quốc tế
Luật Biển đã đưa ra các nguyên tắc để Việt Nam mở rộng năng lực hợp tác trên biển với
các đối tác nước ngoài từ nghiên cứu khoa học biển, đánh giá tài nguyên, bảo vệ môi
trường đến tổ chức các chuyến tuần tra chung hay phối hợp trấn áp cướp biển, cướp có
vũ trang trên biển. Điều 6 Luật này quy định: “ Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về
biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.”. Nội dung hợp
tác có thể là ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai hay phòng
chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố
tràn dầu,…
Việt Nam cũng nâng cao nâng lực cứu nạn cứu hộ của mình như vụ tìm kiếm máy bay
MH 370 của Malaysia bị mất tích 2014 hoặc cứu trợ 22 thủy thủ Philippines bị đâm chìm
tại Trường Sa năm 2019. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác mạnh mẽ với các nước trong
khu vực và thế giới để thực thi hiệu quả UNCLOS, góp phần bảo vệ môi trường biển hoà
bình, ổn định và phát triển bền vững.
- Đề cao quy định về bảo vệ môi trường
Luật Biển Việt Nam không những đề cao những quy định về bảo vệ môi trường mà còn
khuyến khích Việt Nam tham gia những Công ước quốc tế về biển. Ví dụ như tham gia
Công ước về quản lý các đàn cá xuyên biên giới và các đàn cá di cư xa ngày 18/12/2018,
tham gia xây dựng Công ước về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển nằm
ngoài quyền tài phán quốc gia,…
3.3. Thách thức về an ninh - quốc phòng, môi trường và tài nguyên biển
3.3.1. Quân sự hoá các bãi đá, bãi ngầm
Bên cạnh những yêu sách phi lý về chủ quyền tại Biển Đông, dường như tham vọng của
Trung Quốc lại lên một nấc thang mới, bất chấp các quy định được đề cập tại Công ước
UNCLOS 1982 và sự phản đối của cộng đồng quốc tế với lý do “thực hiện nghĩa vụ quốc
tế”. Theo đó, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo quy mô lớn một cái ngang nhiên và trái
phép các bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo và cơ nới một số
đảo tại quần đảo Hoàng Sa. Cụ thể, theo hình ảnh vệ tinh ghi nhận được, Trung Quốc đã:
- Biến đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thành các đảo nhân tạo lớn về diện tích và
quy mô công trình:
+ Trung Quốc đã đưa máy móc và thiết bị đến đá Chữ Thập, sau 3 tháng, các máy
hút bùn, nạo vét các rặng san hô xung quanh đã tạo ra hòn đảo nhân tạo dài hơn
3000m và rộng từ 200 đến 300m, đủ rộng để xây dựng đầy đủ cả đường băng lẫn
bãi đỗ máy bay của một sân bay hoàn chỉnh, đồng thời tạo ra một bến cảng ở
phía Đông đá Chữ Thập đủ lớn để neo đậu tàu chở dầu và các chiến hạm lớn.
+ Hình ảnh vệ tinh cho thấy có gần 400 toà nhà được xây dựng tại đảo Xu Bi, toàn
bộ đều có khả năng là các công trình quân sự, đã được xây dựng trên đảo nhân
tạo ở đá Xu Bi, có năng lực phục vụ từ 1.500 đến 2.400 binh lính đồn trú.
+ Biến đá Vành Khăn thành đảo hoàn toàn nhân tạo có diện tích lớn nhất trên
Biển Đông và lớn nhất trong các đảo, đá tự nhiên lẫn nhân tạo tại hai quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa. Trên đảo nhân tạo này, Trung Quốc cũng đã hoàn thành xây
dựng sân bay và cảng nước sâu nhằm biến nơi đây thành một căn cứ quân sự lớn
- Tiến hành cải tạo bãi Châu Viên, xây đảo tại đá Gạc Ma, xây cất công trình và bồi
đắp tại bãi đá Ga Ven và đá Lạc, bồi đắp đá Tư Nghĩa
- Cơi nới các đảo ở Hoàng Sa: Trung Quốc đang mở rộng hai đảo Phú Lâm và Quang
Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đường băng cũ trên đảo Phú Lâm đã được thay
bằng một đường băng mới dài và hiện đại hơn. Trong khi đó, trên đảo Quang Hòa
có một doanh trại quân đội, đê chắn biển và các công trình khác. Trên đảo Duy
Mộng, mà Trung Quốc chiếm đóng gần đó, các tòa nhà mới cũng xuất hiện. Đặc
biệt là đảo Phú Lâm, sau khi cải tạo, từ một hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở cả hai
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa lại thành đảo chỉ đứng thứ 3 (sau hai hòn đảo
nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp là Vành Khăn và Xu Bi). Mới đây nhất, Trung
Quốc đã đưa hệ thống phòng thủ tên lửa ra hòn đảo này
Những hoạt động trên của Trung Quốc cho thấy tham vọng kiểm soát của họ đối với
Biển Đông bằng việc quân sự hoá và xây dựng công trình lớn trên các bãi đá ngầm. Lý do
được Trung Quốc đưa ra là để “phòng vệ quân sự và cung cấp dịch vụ dân sự có lợi cho
các nước xung quanh”. Việc bỏ nguồn lực vật chất khổng lồ cho việc tôn tạo các bãi đá
ngầm, biến chúng thành những tiền đồn quân sự lớn không những cho thấy âm mưu lớn
của Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông bằng biện pháp quân sự, tạo điều kiện
cho Trung Quốc đặt một Vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, mà còn giúp họ có
được chủ quyền đối với các hòn đảo này và quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa xung quanh đó. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có căn cứ
pháp lý nào vì theo Điều 60 UNCLOS: “các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không
được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng
không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
hoặc thềm lục địa”. Theo các chuyên gia thì đây là việc còn nghiêm trọng hơn cả vụ giàn
khoan 981, đòi hỏi Việt Nam và các nước trong khu vực cần có những động thái gay gắt
phản đối hành động này của Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và sự
ổn định trên biển Đông.
Thêm vào đó, hành động quân sự hoá các bãi đá ngầm này của Trung Quốc không chỉ
gây bất ổn trong khu vực mà còn tàn phá nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên vùng
biển, đe doạ dến sự phát triển của hệ sinh thái biển, tác động tiêu cực đến môi trường
mà nước bị ảnh hưởng trực tiếp là Việt Nam. Biểu hiện như: Hành động nạo vét để cải
tạo đảo của Trung Quốc khiến toàn bộ hệ sinh thái của quần đảo Trường Sa có nguy cơ
sụp đổ hoặc suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô đã bị phá huỷ nghiêm trọng để xây
dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến việc huỷ diệt các dòng chảy mang theo cá và ấu trùng san
hô. Điều này không chỉ tổn hại trong khu vực khai phá mà còn lan rộng ra những vùng
khác. Quân sự hoá ở những bãi đá này khiến những rạn san hô chết dần rồi biến mất,
khó có khả năng tái tạo. Không những vậy, việc tàu cá Trung Quốc ra sức đánh bắt cũng
gây tổn hại không nhỏ. Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố sẽ đẩy mạnh nghiên cứu bảo vệ
môi trường nhưng vẫn chưa có một hành động thực tế nào diễn ra.
3.3.2. Sự suy kiệt nguồn tài nguyên biển
Luật Biển Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định cho thấy sự quan trọng trong việc gìn giữ,
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Theo đó, tại Điều 35 có ghi nhận rằng, khi hoạt
động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy
định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ
tài nguyên và môi trường biển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên và
môi trường tại Biển Đông đang đứng trước thách thức đặc biệt nghiêm trọng.
Theo số liệu nghiên cứu chứng minh cho thấy sản lượng cá trên toàn cầu đang bị suy
giảm ở mức đáng báo động. Khoảng 48% ngư trường đang bị khai thác quá mức. 1/10
trữ lượng cá trên toàn thế giới đang trên đà cạn kiệt. Nghiêm trọng nhất là tại Biển Đông
đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nếu các quốc gia không có những hành động quyết
liệt nhằm đối phó với nạn đánh cá tận diệt và tác động từ biến đổi khí hậu. Theo ước
tính, nếu không có biện pháp kịp thời, thiệt hại do thiếu hụt nguồn cung cá biển được
ước tính vào khoảng 11,5 tỉ USD hàng năm.
Tại Việt Nam, sản lượng khai thác cá đang trên đà mất cân đối. Theo đó, trữ lượng trung
bình ước tính vào khoảng 4,7 triệu tấn nhưng hàng năm Việt Nam đang khai thác
khoảng 3,1 - 3,2 triệu tấn. Thêm vào đó, tình trạng sử dụng các nghề, ngư cụ có tính tận
diệt nguồn lợi, như chất nổ, xung điện, lưới kéo, lưới kéo đôi (giã cào bay), đánh bắt cá
con, đánh bắt ở vùng biển ven bờ, thủy vực nội đồng, trong các khu bảo tồn biển vẫn
tiếp diễn. Vào tháng 10/2017, Việt Nam đã bị EU cảnh cáo thể vàng vì không tuân thủ
Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định
(IUU).
3.3.3. Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Việt Nam hiện nay đang đứng trước thách thức to lớn trước những hậu quả nặng nề của
biến đổi khí hậu. Thực tế cho thấy, BĐKH đã làm cho hệ sinh thái biển của Việt Nam bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những vùng đất ngập nước ven biển. Nguồn lợi
thuỷ sản giảm sút, các hệ sinh thái vùng bờ bị suy thoái và thu hẹp diện tích, các quần
thể động thực vật có xu hướng di chuyển ra xa bờ, hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển suy
thoái nghiêm trọng và xuất hiện hiện tượng tẩy trắng. BĐKH còn làm tăng chiều hướng
axit hoá đại dương và các cơn bão nhiệt đới dẫn đến tàn phá hệ sinh vật. Ngoài ra, biến
đổi khí hậu còn có thể gây tiệt chủng ở một số loài sinh vật, ảnh hưởng tiêu cực đến
rừng ngập mặn làm mất chức năng bảo vệ bờ biển.
Trước sự tác động mạnh mẽ của BĐKH, cần phải có một khung pháp lý hoàn chỉnh nhằm
xây dựng các biện pháp thích hợp để đối phó. Do đó, Luật Biển và các văn bản pháp lý
chuyên ngành cần có sự quan tâm sâu sắc với vấn đề này và cần sớm được điều chỉnh bổ
sung để ứng phó kịp thời với tình hình phức tạp của biến đổi khí hậu.

You might also like