Bài Anh Đi Anh NH Quê Nhà

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

* Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một

nhà nho, một nhà thơ đầu


thế kỉ XX, sau này được lưu truyền trong dân gian như ca dao. Cả bài chỉ vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị
tưởng chừng dễ hiểu. Thế nhưng trong thực tế, đã có hai cách hiểu khác nhau rõ rệt và cả hai cách hiểu
đó đều có cơ sở và lí do tồn tại. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi nhớ quê nhà của người xa quê và
coi chủ đè chính của bài thơ là tình cản gắn bó sâu nặng với quê hương. Cách hiểu thứ hai nhấn mạnh
vào nỗi nhớ ai của người sắp ra đi và chủ đề chính của bài thơ là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

Về cách hiểu thứ nhất người đi xa bộc lộ tình cảm của mình là dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng
lòng luôn hướng về quê nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì quen thuộc trong cuộc sống nghèo khó
nhưng đầy ắp tình nghĩa. Theo quy luật tâm lí thì quê hương càng trở nên đáng yêu đáng nhớ hơn khi
người ta sống xa quê.

Ta có cảm tưởng như bài thơ là lời tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Bài thơ mở đầu bằng đại từ “anh”, lấy anh làm chủ thể với mục đích tập trung tất cả ý tình vào đó: Anh
đang sống xa nhà và anh nhớ quê nhà. Cụm từ anh đi anh nhớ thể hiện tình cảm da diết, khôn nguôi.

Quê nhà không đơn giản chỉ là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng hơn. Trong trái tim của mỗi
chúng ta đều mang nặng tình quê. Bởi vậy khi đi xa nỗi nhớ càng thiết tha sâu nặng:

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Đây là biểu hiện cụ thể của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn với canh rau muống nấu cua đồng là món
ăn quen thuộc của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ, xa quê, nhớ tới mùi vị của những món ăn dân dã
ấy, lòng người xao xuyến biết bao và mong muốn được trở về sum họp với gia đình lại càng thêm da
diết. Quê nhà với muôn ngàn cái tưởng như tầm thường: cây đa, bến nước, con đò, giậu mùng tơi xanh,
luống cải vàng rung rinh trong gió xuân dìu dịu; tiếng sáo diều vi vu ngân nga lúc chiều về, hương lúa
chín nồng nàn khi mùa tới… nhưng vẫn khiến người ta thương nhớ đến quặn lòng.

Hai câu thơ trên gợi ra một nỗi nhớ quê nhà thật mộc mạc và đằm thắm khó phai. Hai câu thơ tiếp theo
là nỗi nhớ con người gắn bó với khung cảnh quê hương:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Người nông dân ngàn đời nay vẫn gắn liền với cuộc sống dãi nắng dầm sương, vất vả cực nhọc trăm bề.
Nắng, sương thật sự thấm đượm cuộc sống nghèo khó. Ông bà, cha mẹ ta tắm sương gội nắng để kiếm
cho ta miếng cơm manh áo, để tạo cho ta thể xác, tâm hồn. Quê hương ấy con người ấy hỏi làm sao khi
xa cách, ta không thương, không nhớ?

Đại từ phiếm chỉ ai trong câu thơ thứ ba có thể là kẻ này người nọ nhưng tất nhiên phải có quan hệ thân
thiết với người đi xa. Còn ai trong câu thơ thứ tư thì chỉ có thể là người yêu. Chàng trai xa quê nhớ
người yêu trong khung cảnh lao động quen thuộc: tát nước bên đường vào một sớm, một chiều hay một
đêm trăng thanh nào đó… Tất cả các kỉ niệm về quê nhà sống dậy, kết thành một nỗi nhớ mênh mông.

Bài “Anh đi anh nhớ quê nhà” là bài ca về tình quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng
của mỗi con người: “Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người” (Đỗ Trung Quân). Mỗi
người chúng ta đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới ý nghĩa của hai tiếng quê hương được
mở rộng hơn nhiều: trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu cũng có cuộc sống tình nghĩa, ở đó là quê
hương. Dù vậy, bài thơ trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt cho mọi tấm lòng thiết tha gắn bó với
quê hương, xứ sở.

Về cách hiểu thứ hai, nếu ta coi đại từ phiếm chỉ ai trong hai câu cuối của bài thơ là người bạn tình của
chàng trai thì nỗi nhớ quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha.
Đó là nội dung mà bài thơ muốn bày tỏ và nếu coi bài thơ là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với
cô gái thì có một điểm đặc biệt đáng chú ý là chàng trai chưa xa mà đã nhớ. Dường như cô gái cũng thiết
tha muốn biết khi xa quê chàng trai sẽ nhớ những gì và nhớ những ai. Bốn câu thơ với năm từ nhớ liên
tiếp cho thấy chàng trai vừa giãi bày được lòng mình vừa đáp ứng được nhu cầu của lòng bạn: Anh đi
anh nhớ quê nhà.

Ở câu thứ nhất, tuy nỗi nhớ còn chung chung, chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng đã yên tâm và chứa chan
hi vọng vì chàng trai xưng anh với cô rất ngọt ngào, thân thiết. Vả lại, khi đi xa, chắc chắn chàng trai sẽ
rất nhớ quê nhà, vì ở đó có cô gái mà mình thầm yêu mến.

Đến câu thứ hai: “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” thì chàng trai đã cụ thể hoá nỗi nhớ quê
nhà ở câu thứ nhất một cách rất tự nhiên. Canh rau muống, cà dầm tương là những món ăn quen thuộc
của người nghèo, mấy ai xa quê mà không thèm, không nhớ? Nhưng nhớ quê nhà không lẽ chỉ nhớ thế
thôi ư? Cô gái dõi theo lời chàng trai rồi hồi hộp lắng nghe và chờ đợi.

Sang câu thứ ba: “Nhớ ai dãi nắng dầm sương”, cô gái không thể không liên tưởng đến mình, nhưng
chưa thể khẳng định chắc chắn, vì ở quê nhà có bao người dãi nắng dầm sương, chứ đâu phải riêng cô?

Cách nói của chàng trai như vậy là cách nói lấp lửng, vừa nói vừa thăm dò phản ứng của đối tượng, vừa
kìm nén cảm xúc chất chứa trong lòng mình. Chỉ đến khi cảm thấy cô gái đã thuận tình, thuận ý, chàng
trai mới dám thổ lộ một cách ý nhị và tình tứ: “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

Qua đó, chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái đã để ý đến nhau từ lâu nhưng chưa
một lần thổ lộ. Tình yêu của họ mới ở giai đoạn đầu ngượng ngùng khó nói. Giờ đây, khi sắp xa quê,
chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa tới gần: “Anh đi anh
nhớ quê nhà”; từ chung đến riêng: “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”; từ phiếm chỉ đến xác
định: “Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Đến đây thì cả ý lẫn tình đều
rõ. Ai kia chính là cô gái siêng năng, thuần hậu, dãi nằng dầm sương, góp phần cùng bao người làm nên ý
nghĩa cuộc sống của chốn quê nhà. Nếu anh xa quê, thì người mà anh nhớ nhất sẽ là em – bởi em đã hoá
thân thành quê hương yêu dấu.

Tuy cuộc trò chuyện nhằm bày tỏ tình yêu nhưng chàng trai đã tránh không đụng chạm đến một từ yêu,
thương nào mà tất cả những cảm xúc yêu thường đều dồn nén vào một từ “nhớ”. Từ “nhớ” được nhắc
đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc, một nội dung khác nhau và càng về sau càng cụ thể hơn,
da diết hơn.

Trong ca dao, nhất là ca dao tỏ tình, việc mượn cái này để nói cái kia, mượn nhớ nói yêu, mượn giận nói
thương đã trở thành thông lệ quen thuộc. Dù hiểu cách nào thì ở bài thơ trên, tình yêu quê hương, tình
yêu trai gái cũng hoà quyện một cách với nhau một cách sâu nặng.

Bài thơ chỉ có 4 câu với những hình ảnh tưởng chừng bình thường nhưng tiêu biểu, chọn lọc đã nói lên
được tình cảm thắm thiết tác động sâu xa đến tâm hồn người nghe. Phải thực sự yêu quê, phải là người
lao động gắn bó sâu sắc với cuộc sống ở làng quê mới sáng tạo ra được một bài thơ bình dị mà tuyệt vời
đến thế!

* Mở bài Phân tích bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà

Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ đầu thế kỉ XX; sau
này nó được dân gian hóa mà thành ca dao. Cả bài chi vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị, dễ hiểu. Thế nhưng
trong thực tế đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau và cả hai cách đều có lí. Cách hiểu thứ nhất nhấn
mạnh vào nỗi nhớ quê nhà và coi chủ để chính của bài là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương. Cách
hiểu thứ hai nhấn mạnh vào nỗi nhớ người yêu và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình yêu đôi lứa.

Thân bài: Phân tích bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà

Về cách hiểu thứ nhất:

Người đi xa bày tò tình cảm của mình : dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng lòng luôn hướng về quê
nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì đã trở thành quen thuộc trong kỉ niệm. Cuộc sống ở quê nhà dù
nghèo khó nhưng ấm áp nghĩa tình. Quê hương càng trở nên đáng yêu, đáng nhớ gấp bội trong tâm
tưởng người phải sống xa quê.

Trước hết, bài ca dao là tiếng hát tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Bài ca dao mở đẩu bằng đại từ Anh, lấy Anh làm chủ thể. Tất cả ý tình tập trung vào đó: anh xa nhà và
anh nhớ quê nhà.
Quê nhà không chỉ đơn giản là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Trong mỗi chúng
ta đều mang nặng tình quê, bởi vậy khi đi xa, nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng:

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Đây là nét cụ thể đầu tiên của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn với canh rau muống nấu với ít tôm hay
với cua đồng là món ăn thanh đạm của nhà nghèo, rất quen thuộc đối với người nông dân đồng bằng
Bắc Bộ. Xa quê, khi nhớ tới mùi vị của những món ăn quê hương, lòng người xao xuyến biết bao và ước
mong được trở về sum họp với gia đình lại càng da diết. Quê nhà với muôn ngàn cái tưởng như tầm
thường: cây đa, bến nước, con đò, giậu mùng tơi xanh rờn, hoa cải vàng rung rinh trong gió xuân hây
hẩy, tiếng sáo diều vi vu ngân nga lúc chiều hè, hương lúa chín nồng nàn khi mùa tới… khiến người ta
thương nhớ khôn nguôi.

Hai câu thơ trên gợi ra một nỗi nhớ quê nhà mộc mạc, dân dã mà đằm thắm, khó phai. Hai câu thơ tiếp
theo là nỗi nhớ con người gắn bó với quê hương ấy:

Nhớ ai dải nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Cuộc sống của nông dân ta hàng ngàn đời nay gắn liền với công việc dãi nắng dầm sương, vất vả cực
nhọc trăm bể. Nắng sương thật sự thấm đượm những cuộc đời nghèo khổ nơi thôn dã. Ông bà, cha mẹ
ta tắm sương gội nắng để kiếm cho ta miếng cơm manh áo, để tạo cho ta thể xác, tâm hồn. Quê hương
ấy, con người ấy hỏi làm sao khi xa cách ta không thương, không nhớ?

Đại từ phiếm chỉ ai trong câu thứ 3 có thể là kẻ này người nọ nhưng tất nhiên phải có quan hệ thân thiết
với người đi xa. Còn ai trong câu thứ 4 thì rõ ràng là cô gái anh yêu. Chàng trai xa quê nhớ hình ảnh của
người yêu trong cảnh lao động quen thuộc: tát nước bên đường vào một sớm, một chiều hay một đêm
trăng thanh nào đó… Tất cả kỉ niệm về quê nhà sống dậy, kết thành một nỗi nhớ mênh mông, sâu nặng.

Về cách hiểu thứ hai:

Nếu ta coi đại từ phiếm chỉ ai trong hai câu cuối của bài ca dao là người bạn tình của chàng trai thì nỗi
nhở quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Đó là nội dung mà
bài ca dao muốn bày tỏ.

Và nếu coi bài thơ là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điểm đặc biệt đáng
chú ý nữa là chàng trai chưa đi xa mà đã nhớ. Dường như cô gái cũng thiết tha muốn biết khi xa quê,
chàng trai sẽ nhớ những gì và nhớ những ai? Bốn câu ca dao với năm từ nhớ liên tiếp khiến cho chàng
trai vừa giãi bày được lòng mình, vừa đáp ứng nhu cầu của lòng bạn.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Ở câu thứ nhất, nỗi nhớ còn chung chung chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng đã yên tâm và chứa chan hi
vọng vì chàng trai xưng Anh rất ngọt ngào, thân thiết. Vả lại khi đi xa, chắc chắn chàng trai sẽ rất nhớ
quê nhà, vì ở đó có cô gái mà anh thầm yêu trộm nhớ.
Đến câu thứ hai: Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương thì chàng trai đã cụ thể hóa nỗi nhớ quê nhà
một cách rất tự nhiên. Canh rau muống, cà dầm tương là những món ăn quen thuộc, mấy ai xa quê mà
không thèm, không nhớ? Nhưng nhớ quê nhà không lẽ chỉ nhớ có thế thôi ư? Cô gái dõi theo chàng trai
rồi hồi hộp lắng nghe và chờ đợi.

Sang câu thứ ba: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, thì cô gái không thể không liên tưởng đến mình, nhưng
chưa thể khẳng định chắc chắn, vì ở quê nhà có bao người dãi nắng dầm sương, chứ đâu phải riêng cô?

Cách nói của chàng trai như vậy là vừa kín, vừa hở. Chàng trai dường như vừa thăm dò phản ứng của đối
tượng, vừa kìm nén những cảm xúc chất chứa trong lòng mình. Chi đến khi cảm thấy cô gái đã thuận
tình, thuận ý, chàng trai mới dám thổ lộ một cách ý nhị và tình tứ:

Nhở ai tát nước bên đường hôm nao.

Chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái đã để ý đến nhau từ lâu nhưng chưa một lần
thổ lộ. Tình yêu của họ đang ở thuở ban đầu ngượng ngùng khó nói. Giờ đây khi sắp xa quê, chàng trai
mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa tới gần, từ chung đến riêng:
Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhở canh rau muống nhớ cà dầm tương; từ phiếm chi đến xác định: Nhở ai dãi
nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đến đây thì cả ý lẫn tình đều rõ. Ai kia chính là
người thôn nữ siêng năng, thuần hậu, góp phần cùng bao người làm nên cuộc sống thanh bình của chốn
quê nhà. Nếu anh xa quê, thì người mà anh nhớ nhất sẽ là em – bởi em là hóa thân của quê hương yêu
dấu.

Tuy cuộc trò chuyện nhằm bày tỏ tình yêu nhưng chàng trai đã tránh không đụng chạm đến một từ yêu,
thương nào mà tất cả những cảm xúc yêu thương đều dồn nén vào một từ Nhớ. Từ Nhớ được nhắc đi
nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc, một nội dung khác nhau và càng về sau càng cụ thể hơn da
diết hơn.

Trong ca dao, nhất là ca dao tỏ tình, việc mượn cái này để nói cái kia mượn nhớ nói yêu, mượn giận nói
thương đã trở thành quen thuộc. Mỗi cách hiểu như đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí
và cái hay riêng của nỏ.

Kết bài Phân tích bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà

Bài Anh đi anh nhớ quê nhả là bài ca về tình yêu quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng
liêng của mỗi con người : Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lởn nổi thành người (Đỗ Trung Quân).
Mỗi người chúng ta đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới, ý nghĩa của hai tiếng quê hương
đã được mở rộng hơn nhiều: trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu có cuộc sống nghĩa tình, ở đó là quê
hương. Cho nên bài ca dao trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt của mọi tấm lòng thiết tha gắn bó
với quê hương, xứ sở.

* Đề bài: Em hãy phân tích bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”
Ca dao là một trong những thể loại thuộc văn học dân gian Việt Nam, có tính truyền miệng, lối văn giản
dị, mộc mạc, đời thường. Ca dao kết tinh tâm tư, tình cảm của cha ông xưa đo đó, nỗi nhớ trong ca dao
được thể hiện muôn màu muôn vẻ. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ điển hình:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Bài “Anh đi anh nhớ quê nhà” vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ sống trong khoảng
đầu thế kỉ XX, sau này được nhân dân hóa thành ca dao. Cả bài chỉ vẻn vẹn bốn câu, nhưng có hai cách
hiểu khác nhau rõ rệt và cả hai cách hiểu đó đều có cơ sở. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi nhớ
quê nhà của người xa quê vì thế chủ đề chính của bài ca dao là tình cản gắn bó sâu nặng với quê hương.
Cách hiểu thứ hai nhấn mạnh vào nỗi nhớ “ai” của người “anh” sắp ra đi nên chủ đề chính của bài ca dao
là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

Hai câu đầu là nỗi nhớ quê:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.”

Đại từ “anh” rất quen thuộc trong ca dao dân ca:

“Anh đi đường ấy xa xa,

Để em ôm bóng trăng tà năm canh.

Nước non một gánh chung tình,

Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng?”

Hinh ảnh “anh đi” trong bài ca dao có thể là anh đã đi xa lâu ngày hay đang chuẩn bị đi đâu đó. Anh đi
làm thợ, đi lính thú hay đi tha hương cầu thực? Rời quê hương biết bao thứ khiến ta nhớ mong. Những
thứ tưởng chừng như tầm thường, vô giá trị như là bát canh rau muống hay miếng cà dầm tương. Anh
đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực… Ba chữ “nhớ” xuất hiện trong 2 câu thơ diễn tả nỗi nhớ
triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nỗi nhớ quê nhà là nỗi nhớ chung, còn nỗi nhớ ở câu thơ thứ hai là nỗi
nhớ cụ thể. Bát canh rau muống hay món cà dầm tương đều được làm từ “cây nhà lá vườn”, là món ăn
dân dã chỉ có người nghèo mới ăn nhưng nó lại đậm đà tình quê. Quê anh nghèo lắm, chỉ có món ăn
bình dị ấy thôi nên anh cũng chỉ nhớ những thứ đó thôi. Tuy nhân vật “anh” không tên nhưng ta vẫn
thấy cái tính cách mộc mạc, chất phác, giàu tình rất yêu. Hình ảnh “canh rau muống” và “cà dầm tương”
ngụ ý sâu xa hơn đó là nỗi nhớ về người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Đây là đặc trưng thường thấy ở ca
dao.
Hai câu sau, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới:

“Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”

Vậy là từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà đến nhớ người. Người đó là ai? Tiếp tục là đại từ
nhân xưng “ai” không xác định. Đây cũng là chủ thể thường thấy trong ca dao:

“Ai đem con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng nó bay.”

“Ai làm cho bướm lìa hoa,

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Ai đi muôn dặm non sông,

Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.”

Trong bài ca dao, từ “Nhớ” lại tiếp tục được nhắc lại ở đầu mỗi câu thơ như muốn thể hiện nỗi nhớ ở
cung bậc cao nhất, phải thốt lên thành lời. Anh nhớ một người nào đó “dãi nắng dầm mưa” và “tát nước
bên đàng”. Hình ảnh “dãi nắng dầm mưa” gợi nhiều hơn về người mẹ tần tảo như đã nói ở hai câu thơ
trước. Song hình ảnh “tát nước bên đàng” lại gợi nhiều về người con gái thôn quê mặn mà, đằm thắm,
chịu thương:

“Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

Nhưng cái chung ở đây là nỗi nhớ cùng hướng về những người thân thương ở quê nhà quanh năm dãi
nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả, cực nhọc.

Tóm lại, bốn câu lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha đã diễn tả rất thành công niềm thương nhớ
quê nhà. Giọng thơ có chút bồi hồi, bâng khuâng nhờ điệp từ “nhớ”. Người xưa đã đóng góp cho kho
tàng văn học việt nam những bài ca dao đậm tình người để con cháu hôm nay thêm yêu quê hương, đất
nước hơn.

* Đề bài: Phân tích bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”

Ca dao tục ngữ là một kho tàng vô cùng phong phú thể hiện đời sống nội tâm của người dân lao động
của nước ta từ thời xa xưa. Nó chính là nỗi niềm, là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân ta thời
xưa.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” thể hiện tình cảm của người con trai khi đi xa nhớ về người yêu ở
quê hương, nhớ về người vợ hiền tần tảo, nhớ về những món ăn giản dị nhưng thấm đẫm tình nghĩa vợ
chồng.
Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Bài ca dao này có nhiều ý kiến trái chiều, người thì cho rằng đây là lời tỏ tình của một chàng trai sắp đi xa
quê hương của mình. Nên trước khi đi anh chàng mới đánh liều tỏ tình với cô gái mà mình thầm thương
trộm nhớ đã lâu. Mỗi câu ca dao thể hiện cho tâm tư tình cảm của người con trai.

anh đi anh nhớ quê nhà

anh đi anh nhớ quê nhà

Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đây là lời tâm sự của một người chồng, một người yêu khi đã rời
xa quê hương và nhớ về nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi có người phụ nữ thân thương của cuộc đời mình.

Hai câu đầu của bài ca dao thể hiện tình cảm của người đàn ông với quê hương của mình. Một quê
hương nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm buồn vui của một thời tuổi trẻ.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Người con trai đi xa nhớ về quê hương thân yêu của mình. Anh ta liền nhớ tới những món ăn giản dị, thể
hiện bản sắc của quê hương anh. Ai đã từng ở nông thôn miền Bắc Việt Nam thì sẽ thấy món canh rau
muống chua, ăn với cà pháo, chấm tương thì ngon như thế nào.

Một món ăn giản dị thể hiện sự mộc mạc chân thành, nghèo khó của vùng quê không có cao lương mỹ
vị, không thịt cá hải sản, nhưng lại khiến cho người con trai không thể nào quên. Bởi món ăn đó chính là
kỷ niệm ngọt ngào, về tuổi thơ lam lũ nghèo khổ.

Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người con trai. Dù người con trai này có đi đâu, ở đâu thì những món ăn
quê hương dân tộc vẫn luôn là ngon nhất không sơn hào hải vị nào sánh bằng.

Người con trai chỉ nhớ những cái bình dị, gần gũi của tuổi thơ, thể hiện một tâm hồn mộc mạc, giản dị,
chung thủy sắc son trước sau như một của người đàn ông khi đi xa quê hương xa người phụ nữ của
mình.

Trong hai câu ca dao tiếp theo người con trai chuyển nỗi nhớ của mình sang người phụ nữ của cuộc đời
mình. Hình ảnh người con gái đó hiện ra mộc mạc giản dị khiến người đọc vô cùng xúc động.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,


Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Điệp từ “Nhớ ai” được người xưa sử dụng như nhấn mạnh nỗi nhớ trong lòng của người đàn ông khi xa
xứ. Nó là tấm chân tình của người con trai dành cho người con gái mà mình đang yêu thương,

Hình ảnh người con gái tần tảo, sớm khuya mưa nắng, lam lũ vất vả lại khiến người con trai cảm thấy
nhớ thương, đau lòng hơn là hình ảnh một cô gái xinh đẹp thanh khiết như băng thanh ngọc nữ. Người
con trai không nhớ cô gái yêu kiều, thục nữ lá ngọc cành vàng không ai với tới được. Mà anh nhớ người
con gái lam lũ tần tảo nắng mưa của mình.

Điều này cho người đọc cảm nhận anh là người vô cùng chung thủy trước sau như một chỉ yêu sự giản
dị, mộc mạc mà không hề hướng tới sự hòa nhoáng bên ngoài. Anh chỉ yêu tâm hồn thánh thiện bên
trong người con gái mà thôi.

Hình ảnh cô gái tát nước, cảnh lao động miệt mài là hình ảnh người con trai vô cùng xúc động. Nó làm
cho chàng trai say đắm không thể nào quên.

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ của người con trai khi xa quê hương, xa người thương của mình. Với một
giọng thơ bồi hồi, xao xuyến, thể hiện sự bâng khuâng của người con trai khi nhung da diết. Bài ca dao
mộc mạc giản dị khiến người đọc cảm thấy vô cùng xúc động

* Nghề dạy học là một nghề có từ xa xưa, nhưng cũng là một nghề tồn tại mãi mãi với sự phát triển của
nhân loại. Chính vì tinh thần hiếu học, vì yêu cái chữ mà người dân Việt Nam chúng ta quý trọng vô cùng
những người làm nghề dạy học. Người học trò bao giờ cũng kính trọng thầy, bởi vì trong tiềm thức họ
những người thầy là những người khai tâm, khai trí, là những người đã thức tỉnh và hình thành nhân
cách cho mình.

Nghề dạy học quả là vinh dự mà cũng thật khó khăn. Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những
nghề cao quý, nhưng với không ít thầy cô để có thể gắn bó với nghề, tiếp tục cống hiến và truyền lửa cho
các thế hệ học trò là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống đầy bộn bề, lo toan. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan
trọng hơn là dạy làm người. Vì công lao đó, xã hội đã ví người giáo viên như những người kỹ sư và ưu ái,
trân trọng dành cho người giáo viên cái tên rất đẹp đẽ, tràn đầy ý nghĩa và gần gũi với nghề của mình.
Đó là: "Người kỹ sư tâm hồn"! Bằng cái tài và cái tâm, người giáo viên đã tạo ra những con người không
chỉ có tri thức, hiểu biết, mà còn có một trái tim rộng lớn, bao la. Để có được điều đó, thầy phải yêu trò
như con mình, hiểu các em đang nghĩ gì, đang vui gì và đang mơ ước những gì... Không có cái tâm, lòng
yêu thương ấy, dù khéo léo đến đâu, người thầy cũng khó cảm hóa được học trò, nhất là trong trường
hợp gặp những học sinh cá biệt, trẻ không ngoan. Nghề dạy học nhiều khi dạy những điều chưa có trong
sách vở hay giáo án.

Mọi người thường hay ví người thầy giáo như người lái đò chở khách sang sông. Khách lên bờ có mấy ai
ngoảnh lại, chỉ có người lái đò vẫn dõi trông theo. Có sự tương đồng rất rõ trong đặc điểm nghề nghiệp
của người thầy và người chèo đò: tiếp xúc với số đông liên tục hết chuyến đò này đến chuyến đò kia
cũng như với hết thế hệ học trò này đến thế hệ học trò kia. Thầy có thể không nhớ hết trò nhưng trò lại
nhớ rất rõ thầy cô giáo đã dạy mình. Thêm nữa, cả hai nghề này lại có một tương đồng là tận tâm, miệt
mài và lặng thầm dâng hiến.

Thời kỳ đổi mới, đòi hỏi sản phẩm giáo dục phải có phẩm chất, có năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì lẽ
đó, phẩm chất và nhân cách nhà giáo cũng được quy định thêm bởi nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri
thức và lòng yêu thương học sinh. Trong cuộc sống ngày nay, nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục
giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho
những thế hệ tương lai của đất nước. Một nghề nghiệp mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó
khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò.
Vẫn biết cuộc sống không chỉ có tinh thần mà còn cần lắm những phương tiện vật chất. Tuy nhiên, nếu ai
coi nghề giáo là nghề để làm giàu sẽ rất dễ sa ngã, sẽ không toàn tâm toàn ý với nghề. Nếu chỉ biết nhăm
nhe giành giật chức quyền, bằng mọi giá phải cố kiếm được nhiều tiền thì đừng nên bước chân vào môi
trường giáo dục và đừng bao giờ đóng vai nhà giáo. Nghề nào cũng vậy, nhất là nghề giáo thì cần phải
trải qua thử thách khó khăn lâu dài mới trở thành một nhà giáo có bản lĩnh, có tâm, có đức và có tài.

Giữa bộn bề lo toan, bao đua chen xuôi ngược, vẫn còn nhiều học trò dành cho thầy cô của mình những
tình cảm thiết tha sâu lắng, chân tình trao gửi những ơn sâu nghĩa nặng để người thầy thắp thêm lửa
nhiệt huyết với nghề của mình. Trách nhiệm vun đắp cho tòa nhà giáo dục hôm nay là trách nhiệm của
toàn xã hội, trong đó một điều chắc chắn là có một phần trách nhiệm không nhỏ của đội ngũ nhà giáo.

* Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ, hoài bão của riêng mình và tôi cũng như vậy. Ngay từ lúc còn là
một cô học trò nhỏ, tôi đã mơ ước sau này được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng. Cuối cùng sau
bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình - trở thành một
cô giáo dạy Tiểu học ở dưới mái trường PTDTBT Tiểu học Mường Tỉnh mến yêu

Với tôi, cũng như suy nghĩ của mọi người, nghề giáo luôn là một nghề cao quý. Lúc sinh thời, cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao
quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con
người sáng tạo” Hay “Không thầy đố mày làm nên” câu phương ngôn ấy đã được truyền từ đời này sang
đời khác để nói lên tầm quan trọng của nhà giáo trong việc truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách cho
học sinh, cũng nhắc nhở mọi người phải biết tôn sư trọng đạo. Nhà giáo có tầm quan trọng như vậy,
càng làm cho tôi một giáo viên trẻ vừa mới ra trường với kinh nghiệm còn non nớt phải thật nỗ lực, cố
gắng không ngừng. Có lẽ chính vì thế mà trong tôi luôn đầy ắp những câu hỏi tại sao? và làm thế
nào?...Người giáo viên phải dạy thế nào để cho học sinh chán học thành ham học, làm thế nào để một
bài phức tạp thành bài đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và khó quên. Là giáo viên mới cũng khó tránh khỏi cái
cảm giác lo sợ, lo sợ cho từng bước đi, từng cử chỉ, lời nói. Tôi sẽ đứng trên bục giảng với bao ánh mắt
đổ dồn của học sinh về phía mình. Tôi sẽ không còn được ngồi gật gù trên ghế như thời học sinh, mặt cúi
xuống bàn cười toe toét mà tôi phải nghiêm trang, đúng đắn vì tôi bây giờ là giáo viên. Lúc này tôi không
còn là người nhận mà là người truyền đạt kiến thức, đến giờ tôi mới có thể cảm nhận được nỗi lo lắng
của thầy giáo tôi ngày xưa khi tiếng tiếng trống tan học vang lên mà thầy vẫn không kết thúc bài giảng
của mình. Thầy lo khi tiết học kết thúc chỉ nhận được cái lắc đầu và không hiểu bài từ học sinh, hóa ra
điều đấy thật đáng lo đối với một nhà giáo dục. Nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có
bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ
tương lai của đất nước. Một nghề mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời
riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò của mình. Nhưng
nhìn những ánh mắt hồn nhiên, trong sáng của các con đã làm sống dậy tâm hồn và tiếp thêm nguồn
động lực cho tôi cố gắng vượt qua mọi khó khăn phía trước để thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình.
Mỗi ngày lên lớp nhìn thấy học trò trong tôi có biết bao cảm xúc dâng trào, biết bao mơ ước về một
ngày mai tươi sáng. Những người thầy giáo, cô giáo như những con đò cần mẫn chở khách sang sông
mong đến ngày cập bến. Mỗi ngày trôi qua lại có thêm một niềm vui mới. Những con đò ấy cứ âm thầm
lặng lẽ suốt ngày đêm bỏ lại sau lưng bao nỗi nhọc nhằn, bước qua mọi khó khăn phía trước với ý chí
kiên cường lái con đò tri thức cập bến được bình an. Tôi ý thức được trách nhiệm của mình là phải bồi
dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề.
Đặc biệt là đối với một giáo viên vừa mới bước vào nghề như tôi đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu, rèn luyện
không ngừng để có được bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp của một nhà giáo đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà xã hội cần.

Được trở thành một nhà giáo với trách nhiệm cao cả mà xã hội giao cho tôi sẽ cố gắng để trở thành một
người giáo viên tốt, tiếp thêm tay chèo để lái con đò tri thức được cập bến thành công. Để thực hiện
được điều đó tôi phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập, rèn luyện, luôn tu dưỡng đạo đức
và nâng cao trình độ của mình.

* Suy nghĩ của em về nghề dạy học mẫu 1

Biết bao nghề nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả mọi nghề nhưng
cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học!

Bởi vì dạy học không bao giờ là một nghề tầm thường, hoặc là một kế sinh nhai mà là một “Thiên chức
đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm
trong trái tim cao quý của thầy giáo”.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng
đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để
dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”.

Do đó thầy giáo là người “vừa dạy chữ, vừa dạy người”, nên họ phải có kiến thức chắc, tay nghề vững,
có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo.

Nghề giáo là một trong nghề kỳ diệu. Ở đó, năm này qua năm khác người thầy tự nhân mình lên qua các
học trò của mình. Người thầy giáo cũng tự nhân mình lên gieo vào tâm hồn, trí tuệ của học sinh những
tri thức cao quý, những phẩm chất tốt đẹp của mình và không có gì cao cả hơn sứ mệnh đó!

Lao động của thầy giáo có giá trị cao đẹp ở chỗ là tạo ra cho con người có ích cho cuộc đời. Dù ở địa vị
nào trong xã hội, dù làm gì đi nữa thì con người luôn tưởng nhớ đến những người thầy đáng kính, đến
những ngôi trường thương yêu của mình đã từng học tập qua thời niên thiếu với một tình cảm tốt đẹp
và lòng biết ơn sâu nặng nhất.
Vì vậy, không có lao động nào mà những sai lầm, thiếu sót lại dự đến những hậu quả to lớn như nghề
thầy giáo! Do đó xã hội và ngày bản thân nghề nghiệp cũng yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nghề thầy
giáo. Thiếu nhân cách người thầy, không đủ phẩm chất, giá trị của nghề giáo thì những chân lý đẹp đẽ có
thể trở nên tai hại trước con mắt của học sinh. Đối với thầy giáo, trong sáng về mặt đạo đức quan trọng
biết chừng nào!

Đã chọn nghề thầy giáo là chấp nhận sự thiệt thòi và hi sinh, đôi khi là sự phũ phàng của cuộc sống, nên
người thầy còn phải giàu lòng vị tha, cao thường thì mới có thể tồn tại trong nghề được, mới là “kỹ sư
tâm hồn” được.

Thực trạng xã hội, cơ chế thị trường có những mặt tốt, mặt xấu của nó chi phối mọi mặt trong đời sống
mỗi con người, trong đó có người thầy. Do vậy, hơn ai hết người thầy phải thực sự cảnh giác.

Thật bất hạnh thay cho những ai quên đi quá khứ, quên đi câu nói của cả dân tộc: “Không thầy đố mày
làm nên”.

Riêng tôi, tôi xin lấy những câu thơ của một người thầy đáng kính đã từng đọc cho chúng tôi nghe vào
dịp 20-11 của năm nào để làm hướng sống và tự an ủi mình:

“Ai bảo lớn khôn chim rời t

Chim bay đi trơ lại những cành cây

Thì tôi bảo chính niềm vui tôi ở đó

Từ đây chim vạn hướng tung bay”

Cuối cùng kính xin gửi đến lòng biết ơn vô hạn của người viết bài này đến thầy cô cũ đáng kính của tôi,
đến những ngôi trường thân thường mà tôi đã từng miệt mài sách vở của một thời thơ ấu đã qua, trong
số đó ngôi trường THPT Quế Sơn là nơi đáng nhớ nhất của đời tôi.

Suy nghĩ của em về nghề dạy học mẫu 2

Ngay từ thuở còn là cô học trò nhỏ, tôi đã mơ ước sau này được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng.
Và sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã trở thành một cô giáo dạy môn Ngữ Văn
dưới mái trường THPT Phúc Yên mến yêu

Ngay từ thuở còn là cô học trò nhỏ, tôi đã mơ ước sau này được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng.
Và sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã trở thành một cô giáo dạy môn Ngữ Văn
dưới mái trường THPT Phúc Yên mến yêu. Với tôi, cũng như suy nghĩ của mọi người, nghề giáo luôn là
một nghề cao quý.

Không thầy đố mày làm nên- câu phương ngôn của người Việt Nam đã được truyền từ đời này sang đời
khác. Câu phương ngôn ấy nói lên tầm quan trọng của nhà giáo trong việc truyền thụ kiến thức, giáo dục
nhân cách cho học sinh và cũng nhắc nhở mọi người phải Tôn sư trọng đạo.
Từ thời xa xưa, truyền thống Tôn sư trọng đạo đã là một truyền thống tốt đẹp được nhân dân Việt Nam
đề cao, yêu quý và gìn giữ. Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ
của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng phát biểu: Nghề dạy học là nghề cao quý bậc
nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó
sáng tạo ra những con người sángtạo.

Chính vì tinh thần hiếu học, vì yêu cái chữ mà người dân Việt Nam chúng ta quý trọng vô cùng những
người làm nghề dạy học. Nhân dân tôn vinh, yêu mến gọi người thầy là Người giáo viên nhân dân, Người
Kĩ sư tâm hồn. Bởi với người thầy giáo, dạy học không chỉ là dạy chữ mà còn dạy cho học trò đạo lí làm
người. Địa vị, vai trò của người thầy luôn được người đời tôn quý, đạo thầy trò luôn được giữ gìn, khắc
ghi.

Ngày xưa, trong kho tàng tục ngữ, ca dao nhân dân ta đã dành cho người thầy những tình cảm đặc biệt
ưu ái, tôn kính thiêng liêng:

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Trọng thầy mới được làm thầy.

Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn và nó đã đi vào lời ru của các Bà, các Mẹ: “À ơi…! Qua sông thì bắc cầu
kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy! .

Trong văn học nghệ thuật ngày nay đã có không ít tác phẩm hay viết về hình ảnh người thầy. Là học sinh,
hẳn ai cũng đã thuộc lòng những câu thơ - câu hát đằm thắm, thiết tha trong bài thơ Bụi phấn (thơ: Lê
Văn Lộc – nhạc: Vũ Hoàng): Khi thầy viết bảng/ Bụi phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/ Có
hạt bụi nào vương trên tóc thầy…. Nhưng trong số rất nhiều những bài thơ hay viết về người thầy giáo,
tôi thích nhất, tâm đắc nhất những câu thơ của nhà thơ Xuân Định:

Bao lữ khách đi về trên bến vắng

Người sang sông, ai nhớ bến sông đời

Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ,

Mãi âm thầm như bụi phấn rơi rơi…

Mọi người thường hay ví người thầy giáo như người lái đò chở khách sang sông. Khách lên bờ có mấy ai
ngoảnh lại, chỉ có người lái đò vẫn dõi trông theo. Tôi lại nghĩ khác. Trên bến sông đời, lữ khách có thể
chẳng mấy ai nhớ đến người lái đò nhưng trên bến sông tri thức thì con người dễ mấy ai quên, bởi lẽ
những tri thức do người thầy giáo mang lại cho học sinh sẽ trở thành hành trang để các em mang theo
suốt cả cuộc đời mình. Các em sẽ không quên hình ảnh người thầy, bởi lẽ, người thầy giáo không chỉ đơn
thuần là người truyền đạt tri thức, trí tuệ mà còn đem đến cho học sinh những niềm vui, tình thương
yêu và kĩ năng sống. Thử hỏi có nghề nghiệp nào vinh dự, tự hào, hạnh phúc như nghề dạy học không?

Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự
phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo
trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo
năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của
mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗi người thầy.

Nghề dạy học là một nghề vinh quang, do đó để trở thành một người thầy giáo chân chính, người thầy
phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu
dưỡng đạo đức. Nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và
vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước.
Một nghề nghiệp mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở,
cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò.

Dạy học là một nghề khó và đôi khi đem lại cho ta sự mệt mỏi. Đôi khi nó còn là một sự chán nản, bởi
vẫn còn đâu đây những học sinh lười học hay hỗn láo. Nhưng đó chỉ là những nỗi buồn thoáng qua bởi
quanh chúng ta có rất nhiều sự tin yêu, kính trọng của các thế hệ học trò. Ta có thể bắt gặp học trò của
ta khắp nơi, với những ánh mắt sáng lấp lánh, những nụ cười tươi và những vòng tay lễ phép cúi xuống:
“Em chào cô ạ!”. Ta lại có cảm giác tự hào, hạnh phúc vì thấy mình vẫn còn quan trọng trong cuộc sống
của trẻ. Ta lại thấy yêu thêm nghề dạy học ta đã chọn. Bạn có nghĩ như thế không?.

* Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta gọi đó là nghề cao quý nhất

Có một nghề không trồng hoa trên đất

Nhưng để lại cho đời những đóa hoa thơm

Là những nhà giáo, chúng ta có thể tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Từ xưa, ông bà
ta đã đúc rút: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “Không thầy đố mày làm nên”… Thế nên
không tự hào sao được khi những người theo nghề được ví là “Những kỹ sư tâm hồn”, sự nghiệp giáo
dục luôn được đánh giá là “Sự nghiệp trăm năm”… Với những mức độ khác nhau, tôi tin rằng, nghề giáo
chân chính thì thời nào cũng đáng được trân trọng và thực tế luôn được trân trọng.

Không tự hào, không đáng trân trọng sao được khi những cô giáo, thầy giáo vẫn đang ngày ngày đứng
trên bục giảng, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em ngoan, có em chưa ngoan, có em
giỏi, có em chưa giỏi nhưng với thiên chức cao cả mà xã hội đã giao, người giáo viên vẫn luôn trao cho
các em những phần quà bằng nhau, đó là món quà tri thức. Có thể nói, công lao của thầy cô giáo luôn
gắn bó với sự thành công trong tương lai của mỗi người, mỗi thế hệ. Người giáo viên không chỉ bằng
năng lực nghề nghiệp, nghệ thuật dạy học để khơi dậy hứng thú và niềm vui trong hoạt động học tập,
kích thích học sinh tự tìm tòi, khám phá và chiếm lính kiến thức mà còn dạy các em thành người, dạy
những điều hay lẽ phải, rèn luyện kĩ năng sống, giúp các em phát triển toàn diện.
Hình ảnh người giáo viên trong cách nhìn của mọi người luôn gắn với sự an nhàn, không đua chen danh
lợi. Điều đó chỉ đúng một nửa. Quả thật, những con người ấy đang âm thầm cống hiến, âm thầm tỏa
hương nhưng làm sao có thể an nhàn cho được khi ngày đêm họ luôn trăn trở để không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học và luôn luôn sáng tạo chỉ với một mong muốn đem đến cho học sinh thân yêu của
mình những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta cảm phục và tự hào trước sự đóng góp, hy sinh to lớn của bao
thế hệ thầy giáo, cô giáo, những người đã không quản khó khăn, gian khổ góp phần đào tạo nên những
thế hệ con người “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
dân tộc!

Thời nào, nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi cái tâm, nhân cách đạo đức trên hết. Đặc biệt, đối với nghề giáo
và trong thời đại ngày nay, vấn đề nhân cách người giáo viên càng được nhìn nhận nghiêm túc hơn bao
giờ hết. Bởi, đối tượng lao động của người thầy không chỉ là kiến thức, trí tuệ mà cao hơn là nhân cách,
tâm hồn con người, những thế hệ tương lai đất nước. Và công cụ lao động quan trọng nhất của nghề
dạy học, thiết nghĩ cũng chính là toàn bộ nhân cách, phẩm giá của chính những người thầy người cô
đang ngày ngày đứng trên bục giảng. Chưa kể, phương pháp giảng dạy tối ưu nhất của người thầy đó
chính là làm gương, là truyền đạt bằng tư tưởng, tình cảm của mình… Nếu không có nhân cách tốt,
những người thầy, người cô rất khó thực hiện trọn vẹn bổn phận và trách nhiệm của mình. Vì vậy, lao
động của người thầy, ngoài đòi hỏi kiến thức, sự cẩn trọng, khoa học, nghiêm túc, đặc biệt phải có một
cái tâm trong sáng, để tạo dựng nên nhân cách con người đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng xã hội mới. Như giáo sư Nguyễn Văn Lê đã dẫn lời một nhà tư tưởng nói về nghề dạy học rất
hay rằng: “Nếu người thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng bạc thì anh ta có thể đem ra nấu lại. Nếu một
viên ngọc quý bị hư thì có thể phá bỏ… Làm hư một con người là một tội lớn, một lỗi lầm lớn không thể
nào chuộc được”.

Đặc biệt, với Tiểu học là cấp học đặt nền móng ban đầu thì yêu cầu với giáo viên là sự linh hoạt, sinh
động trong việc tổ chức các hoạt động học để chiếm lĩnh kiến thức, cũng như trong cách thức giáo dục
tâm hồn, nhân cách với những tâm hồn quá đỗi ngây thơ, trong sáng không bao giờ là đủ, nhất là đối với
những giáo viên tâm huyết. Giáo viên Tiểu học hầu hết là các cô giáo. Thế nên vất vả ở trường là vậy
nhưng khi trở về nhà, các cô giáo lại là những người vợ đảm, những người mẹ hiền trong gia đình.
Những gia đình hạnh phúc, đầm ấm đó sao có thể thiếu bàn tay vun vén, lo toan của các cô. Thật khó để
nói hết được những nỗi nhọc nhằn, vậy mà các cô giáo của chúng ta vẫn luôn tươi vui vào mỗi sớm mai
đến trường. Niềm vui của các cô không bắt đầu từ những điều gì lớn lao, to tát mà chính từ những nụ
cười hồn nhiên, những đôi mắt tròn xinh long lanh của các học sinh thân yêu. Nhìn các em lớn khôn
từng ngày, nhìn những bàn tay bé xíu dần viết nên được những nét chữ xinh xắn mềm mại, giải được
những bài toán khó, các cô không vui sao được!

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Chỉ những ai đã và đang đứng trên bục giảng thì mới cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự cao quý quá
đỗi của nghề dạy học. Nghề mà những nhọc nhằn, trăn trở cũng chính là vinh quang!

You might also like