Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT QUỐC TẾ

MÔN PHÁP LUẬT


CẠNH TRANH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


BÀI TẬP SỐ 2

Lớp: Quốc tế - CHL K36


Nguyễn Ngọc Phương Linh
MSHV: 22360810183

Năm học: 2022 - 2023


1

MỤC LỤC
1. Xác định thị trường liên quan trong trường hợp này.........................................2
1.1. Thị trường sản phẩm liên quan:......................................................................2
1.2. Thị trường địa lý liên quan..............................................................................6
2. Việc CGV đề xuất mức chia doanh thu 55% - 45% có vi phạm pháp luật cạnh
tranh hay không?..........................................................................................................7
3. Phân tích, đánh giá về khía cạnh cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài
trên thị trường Việt Nam từ góc độ chính sách cạnh tranh quốc tế dựa trên những
nguyên tắc và quy định của WTO...............................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................15
2

1. Xác định thị trường liên quan trong trường hợp này1.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 (LCT), thị trường liên quan được xác
định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. 

1.1. Thị trường sản phẩm liên quan:

Trong vụ việc trên, CGV và các rạp phim xảy ra tranh chấp đều cung cấp dịch vụ
chiếu phim, do đó, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, để xác định thị
trường sản phẩm liên quan trong vụ việc này cần xét đến đặc tính có thể thay thế cho
nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Cụ thể, yếu tố “có thể thay thế cho
nhau” của dịch vụ chiếu phim theo khoản 5 Điều này được xác định như sau:

- Đặc tính của của dịch vụ: dịch vụ chiếu phim tại các rạp đều có tính vô hình,
việc sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời (chiếu phim và xem phim), không thể lưu
kho (không thể tích trữ vé), cần cung cấp các yếu tố kỹ thuật (hệ thống rạp chiếu và âm
thanh), không di chuyển được (khách hàng phải đến rạp phim thì mới có thể sử dụng
dịch vụ), tính không thể chuyển đổi quyền sở hữu (khách hàng đến sử dụng dịch vụ
chiếu phim mà không thể sở hữu dịch vụ đó)2,...

- Mục đích sử dụng: người tiêu dùng đến rạp chiếu phim với mục đích chính là
xem phim

1
Do vụ việc của CGV diễn ra vào năm 2016 nên pháp luật được áp dụng để xem xét trong trường hợp này là
Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
2
Đề tài nghiên cứu khoa học, Nâng cao chất lượng các dịch vụ tại rạp chiếu phim, ĐH Thương mại, xem tại link:
https://xemtailieu.net/tai-lieu/nang-cao-chat-luong-cac-dich-vu-tai-cac-rap-chieu-phim-tren-dia-ban-quan-dong-
da-ha-noi-1101943.html (truy cập ngày 30/5/2023)
3

- Giá cả: tại điểm c3 quy định việc điều tra về khả năng có thể thay thế giữa các
sản phẩm cần phải được kiểm chứng từ phản ứng của thị trường thông qua thái độ của
khách hàng đối với dịch vụ khi có sự thay đổi về giá. Một khi khách hàng bày tỏ thái
độ sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng một dịch vụ nhất định bằng dịch vụ khác, có
nghĩa là cả hai dịch vụ nói trên có khả năng thay thế cho nhau 4. Tuy nhiên, LCT chỉ
xác định tính có thể thay thế về giá dựa trên phản ứng của người tiêu dùng bằng
phương pháp khảo sát - phương pháp mà độ chính xác và tính khả thi phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau5. Trong trường hợp của CGV, việc khảo sát với 50% trong
1.000 người tiêu dùng đến rạp là điều rất khó khăn. 

Do đó, tác giả sử dụng một số khảo sát đã được thực hiện để tham khảo dẫn
chứng cho vụ việc này. So với giá xem phim tại CGV, giá xem phim tại BHD và
Galaxy được xem là có phần thấp hơn, do đó, thay vì là CGV, BHD là hệ thống rạp
được nhiều người khuyên đến xem nhất (16%), theo sau là CGV (12%) và Galaxy
(4%)6. Từ thông tin trên, có thể thấy chính vì sự chênh lệch giá vé mà có sự thay đổi về
lựa chọn dịch vụ chiếu phim tại các rạp của người tiêu dùng. Tham khảo đến khoản 4
Điều 4 Nghị định 35/2018/NĐ-CP, yếu tố “có thế thay thế cho nhay về giá cả được xác
định dựa trên tỷ lệ chênh lệch giá là 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Xét trong
việc mua vé xem phim tại CGV và BHD tại Tp.HCM vào buổi chiều cuối tuần, giá vé
CGV cho người lớn là 120.000đ, giá vé BHD là 100.000đ.

3
Dịch vụ được xem là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000
người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ có
đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hoá dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường
hợp giá của dịch vụ tăng lên quá 10% và được duy trì 06 tháng liên tiếp
4
Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh năm 2004, xem tại link:
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=209173 (truy cập ngày 30/5/2023)
5
Hà Thị Thanh Bình (2017), Vấn đề xác định thị trường liên quan trong bối cảnh tham gia Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC), Tạp chí Khoa học pháp lý, 4(107), 35-44
6
Anh Hoa, Rạp chiếu phim đóng băng, CGV, Lotte, Galaxy, BHD cận kề nguy cơ phá sản, xem tại link:
https://baodautu.vn/rap-chieu-phim-dong-bang-cgv-lotte-galaxy-bhd-can-ke-nguy-co-pha-san-d144505.html
(truy cập ngày 30/5/2023)
4


thể thấy,
tỷ giá chênh
lệch giữ
hai loại
giá vé này là

11,11%. Khi tỷ lệ quá 5% hoặc chưa đủ căn cứ để kết luận, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc
gia sẽ xem xét một số yếu tố theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 116 (khoản 5 Điều 4 Nghị
định 35). Trong đó, tại điểm c quy định về yếu tố “thời gian sử dụng hàng hoá dịch
vụ”. Theo một nghiên cứu cho thấy trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến 2020, số
lượng rạp chiếu phim hiện đại của Việt Nam tăng 1.104% với hơn 200 cụm rạp. Số
lượng xem phim chiếu rạp cũng tăng 714% 7. Nguồn cung thị trường chiếu phim tại

7
Đề tài nghiên cứu khoa học, Nâng cao chất lượng các dịch vụ tại rạp chiếu phim, ĐH Thương mại, xem tại link:
https://xemtailieu.net/tai-lieu/nang-cao-chat-luong-cac-dich-vu-tai-cac-rap-chieu-phim-tren-dia-ban-quan-dong-
da-ha-noi-1101943.html (truy cập ngày 30/5/2023)
5

Việt Nam dần theo kịp với nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng. Cũng theo kết quả
khảo sát này, trung bình khán giả sử dụng dịch vụ chiếu phim là 1 tháng/lần. Như vậy,
thời gian sử dụng dịch vụ chiếu phim của khán giả trong một năm là khá nhiều. 

Khi được hỏi


về các rạp chiếu mà họ đã sử dụng, bên cạnh việc lựa chọn CGV, khán giả còn lựa
chọn các rạp chiếu phim khác để thay thế.
6

Dựa vào các căn cứ trên, thị trường sản phẩm liên quan trong vụ việc này là thị
trường dịch vụ chiếu phim.

1.2. Thị trường địa lý liên quan

Theo khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, một trong
những căn cứ để xác định ranh giới địa lý của thị trường địa lý liên quan là “khu vực
địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan”.
Trong đó, CGV, BHD, Galaxy, Slyline, Golden Media, Saigon Media, MVP. Early
Risers, VAA đều có cơ sở kinh doanh tại Tp. HCM. Như vậy, ranh giới địa lý trong
trường hợp là tại Tp.HCM. 

Khoản 3 Điều 7 Nghị định này yêu cầu một trong các tiêu chí để thoả mãn điều
kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể giữa thị trường địa lý liên quan với các
khu vực địa lý lân cận là có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường
theo Điều 8 Nghị định này. Trong đó:

- Bảo hộ nhãn hiệu: vì bản chất của quyền SHTT là mang tính lãnh thổ, do đó các
nhãn hiệu của rạp chiếu phim muốn được bảo hộ tại Việt Nam cần phải tiến hành đăng
ký theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT.

- Điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hoá, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp:
theo Điều 14 Luật Điện ảnh 2006, đối với doanh nghiệp sản xuất phim phải có Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ VH-TT cấp, trong đó yêu cầu về vốn pháp
định phải đáp ứng đủ 1 tỷ đồng. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là công dân Việt Nam
và đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 15 Luật này.

- Tập quán của người tiêu dùng: Tp. HCM hiện là địa bàn chiếm thị phần điện
ảnh lớn nhất cả nước với số lượng rạp chiếu phim chiếm gần 30% và đóng góp trên
7

40% về tỷ lệ doanh thu8. Điều này cho thấy thói quen của người tiêu dùng Việt Nam
khi thường lựa chọn các rạp chiếu phim tại Tp.HCM để sử dụng dịch vụ.

Như vậy, dựa vào các căn cứ trên có thể kết luận thị trường địa lý liên quan được
xác định trong vụ việc trên là tại Tp.HCM.

2. Việc CGV đề xuất mức chia doanh thu 55% - 45% có vi phạm pháp luật
cạnh tranh hay không?

Hành vi đề xuất mức chia doanh thu 55/45 của CGV đã vi phạm pháp luật cạnh
tranh. Cụ thể, CGV đã có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để áp đặt điều kiện thương
mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh,
thuộc trường hợp hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo khoản 4
Điều 13 LCT, với lý do như sau:

- Theo khoản 1 Điều 11 LCT, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi sở
hữu thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Như đã xác định ở Phần 1, thị
trường liên quan trong vụ việc này là dịch vụ chiếu phim. Theo đó, vào thời điểm
2014-2017, CGV sở hữu 84 cụm rạp, tương đương 40% thị phần các rạp chiếu bóng ở
Việt Nam. Do đó, CGV là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường chiếu phim
tại Việt Nam.

- Theo Điều 29 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, hành vi của CGV được thể hiện
thông qua các căn cứ sau:

+ Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau về điều kiện mua, bán, giá cả, thời
hạn thanh toán, số lượng trong mỗi giao dịch mua, bán hành hoá, dịch vụ tương tự
nhau về giá trị hoặc tính chất: Với số lượng rạp chiếu phim chiếm 40% tổng số rạp

8
Hoàng Yến, Vai trò đầu tàu của hệ thống rạp chiếu phim TP.HCM, xem tại link: https://zingnews.vn/vai-tro-dau-
tau-cua-he-thong-rap-chieu-phim-tphcm-post1276449.html (truy cập ngày 30/5/2023)
8

phim trong cả nước, CGV đã áp đặt tỷ lệ phia chia doanh thu bất hợp lý tại hệ thống
rạp của mình. Theo đó, các phim Việt do CGV phát hành tại hệ thống các rạp khác
này có tỷ lệ ăn chia vẫn là 55/45 (CGV hưởng 55%, các rạp khác 45%), trong khi các
phim Việt do các doanh nghiệp trong nước phát hành như BHD, Galaxy, Skyline,
Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và VAA tại hệ thống CGV thì tỉ lệ
phân chia vẫn là 45/55 (CGV hưởng 55% trong tuần đầu và hạ dần theo tuần, các rạp
khác 45%. Nếu do bên thứ 3 sản xuất thì tiếp tục chia với bên thứ 3) 9. CGV và các rạp
đều cung ứng dịch vụ phát hành phim Việt cho nhau, nên giao dịch được thực hiện
giữa CGV với các rạp là có cùng tính chất. Tuy nhiên, nếu phim do CGV phát hành
hưởng 55% thì đáng lẽ ra phim của doanh nghiệp trong nước phát hành cũng phải
hưởng điều kiện thương mại tương tự là 55% nhưng thực tế chỉ được hưởng 45%.

+ Nhằm đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so
với các doanh nghiệp khác. Điều này được hiểu rằng hành vi của CGV là nhằm đưa
CGV thành doanh nghiệp có được nhiều quyền lợi hơn so với các nhà sản xuất nội địa.
Theo các hãng phát hành, họ cho biết họ không còn cách nào khác và phải chịu sự áp
đặt của CGV do số lượng rạp của hệ thống này quá lớn. Nếu không đồng ý tỷ lệ này thì
phim của họ sẽ không được chiếu trong 40% số rạp, có nghĩa sẽ mất 40% doanh thu 10.
Hành vi này khiến các rạp khác phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó
khăn, thiệt hại vì không có sự lựa chọn nào khác.

- Ngoài ra, CGV còn có xu hướng ưu tiên chiếu phim nước ngoài, đặc biệt là
phim do chính họ sản xuất với số lượng nhiều hơn và khung giờ vàng lâu hơn, từ chối
công chiếu những bộ phim do doanh nghiệp trong nước phân phối như X-men:
Apocalypse hay Ngày độc lập 2 của Galaxy.
9
Vũ Văn Việt, CGV bị khiếu nại áp đặt tỷ lệ ăn chia doanh thu phim Việt, xem tại link: https://vnexpress.net/cgv-
bi-khieu-nai-ap-dat-ty-le-an-chia-doanh-thu-phim-viet-3404277.html (truy cập ngày 30/5/2023)
10
Vũ Văn Việt, CGV bị khiếu nại áp đặt tỷ lệ ăn chia doanh thu phim Việt, xem tại link:
https://vnexpress.net/cgv-bi-khieu-nai-ap-dat-ty-le-an-chia-doanh-thu-phim-viet-3404277.html (truy cập ngày
30/5/2023)
9

Từ những lý do trên, có cơ sở để khẳng định CGV có hành vi lạm dụng vị thế thị
trường bị cấm nên vi phạm nghiêm trọng LCT.

Trường hợp của CGV cũng có phần tương tự với vụ việc của Công ty Vinapco đã
lợi dụng vị thế độc quyền trong lĩnh vực cung ứng nhiên liệu hàng không ở Việt Nam.
Cụ thể, Công ty Vinappco đã viện dẫn lý do chi phí nhiêu liệu tăng để điều chỉnh mức
phí cung ứng nhiên liệu nhằm tăng giá cao đối với Pacific Airlines, trong khi Vietnam
Airlines vẫn được hưởng giá thấp. Điều này cho thấy Vinapco đã áp đặt điều kiện
thương mại khác nhau (điều kiện về giá) trong giao dịch như nhau (cung ứng nhiên liệu
hàng không nội địa) cho Vietnam Airlines và Pacific Airlines11.

3. Phân tích, đánh giá về khía cạnh cạnh tranh của doanh nghiệp nước
ngoài trên thị trường Việt Nam từ góc độ chính sách cạnh tranh quốc tế
dựa trên những nguyên tắc và quy định của WTO.

Trong bối cảnh tự do hoá toàn cầu, các Hiệp định thương mại tự do đã tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam. Điều này tạo nên sức ép cạnh
tranh quyết liệt không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, mà còn với cả nền sản xuất nội địa.
Ghi nhận thực tế cho thấy, doanh nghiệp ngoại với sự đa dạng về hình thức đầu tư,
cùng với những ưu đãi từ các FTAs đã làm giảm mạnh số lượng, sức tiêu dùng và quy
mô hệ thống phân phối trong nước12. Là một trong những quốc gia thành viên của
WTO có lượng hàng nhập khẩu đáng kể hàng năm, việc vận dụng các chính sách cạnh
tranh theo các nguyên tác và quy định của WTO là điều quan trọng và cần thiết. Cụ
thể, các quy định pháp lý về cạnh tranh nằm rải rác trong các Hiệp định của WTO được
thể hiện như sau:

11
Trần Thuỳ Linh, Áp dụng luật cạnh tranh trong giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền, xem tại link: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207863 (truy cập
ngày 30/5/2023)
12
https://www.sggp.org.vn/doanh-nghiep-viet-canh-tranh-trong-the-yeu-post593907.html (truy cập ngày
30/5/2023)
10

3.1. Điều khoản đảm bảo cạnh tranh công bằng

WTO yêu cầu các thành viên phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp của mình cần
tuân thủ các quy định của WTO về việc kinh doanh trên cơ sở cạnh tranh công bằng.
Các điều khoản cho thấy rõ ràng điều này liên quan đến các biện pháp phòng vệ
thương mại đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Theo khoản 1 Điều 11 Hiệp định về
tự vệ, các thành viên không được phép áp dụng, hay duy trì bất cứ một hạn chế xuất
khẩu tự nguyện nào, thoả thuận phân chia thị trường hay bất cứ biện pháp tương tự đối
với hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

Thực tế cho thấy, sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu đã từng là đối
tượng áp dụng biện pháp tự vệ theo Luật Quản lý ngoại thương. Theo nhận định từ Bộ
Công thương, việc áp dụng thuế tự vệ bên cạnh việc tạo môi trường cạnh tranh công
bằng cho ngành sản xuất trong nước mà việc duy trì môi trường này sẽ mang lại lợi ích
cho người tiêu dùng13. Với một nước nông nghiệp như Việt Nam, việc tránh phụ thuộc
vào nguồn phân bón nhập khẩu là một vấn đề quan trọng. Do đó, điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp nước ngoài khi tiến vào thị trường nội địa cần đảm bảo các nguyên tắc
cạnh tranh công bằng.

3.2. Điều khoản bắt buộc ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh

Một trong những vấn đề nhức nhối trong thị trường cạnh tranh tại Việt Nam hiện
nay là các doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị phần lớn tiến hành các hành vi hạn chế
cạnh tranh, từ đó, ngăn chặn doanh nghiệp nội địa gia nhập thị trường. Như vụ việc
CGV được phân tích ở trên, CJ CGV đã lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường cung
ứng dịch vụ chiếu phim để áp đặt những điều kiện thương mại bất hợp lý cho các
doanh nghiệp nội địa. Điều 9 Hiệp định GATS yêu cầu quốc gia thành viên phải thừa

13
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thoi-su/thong-tin-ve-viec-ap-dung-bien-phap-tu-ve-doi-voi-san-pham-p.html (truy
cập ngày 30/5/2023)
11

nhận một số hành vi của doanh nghiệp là hạn chế cạnh tranh, cần có sự tham vấn, hợp
tác giữa các quốc gia nhằm mục địch loại bỏ các hành vi đó. Điều 17 GATT, Điều 8
GATS cũng quy định việc quốc gia thành viên phải đảm bảo các doanh nghiệp độc
quyền phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, tại thời điểm xảy ra
vụ việc, Cục Quản lý cạnh tranh đã không có những biện pháp quyết liệt nhằm loại bỏ
hành vi lạm dụng của CGV. Điều này là không phù hợp với quy định tại WTO.

Bên cạnh đó, hành vi này không chỉ xuất phải từ phía doanh nghiệp nước ngoài
mà còn từ phía thị trường nội địa. Theo Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT, cước kết
nối chiều về mà doanh nghiệp cung cấp của Việt Nam đàm phán và áp dụng với đối tác
nước ngoài không thấp hơn 0,17 USD/phút nhằm giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
của Việt Nam tiếp tục và tham gia duy trì các-ten về giá cước kết nối chiều về, trong đó
VNPT vẫn là doanh nghiệp định giá và các doanh nghiệp khác vẫn chỉ là những người
chấp nhận giá14. Căn cứ vào vụ việc trên, có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam
đã vi phạm Mục 1 trong Tài liệu tham chiếu trong lĩnh vực viễn thông và có thể sẽ bị
khởi kiện.

3.3. Điều khoản khuyến khích ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh

Bên cạnh những quy định bắt buộc, WTO còn trao cho quốc gia quyền tự quyết
định những hành vi nào có thể bị coi là hạn chế cạnh tranh, và cách thức ngăn chặn các
hành vi đó trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh quốc gia. Điển hình như các quy định
tại Hiệp định TRIPS tại Điều 8 về việc ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền SHTT, Điều
31 cho phép các quốc gia áp dụng chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng đối với sáng
chế nhằm khắc phục hành vi hạn chế cạnh tranh hay tại Điều 40 cho phép ngăn chặn
thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong chuyển giao công nghệ.

14
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/21-phap-luat-canh-tranh-trong-wto-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam (truy cập
ngày 30/5/2023)
12

Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay cần
thiết phải có sự kết nối chặt chẽ với quyền SHTT. Trên thực tế thì giữa hai văn bản này
vẫn chưa có sự kết nối đồng bộ dẫn đến hiệu quả thực thi không cao. Với bản chất là
một tài sản trí tuệ vô hình, các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đều mang trong mình
tính “độc quyền” của chủ sở hữu. Theo LCT, quyền SHTT là một trong những yếu tố
tạo nên khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của các doanh nghiệp nắm
giữa. Điều đó có nghĩa là việc thực thi quyền SHTT của các chủ sở hữu sẽ gây ra hành
vi hạn chế cạnh tranh khi chủ sở hữu có sức mạnh thị trường đáng kể, hoặc thị phần
chiếm 30% trở lên, bất chấp đó là quyền đương nhiên của chủ sở hữu đã được Luật Sở
hữu trí tuệ thừa nhận15. Điều này đặt ra vấn đề rất lớn trong bối cảnh Việt Nam mở cửa
cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ các nước phát
triển nắm giữ độc quyền về công nghệ.

3.4. Điều khoản về chính sách cạnh tranh trong các FTAs

Trong bối cảnh tự do hoá toàn cầu, việc ký kết các Hiệp định tự do hoá thương
mại đồng nghĩa với việc nhập khẩu “ồ ạt” các sản phẩm từ doanh nghiệp nước ngoài.
Do đó, trong các FTAs mà Việt Nam ký kết như EVFTA, việc cam kết duy trì hệ thống
pháp luật cạnh tranh nhằm trực tiếp điều tra, xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh là vô
cùng cần thiết. Cụ thể, EVFTA yêu cầu các vấn đề sau16:

- Các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh phải bao gồm ít nhất các quy định
về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và kiểm
soát tập trung kinh tế có khả năng hoặc gây tác động hạn chế cạnh tranh; 

15
https://vjst.vn/vn/tin-tuc/5647/phap-luat-canh-tranh-va-thuc-thi-quyen-so-huu-tri-tue--mot-so-van-de-can-quan-
tam.aspx (truy cập ngày 30/5/2023)
16
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/19350-mot-so-noi-dung-cua-phap-luat-canh-tranh-viet-nam-doanh-nghiep-can-
luu-y-khi-tham-gia-vao-thi-truong-cac-nuoc-thanh-vien-evfta (truy cập ngày 30/5/2023)
13

- Các chủ thể thực thi pháp luật cạnh tranh phải có đủ công cụ và thẩm quyền để
xử lý hiệu quả các hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Tất cả các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,
không phân biệt vốn Nhà nước hay tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài đều phải tuân thủ
pháp luật cạnh tranh; 

- Pháp luật cạnh tranh phải được áp dụng một cách minh bạch và không phân biệt
đối xử. Tuy nhiên, EVFTA vẫn ghi nhận quyền tự chủ của mỗi Bên trong việc xây
dựng và thi hành pháp luật về cạnh tranh. Đồng thời, EVFTA cũng ghi nhận ngoại lệ
không áp dụng các chính sách, pháp luật cạnh tranh đối với các hoạt động vì lợi ích
công cộng của các doanh nghiệp, miễn là các hoạt động này không vượt quá mục tiêu
công cộng đặt ra và được thực hiện một cách minh bạch. 

Cam kết này đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần phải có những biện pháp kịp thời
trong việc thay đổi, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật sao cho có sự kết nối một
cách hài hoà và thống nhất.
14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản pháp luật


 Luật Cạnh tranh 2004
 Luật Cạnh tranh 2008
 Luật Điện ảnh 2006
 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
 Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2004
 Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018
 Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT
 Hiệp định GATT
 Hiệp định GATS
 Hiệp định TRIPS
 Hiệp định SA
 Tài liệu tham chiếu về viễn thông cơ bản

B. Tài liệu khác:


1. https://trungtamwto.vn/tin-tuc/19350-mot-so-noi-dung-cua-phap-luat-canh-
tranh-viet-nam-doanh-nghiep-can-luu-y-khi-tham-gia-vao-thi-truong-cac-nuoc-
thanh-vien-evfta (truy cập ngày 30/5/2023)
2. https://vjst.vn/vn/tin-tuc/5647/phap-luat-canh-tranh-va-thuc-thi-quyen-so-huu-
tri-tue--mot-so-van-de-can-quan-tam.aspx (truy cập ngày 30/5/2023)
3. https://www.sggp.org.vn/doanh-nghiep-viet-canh-tranh-trong-the-yeu-
post593907.html (truy cập ngày 30/5/2023)
4. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thoi-su/thong-tin-ve-viec-ap-dung-bien-phap-tu-ve-
doi-voi-san-pham-p.html (truy cập ngày 30/5/2023)
15

5. Vũ Văn Việt, CGV bị khiếu nại áp đặt tỷ lệ ăn chia doanh thu phim Việt, xem tại
link: https://vnexpress.net/cgv-bi-khieu-nai-ap-dat-ty-le-an-chia-doanh-thu-
phim-viet-3404277.html (truy cập ngày 30/5/2023)
6. Trần Thuỳ Linh, Áp dụng luật cạnh tranh trong giải quyết các vụ việc liên quan
đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, xem tại link:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207863 (truy cập ngày
30/5/2023)
7. Hoàng Yến, Vai trò đầu tàu của hệ thống rạp chiếu phim TP.HCM, xem tại link:
https://zingnews.vn/vai-tro-dau-tau-cua-he-thong-rap-chieu-phim-tphcm-
post1276449.html (truy cập ngày 30/5/2023)
8. Đề tài nghiên cứu khoa học, Nâng cao chất lượng các dịch vụ tại rạp chiếu
phim, ĐH Thương mại, xem tại link: https://xemtailieu.net/tai-lieu/nang-cao-
chat-luong-cac-dich-vu-tai-cac-rap-chieu-phim-tren-dia-ban-quan-dong-da-ha-
noi-1101943.html (truy cập ngày 30/5/2023)
9. Anh Hoa, Rạp chiếu phim đóng băng, CGV, Lotte, Galaxy, BHD cận kề nguy cơ
phá sản, xem tại link: https://baodautu.vn/rap-chieu-phim-dong-bang-cgv-lotte-
galaxy-bhd-can-ke-nguy-co-pha-san-d144505.html (truy cập ngày 30/5/2023)
10. Hà Thị Thanh Bình (2017), Vấn đề xác định thị trường liên quan trong bối cảnh
tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Tạp chí Khoa học pháp lý, 4(107),
35-44
11. Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh năm
2004, xem tại link: http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?
tintucid=209173 (truy cập ngày 30/5/2023)

You might also like