Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CẢM BIẾN TIỆM CẬN

Định nghĩa
Cảm biến tiệm cận (Proximity Sensors) là thiết bị phản ứng khi có vật ở gần và
gửi tín hiệu đầu ra khởi động một chức năng khác của máy.
Nguyên lý
Cảm biến tiệm cận hoạt động theo nguyên lý trường điện từ phát ra xung quanh
cảm biến với khoảng cách tối đa 30mm và gặp vật thể thì nó sẽ phát tín hiệu
truyền về bộ xử lý.
Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của
vật thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện để thực hiện công việc
chuyển đổi này: hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra trong vật thể kim
loại nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ, hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung
khi đến gần vật thể cần phát hiện, hệ thống sử dụng nam châm và hệ thống
chuyển mạch cộng từ.
Ứng dụng
Cảm biến tiệm cận ứng dụng phổ biến trong công nghiệp nhà máy như gắn trên
các dây truyền sản xuất, gắn trên các điện thoại cảm ứng, các loại xe ô tô,…
Một số ứng dụng dễ thấy như:
 Kiểm soát chất lỏng trong bể chứa
 Kiển soát chất lỏng trong hộp giấy
 Kiểm soát kim loại
 Kiểm soát số lượng
Đặc điểm

 Phát hiện vật thể không cần tiếp xúc, không tác động lên vật, khoảng cách
xa nhất tới 30mm.
 Hoạt động ổn định, chống rung động và chống shock tốt.
 Tốc độ đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao so với công tắc giới hạn (limit
switch).
 Đầu sensor nhỏ có thể lắp ở nhiều nơi.
 Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt

Cấu tạo
Thông số kỹ thuật cảm biến điện dung E2K-C25ME1 2M Omron

Đầu ra  PNP
 Khoảng cách cảm biến  3 - 25 mm 
 Khoảng cách chênh lệch  Tối đa 15% khoảng cách cảm nhận
 Nguồn cấp  12 -24 VDC (10 to 30 VDC)
 Dòng tiêu thụ  10 mA max. at 12 VDC, 16 mA max. at 24 VDC
 Ngõ ra  NO, 200 mA max, 2 V max
 Tần số hồi đáp  70Hz
 Phát hiện kim loại màu tấm  50x50x1mm
 Cấu hình đầu ra  DC 3 dây

Nguyên lý
Cảm biến từ
Cảm biến từ tiệm cận bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một lõi từ ở đầu
cảm ứng. Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao động
quanh nó. Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát.
Khi vật kim loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện
xoáy) trong vật.
Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong
cuộn phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống; độ mạnh của từ trường giảm
đi.
Mạch giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi đầu ra. vật
đã được phát hiện.
Cảm biến điện dung
Phát hiện theo nguyên tắc tĩnh điện (sự thay đổi điện dung giữa vật cảm biến và
đầu sensor), có thể phát hiện tất cả vật thể.

You might also like