VN Khảo Cổ Tập San 6

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 211

This is a reproduction of a library book that was digitized

by Google as part of an ongoing effort to preserve the


information in books and make it universally accessible.

https://books.google.com
SỐ 6

1
4
nde n Car
cke
Thi ?)
221

VIỆT - NAM

KHẢO CỔ ·
TẬP SA N

BULLETIN DE L'INSTITUT DE RECHERCHES ARCHEOLOGIQUES


TRANSACTIONS OF THE ARCHAEOLOGICAL RESEARCH INSTITUTE

‫גגות‬
11/1

18
۱۱
۱

Yux ENTS MENT


DOCUM DEPART

OCT 8G 1971

LIBORFARCYALIFORNIA
UNIVERSITY
www2

VĂN -PHÒNG QUỐC VỤ KHANH ĐẶC TRÁCH VĂN HÓA


VIỆN KHẢO - CÒ

SAIGON 1970
Thư từ xin gửi về :

VIỆN KHẢO . CỔ
1 Đại lộ Thống -Nhất Saigon
Việt - Nam

Pour toutes correspondances prière de s'adresser :

INSTITUT DE RECHERCHES ARCHÉOLOGIQUES


1 Boulevard Thống- Nhất Saigon
(Sud Viet - Nam )

Letters and communications regarding articles


and exchanges
should be adressed to :

ARCHAEOLOGICAL RESEARCH INSTITUTE


1 Thong Nhat Saigon
South Vietnam
7
2918
SÕ 6

VIỆT - NAM

KHẢO CỔ TẬP · SAN

BULLETIN DE L'INSTITUT DE RECHERCHES ARCHEOLOGIQUES


TRANSACTIONS OF THE ARCHAEOLOGICAL RESEARCH INSTITUTE

18

00
HO
Y

VĂN -PHÒNG QUỐC VỤ KHANH ĐẶC TRÁCH VĂN HÓA


VIỆN KHẢO - CÔ

SAIGON 1970
ཀཡ1སཔིུྱན|:
тили
Апос

PRO
DS55
6

V56

V. 6

MAIN

NGUYÊN -LÝ VÀ MỤC- TIÊU CỦA ASPAC .

Sự thành-lập « Cộng-đồng Á-Châu Thái -bình-dương » viết


tắt là A.S.P.A.C , bắt đầu sửa soạn từ năm 1966 với hai cuộc
gặp gỡ giữa cấp Bộ - trưởng các nước : Úc- châu , Đài-bắc , Nhật
bản , Đại-hàn, Mã-lai-á , Tân-tây-lan , Phi-luật- tân , Thái-lan và
Việt- nam với quan - sát-viên Lào - quốc , họp tại Sẻoul từ ngày 14
đến 16 tháng 6 , nhằm mục -đích kiến tạo sự thông - cảm và cộng
tác trong các dân - tộc miền Á - châu , Thái- bình dương .

Các viễn -tượng của một Cộng- đồng như thế đã được Tổng
thống Đại-hàn Park -Chung -Hee nêu lên :

« Chúng ta hãy xây dựng một « Đại Cộng-đồng Á -châu và

Thái-bình -dương » hưởng-thụ hòa-bình , tự do và thịnh -vượng


quân -bình bằng nỗ - lực hỗ -tương , trao -đổi và cộng -tác với nhau
như láng giềng trên trường chính-trị , kinh-tế, xã-hội văn-hóa ,
kỹ-thuật và các phạm-vi khác nữa. Điều ấy sẽ là một cuộc cách
mệnh thật sự ổn -hòa mà Á -châu từng đã tìm sáng- tạo từ các thể
- - ( trong
hệ trước , và nó có gốc rễ sâu trong lý - tri Á-châu >>>
<<<The vision of Asian and Pacific community » by Choi-Kyu
Hah-Koreana, quarterly No 4) .

Và lời thông-cáo chung sau cuộc trao-đổi ý -kiến giữa đại


diện các nước tham dự :

« Các bộ- trưởng cảm thấy sự khẩn thiết có sự công tác hoạt
động và hữu hiệu hơn giữa các nước tham-dự , vì ích lợi chung
của nhân dân các nước ấy về phạm vi kinh-tế , kỹ thuật , văn
hóa, xã -hội thông-tin .

Họ đồng tình hoan nghênh sự thành lập một Trung tâm


Phối-hợp Kinh tế , một Trung - tâm phối - hợp kỹ - thuật , một
Trung-tâm Xã- hội và Văn-hóa và một Sự - vụ Thông - tin hỗ -tượng .
KHẢO CỔ TẬP- SAN

Sau nhiều cuộc hội họp kế tiếp cấp Bộ- trưởng các nước
hội-viên , như Hội đồng Bộ-trưởng kỳ II tại Bangkok ( Thái- lan )
ngày 5 đến 7 tháng 7 năm 1967 , Hội - đồng Bộ- trưởng kỳ III tại
Canberra (Úc-đại -lợi ) ngày 30 tháng 7 năm 1968 , chiếu theo
Khánh-thành Ban Chấp -hành của Trung -tâm Văn hóa và Xã hội
đã họp tại Séoul từ 6 đến 7 tháng 9 năm 1968 , chiếu theo sự
thỏa hiệp thành lập một Trung -tâm Văn -hóa và Xã- hội cho miền
Á - châu Thái- bình dương . Có mặt trong Hội- nghị này : Các đại
biểu Úc-châu (Australia ) , Trung- hoa Dân-quốc , Nhật-bản , Đại
hàn , ( Korea ) , Mã-lai (Malysia ) , Tân- tây - lan (New Zealand) , Phi
luật- tân ( Philippines ) , Thái - lan (Thailand ) và Việt - nam .

LÝ.DO THÀNH LẬP CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI

Muốn cho « Cộng-đồng các dân - tộc trong miền Á-châu Thái
bình- dương » không phải giả-tạo mà trở nên một khối thật sự,
thì điều thiết- yếu là phải có một ý- thức-hệ chung cho các dân
tộc tạm gọi là ASPAC . Cái ý-thức- hệ ASPAC ấy không phải chỉ
căn -cứ vào địa-lý nhân-văn của nó là « Á-châu Thái -bình dương ,
đất giao - lưu của các chủng-tộc và văn minh , đứng giữa đường
Âu -Mỹ . Chúng ta thấy trong nhóm các nước hội- viên sáng-lập
hiện nay , tuy còn thiếu , nhưng cũng đủ đại- biều cho sắc thái
đặc biệt của ASPAC . Về chủng- tộc chủng ta thấy có Úc châu
và Tân-tây-lan đại diện cho chủng tộc da trắng đã từ Âu-châu
đến định cư trong miền Thái- bình.dương . Ngoài ra có các nước
hội-viên đại biểu cho chủng-tộc da vàng, như Trung-hoa Quốc
gia , Nhật-bản , Việt-nam , Thái-lan , da ngăm-ngắm như Mã -lai-a ,
Phi- luật -tân . Tóm tắt về chủng -tộc thì ASPAC hiện nay đã đại
diện được đặc-tính phức -tạp của nó với nhiều ngôn- ngữ khác
biệt nhau từ đơn-âm đến đa-âm .

Lại còn yếu-tố lịch sử , chính-trị , kinh-tế, văn-hóa , xã-hội


cũng rất sai-biệt, một đẳng cũ , một đẳng mới, một đẳng đã là
những nước tân -tiến , có chủ quyền từ lâu , một đẳng cũ , còn
đang tranh đấu lại chủ -quyền dân-tộc bất phân ; một đẳng
thuộc về văn -hóa và xã -hội Truyền thống Á -châu , một đẳng lại
thuộc về Tân -tiến Âu-Tây...

Đứng trước hiện -trạng ấy , để có được một ý-thức - hệ ASPAC


hợp -lý , minh - bạch , phản chiếu trung thực nguyện -vọng sâu- xa
5
NGUYÊN LÝ VÀ MỤC TIÊU CỦA ASPAC

của các dân-tộc ASPAC thì vấn -đề tiên -quyết phải là sự thông
hiểu lẫn nhau, thông- hiểu trên bình diện người với người ,
1
anh em bà con trong một đại gia đình , san phẳng hết thảy
thành kiến cũ như : « Dieu blanc homme jaune » ( Louis Roubaud)
(Thần da trắng , Người da vàng ) hay là « East is East and
West is West » (R.Kipling ) (Đông là Đông , Tây là Tây ) . Bởi
thế nên mới có sự thành lập Trung-tâm Văn hóa và Xã hội
của ASPAC , với chương trình sau đây :

. : Giáo sư Kang -Byung -Kyu , hiện là Giám-đốc Trung -tâm


Văn hóa và Xã - hội ASPAC , trụ sở đặt tại Séoul , kinh- đô Đại
hàn, đã đề - nghị : “ Lý do thực- hữu và chương trình hoạt- động
của Trung tâm Văn -hóa và Xã-hội ASPAC » như sau :
41 .
Để khich- khởi và cũng cố sự ích lợi chung và liên - đới
hiện có giữa các Chính - phủ và nhân -dân các nước Á châu

Thái bình -dương trong việc theo đuổi và hoàn thành mục
tiêu chung của chúng trong sự cộng -tác , và do đấy để thực
hiện sự thịnh - vượng chung của các dân tộc Á - châu
·
Thái- bình -dương coi như một cộng đồng địa phương của
Thế giới Tự - do , Trung tâm Văn hóa và Xã hội ASPAC sẽ
chuyên tâm vào vấnđề giáo -dục , khảo cứu và liên - lạc chung
nhằm mục- đích mở rộng và đào sâu sự hỗ tương thông cảm
và thẩm định di-sản văn hóa và văn minh của nhau , như đã
được cụ thể-hóa trong quyết-nghị của Hội -nghị Bộ - trưởng về
ASPAC kỳ họp lần thứ hai tại Bangkok (Thailand ) từ ngày
5 đến ngày 7 tháng 7 năm 1967 thiết-lập Trung tâm Văn hóa
và Xã hội cho miền Á-châu và Thái bình dương .

Trung tâm sẽ thực thi những hoạt động sau đây để đem
lại hiệu-quả cho tác dụng của Trung - tâm như đã biểu thị
trong sự thỏa - hiệp thành lập một Trung - tâm Văn hóa và
Xã-hội cho Miền Á-châu và Thái- bình dương :

I.– Nhằm mục -đích thông -hiểu nhau hơn giữa các nước

hội viên của Trung -tâm , thì đường lối tối hảo cho sự thông
hiểu nhau hơn giữa cá nhân hay dân tộc ấy là khuyến
khích và khích khởi sự thông hiểu lẫn nhau bằng sự tiếp
xúc cá-nhân , giáo dục , khảo-sát và trao đổi tin -tức, v.v ...

Một là : Sự tiếp-xúc cá-nhân trên các bình diện sẽ được


KHẢO - CỔ TẬP -SAN

khuyến -khích bằng những phương tiện như là trao đổi nhân
sự với nhau trong các cuộc hội họp quốc -tế, thuyết - trình ,
hội - thảo , tạo nên nhiều cơ -hội hơn cho nhiều dân tộc hơn

để hợp tác với nhau và trao - đỗi kiến thức.

Hai là : Chương -trình giáo - dục sẽ thi hành để khuyến


khích và phát triển sự thông cảm hỗ tương giữa nhân -dân

của khu vực . Thuyết -trình và hội thảo sẽ được tổ -chức tại
Trung tâm và tại các học - viện khác của các nước hội-viên .
Nhằm mục đích ấy , Trung-tâm sẽ khuyến khích sự thiết -lập

một cơ quan để cấp những học bổng Văn-hóa ASPAC hay


trợ -cấp thân -hửu cho sinh - viên và học -giả .

Ba là : Hoạt động khảo -sát của Trung -tâm sẽ có mục


đích khai -môn , khuyến khích và tu bổ các khoa -học- vấn địa
phương do các đại-học và học- viện hướng dẫn . Và Trung
tâm sẽ cộng tác chặt-chẽ với các cơ quan trên đề quyết.
định về chương- trình khảo -sát. Tuy nhiên , khác với các đại
học và học.viện , Trung -tâm sẽ chuyên về hai mặt là giảng
dạy và khảo -sát các vấn đề của khu vực Á -châu và Thái
bình dương ở tại Trung tâm hay cơ-quan giáo- dục của các
hội- viên . Kết quả về sự khảo cứu của Trung tâm lãnh - đạo
sẽ được đăng - tải phân-phối cho các cơ quan liên-hệ , các
đại học , học- viện , học hội và cho tất cả môi giới truyềnbá
của đại-chúng ở các nước hội -viên . Trung- tâm sẽ có trợ-cấp
trong giới hạn của quỹ , hay phương tiện sẵn có , hoặc trực
tiếp hoặc tác -hợp với cơ quan khác của các nước hội viên đề
·
cho học giả và công-chức muốn thực hành hay bỏ túc các
chương -trình khảo cứu theo quan điểm của Trung tâm .

H.– Trung -tâm sẽ thi hành một chương trình học tập
ngôn-ngữ. Sinh-viên và học- giả của mỗi nước hội viên sẽ được
gởi đến các nước hội- viên khác để học- tập ngôn- ngữ, văn -hóa
và xã hội của các nước hội-viên , phi-tồn do Trung- tâm đài thọ .
Ngôn - ngữ-học của các nước hội- viên cũng sẽ được Trung tâm
thiết lập để khuyến khích sự thông- hiểu lẫn nhau và thầm
định di -sản văn -hóa và văn -minh thuộc khu vực Á châu và
Thái-bình- dương.

III.— Trung -tâm sẽ sưu-tập và phân -phối học -báo , tạp - chí ,
NGUYÊN -LÝ VÀ MỤC TIÊU ASPAC Z

tập kỷ -yếu , tintức và tài liệu tham khảo quan hệ đến những
vấn - đề địa -phương của các nước hội- viên cũng như hoạt động
của ASPAC. Vì thế mà Trung- Tâm sẽ sưu-tập tin-tức và tài
liệu về những hoạt- động văn -hóa và xã-hội trọng yếu của tất
cả cơ-quan công và tư trong Thế-giới Tự-do.

IV .−- Sự thông -cảm lẫn nhau qua sự tổ-chức những trình


diễn ca nhạc , nghệ thuật , kịch hát gồm cả những buổi lễ
ASPAC , sẽ được Trung-tâm bảo trợ và khai-môn với sự hợp
tác của các tổ -chức và hội- đoàn trên cơ -bản luân phiên cũng

như trao đổi phải đoàn văn hóa và nghệ-thuật giữa các nước
hội - viên .

V.– Dịch-thuật sang Anh ngữ các tác phẩm giá -trị của
tác giả các nước hội viên sẽ được Trung tâm chủ -trương để
phân -phát cho các nước hội - viên nhằm phát-triển sự thông
cảm lẫn nhau . Vì thế mà một chương trình sự vụ dịch -thuật
sẽ thiết-lập trong tương - lai .

VI.— Trung -tâm sẽ đảm-lãnh khuyến - khích công - trình


khảo cứu về hệ thống xã-hội và tục
phong của các nước
hội-viên , gồm cả sự nghiên - cứu đối chiếu về hệ thống xã
hội và phong tục trong Khu -vực Á - châu và Thái -bình -dương
để tạo nên một liên -cảm duy - nhất trong các dân-tộc Khu - vực
Á -châu và Thái bình dương cũng như trong cộng đồng địa
phương của Thế - giới Tự do .

VII.— Trung -tâm sẽ thiết- lập phần thưởng cho những


hoạt- động có tính -cách cống -hiến lớn cho sự thông cảm địa
phương .

Phần thưởng ấy sẽ gọi là Phần- thưởng Văn -hóa ASPAC


đề thưởng hàng năm cho những người có những cống
hiến xuất- sắc , cá-nhân hay đoàn-thể , để phát- triển sự thông
cảm mật-thiết giữa các nước hội viên .

VIII.– Trung- tâm sẽ giữ một vai trò tàng -trử tài -liệu
tham -khảo cho các nước hội-viên . Công vụ này rất trọng

yếu để khuyến -khích học-giả chuyên - viên , giáo -sư và sinh


viên về việc khảo - cứu địa -phương . Điều- kiện tiên - quyết cho
sự thành-công của Trung-tâm về tác dụng này là sự hợp
tác thiện-chí , tích - cực của cá - nhân , tác -giả , ký - giả , học-giả ,
8 KHẢO -CỔ TẬP - SAN

khảo -cứu - gia , tổ - chức và học- viện , tham - gia vào những hoạt
động giáo-dục , khảo cứu , và xuất- bản » .

Chương - trình hành động đầu tiên của Trung -tâm là mở


cuộc hội thảo về đề tài « khích -khởi sự hợp-tác văn-hóa và
xã hội trong Cộng-đồng Á-châu và Thái bình -dương » đó
Trung - tâm ASPAC tổ -chức và bảo trợ , họp tại Kinh-đô Đại
hàn ngày 18 đến 23 tháng 5 năm 1969.

Việt- nam với danh -hiệu lịch-sử tối cổ là Giao -chỉ , nơi
gặp - gỡ của dân tộc và văn -minh khác nhau giữa hai đại
truyền thống Hoa- Ấn như cái tên gọi cận đại của địa lý
học Indo - China , Việt-nam rất hoan - nghênh và mong mỏi sự
thành -lập « Cộng đồng Á -châu và Thái-bình-dương » như
ASPAC đã chủ trương .

Đại-biểu Việt-nam trong phiên họp ngày 20 có đề nghị :


ASPAC nên sớm thành lập các Đại-học với khóa - trình học
đối- chiếu các nền văn - hóa Đông - Tây và các văn hóa dân
tộc các nước Á -châu và Thái -bình- dương . Sau khi gợi sự
chú ý vào sự khó-khăn lúc này ở Việt-Nam để phục-hưng
văn -hóa dân tộc nhất là ở tại Việt- nam sau một thời tiếp
xúc lâu với văn -hóa Âu-Tây . Các nước Hội- viên ASPAC nên
chú -ý vào sự giảng dạy ở các đại học nước mình vào văn1
hóa Hoa - ngữ và Anh-ngữ với mục -đích bảo vệ văn hóa côn
truyền trong khi canh -tân Âu -hóa .

Cô Giám đốc Thư -viện và Văn -khố Đặng -phương -Nghi


cỏ đề -nghị khả chi- tiết cho Hội- đồng ASPAC một chương -trình
thành -lập « Trung -tâm Thông - tấn » ( Clearing House ) đề trao
đôi tài- liệu văn -hóa trong các nước của khu - vực Á- châu và
Thái- bình - dương .

Là đại-diện cho tiếng nói Văn-hóa và Xã-hội của Chính


phủ Việt-nam Cộng- hòa , chúng tôi đã chọn khu - vực sống
còn theo truyền- thống dân- tộc của chúng ta là văn -hóa và
xã -hội khai-phóng , và sẵn -sàng hoan -nghênh và góp phần
xây -dựng cho cái ý- thức-hệ « Cộng -đồng Á-châu và Thái
bình - dương » ( ASPAC) trên cơ-bản tinh thần « Đồng qui nhi
thù đồ » ( Unity through Diversity ) mà đại-biểu Tân - tây - Lan
đã nhắc tại Hội-nghị.
NGUYỄN.ĐĂNG THỤC
THẾ QUÂN - BÌNH VĂN - HÓA VIỆT - NAM

NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC

. Tr ước khi vào


RƯỚC đề nên giải thích hai chữ văn -hóa
theo như chúng tôi đã nhận định . Từ trước đến nay người

ta đã đưa ra nhiều định nghĩa cho hai chữ văn -hóa , nhưng
hiềm vì định - nghĩa nào cũng đi xa căn - bản thực tế của văn
hóa là hoàn-cảnh địa-lý lịch-sử và có tính-cách trừu -tượng
tĩnh -quan , chẳng khác gì những phiến ảnh người ta đứng

ở trên bờ sông để chụp lấy giòng sự vật biến đổi không


ngừng . Bởi vì đã nhiều định -nghĩa quá , mà theo thiền - ý của
chúng tôi chưa thấy một định nghĩa tổng - quát và xác thực,
cho nên hai chữ văn - hóa hiện nay lưu thông dân gian thì
không được nhất-tri cho lắm .

Có người hiểu văn hóa là trình độ học - vấn , có người


hiểu văn - hóa là văn-học , nghệ thuật , có người hiểu văn hóa
là chủ-nghĩa , là ý -thức -hệ , lại cũng có người hiểu vănhóa
là văn-minh . Rồi người ta vội hô -hào nên khoa -học hóa , thể
giới hóa , dân-tộc hóa . Tất cả những ý-nghĩa trên đây đều
không thích -hợp cho cái vấn-đề « Thế quân bình của văn-hóa
Việt- Nam » . Vậy chúng tôi xin phép đưa ra một định -nghĩa ,
rút ở trong tư -tưởng truyền thống Á -Đông là lời Thoán ở
quẻ Bĩ của Chu-Dịch :

« Quan thiên văn dĩ sát thời biến . Quan nhân văn dĩ hóa
thành thiên hạ ».

… . Nghĩa là : “ Nhìn hiện - tượng trên trời để xét sự biến -đổi


của thời- tiết . Nhìn hiện -tượng của nhân - quần xã-hội để hóa
nên thiên-hạ , thay đổi thế giới ) .

Theo nghĩa đen thì chữ Văn ở trong câu Thoán từ này
là cái đã hiện ra cho mắt thấy tai nghe , có tương quan với
10 KHẢO CỔ TẬP- SAN

vật khác . Và chữ Hóa có ý -nghĩa làm cho đôi khác theo mục
đích nào . Ý -nghĩa của Văn thì tĩnh , mà ý - nghĩa của Hóa
thì động .

Người ta không thể định - nghĩa văn - hóa mà xa lìa xã


hội nhân - quần cùng hoàn cảnh đã kết - tinh ra nó . Sự thực
văn -hóa là phương -diện sinh hoạt của xã-hội nhân-loại.
Nhân - loại , như nhà hiền-triết Hy-Lạp đã nói là một giống
vật có xã -hội tỉnh . Nhưng cầm thú cũng sống thành đoàn
thể có cấp trật hẳn hoi . Nào phải chỉ có giống người mới
có xã-hội tỉnh . Giống người có khác với cầm thú , thực ra
không phải xã-hội tinh , mà là ở cách điều-hòa thích-ứng
với hoàn cảnh tự nhiên , với thiên-thời , địa -lợi đề sinh
tồn và tiến-hóa . Cầm thú muốn sinh-tồn cũng phải thích
ứng với hoàn cảnh tự nhiên , với khí hậu địa-lý . Nhưng
chúng chỉ biết thích -ứng một cách thụ động , con người
ta đã luôn luôn đem trí thông - minh , đem nghị-lực sáng
-
suốt để làm chủ- động trong sự thích -ứng với hoàn
cảnh tự nhiên , biến-hóa trở -lực thành trợ lực, đồi bãi sa lầy
thành cánh đồng ruộng lúa . Cách đây bốn trăm năm , khi dân
Việt miền Bắc bắt đầu di- dân vào đất Hoan-Châu, thì bấy giờ
Hoan-Châu chỉ là nơi hoang - vu . Ngày nay nó đã nghiễm-nhiên
là kinh thành diễm-lệ , phong - cảnh hữu- tình , khiến khách du
lịch phải đem lòng lưu-luyến sông Hương núi Ngự. Đấy là
văn - hóa , mà chỉ loài người mới có tài vănhóa ấy mà thôi
tuy cũng sống thành đoàn như các giống cầm thú .

Nếu xã- hội tính không phải là đặc-tính riêng của nhân
loại , thì phải chăng kỹ thuật là đặc - sản của nhân loại , nhờ
đỏ mà nhân -loại đã biến hóa hoàn cảnh bất lợi ra điều kiện
thuận - tiện cho nó . Nói như vậy thì chúng ta quên rằng
đàn ong có tài kiến- trúc chẳng kém gì các kiến -trúc -sự . Và
khi loài người còn ở trình độ ăn- lông ở-lỗ , thì ong đã biết
làm tổ khéo -léo . Nhưng trải qua hàng mấy nghìn năm , loài
người đã tiến-bộ từ trình độ đào lỗ đến trình độ xây dựng
đền đài nguy -nga hoa-mỹ , mà tổ kiến tổ ong thì không có gì
thay đổi. Vậy sở dĩ nhân loại mỗi ngày một tiến -bộ là vì nó
khác cầm-thủ ở chỗ biết quan niệm trước khi thực -hành . Do
đấy mà nó tích-lũy được kinh -nghiệm , học tập của tiền nhân
THỂ QUÂN- BÌNH VĂN- HÓA VIỆT- NAM ||

để mỗi ngày một phát- triển tri -thức, mở rộng kiến - văn . « Nhật
tân , nhật nhật tân , hựu nhật tân . Nghĩa là : Ngày một mới ,
lại ngày một mới . » ( Sách Đại Học ) .

Vậy nhân- loại sở dỉ có văn-hóa là nhờ nhân -loại biết quan


sát, có tư-duy, có học tập , biết tích -lũy những kinh nghiệm đã
qua và có khả- năng sáng-tác . Đấy là chỗ phân biệt xã hội nhân
loại với xã hội cầm-thủ . Và cái đặc tính văn- hóa ấy rất phổ
biến cho xã hội nhân loại , đặc tính biết quan - niệm trước khi
hành động .

Nhà Nhân -Loại Học , Giáo - Sư Herskovits viết :

« Tất cả các nhóm người đều tìm kiếm cách thức để sinh

« tồn . Chúng đạt mục đích ấy bằng các phương sách kỹ-thuật
đề đối-phỏ với hoàn cảnh tự nhiên của mình và để thu -lượm
« ở chính hoàn-cảnh ấy lấy những phương tiện nhu cầu và
« để hoạt động hàng ngày. Bằng cách này hay cách khác ,
« chúng phân -phát những cái chúng đã sản xuất , và chúng
« có một hệ thống kinh tế để thu lượm được nhiều kết quả
« với những khả năng có hạn của mình. Tất cả các nhóm người
« đều đặt cho tổ - chức gia -đình , hay cho những cơ-cấu tổ- chức
« rộng lớn hơn , căn cứ vào huyết- thống hay vào liên-hệ khác .
« Không một xã hội nào sinh hoạt trong sự hỗn độn vô chính
« phủ . Không có một xã hội nào lại không có một triết-lý về
« nhân sinh , không có ý - niệm về nguồngốc và vận hành của
« vũ -trụ , và những lý- thuyết về những cách-thức điều khiển các

« thế- lực siêu -nhiên , đề nhằm tới những mục - đích mong muốn .
« Để tóm-tắt các phương-tiện của văn hóa , chúng ta thêm
« vào đấy nào khiêu - vũ , ca - hát, kẻ - truyện , nghệ - thuật ,
-
« vẽ , nặn , mục - đích đem lại thỏa mãn mỹ - thuật, ngôn
ngữ đề diễn- đạt tư tưởng và tất-cả một hệ thống những
« giới-điều cấm đoán và những lý tưởng để đem lại cho đời
« sống
?. ý- nghĩa và ý vị của nó . Tất cả những bộ mặt văn hóa
« cũng như đích-thân văn-hóa đều là đặc sản của tất cả các

« nhóm người không trừ một người nào hết. »

(Bases d'Anthropologic Culturelle)


12 KHẢO.CỔ TẬP -SAN

Vậy văn hóa là tất cả những cái gì của nhân loại để điều
hòa thích ứng với hoàn -cảnh đặng sinh- tồn . Hoàn-cảnh địa lý
khi-hậu hay là thiên -nhiên , và hoàn cảnh xã-hội lịch-sử. « Quan
thiên văn dĩ sát thời biến » là điều -hòa thích ứng với hoàn
cảnh thiên nhiên . “ Quan nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ »
là điều hòa thích -ứng với hoàn cảnh xãhội lịch sử mà nhân
loại làm chủ động hóa thành .

Đấy là định - nghĩa văn hóa hết sức tổng -quát mà cũng hết
sức xác- thực của tư - tưởng cổ -truyền Á- đông , vốn đứng ở
quan điểm biến dịch để nhìn sựvật một cách hội thông , chứ
không nhất diện vụn-vặt « Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên

hạ chi chi động nhi quan kỳ hội thông » (Hệ - Từ Dịch).


Bậc thánh- nhân có thấy được cái động biến không ngừng
của thiên hạ mà nhìn nhận ở phương diện tổng- quát hội
thông , nghĩa là cả phương- diện động lần phương diện tĩnh
vậy. Quan- niệm ấy xác thực vì nó luôn luôn đi sát với
hoàn-cảnh thực- tế, không rời xã hội để quan - niệm vănhóa
ở trừu tượng , và như vậy thì văn hóa cũng như xã-hội,
không thể rời khỏi được hoàn cảnh địa lý khí-hậu và lịch
sử là khung cảnh trong đó nó trưởng-thành và khai- triển .
Cho nên chúng không thể quan -niệm một nền văn hóa cho
dân tộc này theo như ý người ta muốn , không để ý tới hàng
ngàn năm lịch-sử « văn hiến chi bang » với bao nhiêu thế hệ
tích lũy những kinh nghiệm chồng chất trên giải đất « Nam

quốc sơn hà Nam Đế cư » này vậy. Văn-hóa đã là toàn diện


sinh hoạt của xã - hội, một mặt nó có tính - cách luôn-luôn biến
đổi không ngừng , trừ những văn hóa nào đã chết như văn-hóa
Ai - cập , văn-hóa Can- Đề chẳng hạn . Một mặt văn- hóa có tính
cách bền vững, vì nó là cái cây mà gốc rễ mọc sâu trong quá

khứ truyền thống , ngọn thì vươn lên cái tương lai vô cùng .
Lấy toàn- thẻ mà nói thì văn-hóa của một xã hội có tinh -chất
bền vững , còn lấy từbộ- phận mà nói thì có sự thay đổi biếnよう
hóa. Bền vững và thay đổi là hai phương diện hỗ tương của
văn -hóa . Cho nên ở giai đoạn lịch sử nhất định nào , một dấn**
tộc hay một nhóm người trưng bày ra một thế quân bình của
văn-hóa , biểu-thị các trạng - thái quân bình của xã hội , trong
đó cá nhân tìm thấy quân bình ở tâm hồn mình , quân bình
THẾ QUÂN BÌNH VĂN-HÓA VIỆT- NAM 13

giữa cả-nhân với đoàn thể bên trong xã-hội , và quân-bình giữa
xã - hội và hoàn cảnh tự nhiên của nó . Ấy là thời đại thịnh
vượng của lịch sử hay dân tộc . Ở giai đoạn suy đồi của lịch
sử , xã hội mất quân bình nội- bộ , cá - nhân khủng-hoảng trong
tinh-thần , bởi vì giữa tinh thần cá- nhân với hoàn-cảnh xã hội
có một sự quan - hệ mật thiết và hỗ tương với nhau .

Nhà xã-hội tâm-lý học ngày nay nhận thấy rằng :


-
1 ) « Người ta khó lòng có thể duy - trì sự quân bình
« trong tâm-hồn khi nào thiếu sự thích ứng giữa cá nhân với
« xã - hội .

2) « Song sự quân -bình của cả-nhân không tất nhiên hoàn


« toàn là sự thích ửng của nó với đoàn-thề trong ấy nó là một
« phần -tử. Một sự khủng - hoảng của tinh-thần cũng có thể là một
« sự phục-tòng bảo-thủ quá chặt chẽ đối với thành -kiến tập -tục .

3) « Sự bền vững của thế quân-bình nội-tại càng được củng


« cố bằng tinh thần đoàn -kết cộng-đồng , trái lại , sự tan rã của
« xã-hội , sự hỗn độn của văn hóa , và sự khủng hoảng mất
« quân bình của cá - nhân , thường hay xuất - hiện đồng thời
« với nhau . )
(Jean Maisonneuve) Psychologie Sociale .

SỰ KHỦNG HOẢNG TRONG XÃ . HỘI VIỆT - NAM


VÌ MẤT QUÂN .BÌNH VĂN HÓA

Hiện nay ở Việt-Nam , chúng ta đang đứng trước một cảnh


tượng hỗn - độn của văn- hóa , khủng-hoảng của cá-nhân và tan
rã của xã- hội . Mỗi người Việt chúng ta cùng toàn thể dân tộc
cảm thấy mất quân-bình , và từ Bắc chí Nam , các phần tử ý
thức đang tìm ý - thức một thế quân -bình mới của văn hóa Việt
Nam , thích ứng với tình -thế mới , thời đại mới . Chúng tôi dù
kém cũng xin góp chút thiền kiến vào vấn đề to - tát khó -khăn

nó quyết định cho tiền-đồ dân-tộc .

Kể từ ngày Đông-Tây gặp gỡ trên mảnh đất này , thì xã


hội Việt- Nam đã xảy ra một trạng -thái khủng-hoảng vănhóa
mất quân - bình , con người Việt-Nam mất sự vững vàng trong
tinh -thần , bàng-hoàng như con thuyền giữa bề lạc mất phương
hướng. Số là xã hội Việt -Nam kể hàng ngàn năm đang là xã
14 KHẢO -CỒ TẬP -SAN

hội nông- nghiệp , sinh hoạt gần gủi với thảo mộc thiên nhiên .
Tinh thần của văn hóa cổ hữu là văn-hóa đồng ruộng , nặng
chĩu về tình cảm mà ít chú trọng về vấn đề lý - trí. Nó muốn
cùng với tạo -vật chung quanh đồng hóa cảm sinh , lấy nguồn
sống của cỏ cây thảo -mộc làm ý-nghĩa trường tồn . Hồn sông
hồn núi , thần lúa , thần cây , Nguyễn - Du với bốn câu thơ réo -rắt
đã mô - tả một cách linh động cái tin- ngưỡng vạn -hữu Thần lấy
nguồn sống tràn- ngập làm trung -tâm điểm :

« Trông ra ngọn cỏ lá cây ,


« Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
« Hồn còn mang nặng lời thề ,
« Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai . »

(Kiều )

Ngày nay ở xã hội công thương kỹ-nghệ , người ta dùng


thuần lý -trí , thì ở xã hội Việt-Nam xưa chúng ta nhận thấy
người ta đã xử bằng tình . Lời một ông quan xử án mà Nguyễn
Du đã mượn để miêu-tả ra thế quân bình của văn- hóa đồng .
ruộng .
Đã đưa đến trước của công
Ngoài thì là lý song trong là tình .

( Kiều )

Quân-bình giữa bên lý với bên tình , giữa cá -nhân với đoàn
thể , tình Nhà nợ nước. Cái xã hội nông-nghiệp ấy, tổ-chức
lấy tiểu đoàn thể gia đình làm đơn - vị , quân bình chủ nghĩa
phân - quyền xã-thôn dân - chủ với chủ nghĩa tập - quyền quốc
gia quân-chủ . Căn-bản kinh -tế là điền địa , thì phân chia theo
theo phép bản - công bản - tư , vì người nông-dân chưa có khuynh
hưởng độc quyền , chưa quên hẳn ý- nghĩa của sự sống không
giới-hạn trên mặt đất mà còn mở rộng lên với vũ trụ như
câu ca-dao đã chứng tỏ :
Ở đời muôn sự của chung

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi .

Hai giai- cấp chính của xã hội là Sĩ với Nàng cũng chưa
quên ý -nghĩa phân - công hợp -tác đề trở nên giai- cấp đấu tranh
như Nguyễn -Công Trứ đã quan niệm :

So lao - tâm lao lực cũng một đoàn .


THẾ QUÂN.BÌNH VĂN- HÓA VIỆT-NAM 1.5

Cho nên kẻ thống trị với kẻ bị trị , giới trí- thức với giới
cần - lao ở xã -hội Tây-Âu phong-kiến thì cách biệt nhau bằng
một vực sâu của giòng -giỏi , ở xã - hội nông -nghiệp Việt- Nam
người ta không thấy có biên giới nhất-định , nhờ cái nguyên
tắc : « Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân nhất thị giai dĩ tu thân vi
bản » « Từ vua cho tới dân hết thảy đều lấy sửa mình làm gốc

Cái xã-hội ấy đang tự-mãn với thế quân bình văn hóa đặt
căn bản triết lý ở chỗ « hợp nội ngoại chi đạo » , « ngoài lý
trong tình » , thì chợt xúc tiếp với mưa Âu gió Mỹ, liền bị rung
động đến tận nền mỏng , khác nào một cây cổ thụ bị cơn gió
bão lay chuyền đến tận gốc rễ .

Sự thực, ngót một thế kỷ nay xã hội Việt-Nam sau khi


tiếp-xúc với khoa-học Tây-phương đã bị dao động , con người
Việt-Nam bị khủng hoảng , dân tộc ViệtNam mất quânbình
của văn hóa cỏ cây « an cư lạc nghiệp » .

Văn minh Đông Á trời thu sạch

Này lúc luân thường đảo ngược ru .

(Tản - Đà )

Cấu thơ của thi sĩ Tản-Đà nặng lòng với thời- thế , thực
như đã phô bày tất cả tâm- trạng bất mãn của sĩ- phu Việt-Nam
ở thời đại giao-thời , lòng người cũng như xã hội chưa tìm thấy
sự thích ứng chính-đáng mà dân-tộc đòi hỏi . Dòng dã ngót một
thế - kỷ , giới sĩ-phu lãnh-đạo dân tộc giác-ngộ sự hèn yếu của
quốc-gia , muốn tìm đường đề chỗi dậy. Kẻ Đông -du « Hướng
Cảng Hoành-Tân lỏi len đường mới » . Kẻ Tây - du học hỏi
« Mạnh -Đức với Lư-Thoa » (Phan -Bội- Châu ) . Nhưng sau cuộc
thế giới chiến -tranh thứ nhất , nhà lãnh-tụ phong - trào Đông
du thất-vọng trở về khuyên chúng ta bằng hai câu Kiều -lầy :

Trăm năm tính cuộc vuông tròn ,


Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông .

( Kiều )

Và nhà lãnh-đạo phong -trào Tây -du tuy không thất bại
hẳn , nhưng bắt đầu lên tiếng trong đất nước cho đồng bào
lại khuyên chúng ta đi tìm căn -bản đạo đức Đông - Tây .
16 KHẢOCỔ TẬP - SAN

Đây là tất cả các bài học của các bậc tiền-bối đã đem

cả một cuộc đời thử thách để lại cho chúng ta , đủ chứng


tỏ cái bệnh khủng -hoảng của dân -tộc Việt này rất đỗi trầm
trọng , căn-nguyên của bệnh ấy rất đỗi thâm-sâu . Chúng ta

muốn tìm chữa bệnh cần phải tìm chữa từ nguồn gốc , chẳng
phải dùng thời-phương mà dò- dẫm ở ngọn ngành . Thấy Tây
phương hùng- cường mà mình bị thua về máy-móc chúng ta
tưởng có thể vội vàng mượn ngay vũ lực cơ giới để cũng

trở nên hùng- cường . Đấy là chúng ta chỉ bắt chước nơi ngọn .
Sự thực cái cây cỏ -thụ là tổ -quốc chúng ta đã bị mục nát
ở tận gốc rễ . Quả nhiên Trung Quốc Mãn - Thanh với Việt

Nam cận đại trong khoảng ngót một thế kỷ nay ngắc- ngoái
chỉ vì đã làm cái việc bỏ gốc cầu ngọn .

THẾ QUÂN . BÌNH VĂN.HÓA Ở XÃ . HỘI


NÔNG - NGHIỆP VIỆT NAM XƯA

Thật vậy , tất cả vấn đề khủng hoảng của dân tộc Việt
Nam chỉ là vấn-đề thích-ửng văn hóa xã thôn nông-nghiệp
cố hữu của Á Đông , với văn hóa đô thị kỹ nghệ của Âu-Tây .
Công việc điều hòa thích ứng ấy thực vô cùng khó -khăn
·
như chúng ta đã thấy , ngót một thế kỷ các bậc tiền bối kiệt
sức thực hiện mà kết quả thì mong-manh . Tuy nhiên không
phải vì dân tộc Phù -Tang đã được hóa -công nặn bằng thứ
đất thỏ đặc -biệt gì hơn dân - tộc ta mà đã thành công trong
sự điều hòa Đông- Tây để biến nước họ thành một nước
hùng-cường . Dân-tộc Việt- Nam vốn có đức-tính thông-minh
linh -lợi và cần cù hiếu học xưa nay có đủ tư- cách điều
hòa các khuynh -hướng văn-hóa mâu thuẫn sung - đột như lịch -
sử đã chứng-minh một cách hùng hồn . Sống trên một giải
đất mà ngày nay các nhà địa-lý học đã mệnh danh là Ấn- Độ
Chi - na , dân-tộc Việt đã làm tròn sứmệnh lịch -sử mà giang
sơn này ngấm-ngầm giao phó . Lãnh thổ Ấn -Độ Chi-na hình
chữ S này không những chỉ có ý-nghĩa địa lý , mà nó còn có
ý -nghĩa xã hội nhân - văn nữa . Lịch - sử mấy ngàn năm của
dân - tộc này là lịch-sử dụng hòa của hai nền văn hóa cổ -kinh
Á-Đông, văn hóa Phật với văn - hóa Không . Văn -hóa Phật chủ
về nội-hưởng vô - vi cốt đi tìm nguồn gốc tâm -linh , cái bản thể
THẾ QUÂN-BÌNH VĂN- HÓA VIỆT-NAM 17

phổ - biến của bản -tinh . Văn hóa Không chủ-trương ngoại-hướng
hữu -vi cốt thực -hiện cái đức nhân-ái ở hành động thực tế xã
hội . Văn-hóa Phật từ Ấn- Độ sang với văn hóa Khổng từ Trung
Quốc xuống , quả là hai khuynh-hưởng văn hóa cực-đoan mẫu
thuẫn , một đàng chủ về Thể, một đàng chủ về Dụng . Một
đàng thiên về Đạo , một đàng thiên về Đời , tức như Tây
phương quan -niệm về bản-thể (essence ) với hiện-sinh ( exis
tence) . Đứng giữa hai giao -phong ấy, một là dân-tộc Việt đề
cho xấu-xé tiêu-diệt mất hết quân bình vì không có bản lĩnh
hợp-nhất . Một nửa sẽ bị đồng hóa vào Ấn Độ , một nửa vào
Trung -Hoa , một nửa đi về Đời , một nửa đi về Đạo . Hai
là nó sẽ tồn tại đề còn là dân-tộc độc lập nếu nó có thể

giải-quyết được sự mâu - thuẫn của hai văn - hóa cực đoan
trên , nếu nó có thể tìm được đến cái chỗ nhất lý « hợp
nội ngoại chỉ đạo » . Trải qua Đinh , Lê , Lý , Trần , Lê, Nguyễn
chúng ta đã tỏ ra thành-công là một dân-tộc có bản-lĩnh ,

từng viết những trang lịch -sử anh-hùng ở góc trời Đông- Nam
Á này . Được như thể là vì nó đã tìm thấy thế quân bình
*
văn -hóa xã-hội của nó ở chỗ « ngoài thì là lý song trong là
tình » (Nguyễn - Du ), hay là như Nguyễn - Công- Trứ tuyên -bố :

Chữ Kiến -tinh cũng là Xuất-tinh


Trong ống nhòm đồ tiếng hư vô .

Cho nên Việt- Nam đã vượt lên trên các hình thức khác
nhau đề cốt thực- hiện cải nội - dung duy-nhất « hành tàng bất
nhị kỳ quan » , bởi vì thực-tại đại-đồng vượt lên trên các quan
điểm nhận-thức.

Nhờ ý thức cái bản -lĩnh duy nhất quân-bình ấy, nhờ cái
quan - niệm trung hòa hợp nội ngoại , tình lý hỗ-trợ bồ -túc ấy
mà dân -tộc Việt-Nam cho tới nay vẫn còn cá -tính để thâu -hóa
sáng tạo .

Trần - Thái- Tông nửa đêm bỏ cung điện ngai vàng lăn lộn
lên thác xuống ghềnh tìm vào núi Yên - Tử đề hỏi một vị Đạo
Sĩ về Chân -lý Phật. Vị Đạo - Sĩ ấy là Quốc-Sư Phù -Vân lại trả
lời cho nhà Vua rằng : « Sơn bản vô Phật duy tồn hồ tâm .
1
Tâm tịch nhi trí thị danh chân Phật. Kim Bệ hả nhược ngộ
18 KHẢO CỔ TẬP - SẢN

thử tâm, tắc lập -địa thành Phật vô khổ ngoại cầu » . Nghĩa là :
« Trong núi vốn không có Phật , Phật có ở tại nơi tâm . Tâm
trong sạch mà biết ấy là Phật thật . Nay Bệ -hạ nếu thấy được
cái tâm ấy tức thì thành Phật , không phải uồng công tìm
ở bên ngoài » .

Và sau nhân quần thần thống thiết van nài , nhân việc
quân Nguyên đe dọa vào lãnh thổ , cho nên Vua Trần - Thái
Tông lại trở về ngôi báu để vì dân vì nước . Từ đây trở đi
nhà Vua vừa làm bổn - phận nhân sinh bảo - vệ sơn - hà xã tắc ,
nhưng không lúc nào ngài quên những nội- điền trầm -tư cho
đến khi đọc thấy câu ở kinh Kim - Cương : « Ưng vô sở trụ
nhi sinh kỳ tâm » , « Nên không chấp vào đâu mà nẩy sinh
ra cái tâm của mình » .

Nhà vua bèn khoát nhiên tự ngộ , lấy cái triết-lý truyền
thống của dân -tộc Việt- Nam , đem tâm-đạo để phụng- sự cho
đời làm căn bản cho thế quân bình của văn -hóa đồng ruộng .
Cho nên ngài mới kết luận về tinh thần Phật- giáo Việt-Nam
rằng :
« Trầm thiết vị Phật vô Nam Bắc, quân khả tu cầu . Tính
4
« hữu trí ngu đồng tư giác -ngộ . Thị dĩ quần mê chi phương
« tiền , minh sinh tử chi tiệp kính dã , ngã Phật chi đại giáo dã,
« nhậm thùy thế chi quyền hành , tác tương lai chi quĩ phạm
« giả , tiên thánh nhân chi trọng trách dã . Cổ tiên đại thánh
« nhân dữ đại sư vô biệt , tắc tri ngã Phật chi giáo , hựu giả
« tiên thánh nhân dĩ truyền ư thế » .

Nghĩa là :

« Trầm trộm bảo Phật-tính không phân ra phương Nam


« hay phương Bắc , thảy đều có thề tìm . Bầm tính của con
« người có kẻ thông, kẻ ngu, thầy đều nhờ đấy mà hiểu biết.
« Bởi vậy cho nên lấy phương - tiện đề dẫn -dụ cho đảm u -mê,
« soi sáng con đường tắt về điều sống chết , ấy là giáo lý chính
« của Phật . Còn trách nhiệm trọng- yếu của các bậc thánh - hiền
« là cầm cân nẩy -mực công - lý cho đời sau , vạch khuônmẫu
« cho tương - lai . Cho nên bậc tiên đại thánh nhân hành động
« xã-hội với bậc nội-hướng trầm -tư không có gì phân biệt . Đủ
« biết giáo lý của Phật lại phải nhờ tay tiền thánh đề truyền ra
* cho đời x
( Trần - Thải- Tông . Thiền - Tông Chỉ Nam )
! THẾ QUÂN- BÌNH VĂN -HÓA VIỆT-NAM 19

Trần - Thái- Tông thực đã vạch rõ nhân cách khuônmẫu

ở Việt-Nam bằng một triết- lý tâm-linh thực hiện , đem cả


cuộc đời để chứng -minh cái thế quân bình vănhóa Việt-Nam
xưa , lấy mục-tiêu ở sự điều hòa thích ứng tinh -thần văn hóa

xã hội phương Bắc với tinh thần văn hóa tâm-linh phương
Nam . Thế quân-bình ấy lập- cước ở tình yêu sáng-suốt và tích
cực hành động. Ngài không những là bó đuốc của Thiên- tông
Việt- Nam . Ngài cũng là kim chỉ nam cho nhà Nho hành động
chân - chinh nữa vậy . Cái tư tưởng thực -hiện đạo ở trong và
đức ở ngoài ấy đã có ảnhhưởng chói - lọi vào nhân cách của
Huyền Trân Công-Chúa , vì vận- mệnh sinh tồn của dân-tộc mà
hiến thân vàng ngọc để phối - hợp Bắc -Nam , để đồng hóa hai
nền văn hóa cổ kính Ấn - Độ Chi-Na trên đất này . Công cuộc
đồng- hóa ấy không phải không có sự hy- sinh đau -đớn , như đã
bộe- lộ ở bài hát réo-rắt u buồn này :

Nước non ngàn dặm ra đi


Cái tình chi

Mượn màu son phấn


Đền nợ Ô - Lý
Xét thay vì
Đương độ xuân thì
Độ xuân thì
Số lao đao hay là nợ duyên gi
Má hồng da tuyết
Cũng liều như hoa tàn trăng khuyết
Vàng lộn theo chì
Khúc ly ca sao còn mường tượng nghe gì
Thấy chim hồng nhạn bay đi
Tài lai láng

Hướng dương hoa quì


Dặn một lời Mân -Quân
Như chuyện và như nguyện
Đặng vài phân
Vì lợi cho dân
Tình đem lại mà cân
Đắng cay muôn phần

Sựhy- sinh ấy của Huyền - Trân Côngchúa tuy đau -đớn cho
cá nhân nàng, nhưng đã đánh dấu một sự đồng hóa vĩ đại của
20 KHẢO - CỔ TẬP- SAN

hai dân-tộc , một sự phối hợp phong phú của hai nền văn hóa
Chiêm -Việt, để kết- tinh ra đất Hoan -Châu mà hơn hai trăm năm
về sau đã là đất Thần kinh văn vật của Đức Thế Tổ , sau khi
hoàn thành công -cuộc thống nhất Đại Nam .

Cái ý-thức -hệ lãnh đạo của Vua thời Trần thích-ứng với hạ
tầng cơ -cấu của xã - hội Việt -Nam xưa . Thực vậy , tổ -chức chính
trị kinh -tế của xã hội Việt- Nam trước thời Pháp thuộc căn cứ
vào hệ -thống tổ - chức trái-nghịch và trùm -lớp lên nhau . Ở bên
· ·
dưới là một xã thôn dân chủ tự trị phân quyền mà bản vị là
gia -tộc , như ngạn -ngữ nói : “ Trong họ ngoài làng » . Ở bên trên
xã thôn là hệ thống quân chủ chuyên chế tập quyền . Hai hệ
thống căn-bản trái-nghịch nhau, hệ-thống quân-chủ tập-quyền
thuộc về xã hội bế quan . Cả hai đều tịnh hành trải qua các giai
đoạn thịnh-suy của lịch -sử hàng ngàn năm , thời nội chiến cũng
như thời ngoại- xâm . Sở dĩ như thế được là nhờ có một hệ -thống
kẻ sĩ đứng ở giữa hai thế lực trên kia để điều- giải với một
đường lối chính trị giáo hóa để phụng-sự dân tộc .
Cái cơ sở dân chủ xã-thôn ấy rất thích -hợp cho sự bền
vững của xã - hội nông - nghiệp Việt- Nam , cho nên một chính trị
gia Pháp đã công -nhận :

« La commune présente un mécanisme particulièrement


«
< intéressant, et on comprend sans peine qu'une organisation
<
«
< si complexe , si démocratique, où jamais un notable ne peut
« agir seul , qui existe traditionnellement depuis la plus haute
<
<
« antiquité, ne doit pas être touchée sous peine de désorganiser
« le pays . L'instrument est vieux, il est bon, il convient au
<< peuple . >>
(Pierre Pasquier. « L'Annam d'autrefois » Essai sur la constitution
de l'Annam avant l'intervention frs . Paris Société d'Edition 1930)

Ý -thức- Hệ của cái tổ chức xã thôn ấy đã do cái Đình .


làng hay Nhà-làng của mỗi làng làm tiểu -biểu . Ở đấy dân
làng hội - họp lúc đình đám , ở đấy ban lãnh- đạo là hội đồng
kỳ-mục bàn việc làng , và ở đấy cũng là nơi thờ Thành - Hoàng
của làng . Nhờ cái hiệu lực của sự khéo hợp nhất đời sống vật
chất với đời sống tinh thần cho nên dân chủ xã- thôn đã giúp
cho dân -tộc Việt-Nam chóng thành - công trên đường Nam tiến ,
Việt-hóa cả nước Chàm lẫn nước Thủy Chân -Lạp là đất Nam
Việt-Nam hiện nay vậy .

Đề có một ý-niệm tồng -quát về cơ cấu xã hội Việt-Nam


xưa , xin nhìn đồ biểu sau đây : 124
ĐỒ - BIỂU

A.- HỆ THỐNG QUÂN.CHỦ TẬP.TRUNG CHÍNH . QUYỀN


KHU VỰC CHÍNH - QUYỀN THỜ - TỰ CHỦ . TỪ
CHÍNH.QUYỀN VUA 1. Đàn Nam Giao
Tứ- Trụ Triều Đình Sơn- Xuyên
Cơ -Mật- Viện Thờ Trời- Đất
Nội-Các 2. Đèn Xã- Tắc ( Tô
Tôn- Nhân- Phủ Quốc )
Tich- Dien
QUAN - CHỨC Thần-Linh
VĂN (tả) VÕ ( hữu ) 3. Miếu : Văn- Miếu
Lục Bộ Ngũ Quân Võ- Miếu
QUỐC ĐÔ 1. Lại Đô-Thống Y- Miếu VUA
2. Hộ (tài Thống- Chế
chánh )
3. Lê (học )
4. Binh
5. Hình
6. Công

Tam -Viện
1. Sử-Quán
2. Hàn - Lâm
Viện
3. Quốc- Tử
Giám

Tòng- Đốc De-Doc 1. Đèn - Xã- Tắc- Chùa | Tông-Đốc


Bộ-Chính Lãnh-Binh 2. Miếu Thần -Linh
TỈNH
Án- Sát Hiệp- Quản Văn — Võ
Đốc- Học 3. Đàn Bách- Hồn

Tri- Phủ Đội Văn- Chỉ Tri-Phů


PHÚ Tri- Huyện Cai Tri- Huyện
Tri-Châu
HUYỆN
Giáo-Thụ
Huấn- Đạo

B.- HỆ THỐNG DÂN.CHỦ PHÂN.QUYỀN TỰ . TRỊ


Kỳ -Mục Lý-Dịch Công- Cử
Chánh, phó Tuần- Phiên Văn- Chỉ THIÊN - CHỈ
tong Chánh- Tổng
Trương- Tuần Đình
TÒNG Chánh , phó Chùa Lý-Trưởng

XÃ - THÔN Miếu Chúng- Sinh
Tiên, thứ chỉ
Điếm
Trưởng thôn,
κόπ

C.- HỆ THỐNG THÂN.TỘC

Trường- Tộc Từ -Đường Tộc Gia


TỘC HỌ Gia - Trưởng (Nhà thờ họ) Truong
Bàn thờ Tô Tiên
22 KHẢO- CỔ TẬP - SAN

THẾ QUÂN BÌNH MỚI NGÀY NAY DUNG HÒA


CÁC VĂN HÓA TRÊN CĂN BẢN TÂM LINH THỰC HIỆN

Như thế đủ thấy dân -tộc Việt-Nam không kém gì dân tộc
Nhật- Bản về khả-năng điều -hóa thâu hóa các khuynh hướng
mâu thuẫn có quan hệ sinh tồn của dântộc . Nhưng ngót một
thế kỷ nay trong các cuộc tiếp - xúc Á - Âu , so với dân tộc Phù
Tang , thì chúng ta đã thua kém xa , chúng ta chưa tìm được
thế quân bình văn -hóa trong sự dung hòa Đông Tây có khả
năng sáng -tạo và do đấy dân -tộc Việt- Nam cận -đại đã bày ra
trạng thái khủng hoảng mất quânbình .

Số là cũng như bên Trung- Quốc , sĩ - phu lãnh đạo ở xã


hội Việt- Nam khi phải đương đầu với một nền văn hóa công
nghiệp Âu-Tây , thấy người hùng-mạnh mà mình yếu hèn , thì
tưởng lầm nguyên- nhân của sự hùng -mạnh kia ở tại máy -móc
cùng đầu óc khoa học cơ-giới . Thế rồi chúng ta bèn rũ sạch
tàn tích của quả - khứ , tất cả nền đạo học truyền -thống cố -hữu ,
cho đó là nguyên nhân của sự thất-bại. Chúng ta đã lầm. Và
theo thiền-ý của chúng tôi thì tinh thần đạo học Việt Nam
cũng như ở Trung Quốc đã suy- đồi từ vài ba thế kỷ , cái học
nghĩa -lý đã mất , cải học mà Trình - Tử đã nói rõ ở câu :

« Phóng chi tắc di lục hợp , quyền chi tắc thoái tàng ư mật .
« Kỳ vị vô cùng giai thực học dã . » .

Nghĩa là :

« Phóng ra thì đầy vũ -trụ , thu vào thì náu ẩn ở thân tâm .
Ý vị của nó vô cùng, đều là cái học vụ- thực vậy . »

Chúng ta đã bỏ mất nguồn-gốc làm người từ lâu, để chìm


đắm vào cái hình thức vỏ , thực như lời cảnh cáo của Phan
Tây -Hồ từ ngót thế kỷ rồi mà quốc dân nào đã thức tỉnh :

Đời chuộng văn-chương ,

Người tham khoa -mục ;

Đại- cỏ , tiêu - có , suốt tháng dùi mài ,

Ngũ -ngôn , thất -ngôn , quanh năm lăn lóc ;

Ngóng hơi thở của quan trường , đề làm văn- sách ,


Chich có thể phải mà Thuấn có thể sai.
THẾ QUÂN -BÌNH VĂN- HÓA VIỆT- NAM 23

Nhặt dãi thừa của người Tàu đề làm từ -phú ,


Biền thì phải tử , Ngẫu thì phải lục ;
Tìu - tít những phường danh - lợi, chợ Tề chực đánh
cắp vàng ;

Lơ - thơ bao kẻ hiền tài , sân Sở luống buồn


dâng ngọc ;

Ấy chẳng riêng gì kẻ vị thân -gia , tham lợi -lộc;

Mà lại đến cả mấy ngàn kẻ quần chúng áo rộng


trong một nước ,

Lùa vào mấy ngàn vạn nơi hắc -ám địa - ngục ;

(Phú : Lương - Ngọc Tất-Danh -San )

Vậy chúng ta đã mất cái đạo -học căn - bản là cái “ học
làm người » đề chuyên -trị vào cái học ý- thức kiến - văn , thì
dù có noi theo được cái học cơ giới của người , cũng lại chỉ
thêm lợi khi để tự hại lẫn nhau . Chúng ta đã quá chìm đắm
vào cái học từ- chương chúng ta lại tưởng lầm là đạo học
chân chính . Rồi chúng ta nghĩ rằng đạo đức không thể đi
đối với khoa - học . Vậy muốn trở nên văn -minh như Âu - Mỹ ,
chúng ta phải phủ nhận hết thảy tàn-tích của văn-hóa cổ
truyền . Sự thực chỉ trong các nước ở Á- Châu, một dân-tộc
Nhật- Bản đã đồng hóa mau lẹ văn -minh khoa học Tây .
phương mà không tổn hại gì đến cái đạo làm người của họ .
Và lạ thay , chính họ xưa kia cũng là nước độc nhất hưởng
ứng cái Tâm học của họ Vương , trong khi ở Trung-Quốc thì
ruồng-rẩy, mà Việt-Nam thì không ai để ý, như thế đủ thấy
rằng càng giữ được cải học tâm-linh thực-học cổ truyền , thì
càng mới có thể thâu hóa hiệu nghiệm nền văn-hóa khoa
học Âu-Mỹ để hóa thành một nền văn hóa phong-phú vậy .

Vậy vấn đề đồng hóa Đông Tây tỏ ra chật vật gian nan
ở Việt- Nam cũng như ở Trung- Quốc thì không phải gì « Đông
là Đông mà Tây là Tây » như người ta đã nói , mà chính vì chúng
ta đã bỏ mất cái chân- chính Đông- phương cổ -truyền là đạo
học thực- hiện của chúng ta , chúng ta đã không tìm vào
nguồn gốc của sự đồng hóa mà chỉ vụ bắt chước bề ngoài .
Chúng ta đã không dám tin lời của Lục - Tượng Sơn :
24 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

« Đông-hải hữu thánh nhân xuất , thủ tâm đồng ,


thủ lý đồng.

« Tây-hải hữu thánh nhân xuất , thủ tâm đồng ,


thử lý đồng » .

Nghĩa là :

« Bề Đông có thánh nhân ra đời thì tâm ấy một ,


lý ấy một.

« Bề Tây có thánh nhân ra đời thì tâm ấy một ,


lý ấy một » .

Cái nguồn - gốc đồng hóa là gì ? Chính là cái thực- thể tâm
linh , là nhân -tính phổ -biến , đạo trời với đạo người đồng.
nhất ở thể ; tri- thức khoa -học với tình cảm luân lý tổng hợp
làm một ở trung-tâm siêu- thức của nhân loại , một nhân loại
đầy đủ cả tình , ý và trí , một con người tự do trong tinh
thần và tự do ngoài xã hội. Ở đấy chúng ta mới có được
cái cơ-sở để dung hòa Đông Tây đặng kiến thiết ở mình một
tin- tưởng vững chắc .

Trình - Y - Xuyên đáp thư cho Chu - Trương- Văn có một


đoạn về cái học thực học :

« Tâm thông hồ đạo , nhiên hậu năng biện thị phi , như
« trì quyền hành dĩ hiệu khinh trọng . Mạnh Tử sở vị : « tri
« ngôn thị dã » . Tâm bất thông u đạo nhi hiệu cổ nhân chi
« thị phi , do bất tri quyền hành nhi ước khinh trọng , kiệt kỳ
« mục lục , lao kỳ tâm trí , tuy xử thời trúng diệc cỏ nhân
« sở vị ức đạc lũ trúng , quân tử bất qui đã » .

Nghĩa là :

« Tâm cảm thông với đạo -thề rồi sau mới có thể phân-biệt
« phải trái , như cầm cân để so- sánh nặng nhẹ. Mạnh-Tử bảo :
« thấu biết lời nói » là thế vậy . Tâm không cảm -thông với đạo
« mà so sánh lẽ phải trái của người xưa thì khác nào không
« cầm cân đề ước - lượng nặng nhẹ , mỏi sức mắt , mệt tâm trí ,
« tuy cũng có lúc trúng, nhưng cũng như cổ nhân bảo « ức
« đoán thường trúng » . Người quân tử không qui gì điều
« ấy vậy » .
( Trích ở Cận - Tư -Lục)
THẾ QUÂN- BÌNH VĂN -HÓA VIỆT-NAM 25

Chính nhờ ở cái học tâm - thông đạo-thể ấy mà ở xã-hội

nông- nghiệp Việt-Nam xưa người ta đã tìm thấy thế quân


bình văn hóa , quân bình giữa xã - hội với thiên -nhiên , giữa cá
nhân với đoàn thể , giữa tâm với vật, giữa tình cảm với lý

trí , quân bình căn cứ vào nguyên lý siêu-nhiên . Bởi vì thua


ấy dân tộc Việt- Nam đã trở về được Nguồn- Sống vũ trụ , là

nguồn gốc của Tam -Giáo Đồng - Nguyên cho nên đã bao trùm
được các phương- diện mâu thuẫn khác nhau của các văn
hóa du nhập . Cái bí quyết của sự dung hòa các tư tưởng
khác nhau để tìm lấy nguồn sinh lực sáng tạo , không để rơi
vào thông bệnh triết trung của hình -thức bề ngoài (eclectisme ) ,
khiến cho mất cả tình mà không còn sinh -khí , ấy là tìm cách
cảm -thông tới đạo thể đến cái duy- tinh duy nhất ở vũ trụ , ở
nhân quần và ở tại chính bản -thân mình , ngược dòng về đến
tận suối tâm- linh . Đến đây mới có được nhỡn giới thống
quan nhất quán để vừa cảm thông với cá- tinh đặc thù , vừa

không cố chấp hẹp-hòi . Và càng đi ra bề rộng của thiên sai


vạn-biệt lại càng cần phải lặn sâu vào bên trong như Lão Tử
đã nói : « Kỳ xuất di viễn , kỳ tri di thiển » . Nghĩa là : « càng
đi ra ngoài càng xa , cải biết của nó càng hẹp » . Chúng tôi
thiết tưởng đấy là con đường độc nhất để cho chúng ta dung
hòa được các đặc tính văn hóa Đông tây ngày nay vậy .

Cuộc cách -mệnh kỹ - nghệ đầu thế kỷ 19 ở Tây- Âu đã biến


thế giới thành một hệ thống tương quan giữa các khu-vực
xưa kia biệt lập tự túc đến nay đều phải lệ thuộc lẫn nhau
về kinh tế , chính trị và văn hóa thì mới có thể phát- triển . Kỹ
thuật tối- tân đã giải quyết vấn đề giao thông trên không , trên
bộ , dưới biển một cách vô cùng thuận-tiện khiến cho thế-giới
nghiễm -nhiên thống nhất về phương- diện thực- tế . Nhưng vì
trình độ sinh -hoạt phát- triển quá chênh lệch , cá tính văn - hóa

của các dântộc chưa được mở - mang , cho nên sự hợp tác
kém phần thành thật và phong phú vì còn thiếu một ý -thức
thế - giới thống - nhất tức là một đạo- tâm đại đồng để cho các
dân tộc thông cảm với nhau .

Phương chi cuộc cách -mệnh chính- trị tiếp theo cuộc cách
mệnh kinh -tế của thế-kỷ 19 đã xô xã-hội Âu - Tây vào chế độ tự
do cạnh - tranh quá trớn , đưa đến sự độc-quyền và khủng
26 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

hoảng kinh tế. Người ta quen lấy sức người mà chiếm đoạt
thiên nhiên , coi thiên- nhiên với người như hai thù -địch . Trong
quốc - gia thì người tranh đấu với người, giai -cấp với giai- cấp ,
trên thế- giới thì dân-tộc chiến-tranh với dân tộc , hết thảy chỉ
biết « giao trinh lợi » như lời Mạnh Tử xưa kia đã nói , cho
nên một trăm năm sau cuộc đại cách-mệnh chính trị ở Pháp
thì xã-hội kỹ - nghệ đã mất thế quân bình nội tại.

Ngày nay từ thế quân bình cố hữu của văn hóa nông
nghiệp , chúng ta bắt buộc phải tìm một thế quân bình mới
cho văn- hóa Việt -Nam , tất -nhiên chúng ta phải dung hòa văn .
hóa xã thôn nông- nghiệp với văn hóa đô thị kỹ nghệ , vì xã
hội Việt-Nam cũng sẽ kỹ nghệ - hóa . Không phải xã- thôn nông
nghiệp của Á-Đông với đô thị kỹ nghệ của Âu - Châu có tinh
cách mâu thuẫn xung đột ở tại căn bản tổ chức của chúng
đâu . Cả hai tổ -chức, một đàng có khuynh - hưởng vật- lý vận
động của cơ khi , một đàng có khuynh hưởng sinh-lý vận-động
của cỏ cây , chỉ là những cách thức của nhân loại điều hòa
thích -ứng với hoàn - cảnh đề sinh - tồn , lẽ tất- nhiên chúng đều
muốn tôn trọng quyền sống của người . Sở dĩ chúng bầy ra
hiện tượng mâu thuẫn ngày nay là vì bước đầu của đô thị
kỹ - nghệ đã làm đường, dựng cá nhân thành một thế- lực độc
lập trơ trọi , đem nhân- tạo với thiên -nhiên đối lập thành hai
thể lực thù địch , đem tâm ly -khai với vật , lý-tri ly -khai với
tình -cảm , coi lý -tri với tín ngưỡng như không thể cộng-tồn .
Và như thi- hào Ấn-Độ R. Tagore đã nói : « Nhân loại đô thị đã
sống trong quan -niệm thế -giới phân - chia và qui định » .

Cũng vì những lý - do trên đây , một thi- hào Pháp , Lamartine


từng đóng vai lãnh - tụ chính trị trong cuộc cách-mệnh Pháp
( 1830), đã kết- luận về J. J Rousseau ( Lư- Thoa) nhà lý - thuyết
của Pháp- quốc đại cách mệnh 1789 với Khổng- Phu -Tử , nhà
hiền- triết chính -trị cổ đại của Á- Đông :

« Tôi phản -đối Lư - Thoa để bênh vực Không - Tử mặc dầu


«
người ta có tuyên-bố cái định -luật tiến-bộ không ngừng, tiến
« bộ mía -mai thường đi xuống hơn là đi lên , từ chủ - nghĩa tâm
« linh xã hội của Khổng Tử đến chủ- nghĩa duy-vật của Xã
« ƯỚC » .
(Lamartine. Par Retrouvées)
(Nhà xuất- bản Andrer - Delpuech )
THẾ QUÂN- BÌNH VĂN- HÓA VIỆT- NAM 27

Vậy nhất- định là văn hóa quốc gia Việt - Nam tự -do độc
lập ngày nay phải đồng hóa với văn -hóa đô-thị Âu-Tây , hướng
theo cải lý -tưởng tiêu chuẩn của văn-hóa nhân loại hiện thời
mà R. Tagore đã tuyên bố :

« Cái bản - ngã vô hạn của nhân loại chỉ có thể hoàn thành
« trong cải đại hòa - điệu của tất cả các dân- tộc thế- giới. »

Hay là như Gandhi đã quan niệm về một nền giáo - dục


lý - tưởng :

« Muốn có một nền giáo- dục hoàn -bị ngày nay thì sự nghiên
« cửu có hệ thống những nền văn hóa Á.Đồng cũng thiết yếu
« như sự nghiên -cứu các khoa học Âu - Tây . »

Nhưng văn-hóa Việt - Nam tương lai sẽ tránh những vết xe


đồ của Âu - Tây cận đại. Từ tổ chức xã thôn đến chế độ bán
xã hội hóa điền-địa quốc- gia , Việt-Nam sẽ kỹ nghệ hóa theo
Âu-Tây nhưng không nhắc lại cái bệnh tự do cạnh tranh vô
ý -thức. Văn-hóa Việt-Nam ngày nay sẽ khoa - học hóa , nhưng
không làm cho trí- thức khoa học giản -đoạn với nguồn-gốc tâm
linh truyền thống . Văn-hóa Việt-Nam ngày nay quan-niệm con
người đầy đủ , con người hoàn toàn cả trí lẫn tình là một cá
nhân bất phân với đoàn thể , sống trong xã hội mà giai cấp
vẫn giữ ý -nghĩa phân - công hợp-tác , sống trong quốc- gia dân
tộc không biệt-lập với thế-giới . Sống trong vũ - trụ mọi vật « các
đắc kỳ sở » có đủ điều kiện để « toại kỳ sinh » trong cái
đại hòa điệu « trung hòa » ( Trời — Đất — Người hay là vũ trụ ,
thiên-nhiên , nhân-loại luôn-luôn hỗ động tương-sinh. Đấy là
một quan- niệm lý -tưởng vừa hợp-lý của lý-trí khoa học , vừa
hợp tình của tình yêu nhân loại ...

#
THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE

NGUYEN DANG THỤC

SOME
OME people think that culture is the level of educa
tion, others think it is literature itself or the arts , others a
doctrine, a system of thinking . Also , there are people who
take culture for civilization. Then they want to advance
the idea of giving it a scientific , national and universal cha
racter. None of these conceptions are appropriate to the
subject : « The Equilibrium of Vietnamese Culture » . We pro
pose our own definition of culture , based on the teaching of
the Dich Kinh or Book of Change in traditional oriental
philosophy. « Observe the phenomena of Nature to study the
change of weather. Observe the phenomenon of human soci
ety to change the people and the world » .

The Vietnamese word for culture is văn -hóa . The proper


meaning of văn is all that we can see and hear in relation
to other things . And hóa means to change with a determined
aim . The meaning of văn is static and that of hóa is dynamic.
Culture cannot be defined separately from which it has been
created .

In reality, culture is an aspect of mankind's social acti


vity. According to Greek philosophers man is a social animal .
―――――
But animals also live in groups and in order the instinct to
live in groups is not inborn in man only, but man is diffe
rent from animals in the way he adjusts himself to nature
in order to live and to progress . To exist animals must adjust
themselves to nature and geographical factors . However , the
animals ' capacity for adaptation is passive , and only man is
able to use his intelligence and his will in his adaptation
THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE 29

in order to change obstacles into advantages , marshy land


into fertile field .

Four hundred years ago when the Vietnamese moved to


Hoan-chau, the present day Hue, it was uninhabited . It has

become today a beautiful city with picturesque landcapes :


it attracts tourists to see its River of Perfume and the

mountain of Ngur « the Royal Screen » That is culture , and


only men can do these things even though they also live in
groups like animals .

5 If the social instinct does not belong to mankind alone , it


is nevertheless true that the technique which man has used
to change unfavorable conditions into good ones is peculiarly
his . In saying so, we must not forget that bees are more
ingenious than architects , and when men were still living in
caves , bees and ants already knew how to build their dwellings .
Ages have passed and men have come to build beautiful
palaces , but beehives and ant hills remain the same . The
progress of mankind is due to the fact that man thinks be
fore he acts . Therefore , he can accumulate the experiences
of his fathers to develop his knowledge and intelligence .
Thus we can say that culture exists because of the capacity of
observation and the spirit of creation in mankind . That
is the difference between men's society and the society of
animals .

The anthropologist Herskovits has written :

<«< All human groups search for a way to exist. They


succeed by technical means in facing their natural conditi
ons . In these conditions they collect means of action to
satisfy their needs. One way or the other, they distribute
the fruit of their production . They have an economic system
to obtain greater results from their limited capacity. All the
human groups give particular form to the family organizati
on or larger based on kindship or other relations. No society

lives in anarchy without a philosophy of life and an idea


30 KHẢO -CỔ TẬP -SAN

about the origin and movement of the universe ; theories


about the way to dominate super- natural power in order to
arrive at desired results . To sum up the different aspects of

culture we must add dancing, songs , stories , art for art's


sake, language, expression of ideas , a system of forbidden
things , and ideals , thus bringing to life its charm and mea
ning. All aspects of culture and culture itself are the products
of all human groups without exception ».

Culture is all that mankind has invented in order to live

harmoniously within his milieu , that is , natural , historical


and geographical. This is general definition of culture , the
closest to traditional Oriental thinking, seen from a dynamic

point of view to observe things in general without paying too


much attention to details . This conception of culture is true
because it does not contradict reality , the social milieu ; and
it is not abstract. Scholars can discern the perpetual change
in the world and observe the general aspect of things in their
static and dynamic states . However, we cannot conceive of
this culture of ours without taking into consideration the fact
that we belong to a civilized country which has thousands
of years of history . Culture is the whole aspect of society.
On the one hand , culture has a changing character (exception
is made for dead cultures of Egypt and Chaldee ) ; on the
other hand, it has a table character. It is like a tree whose

roots are deep in the ground of the past and whose branches
are still spreading towards an infinite future . Stability and
change are two complementary aspects of culture . Therefore ,
at a specific epoch of history, a nation or a group of men
always represents a cultural equilibrium which is ( 1) the
image of a society in which the individual finds equilibrium
within himself, (2) the image of equilibrium between the indi
vidual and the group within the society, and (3) the equilibrium
between society and its natural milieu. This is a prosperous

period of the history of a nation. In a decadent epoch of


history society loses its internal equilibrium , and the indivi
dual loses his , because there is an important and comple
331
THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE

mentary relation between man and society. Presentday social


psychologists state that :

1) It is hard to achieve an internal equilibrium when


there is no adjustment between the individual and society.

2) However, the equilibrium of the individual is not


entirely due to the adjustment of that individual to the groups
to which he belongs ; a moral crisis could possibly be the
result of strict obedience to tradition and prejudice.

3) The stability of internal equilibrium is strengthened by


the spirit of mutual solidarity. On the contrary, the disinte
gration of society, the disorder of culture and the individual's
disequilibrium usually happen at the same time.

II.— Crisis in Vietnamese Society Due to Cultural Disequi


librium

In Vietnam today we are witnessing a disorder of culture


and of society , and individual moral depression . All of
us feel as though we were lost, and from the North to the
South, those who are conscious of the situation are trying
to find a new cultural equilibrium which fits our new
social situation.

Since the meeting of East and West on the soil of this


country, Vietnamese society has known a crisis ; the culture
has lost its equilibrium , and the individual has lost his peace
of mind, as a boat loses its direction in a vast sea. The
cause of this disequilibrium arises from the fact that Viet

nam has been for thousands of years an agricultural country


whose way of life has been close to nature. The traditional
culture is essentially a rural culture characterized more by
emotion than by reason. It has indentified itself with the
environment, finding in the elements and the physical neces
sities of life the meaning of existence . The people believed
that rivers and mountains have a soul and that rice plants
and trees are inhabited by spirits . The poet Nguyen Du
has described this animism in these four lines :
32 KHẢO - CỔ TẬP- SAN

« When you look at the trees


Seeing their branches shaking before the wind,
Know that my soul comes back.
I still remember what I have promised,
But I sacrify myself to show my filial piety ».

In our industrialized society, only reason is important ,


but in the old Vietnamese society sentiments were always
taken into consideration . This equilibrium of rural culture
is illustrated by these two lines by Nguyen Du :

< You have brought yourself before justice,


«
But besides reason, there is also sentiment».

The organization of this rural society in which there is


the equilibrium of reason and sentiment, individual and
society had the family as its unifying factor. Thus , it balanced
the doctrine of decentralization of villages and that of the
centralization of monarchy. Because the basis of the economy
was an agrarian one , the distribution of production was

done on a half private and half public basis ; the peasant had
not yet achieved the right of ownership . This was illustrated
by the popular proverb :

« Wealth belongs to all men

What makes you rise above common people is your virtue ! »

The two main social classes , the class of literates and

the class of peasants , believed in cooperation and the divi


sion of labor. This has kept them away from the class
struggle. It is shown by the following sentence of our Poet
Nguyen Cong Trụ :

<< Intellectuals or manual workers belong the same social


proup of mankind » .

In the feudal Western society there was a complete se

paration by birth between reulers and subjects, scholars and


laborers . In Vietnamese agricultural society, there was no
division between these two classes , due to this principle :
THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE 33

<
« From the Emperor down to a single citizen the only im
portant difference lies in the degree of self- betterment » . That
society was proud of its cultural equilibrium, the philosophical
basis of which was the harmony of reason and sentiment.
In contact with Western civilization, this culture was shaken
to its roots .

In fact, during the century that Vietnamese society has


been in contact with Western science , it has experienced
cultural dislocation. The Vietnamese rural culture lost its
equilibrium :

« God has taken away our Eastern civilization

This in the time when moral principles are


broken ».

This is quoted from Tan Da, a poet who was very much
concerned with the social situation of the country. He has
clearly shown the disatisfaction of the Vietnamese literates
during the period of transition , when individuals as well as
society could not achieve an adjustment to the new influen
ces of the West. During that century, the literate class
became conscious of the weakness of the country and looked
for a way to revolution . « Some went East to Hong Kong
and Yokohama , searching a new way, others went West to
study Montesquieu and Jean-Jacques Rousseau ». ( Phan
Boi Chau ).

But after the first World War the disappointed leader


of the « Go-East Movement » came back with this advice :
« If you seriously want to accomplish something, it is better
to know what you want in full detail » The leader's mission

was not totally unsuccessful, however , because he began to


encourage his fellow countrymen to study Western and Eas
tern philosophy and morality. This lesson is left to us by
our fathers who gave their lives for it, an indication of the
critical nature of the situation and of how deep lay the
causes of this sickness . No temporary remedy can be used.
34 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

We think we can become powerful by adopting Western


industrialization techniques , but in doing so , we only give
the appearance of strength . In reality , the rottenness of our
society lies deepers . We should keep in mind the example
of China under the Manchu dynasty and Vietnam during
the last century, when dismemberment of these nations
occurred because no attempt was made to cure their social
problems at the roots .

III.- The Cultural Equilibrium of the Old Vietnamese Agri


cultural Society

In reality, the social problem consists in searching for an


adjustment between the old Oriental and agricultural culture
and the new urban and industrial Western civilization . This

task is extremely difficult. For almost a century our fathers


tried their utmost and did not succeed. The Japanese people
have been sucessful in assimilating Western culture and, as
a result, have made their country a more powerful one . They
are not necessarily more gifted than we Vietnamese (or God's
favorites) . That the Vietnamese people, intelligent, active ,
laborious , and studious, are able to harmor-nize contradicto
ry currents of culture has been proven by our history. Living

on a land called Indo- China by geographers , the Vietname


se people have fulfilled the historical mission confided to

them by their geographical situation . This land with the


shape of an « S » has not only a geographical significance , but
also social and human one. The history of thousands of years

of our people is the history of the harmonization of the two


ancient Oriental cultures , Confucianism and Buddhism. Budd
hist culture teaches the internal peace of soul, while Con
fucianism teaches the value of external activities to attain

charity in real-life situations , Buddhist culture comes from


India and Confucian culture from China, and the two are
extremely contradictory. One is static, the other pragmatic ;
one is religious and the other atheistic . Exposed to these
divergent currents of thought , the Vietnamese people had to
THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE 35

choose between loss of their equilibrium by failure to ac


chieve a resolution of the contradictions of Buddhism and

Confucianism , thus becoming indentified partly with India and


partly with China ; and the other alternative of survival as
an independent nation through a synthesis of these thought
systems ; in other words, a unification of reason and sen
timent.

During the dynasties of Dinh , Le , Ly , Tran , Le , and Nguyen ,


we have shown that we are able to write a glorious page of story

in this part of Southeast Asia . This has been due to the


realization of social and cultural equilibrium founded on the
principle of the harmony of sentiment and reason . This is also
the point of view of the poet Nguyen Cong Tru, who realized
the Unity of thinking beyond different theories . Indeed, the
Universal is above different points of view. The Vietnamese
people until the present time have preserved personality
because of their ability to achieve unity and equilibrium
through a conception harmonizing reason and sentiment.

King Tran Thai-Ton once left his palace in the night to go


to Yen-tu mountain to ask a priest about Buddhist Enlighten
ment. This priest , named Phu Van , answered the king : « Bud
dha is not in the mountain but in your heart. When your
consciousness is clear and you know it, then you are Buddha .
If your Majesty comes to know that consciousness in yourself
you will become Buddha ; it is not necessary to look for it
outside of yourself » . Afterward the king returned to his
throne because of his people's summons during the time of
the Mongolian aggression. From that day, however, the king,
while ruling over the country, never neglected to better
himself. One day, when he read these lines, « It is fitting to
have a non-clinging consciousness » , the king suddenly unders
tood the traditional philosophy of the Vietnamese people , a
philosophy which teaches man to serve his country whole
heartedly . This is the very basis of rural culture . Concerning
the spirit of Vietnamese Buddhism the king concluded in
these words : « I think we can find Buddha everywhere . We
36 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

don't need to search for him in the North or in the south .

One may be born clever or dull, but thanks to Buddha's grace


he can understand . One may be borns tupid ; with his capa
city for thought, he can understand . Thus, the doctrine of
Buddha uses different means to convert those who are lost and

to show them the meaning of life and death . The principal


responsibility of Confucius and Mencius is to teach justice ,
and to give good examples to future generations . Therefore ,
there is no difference between those wise in action and those
wise in meditation. This shows that the doctrine of Buddha

in order to be propagated, needs the help of Confucianists >>.

Tran Thai-Tong the first King of Tran dynasty (1225

1400) has thus traced a model personality for Vietnam by a

philosophy of spirituality , showing by his own life the equi


librium of the old Vietnamese culture which tends to har

monize reason which is the spirit of the northern social


culture and sentiment which is the spirit of the southern

spiritual culture . That equilibrium is founded on love and

positive action. He is not only the guiding light of Viet


namese Buddhism, but for scholars as well. The idea of the
accord of religion and morality had great influence on the

personality of Princess Huyen -Tran who sacrificed herself

for the cause of the country, the union of the North and
the South , and of assimilation of the two old cultures of
Indo- China. This is reflected in the following touching song :

She is going far away


Not because of love
She only uses her beauty
To bring back the two provinces O, Ly (now Hue)
How painful it is...
As she is in full youth,
Is it because of her unhappy predestination ?
Snow white skin and rose cheeks

Are now just like dying flower and fading moon


Gold is mixed with lead.
THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE 37
336

What a sad farewell song


When the birds fly away
What a talented tady.
But now that she is married

Like a sunflower

She has to follow King Man (her husband, the


Cham King)

They keep telling her


What she should do

For the good of the people


Balance her sentiment and reason

Even if it aches her heart.

The sacrifice of Huyen Tran was painful to her, but it


marked the assimilation of Vietnam and Cham culture , a
wonderful harmonization from which the culture of Hoan

Chau was born. Two hundred years later, after the unifica
tion achieved by Emperor Gia Long, this land became the
capital of the whole country.

The leadership ideology of Tran dynasty (1225 — 1400) ,


adapted itself to the infra-structure of traditional society . In
fact the economico- political organisation of this society be
fore French intervention , consisted of two opposing

and superimposed systems . At the background was a popu


lar autonomous and representative democracy, based on the
families relationship considered as social cells . An old pro
verb said « familial inside , communal outside » .

At the top and above autonomous villages was the abso


lute monarchy which was highly centralised. The two insti
tutions fundamentaly different in tendencies , the former was
an open society, the later a closed , both coexisted through the
up and down of our national history. That could be so thank
to the third mandarin system which was consisted of well
educated in the right way of national ideoly. They had to
keep the balance between the two others opposing powers
so that the Nation could be safe . In the case of conflict,
38 KHẢO -CỔ TẬP - SAN

<
«< the kings laws had to submit to the commune customs »,
as prescribed an old proverb .

It was due to that system of village self democracy which


maintained the stability of Vietnamese agricultural society.
Recently an French governor had stated :

« The commune shows an particular interesting mecanism,


and one know easily that such an organisation so complex,
so democratic , where never notable can behave by himself,
which exists traditionally since earliest times. That mecanism
has not to be touched without making the country in disorder.
The instrument is old, it is good, it suits the people . >
»

(La commune présente un mécanisme particulièrement in


téressant, et on comprend sans peine qu'une organisation
si complexe , si démocratique , où jamais un notable ne peut
agir seul, qui existe traditionnellement depuis la plus haute
antiquité , ne doit pas être touchée sous peine de désorganiser
le pays. « L'instrument est vieux , il est bon, il convient au
peuple ») .

(Pierre Pasquier « L'Annam D'Autrefois » Essai sur la constitution de


l'Annam avant l'intervention française Paris - Societe d'Editions — 1930),

That commune system in every village was represented


by the Dinh or Temple where all members of the village
meeting in festival days , where the notables holding meeting
to discuss on the commune affairs, and also there the tutelar
god of the village was whorshipped. This cult constituted
the official religion of the villages , beside the bouddhism the
Confucianism and Taoism. Thus the shintoism in each vil

lage plays the role of conciliating different religions .

Thank to the efficency of that organisation where the

material and the spititual life was actually and practically


unified, the Vietnamese people in a relatively short time
successed to assimilate the people Cham and Khmer in the
present South Vietnam .

The chart following will summarize the monist paternalist


democratic system of the Vietnamese traditional society.
I - A. MONARCHIC SYSTEM 39

ADMINISTRATIVE MASTER OF
DIVISION AUTHORITIES WORSHIP
CEREMONIES

The Sovereign Cult of Nature


Court-Gouvernement Altar of Heaven-Earth
Four Ministries > Mountains
Privy Council Rivers
Chancery > > Spring
Royal-Family Cult of Genie
Mandarmate Altar of Prontiers Genie
Appointed by the King Agricultural Pantheon
Capital Emperor
State Genie
CIVIL MILITARY Confucius Temple
9 degrees 9 degrees War Temple
6 ministries 5 generals Medecine Temple
I office of Souls Temple
Annals
1 Academy
1 Imperial
College

1 Governor 1 General Altar of Spring


1 Adminis 1 Colonel
Province Governor
trator 1 Major
1 Juge

1 Prefect I Captain Altar of Literature


District 1 Teacher 1 Lieutnant Prefect
Sergeant

11 - Decora
B. DEMOCRATIC SYSTEM
Body of Notables elected by the families

First notable Head of Altar of Tutelar Genie


Second » militia and or Dinh
Village Village Chief
Village Chief police Pagoda
Clark Temple of Souls
Temple of Agriculture
Altar of Literature

III - C. FAMILY RELATIONSHIP

Head of the Religious Altar of Ancestors


Eldest and Family Altar of Household Gods Head of
Branch Chief Family
Head of
Junior
Branch
Leit proud
40 KHẢO- CỔ TẬP - SAN

IV.- New Cultural Equilibrium Harmonizing Different Cul


tures Based on Spirituality.

So, we can say that Vietnamese are not inferior to Japanese


in achieving harmony of contradictory cultures while main
taining their existence as a nation . However, during the
century of our contact with the West, compared to the Japa
nese people, we have been left behind because we have not
yet found cultural equilibrium in the harmonization of East
and West. This is the reason for the present disequilibrium
of Vietnamese culture . As in China, the leaders in Vietnamese
society, recognizing the strength of Western industrial culture
and at the same time the weakness of the Vietnamese,
thought that this strength derived from machines and the
scientific mind . So , they began to abandon the traditional
education , thinking that therein lay the cause of our failure.
They were wrong. They thought that the spirit of traditional
morality had declined in both Vietnam and China during
the last few centuries. The true education is now gone . We

have neglected the basic human spirituality for the appea


rance, as noted by Phan-Tay-Ho , a Vietnamese nationalist
leader half a century ago in his advice to the country :

« People prefer to study literature

They honor academic diplomas

Pass their time learning to write different forms of poetry

They study with the sole aim of succeeding in their


examinations.

And imitate slavishly the Chinese in their literary works.

Most of them are interested in honor and wealth ;

Real scholars are few.

This situation is not peculiar to a minority who strive


for honor and wealth for themselves and their families

But thousands of others wealthy poeple are engaged in the


same disastrous pursuits.
!

(Luong- Ngoc-Tat Danh- Sanh )


THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE 41

I We have lost our educational base , the education of self

betterment, and approved an education that emphasizes pure


intellectual education . Even if we adopt the technology of
science, it might cause us to fight against one another. In
abandoning our traditional education, we thought we had
adopted a true education, and we believed that true education
and science could not go together. So , in order to become
civilized as Westerners , we must deny all that is left to us
from our old culture. Among all Asian countries , Japan is
the only country that has rapidly assimilated western scienti
fic civilization without damaging its own philosophy of life .
It is surprising that Japan was the only country that has res
ponded to the philosophy of self.betterment of Wang Yangming
while it was rejected in China and in Vietnam . This shows
that the less we change our traditional education , the better
we can assimilate the new Western scientific civilization to

make a rich new culture . The cause of the painful difficulties


of assimilation of western ideas in Vietnam and in China is
not the fact that « East is East and West is West » , as it has
been said, but simply that we have abandoned our own tradi
tional basis of philosophy and education. We have not tried
to find a basis for that only to imitate the appearance
because the true basis lay in the common essence of human
nature , in West and in East.

We did not believe in Lu-Hsiang- shan

«In the East when there are wise men, the same sentiment
and reason must appear ».

«In the West when there are wise men, the same sentiment
and reason must appear ».

What is the basic for assimilation ? It is the real spiritu


ality, the divine principle inborn in man which are identical
behind the diversity of appearance. The spirit of science and
morality united in a center of super knowledge of the human
being, a mankind with sentiment, reason , and intelligence, a
'morally and socially free «Person». In this we have a basis to
1
balance East and West and so, create a faith for ourselves.
42 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

It is because of this education consisting of well-balanced


morality and sentiment that in the old Vietnamese agricul
tural society there was an equilibrium of culture ; i. e.,
equilibrium between nature and society, individual and group ,
spiritual and material , reason and sentiment ; an equilibrium
based on a supernatural principle. At that time, the Viet
namese people had returned to their well spring of life from
which sprang synchretism in religions. This resolved all the
contradictory aspects of foreign cultures then penetrating the
country. The secret of the harmonization of these different
currents of thought in order to make a source of creative life,
without committing the general mistakes of eclecticism and
losing their personality and vitality, lies in the search for the
basis of morality and the essence of things in the Universe ,
in oneself and in others. In these things only, is there
understanding of the different characteristics of individuality
without narrow-mindedness . The more we emphasize the

outside diversity , the deeper we have to go , because human


life neads Unity , i. e . , Equilibrium as Laotzu's remark : « The
further we go, the narrower our knowledge becomes ». We
thinks this is the only way for us to harmonize the characte
ristics of Wertern and Eastern cultures . That is to say, in
Việtnam today we have to believe in the Absolute , in the
Universal Person . The industrial revolution in Western Europe
at the beginning of the 19th century changed the world into a
system of inter-dependent relations between independent
and self-sufficient regions in the fields of economics , politics
and culture . The new techniques have admirably solved the
problems of transportation in the air , on land and on the sea.
The world is thus united as far as communication is concerned .

However, these countries are so inequally developped


in many aspects of living and culture. Their cooperation ,
therefore , is not truthful and successful, because they do not
have a universal conception of life , a universal ideology, a
unity of spirit which makes peoples understand one another.

The political revolution , following the industrial one of


the 19th century , has drawn the Western societies into an
economic system of excessive free competition leading to
monopoly and economic crisis.
THE EQUILIBRIUM OF VIETNAMESE CULTURE 43

Now from the cultural equilibrium of the old agricultu


ral society, we ought to find a new equilibrium for Vietnam
ese culture . It is natural to harmonize rural culture with
industrial urban culture in an industrialized Vietnam . There
is no essential contradiction between the rural agricultural
society of Asia and the industrial and urban society of the
west. One of these societies is characterized by its mecha
nist tendency and the other, by its vitalist tendency. Both are
two forms of harmonization and adaptation of human soci
ety to the natural environment in order to last ; of course ,
both of them respect man's right to live. If there is a diffe
rence, it is because of the basic error of the urban industrial
society. This error is the setting up of the individual as a
solitary supreme power , thus opposing man to nature , sepa
rating reason and sentiment, spirituality and and materiality,
considering reason and faith as two things that cannot coexist.

Tagore said : «The urban society had lived in a concep


tion of a world divided and ruled » .

It was because of these foregoing reasons that Lamartine


the French writer who played an important political role in
the revolution of 1830 , has written as follows comparing
Rousseau's idea, the theorist of the French revolution of 1789,
with Confucius idea, the great political philosopher of the
East : « I am against Rousseau and defend Confucius in spite
of the conception of everlasting progress, the wrong progress
which goes down instead of going up , from the spiritualism
of Confucius to the materialism of social contract of Rousseau» .
Lamartine Pages Retrouvees
Published by Andrei Delpuech

Of course, the culture of independent Vietnam today


must be assimilated with the Western urban culture according
to the ideal criteria for today's human culture as stated by
R. Tagore :

<< The unlimited personality of mankind can only be


realized in the great harmony of all the peoples of the world » .

Like Gandhi's conception of an ideal education :


44 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

<
« Today, in order to have a perfect education, the study
of Eastern cultures is as important as the study of Eastern
sciences >>.

Vietnam will be industrialized, but will not authorize


irrational free competition. Vietnamese culture will have a
scientific character, but it will not separate the scientific
mind from the traditional basis of spirituality. Today, Viet
namese culture believes in a perfect man , with reason and
sentiment, an individual not isolated from the group, living
in a society where there is cooperation among classes , in a
country not isolated from the rest of the world , in a society
where private ownership is respected ; giving to the citizen
the possibility of satisfying his vital needs in this « happy
medium » harmony . Universe , Nature and Man continue
to be harmonized . That is the ideal solution which synthesizes
the scientific spirit and the love of mankind .

NGUYỄN , ĐĂNG . THỤC


BẢN PHÚC TRÌNH VỀ VIỆC THAM - DỰ KHÓA

HỘI THẢO DO TRUNG TÂM VĂN HÓA ASPAC


TỔ CHỨC TẠI SÉOUL TỪ 19 ĐẾN 23-5-1969

TUÂN - HÀNH Nhiệm-vụ-lệnh số 07- QVK /VH / NVL ngày

3-5-1969 , của Thủ tướng Chánh-phủ , tôi, Nguyễn -đăng - Thục


Chuyên -viên Nghiên -cứu tại Viện Khảo-Cổ , đã lên đường đi
Séoul ngày 19-5-1969 , dự khóa hội-thảo kể trên , kể từ ngày 19
đến 23 tháng 5 năm 1969. Tham-dự hội-thảo có đại- biểu của 9
quốc-gia hội- viên sau đây : Úc-đại- lợi , Trung -hoa Dân - quốc ,
Nhật-bản , Phi-luật - tân , Đại- hàn , Mã -lai, Tân -tây - lan , Thái -lan
và Việt-nam Cộng-hòa . Ngoài ra có Anh - cát- lợi và Hoa-kỳ , cử
đại -diện tới quan-sát. Danh sách các đại-biểu tham-dự, xin
coi bản đính kèm .

Khóa hội- thảo khai-mạc sáng ngày 18-5-1969 . Đại-biểu Việt


nam đến chậm mất một hôm , nên chỉ bắt đầu dự hội-thảo
ngày 20 tháng 5 cho đến hết 23 tháng 5 .

Ông Chủ - tịch khai-mạc buổi họp chuyên - biệt vào 9 giờ 30
sáng bằng mấy lời chào mừng đại-biểu Việt- nam , và lưu ý toàn
thể hội- viên về sự hữu -ích và thiết- yếu của công cuộc hợp -tác
văn -hóa xã -hội trong khu - vực Á -châu Thái-bình -dương .

Tiếp theo đại -biều Úc.châu (Australia ) , Ông Johnston nói về


điều cần thiết phải xúc- tiến vấn đề giao dịch giữa các dân tộc
của khu vực . Ông đề -nghị các học-giả địa-phương cần viết nhiều
$
về xử mình để có sách giảng dạy ở trường học cho các dân tộc
khác cũng như sách vở cho đại chúng . Rồi ông đưa ra 5 điềm
của đề nghị đề ASPAC sẽ lo thực hiện :

1) Lập mục-lục thư tịch của Thư viện Quốc-gia trao đổi
46 KHẢO - CỔ TẬP- SAN

giữa các nước sử dụng . Sự lưu - thông sách vở sẽ do ASPAC


thu xếp .

2 ) Phiên - dịch các sách văn học .

3) Học hỏi các ngôn -ngữ khác với tiếng mẹ đẻ để tạo nên
một sự thông -cảm thật-sự .

4 ) Trao đổi « Môi giới văn hóa » .

Bảo - vệ văn-hóa dân tộc là việc đầu tiên của các quốc-gia
nhưng cũng là vấn đề quốc -tế nữa . Rất cần có sự hợp -tác quốc
tế nhất là về phạm - vi kỹ -thuật như là phim ảnh tài- liệu và phục
hưng tác -phẩm nghệ -thuật.

Nối lời đại biểu Úc -châu , đại- biểu Trung hoa ông Shun Yao
nhấn mạnh về sự giao dịch rất cần-thiết.

Đại-biểu Nhựt-bản , Ông Ozaki phát biểu ý -kiến : về sự thiếu

sót thông-tin giữa các nước trong miền làm cản trở sự hợp tác.
Các nước hội-viên ASPAC đến nay chỉ liên -lạc chặt-chẽ với Tây
phương hơn là tiếp xúc nhiều với nhau . ASPAC cần phải
chấn hưng cho mạnh - mẽ mối liên - lạc giữa các nước , các dân
tộc miền Á-châu Thái- bình dương . Ông đề nghị ASPAC nên
thành lập một trung -tâm thông tin để giúp cho sự kiến tạo
thông-hiểu địa phương của khu - vực ASPAC .

Đại- biểu Đại-hàn , Bác-sĩ Chung nhấn mạnh vào mục - đích
của sự thông -hiều lẫn nhau giữa các nước miền Á-châu Thái

bình dương , theo ASPAC là để giúp cho nhau tiến bộ về kỹ


thuật , trí thức và nghệ thuật . Ông nhấn mạnh vào điểm người
Á-châu trước hết hãy nói lên những giá - trị địa -phương của mỗi
dân- tộc từng nước bởi vì sách vở viết về văn-hóa Đông-phương
do người Tây phương viết có vẻ nông cạn , cho nên người Á
châu phải tự mình nhận định lấy giá trị của mình . Người Á
châu phải nhận thấy sắc thái văn- hóa chung nếu chúng ta muốn
thấy có sự tiến -bộ về sắc thái địa phương của mỗi nước .

Đại-biểu Mã -lai- Á , Ông Jembang nhấn mạnh vào chương


trình giáo- dục ở mỗi nước về hai thứ tiếng , vì việc cần-thiết cho
việc trao- đời trí thức .
BẢN PHÚC -TRÌNH VỀ VIỆC THAM -DỰ KHÓA HỘI-THẢO 47

Đại- biểu Tân -tây -lan (New Zealand) là Giáo -sư Thompson
nêu lên cải lý - tưởng « đồng -nhất trong sai- thù » (Unity through
Diversity ) của sự hợp tác trên 3 điểm cơ bản :

1) Hợp -tác trên bình diện nhà nước với nhau trong khu
virc ASPAC .

2) Khuyến - khích công trình khảo cứu của học giả từng
nước trên bình diện hội học quốc tế .

3 ) Trên bình diện phổ -thông cho dân -chúng thông hiểu
lý -tưởng của ASPAC , cần phải thành -lập các ủy - ban địa
phương của ASPAC trung lập với chính -quyền địa - phương .

Đại- biểu Phi- luật- tàn , Bà Bộ Trưởng Palarca bênh - vực


đề nghị của Ông Johnston ( Úc) , nhấn mạnh vào sự giúp đỡ
các nước hội- viên về vi- ảnh cùng thư - viện và xuất- bản . Bà
đề - nghị ASPAC nên cấp học bổng cho sinh-viên các nước
hội-viên .

Đại-biểu Thái- lan , Bác -sĩ Xuto , đề-nghị trao đổi nhiều
hơn về các thanh -niên giữa các nước hội-viên với nhau . Ông
cũng biểu đồng tình với lý -tưởng hợp -tác của ông Thompson
là « Unity through Diversity » nghĩa
nghĩa làlà « Đồng-nhất trong
Sai- thủ » .

Đến lượt đại-biều Việt -nam , chúng tôi Nguyễn -đăng-Thục


bày -tỏ ý - kiến rằng trước khi các nước trong miền có thể hợp
tác có kết-quả , cần phải đi đến chỗ hiểu biết lẫn nhau giữa
các dân tộc chậm - tiến với các dân tộc đã tiến-bộ giữa Đông
và Tây .

Đề -nghị : ASPAC nên đi đến sự thành-lập các đại học


địa phương với chương trình học đối-chiếu , và ASPAC sẽ
khuyến - khích các trung - học học hỏi các môn học về các nước
của miền Á - châu Thái-bình -dương . Sau khi nhấn mạnh về
sự khó - khăn phục hưng văn hóa dân-tộc như ở Việt- Nam
chẳng hạn sau một thời-kỳ tiếp - xúc lâu dài với văn -hóa Tây
phương , đã đề -nghị thêm : Các đại học ở các nước hội- viên
nên chú - ý vào phạm - vi văn -hóa Anh -ngữ và tiếng Hoa- ngữ
đồng thời với văn-hóa dân- tộc mình với mục- đích bảo vệ
văn -hóa truyền -thống trong khi canh -tân . Sau cùng chúng tôi
48 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

lưu - ý hội -nghị đến sự cải tiến về sự học hỏi tư -tưởng Tây
phương nhất là về phương-pháp khoa-học thực nghiệm của
Âu - Tây . Để xúc-tiến sự thông-cảm giữa các nước hội-viên
ASPAC với nhau , đề nghị lập chương trình trao- đỗi học-giả
và sinh - viên một cách thường - xuyên .

Về phần Cô Giám -đốc Văn -khố Việt-nam , Cô Đặng

phương- Nghi có đề nghị dùng Trung -tâm ASPAC làm « Trung


tâm Thông-tấn » (Clearing House) để trao -đổi tài- liệu văn
hóa . Các mục- lục thư tịch nên dùng hai thứ tiếng đề ghi ,
là tiếng bản-xử và tiếng quốc-tế Anh hay Pháp .

Xin ghi thêm là bài thuyết trình của chúng tôi cùng đoạn
thảo - luận tại hội-trường được hội-nghị đặc-biệt chú ý , và vẫn
cho ấn - loát và phát- hành để lưu trữ tại Trung- tâm ASPAC .

Sau các cuộc thảo luận , hội- nghị ASPAC lần đầu tiên về sự
« Xúc-tiến Văn-hóa và Xã-hội Cộng-tác trong lãnh-xực Á - châu

và Thái bình dương » họp tại Seoul từ 19-5 đến 23-5-1969 dưới
sự bảo trợ của Trung -tâm Văn hóa và Xã-hội ASPAC , đã kết
thúc vào một dự - án chung sau đây gồm có ba điểm :

I. A− Nhu -cầu và ích-lợi chung trong việc xúc- tiến công


tác văn hóa và xã - hội trong miền Á - châu và Thái bình - dương .

II . B— Đề - nghị dự -án ngắn hạn và dài hạn về sự cộng tác


văn hóa và xã-hội trong miền Á-châu và Thái-bình -dương.

Các dự án chú trọng vào một số vấnđề sau đây :

1) Sưu tầm học-liệu cho các cấp học sinh theo tinh thần
ASPAC trên.

2 ) Phổ - biến kiến - thúc cho đại chúng các nước trong miền.

3) Lập thư tịch của miền ASPAC .

4 ) Khảo sát cá- nhân và tập -thể do ASPAC bảo trợ .

5) Trao đổi nhân sự .

6 ) Phát -triển ngôn -ngữ tiếng Anh và tiếng bản xứ Á -châu .


7) Phiên - dịch sách và ấn hành .
8 ) Tổ - chức triển lãm và biểu diễn nghệ thuật lưu động
trong các nước hội- viên ASPAC .

HI. C— Hiện thời các nước miền ASPAC đã có những cơ


BẢN PHÚC-TRÌNH VỀ VIỆC THAM - DỰ KHÓA HỘI - THẢO 49

quan và phương - tiện gì có thể hợp -tác vào phạm vi hoạt động
của Trung -tâm ASPAC .

Cảm - nghỉ :

Cảm-nghĩ của tôi nhân danh đại biểu đi tham-dự ASPAC


là sự tiếp đãi của Ủy-ban Chấp hành ASPAC đối với đại biểu
rất chu đáo và thân-mật. Riêng về Tòa Đại- Sứ Việt-nam ở
Séoul , có lẽ bận sửa soạn đón tiếp Tổng -thống Việt nam qua
thăm Đại -hàn nên không có tùy- viên văn-hóa của Việt-nam đến
dự ở địa-vị quan - sát , đồng thời giúp đỡ đại -biểu của nước mình
những việc cần-thiết . Việt-nam là một nước hội- viên của ASPAC
tất nhiên phải có bổn phận theo dõi công việc của ASPAC thì
sự công tác mới hữu-hiệu , vừa có ích cho nước mình , vừa
tạo nên sự liên đới sống chung của toàn thể khối mà mình
đã đồng tình về nguyên-tắc thành lập từ đầu .

Sau khi đi dự hội thảo : « Xúc-tiến sự cộng-tác Văn-hóa


và Xã-hội trong miền Á-châu và Thái-bình-dương » (Promotion
of Cultural and social cooperation in the Asian and Pacific
region) chúng tôi xin đề-nghị :

1) Bộ văn hóa Giáo-dục nên cho phổ-biến ý-nghĩa và tài


liệu về ASPAC .

2) Chỉnh-đốn cơ-quan văn -hóa9 có tính cách khảo -cứu về


văn -hóa Việt- nam , cổ truyền cũng như lịch-sử liên - lạc giữa
nước mình với các nước Á-châu Thái-bình-dương và thế-giới
từ trước đến nay về hoạt-động văn-hóa có tính cách xây dựng
và xúc- tiến hòa -bình , tự do và thịnh-vượng chung cho Á -châu
và Thái- bình dương.

Trong các cơ - quan văn -hóa hiện có ở Việt-nam , chúng tôi


nhận thấy Viện Khảo-cổ có nhiều tinh-chất thích-ửng với mục
tiêu ASPAC . Nay xin đề-nghị giới -thiệu Viện này làm môi-giới
văn hóa giữa Việt- nam với ASPAC ngõ hầu trao đổi tài-liệu và
giao - dịch thường - xuyên .
T
Tường trình
1
NGUYỄN -ĐĂNG -THỤC
TƯỜNG TRÌNH VỀ KHÓA HỘI THẢO ĐẦU TIÊN

CỦA TRUNG
TÂM VĂN HÓA XÃ HỘI Á CHÂU

THÁI- BÌNH DƯƠNG TẠI HÁN THÀNH

(18 /23-5-1969)

LÝ . DO VÀ VIỆC TỔ.CHỨC HỘI.THẢO

Hội-nghị Á -Châu Thái- Bình -Dương họp lần thứ nhất tại

Vọng - Các năm 1966 , đã quyết-định thành-lập một Trung -tâm


Văn-Hóa Xã -Hội tại Hán - Thành . Việc đầu tiên của cơ-quan này
sau khi khai trương vào ngày 23/11/1968 là tổ - chức một khóa

Hội-thảo về những vấn - đề liên -quan đến sự hợp-tác Văn-hóa


giữa các quốc-gia , trong khu-vực Á- Châu Thái-Bình -Dương .
Khóa Hội -thảo khai- diễn ngày 18-5 và bé-mạc ngày 23-5-1969.

THÀNH.PHẦN HỘI . THẢO

Ngoài các đại- diện 9 quốc-gia có chân trong hội-nghị Á..


T.B.D. ( Đại-Hàn , Mã- Lai , Nhật- Bản , Phi-Luật- Tân , Tân Tây
Lan , Thái- Lan , Trung -Hoa Quốc -Gia , Úc và Việt-Nam) . Trung
tâm có mời thêm 3 chuyên - viên Hoa - Kỳ và 1 chuyên - viên Anh .
Đại- diện mỗi quốc- gia gồm 2 người : 1 người đại - diện chính
thức đến trình bày quan - điểm của chính-quyền và 1 học- giả
đến góp ý- kiến cả - nhân của họ . Riêng về Mã - Lai và Phi-Luật
Tân , đại- diện học-giả không đến dự hội- thảo vì mắc bận . Tại
bàn hội thảo còn có 6 nhân - viên ban Giám đốc Trung - tâm
xuất thân từ 6 quốc-gia khác nhau tham-dự nhân-danh ban
tổ -chức , thành thử phần đông các quốc -gia (trừ Mã-Lai , Tân
Tây - Lan và Việt- Nam ) thực sự có 3 đại- biều .

Quan - sát- viên rất ít, phần nhiều là nhân - viên của Trung
tâm . Họ không có quyền phát -biểu ý -kiến .
TƯỜNG TRÌNH VỀ KHÓA HỘI THẢO 51

NHIỆM.VỤ VÀ DIỄN . TIẾN KHÓA HỘI.THẢO

Khóa Hội-thảo có nhiệm - vụ nghiên - cứu các vấn -đề Văn


Hóa Xã -Hội cần được Trung -tâm lưu ý tới và hoạch định
chương trình hoạt- động của Trung - tâm . Hai buổi họp đầu
dành cho các đại- diện nói lên lập trường hoặc quan - điểm
của Chinh - Phủ hay cá - nhân họ (vì đại -diện Việt- Nam tới muộn
1 ngày nên mất dịp thuyết-trình này) . Sau đó các hội thảo
viên bàn luận về 3 đề-tài sau đây :

nhu - cầu và quyền -lợi chung trong việc phát-triển Văn


hóa tại vùng Á . C. T. B. D. ;

-
- dự - án hợp -tác Văn -hóa ngắn hạn và dài hạn trong
vùng Á . C. T. B. D ;

các cơ - quan và phương - tiện - hiệu -hữu có thể giúp Trung


tâm Văn-Hóa Xã-Hội Á . C. T. B. D.

Cuộc hội -thảo sôi nổi và hào -hứng nhưng sự trao- đổi ý
kiến có vẻ hạn chế giữa các quốc - gia thông- dụng Anh - ngữ
như Hoa-Kỳ , Tân Tây-Lan và Úc-Châu ; đại -diện các quốc-gia
khác ( ngoại trừ Đại Hàn và Việt- Nam ) quả ít nói hoặc vì
bản tính e- dè hoặc vì không thông thạo Anh - ngữ . Sự diễn
tiến của khóa hội thảo đã được ghi lại và in ronéo gửi cho
các đại- diện .

QUYẾT . ĐỊNH CỦA KHÓA HỘI . THẢO

Sau 4 ngày bàn luận , hội- thảo viên đã đúc kết được một
bản quyết- nghị 6 điểm khuyến - khích sự hợp-tác và trao -đổi
học-sinh , sinh - viên , học-giả và nghệ - sĩ cũng như tài-liệu
Văn-hóa giữa những quốc - gia hội-viên .

NHẬN.XÉT CỦA ĐẠI DIỆN VIỆT NAM (Đ.P.N. )

Những đề-tài được đem ra bàn luận tại cuộc hội thảo chỉ
nhằm mục-đích giúp Trung -tâm hoạch định chương trình
hoạt- động của họ một cách rõ ràng hơn. Vì Trung - Tâm là
một cơ - quan quốc-tế nên cuộc hội thảo cũng giúp ích một
cách gián-tiếp các quốc- gia hội- viên nếu Trung-tâm thực- hiện
được những điều nêu ra . Hiện Trung - tâm đang ở thời kỳ
phôi thai , bề ngoài tuy tráng lệ nhưng thực sự chưa đủ
tư -cách hoạt-động .
52 KHẢO- CỔ TẬP - SAN

Sở sưu -tầm tài -liệu Văn -hóa Xã hội mà Trung -tâm định
thành- lập (mà tôi có phác-họa sự tổ - chức hộ trong bài
thuyết - trình ) mới vỏn vẹn có vài trăm cuốn sách mỏng ( phần
đông không mấy giá- trị) và chưa có người quản trị . Chánh
phủ Việt-Nam (Tòa Đại-Sứ) đang can -thiệp cho 1 giáo-sư
việt- văn hiện ngụ tại Hán - Thành giữ chức vụ Quản - thủ Thư
viện đó (chức-vụ quốc tế duy nhất của Trung -tâm chưa có
người đảm nhiệm ) nhưng chưa có kết quả gì vì Mã - Lai và
Tân Tây -Lan cũng muốn đề cử người của họ . Tôi cũng xin
trình qua rằng Trung tâm đã mấy lần ngỏ ý định mời tôi
giữ chức ấy nhưng tôi đã từ chối .

Trước sự câu - nệ hình thức của Ban Giám-Đốc và sự xa


cách giữa mục -tiêu và phương - tiện vật chất của Trung-tâm , tôi
không mấy tin- tưởng vào tương lai cũng như sự lợi ích
thực sự của Trung - tâm Á -Châu Thái Bình Dương . Trước khi
nghĩ đến hợp tác nhất là trên bình diện văn hóa , các Chánh
!
phủ cần phải phát - triển sinh -hoạt văn - hóa tại xứ họ trước .

Sự có mặt của Việt- Nam tại những Hội-nghị có tính-cách


phô -trương như Khóa Hội- thảo ASPAC 1969 xét ra chỉ có ích
lợi về khía-cạnh chính trị mà thôi , vì những điều được nếu
ra thường quá trống rỗng . Tại những hội nghị này các đại
diện không học hỏi được gì (đề tài quá tổng quát nên thiếu
thiết -thực , lúc phát biểu ý kiến thì ông nói gà bà nói vịt )
và cũng không có gì đề tranh - đấu cho nước mình . Những
gì cần tranh đấu về ASPAC (như làm sao đề Việt- Nam được
chỉ định làm trụ-sở trung-tâm kỹ nghệ hoặc kinh tế Á -Châu
Thái-Bình-Dương sắp được thành lập) thuộc quyền hạn hội
nghị các Bộ - Trưởng Ngoại Giao .

Riêng tôi , những gì tôi đã học được tại Đại-Hàn đều ở


bên lề hội- nghị , nhân những cuộc đàm luận riêng với các
đại-diện và quan sát- viên , nhất là về sự phát- triển màu
chóng của nền kỹ nghệ Đại-Hàn song song với sự duy trì
đắc lực các di- tích Văn - hóa cổ truyền nhân chuyến du -hành
Séoul-Kiyog ju Walsan Pusan do Chính -Phủ Đại-Hàn tổ
chức ngày 25-275 .

:
DANH SÁCH ĐẠI BIỂU
-
THAM · DỰ KHÓA HỘI THẢO

TRUNG TÂM VĂN HÓA ASPAC

(Đính kèm bản phúc trình ngày 5-6-1969 của Giáo -sư Nguyễn -Đăng- Thục)

――――――
Đại-biểu Úc-đại-lợi (Australia ) :

1) Ông Marshal L. Johnston Thư ký phụtá ngành Liên


lạc Văn-hóa và Thông-tin của Bộ -vụ Ngoại giao .

2) Ông Giáo -sư William F. Connell Giáo - sư Giáo - dục


Đại học Sydney .

Đại-biểu Trung-hoa (China) :

1) Ông Shun-Yao , Giám-đốc MOE , Bộ-cục Văn-hóa Quốc


tế và Liên-lạc Giáo- dục .

2 ) Bác -sĩ Chen Chi- Lu , Chủ - tịch ngành Nhân -chủng -học
Đại-học Quốc-gia Đài- loan .

Đại -biểu Nhật-bản (Japan ) :

1 ) Ông Masanari Ozaki , Chủ tịch Đệ Nhị Phân cục văn


hóa Bộ Ngoại giao .

2) Ông Shinobu Jwamura , Giám-đốc Viện Khảo -cứu Đông.


Nam - Á Đại-học Kyoto .

-
Đại-biểu Đại-hàn (Korea ) :

1) Bác -sĩ Bom-Mo Chung , Giáo - sư Cao đẳng Giáo dục Đại
học Quốc gia Đại- hàn .

2 ) Ông Min-Ha Cho , nguyên Tổng Thư -ký Ủy -ban UNESCO


Quốc -gia Đại-hàn .
54 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

- Đại -biểu Mã - lai- Á ( Malaysie) :

1 ) Ông Ismail bio Ambia , Thu -kỷ Phụ -tá chính Phân-cục
Kinh- tế và Hợp- tác Địa - phương Bộ Ngoại giao và Thư-ký
Văn - phòng Á -châu vụ .

2) Ông Zainal bin Haji Lembang , Đệ nhất Thu -ký , Chưởng


Ấn Đại sứ Mã -lai- Á đại- diện Ban Hành -pháp của Trung tâm
ASPAC.

Đại - biểu của Tân - Tây -lan ( New Zealand ) :

1) Ông David Atkins , Đệ -nhất Thư -ký Tòa Đại-sứ Tân - Tây
lan ở Nhật- bản .

2 ) Ông K. W. Thomsom , Giáo - sư Địa -lý , Khoa -trưởng


Trường Khoa-học phân-khoa Đại- học Massey .

―――
Đại-biểu Phi- luật-tân ( Philippines) :

1 ) Bộ -trưởng Julia L. Palarca , Ủy viên Hành -pháp Chấp


hành Văn -hóa - vụ và Thông- tấn Ngoại-giao-vụ .

2) Bác - sĩ Ruben Sautos Cuyugan , Giáo-sư Xã -hội- học Viện


Nghiên -cứu Á -châu , Đại-học Phi- luật- tân .

-
Đại -biểu Thái-lan (Thailand ) :

1 ) Bác - sĩ Witt Siwasariyanon , Đại biểu Tổng Văn - phòng


hành Thủ tướng.
Thông tấn Công- vụ , Chấp

2) Bác - sĩ Manaspas Xuto , Trưởng phân vụ Thông-tấn Bộ


Ngoại giao .

-
Đại-biểu Việt- nam :

1 ) Giáo -sư Nguyễn - đăng- Thục , nguyên Khoa -trưởng Văn


khoa Đại học Saigon .

2) Cô Đặng - phương -Nghi , Giám-đốc Nha Văn-khố và Thư


viện Quốc-gia Việt- nam .

―― Các nước ngoài đến quan -sát có :

- Quan-sát-viên Anh-cát- lợi (England ) :

Giáo sư Geoffrey Bowous , Giám-đốc Trung-tâm Khảo


cửu về Nhật- bản của Đại học Sheffield .
DANH SÁCH THAM DỰ KHÓA HỘI-THẢO 55

-
Quan sát- viên Mỹ-quốc ( U. S. A.) :

1) Ông Kenneth T. Young , Chủ - tịch Xã - hội Á - châu


New York.

2) Ông Charles B. Fahs , Giám đốc chương trình Quốc


tế Đại-học Miami- Ohio .

3) Ông Sumuel P. Gilstran , Đại-biều Chấp trưởng Trung


tâm Đông - Tây Đại -học Hawaii .

――
Trung tâm Văn-phòng :

1) Giáo -sư Byung Kyu Kang , Giám đốc ASPAC Trung


tâm Văn -hóa Xã -hội .

2) Ông T. Hongo , Đại biểu Giám-đốc Trung-tâm Văn hóa


và Xã hội ASPAC .
97 1

PRÉSERVATION OF CULTURAL HERITAGE IN THE

MEMBER COUNTRIES

BẢO VỆ DI SẢN VĂN - HÓA Ở CÁC NƯỚC HỘI - VIÊN ASPAC


MAI - THỌ - TRUYỀN

Trong một phiên họp của Hội nghị ASPAC tại Seoul
từ 19 đến 24 tháng 5 năm 1969 , thảo luận về Văn Hóa Xã
Hội , đại- biểu của V.N.C.H. ( Phủ Quốc- vụ khanh đặc- trách Văn
Hóa ) có nêu lên sự khẩn trương của vấn -đề bảo tồn di-sản văn
hóa Việt- Nam , hiện đang chìm trong khói lửa chiến tranh .

Chỉ riêng một thành phố Huế, hồi tháng 2 năm 1968 khi
trở thành một bãi chiến -trường , kẻ muốn chiếm , bên cố sức
giành lại , hai bên giằng co , kéo dài trong suốt một tháng trời ,
súng đạn đã lạnh lùng tàn phá cả khu trung -tâm di-tích lịch-sử
này của triều đại nhà Nguyễn . Một phần lớn cổ vật , cô- tích bị
tiêu-hủy, phần khác bị mất mát thất lạc , sự tổn- thất được ghi
nhận trên 50 % , đã làm đau lòng các nhà cổ học V.N. cũng như
các nhà cổ học thế- giới nói riêng và cho toàn thẻ dân-tộc V.N.
nói chung . Vậy mà chiến -tranh đã tiếp diễn từ 1945 đến nay .
và lan rộng trên toàn lãnh thổ V.N. bao nhiều thành phố đã
lần lượt làm mục tiêu của chiến -tranh , sự phá hoại càng
lớn lao , đủ để chứng -minh việc bảo tồn di- sản văn-hóa , quả
là vấn đề hết-sức khẩn trương vậy.

Trong Quarterly Korea (vol . 10-1968-9 - no 4) Ông Choi


Kyu -Hab dưới nhan đề :

« Viễn tượng của Cộng đồng Á -châu Thái bình dương »

« The Vision of Asian and Pacific Community »


BẢO VỆ DI SẢN VĂN- HÓA 57

có nhận định rất chính xác về điều-kiện sinh tồn của ASPAC
như sau :

Khu vực Á châu Thái bình dương biểu lộ một tập hợp
phức tạp về yếu tố tín ngưỡng văn hóa và xã hội...

Tuy- nhiên , khi nào những yếu tố phức tạp được điều hòa
qua sự thông cảm lẫn nhau và sự phối hợp , chúng có thể giúp
cho sự xây dựng nên một xã hội tự do, đánh dấu bằng cái lý
« Đồng qui nhi thù đồ » . Chỉ trong cộng- đồng tự do ấy mới thấy
được đường lối cho sự hợp -tác có thiện-chí và hăng hải « The
Asian and Pacific region reprents a composite of heterogeneous ,
cultural an social elements ...

However, when the heterogeneous elements are harmonized


through mutual understanding and co-ordination , they can help
build a free society marked by harmony within diversity. Only
in such free community can avenues be found to spontaneous
and voluntary co - operation . »

Phải có sự thông - cảm lẫn nhau ấy mới có được một sự


hợp tác thành-thật và tạo nên một cộng đồng bền vững lâu dài .
Cộng -đồng ASPAC đáp ứng cho nguyện -vọng thiết- yếu và chính
đáng của dân -tộc từng bị đế- quốc thực - dân cắt đứt một thời
gian khá lâu với những liên -hệ tự nhiên , cố hữu dễ biến thành
những « lãnh vực đóng của riêng » (chasse gardée ) . Nguyện
vọng ấy là dân tộc tự quyết , dân- tộc tự-do , xã-hội mở cửa đối
với thế giới tương quan . Bởi thế mà phần lớn các nước hội
viên ASPAC – trừ Úc- châu và Tân -tây - lan – thuộc về các dân
tộc chậm tiến , vì lịch sử tiến hóa của chúng đã bị gián đoạn
mất một thời- gian . Nay chúng đang ở trên con đường giải-phóng ,
trở nên các dân tộc tự do , độc lập , chúng cần phải có một ý.
thức chính xác về mình , cũng như về điều kiện bảo -vệ tự do
của một xã hội mở cửa cho một thế-giới tương quan . Chúng
phải ý -thức rằng một dân tộc ngày nay không phải và cũng
không có thể là một quốc-gia bế quan tỏa cảng . Bởi thế mà
cộng -đồng ASPAC phải trở nên một ý - thức chung , ý thức ASPAC
ý - thức đồng qui thù đồ (harmony within diversity ) như Ông
Choi Kyu -Hab đã viết . Cái ý thức ấy chính là cái ý -thức của
thế-giới tương quan ngày nay , mà cộng đồng ASPAC là nhịp
58 KHẢO - CỒ TẬP- SAN

cầu thực tế bắc qua các dân tộc kém mở mang với thế-giới văn
minh tân-tiến vậy.

Nhưng ý thức cộng đồng ASPAC không phải chỉ xây dựng
bằng những quan hệ kinh tế , chính trị , binh bị nhất thời .
Chính yếu -tố văn -hóa , hiểu là tất cả sự biểu -hiện ý - chi sinh
tồn của các nhóm người trong điều kiện địa -lý lịch-sử đặc
thù , mới thực là chất xi-măng để xây dựng , để có kết những
yếu tố phức tạp thành một khối thuần nhất , nhất-trí có cả
tinh đặc -biệt « Á - châu Thái- bình -dương *‫( ܀‬ASPAC ). Vì cộng
đồng này là cả một thế giới thu nhỏ , trong đó có đại-diện cho
văn -hóa Âu - Tây , có đại diện cho văn -hóa Á -châu , hai mô-thức
văn - hóa , cơ bản của thế - giới , tức là khoa -học tiến - bộ với đạo
học truyền thống xưa nay mâu thuẫn . Việt- Nam với vị trí
địa - lý Ấn độ Chi- na cố hữu của nó , đã trở nên trung - tâm
của sự mâu thuẫn Đông-Tây cận đại . Cho nên nó đã là bãi
chiến trường suốt từ đệ - nhị thế - chiến tới nay , cũng như trước
kia kể từ đầu kỷ nguyên Thiên - chúa , nó đã là đất qua lại, giao
lưu (Giao - châu ) của các chủng -tộc và văn minh . (Crossroad of
peoples and civilisations ) Ngày nay người ta còn mục kích ở
đấy di -tích văn-minh và chủng -tộc Anh -đô -nê -diên (Indoné .
sien ) mà tiêu - biểu là « Trống đồng » Đông - sơn ; di- tích văn
minh và chủng -tộc Tây- Thái mà tiêu -biểu là Cổ Mộ Lạch trường
tại Bắc - Việt , di- tích văn -minh và chủng -tộc Chàm và Khmer tại
Trung và Nam Việt -Nam . Như thế đủ thấy văn hóa Việt Nam
là cả một phức thề, tượng trưng cho một sự phối hợp lâu dài
trong sự gặp - gở của các chủng tộc và văn hóa khác nhau . Ở
đấy có cả một bài học kinh -nghiệm cho sự tìm phối hợp và thông
hiểu lẫn nhau của các nước hội- viên hiện nay trong cộng
đồng ASPAC .

Bởi vậy chúng tôi nghĩ rằng vấn đề tiên quyết thiết yếu
của Cộng -đồng ASPAC là phải chú - ý đến việc sưu - tầm và bảo
tồn những tài -liệu di sản văn hóa của các nước hội-viên , thiết
lập một trung-tâm nghiên cứu văn-hóa ASPAC đế trưng bày ,
trao đổi , bảo-vệ di sản văn-hóa chung , ngõ hầu tạo nên một
sự thông- cảm thân mật giữa nhân dân các nước hội -viện . Trước
khi mở các hội-thảo và tổ -chức các cuộc thăm viếng và trao
đồi , triển -lãm di- sản văn -hóa để tạo điều - kiện cho sự phối hợp
BẢO VỆ DI- SẢN VĂN HÓA 59

và thông cảm giữa các nước trong cộng đồng ASPAC nên tổ
chức các lớp chuyên -môn để bảo tồn và trùng tu di- sản văn
hóa , theo kiểu « Centre international pour la conservation et
la restauration des biens culturels » nhu UNESCO đã tô- chức

tại ROME - CENTRE năm 1969. Ở đây chương trình dĩ- nhiên
sẽ thu hẹp vào phạm -vi « Á - châu - thái -bình dương và mục- tiêu
nhằm vào điểm chính yếu : « điều - hòa đặc thù » :

A.– Phương pháp sưu -tầm tài liệu .

Nghiên - cứu cổ tích về phương diện lịch - sử , mỹ thuật và


kỹ thuật nhân -bản , Kỹ thuật khảo cổ . Lập trác họa cổ tích ,
chụp hình không ảnh .

―――――
B. Nguyên -tắc bảo-tồn và trùng - tu những cô -tích và tác
phẩm văn -hóa . Những cô -tích , trung - tâm lịch -sử đối với công.
cuộc kỹ- nghệ hóa ở các nước kém mở mang . Bảo vệ , trùng -tu
và chỉnh đốn các trung-tâm lịch-sử. Tổ-chức pháp-lý quản - trị
theo tinh thần cộng đồng ASPAC trong việc bảo tồn những
cổ -tích , di- tích văn-hóa và trung tâm lịch sử . Tổng-chi « Bảo
tồn di-sản văn hóa các nước hội-viên » , Trung-tâm ASPAC
(Văn-hóa xã hội miền Á- châu Thài- bình dương ) nên có một
chương -trình dài hạn đại qui-mô đề thi-hành đặc biệt cho
nhóm dân-tộc nhược tiểu thiếu điều -kiện phát- triển khả năng
dân-tộc của mình , mà vị trí địa -lý là ở vào đầu mối giao - dịch
giữa hai nền văn -minh chính của thế - giới là Đông phương
và Tây - phương .

Huston- Smith trong « Philosophy East and West » Univer


sity of Hawaii Press vol . VII April , July 1957) có đặt vấn đề
văn -hóa Đông - Tây hiện nay để tìm sự thông cảm như sau :
« In
< New Hopes for a Changing World » Bertrand Russell
points out that man is perennially engaged in three basic
conflicts : 1 ) against nature , 2) against other men , and 3 )
against himself. Roughly these may be indentified as man's
natural, socialy, and psychological problems. The great surving
cultural traditions are also three the Chinese, the Indian,
and the Western . It helps us to understand and relate the
unique perspectives of these three traditions if we think of
each as ascenting one of man's basic problems . Generally
60 KHẢO -CỔ TẬP - SAN

speaking, the West has accented the natural problem, China


the social and India the psychological . >>

« Trong « Tân Hy- vọng cho một Thế- giới Biến -chuyền »
Bertrand Russell chứng minh rằng loài người thường xuyên
bận -tâm vào ba sự xungđột cơ bản : 1 ) xung đột với Thiên
nhiên , 2) xung - đột với
tha nhân , 3 ) xung đột với chính
-
mình . Những xung - đột ấy đại khái có thể đồng - hóa với
những vấn-đề con người thiên nhiên , con người xã hội và
- · ·
con người tâm lý . Các đại truyền thống văn hóa sống
còn cũng có ba là Trung - hoa , Ấn - độ và Tây - phương .
Điều ấy giúp ta thông hiểu và trình bày những viễn
tượng độc - đáo của ba truyền thống ấy như là mỗi
cái nhấn mạnh vào một trong ba vấn-đề cơ bản của nhân loại
trên đây . Nói đại- khái thì Tây-phương đã nhấn mạnh vào vấn
đề thiên nhiên , Trung hoa vào xã hội Ấn độ vào tâm lý »

Hiện nay khu -vực ASPAC (Miền Á.châu Thái- bình dương )
bao- hàm đủ đại biểu cho ba đại truyền thống văn -hóa nói trên
Thực - hiện được ý-thức văn hóa ASPAC , có thể bảo rằng đã giải
quyết được những xung-đột cơ -bản của con người , không những
cho miền Á - châu Thái - bình -dương mà còn cho cả thế giới tương
lai nữa . Bởi thế mà vấn đề « Bảo tồn di-sản văn hóa các nước
Hội - viên trong cộng đồng Á- châu Thái bình dương là vấn đề
khẩn trương và rất chính đáng vậy .
1.

NHỮNG VỊ THÁNH CỦA TÍN NGƯỠNG ĐỒNG BÓNG

Ở Việt- Nam ngoài Phật giáo , Nho giáo và Lão giáo còn
có tục sùng bái đặc biệt là thờ các vị thần linh , mà hình thức
biểu hiện là trạng thái lên đồng . Hiện tượng này phổ biến sâu
rộng trong giới phụ nữ của miền Bắc và Trung nhưng cũng
lại bị giới nho sĩ cho là mê tín dị đoan “ đồng cốt quang xiên » .

} Chữ « Đồng » trong đồng cốt có nghĩa là đứa trẻ ngây thơ ,
tâm hồn trong trắng chưa bị ám ảnh hay cám dỗ của vật dục.
Cốt có nghĩa là xương .

Đồng cốt trong tín ngưỡng có nghĩa là người ngồi đồng


được xem như đang có tâm hồn trong trắng của đứa trẻ nhỏ rồi
thần linh sẽ mượn xác người ấy để ngự về : giá ngự đồng.
Bỏng hay hình bóng là một trạng thái trừu tượng , bỏng sẽ
mượn hình của đồng đề ngự về cõi trần gian . Đó là trạng
thái lên đồng .

Ông đồng bà cốt là những người có căn cơ hoặc nặng hoặc


nhẹ . Họ bị bắt làm « linh » để hầu hạ chủ vị thần linh . Họ như
chiếc ghế đệm để các thần linh ngự về nên ta thường nghe họ
nói « giả ngự đồng » « bắc ghế cho ngài ngồi » . Như vậy ông
đồng bà đồng là môi giới , gạch nối giữa hai thế giới : thực và
thần linh vì người bình dân quan niệm rằng ngoài thế giới
mà họ đang sống đây còn có một thế giới vô hình huyền bí ,
thế giới đó tượng trưng cho huyền năng của tạo hóa bàng bạc
khắp vũ trụ .

Trên hết có Đức Ngọc -Hoàng Thượng - đế ngự trên ngai


vàng có bá qua " văn võ như một triều đình của hạ giới . Triều
đình đó gồm : Tam tòa Thánh mẫu : Thượng Thiên ( Thánh
62 KHẢO - CỔ TẬP- SAN

Mẫu Liễu Hạnh ) Thượng -ngàn và Mẫu thoải. Các chầu tức là
các bà các cô theo hầu tam tòa thánh mẫu. Có 5 quan lớn : đệ
nhất, đệ nhị , đệ tam , đệ tử và đệ ngũ Tuần Tranh dưới hai cô
tiên , 10 hoàng tử và các cậu quận .

Loài vật được thờ phượng trong tin ngưỡng này là ngũ hồ :

tướng quân trấn vùng đông , tây , nam , bắc và trung ương.
Ngoài ra đền thờ nào cũng có 2 con rắn bằng giấy quấn trên
trần nhà trước bàn thờ đó là Thanh Xà , Bạch Xà tượng trưng
cho quan lớn Tuần Tranh .

Như vậy tín đồ đồng bóng không phải thờ một vị thần
duy nhất mà cỏ cả một thế giới hỗn tạp và vì vậy tục lễ bái
của tín ngưỡng này biến ảo lạ lùng . Ta thấy cả một thế giới
của màu sắc của âm nhạc của vũ điệu quay cuồng trong khung
cảnh hư ảo huyền bí .

Để có một quan niệm khái quát về tín ngưỡng bình dân


này , chúng tôi xin lược khảo sự tích của các thánh quan trọng
nhất trong những chư vị thần thánh mà họ thờ phượng. Đó là :

THÁNH MẪU LIỄU - HẠNH

Thánh mẫu Liễu -Hạnh còn gọi là Thánh -mẫu Phủ giầy hay
Thần nữ Vân -Cát . Chữ Phủ dùng để gọi nơi đền thờ của các

vị chúa , Thánh Mẫu được sắc phong “ Liễu - Hạnh Công Chúa »
vào năm Nhâm - Ti 1672 vua Gia - Tòng nhà Hậu Lê phong là
« Chế Thắng Hòa Đại- vương » .

Phủ thờ ngài ở Kẻ Giầy nên gọi là Phủ Giầy . Triều vua
Lê Anh-Tông ( 1557 ) xã Kẻ Giày đổi tên là An - Thái , gồm có
4 thôn : Vân -Cát , Vân - Đình , Văn -Cầu , Nham -Miếu . Về sau
An - Thái lại chia làm 2 xã nhỏ : Tiên -Hương và Vân - Cát . Mỗi
xã đều có phủ thờ ngài . Có nhiều dã sử chép về sự tích đức
Thánh -Mẫu .

Ngài sinh năm 1557 triều vua Lê Anh Tông , tháng thìn ,
ngày dần , giờ dần . Thân phụ là Lê Công- Chính và thân mẫu

là Trần Thị -Phúc . Lê Công - Nguyên là dòng dõi họ Trần nhưng


vì tình trạng đất nước nhiễu nhương nhà Hồ thoản nghịch , con
NHỮNG VỊ THÁNH CỦA TÍN NGƯỠNG ĐỒNG BÓNG 63

cháu họ Trần người bị tàn sát người bị hành hạ rất nhiều nên
gia đình ngài đổi họ Trần ra Lê để tránh tai họa đó ( 1 ) Lê phu
nhân lúc có mang chỉ thích ăn hoa quả và quả kỳ hạn mà
vẫn chựa sinh nở và làm bịnh . Trong nhà ngờ là có tà ma yêu
quái quấy nhiễu nên mời thầy phù thủy trừ tà chữa bệnh ,

nhưng bệnh trạng Thái bà mỗi ngày một tăng. Một đêm kia ,
có một dị nhân mặc áo đạo sĩ đến xin chữa bệnh . Khi vào tới
trong sân đạo sĩ rút chiếc búa bằng ngọc ở trong tay áo , đứng
bắt « ấn » niệm thần trú rồi ném mạnh chiếc búa xuống đất .
Lê -Thái ông liền mê man đi .

Trong giấc mộng , Lê- Thái ông thấy mình bị dắt đi tới nơi
công thành làm bằng vàng rồi đi đến 1 dinh thự tráng lệ nguy
nga . Nhìn vào thấy chư tiên đang yến ẩm , đàn sáo réo rắt
tưng bừng . Các tiên cô , tiên bà đang dâng rượu chúc Ngọc

Hoàng . Trong lúc ấy có 1 tiên cô mặc áo đỏ , tiến lên bệ ngọc ,


hai tay nâng cốc rượu mà quỳ xuống thì bổng xẩy tay , chén

ngọc vỡ tan tành . Tội bất cẩn bị Đức Ngọc Hoàng nổi giận giảng
chỉ đầy xuống hạ giới 21 năm , Tiên nương ấy là Đệ nhị Quỳnh
Nương Tiên chúa . Tiên chúa run run bái biệt Ngọc Hoàng , lui
gót theo sứ giả về ngã Nam môn .

Đến đấy Lê - Thái ông tỉnh giác , mở mắt ra không thấy người
đạo sĩ chỉ nghe sực nức hương thơm và tiếng khóc oe oe . Hỏi
ra mới biết lịnh bà sinh hạ một bé gái rất ư xinh đẹp . Ông đặt
tên cho con là Lê thị Thăng tự Giảng Tiên , nghĩa là tiên
giáng thế ! Ngài có diện mạo khác thường , là tuyệt thế giai
nhân , theo đòi việc bút nghiên, thi thơ kinh sử lại thêm
nữ công nữ hạnh hoàn toàn .

Những khi rảnh việc Ngài thường dạo chơi quanh vườn
đề ngâm thơ, vịnh phủ , khải đàn . Hiện nay thi ca mẫu còn

truyền lại 4 bài « Xuân , hạ , thu , Đông » sau đây :

(1) Sự tích đức Liễu - Hạnh Công chúa . Hội Phủ - Giày tưởng tể xuất
bản ( 1959 ) .
64 KHẢO - CỔ TẬP- SAN

XUÂN TỪ : Xuân Hoa cách.

Xuân tự họa , noãn phong vi ,


Vi nhật trì
Đào hoa hàm tiếu , liễu thư my .
Điệp loạn phi,
Tùng lý hoàng oanh hiền hoản
Lương đầu tử yến nôm ni,

Hiệu đăng xuân khuê lật tự trị .

Dịch nôm .

Xuân như về gió hây hây ,


Ngày dài thay

Đào hoa mỉm miệng , liễu tươi mày ,


Bướm loạn say,

Con oanh líu lo vườn rậm .


Cái yến ríu rít hiện tây ,
Lồng lộng buồng xuân mở suốt ngày .

HẠ TỪ : Phô liên cách .


Kiền khôn tàng uất ảo,
4:0
Thảo lý thanh oa náo ,

Chi đầu hàn thuyền táo


Thanh thanh đỗ vũ não

Á á hoàng oanh lão ,


Tần tương cáo :

Chúa xuân kim quy liễu , như hà hảo ,


Giá ban cảnh sắc ,

Thêm khởi nhất phiền lao thảo


Hạnh trúc dung quân , cổ nhất khúc Nam huấn,
Thám hoa , tổng hạ hương đảo

Tiền độ thương tâm , tuy phong tận tảo .

Dịch nôm :

Khi giời thêm bức bối ,


Cóc nhái kêu trong bụi ,

Ve kêu sầu trên cỗi,


NHỮNG VỊ THÁNH CỦA TÍN NGƯỞNG ĐỒNG BÓNG 65

Quyên gọi hè khắc khoải


Oanh hót chiều sôi nổi .
Cùng nhau hỏi :

Xuân nay đâu mà tiết giời đã đổi ?

Nhường này cảnh sắc một phen rối bời !

May thần trúc dung , gầy một khúc Nam huấn .


Thơm ngát mùi sen tới .

Phiền não ngày, đưa cơn gió thôi .

THU TỪ : Bộ thuyền cách .

Thủy diện phù lam sơn tước ngọc .


Kim phong tiễn tiễn khao hàm trúc .
Lư hoa vạn lý bạch y y,

Thụ sắc xương ngưng , hồng nhiễm lục

Oanh vũ thiềm cung nga phi túc

Rạo hài độc bộ thu hoài súc ,


Bất như kinh lai ly hạ cúc ,

Hoa hương nhàn tọa phủ biều đàn nhất khúc .

Dịch nôm :
Nước nổi màu lam , non chuốt ngọc ,

Gió vàng hiu hắt khua cành trúc ,


Hoa lan muôn dậm gió phất phơ

Lá cỏ đầm sương , hồng đốm lục .


Rõ bóng chị Hằng trong cung các

Thềm hoa lén bước lòng thu dục .

Sao bằng dạo cảnh bên vườn cúc .


Ngồi ngắm hoa mà đàn một khúc .

ĐÔNG - TỪ : Tiễn mai cách

Thuyền minh bá lệnh , mãn quan san

Hồng dĩ nam hoàn , nhạn dĩ nam hoàn

Bắc phong lẫm liệt , tuyết man man

Biết ỷ lan can , quyện ỷ lan can

Ủng lô hướng hóa giác thanh nhan ,


66 KHẢO CỔ TẬP - SAN

Tọa sạ năng an , ngọa sạ năng an ,

Khởi quan cô sạ lạc trần gian ,


Hoa bất tri hàn , nhân bất tri hàn .

Dịch nôm :

Quan san nghe lệnh chúa đông đòi ,

Hồng lui nam rồi ,

Nhạn lui nam rồi ,

Lạnh lui gió bấc , tuyết pha phôi.


Câu lơn tựa ngồi

Câu lơn mỏi ngồi,

Sưởi lò nhưng vẫn giá thâm môi .


Ngồi cũng bồi hồi ,

Nằm cũng bồi hồi.

Ngỏ hồng tiên nữ bóng tả tơi


Hoa lạnh cũng thôi

Người lạnh cũng thôi. (1 )

Năm 19 tuổi Giáng tiên xuất giá kết duyên với một thanh
niên họ Trần , ở thôn Vân Đình thuộc xã Tiên - Hương , tên
là Trần -Đào -Lang , vốn nhà trâm anh thế phiệt . Cầm sắt
hòa hợp được chừng vài năm thì một hôm nàng vô bệnh mà
mất nhầm ngày mồng ba tháng ba năm 1578. Mộ táng ở
xứ cây đa xã Tiên Hương , hiện nay mộ ngài vẫn còn ở đấy .
Khi Ngài mất , Trần phu nhơn đêm ngày thương nhớ , một hôm
đến chỗ thư phòng của nàng trông thấy gương soi còn đó , đàn
gầy còn đấy , sách vở bút nghiên trên kỷ mà người thì chẳng
thấy đâu , tranh lòng thương nhớ , khóc than thảm thiết , ngả
lăn ra bất tỉnh , trong cơn hôn mê , một trận gió lạnh từ
phương tây đưa đến , Ngài hiện lên ôm lấy Trần phu nhân mà
gọi « Mẹ ơi , tỉnh dậy , con đây , mẹ đừng thương nhớ nữa » Vừa lạ
lùng vừa sợ hải bà kêu to lên , mọi người trong nhà có cả Đào
lang ở đấy . Giáng Tiên an ủi mọi người trong chốc lát rồi bảo

( 1 ) Sự tích đức Liễu Hạnh công- chúa . Hội phủ giầy Tương tế
xuất bản năm 1959.
NHỮNG VỊ THÁNH CỦA TÍN NGƯỠNG ĐỒNG BÓNG 67

với mọi người: “ Con từ trần kiếp về chốn tiên cung , chỉ vì nghĩ
đến công cúc dục cù lao , nên phải hiện về để tỏ lòng thương
nhớ , nhưng không được ở lâu , xin tạ từ để về thượng giới. »
Đào lang khóc mà rằng : « Tôi mong được phối hợp lương
duyên , cùng mong bách niên giai lão , nào ngờ nửa đường ly
biệt , nay lại tái sinh , xin lưu lại đề tự tình một đôi lời cho thỏa

lòng khao khát » . Ngài đáp ... « Không bao lâu, tất có ngày
tương ngộ » Nói xong biến mất , năm sau quả nhiên Đào-lang
cùng theo về cực lạc .

Ngọc Hoàng thượng đế cho phép Ngài tái giáng làm phúc
thần nhận cúng dàng của nhân gian . Khi thì Ngài hiện ra
người con gái đẹp ngâm thơ dưới trăng, khi hóa làm bà lão

chống gậy bên đường . Ngài thường qua lại hạt Lạng - Sơn , trụ
trì ở chùa Thiên Minh . Nhân lúc nhàn hạ Ngài ngồi dưới
cây tùng gảy đàn mà hát.

« Cô vẫn vãng lai hề sơn thiều nghiêu .

U điều xuất nhập hề lâm yêu kiều .


Hoa khai mãn ngạn hề hương phiêu phiêu .

Tùng minh vạn hác hề thanh tiêu tiêu .

Tử cố vô nhân hề quỳnh trần hiệu .

Vũ đàn trường khiển hề độc tiêu dao .

Hu la , hồ sơn lâm chi lạc hề hà giảm trùng tiêu »

Nghĩa là :

Bóng mây một mình qua lại với núi non chót vót .

Chim buồn ra vào trong rừng cây cao đẹp .

Hoa nở đầy trên bờ nước mùi thơm ngào ngạt.


Thông reo muôn cửa động tiếng vi vu .

Trông ra bốn bề vắng vẻ xa bụi dặm .

Vỗ đàn tiếng vang một mình la tiêu dao .

Than ôi, rừng núi vui thay , cái chi làm nhụt
được chi cao vời.

Chợt Phùng khắc Khoan đi sứ bên Tàu về đến đấy cất


tiếng hỏi :
68 KHẢO - CỔ TẬP-SAN

« Tam mộc sâm đình , tọa chước hảo hề nữ tử. >>>

Nghĩa là :

« Ba cây chụm lại ngồi kia rõ thực gái xinh » .

(Ba chữ mộc † là chữ sâm * , chữ nữ * và chữ tử


7 là chữ hảo kỹ là đẹp) .

Cô gái bèn đối lại :

Trùng sơn xuất lộ tàu lai sứ giả lại nhân

Nghĩa là :

Lần núi đi ra , qua đó hẳn là quan sứ.

( Hai chữ sơn ) hợp lại thành chữ xuất k , chữ lại
đứng cạnh chữ nhân A thành chữ sứ ) .

Ông Phùng - Khắc- Khoan thấy cô gái đối đáp như thế
biết không phải là người thường , bèn ngâm một câu như sau :

« Sơn nhân bằng nhất kỷ , mạc phi tiên nữ lâm phàm ?,

Dich :

Người núi ngồi chiếc ghế , có phải tiên nữ xuống trần


không ?

Chữ sơn ( 4 ) đứng cạnh chữ nhân (~ ) là chữ tiên ( L )


chữ nhất (- ) hợp với chữ kỷ ( t ) thành chữ phàm ( ).

Cô gái bèn đối lại rằng :

« Văn tử đới trường cân , tất thị học sinh thị trướng » .

Nghĩa là :

Gã văn đội mũ dài, ắt hẳn là học sinh thị trưởng .

( Chữ văn ( x ) với chữ tử ( 7 ) thành chữ học ( % ) chữ


trường (* ) với chữ cân ( ) thành chữ trưởng ( ).

Câu đối thật là đối từng chữ . Phùng công thấy vậy rất thán
phục muốn hỏi thăm lai lịch nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại đã
biến mất, chỉ còn thấy cây gỗ nằm ngang , hiện ra 4 chữ
« Mão khẩu công chúa » p pà nghĩ mãi ông mới đoán ra

rằng : Cây gỗ tức là mộc ( k) chữ mão ( p ) khắc vào khúc


gỗ , tức là đứng bên chữ mộc ( k) hợp lại thành chữ Liễu ( ).
NHỮNG VỊ THÁNH CỦA TÍN NGƯỞNG ĐỒNG BÓNG 69

Chữ khẩu ( n ) viết ở gỗ tức là đứng gần chữ mộc ( k)


thì thành chữ Hạnh ( *) .

Người con gái hiện hình đấy tức là Công Chúa Liễu

Hạnh . Họ Phùng liền khởi công làm đền thờ Ngài vậy .

Ngài lại xuất hiện ở Tây Hồ và những nơi danh lam thắng
cảnh như Sầm Sơn , Phố Cát . Khi xuất hiện ở Tây Hồ Ngài có
làm thơ xướng họa với họ Phùng , họ Lý và họ Ngô .

Từ giã Tây hồ Ngài qua chơi Hoành Sơn , Khoa Lánh ,


Thủy Khê , nơi nào có danh lam thắng cảnh Ngài đều đặt
chân tới . Đến Phố Cát tỉnh Thanh hóa , Ngài hiển linh , dân
vùng ấy lập đền thờ . Người nào mà biết đến Ngài hương hoa
cầu xin thì được việc , kẻ nào ngạo mạn sẽ bị chết về tay
Ngài . Tin đồn ấy đến tai vua Lê Huyền Tông . Vua hạ lệnh
cho người trừ yêu quái . Quận Công Lê văn Phái tuân hành
lệnh ấy động quân lính đi tiểu trừ. Quân lính tới nơi, tự
nhiên giống tố mây mưa nổi lên , thầy phù thủy lăn ra chết ,
quân sĩ rối loạn . Tin về đến triều đình nhà vua lại ra
lệnh phá đền . Không bao lâu dân trong miền ấy bị dịch . Họ
lập đàn kỷ đảo . Có một người nhảy lên đàn quát bảo “ Các
tai nạn trên đây đều do nữ thần đền Sòng gây ra , nếu chịu
sửa lại miếu , hương đăng phụng sự thì sẽ tha cho » .

Những người hương lão trong làng phải kêu xin với
nhà vua cho phép sửa sang đền miếu . Từ đấy nữ thần đền

Sòng lại càng linh hiền hơn , thường vật chết những kẻ vô
lễ xúc phạm đến Ngài . Muốn trừ cái hại ấy , Vua lại ra lệnh
diệt yêu quái trong đền Sòng đi . Phù thủy Nội đạo Trường
xin đảm nhận trọng trách ấy . Nữ thần bị phù thủy vây lưới

sắt bèn biến thành con muỗi trốn xuống dưới giếng Âm dương
định chui qua lưới tẩu thoát. Nội đạo Trường vừa toan yểm
bùa giết đi thì có Đức Phật Thế Tôn hiện xuống cản
ngăn , Nội đạo Trường phải thu phép lại . Nữ thần cảm ơn
cứu mạng bèn xin quy Phật hứa cải tà quy chánh . Đức Thế
Tôn ưng thuận . Từ đấy nữ thần đền Sòng trở nên một vị
từ bi không chấp lỗi lầm và hết lòng phù hộ dân .

Năm 1665 đời vua Lê Huyền - Tông niên hiệu Cảnh - Trị ,
quận công Phan văn Phái đi dẹp giặc Chiêm Thành . Trước khi
DMC
70 KHẢO - CỔ TẬP - SAN

xuất trận , quận công đến lễ ở đền Mẫu xin độ trì . Quả nhiên
quân ta thắng . Vua cảm tạ ơn ấy , tác phong cho Mẫu « Chế
Thắng hòa đại vương » . Năm 1672 đời Lê -gia -Tông niên hiệu
Dương Đức lại phong cho mẫu là « Liễu Hạnh công chúa » .

Dân xem Ngài như một bậc mẹ hiền , nên gọi là Mẫu . Vi
mẫu theo đạo Phật và muốn kỷ niệm việc mẫu quy đạo nên
đến ngày mồng 3 hoặc 6/3 âm lịch thì người ta rước bát
nhang mẫu lên chùa chầu Phật , lúc rước bát nhang về, có
thỉnh kinh Phật đề chư Tăng tụng niệm trước bàn thờ mẫu
trong 3 ngày 3 đêm . Nguyên nhân đám rước hằng năm là
như thế .

ĐỨC THÁNH CHA — TRẦN – HƯNG - ĐẠO

Sự nghiệp và thân thế của Hưng -đạo Đại vương đã được


sử sách ghi chép một cách chính xác nhưng sự tích của
Ngài đã được cái tin đồ đồng bóng thần thánh hóa và
biến Ngài thành một vị tỏ đại diện cho nguyên lý cha song
song với Liễu Hạnh công chúa tượng trưng nguyên lý mẹ .
Bởi vậy trong các đền thờ đều có thờ tượng Trần-Hưng-Đạo.
Không phải người ta thờ Ngài vì Ngài đã giúp cho tổ quốc
thoát khỏi ách ngoại lai mà thật ra vì Ngài có cái ma thuật,
có sức thần thông mãnh liệt tiêu diệt được ma quỉ tàn ác.

Người ta cầu đến Ngài để tiểu trừ ma quỉ . Theo Việt-Điện U


linh tập của Lý - Tế - Xuyên thì « Vương họ Trần , tên Quốc

Tuấn , con An -Sinh - Vương - Liễu , phong tước là Hưng Đạo


Đại Vương . An - Sinh -Vương cùng vua Thái Tông có hiềm
khích ; lúc sắp chết cầm tay Vương trối rằng :

―――― Mày hãy vì ta lấy cho được thiên hạ nếu không thì

ta chết chẳng nhắm mắt » . Vương tuy vâng dạ , nhưng trong


lòng không lấy làm phải , mỗi khi làm gì thì hết sức cẩn -thận .

Khoảng năm Trung Hưng ( 1285–1293 ) Vương hai lần


đánh lui quân Nguyên làm vỏ công bậc nhất lúc ấy . Đến khi
Vương mất , vua lập đền thờ , mỗi khi có giặc đến cướp phá
thì lấy gươm thờ trong đền ra đánh đều được đại thắng.

Vương trị bệnh tà Phạm -Nhan rất linh nghiệm . Phạm


Nhan miếu tại huyện Đông Hồ làng An-Bái sông Lương -giang .
NHỮNG VỊ THÁNH CỦA TÍN NGƯỞNG ĐỒNG BÓNG 71

Tục truyền rằng : « Phạm Nhan họ Nguyên tên Bá linh , cha


là khách buôn tỉnh Quảng Đông , mẹ là người làng An
Bài nước ta , đậu tiến sĩ nhà Nguyên , giỏi thuật phù thủy ,
thường lén vào hậu cung làm sự bất chính , bị bắt được , sắp
đem đi chém , nhưng vừa gặp lúc nhà Nguyên qua đánh ta
nên Bá Linh tình nguyện xin làm hướng đạo để chuộc tội .
Nhà Nguyên thuận cho . Trận đánh sông Bạch Đằng , Bả
Linh bị vương bắt sống , đem chẻm ở làng mẹ , quăng đầu
xuống sông ; có 2 kẻ chài được đầu lâu mãi mới van-vải
rằng : « Nếu như có linh thì giúp bọn chúng tôi chài cá
cho thật nhiều , chúng tôi sẽ chôn cất hẳn hoi ) .

Quả nhiên ngày ấy họ chài được rất nhiều cả , nhiều gấp


mấy ngày trước mới đem đầu lâu lên bờ chôn cất . Hai
người kẻ chài thường van vái mời Bá -Linh đi theo thuyền
chài chơi , lâu thành ra quen . Bá-Linh thường chỉ đàn bà
bảo hai người ấy ghẹo chơi thì đều được cả . Hai người mới
lập đền thờ phụng.

Trước kia Bá - Linh sắp bị chém có hỏi Vương rằng :

- Bây giờ Vương cho tôi ăn gì ?

Vương giận bảo rằng :

- Cho mày ăn sản huyết


của đàn bà. Sau khi chết Bá
Linh đi khắp trong nước , hễ gặp chỗ nào có sản phụ là theo
ngay và tức thì người đàn bà ấy mê-man bất tỉnh , thuốc men
không thể chữa được . Nhà bệnh đến đền Vương cầu đảo ,
lấy chiếu cũ ở trong đền thình lình đắp lên người bệnh , hay
trải cho người bệnh nằm , và lấy tàn nhang nước thải cho
uống thì lập tức lành ngay , có người mới đem chiếu về đến
nhà là đã lành rồi , anh linh kỳ nghiệm như thế cả » (Việt
Điện U -linh . Tập - ký Tế Xuyên ――― Bản dịch của Lê Hữu Mục.
Khai trí .

Như vậy nhân dân sùng bái Đức thánh Trần không phải
ông là một anh hùng lịch sử mà ở cái quyền năng ma thuật
chữa bệnh trừ tà , và theo họ Vương cũng là một vị Thanh
Tiên Đồng tử mà Ngọc Hoàng thượng đế sai xuống để trừ
72 KHẢOCỔ TẬPSAN

tà dẹp loạn . Vì vậy tất cả tôi con nhà thánh đều tôn Vương
làm Đức Thánh Cha , và hàng năm cứ đến ngày 20/8 âm lịch
các ông đồng đều phải qui tụ về đền thờ Ngài đề lễ bái.

SỰ TÍCH MẪU THOẢI

Sự tích đức Thánh Mẫu Liễu-Hạnh tức là mẫu thượng


thiên , cai quản địa hạt thuộc tiên giới trên không trung .

Mẫu Thoải là Thánh Mẫu của nước Thoải đọc trại ra của
chữ thủy . Mẫu Thoải là con gái của Lạc Long Quân ở Hồ
Động Đình lấy chồng là Kinh - Xuyên con vua ở trên đất liền.
Mẫu là người vợ hiền nhưng Kinh.Xuyên lại có nàng vợ lẽ là
Thảo Mai hay tráo trở dèm pha ganh tị muốn cướp hết tình
thương của Kinh- Xuyên nên tìm cớ gieo oan cho Mẫu.

« Kinh-Xuyên chẳng xét ngay gian ,

Vàng mười nở đề làm than sao đành »

Đem nàng đày vào rừng sâu thẳm , một mình vò võ , sớm
khuya cùng núi cỏ ngàn mây.

« Đèn giăng quạt gió màn mây ,


Dưỡng thân hoa quả , bạn bầy trúc mai »

Tất cả thú vật đều cảm thông nỗi lòng sầu thảm của Công
chúa nên sớm hôm dâng hoa cúng quả chẳng nài công phu.
Một mình vò võ trong hang sâu núi thẳm than thân trách phận
trải qua 3 thu dãi dầu sương nắng . Xảy đâu có người hàn sĩ tên
là Liễu-Nghi , thi rớt mãi , cả chẳng vượt nổi vũ môn , buồn lòng
mới bỏ vào miền núi non cô quạnh . Trong khi « Lòng quân
tử đeo đai cảnh vật » chợt thấy chúa đang má đào châu lệ
chứa chan , vừa khóc vừa than một mình , Liễu -Nghi chạnh
lòng ướm tiếng hỏi thăm . Chúa hỏi thăm Hàn sĩ và kẻ lề sự

tình . Chúa nhờ Liễu -Nghi đem thơ về cho Lạc- Long - Quân ở Hồ
Động -Đình nơi Thủy phủ . Trong khi chúa kẻ lễ sự tình oan ức,

Nữ thần có 3 hạng : Cô , bà cô, đức mẫu .


Cô là con gái .
Bà là gái có chồng nhưng chết trẻ.
Đó là linh hồn phụ nữ khi góa chồng ở trần gian , trinh tiết , cho
đến lúc chết và hiển linh thành nữ thần cứu độ dân lành .
14 NHỮNG VỊ THÁNH CỦA TÍN NGƯỞNG ĐỒNG BÓNG 73

Vua Động -Đình biết được nguồn cơn truyền lịnh cho quan đi
bắt Kinh Xuyên và đem Công chúa về . Kinh- Xuyên và Thảo
Mai bị đày . Công- chúa từ đây được người dân tôn làm Thánh
Mẫu của nước .

Ngoài sự-tích của 3 vị Thánh còn được truyền tụng


cho tới ngày nay, các chư vị kia đều không có sử rõ rệt. Các
ông hoàng là con của vua Động -Đình cai quản cứu xét các việc
trần gian. Những người khác họ sùng bái là những thành
bà , những cô Tiên , những Hoàng tử con cái nhà ai , lịch sử thế
nào chính người tôn thờ họ cũng không biết được . Chỉ riêng
có sự tích của quan lớn Tuần - Tranh thì còn được nhắc nhở
truyền tụng.

AV SỰ TÍCH QUAN LỚN TUẦN TRANH

Xưa khi , tại làng Lạc-Dụng , huyện Tử.Kỳ có 2 vợ chồng


nhà nghèo , đã già mà chưa có con . Một hôm , người chồng
nhân khi cuốc đất ngoài vườn nhặt được 2 cái trứng ở cạnh
một bụi cây bèn đem cất đi cẩn thận .

. Hai cái trứng ấy một thời gian sau nở thành 2 con rắn . Bà
vợ sợ hải định đem giết đi nhưng ông chồng cản ngăn . Lý
luận rằng :

« Trời cho ta để khuây cảnh già đấy » Hai con rắn từ đấy
cử quấn quít theo 2 vợ chồng già . Nhưng phải cái nó lại hay
ăn gà . Ông già phải đi ăn cắp gà để cung phụng cho nó , về sau
sợ làng xóm biết được nên buộc lòng ông phải đem vứt nó
xuống sông Tranh . Chỗ vứt 2 con rắn ấy về sau thành một nơi
nước xoáy mạnh .
4.4.
Một hôm có một bà Công chúa muốn qua sông , nhưng
nước xoáy mạnh , thuyền không đi được . Theo lời dân sở tại
quan cho vời 2 vợ chồng ông lão đến .

Bà lão sợ hãi , lấy 2 nắm cơm vất xuống sông mà kêu rằng :

- Con ơi , có thương mẹ thì đừng xoáy lên nữa đề cho


mẹ khỏi tội .
Aut
tals Nói vừa xong thì sóng lặng yên.

g . Về sau có một ông phủ tên Trịnh thường Quân bỏ về


L
Ninh giang, ông có một người vợ trẻ đẹp . Một hôm bà đi chơi
thuyền sông Tranh , bỗng gặp người dưới nước lên , đòi lấy
74 KHẢO - CỒ TẬP- SAN

bà làm vợ, bà ta nhất định cự tuyệt . Đến đêm ngủ .bỗng lại
thấy người ấy xuất hiện và nhất định đòi lấy . Bà nói chuyện
lại với ông phủ , ông phủ cũng lấy làm lạ , cho phòng ngừa cần
thận lắm . Một hôm ngài có việc quan đi vắng, đến lúc về thấy
phòng trống không . Quan phủ buồn phiền , xin từ chức, đến bờ
sông Tranh tìm vợ . Gặp ông Tiên tên là Quỷ Cốc mách rằng :

Bà phủ đã bị Hoàng - tử thứ 5 con vua Thủy Tề bắt xuống
làm vợ rồi .

Quỷ Cốc thương tình quan phủ nên giúp phép cho ông ta
đến được đền thủy phủ mà đòi vợ.

Vua Thủy Phủ cho cả hai vợ chồng về còn Hoàng-tử thứ


5 bị đày ra sông Tranh .

Từ đó dân cư hai bên bờ sông thấy hiển linh nhiều việc


kỳ dị nên lập đền thờ gọi là đền Tranh .

ÔNG NĂM DINH

Trong các điện đền, chúng ta tìm gặp dưới bàn thờ các thánh ,
trước mặt người ngồi lên đồng bao giờ cũng có một bàn thờ
ngũ hồ , có vẽ hình cọp mà tín đồ Đồng bóng gọi là “ ông
năm Dinh » .

Lễ vật dâng cúng ở bàn thờ nầy thường là xôi gà , trứng .


Không phải bất cứ người ngồi đồng nào cũng lên được giá này .
Họ cho rằng phải có một căn cơ nặng và đặc biệt lắm mới lên
được . Họ cho rằng cọp có mãnh lực chống được ma quỉ, bảo
vệ thân xác cũng như tâm hồn của bá tánh . Có tất cả « 5 tưởng
quân » ngự trị :

Hoàng Hỗ tướng quân trấn nhậm ở Trung Khu ( Địa Khu).

Hắc Hồ tướng quân trấn nhậm ở Bắc khu ( Thủy Khu) .


Ο Tây Khu ( Kim Khu) .
Bạch Hổ tướng quân trấn nhậm ở

Xich Hồ tưởng quân trấn nhậm ở Nam Khu (Hoả Khu) và


Thanh Hỗ tướng quân trấn nhậm ở Đông Khu (Mộc Khu).

Trong lễ cúng Ngũ Hỗ tưởng quân người ta cũng có dâng một


bài sớ. Trong bài sở ấy ca ngợi sức mạnh của mảnh hồ , cho
Ngài là một mãnh chúa anh quân và khi nhập xác phàm , ngài
thống lãnh ba quân xông pha chiến trận , cứu quốc an dân, hoặc
trừ ma diệt quỉ, nên Ngài được tin đồ đồng bóng tôn thờ ,
CÂY ĐÀO

Bài tường khảo của TẠ - QUANG- PHÁT

Mỗi năm trong dịp Tết Nguyên-đản, người ta nói đến


xuân là nhắc đến đào .

Đào là loài tiên mộc, thử cây của tiên . Đào có nhiều thứ :
anh đào , bích đào , cự đào , chương đào , dương đào , hồng
đào , kim đào , linh đào , ngân đào , tiên đào , tương đào .

Theo sách Phong tục thông , đời thượng cổ có hai vị thần


là Thần- Đồ và Uất-Lũy , hai anh em có tài bắt quỷ , lên núi
Sóc - sơn tra xét các loài quỷ dưới gốc cây chương đào . Quỷ
nào vô đạo hại người thì bị hai vị trói bằng dây lau cho cọp ăn

Vì thế hễ Tết đến , nhà nhà đều có vẽ tranh hai vị thần


dưới gốc cây đào có cộng lau và con cọp , hoặc dùng hai
tấm ván gỗ đào biên tên hai vị thần Thần -Đồ và Uất Lũy
treo ở cửa đề trừ ma quỷ.

Do đó có câu đối Tết :

桃 板 署 門 而 納 慶

葦 繩羅 戶 以 祛 災

Đào bản thự môn nhi nạp khánh ,


Vĩ thằng la hộ dĩ khư tai .

( Ván gỗ đào đặt ở cửa đề nhận việc lành ,


Dây lau kết ở của đề trừ tai )

Hay :

爆竹 聲 除
除 舊 歲

桃符 萬戶 更新 春
76 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

Bộc trúc nhất thanh trừ cựu tuế ,

Đào phù vạn hộ cánh tân xuân .

(Một tiếng pháo tre nổ lên trừ năm cũ ,

Muốn cửa treo bùa đào đổi sang năm mới . )

Người xưa còn dùng cành đào kết làm chổi cho đồng
bóng quét nhà trừ tai ách .

Vì cây đào có tính trừ ma quỷ , cho nên chữ V đào là


cây đào có ) là một phần chữ Đ đào là chạy trốn , ghép
với bộ † mộc là cây , để hiểu rằng đào là thứ cây của tiên ,
loài ma quỷ thấy đến thì kinh hoàng chạy trốn .

Gỗ đào để trừ tà , thì nhựa đào lại là một món thuốc quý .
Nhựa đào ngâm trong nước tro cây dâu để uống trừ bá bịnh.
Người nào uống nhựa đào lâu ngày thì thân thề nhẹ nhàng lại
có ánh sáng , đứng trong đêm tối được thấy rõ như ở giữa
ban ngày , uống mãi thì có thể khỏi phải ăn cơm mà thành tiên .

Vào khoảng tháng 2 đào trở hoa . Hoa đào có loại hồng
loại trắng , loại cánh đơn cảnh kép .

Theo sách Chu lễ, tháng trọng xuân đào trổ hoa , nam nữ
hợp lại kết bạn trăm năm thành vợ chồng . Cho nên mùa cây
đào trở hoa là mùa hôn nhân . Do đó thi nhân cảm hứng làm
bài thơ Đào yêu đề tặng người con gái hiền thục và mong nàng
sẽ hòa thuận êm ấm gia đình khi về nhà chồng .

Đào chi yêu yêu

Chước chước kỳ hoa .


Chi tử vu quy

Nghi kỳ thất gia .

(Đào tơ mơn -mởn xinh tươi ,


Hoa đơm rực-rỡ dưới trời xuân trong .

Hôm nay nàng đã lấy chồng

Nên bề gia thất ấm nồng thuận vui) .

Hoa đào màu hồng hồng xinh tươi được ví với má hồng
của người đẹp (đào kiểm ). Vì thế hễ nói hoa đào là nhớ
đến người đẹp .
CÂY ĐẢO 77

Trong niên hiệu Đại-trung đời Tấn có người ở Vũ-lăng làm


nghề chài đi men theo khe mà quên đường xa gần, chợt gặp
một rừng đào đầy hoa giáp bờ. Noi theo dòng nước đầy xác
hoa hồng , anh đi vào trong xóm gặp được con cháu của
những người tránh loạn đời Tần ở chung thành ấp ở đấy.
Người người đều đẹp đẽ hồng hào trong lớp y phục kiểu xưa
trông như tiên nga lộng -lẫy . Sau khi từ tạ trở về , anh chài
có trở lại tìm ấp hoa đào cũ nhưng bị lạc đường không gặp .

Thời nhà Đường , Thôi Hộ người ở Bắc-Lăng , trong tiết


thanh-minh , một mình đi chơi ở phía nam kinh thành , đến
một gia trang cỏ vườn đào nhiều hoa mà gõ cửa xin nước
uống . Một người con gái đẹp tuyệt trần và nghiêm trang ra
hỏi tên họ và đem nước ra cho .

Tiết thanh-minh năm sau , Thôi-Hộ lại đến nhà ấy tìm


người đẹp năm xưa , thấy cổng tường như cũ nhưng lại
đóng kín. Thôi-Họ liền đề bài thơ ở cánh cửa bên tả :

Khí niên kim nhật thử môn trung ,


Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong .

(Cổng này năm ngoái ngày nào ,


Mặt người ủng với hoa đào hồng tươi .
Đi đâu nay vắng mặt rồi ,
Hoa đào như cũ còn cười gió đông ) .

Vài ngày sau Thôi Hộ trở lại nơi ấy thì nghe phía trong
có tiếng khóc , liền gõ cửa hỏi . Một ông lão bước ra :
-
Anh có phải là Thôi-Hộ không ?

Thưa phải .
―――――――
Anh giết con gái của lão rồi . Ông lão nói rồi khóc
to , đoạn nói tiếp :

Con gái tôi đọc bài thơ của anh rồi nhịn ăn mà chết .

Thôi- Hộ cảm động xin vào khấn . Chốc lát người con
gái sống lại . Ông lão liền ghép nàng với Thôi-Hộ nên nghĩa
vợ chồng . Đấy hoa đào đã làm mai dong cho trai tài gái sắc
gặp nhau .
78 KHẢO- CỔ TẬP -SAN

Thời nhà Đường , Đỗ-Mục một hôm đi chơi ở Hồ - châu


gặp một người đàn bà dẫn một đứa con gái xỏa tóc . Cô bé

tuy mới mười mấy tuổi mà đã có một dung sắc mặn-mà. Đỗ


Mục liền xin gá nghĩa trăm năm , nhưng cô bé quá nhỏ , Đỗ

Mục phải hẹn mười năm sau sẽ đến cưới .

Thời gian thấm thoát trôi qua , mười bốn năm sau Đỗ.Mục
mới sực nhớ liền tìm đến Hồ-châu thì hay tin cô bé đẹp tuyệt
trần năm xưa đã có chồng được ba năm và sinh đặng hai
đứa con . Đỗ -Mục thất vọng tự trách mình lỗi hẹn , ngậm
ngùi thốt nên bốn câu thơ bất hũ tả cây đào đương xuân lúc
trổ hoa hương xông sực- nức và trách mình lại đến chậm .
Nay lúc xuân tàn hoa đào rụng sạch vì gió mưa dồi dập mình
mới nhớ lời ước cũ để đến nơi thì thấy lá xanh đã che rợp thành
bóng mát và trái đã đơm đặc đầy cành : người con gái đẹp để
năm xưa nay đã đẫy- đà với con - cái tay bồng tay dắt.

Tự thị tầm xuân khử hiệu tri ,


Bất tu trù trưởng oán phương thì .

Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc,

Lục diệp thành âm tử mãn chị.

( Tìm xuân mà đến muộn rồi,

Thì đừng buồn tiếc cho thời hương xông .

Bão-bùng thổi sạch cánh hồng ,


Lá xanh che mát , trải thòng đầy cây) .

Đây hoa đào đã chứng kiến một tình duyên tan vỡ

Khi xuân tàn hoa đào rã cánh đề trái kết đầy cành .

Trái đào , ngoài có lông , khi chín màu hồng, có vị ngọt và


chua . Trái đào lại dẫn chúng ta vào những giai thoại .

Dư đào : Theo sách của Hàn - Phi- Tử , Di- Tử - Hà được

vua nước Tề yêu quý, cùng đi chơi với vua trong vườn , ăn
được một trái đào rất ngon, bèn lấy phân nửa còn thừa lại dâng
cho vua dùng. Vua khen : « Ngươi trung thay ! » Về sau Di- Tử
Hà bị ruồng bỏ vì sắc kém yêu phai mà bị tội . Vua quở :
CÂY ĐÀO 79

« Ngươi đã từng đưa nửa quả đào ăn thừa cho ta dùng » .

Ôi ! Cũng ở nửa quả đào ăn thừa mà khi yêu khi ghét lời
nói thốt ra ở một miệng người mỗi lúc một khác nhau .

Nhị đào : Sách Án - Tử xuân -thu chép Công - tôn - Tiếp ,


Điền -Khai-Cương và Cổ - Dã -Tử đều lấy dũng lực phò Cảnh
công . Án - Tử nghĩ : « Đó là những tay làm cho quốc gia khuynh
nguy . Chi bằng ta hãy trừ đi » . Nhân đó Án - Tử xin Cảnh công

ban cho ba người hai trái đào , và nói : « Ba vị sao không so


công với nhau mà ăn đào ? » .

—1
Không nhận đào thì không dũng, Công -tôn - Tiếp nói
xong liền giành một trái đào đứng lên .

Điền-Khai -Cương cũng giành một trái đào mà đứng lên.


Cổ -Dã Tử không có đào liền bảo :

-
Như cái dũng của Dã đây cũng đáng được ăn đào mà
không được ăn như hai vị . Nói xong Dã - Tử rút kiếm đứng lên.

Tiếp và Cương cùng phân trần :


Cái dũng của chúng tôi không bằng ngài , cái công
của chúng tôi không kịp ngài mà lại giành ăn đào không
nhường cho ngài là tham vậy . Như thế mà không chết là
không dũng .

Hai vị liền tự cắt cổ mà chết. Thấy thế Dã-tử bảo :

Hai vị đã chết mà Dã lại sống một mình là bất nhân ,


người đời sau sẽ hiểu lầm thì đáng hận cho hành động của
mình . Không chết cũng không dũng. Dã - Tử liền tự sát
chết theo .

Tuyết đào : Theo sách Hàn - Phi- Tử , Khổng Tử ngồi hầu


Lỗ Ai Công . Ai Công cho đào và xôi. Trọng -Ni ăn xôi trước
ăn đào sau . Thấy thế Ai -Công bảo :
--- Xôi là đề chùi đào .

ww
Khâu này biết rồi , Không-Tử đáp . Nhưng xôi là món
quý đứng đầu ngũ cốc , mà đảo thì kém hơn . Người quân tử
80 KHẢO -CỒ TẬP - SAN

lấy cái hèn chùi cái quý , chớ chưa bao giờ nghe lấy cải
quý chùi cái hèn .

Theo cách ăn uống của bực vua chúa đời xưa , xôi dùng
đề chùi trái đào . Nhưng trót đã ăn xôi trước, Không - Tử phải
đánh trống lãng đề chữa cái hở của mình .

Trái đào còn dẫn chúng ta vào những giai thoại thần tiên .

Tiên đào : Ngày mùng 7 tháng 7 Tây Vương Mẫu giáng


xuống cung điện , sai thị nữ tìm đào . Phút chốc thị nữ bưng
mâm ngọc đựng bảy trái tiên đào to bằng trứng vịt màu
xanh trình lên Tây Vương Mẫu , Tây Vương Mẫu lấy bốn trái
dâng cho Hán Vũ-Đế ăn , chừa ba trái về phần mình} dùng.
Hán Vũ-Đế định lấy hột trồng, Vương Mẫu ngăn lại và giải
thích : « Giống tiên đào này ba ngàn năm mới ra trái . Đất
này không thể trồng được » .

Đào Vân -đài : Trương- Lăng dẫn các đệ tử lên núi Vân
đài . Núi cao nguy hiểm . Từ trên ngó xuống vực sâu giữa
vách đá cheo leo , mấy thầy trò thấy một cây đào mọc ở đáy
vực , cành đầy trái to . Trương -Lăng bảo :

Đệ tử nào lấy được đào , ta sẽ truyền đạo cho .

Các đệ tử kinh hãi không dám nhìn xuống. Riêng Triệu

Thăng nghĩ thầm : « Có thần linh phù hộ thì còn có nguy hiềm
gì nữa ?» Thăng liền phóng mình nhảy bừa xuống ôm được
cây đào . Nhưng vách đá quả cao không thể chuyền trái đào
lên được. Thăng hái 102 trái ném lên . Trương-Lăng chụp lấy
chia cho các đệ tử , chừa hai trái , ăn một đề dành cho Thăng
một . Trương - Lăng đưa tay kéo Thăng thì bỗng tự nhiên
Thăng đã lên khỏi vực lập tức.

Đào Quảng-Cố : Theo sách Dậu dương tập trở, một hôm
Thích Huệ Tiêu từ Quảng - Cố đến núi Hiễn sơn , nghe tiếng
chuông ngân , liền tiến tới thấy một ngôi chùa , bèn đến xin
một bữa ngọ . Một sa -di đưa cho hòa- thượng một trái đào
đề ăn , rồi một chốc lại đưa thêm một trái nữa cho dùng
và bảo :
CÂY ĐÀO 381

Hòa thượng có thể đi .

Thích Huệ Tiêu đi ra trông lại thì không thấy ngôi chùa
là đâu cả . Khi về đến Quảng -cố , hòa thượng được các đệ tử
cho biết rằng hòa thượng đã đi mất hai năm , thì mới rõ
hai trái đào là tượng trưng hai năm vậy .

Đào Thiên thai : Năm thứ 5 niên hiệu Vĩnh -bình đời vua
Hán Minh- đế ở Thiềm huyện có Lưu Thần và Nguyễn Triệu
cùng vào núi Thiên - thai hái thuốc . Lạc đường lại hết lương
thực hai người trông ra xa thấy trên núi có một cây đào đầy
trái . Lưu Nguyễn phải leo trèo khó nhọc mới lên được , ăn
vài trái thấy hết đói , bèn xuống núi.

Bên bờ khe to có hai nàng con gái dung sắc tuyệt vời .
Lưu Nguyễn liền đến hỏi đường về . Hai người con gái liền
bảo tỳ nữ :

-
Hai chàng tuy đến được nơi đây , nhưng món đào vừa
ăn không được ngon lắm . Ngươi mau làm đồ ăn , có món
dương phủ (thịt dê khô ) ở núi Hồ -ma rất ngon.

Hai nàng liền bày tiệc thịnh soạn đãi hai chàng và giữ
hai chàng ở lại thành vợ chồng . Hơn nửa năm Lưu Nguyễn
nhớ nhà xin về . Vừa ra khỏi núi , Lưu Nguyễn không còn
nhận là đâu , lại gặp đứa cháu bảy đời cho biết là có nghe
đời trước có hai vị vào núi mà không về . Tinh lại sáu tháng
ở cảnh tiên bằng một trăm mấy mươi năm ở trần gian . Lưu
Nguyễn liền trở lại núi Thiên-thai , nhưng không gặp hai tiên
cô độ trước . Tình cảnh lỡ - làng ấy được thi sĩ Tào Đường tả
lại bằng một bài thơ tuyệt bút :

Tái đảo Thiên - thai phóng ngọc chân ,

Thương đài bạch thạch dĩ thành trần .

Sênh ca tịch mịch nhàn thâm động ,

Vân hạc tiệu điều tuyệt cựu lân .


Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc,
Yên hà bất tự vãn niên xuân .

Đào hoa lưu thủy y nhiên tại,

Bất kiến đương thời khuyến tửu nhân.


82 KHẢO -CỔ TẬP -SAN

( Tim tiên trở lại Thiên - thai,

Rêu xanh đá trắng đều đầy bụi phong .

Sáo ca lặng -lẽ động không ,

Xóm xưa đâu nữa , não -nùng hạc mây .


Sắc tươi khác hẳn cỏ cây ,

Chẳng như xuân trước khói mây mịt-mờ .


Hoa đào suối chảy còn trơn

Mà người chuốc chén bấy giờ thấy đâu . !)

Hoa đào và trái đào đã chứng kiến những cuộc tình


duyên viên thành hay tan vỡ ở trần gian hay tiên giới đã khiến
thi nhân cảm tác những vần thơ tuyệt diệu truyền thần .
1

KINH THI ĐÃ CỨU GỮ CỤ LÊ QUÝ - ĐÔN

của TẠ- QUANG -PHÁT

Bài này viết theo tục truyền , xin quý đọc giả chớ quá tin, vì
lắm nhân vật trong mẫu chuyện thiếu cả tên lẫn họ . Hơn nữa phần
nhiều những giai thoại văn chương của nước ta đều do các cụ
ăn không ngồi rung đùi nghĩ ra rồi gán cho ông này cụ nọ có tên
tuổi đương thời đề xác thực hóa mà cụng chén với nhau làm
vui, dễ khiến người đời sau về lấy tin ngay là thật.

TƯ ƠNG truyền
ƯƠNG cụ Lê Quý- Đôn có một đứa con trai
và một người học trò đều nức danh hay chữ . Việc này từ
lâu đã được vua Lê Hiền - Tông và chúa Trịnh-Sâm hay biết .

Đến khoa thi, vua Lê và chúa Trịnh đánh cuộc với nhau .
Vua Lê đoan chắc con trai của Lê Quý-Đôn đỗ đầu . Chúa
Trịnh nhất quyết học trò của Lê Quý Đôn cướp đứt giải
nguyên . Nhưng biết con và hiểu học trò không ai thấu đáo
bằng chính cụ Lê Quý- Đôn cả . Cho nên trước ngày thi , cụ
dặn học trò và đứa con trai phải đánh tráo bài lẫn nhau ,
trước là cho con mình hơi kém tài được đỗ trước, sau là
bảo hại chúa Trịnh thua cuộc chơi một mách .

Đúng theo dự đoán của cụ , con cụ được đỗ đầu với bài


của đứa học trò đánh tráo , còn đứa học trò được đỗ thứ hai.

Vua Lê được, chúa Trịnh thua. Chúa tức giận vì chúa


biết sức học của học trò của cụ Lê Quý -Đồn vốn trội hơn
của con Lê Quý -Đôn . Chúa bèn bí mật cho người điều tra
nguyên cớ. Cuối cùng mưu gian của cụ Lê Quý Đôn bị phát
giác . Chúa giận cách chức Lê Quý-Đôn và xóa tên thi đỗ của
con và học trò của Lê Quý-Đôn đã trúng tuyền .

Thế là cha con thầy trò phải phủi tay về vườn một loạt.
Nhưng thời vận của nhà họ Lê này còn đỏ lắm , chưa can chi .
84 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

Bỗng có một viên sứ thần của thiên quốc nhà Thanh đến
của Nam -quan , dừng lại và gởi về kinh đô một bức vóc có
thêu một chữ * với lời nhắn gởi : « Triều đình An-nam đáp
được thì sử thần Thiên triều mới khủng vào kinh đô » .

Vua Lê và chúa Trịnh liền hội cả đỉnh thần lại hỏi , mà


chưa ai đoán ra là chữ gì . Tự điển sách sử được tra tìm
khó nhọc mà chữ ấy vẫn chưa thấy tăm hơi . Vua Lê và chúa
Trịnh đều lo sốt ruột chẳng biết phải đáp lời ra làm sao về
cái chữ quái lạ ôn dịch này .

Các quan bàn tán rằng phải hỏi cụ Lê Quý - Đôn mới xong
chuyện . Sứ giả liền vưng lịnh chúa Trịnh đến tức tốc vời cụ
Bảng nhãn họ Lê . Cụ Lê từ chối không chịu lên kiệu về triều,
nói thác là mình có quan chức chi mà dám vào triều bàn
việc nước với vua với chúa . Sứ giả đành trở về tâu lại .

Chúa Trịnh bất đắc dĩ phải khôi phục chức tước cho cụ
Lê Quý - Đôn như cũ . Cụ Lê được mũ áo như xưa mới chịu
chễm chệ lên đường về triều cùng sử giả.

Nhưng trước bức vóc có thêu một chữ lạ lùng , cụ Lê


bảng-nhãn lại làm bộ ngơ ngơ ngáo ngảo , tâu là không biết
ra làm sao . Vua Lê và chúa Trịnh quả thất vọng , cuống cuồng
lên , chẳng biết phải làm sao . Vua thì buồn sa sầm héo mặt ,
chúa thì khổ ủ dột châu mày , cả triều im thinh thích .

Nhưng có một vị thấu hiểu tâm lý của cụ Lê Quý - Đôn ,


liền đến rỉ tai nói nhỏ với chúa Trịnh .

Bi quả , chúa Trịnh lại phải bất đắc dĩ một lần nữa xuống
sắc khôi phục khoa mục lại cho con và học trò của cụ Lê
Quý- Đôn ngay , để cụ vui lòng đem hết trí sáng suốt ra ứng
đáp với sứ thần Trung- quốc mà cửu danh dự nước Đại- Việt
một phen , nếu không thì cả triều đình An-nam ê mặt lắm.

Những gì đã mất lúc cả cha con thầy trò phủi tay về


vườn vì cơn thịnh nộ của chúa Trịnh nay đã được khôi phục
hoàn toàn , cụ Lê Quý.Đồn mới chịu quỳ tâu bày giải :

« Đây là sứ thần Trung - quốc muốn xin nước Đại Việt


chúng ta một chiếc áo cầu mới tinh hảo . Xin chúa hãy gởi
vật ấy lên cho hắn , tức khắc hắn sẽ vào kinh đô chầu lạy ».
KINH THI ĐÃ CỨU GỖ CỤ LÊ- QUÝ-ĐÔN 85

;4 Vua chúa đình thần chẳng ai hiểu ý nghĩa gì, nhưng cũng
thi hành y theo lời .

Vừa nhận được chiếc áo cầu mới tinh hảo , sứ thần nước
đuôi sam liền vào kinh đô Thăng-long . Cụ Lê Quý - Đôn được
đề cử làm trưởng phái đoàn ra đón tiếp .

Cụ liền viết lên mảnh giấy đỏ bốn chữ H * * * Phỉ xa


bất đông kèm theo bức vóc có thêu chữ * , rồi đưa cho viên
sử thần xem . Sử thần nhận lấy , liền vái cụ bốn vải thật sâu ,
tỏ lòng hết sức khâm phục tài trí nhà nho người phương
Nam , và lấy chiếc áo cầu mới tinh hảo đã nhận được trả lại
cho phái đoàn nước Đại -Việt .

Trong phái đoàn An - nam có lắm bực thâm nho biết ngay

câu Phỉ xa bất động là chữ trong thiên thơ Mao-khâu trong
kinh Thi, bức đầu bức óc tự trách mình không nhanh trí
bằng cụ Lê bảng- nhãn .

Phỉ xa bất đông theo nghĩa từng chữ là không phải chữ
* xa, cũng không phải chữ * đông , cho nên sứ thần Trung
quốc mới viết † là một phần mà thôi chớ không phải hẳn là
chữ * xa hay chữ ề đông , mà đó triều đình nước ta . (Nhưng
ý nghĩa trong toàn chương thì khác ) .

Trong lúc mọi người đều khiếp phục , cụ Lê Quý - Đôn liền
ngâm trọn chương ba thiên thơ Mao -khâu trong kinh Thi :

狐裘 蒙 戎

HE 車 不 東

叔 兮 伯 兮

靡 所
所 與 同

Hồ câu mang nhung ,


Phỉ xa bất đông .
Thúc hề bá hề .

Mỹ sở dữ đồng .

Dịch nghĩa

1) Áo da chần rách nát vì trọ ở nước người đã lâu,


86 KHẢO- CỔ TẬP -SAN

2) Chẳng phải xe chúng tôi không có đi sang phía đông


thông báo các vị hay biết.

3) Nhưng mấy chú mấy bác bề tôi nước Vệ các ông ,

4) Chẳng đồng một lòng với chúng tôi , tuy được chúng
tôi thông báo mà chẳng chịu đến .

Dich tho
Ở lâu áo da chồn cũ rách ,

Hà vì xe chẳng tách sang đông ?

Nhưng vì chủ bác các ông ,

Làm ngơ chẳng chịu đồng lòng cùng nhau .

Cụ Lê Quý -Đôn không đòi mà lấy lại được tất cả chức


tước khoa mục đã mất . Kinh Thi đã cứu gỡ cho cụ được
thắng lợi rất tài tình .

Còn sử thần thiên triều , theo ý kiến của chúng tôi , thì
hay thì thật là hay , nhưng tệ thì thật là tệ , vì qua ý nghĩa
trọn thiên thơ Mao-khâu , hành động này của sứ thần Trung
quốc đáng bị triều đình nhà Thanh kết án : làm nhục thiên
triều với bài thơ đầy giọng than thở ăn mày trong kinh Thi.

Theo thuyết xưa , vua tôi nước Lê sau khi mất nước chạy
sang ở nhờ nước Vệ . Ở trọ lâu ngày , mọi vật theo mùa mà
biến đổi , họ mới lên gò trước cao sau thấp (= mao-khâu) thì
thấy cây sắn đã lớn đã dài và đốt của nó đã thưa và rộng ,
nhân đấy họ mới mượn lời cảm thán rằng :

« Cây sắn trên gò trước cao sau thấp , sao mà đốt của nó
thưa rộng ra như thế ? Các vị bề tôi nước Vệ có việc gì mà
đã nhiều ngày rồi không thấy đến tiếp cứu chúng tôi .

« Sao các vị bề tôi nước Vệ cứ ở yên mãi không chịu


đến . Ngờ rằng tất nhiên còn chờ các nước bạn để cùng đến
một lượt .

« Sao đã lâu mà chẳng đến ? Hoặc giả có duyên cớ gì


khác mà chẳng đến được chăng ?

« Trọ làm khách ở nước Vệ đã lâu , cho nên áo da chồn


đều rách nát . Hả rằng xe của chúng tôi không đi sang đông
KINH THI ĐÃ CỨU GỖ CỤ LÊ- QUÝ-ĐÔN 87

thông báo cho các ông hay sao ? Nhưng các chú bác bề tôi
nước Vệ chẳng đồng lòng với chúng tôi, tuy được thông báo
mà chẳng chịu đến .

« Vua tôi nước Lê chúng tôi lưu lạc chia lìa nhỏ mọn như
thế này thì quả đáng thương . Còn bề tôi nước Vệ thì cười
mãi và bít tai lại không chịu nghe gì .

Thiên Mao khâu trong kinh Thi có 4 chương được dịch


ra như sau :

Sắn trên gò trước cao sau thấp ,


Sao đốt thưa mọc khắp thế này ?
Anh em trong nước Vệ đây ,
Tại sao lại quá nhiều ngày chẳng sang ?

Sao các người ở yên như thế ?


Ắt chờ nhau nhất thề cùng đi.
Sao mà lâu quả thế ni ?
Ắt là đã có việc gì nào hay .

Ở lâu áo da chồn cũ rách .


Hả vì xe chẳng tách sang đông ?
Nhưng vì chú bác các ông,
Làm ngơ chẳng chịu đồng lòng cùng nhau .

Đảng thương thay vua tôi hèn mạt !


Là những người lưu lạc xa xôi .
Quần thần của nước Vệ ôi !
Các ông cười mỉm bít tai nghe gì .

Thật là những lời hèn hạ của kẻ mất nước ở trọ ăn xin ,


than thở áo cầu bằng da chồn đã rách nát vì lâu ngày , mới
viết chữ * ( phỉ xa bất động ) để kín đáo xin chiếc áo cầu mới
tinh hảo mới dám vào chầu. Đi sử ra nước ngoài lại dùng bài
thơ đầy giọng hèn hạ than thở ăn mày như thế, thì còn cái
tội nào lớn bằng ?

Đã đành sứ thần Trung -quốc muốn dùng kinh Thi đề đố


chữ , nhưng lại dùng nhằm bài thơ than thở ăn mày , nên cụ
Bảng -nhãn Lê Quý- Đôn mới xin bố thí cho chiếc áo cầu mới
toanh như thế. Có lẽ sứ thần Thiên triều sinh ý đó chữ nhưng
lại thiếu so đo cần thận .
*88 KHẢO CỔ TẬP - SAN

Cụ Lê bảng -nhãn có lẽ cũng thầm cảm ơn viên sứ đuôi


sam , nhưng chắc cụ cũng tự phục tài nhớ kinh Thi và tài bắt
bi cả vua lẫn chúa của mình lắm .

Riêng chúng tôi lại càng phục lăn phục lóc cụ Lê Quỷ
Đôn hơn nữa , vì hành động của cụ thật đúng với binh pháp
Tôn- Tử : Trăm lần đánh trăm lần thắng không phải là cái giỏi
của người giỏi. Không đánh mà khuất phục được quân binh
người mới thật là cái giỏi của người giỏi (Bách chiến bách
thắng , phi thiện chi thiện giả dã . Bất chiến nhị khuất nhân
chi binh , thiện chi thiện giả đã ) .

Đòi mà lấy được chưa phải là cái giỏi của người giỏi.
Không đòi mà lấy lại được tất cả mới thật là cái giỏi của
người giỏi .

Cụ Lê Quý -Đôn thật không hề hở môi đòi lại chức tước


cho mình và khoa mục cho con và học trò mình . Thế mà cụ
chỉ giả đò ngơ ngơ ngáo ngảo thì nhà vua và nhà chúa đều
rầu buồn thúi ruột rồi lo khôi phục chức tước và khoa mục

cho nhà cụ gấp . Thật là cái giỏi của kẻ giỏi. Thật đảng bội
phục , đáng khâm phục, đáng khiếp phục !

1 .

( 1.
NGUYỄN - THƯỢNG - HIỀN VỚI LỜI GỌI HỒN NƯỚC

Bài của HỒNG -LIÊN LÊ - XUÂN -GIÁO

Cụ Nguyễn-thượng Hiền từ vảy tu , bút hiệu Mai -Sơn , lại có


hiệt hiệu Nam -chi, tục gọi Ông Đốc Nam (vì có làm chức Đốc
học tỉnh Nam-định) , sinh năm Bính- dần (1866 ) niên hiệu Tự
đức năm thứ 19 , quán làng Liên -bạt , huyện Sơn-lãng, tỉnh Hà
nội (nay là phủ Ứng-hòa , tỉnh Hà -đông ), là con thứ hai của
Cụ Nguyễn thượng -Phiên hay NguyễnPhiên .

Cụ Phiên đỗ đầu Hoàng-giáp khoa thi Nhã-sĩ về triều Tự đức


năm thứ 18 (1865) và làm quan đến chức Thượng - thư Tòa Nội
các (Tòa Văn thư riêng của nhà vua ngày xưa , khác hẳn với
Nội-các sau này) .

Nhờ khi thiêng của non sông hun đúc , và do dòng -dõi
văn hào , lễ giáo của họ Nguyễn Liên - bạt kết tinh , cậu Hiền
bẩm tinh thông minh đĩnh ngộ khác thường ngay từ thuở
mới bắt đầu mang sách đến nhà trường với cuốn Tam -tự -kinh
(sách gồm những câu ba chữ ).

Học ít biết nhiều , học đâu nhớ đấy , mà lại nhớ lâu ngày,
vì thế cậu Hiền được nổi tiếng là vị thần - đồng khi ngoài
mười tuổi.

Năm lên 18 tuổi , vừa gặp khoa thi Hương (Ân khoa ) năm
Giáp - thân (1884 ) nhân dịp vua Kiến phúc lên ngôi , vị thần
đồng họ Nguyễn thi đỗ Cử nhân vào hạng cao , là người trẻ
tuổi nhứt trong hàng Hương giải khoa ấy. Mới 18 tuổi mà thi
đỗ Cử - nhân là trường hợp hiếm có trong việc khoa cử ngày
xưa vậy.

Sang năm sau là năm Ất-dậu ( 1885 ) , lại gặp Hội thi Ân
khoa bởi vua Hàm -nghi đăng quang, viên Cử-nhân họ Nguyễn
90 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

qua mấy kỳ thi Hội , được liệt vào hàng Chánh trúng cách (1 ) .

Kỳ Đình thi năm ấy , văn sách Ông Cử họ Nguyễn cũng


đặc sắc lắm , nhưng chưa kịp truyền lô ( xướng danh ) , thì
bỗng gặp Kinh thành có chính biến , vua Hàm nghi xuất bôn
(tháng 5 năm Ất- dậu) nên kết quả kỳ Đình thi ấy hoãn lại
không niêm yết nữa .

Mãi đến tám năm sau là năm Nhâm -thìn ( 1892 ) niên hiệu
Thành thái năm thứ 4 , gặp chính khoa Hội thi , lúc bấy giờ
Nguyễn -thượng - Hiền Tiên -sinh đã được 26 tuổi , vào ứng thị
được đỗ đầu Hoàng giáp , đồng khoa với Tam nguyên Vũ
phạm -Hàm (đậu Thảm-hoa) .

Khoa ấy quan Hoàng giáp họ Nguyễn là người trẻ tuổi


nhứt, và quan Thám-hoa họ Vũ là người trẻ tuổi thứ hai .

Nguyên hàng ngày, hai bậc đại khoa Nguyễn -thượng -Hiền
và Vũ -phạm-Hàm thường tề danh nhau về văn tài cũng như
học lực , lắm lúc Nguyễn -thượng- Hiền còn tỏ ra xuất sắc hơn
Vũ-phạm-Hàm nữa là khác . Nhưng khoa thi Hội năm ấy , Vũ
phạm -Hàm lại đỗ cao hơn Nguyễn thượng - Hiền một bậc . Do
đó , Nguyễnthượng - Hiền mới mừng Vũ -phạm -Hàm một đòi
câu đối như sau :

《 攜手 登 龍門 , 深 絕 衆 流 高 絕 預

看 花到 瓊 苑 , 黄 為 秋菊 白 為 梅

« Huề thủ đăng Long môn , thâm tuyệt chúng lưu ,


cao tuyệt đỉnh .

Khan hoa đảo Quỳnh uyền , hoàng vi thu cúc, bạch


vi mai ».

( 1 ) Thi Hội mà được vào hạng Chánh -trung- cách , tức là sẽ được đổ
vào hàng Giáp- bảng . Chỉ còn đợi qua một kỳ thi Đình nữa để xếp thứ
bậc, như là :
-
Đệ nhứt giáp ( Trạng -nguyên , Bảng nhãn , Thám -hoa ).
- Đệ nhị giáp (Hoàng -giáp ).

Đệ tam giáp ( Tiến -sĩ ) .


Còn như thi Hội mà dự vào hàng Phó trúng cách, tức là sẽ đậu
Phó-bảng . Hàng này không được dự kỳ thi Đình .
NGUYỄN -THƯỢNG -HIỀN VỚI LỜI GỌI HỒN NƯỚC 91

Xin tạm lược dịch như sau :

« Nắm đôi tay lên chốn Long môn , sâu tuyệt mọi
dòng , cao tuyệt đỉnh .

Xem trăm hoa tới vườn Quỳnh uyền , vàng là thu


cúc, trắng là mai » .

Tương truyền rằng : Khoa thi Hội năm ấy , đại thần Tôn

thất Thuyết biết trước được đề mục bài thi . Ông Thuyết bèn
trao đề thi ấy cho rễ là Nguyễn - thượng Hiền Tiên sinh xem ,
nhưng Nguyễn -thượng -Hiền không đọc , lại trao tay cho Vũ
phạm-Hàm xem và có lẽ Vũ -phạm -Hàm đã làm sẵn bài trước
hoặc đã tìm tòi sách vở để đọc trước cho nhớ đến khi vào
thi mà làm bài . Do đó , lúc vào trường thi , Vũ -phạm -Hàm

mới giật được Thám-hoa . Cho nên trong đôi câu đối vừa

dẫn dịch ở trên bao hàm cái ý tự hào của Nguyễn -thượng
Hiền đối với Vũ - phạm -Hàm là ở chỗ đó . ( Câu chuyện truyền
văn này không hẳn là đúng sự thực) .

« Nắm đôi tay vào chốn Long môn » , tức là vào cửa vua ,
có nghĩa là cùng nhau vào thi Đình, kể cũng đã cao thâm
tuyệt bực , không chỗ nào hơn được. Nhưng nhìn vào vườn
Quỳnh uyển , thì màu nào hoa ấy : cúc vàng , mai trắng, lan
đỏ .... Như vậy có thể nói nôm- na rằng : “ Nhìn vào hàng
đại khoa thì người nào ra người ấy , tài học và bút lực của
anh đã hẳn hơn được gì tôi ?

Ý tứ thật là thâm -thủy , nhưng lời văn thì bởi con người
thanh cao lịch sự , nên rất nhẹ nhàng và đẹp đẽ vô cùng .

Mai -sơn Tiên sinh xuất thân con nhà đài các trâm -anh ,
triều đình lương đống , lại vinh đăng cao khoa hồi còn trẻ
tuổi , theo quan niệm thường tình thì đáng lẽ Tiên- sinh phải
tỏ ra đắc chí , nhìn đời bằng cặp mắt lạc - quan . Nhưng trái
lại , Tiên sinh khác hẳn người thường , càng học rộng tài cao ,
lại càng khiêm cung lễ độ , càng ở vào địa vị sang trọng lại
càng nhã nhặn nhún nhường , cho nên người đương thời
mới mượn hai câu cổ thi sau đây mà bình phẩm nhân cách
và tinh tình của Tiên sinh :
92 KHẢO CỔ TẬP - SAN

« 立身 直 欲 高 千 仞
- 層
處世 先 思 下

« Lập thân trực dục cao thiên nhận,


Xử thế tiên tư hạ nhất tằng » .

Nghĩa là :

« Lập thân những muốn cao ngàn trượng ,


Xử thế cùng nên hạ một tầng » .

Tiên sinh lại có lòng vị tha khắc kỷ, đãi sĩ chiêu hiền .
Nghiệm một chuyện Tiên sinh thiết tha đi tìm cho được Cụ
Phan-sào -Nam để kết thân làm bạn tri-kỷ sau khi được chấm
bài phú « Bải thạch vi huynh » của Cụ Sào - Nam thì đủ rõ ( 1 ) .
Lúc bấy giờ Cụ Sào Nam đương còn là kẻ thư sinh nghèo
khó , mà Tiên-sinh thời đã thành quan Hoàng-giáp tân khoa
trong chốn quyền môn thế phiệt .

Lúc thân phụ Tiên sinh là Cụ Nguyễn - thượng-Phiên về


hưu trí , chính Tiên sinh đã làm thay một bài Biểu tạ ( 2 ) rất
hay và rất dài . Song vì lâu ngày quá , nay tôi chỉ còn nhớ
được 8 câu như sau :

※ 菊 松 薄 徑
天日 初 心

優渥 君恩

堅貞 臣節

望 尊 陵 之 松柏 , 淚洒 前朝

貼 午 關 之 星雲 , 心懷 故國

策杖 而 隨父 老 , 日 觀 聖德 之 成
>>>
著書 以 教 孫,世 守 忠良 子 之 訓 ...

( 1 ) Đọc báo Chính luận số 970 ngày 25, 26-6-67 về mục « Duyên
văn tự đưa tới sự nghiệp cách mạng ” .

(2 ) Biểu tạ là bài biểu dâng lên nhà vua đề tạ ơn tri ngộ . Buổi xưa
các quan đại thần đến ngày về hưu trí đều bị bắt buộc phải đưa lên
vua một bài Biểu tạ để tỏ nỗi lòng của mình đối với quân vương.
NGUYỄN -THƯỢNG HIỀN VỚI LỜI GỌI HỒN NƯỚC 93

« Cúc tùng cựu kính ,


Thiên nhựt sơ tâm .
Ưu ốc quân ân ,
Kiên trinh thần tiết .

Vọng Tôn lăng chi tùng bả, lệ sái Tiền triều ,

Chiêm Ngọ khuyết chi tinh vân , tâm hoài cố quốc .


Sách trượng nhi tùy phụ lão , nhựt quan Thánh
đức chi thành ,

Trước thư dĩ giáo tử tôn , thể thủ trung lương


chi huấn ... »

Xin tạm lược dịch như sau :

« Vườn cũ lưa thưa , vui cùng chòm tùng cúc ,


Lòng xưa khăng - khít . hướng về đảng quân vương .
Ơn vua đã đằm thắm ,
Tiết tôi vốn vững bền .

Mỗi khi nhìn mấy hàng tùng bá ở chốn Tôn lăng ,


mà rơi lệ Tiền triều ,

Mỗi lúc trông những đám tinh vân ở nơi Ngọ


khuyết , mà chạnh lòng cố quốc .
Chống gậy theo bậc cha anh , ngày ngày trông
đức ơn Thánh thượng ,

Làm sách dạy đàn con cháu , đời đời giữ tấc dạ
trung lương ... )

Lời văn thật là thanh tạo lưu loát , tiếc thay tôi không
nhớ được toàn bài . Bài ấy , năm 1925 , tôi được đọc ở Thư.
viện Huế khi học trường Quốc tử giám .

Cách đây tám năm , Cụ Tiến- sĩ Nguyễn -huy- Nhu , (bút hiệu
Mặc-sy , quán làng Vạn-lộc , huyện Nghi- lộc , tỉnh Nghệ-an , lúc
bấy giờ làm giảng viên Hán văn tại trường Đại học Huế) có
nói với tôi rằng : « Ở nước ta , từ cận đại lại bấy giờ , chỉ có
Cụ Phan bội Châu và Cụ Nguyễn -thượng - Hiền là bậc hay chữ
tuyệt thế , song mỗi người hay mỗi cách . Văn Cụ Phan thì
hùng hồn tráng -liệt , về phương diện hô hào và cổ động nhân
dân thời không có ai theo kịp . Còn văn Cụ Nguyễn thì cao
siêu thanh lịch và thâm trầm , quả là người có tiên phong
94 KHẢO -CỒ TẬP - SAN

đạo cốt , cũng không một ai có thể sánh cùng » . Lời bình
phẩm ấy tưởng cũng xác đáng lắm vậy .

Tuy Cụ Nguyễn -thượng - Hiền là con nhà quan gia cự


tộc , lại đỗ cao lúc còn tuổi trẻ , « vinh vinh qui quí » bậc
nhứt đương thời . Nhưng hồi đó , chế độ phong kiến và thực
dân thối nát quá chừng , làm cho nhân dân phải chịu trăm
phần khổ sở . Vả lại trong nước lúc bấy giờ, những biến cố
cứ dồn dập xảy đến , làm cho kẻ sĩ quân tử giàu lòng ưu
ái như Cụ Hiền không thể nào khoanh tay ngồi yên mà
nhìn thời cuộc xoay chuyển được . Huống chi Cụ đã hấp -thụ
những tư - tưởng mới -mẻ do ảnh hưởng học thuyết duy tân
của các nhà học giả cách -mạng Trung hoa là Lương khải
Siêu và Khang - hữu -Vi truyền sang, nên Cụ càng bất mãn
với chế độ lúc ấy của nước nhà , và hằng đòi hỏi những
công cuộc cải cách cấp tốc. Ngoài bài văn « Chiêu quốc hồn »
là bài văn kêu gọi hồn nước mà tôi sẽ phiên âm và dịch
nghĩa ở cuối bài này , Cụ còn viết những bài khác hô hào
đồng bào hãy mau mau tỉnh ngộ trước thảm họa nước mất
nhà tan đề đồng tâm hợp lực với nhau mưu đồ độc lập cho
đất nước .

Còn về thơ, ngoài những bài giao tiếp với thân bằng cố
hữu , Cụ còn có một tập thi nhan đề « Nam chi ( 1 ) thi tập »
gồm những bài thơ chan chứa nỗi lòng ái quốc ưu thời mà
Cụ Tiến-sĩ Nguyễn-huy-Nhu cho là rất hay về văn chương
cũng như thi tử ,

Năm 1907 ( Đinh-vị) về niên hiệu Thành-thái năm thứ 19,


lúc Cụ Hiền đương làm chức Đốc học tỉnh Nam -định thời xảy
ra việc nhà cầm quyền Pháp mượn cớ vu vơ truất phế vua
Thành-thái sau 19 năm trời tại vị , Cụ Hiền càng công phẫn ,

bèn đường đột tới Phủ Toàn quyền Đông- dương ở Hà-nội
chất vấn lý- do và yêu cầu nhà đương cuộc Pháp phải khối
phục quyền vị cho nhà vua . Việc đòi hỏi ấy không có kết quả,
Cụ bèn treo ấn từ quan , rồi cải trang làm phụ nhân đi buôn
bán hàng vặt rong đường để trốn sang Trung -quốc hoạt động

( 1 ) Nam chi xuất từ câu cổ thi « Việt điều sào Nam chi » : Chim
Việt làm tổ ở cành phương Nam .
NGUYỄN THƯỢNG - HIỀN VỚI LỜI GỌI HỒN NƯỚC 95

cho cách mạng, và cùng Cụ Sào Nam Phan -bội- Châu sáng
lập ra Hội « Việt-nam Cống hiến ) rồi đến Hội « Việt- nam
Quang- phục »

Trong thời gian ở Trung quốc và Nhật- bản , Mai-sơn Tiên


sinh đã sáng tác nhiều văn phẩm về cách mạng có giá trị
như quyền « 4 Kể » « Viễn hải qui hồng » và quyền « Ả
* » « Tang hải lệ đàm » đều bằng Hán văn in tại Đồng-văn
thư viện trên đất Nhật-bản .

Hai quyển sách ấy được bí mật gửi về trong nước , mục


đích hiệu triệu quốc dân , nhứt là đám thanh niên phải
nhận thức cái cảnh nhục nhã vong quốc mà sớm đoàn kết
với nhau để tranh đấu cho độc lập quốc gia .

Hai văn phẩm kể trên đã gây một ảnh hưởng rất lớn
lao trong nước , nên nhiều thanh niên đã hưởng ứng phong
trào Đông - du lúc bấy giờ .

Xuất ngoại được một thời gian khá lâu , Mai-sơn Tiên
sinh được ai tin phu nhân ( con gái ông Tôn-thất-Thuyết) đã
từ trần , nên Tiên sinh có làm một đôi câu đối « k ng »
« Điệu nội » nghĩa là khóc vợ như sau :

« 仰觀 天 , 天 則 雲 霾 四 塞, 俯 察 地, 地 則

荆棘 横生 , 二 十年 咽 雪 餐 霜 滄海 未

能 填, 誓 我 壯心 , 無 復 鄉 開 縈 旅 夢

少 事 父 , 父 為 君王 出奔 , 壯 從 夫 , 夫 為

國難 遠 適 , 四十 載 含辛茹苦 , 白頭 應

更甚 , 嘉 鄉 早 覺 , 忽 離 塵世 斷 愁 根 。 ”

« Ngưỡng quan thiên, thiên tắc vân mai tử tắc , phủ sát
địa , địa tắc kinh cức hoành sinh , nhị thập niên yết tuyết
xan sương , thương hải vị năng điền , thệ ngã tráng tâm , vô
phục hương quan oanh lữ mộng .

Thiếu sự phụ , phụ vị quân vương xuất bôn , tráng tùng


phu , phu vị quốc nạn viễn thích , tứ thập tải hàm tân như
khổ , bạch đầu ưng cảnh thậm , gia khanh tảo giác , hốt ly
trần thế đoạn sầu căn » .
96 KHẢO CỔ TẬP -SAN

Xin tạm lược dịch như sau :

« Ngửng trông trời, trời đầy mây mù đen tối , củi nhìn

đất, đất đầy gai gốc ngỗn ngang . Hai mươi năm nếm tuyết
ăn sương , bề biếc chửa lấp xong , tác dạ tự thề , nào tưởng
quê nhà nuôi giấc mộng .

Lúc nhỏ thờ cha , cha vì nhà vua ra đi , khi lớn lấy chồng,
chồng vì nạn nước xa lánh . Bốn mươi tuổi nuốt cay ngậm
đắng , đầu bạc hẳn thêm buồn , khen ngươi sớm biết , vội lừa
trần thế dứt cơn sầu »

Câu đối ấy lời lẽ thật là lâm ly ai oán , ý tứ lại dồi


dào sâu sắc , khiến cho độc giả phải ngậm ngùi cảm động
trước gia cảnh đau buồn của nhà chí sĩ, lại càng khâm phục
ý chí sắt đá của bậc trượng phu vì nước quên nhà, nặng
nghĩa công mà nhẹ tình riêng vậy .

Hợp tác chặt chẽ với Phan.sào.Nam Tiên sinh và Kỳ.


ngoại Hầu Cường- Để ở hải ngoại cho đến cuối năm 1908,
thì Mai-sơn Tiên sinh cùng các nhà cách mạng Việt nam bị
chính quyền Nhật- bản hạ lệnh trục xuất ra khỏi đất Nhật ,
Tiên sinh và các đồng chí phải rút lui về sống lẫn lút tại
Thái-lan rồi sang Trung hoa , nhờ sự giúp-đỡ của các nhà
cách mạng ở đấy .

Năm 1909 , nhân vụ nhà cách mạng Triều tiên là An -trọng


Căn ám sát viên Tổng-giám (tức Toàn quyền ) nước Nhật-bản
là Y -Đằng Bắc-Văn , nên bị án tử hình , Mai-sơn Tiên sinh có
làm đôi câu đối truy điệu nhà cách mạng Triều tiên ấy như sau :

《 身 在 三 韓 名 萬 EX

生 非 百歲 死 千秋 》

« Thân tại Tam Hàn danh vạn quốc ,

Sinh phi bách tuế tử thiên thu » .

Nghĩa là :

« Người tuy ở đất Tam Hàn , mà thanh danh thì lẫy-lừng


khắp vạn quốc .

Sống tuy không đầy trăm tuổi, nhưng thác còn lưu mãi
tiếng đến ngàn thu » .
NGUYỄN -THƯỢNG -HIỀN VỚI LỜI GỌI HỒN NƯỚC 97

Câu đối này được người ngoại quốc cho là hay nhứt, vì
lẽ không tốn chữ mà đầy đủ ý nghĩa , lại dùng chữ một cách
dễ dàng không gò -bỏ , và đối rất cân từng chữ , không phải
tay hay chữ như Mai-sơn Tiên sinh , thời quyết không thể nào
làm được như thế .

Nguyên Y - Đắng - Báo- Văn là một nhà chính trị nổi tiếng
vào bậc nhứt ở nước Nhật-bản lúc bấy giờ, được phong
đến tước Công . Về thời kỳ Minh-trị duy tân, Ông được
phải qua Âu châu khảo sát chính hiến , rồi lúc về Nhật được
làm đến Thủ tướng Nội các , rồi lại làm Tổng- trưởng ba
lần . Sau lại được bỏ qua làm Toàn quyền ở Triều - tiên .
Nhân có công cản đi Cáp - nhĩ - Tân bị nhà liệt sĩ Triều
tiên là An -trọng- Căn đâm chết . Vì thế, mà vụ án mạng
ấy cũng như tên tuổi của nhà liệt sĩ Triều tiên vang dội
khắp thế giới lúc bấy giờ , cho nên câu đối và văn truy điệu
An -trọng -Căn liệt sĩ không biết mấy mà kể . Trong số các
câu đối hay, thời cầu của Mai-sơn Tiên sinh là một .

Năm 1912 , sau khi cách mạng Tân -hợi ( 1911 ) Trung-quốc
thành công , Maisơn Tiên sinh và Cụ Phan -sào-Nam cùng Ông
Cường-Đề thành lập Việt- nam Quang-phục Hội . Hội chủ trương
theo đường lối Tam dân chủ nghĩa của nhà cách mạng

Trung - hoa Tôn dật.Tiên (hay Tôn-trung-Sơn) trên đất Trung


hoa . Hội tổ chức quân đội theo cuốn « Quang phục quân
phương lược thư » , phải người về nước bí mật hoạt động ,
và ngấm ngầm giúp các nhóm kháng Pháp , phát hành một
thứ giấy bạc riêng gọi là « Quang-phục Hội chỉ tệ » và đặt
thêm những chi nhánh ở Thái - lan và Đức- quốc .

Khí thế cách mạng Việt-nam lúc này lại có cơ phục hưng,
và Quang- phục Hội bành trưởng rất mau lẹ , tưởng chừng
như đã đến lúc dùng võ trang bạo động đánh Pháp được .

Sau khi xảy ra các vụ ném bom giết viên Tuần phủ tỉnh
Thái-bình và ở Hà nội hôtel năm 1913 , chính quyền Pháp
ở Đông - dương kêu án tử hình vắng mặt Phan -sào - Nam Tiên
sinh , và truy nã ráo -riết các đảng viên Quang -phục Hội ; đồng
thời ở trên đất Trung-hoa , Đô đốc Long -tế -Quang ra lệnh
98 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

bắt Phan -sào.Nam Tiên sinh hạ ngục ở Quảng- châu đến bốn
năm , Mai -sơn Tiên sinh nhận thấy công cuộc vận động tự
do độc lập cho nước nhà gặp phải nhiều nỗi trở ngại lớn
lao vô phương cứu vãn . Trước tình thế thiên nan vạn nan ,
và trong cảnh cô thân chích ảnh , Tiên sinh bèn vào tu tại
chùa Thường-tich -Quang ở Hàng -châu thuộc tỉnh Triết- giang
Trung -quốc . Sau một thời gian , Tiên sinh từ trần ở chùa ấy .

Sau đây là câu đối của nhà chùa Thường-tich- Quang kính
điếu Tiên sinh :

-
為 國 忘 身 , 生 義
義 烈

出家
家 成佛 , 千古 精神

« Vị quốc vong thân , nhứt sinh nghĩa liệt ,

Xuất gia thành Phật , thiên cổ tinh thần » .

Nghĩa là :

« Vi nước đến quên mình , một đời nghĩa liệt,

Xuất gia tu thành Phật , muôn thuở tinh thần ) .

oOo

Qua các sự việc đã kể ở trên , chúng ta nhận thấy Mai- sơn


Tiên sinh , một nhà học giả lỗi lạc , một vị khoa giáp tài danh ,
đã hiến thân cho Tổ quốc để mưu tự do độc lập cho nước
nhà , mặc dầu chưa gặp thời cơ thuận tiện mà Tiên sinh đành
phải chịu thất bại . Tuy nhiên bình phẩm anh hùng không nên
bằng vào sự thành hay bại , mà chỉ nên xét tâm tích và hành
tung để kết luận rằng : Mai- sơn Tiên sinh thật là một bậc chi
sĩ nhiệt thành , đồng thời là một nhà ái quốc chân chính vậy .

Hồng - Liên Lê.XUÂN GIÁO

Dưới đây là bài vận văn « Chiêu quốc hồn » của Mai sơn
Tiên sinh được phiên âm như sau :

Việt- nam quốc nhân Nguyễn -thượng - Hiền cần dĩ nhứt


phiến đan tâm , mãn thiên huyết hận , chiều ngã Việt-nam
quốc hồn nhi cáo chi viết :
606
NGUYỄNTHƯỢNG -HIỀN VỚI LỜI GỌI HỒN NƯỚC 99

Ô hô ! Quốc chi lưỡng gian , đại tiểu tuy thù .

Mạc bất hữu kỳ quốc hồn , nhi ngã độc vô ?

Phỉ ngã quốc chi vô hồn , nhân tính thực ngu .

Duy lợi thị thị, duy danh thị xu .

Dĩ siêm du vi đắc sách , thị trung nghĩa vi úy đồ .

Bất tri bang quốc điền diệt chi khả thống , đản trị thân
gia phì noãn chi kham ngu .

Đương quốc cừu chi nhiễu bại, thực hữu cơ chi khả đồ .

Hợp ngô quần khả dĩ phục Sở , phấn ngô lực khả dĩ


chiêu Ngô .

Nhi nãi hôn-hỗn mặc-mặc , triệu điềm mộ du .

Mị địch giả dĩ vạn kế, ứng nghĩa giả vô nhứt phụ .

Ai hỉ tai ! Cử quốc dai bất tri miễn sỉ, hà quái bị súc


chi như khuyên trung đồn , nhi thác chi nhược
viên hạ câu .

Ô hô ! Quốc do tại thị , hồn tắc yên tố ?

Ngã kim đăng cao , phát thanh dĩ hô :

Tây -cổng chi vực , Đông -kinh chi khu .


Hoan Ái chi điện , Hương Bình chi đô ,
Khởi vô nhứt nhị nghĩa sĩ, niệm quốc nạn nhi khuông
phù ?

Khởi vô nhứt nhị di dân, khích nghĩa niệm dĩ tri khu ?

Ư dĩ tuyết chủng tộc chi sĩ, u dĩ tẩy sơn hà chi ô .


Ô hô ! Hồn như khả tri , hạp qui lai hồ ?
Anh phong kinh khí , phản kỳ chân ngô .

Vật trầm luân ư nô giới , ô thủ phát phu .


Vật bái khẻ ư lỗ đình , nhục thử đầu lư.

Qui tai ! Qui tai ! Niệm nhị Tiên Tổ , nhược Lê- Thuận
Thiên đế chi phá địch , nhược Trần Hưng - Đạo
vương chi cầm Hồ .

Qui tai ! Qui tai ! Thị nhị lân cảnh , nhược Trung - hoa
chi chấn hưng ư Vũ -vực , nhược Nhựt- bản chi
xưng hùng ư hải ngung .
Thiên nhân vạn nhân , các tề nãi tâm , nhứt nãi lực ,
khiến nãi tích , hoằng nãi mộ .
100 KHẢO -CỔ TẬP - SAN

Sử thế giới chi nhân đai quát mục nhi viết :

Bỉ Việt -nam giả kim dĩ năng phẩn nhiên độc lập , bất
cam vi Pháp - lan -tây nhân vĩnh thế chi nô .

Ô hô ! Đồng bào ! Ngã nguyện tử thiên niên minh linh chi


quốc hồn , lại nhĩ tráng chí chi xuy hư, hoác nhiên
tại tô.

Bất tuẫn bỉ nhứt ban trư tâm cầu phế, nô nhan tì tất
dĩ câu tồ .
NGUYỄN - THƯỢNG -HIỀN

Xin tạm lược phóng dịch ra văn xuôi như sau :

Tôi là Nguyễn -thượng- Hiền , người nước Việt- nam , với


một tấm lòng son , đầy trời hận huyết, xin chiêu quốc hồn
nước Việt- nam chúng ta và kính trình như sau nầy :

Than ôi ! Các nước trong trời đất , tuy lớn nhỏ có khác
nhau , nhưng hết thảy đều có quốc hồn , há lẽ nước
chúng ta lại không có hay sao ?

Nào phải nước ta không có hồn vì tánh người ta quả


ngu ? Lợi thì tham lam , danh thì đua đuổi.

Lấy việc nịnh bợ làm tài giỏi lên mặt , thấy việc trung
nghĩa thì sợ hãi tránh xa .

Chẳng biết nước mất là cảnh đau thương , chỉ biết thân
mình và nhà no ấm là lòng vui sướng.

Nay kẻ thù đương khốn đốn , chính là cơ hội tốt cho


chúng ta mưu đồ đại sự vậy .

Chúng ta cần phải hợp quần mới có thể phục Sở, gắng
sức mới có thể chiêu Ngô .

Thế mà lại tối- tăm mù- mịt , hôm sớm chỉ biết vui chơi.

Nịnh hót quân thù kể cả hàng vạn kẻ, mà hăng hái


việc nghĩa thì không có một ai .

Thương thay ! Cả nước đều không biết sỉ nhục , có


khác gì bầy heo gà bị nhốt trong chuồng, hay bầy
ngựa trâu bị người ta đánh đập .
Than ôi ! Nước vẫn còn đó , hồn đà đi đâu ?

Ta nay lên chòi cao , cất tiếng hô to ;


NGUYỄN -THƯỢNG -HIỀN VỚI LỜI GỌI HỒN NƯỚC 101

Nầy miền Tây - cống , nọ chốn Đông - kinh .

Hoan Ái một vùng danh thắng , Hương Bình một cõi


để đô .

Hà lại không có một hai nghĩa sĩ nghĩ nạn nước


mà ra sức khuông - phù ?

Hà lại không có một hai lương dân cảm việc nghĩa


mà hết lòng theo -đuổi ?

Đề rửa thẹn cho giống nòi . Để tẩy dơ cho sông núi .


Than ôi ! Hồn như có biết , sao chẳng về ngay ?

Thói tốt khí hùng hãy quay về với nòi giống chúng ta .

Đừng đắm-chìm trong nô lệ mà bản cả tóc da .

Đừng khúm - núm trước kẻ thù mà dơ củ mày mặt .

Hãy về ngay ! Hãy về ngay !


Nên nhớ đến Tổ Tiên :

Như vua Lê Thuận - Thiên thắng giặc oai-hùng.

Như Đức Trần Hưng -Đạo bắt Hồ oanh liệt .

Hãy về ngay ! Hãy về ngay !

Nên trông sang nước bạn :

Như nước Trung - hoa đã nổi dậy ở đất Vũ - hàn .

Như nước Nhật bản đã xưng hùng ở cõi Á -Đông .

Ngàn người muôn kẻ, thề quyết một lòng, cùng nhau
góp sức , dựng nên công nghiệp , mở rộng tri
khôn .

Khiến người thế giới phải mở mắt sửng -sốt nhìn về


chúng ta mà nói :

« Nầy nước Việt -nam ngày nay đã phấn - khởi dành


lại độc lập.

Không chịu cam tâm làm nô lệ đời đời cho bọn người
Pháp .

Than ôi ! Đồng bào thân mến !

Tôi ước mong hồn nước thiêng-liêng của bốn ngàn


năm lịch sử thổi tới luồng gió mới-mẻ , đem lại
chi khi hào hùng .
102 KHẢO - CỒ TẬP -SAN

Chớ đừng thèm bắt chước những hạng người lòng


heo dạ chó đành chôn vùi lương tâm , mà cam
làm thân phận tôi đòi đề chịu cảnh diệt vong
-
nhục nhã .

Hậu học : HỒNG- LIÊN - LÊ- XUÂN -GIÁO phụng lược dịch

1 ) Tôi được đọc bài Biểu -Tạ của Cụ Nguyễn thượng - Phiên tại Tân
Thư viện Huế vào năm 1925–1926 khi tôi học ở trường Quốc-Tử- Giám .
Tương truyền rằng bài Biểu tạ ấy do Cụ Nguyễn - thượng Hiền làm thay
cho Thân phụ .

2) Còn bài Chiêu-quốc- Hồn thì tôi trích ở Văn-hóa nguyệt-san về


năm 1965. Nhưng dịch giả phiên dịch sai nghĩa nhiều chỗ, cho nên tôi
đã dịch lại bằng văn xuôi để in vào Khảo- cổ tập -san này .

11-9-68
LÊ . XUÂN . GIÁO
PHẬT -HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH « LÝ- HOẶC -LUẬN »

( 5 ĂN 3 ) CỦA MÂU - BÁC *


= 1*
ty ( 165 ... )

NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC

VẤN -ĐỀ Phật- giáo Giao -châu là một vấn- đề đã được

các học giả Đông Tây gần đây đặc -biệt chú ý nghiên -cứu vì nó
quan -hệ mật thiết đến sự biến chuyển của Phật- giáo từ sau khi
rời đất Ấn-độ truyền -bá ra ngoài biên giới sang phía Đông ,
xuống phía Nam . Giao -châu đứng ở giữa Trung -hoa và Ấn độ
hẳn đã đón nhận ảnh hưởng văn hóa Ấnđộ trước Trung -hoa ,
bởi thế mà muốn tìm hiểu khuynh hướng Phật- giáo Việt-nam
cũng như Thiền-học phương Nam và tinh thần văn -hóa Việt
nam chúng ta phải tìm hiểu bước đầu của lịch -sử Phật- giáo
Đông du ở tại đất « Giao - chỉ » (* BL ) có nghĩa là các trào lưu
ngừng lại , hay là « Giao -châu » ( * H ) là châu ở giữa các trào
lưu giao dịch .

Vấn đề Phật- giáo Giao châu đã được học giả Trần văn
Giáp nghiên.cứu công phu khoa - học trong “ Le Bouddhisme
en Annam » ( BEFEO XXXII ) và chứng minh cho lời vấn đáp
giữa Hoàng hậu nhà Lý với nhà sư Thông -Biện trong « Thiền
Uyển Truyền-đăng Tập-lục » ¥ 3 h th h đi của tác-giả thời
Trần là có lý chính xác đáng tin cậy .

Những điều quan -hệ đến lịch - trình du -nhập Phật-giáo vào
Giao - châu trên đây đã được các học giả Đông Tây hiện - đại
khảo sát lại và công nhận sự xác thực của chúng . Gần đây
học giả Galen Eugene Sargent có tổng-kết các khảo sát từ
trước đến nay về vấn đề « không-khí trí thức đất Lĩnh -nam
thời Phật giáo mới du-nhập » (The intellectual atmosphere in
Ling-Nam at the time of the introduction of Buddhism) tại Đại
học Hồng -Kông . Tác -giả kết luận về Phật -giáo Giao - châu
như sau :
104 KHẢO- CỔ TẬP -SAN

« Theo Hồ.Thích AF thì Phật- giáo du -nhập vào đất Giao

« châu rất sớm , có thể từ 400 – 500 năm trước khi có sách của
« Mẫu tử 47 : « Lý - hoặc -luận » ( FE X - ) . Điều ấy chửng-tỏ rằng
« kinh Phật đã được nghiên - cứu và dịch-thuật ở đấy trước
« rồi , từ trước khi có kinh sách Phật của Tàu cho biết .
« Sách Mâu-tử là một trong 5 cột trụ để nghiên cứu về Phật
« pháp khi mới Đông-du , dùng để phê phán các tài- liệu khác
« mà không bị chúng phản-thuyết lại . Nếu có kinh Phật
« khác vào cuối thời Hán mà không được thấy , thì theo Hồ
« Thích là vì bước đầu Phật giáo chỉ có ở các dântộc chưa
« bị Hán-hóa , sự thực là khẩu truyền , cho nên không có chi
« lạ về sự ít sách vở được lưu truyền đời sau....

« Ngoài ra , chúng ta thấy trong Tiền -Hán Thư W *


« ghi việc vua Nam- Việt Triệu - Đà đã f ( 207 trước C.N. ) dâng
« sở thuần phục Hán-Văn- đế ( năm 179 trước C.N. ) với lễ
cống trong ấy có đôi « không -tước » #L * ( chim công ). Nên
« chú - ý điểm này là loài không - tước chứng tỏ có sự giao
« thông buôn bán giữa Ấn-độ và An - nam . Theo thực- vật
« học thì cả Ấn độ lẫn Ấn- độ Chi - na đều là đất sản xuất ra
« loài không tước , nhưng có thể là không tước đã từ Ấn -độ
« đem sang An- nam trong khoảng kỷ-nguyên thứ nhất trước
« Công-nguyên . Văn chương Bà-la - môn tối -cổ là Regveda ( Lực
« Vệ.đà ) 2.000 năm trước Công- nguyên đã thấy nói đến không .
« tước (tên sanscrit là mayuri : peahen ) được liệt vào văn
« chương nghi- lễ (skt . Mayura ) và ở các sách khác. Kinh Lực
« Vệ đà ngụ ý cho loài khổng tước có năng-lực ma -thuật
« thần-bi trừ được nọc rắn . Cái tác dụng ấy truyền vào văn
« chương Phật- giáo các thế-kỷ về sau . Ở tiếng Pali có bản
« văn nhan-đề là Moraparitta và tiếng sanscrit có Mahâm -
yurividyarajni « Đại Chú Không -tước » . Bài văn chú này
« đã do Srimitra ( 260–340 ) dịch vào đầu thế-kỷ thứ IV . Kinh
« điển Phật khác như Bâveru -jataka rất trọng -yếu vì nó xác
« định có sự giao dịch thông thương giữa Ấn độ và Babylone
« từ thế kỷ thứ VI trước Công- nguyên , trong đó có kề một
« tiền-kiếp đức Phật mà khổng tước được dùng làm yếu-tố
« mỹ-dụ . Sự thực , một lần nữa sự dĩ nhiên ấy với các dĩ
« nhiên khác phù hợp với nhau để bênh vực thuyết cho rằng
PHẬT-HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH LÝ -HOẶC -LUẬN 105

« Phật - giáo đã từ Ấn-độ du nhập vào An-nam rất sớm . Điều


« ấy trái hẳn lại với giả thuyết của Chavaunes năm 1894
« nói rằng : « Sau khi Trung-hoa chịu ảnh hưởng Phật giáo
« hậu quả là nó giúp cho Phật- giáo bành trưởng rất mạnh . Bất
« cử ở đâu có dùng chữ Hán , nghĩa là đến An -nam ở phương
« Nam và Cao -ly phía Bắc , khắp nơi đều có sự du nhập của
« Phật- giáo .

« Bước đầu lịch -sử Phật học ở An -nam chỉ bắt đầu từ thế
« kỷ III sau Công Nguyên , nhất là nếu chúng ta không kể sách
« Mâu-tử như là một tác phẩm Phật -giáo chân thật của thời
« kỷ 190-200 . Nhân vật lịch -sử đầu tiên chúng ta được biết it
« nhiều là nhà sư Khang -tăng -Hội sinh ở Giao -chỉ , cha mẹ người
« Sogdian , tiên-tô từng sống ở Ấn.độ. Thân sinh ra Tăng.Hội là
« một nhà buôn , hình như đã đến An-nam qua đường bộ của
« thế kỷ II (Phù nam , Lâm ấp , Nhật-nam) hay là qua đường
« biền từ Ấn.độ đến Luy- lâu đã * ( Thuận thành ). Rồi Tăng
« Hội đi lên phương Bắc tới kinh đô Kiến nghiệp (Nam.Kinh)
« năm 247 Công - nguyên . Các nhà sư khác được biết đã có mặt
« ở An.Nam khoảng thế.kỷ thứ III là nhà sư Nguyệt thị ( Indos
« cythe ) Kalasiva ( k b i 4 ) dịch nghĩa là Chính -vô - Ủy *
« 畏 , Kalyânaruci (疆 梁 樓 至 ) dich nghia là Chân- Hý ( 真 喜 ),
« người Ấn (Marajivaka ) : Ma -ha kỳ vực là để đi tu và người
« Ấn Ksūdra : Khâu-đà-la í lề xử . Điều ấy chứng nhận những
« cuộc hành hương Phật-giáo trong khoảng thế kỷ thứ III , tỏ
« rằng Phật học đã được biết đến ở An -nam it ra từ thế - kỷ

« thứ II . Trường-hợp Khang tăng Hội sinh trưởng ở Bắc Việt


« chứng tỏ ít nhất có một không khi Phật giáo đã khích lệ y
« qui y Phật- pháp . Hơn nữa tiểu -sử của ông ta trong Lương
« Cao tăng truyện H rằng từ { } của Huệ.Hạo (519 ) ghi nhận
« rằng : Ông ta nhẫn nại và hiếu học , hiểu hết nội dung Tam
« tạng. Ông ta còn xem rộng ra đến Lục-kinh Nho học , và có
« nhiều sách Thiên văn và Ngoại thư đã được ông thông qua » .

(Galen Eugene Sargent University of Hong Kong) .

Những nhận xét trên đây phù hợp với tài liệu lịch sử
mà Trần -văn - Giáp đã trình bảy trong luận án của Ông ở
Ecole Pratique des Hautes Etudes - Paris 1931 , nhan đề : Le
106 KHẢO -CỒ TẬP - SAN

Bouddhisme en Annam des origines au XIII siècle . BEFEO t.


XXXII 1932. Trong sách này , tác-giả còn trích - dẫn theo một
tác - phẩm Việt- nam đời Trần là Báo Cự truyện * tây { } ( 1313 )
về hai vị sư Ấn : Marajivaka (Ma -ha -kỳ - vực ) và Ksudra ( Khâu
đà -la ) :

« Cuối triều Hán - Linh đế kỉ ( 168–188 ) có một vị sư

« tên là Kỳ vực ( Jivaka ) xách gậy tầm-xích đi khắp đó đây.


« Khâu -đà -la và Kỳ - vực cùng đến kinh -đô Luy- lâu ( Bắc ninh )

« của Sĩ -vương . Ở đấy họ gặp một « upasaka ) tên là Tu

« Định mời về nhà . Kỳ - vực từ-chối để đi về hướng


« Đông còn Khâu -đà -la nhận lời ở lại nhà Tu-Định , tập luyện
« khổ hạnh , nhịn ăn hàng mấy ngày liền . Tu-Định rất kính
« mộ , cho con gái 12 tuổi hầu -hạ đèn nhang và cơm nước

« nhà sư ... Được mấy tháng nhà sư tỏ ý muốn đi . Tu -Định


« làm lễ tiễn hành , lễ vập đầu xuống đất xin cho làm đệ
« tử , và được nhà sư truyền cho đạo-pháp . Nhà sư ấy nói :
« Chăm-chủ cầu tìm hạt thóc khi sàng sảy lúa người ta quên

« mất đêm tối, ngườita mất phương-hưởng , tinh thần bị


« mờ che bởi thành kiến . Tinh thần bị mờ che thì người ta
« lãnh đạm với mọi người , với người hiền cũng như với

« người thường. Con đã hiểu đạo-pháp của ta, nhờ có nhân


« duyên từ trước. Con gái con là A-man phải được hưởng

« đặc- ân của đạo pháp . Khi nào nó gặp một người đàn ông
« nó sẽ trở nên một vật trọng yếu của đạo - pháp . Con đã
« hiểu chưa ? Những ý - nguyện của con sẽ được ứng- nghiệm » .
« Nói rồi nhà sư nhận ở lại . Có khi đứng một chân , miệng
« đọc kinh hàng bảy ngày liền . Một hôm , sau khi đọc thần
« chú , nhà sư biến mất . Ngay lúc ấy cỏ thanh âm của nhà

« sư văng -vắng trên đỉnh núi phía Tây. Cách rừng rậm A
« man không theo kịp , bái vọng mà trở về .... Người ta đi
« tìm kiếm hoài không thấy nhà sư nữa, chỉ thấy vài câu
« kệ ghi lại trên thân cây cổ thụ trên núi . Có kẻ bảo nhà sư
tịch , có kẻ bảo nhà sư đi sang phương khác không biết
« về sau ra sao ... )

« Theo sách Tàu thì nhà sư Jivaka sang đất Lạc- dương
« năm 294 sau Công - nguyên .
PHẬT- HỌC GIAO CHÂU VỚI SÁCH LÝ.HOẶC- LUẬN 107

« Còn Khâu -đà -la « người gốc Ấn- độ » Tây Thiên -trúc quốc
« 5 Á * 3 dòng- dõi Bà -la -môn ( Brahmane ) . Sau khi có được
« phép - thuật ( Yoga ) , ông ta hay ở trong hang động hay dưới
« gốc cây lớn , hay đi đây đi đó , đi đến đâu làm phép ở đấy .
« Ông ta đến Bắc-Việt đồng thời với Jivaka » .

( Thuật theo Trần - văn - Giáp trong Le Bouddhisme en


Annam).

. : Chữ Phật-giáo ở phía Đông hay dùng lẫn lộn không phân
biệt với Ấn độ -giáo hay Bà-la- môn- giáo . Tất cả cái gì thuộc về
văn hóa Ấn độ thường được gọi là Phật- giáo cũng như Ấn-độ
với Tây-trúc cỏ khi hiểu là Tây - vực hay Tây tạng . Xem như
tác phong của hai nhà sư trên đây : Khâu-đà- la và Kỳ-vực là
tác phong của đạo-sĩ Yogi tối-cổ trong tôn giáo Ấn - độ hơn là
của Phật-giáo . Bởi thế mà chúng ta cho tới nay cũng vẫn chỉ
thấy kết luận được là đất Giao - châu hay Giao chỉ cũng như
toàn cõi Đông- Nam Á - Châu bây giờ chịu ảnh hưởng của văn
hóa Ấn -độ nhiều hơn và sớm hơn là văn - hóa Trung-hoa . Danh
từ Tu -Định của một Tu -sĩ Upasaka bản xứ Giao -châu nói trên
đây càng tỏ rõ ảnh-hưởng pháp- thuật Yoga ở thời cổ Việt-nam
đã phổ thông vì thích -hợp với tin-ngưỡng vật- linh ma -thuật
của đại - chúng phương Nam . Câu chuyện sự-tích thần - thoại
« Nhất -da - trạch » của An-Thiên khi kể trong « Đạo-giáo nguyên
lưu » để đc đây h ở chương « Đại Nam Thiền-học sơ - khởi » *
gặp là 40 # vốn là một câu chuyện cô -tích trong « Lĩnh - nam trích
quái , ghi nh Đây 3 tác-phẩm đời Trần , liên -quan đến « Chủ Đạo
Tổ », cho ta ngày nay mường-tượng không khi tin-ngưỡng trên
đất Giao- châu, đã sớm là điểm qui tụ các trào lưu văn hóa :
nào Bà- la-môn, Phật-giáo từ Ấn độ theo đường biển du-nhập
và khuynh -hưởng Nho - giáo , Bách - gia Chư -tử , từ phương Bắc
theo đường bộ xuống , cùng với khuynh hướng tín - ngưỡng cổ
xưa của thổ - dân như văn-hóa Đông-sơn với tín -ngưỡng Trống
đồng và văn hóa Lạch -trường với tin -ngưỡng Cổ mộ . Tất cả
đòi sống chung nên phải tìm thích -ủng với hoàn - cảnh nên dần
dần điều hòa thích-ứng với nhau trong một tinh -thần Việt -hóa ,
trở nên sau này là tinh -thần tôn giáo Việt -nam vậy .

Cái khuynh hướng điều hòa thích ứng các trào -lưu văn
108 KHẢO.CỒ TẬP- SAN

hóa gặp nhau trên đất Giao -chỉ ( * EL ) đã sớm được Sĩ


Nhiếp ý thức và được coi là « Nam -giao học tổ » như đã
trình - bày ở tập I « Lịch -sử Tư -tưởng Việt-nam » . Cái tư -tưởng
ấy càng thấy chứng-minh rõ rệt ở Mẫu-Bác với tác phẩm
« Lý-hoặc-luận » ( FP * 34).

Như « Đại- Nam Thiền-uyên Truyền - đăng Tập -lục » Ả


i} * * 4 đã ghi nhận lời Thiền - sư Thông Biện nói với Hoàng
Thái hậu Ỷ -Lan ngày rằm ( 15) tháng 2 năm Hội- phong thứ

6 ( 1097) ; « Giáo lý Phật truyền vào Trung hoa đến Thiên -thái
tông là thịnh - vượng gọi là Giáo-tông ( Agama ) . Đến Tào-Khê

đạt được yếu-chỉ sáng-tỏ gọi là Thiền tông (Dhyana). Hai


tông ấy vào nước ta đã từ lâu rồi. Giáo -tông thì có Mẫu Bắc,
Khang tăng - Hội (thế -kỷ II-II sau Công - nguyên ) là bắt đầu ,
Thiền tông thì có Tì-Ni- Đa -Lưu - Chi trước tiên (thế- kỷ VI sau
Công-nguyên) , Vô.Ngôn . Thông đến sau (thế kỷ VII sau
Công nguyên ).

MÂU - BÁC VỚI SÁCH “ LÝ -HOẶC -LUẬN » .

Từ trước đến nay người ta chỉ coi tác-phẩm này như là


sách Phật và Mẫu-Bác chỉ được xét về sự du nhập của Phật
giáo vào đất Giao châu trước Trung hoa . Gần đây có học- giả
Tàu Lã -sĩ- Bằng % ± BH ôn lại và đúc-kết các tài-liệu đã khảo
cứu của họcgiả Đông Tây về vấn đề như P. Pelliot «Meou
tseu ou les doutes levés» . T'oung Pao vol. XIX no 5-12 , 1918
1919. H. Maspero BEFEO 1910 « Le songe et l'ambassade de
lEmpereur Ming » . Thường bàn Đại Định ( * £ + ) Nhật
bản , Tôn-di-Nhương ( Hồ * ) Chu - thúc.Da ( H đã ở ), Từ

gia - Tích ( * * 3 ) , Hồ -Thích ( th ii ) v.v... và họ Lã đã đúc-kết


lại như sau :

« Sĩ- Nhiếp chiêu nạp danh sĩ vốn không giới-hạn vào giới
Nho học . Bấy giờ có Mâu -tử đem mẹ lánh nạn xuống Giao -chỉ,
có làm ra sách
« Lý -hoặc - luận » ( 2 ) nỗi tiếng ở đời . Sách
- - Ở đây
Lý -hoặc - luận là tác phẩm Phật - giáo trọng yếu .
Mâu - tử bày -tỏ phương- diện Phật-pháp đại biểu cho tinh thần
Phật- giáo ở giai-đoạn quá- độ thời Hán - Tấn đang biến-chuyền,
Trong bài tựa Mâu-tử viết : « Sau khi vua Hoàn -Linh đế mất
PHẬT-HỌC GIAO CHÂU VỚI SÁCH LÝ-HOẶC-LUẬN 109

rồi , thiên hạ nhiễu loạn , chỉ có đất Giao - châu là tạm yên .
Người kỳ tài phương Bắc kéo đến phần lớn thuộc về cái học
phương thuật thần-tiên , tịch cốc , trường-sinh. Người đương
thời theo học rất nhiều , Mẫu tử thường lấy cái học Ngũ - kinh
của Nho-giáo để vặn họ , đạo - gia và thuật- sĩ chẳng ai dám
đối đáp » .

Coi đó có thể biết ở đất Giao - châu thời ấy không những

có không khí tự do tư tưởng , mà Sĩ- nhiếp còn lấy lễ chiêu đãi


các bậc kỳ -tài dị- năng đương thời , không phân-biệt Nho hay
Phật, Phương -thuật hay Đạo . Khảo -cứu Phật giáo du nhập vào
đất Trung - hoa buổi đầu kết - hợp với Phương-sĩ và Đạo thuật
cho nên Phật-học và Lão học cùng được tôn sùng . Kịp sang
thời Đông -Hán , triều Hoàn-Linh-để, kinh sách đã có nhiều,
phép giảng- dạy Phật- pháp đã quay tìm về nguồn-gốc cho nên
có sự xây dựng chùa riêng cho Phật- giáo không gồm thờ lẫn
lộn cả Hoàng Lão với Phật nữa . Mẫu tử làm sách Lý - hoặc.
luận công- nhiên chê Bách-gia Kinh , Truyện , bài Thần -tiên ,
Phương - thuật khiến cho Phật- giáo được tự lập . Đấy thực
là một biến chuyển lớn trong tinh thần Phật- giáo đường
thời vậy .

Mẫu-Bác thuở trẻ học sách Kinh , Truyện , Bách gia Chư
tử, Ngũ- Kinh , Binh - gia , Pháp-gia cùng sách Thần - tiên bất tử .
Căn-cứ vào chính lời của ông ta thì ông đã từng tin theo cái
học Phương - thuật , tịch-cốc trường - sinh . Về sau mới vỡ cái
nghĩa lớn mà qui đạo Phật. Mẫu tử sở dĩ tin theo Phật- giáo là
do lòng cầu tìm lý siêu -hình . Ông tự nhận :

覩 佛經 之 說 , 覽 老子 之 要 , 守 恬淡 之 性 , 觀 無為 之
行 , 還 視 世事 , 猶 臨 天井 而 闚 溪谷 , 登 嵩 岱 而 見 丘 垤 .
(理 惑 論)

« Đỗ Phật- kinh chi thuyết, lãm Lão-tử chi yếu , thủ điềm
đạm chi tinh , quan vô vi chi hành . Hoàn thị thế sự , do lâm
thiên tỉnh nhi khuy khê cốc , đăng tung đại nhi kiến khâu diệt » .
(Lý-hoặc-luận)

Nghĩa là : « Xem lý thuyết ở kinh Phật , nhìn rộng đến


yếu lý của Lão-tử, giữ lấy bản tính điềm đạm , ngẫm -nghĩ
thái độ vô - vi . Rồi quay lại nhìn lại thế- sự khác nào đứng ở
110 KHẢO -CỒ TẬP -SAN

trời cao ngó xuống ngòi lạch , lên đỉnh non nhìn xuống
gò đống » .

Bởi thế ông mới nhiệt thành tin đạo Phật , lại tham-bác
nghiên - cứu 5.000 chữ Đạo đức Kinh , bỏ môn Pháp -thuật đề
thuyết lý về huyền -nhiệm .

Thời Hán , Phật- giáo phụ hội Phương thuật , Phật-tử đời
Ngụy Tần ham chuộng Lão Trang , dấu vết tư-tưởng của Mâu
tử thích - hợp cho nhânvật giao thời . Bình sinh học - vấn tin
ngưỡng của Mâu-tử bao hàm và xúc tích thường có chuyển
biến , thực là phản - chiếu đầy đủ sự biểu hiện tinh thần đất
Giao châu nơi gặp gỡ của nhiều phương qua lại vậy.

Từ Mâu-tử về sau , Phật- pháp trên đất Giao - châu đã hưng


thịnh lắm . Kế tiếp có Khang- tăng- Hội mà tiên-tô là người
Khang-Cư (Sogdien ) đời đời ngụ- cư ở Thiên -trúc ( Ấn -độ ) ,
thân phụ buôn bán sang xứ Giao - châu . Khi Hội lên 10 tuổi
thì cha mẹ mất, hết lòng phụng hiếu , đến khi hết tang bèn
·
xuất gia tu hành rất mực . Năm 247 ông ta đến kinh -đô Kiến
khang thời Ngô -tôn -Quyền . Quyền vì cảm ứng xả - ly mới lập
chùa Kiến- Sơ để ông trụ trì . Từ đấy Phật-giáo ở Giang- Nam
mới hưng -khởi . Địa-vị của Khang-tăng-Hội trong lịch-sử Phật
giáo Trung -hoa rất trọng đại. Vì ông xuất- gia ở Giao -châu
đủ chứng -minh vào thời Ngô , Phật- giáo ở Giao - châu đã thịnh
vượng tiến-bộ lắm mà ảnh -hưởng truyền bá sang đất Giang
Nam . Sau Khang -tăng -Hội lại có Chi- cương - Lương người

Tây-vực năm 255 thời Ngô -tôn-Lượng dịch kinh Pháp hoa
( * kê ) ở đất Giao -châu » .

(Lã -sĩ- Bằng « Bắc thuộc thời -kỳ đich Việt-nam » ( % ± -


32 BÀ HAHA ) . Đông -Nam - Á nghiên - cứu chuyên -san , tập 3 ,
1964, Hương-cảng) .

Tác- phẩm Mâu- tử Lý- hoặc -luận là một tài liệu lịch -sử tư
tưởng quan trọng của đất Lĩnh -nam Giao -châu đầu Công
nguyên thứ nhất , nên chi đã được học giả Đông Tây đặc
biệt chú -ý .

Hồ -Thích 3 i viết thư cho Chu - thuc -Da là khi về sách


của Mâu -tử † 1 rằng :
PHẬT.HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH LÝ -HOẶC LUẬN 111

Phiên âm : « Lý -hoặc- luận văn tự thậm minh sướng cẩn


nghiêm , thời thời tác hữu vận chi văn , dã đồ một hữu tục khi .
Thử thư tại Hán Ngụy chi gian khả toán thị hảo văn tự ...

Tiền -sinh ... giải thích Mẫu tử tự tự trung [ mục đệ vi


dự- chương thái thú , vi trung lang tướng Trắc dung sở sát ]
nhất ngữ , đoán định Giao châu mục vi Chu-phù ; ư thị giá
nhất thiên tự-tư truyện toàn thành vi hữu lịch-sử khả chứng
đích văn tự . Thử tự hữu liễu lịch sử địch chứng thực , ư thị
toàn bộ Lý.hoặc - luận đã thành vi khả tin đích sử liệu liễu » .

(Hồ.Thích văn tồn đệ tử tập , quyền nhị, luận Mâu-tủ Lý


hoặc luận ).

Nghĩa : « Văn -chương của sách Lý-hoặc-luận rất sáng -sủa


nghiêm - cẩn , thỉnh -thoảng có kèm văn vần , lại không chút chi
thô tục. Sách này thuộc thời Hán-Ngụy ( 172 – 220 ) được coi
là áng văn hay ...

... « Ông ... giải - thích bài tự tựa của Mẫu tử trong có câu
« em quan mục làm thải- thủ quận Dự chương bị trung-lang
tướng Trắc-Dung giết » , ông đoán định quan mục Giao -châu
là Chu -phù . Như thế thì thiên tự tựa của truyện đã thành áng
văn - chương có chứng cứ lịch -sử . Bài tựa ấy đã có thực chứng
lịch- sử , thì toàn bộ Lý -hoặc- luận thành ra một sử- liệu lịch
sử đảng tin -cậy vậy ) .

(Hồ - Thích văn tồn , tập 4 , quyển 2 , Luận về Lý hoặc- luận ).

Bởi sách Mâu -tử có giá trị lịch- sử như thế rất hiếm nên
đã được học - giả Pháp P. Pelliot E.F.E.O. dịch ra tiếng Pháp
đăng trong Toung Pao v. XIX No 5 ngày 12-1918 – 1919
nhan-đề là « Meoutseu ou les doutes levés » . Và học- giả
H. Maspero E.F.E.O. dịch và bình - luận bài tựa trong tạp
chi năm 1910 nhan đề « Le songe et lambassade de lem
pereur Ming » .

Đối với lịch sử tư -tưởng thời cổ Việt- nam , sách Mẫu - tử


đồng thời với « Nam -giao học-tổ » lại càng quan trọng , cho
chúng ta thấy cái tinh thần điều hòa thích ứng của vănhóa
Việt- nam đã biểu -lộ rất sớm nhờ ở điều - kiện địa lý và hiện
diện của Phật-giáo . Vậy nên dẫn dịch và phân tích nguyên
văn chính bài tự tựa của tác -giả như sau đây :
112 KHẢO.CỔ TẬP- SAN

牟子 理 惑 · 正 誣為 , 车子 理 惑 一 云 : 蒼梧 太守 牟子 傳

车子 旣 修 經 , 諸子 書 , 無 大小 靡 不好 之 , 雖不 樂 兵
法 , 然 猶 讀 焉 , 雖 讀 神仙 不死 之 書 , 抑 而不 信 , 以為 虚 誕 ,
是 時 靈 帝崩 後 , 天下 擾亂, 獨 交 州 差 安 , 北方 異 人 咸 來 在
焉 , 多 為 神仙 辟穀 長生 之 術 , 時 人 多 有 學者 , 车子 常 以 五
經 難 之 · 道家 , 術士 莫敢 對 焉 , 比 之 於 孟 軻 距 楊朱 墨翟 ·
先是 時 , 牟子 將 母 避世 交 阯 . 年 二 十六 歸 蒼梧 娶妻 · 太守
聞 其 守 學 , 謁 請 署 吏 . 時 年 方 盛志 精於 學 , 又見 世 亂 無 任
宵 意 , 竟 還不 就 . 是 時 詔 州郡 相 疑 隔 塞 不通 . 太守 以其 博
學 多 識 , 使 致敬 荆州 . 牟子 以為 榮 爵 易 讓 , 使命 難 辭 , 遂
嚴 當 行 · 會 被 州牧 優 文 處 士 薛 之 , 復 稱疾 不起 · 牧 弟 為 豫
章 太 守 , 為 太 中郎將 筆 融 所殺 · 時 牧 遣 騎都尉 劉彥 將兵
赴 之 , 恐 外界 相 疑 兵 , 不得 進 . 牧 乃 請 车子 曰 : 弟 為 逆賊
所 害 , 骨肉 之 痛 憤 發 肝 心 , 當 遣 劉都尉 行 , 恐 外界 疑難 ,
行人 不通 . 君 文武 兼備 , 有 専 對 才 . 今欲 相 屈 之 , 零陵 , 桂
陽 假 塗於 通路 , 何如 ?

车子 曰 : 披 秣 服 見 遇 日久 列 士 忘 身 , 期 必 聘 效 · 遂
嚴 當 發 , 會 其母 卒 亡 还不 果 行 . 久 之 退 念 , 以 辯 潼 之 故 輒
見 使命 · 方 世 擾攘 , 非 顯 己 之秋 也 , 乃 歎 曰 : 老子 絕 聖 藥
智 , 修身 保真 , 萬物 不干 其 志 , 天下 不易 其 樂 , 天子 不得
臣 , 諸侯 不得 友 , 故 可贵 也 。 於是 銳 志 於 佛道 , 兼 研 老子
五 千丈 , 含 玄妙 為 酒 漿 , 說 五 經 為 琴 簧 · 世俗 之 徒 多 非 之
者 , 以為 背 五 經 而 向 異 道 · 欲 爭 則 非 道 , 欲 默 則 不能 , 遂
以 筆墨 之間 畧 引 聖賢 之 言 證 解 之 , 名曰 : 牟 于 理 惑 云 ·

( 弘 明 集 , 卷 第一 梁 揚 都 建 初 寺 釋 僧 祐 撰 ).

( 大 藏經 第五 十二 册 ; 史 部 四 ).

« Lý.hoặc Mâu -tử » . Chính - vu luận . » Mâu -tử lý -hoặc Nhất


vân : Thương Ngô Thái-thú Mẫu -tử Bác truyện » .

« Mâu-tử kỷ tu kinh truyện , chư tử thư, vô đại tiểu mỹ


bất hiếu chi , tuy bất lạc binh pháp , nhiên do độc yên. Tuy độc
thần tiên bất tử chi thư , ức nhi bất tin , dĩ vi hư đản. Thị thời
Linh -để băng hậu , thiên hạ nhiễu loạn độc Giao -châu sai an
Bắc phương dị nhân hàm lại tại yên , đa vị thần tiên tịch cốc
trường sinh chi thuật . Thời nhân đa hữu học- giả , Mâu -tử thường
dĩ Ngũ - kinh nạn chi . Đạo gia , thuật sĩ mạc cảm đối yên, tỉ chi
PHẬT-HỌC GIAO- CHÂU VỜI SÁCH LÝ- HOẶC -LUẬN 113

ư Mạnh- Kha cự Dương- Chu Mặc - Dịch . Tiên thị thời , Mẫu tử
tương mẫu tị thế Giao-chỉ . Niên nhị thập lục qui Thương Ngô
thú thê . Thái thú văn kỳ thủ học yết thỉnh trí lại. Thời niên
phương thịnh chi tinh ư học ; hựu kiến thế loạn vô sĩ hoạn
ý , cảnh hoàn bất tựu . Thị thời chư châu quận tương nghi
cách tắc bất thông . Thái thủ dĩ kỳ bác học đa thức, sử trí
kinh Kinh-châu. Mâu -tử dĩ vi vinh tước dị nhượng, sử mệnh
nan từ, toại nghiêm đương hành . Hội bị châu mục ưu văn
xử sĩ tiết chi , phục xưng tật bất khởi . Mục đệ vi Dự-Chương
Thái- thủ , vi thái Trung -lang tưởng Trách-Dung sở sát. Thời
mục khiển kỵ đô -ủy Lưu - Ngạn tương binh phó khủng chi ,
ngoại giới tương nghi binh , bất đắc tiến . Mục nãi thỉnh Mâu
tử viết : « Đệ vi nghịch tặc sở hại, cốt nhục chi thống phẫn
phát can tâm, đương khiển Lưu Đôủy hành, khủng ngoại
giới nghi nan , hành nhân bất thông. Quân văn vũ kiêm bị ,
hữu chuyên đối tài . Kim dục tướng khuất chi , Linh -Lăng ,
Quế.Dương giả đồ ư thông lộ , hà như ?

« Mâu - tử viết : Bị mật phục lịch kiến ngộ nhật cửu , liệt
sĩ vong thân , kỷ tất sinh hiệu . Toại nghiêm đương phát .
Hội kỳ mẫu tốt vong tọa bất quả hành . Cửu-chi thoái niệm ,
dĩ biện đạt chi cố chiếp kiến sứ -mệnh . Phương thế nhiễu
nhương , phi hiển kỷ chi thu dã , nãi thán viết : « Lão-tử tuyệt
thánh khi trí , tu thân bảo chân , vạn vật bất can kỳ chí , thiên
hạ bất dịch kỳ lạc, Thiêntử bất đắc thần , chư - hầu bất đắc
hữu , cố khả quí dã » . U thị duệ chỉ ư Phật đạo , kiêm nghiên
Lão tử ngũ thiên văn , hàm huyền diệu vi tửu tương, ngoan
Ngũ- Kinh vi cầm hoàng . Thế tục chi đồ đa phi chi giả , dĩ vị
bội Ngũ-Kinh nhi hướng dị đạo . Dục tranh tắc phi đạo , dục
mạc tắc bất năng . Toại dĩ bút mặc chi gian lược dẫn Thánh
Hiền chi ngôn chứng giải chi, danh viết Mẫu tử Lý -hoặc vẫn » .

(Hoằng -Minh tập , quyền 1. Lương - Dương đô Kiên -Sơ tự


Thich Tăng - Hựu soạn ) .

(Đại tạng kinh đệ ngũ thập nhị sách ; Sử truyện bộ IV ) .

Dịch nghĩa : « Sách Lý-hoặc của Mâu -tử . Luận về chính


và tà. Một thuyết nói : truyện thái- thú quận Thương -Ngô
Mẫutử Bác .
114 KHẢO CỔ TẬP - SAN

« Mâu -tử đã học Kinh truyện cùng sách của các nhà , không
sách lớn nhỏ nào không ham . Tuy không ưa binh-pháp , ông
cũng có đọc qua Binh -thư . Tuy có đọc sách về Thần - tiên bất
tử, nhưng ông không tin , cho là vu -khống lập- dị . Vào thời sau
khi vua Hán-Linh- đế mất rồi ( 189) , thiên-hạ loạn ly , chỉ có
đất Giao -châu (Bắc - Việt ), còn tạm yên . Các học - giả phi
thường xuất- chúng ở phương Bắc kéo nhau đến đấy . Có
nhiều người chuyên về học thuật thần -tiên , tịch- cốc , trường
sinh , bấy giờ có rất nhiều học-giả . Mâu -tử thường đem sách
Ngũ - Kinh hỏi vặn , các nhà đạo học và thuật sĩ không ai
đối phó được . Người ta ví ông ta với Mạnh -Kha chống với
Dương-Chu và Mặc-Dịch vậy .

« Trước đây Mâu -tử giắt mẹ lánh nạn xuống Giao - châu .
Năm 26 tuổi ông trở về Thương -Ngô lấy vợ. Quan Thái thủ
nghe tiếng ông về học lực , mời ông ra làm việc . Ông đang
tuổi trưởng thành , muốn chuyên về đường học vấn. Vả lại
thấy đời loạn ông không có ý về đường sĩ-hoạn và rồi không
đáp- ứng lời mời của Thái-thú . Bấy giờ các châu quận đang
nghi- kỵ , đường giao -thông cách -trở . Thái- thủ thấy Mâu-tử học
rộng biết nhiều , mời đi sứ sang quận Kinh châu . Ông nghĩ
rằng tước -lộc dễ từ - chối , còn sứ -mệnh thì khó lòng, ông mới
sửa-soạn đi . Nhưng quan mục châu ấy là Lưu -Biểu vốn trọng
tài văn-học nho - sĩ giữ ông lại . Ông bèn cáo bệnh không cử
động . Em của châu mục vốn là Thái-thủ hạt Dự- Chương bị
Trung -lang - tướng Trách-Dung giết . Quan mục sai Kỵ đô uy
là Lưu-Ngạn đem quân đi đánh . Sợ các quận láng-giềng nghi
ngờ cản đường tiến quân , quan mục mới mời Mâu-tử mà
nói : « Em tôi bị giặc ám -hại . Tình cốt nhục làm cho tôi
tâm can đau đớn . Tôi muốn sai Lưu Đô - úy đi, e biên-giới
nghi-kỵ , người đi không thông . Ông có tài văn võ đầy đủ,
nay muốn nhờ ông đi thuyết- phục , nếu bị quân Linh - Lăng ,
Quế- Dương cản đường không cho tiến quân » .

« Mẫu- tử đáp lại : « Tôi được quan mục tiếp đãi cho nhờ
vả lâu nay rồi . Người liệtsĩ quên thân mình , tôi phải vội
bắt chước ! »

« Ông vội sửa soạn lên đường, chẳng may mẹ chết , ông
lại không đi được. Ông suy nghĩ mãi về sau cái việc được
PHẬT -HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH LÝ -HOẶC- LUẬN 115

giao sứ mệnh là vì tài hùng biện . Thời buổi nhiễu-loạn đâu


phải thời tự cầu hiền danh . Ông thở dài mà tự nhủ : “ Lão tử
bỏ thánh bỏ trí , tu sửa lấy bản thân đề giữ được chân tinh ,
Vạn vật không can -thiệp đến ý-chi , thiên-hạ không đổi được
cái vui trong lòng , nhà vua không dùng được làm bầy tôi, các
vương hầu không thể kết bạn , như thế có thể gọi được là qui
trọng . Rồi ông để chỉ chuyên vào học Phật, kiêm cả nghiên cứu
sách Lão tử 5.000 chữ , nuôi-dưỡng nguyên -lý siêu -hình huyền
diệu trong lòng vui chơi với sách Ngũ -Kinh như hòa đàn sáo .
Người đời thế-tục nhiều kẻ cho là không phải , vì đã phản-bội
với cái học của nhà Nho lấy Ngũ kinh làm cơ sở , để đi về
-
đạo khác không chính - thống . Tranh biện với họ thì trái
với tinh thần của Đạo , làm cho họ im đi thì họ được. Bởi
thế nên ông lấy bút giấy mà viết sách này , dẫn lời các hiền
thánh để giải -thích, đề là sách Lý -hoặc của Mẫu tử » .

Qua lời tự tựa trên đây của Mẫu -Bác , chúng ta đã thấy
được đại-khái khuynh -hướng tư-tưởng chung của ông và đoán
biết được nội dung của tác-phẩm « Lý hoặc luận » là kết tinh
của tinh thần Tam - giáo : Nho , Lão , Phật đầu tiên của đất
Giao- châu vậy .

:
Tư- tưởng Trung - hoa cho tới Tần -Hán có thể nói chỉ
chuyên chú vào phương diện thực tế của sự sống nhân -sinh
xã hội nên tất cả đều thu vào hai khuynh hướng chính là
nhập thế và xuất- thế , cũng gọi là xuất hay xử. Khuynh hướng
nhập-thế chuyên vào con người xã hội tập thể , còn khuynh
huởng xuất thế chuyên vào con người cá nhân thiên nhiên .
Đấy là tất cả tinh thần học- hỏi của cải học gọi là « Bách - gia
chư -tử » mà đề -tài chưa từng rời khỏi bình- diện tương đối của
thời gian và không - gian . Khổng tử thì không giải quyết vấn
đề sống chết , Lão tử thì tìm trở về đời sống thiên nhiên
trường -sinh bất tử ở thế-gian. Không
tử thì xác-nhận thế -gian
có thật, Lão- tử thì phủ- nhận giá -trị xã hội . Hai khuynh
hướng đả -kích chống đối lẫn nhau, không chịu thỏa- hiệp .
Tuy thời Chiến quốc có Mạnh -Kha đã có thái độ chấp -trung
quyền biến giữa Dương - Chu
chủ trương « Vị ngã » ( ầy *)
-
« nhỏ một sợi lông lợi thiên-hạ cũng không làm » ( # – € *
ATK ) « Bạt nhất mao , lợi thiên -hạ bất vị dã » , đấy là
116 KHẢO -CỒ TẬP - SAN

khuynh - hưởng cá - nhân tự do . Và Mặc - Dịch chủ -trương


« Kiêm ái » ( * ) mòn trán , lỏng gót lợi thiên hạ thì làm
( Tối thứ 7 * T % > ) «ma đính phỏng chủng lợi thiên .
-
hạ vi chi » . Đấy là khuynh -hướng đoàn thể xã-hội . Mạnh tử
đả-kích cả hai đề tìm dung hòa vào khuynh -hướng tâm -linh .
Nhưng vì tư -tưởng ấy đối với tinh thần phương Bắc vốn
thực -tiễn không ưa tình-cảm huyền -bí quá , nên tôn giáo tâm
linh Mạnh -tử không được phát- triển ở xã- hội Chiến - quốc .

Nay Mẫu -Bác tìm xuống phương Nam , chính đã sinh


trưởng trong khí hậu phương Nam , nên tự vi với Mạnh-kha
muốn dung hòa các trào-lưu tư- tưởng mâu - thuẫn phức-tạp
trên đất Lĩnh-nam Giao -châu bấy giờ . Ở đây Mẫu -Bác đã gặp
nhiều khuynh -hướng tư-tưởng mâu thuẫn phức tạp hơn là ở
trường-hợp của Mạnh -Kha thời Chiến -quốc ở phương Bắc
chỉ phải giải-quyết có hai chủ -trương mâu -thuẫn trái nghịch
là vị -ngã của Dương -Chu với kiêm ái của Mặc-Dịch . Cả hai
khuynh hướng này đều thuộc vào một bình diện nhân-sinh
xã-hội hữu - hạn tương
đối là tự do ý - chí cá nhân với trách
nhiệm luân lý đoàn - thể . Thực ra vấn đề tự do ý -chí tối- cao
là « Thiên-ý kiêm tương ái » , tức là ý - chí tình yêu tuyệt đối
vậy . Cái ý- chi ấy bao -hàm ý -chỉ cá- nhân bên trong cũng
như ý -chí tập thể của nhân - quần xã- hội .

Nhưng Mạnh-Kha hình như không mãn - nguyện với

cái ý - chỉ tối-cao lạnh-lùng độc đoán đứng bên ngoài và


bên trên tất cả ấy , nên đã đòi trở về với nguyên -lý tin
ngưỡng truyền - thống Đông - phương cố hữu « thiên nhân
tương dữ ). ( A4 52 ) thần - bi cho nên muốn cả - nhân
- được cái tín - ngưỡng về Tuyệt .
cảm thông và thể hiện
-
đối ở tại trong lòng, cảm thông thân - mật với tuyệt- đối
đề tự biến hóa được tính chất đi , nên đã lấy nguyên lý

« vạn -vật nhất- thề » đề giải - quyết sự mâu -thuẫn giữa cả


nhân tự do với đoàn thể chỉ- huy . Bởi vậy Mạnh-Kha đã
tuyên-bố cái triết- lý nhân -sinh của ông ;

« Vạn - vật đầy- đủ ở bản-ngã , quay về bản thân mỗi người


mà thành-thật thì thấy nguồn lạc thủ vô biên .

萬物 皆 備 於 我 反 身 而 誠 樂 莫大 馬
PHẬT -HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH LÝ -HOẶC-LUẬN 117

« Vạn vật giai bị ư ngã , phản thân nhi thành lạc mạc
đại yên ».

Đấy là yếu lý điều hòa vấnđề xung-đột mâu-thuẫn giữa


khuynh hướng vị ngã của Dương -Chu và kiêm - ái của Mặc
Dịch mà Mạnh - Kha đã đi đến ở thời Chiến- quốc bên Tàu.

Mẫu-Bác ở Lĩnh -nam Giao -châu đầu Công-nguyên thứ


nhất cũng có tinh thần như Mạnh-Kha . Nhưng ở đây tình
thế phức tạp vì là chỗ giao -chỉ ( * BE ) tức ngưng -tụ của các
trào - lưu văn- hóa giữa Ấn độ và Trung hoa , nghĩa là giữa
ảnh hưởng của Đông - Tây . Nào văn hóa Đông -sơn , Lạch
trường ; nào văn -hóa Chiêm -thành , Ấn -độ ; nào văn -hóa Bách
gia Chư -tử , Nho - gia , Đạo - gia , Pháp -gia , Thần tiên , Phương
thuật ở phương Bắc Trung-hoa dồn dập xuống , như Mâu
Bác đã viết :

« Thời ấy sau khi vua Hán-Linh-để mất rồi , thiên -hạ


Trung - hoa rối-loạn , riêng có đất Giao-châu còn tạm yên , người
có tài lạ ở phương Bắc xuống đấy, phần nhiều có khuynh - hưởng
về tư tưởng thần - tiên , luyện phép nhịn cơm và sống lâu.
Người đương thời theo học rất nhiều . Mâu-tử thường đem cải
học ở sách Ngũ - kinh của nhà Nho để chất- vấn , các đạo sĩ và
thuật-sĩ không ai dám đối-phó , khác nào như Mạnh - Kha chống
đối tư -tưởng Dương Chu và Mặc- Dịch » .

Xem thế thì thấy tình thế của Mẫu -Bác khác với hoàn -cảnh
của Mạnh - Kha . Mạnh Kha quay về phục hồi Không Nho để
chống- đối với Dương - Chu và Mặc Dịch , còn Mẫu- Bác học rộng
các Kinh Truyện của Chư - tử thời tiên Tần , không có dụng ý
chống - đối với khuynh-hướng nào mà chỉ là để tìm một thái
độ thích ứng với thời-thế mới . Ông viết :

« Phương -thế nhiễu -nhương phi hiền kỷ chi thu dã , nãi


thản viết : Lão -tử tuyệt thánh khí trí , tu thân bảo chân , vạn
vật bất can kỳ chí , thiên hạ bất dịch kỳ lạc, thiên -tử bất đắc
thần , chư hầu bất đắc hữu . Có khả quá dã . U thị duệ chi t
Phật đạo kiêm nghiên Lão- tử ngũ thiên văn ; hàm huyền diệu
vi tửu tương , ngoạn Ngũ- Kinh vi cầm hoàng » .

« Vả thời thế rối- loạn chẳng phải lúc tìm sự vinh -hiền cho
118 KHẢO - CỔ TẬP - SAN

mình . Bèn than rằng : Lão - tử chủ trương bỏ hết những giá
trị tiêu-biểu của xã -hội là Thánh và Tri, tu sửa thân mình đề
giữ lấy chân -tính hồn -nhiên . Sự vật bên ngoài thế -giới không
can - thiệp vào ý chí của mình , người đời không làm cho mình
đổi được lạc thú riêng , nhà vua cũng không bắt mình làm bầy
tôi , các chúa không đánh bạn được với mình , thế có thể gọi
được là qui vậy . Thế rồi ông bèn đem hết tinh thần vào đạo
Phật , lại gồm nghiên - cứu sách của Lão tử có năm ngàn
chữ , nuôi dưỡng trong lòng nguyên - lý siêu hình như người
ta ủ rượu , tập -luyện ý -nghĩa sách Ngũ Kinh của Không Nho
như tập gảy đàn thổi sáo » .

Trên đây thấy rõ Mẫu -Bác đã tiên - phong tổng -hợp ba hệ


thống chính -đại Á - Đông : Lão giáo , Phật- giáo và Nho giáo .
Đấy là khởi-điểm của tư -tưởng Tam -giáo sau này trở nên tư
tưởng truyền thống Việt nam vậy . Khác với Mạnh -Kha độc
tôn Nho - giáo , Mẫu -Bác đã tìm thấy ở Phật giáo Giao châu cái
nguyên - lý cơ -bản để tổng hợp . Ông viết :

雖 誦 五 經 適 以為 華 , 未成 實 套 , 既 吾 覩 佛經 之 說 ,
覽 老子 之 要 , 守 恬 惨 之 性 , 觀 無為 之 行 , 還 視 世事 猶
臨 天井 而 闚 溪谷 , 登 嵩 岱 而 見 丘 垤 來 · 五 經 則 五味 ,
佛道 則 五穀 · 吾自 聞 道 以來 如 開 雲 見 白日 , 矩 火 入
冥 室 焉 ,
( 理 惑 論)

« Tuy tụng ngũ kinh thích dĩ vi hoa , phù thành thực hỹ .


Kỷ ngô đỗ Phật kinh chi thuyết , lãm Lão- tử chi yếu , thủ điềm
đạm chi tinh , quan vô vi chi hạnh , hoàn thị thế sự do làm
thiên tỉnh nhi khuy khê cốc , đăng sùng đại nhi kiến khâu
điệt hỹ . Ngũ kinh tắc ngũ vị , Phật đạo tắc ngũ cốc hỹ . Ngô tự
văn đạo dĩ lại như khai vận kiến bạch nhật , cự hỏa nhập
minh thất yên » .
(Lý - hoặc -luận )

« Tuy đọc sách Ngũ - Kinh ưa thích coi như hoa , nhưng còn
thành quả nữa ! Đến khi tôi đã coi thuyết lý ở kinh Phật ,
xem đến yếu -lý của Lão - tử , sống giữ lấy cái đức tính điềm
đạm , nghiệm cái đức hạnh vô-vi . Bấy giờ lại quay nhìn sự
đời khác nào đứng giữa trời cao nom xuống ngòi lạch , trèo
lên đỉnh núi nhìn xuống gò đống vậy. Sách Nho Ngũ kinh
PHẬT- HỌC GIAO- CHÂU VỚI SÁCH LÝ - HOẶC - LUẬN 119

cũng vi như năm vị ăn , đạo Phật như năm thử thóc vậy.
Từ khi tôi được biết đạo Phật đến nay thực như vén mây
thấy mặt trời sáng , lửa đuốc soi vào nhà tối vậy ) .

Đấy là tinh thần tập - đại- thành của Mâu - Bác không bài
bác một tư-tưởng nào để độc tôn riêng cái nào . Mỗi tư
tưởng đều có chỗ sử -dụng của nó ví như ( H HHA là 17 BT H3 )
« nhật nguyệt câu minh các hữu sở chiếu ) nghĩa là “ mặt
trời , mặt trăng đều sáng mỗi cái có chỗ sáng chiếu của nó .
Đấy là cái tinh thần ( Kở nên đề - Để đi Đà lễ ) « Đồng qui
nhi thù đồ , nhất trí nhi bách lự » của « Dịch - truyện » » it
nghĩa là « Đường lối khác mà về cùng, trăm lối nghĩ mà
nhất trí » .

Tư tưởng Dịch - học ấy trước thời Mẫu- Bác đã có cả

một thế hệ cha con nhà Ngu- Phiên * h tự là Trọng - Phan


( 172 – 241 ) chuyên giảng ở Giao - châu . Sách “ Tam - Quốc Ngô
chí , quyền 12 » ( H = ỷ t + a) .

Phiên biệt truyện viết : Phiên sơ lập Dịch chủ , tấu Thượng
viết : thần văn Lục-kinh chi thủy mạc đại Âm -Dương , thị dĩ
Phục-Hy ngưỡng thiên huyền tượng nhi kiến Bát-quải , quan
biến động Lục -hảo vi lục thập tứ ( 64 ) (8 x8 ) dĩ thông thần
minh , dĩ loại vạn vật . Thần cao tổ phụ cố Linh -lăng Thái thú
Quang thiếu trị Mạnh -thị Dịch , Tăng tổ phụ có Bình- Du -Lệnh
Thành toán thuật kỳ nghiệp , chi thần tổ phụ Phượng vi chi tối
mật. Thần tiên khảo cố Nhật -nam Thái-thủ Hàm thụ bản ư
Phượng. Tối hữu cựu thư thế truyền kỳ nghiệp chí thân
ngũ thế ...

Phiên hựu tấu viết : kinh chi đại giả mạc quá ư Dịch ,
tự Hán sơ dĩ lai, hải nội anh tài kỳ độc Dịch giả giải chi
suất thiểu , chí Hiếu-linh chi tế Dĩnh-xuyên Tuân -tứ -hiệu vi
-
tri Dịch . Thần đắc kỳ chư hữu dũ tục Nho ... Khổng tử thán
Dịch viết : tri biến hóa chỉ đạo giả kỳ tri thần chi sở vi hồ » !

( Tam - Quốc- chí , Ngô -chi quyền 12, Biệt- truyện

Truyện riêng về Phiên rằng : Phiên khi mới chú-thích


kinh Dịch , có tâu lên cho vua nói : Khi tôi đọc Lục Kinh lúc
đầu chẳng thấy chi lớn hơn Âm - Dương . Vua Phục . Hy
120 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

ngẫng lên xem trời , khám phá ra ý -nghĩa hiện -tượng cho nên
dựng nên Tám Quẻ . Ngắm sáu đường thay đổi vận động mới
tính ra được 64 Hào để cảm thông với thần -linh và xếp loại
muôn vật . Cụ kỵ tôi , là Ngu -Quang nguyên Thái- thủ quận
Linh - lăng , thuở nhỏ học Dịch theo bản chú thích của họ
Mạnh , một học giả thời Tiền -Hán . Đến Cụ tòi là Ngu - Thành
nguyên Lệnh -doãn thành Bình - du nối nghiệp của tiền - nhân ,
kịp đến ông tổ của tôi là Ngu - Phượng chuyên về điều bi-mật
của Dịch - học . Cha tôi là Ngu -Hàm vốn là nguyên Thái thủ
quận Nhật-nam tiếp nhận được Dịch học ở Ngu - phương .
Sách truyền xưa lắm , đời nọ đến đời kia đến tôi là năm
đời rồi ...

Ngu - phiền lại tâu lèn vua rằng : Bộ Kinh trọng - đại
nhất không bộ nào hơn được Kinh Dịch , từ đầu nhà Hán đến
nay anh tài trong nước , người đọc Kinh Dịch mà giải- thích ra
thì ít lắm . Mãi đến thời Hiếu - Linh đế Dĩnh - Xuyên Hiệu Tuân - Tử
mới gọi là có biết Dịch . Tôi nay nhận được lời chủ giải kinh
Dịch khác tục Nho ... Khổng tử khen về Kinh Dịch rằng : « Biết
đạo- lý biến -hóa thì biết hành vi của Thần-linh vậy » .

Chắc chắn cái quan điềm Dịch cổ truyền Trung - hoa ấy


« biết đạo-lý biến-hóa thì biết hành - vi Thần -linh » đã là nguồn
linh-cảm cho Mẫu Bác trong sự tổng -hợp Tam - giáo lấy Phật
giáo làm cơ bản .

Mâu - tử muốn thể hiện trong thế -giới biến -dịch vô thường
cái bản -tinh tồn tồn , sinh - sinh , vừa hiện thực vừa siêu nhiên ,
cái đạo “ hợp ngoại nội » , cho nên có kẻ hỏi :

――――― gọi là đạo , đạo tựa như cái chi ?


« Sao

« Mâu - tử đáp :
――――― là đạo ngụ ý hướng -dẫn , dẫn dắt vậy . Dẫn dắt
« Gọi
người ta thành tựu ở chỗ vô vi , vô tâm . Đạo ấy buộc lấy
thì không có trước , dẫn tới thì không có sau , vươn lên
không có trên , ép xuống không có dưới. Nhìn thì không có
hình , nghe thì không có tiếng . Bốn phương rộng lớn , nó lan
tràn ra ngoài, tơ hào nhỏ nhất nó lọt vào bên trong . Bởi
thế nên gọi là đạo » .
PHẬT- HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH LÝ- HOẶC- LUẬN 121

何謂 之 為 道 ? 道 何 類 也 ?

牟 子曰 : 道 之 言 導 也 。 人 致 於 無為 。 牽 之 無
前, 引 之 無 後 , 舉 之 無上 , 抑 之 無 下 , 視 之 無形, 聽 無
聲 · 四 表 為 大 蜿蜒 其外 , 毫釐 為 細 , 間 間 其 內 · 故 謂 之 道

( 牟子 。 理 惑 論)

« Hà vị chi vi đạo , đạo hà loại dã ?

« Mâu-tử viết : Đạo chi ngôn đạo dã . Đạo nhân tri u vô


vi . Khiên chị vô tiền , dẫn chi vô hậu , cử chỉ vô thượng , ức
chi vô hạ , thị chi vô hình , thính chị vô thanh . Tử biểu vi

đại uyển diên kỳ ngoại , hào li vi tế , gián quan kỳ nội . Cổ


vị chi đạo » .
(Mâu - tử — Lý- hoặc-luận — Chương 3 )

Màu -Bác quan - niệm đạo là đường lối dẫn-dắt đến cứu
cánh vô - vi. Hai chữ vô-vi vốn là danh -từ của đạo gia , với ý.
nghĩa tiêu- cực xuất thế . Ở đây Mâu - Bác quan niệm vô -vi bao
hàm cả nội và ngoại , tức là cái thực tại vừa thực- hiện vừa siêu
nhiên , không phải một vật hoàn toàn trừu tượng mà là một
lối sống trong sự sống , một trình độ hiện-sinh bao hàm tất cả
mâu thuẫn của trí thức hình danh sắc tướng vậy .

Trong không - khí tự do tư tưởng bấy giờ trên đất Giao


chỉ dưới sự cai -trị của Sĩ-Nhiếp , Mẫu -Bác đã thấy ở Phật-học
Luy - Lâu ( Bắc-ninh ) cái tinh thần phá chấp tức là Tâm-không
của Phật giáo để tổng hợp các tư tưởng mâu thuẫn , các tin
ngưỡng giao tranh . Cho nên ông viết :

« Kìa mặt trăng , mặt trời đều soi sáng , mỗi đàng có chỗ
sáng chiếu riêng của nó . Hai mươi tám vì sao , mỗi ngôi có
chủ định của nó . Trăm vị thuốc cùng sinh ra, vị nào có chỗ
chữa bệnh của vị ấy . Lông chồn để chống lạnh , vải thưa để

che nóng . Xe thuyền khác đường đều làm việc đi lại . Khổng
tử không lấy Ngũ -kinh làm đủ , lại làm thêm sách Xuân -thu ,
Hiếu -kinh , muốn mở rộng đạo -thuật để giúp cho người phát
triển chí hướng vậy . Kinh nhà Phật tuy nhiều nhưng đều qui
về một mối , cũng như bảy kinh Nho tuy khác nhau mà chỗ
tôn trọng Đạo - đức , Nhân -nghĩa thì cũng giống nhau là một
122 KHẢO -CỒ TẬP -SAN

cả . Hiếu kinh tuy có nhiều lời mà tùy từng người ủng- dụng ,
như Tử - Trương , Tử -Du đều hỏi về một chữ Hiếu mà Trọng
Ni giải đáp cho mỗi người một khác , là vì Ngài cốt phá chỗ
chấp của họ vậy » .

夫 日 , 月 俱 明 , 各 有所 照 , 二十八宿 各 有所 主 , 百 藥 並
生 , 各 有所 愈 , 狐裘 備 寒 ; 絺 紘 御 暑 , 舟 輿 異 路 , 俱 致 行旅 .
孔子 不 以 五 經 之 備 , 復 作 春秋 , 孝經 者 , 欲 博 道 術 恣 人 意
耳 ・ 佛經 雖 多 其 歸 為 一 也 , 猶 七 典 雖 異 其 貴 道德 仁義 亦
一 . 孝 所以 說 多 者 , 隨 人 行 而 與之 , 若 千 張 , 子 游 俱 問
孝 , 而 仲尼 答 之 各異 , 攻 其 短 也 ,

« Phù nhật , nguyệt câu minh , các hữu sở chiếu , nhị thập
bát tú các hữu sở chủ , bách dược tịnh sinh , các hữu sở dũ ,
hồ cừu bị hàn ; hy khích ngự thử , châu dư dị lộ , câu trí
hành lữ. Khổng tử bất dĩ Ngũ - Kinh chi bị , phục tác Xuân
thu , Hiếu - kinh giả , dục bác đạo thuật tú nhân ý nhĩ. Phật
kinh tuy đa kỳ qui vi nhất dã , do thất điển tuy dị kỳ quá
Đạo đức Nhân - nghĩa diệc nhất dã . Hiếu sở dĩ thuyết đa giả ,
tùy nhân hành nhi dữ chi, nhược Tử - Trương , Tử-Du câu
vấn nhất hiếu , nhi Trong - ni đáp chi các dị , công kỳ đoản dã » .

(Lý- hoặc -luận , Chương III

Như thế là Mâu-tử tổng hợp dung hòa các trào -luu tư
tưởng mà không bài-bác một khuynh -hưởng nào « nhật nguyệt
câu minh , các hữu sở chiếu » khác với Mạnh -tử « sở ố chấp
nhät giå vi ky tǎc dao dà » ( 所 惡 執 一 者 為其 賊 道 也 ) « cr
nhất nhi phế bách dã » ( -- Hai ) 7 ) nghĩa là « ghét chỗ

chấp vào một chủ nghĩa , vì làm hại chân - lý , thấy có một
mặt mà bỏ trăm mặt » (Tận tâm ). Mâu-tử nhờ có biện- chứng
« Không » bắt đầu bằng phủ -định , hỷ -xả cái mình đi cho nên
không chấp mà cởi-mở để thu- nhận , « vô -vi nhi vô bất vi
( H ng nữ thổ ) « Không làm riêng mà làm chung cho tất
cả » . Cho nên ông lại nói : « Thấy rộng thì không mê- tin , nghe
được nhiều thì không nghi -hoặc . Vua Nghiêu , vua Thuấn ,
Chu- công , Khổng tử sửa trị việc đời, còn Phật , Lão chú ý
vào Vô- vi . Trọng - Ni bôn ba bảy mươi nước , Hứa Do nghe
tin được nhường ngôi thì vội xuống vực rửa tai . Đạo của
PHẬT- HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH LÝ- HOẶC- LUẬN 123

người quân tử hoặc ra làm việc đời , hoặc lui về ở ẩn , hoặc


im -lặng , hoặc nói lên , không để cho tình -cảm bồng-bột , không
để cho tinh -tình dâm -dật. Cho nên Đạo qui ở chỗ công - dụng
của nó , không có chi nên bỏ cả » . ( S 12) .

見 博 則不 迷 , 聽聽 則 不惑 , 堯 , 舜 , 周 , 孔 , 修 世事 也
佛 與 老 無為 志 也 · 仲尼 栖 栖 七十 餘 國 · 許 由 聞 禪 洗 耳
於 涓 , 君 子之道 , 或 出 或 處 , 或 默 或 語 , 不 溢 其 情 , 不 淫
其 性 , 故 其 道 為 貴 在乎 所 用 , 何 棄 之 有 乎 ?

« Kiến bác tắc bất mè , thính thông tắc bất hoặc , Nghiêu ,
Thuấn , Chu , Không tu thể sự dã , Phật dữ Lão vô vị chí dã .

Trọng- Ni tê tè thất thập dư quốc . Hứa- Do văn thiện tẩy nhĩ ư


uyên , quân - tử chi đạo hoặc xuất hoặc xử, hoặc mạc hoặc ngữ ,
bất dật kỳ tình , bất dâm kỳ tính , cố kỳ đạo vi qui tại hồ sở
dụng , hà khí chỉ hữu hồ » ?

Bởi vì muốn tổng - hợp tập -đại- thành các tư- tưởng khuynh
hướng khác nhau , trái nghịch xung-đột , Mẫu tử cần tìm đến
một nguyên -lý chung có thể làm cơ -sở cho hệ - thống nhất-tri
của mình . Các khuynh -hưởng tín -ngưỡng và tư-tưởng có khác
nhau thì nguyên -lý cơ -sở chung càng phải sâu rộng . Cái

nguyên-lý sâu rộng ấy Mâu- tử đã tìm thấy trên đất cổ xưa Việt
nam , tại kinh đô Sĩ -Nhiếp là Luy - lâu ( Bắc ninh ) bấy giờ cũng
là kinh-đô Phật-học đang phồn thịnh . Mâu-tử nói :

« Sông biển sở dĩ khác với ngòi lạch là vì sâu rộng, núi


Ngũ -Nhạc sở dĩ khác với gò đống là vì cao lớn vậy . Nếu cao
không khỏi gò đồi thì dê què dày xéo trên đỉnh, sâu không
hơn dòng nước thì con trẻ có thể bơi lội giữa lòng . Giống
ngựa kỳ kỷ không ở trong vườn cảnh . Cá kình nuốt thuyền
không vùng-vẫy trong lạch nước sâu vài thước . Mỗ con trai

ba tấc để tìm hạt châu minh nguyệt , mò cái tổ gai bưởi để tìm
chim non phượng hoàng , ắt là khó mà thấy được . Tại sao ? Vì
nhỏ không thể bao trùm được lớn vậy .

« Kinh Phật nói sự việc hàng úc năm về trước , lại dạy điều
yếu -lý vạn đời về sau . Khi thái tổ chưa hiện lên , thái thủy
chưa sinh ra , trời đất chưa mở dựng . Cái nhỏ của nó không
124 KHẢO -CỒ TẬP - SAN

thẻ nắm được , cái nhọn không thể vào được. Đức Phật điều.

lý ngoài sự lớn rộng của vũ trụ , phân -tích vào trong sự huyền
diệu của nó , không có chi không đề cập ghi nhận . Cho nên
kinh điển mới có hàng vạn , lời nói mới có hàng ức, càng
nhiều càng đầy đủ , càng nhiều càng phong phú . Có chi là
không thiết- yếu . Tuy sức một người không sao kham nổi ,
vi như xuống sông uống nước, uống lấy đủ khát, còn hỏi
đến chỗ còn lại làm chi » ?

《 江海 所以 異於 行 潦 者 , 以其 深廣 也 · 五岳 所以 別 於
丘陵 者 , 以其 高大 也 · 若 高 不 絕 山 阜 , 跛 羊 凌 其 顛 ; 深 不
絕 涓 流 , 儒 子 浴 其 淵 · 騏 驥 不 處 苑囿 之中 ‧ 吞 舟 之 魚 不 游
敷 仞 之 溪 ‧ 剖 三寸 之 蚌 , 求 明月 之 珠 ; 探 枳 棘 之 巢 , 求 鳳皇
之 雛 , 必 難 獲 也 , 何 者 ? 小 不能 容 大 也 · 佛經 前 說 億 載 之
事 , 却 道 萬世 之 要 ‧ 太 素 未 起 , 太 始 未 生 , 乾坤 肇興 , 其 微
不可 握 , 其 纖 不可 入 ; 佛 悉 彌 綸 其 廣大 之外 , 部 折 其 竊 妙
之 内 , 靡不 紀 之 故 · 其 經 卷 以 萬 計 , 言 以 億 敷 , 多多 益 具
象 象 益 富 ‧ 何 不要 之 有 ? 雖非 一 人 所 堪 , 譬若 臨河 飲水 ,
飽 而 自足 , 焉知 其餘 哉 ? »

« Giang hải sở dĩ dị ư hành lao giả , dĩ kỳ thâm quảng dã .


Ngũ nhạc sở dĩ biệt ư khâu lăng giả , dĩ kỳ cao đại dã. Nhược
cao bất tuyệt sơn phụ , bả dương lăng kỳ điếu ; thâm bất
tuyệt quyên lưu , nhu tử dục kỳ uyên . Kỳ ký bất xứ uyển
hựu chi trung. Thốn châu chị ngư bất du sổ nhận chi khê .
Phẫu tam thốn chi bang , cầu minh nguyệt chi châu ; thám
chỉ cúc chi sào , cầu phượng hoàng chi số , tất nan hoạch
dã . Hà giả ? Tiểu bất năng dung đại dã . Phật kinh tiền thuyết
ức tái chi sự , khước đạo vạn thế chi yếu . Thái-tố vị khởi ,
thái thủy vị sinh , kiền khôn triệu hưng , kỳ vi bất khả ác,
kỳ tiêm bất khả nhập ; Phật tất di luân kỳ quảng đại chi
ngoại , phẫu tích kỳ yêu diệu chi nội , mỹ bất kỷ chi . Cố kỳ
kinh quyền dĩ vạn kế , ngôn dĩ ức số , đa đa ích cụ , chúng
chúng ích phú . Hà bất yếu chi hữu ? Tuy phi nhất nhân sở
kham , thí nhược lâm hà âm thủy , bão nhi tự túc , yên tri
kỳ dự tại ? »

Đấy là cái Nguyên lý sâu rộng mà Mâu -tử đã tìm thấy


PHẬT- HỌC GIAO - CHÂU VỚI SÁCH LÝ- HOẶC- LUẬN 125

được ở đạo Phật trên đất Luy - lâu ( Bắc - Việt ) thời Sĩ Nhiếp

cuối thế-kỷ II đầu thế- kỷ III làm cơ sở tinh-thần hợp- sáng cho
các trào-lưu tư- tưởng và tin -ngưỡng phức-tạp gặp nhau trên
mãnh đất giao điểm của các dân tộc và văn hóa là lãnh thổ
Việt- Nam xưa . Cái Nguyên-lý ấy không phải một khái-niệm trừu
tượng danh-lý , mà theo lời Mâu -tử là Đại- Đạo Vô -vi , một Tâm
linh nghiệm thực khai- phóng bao hàm tất cả các trình- độ , các
bình-diện của tinh thần , của ý - thức : Thục, Mộng và Thụy
miền ; Cá-nhân , Xã-hội và Vũ- trụ siêu nhiên mà Mâu-tử đã lấy
làm tin-ngưỡng thực-hiện : ( ỗ t ly YẾU K 9 Bà I K L
* ) « Hàm huyền diệu vi tửu tương , ngoạn Ngũ -kinh vi cầm
hoàng » nghĩa là “ ấp ủ nuôi dưỡng cái lý huyền -diệu vô hình
làm nước rượu , nghiền -ngẫm ý -nghĩa sách Ngũ -kinh Nho -giáo
làm đàn sáo » . Đấy không phải chỉ là thái độ tri- thức, đấy còn
là thái độ tín -ngưỡng theo truyền -thống tâm -linh Á - châu như

biểu- thị từ xưa ở pho tượng tại ngôi chùa cổ đất Bắc , chùa
Vạn-Phúc, ấy là pho tượng « Phật Thiên-Thủ Thiên-Nhãn »

với ý-nghĩa tượng trưng :

Tinh thông nghìn mắt, nghìn tay ,


Cũng trong một điểm Linh - đài hóa ra .

(Phật Bà Quan - Âm )

Và chính đấy là tinh thần văn-hóa truyền thống Đông


Nam - Á : « Đồng qui nhi thủ đồ » ( là khởi như Tổ :) « L’Unité dans
la Diversité », vốn là đề tài của « triết-học miên-trường vĩnh
cửu » ( Philosophia Perennis) trên thế giới vậy .
126 KHẢO- CỒ TẬP - SAN

SÁCH THAM - KHẢO


-
Ai đi để tê thg 4 (Đại- Nam Thiền-uyền truyền
đăng tập -lục ) Microfilm EFEO A 2767 No 279. 11-8-54 .
-
« Le Bouddhisme en Annam » Trần -văn- Giúp . BEFEO
XXXII 1932.

G
= \ \ }
% \ ( Tam - quốc- chí – Ngô- chí) .

– (Hồ- Thích Văn - Tồn ) tập IV , quyền 2.


-
Đông-Nam - Á chuyên tập * 3 ‡ số III . Lã-sĩ
Bằng ( % ± ) .
-
Galen Eugene Sergent University Hong-Kong , 1964.
―――
The intellectual atmosphere in Ling-Nam at the time of
introduction of Buddhism.
---
− k & 4 ( Đại-tạng- kinh , Hoằng -minh - tập) . H. Maspero
BEFEO 1910 « Le songe et l'ambassade de l'Empereur Ming ».
TƯ -TƯỞNG ẤN - ĐỘ HIỆN - ĐẠI

( ẤN – ĐỘ - HỌC )

Tác giả nguyên Anh -văn :


* SƯ -PHỤ » ( SWAMI VIVEKANANDA )

KHI nào đạo- đức chim -đắm và tà áchoành hành , ta


giảng sinh để cứu nhân -loại ! » lời của Chúa Krishna trong
Thánh - ca Bhagavad - Gita . Khi nào thế giới này của ta vì sự
trưởng thành , vì những trường - hợp tiến -triển đòi hỏi một sự
thích - ứng mới thì một làn sóng năng -lực sẽ xuất hiện , và
nhân -loại hoạt động ở hai mặt, mặt tinh thần và mặt vật- chất ,
thì những làn sóng thích -ứng cũng đến ở hai bình - diện . Một
mặt về sự thích ứng trên bình diện vật chất thì Âu - Tây cận
đại đã là cơ bản chính , và về sự thích ứng trên bình diện
tinh thần thì Á - Châu vốn là cơ bản suốt trong lịch- sử thế
giới . Ngày nay nhân loại đòi hỏi một sự thích ứng nữa trên
bình -diện tinh -thần ; ngày nay khi những ý-tưởng vật chất
đã tới tuyệt đỉnh vinh quang và quyền thế ; ngày nay nhân
loại có vẻ như muốn quên mất bản tinh tâm -linh của nó
trong sự phát triển lệ thuộc vào vật-chất , và nó có vẻ như
chỉ còn là một cái máy làm tiền , thì một sự thích -ứng mới
tỏ ra rất cần -thiết. Tiếng nói ấy đã lên tiếng và năng lực
đang xuất-hiện để cuốn đám mây đang tụ của chủ nghĩa vật
chất. Năng - lục ấy đã hành động , chẳng bao lâu sẽ đem đến
cho nhân - loại một lần nữa cái hồi- niệm về bản tính Chân
như của nó . Và một lần nữa nơi phát- tích ra cái quyền năng
ấy lại khởi- điểm từ đất Á - Châu .

Thế giới này của chúng ta hành động , theo kế -hoạch


phân công . Quan -niệm một người phải có đầy-đủ tất cả là điều
viễn vong . Vậy mà chúng ta mới con nit ngây- thơ làm sao ?
128 KHẢO - CỒ TẬP- SAN

Đứa trẻ ngây -ngô chưa hiểu biết tưởng rằng trong khắp thế
giới chỉ có con búp -bê của nó là đáng thèm muốn . Cũng
tương- tự như thế mà một dân tộc lớn mạnh vì giàu có quyền
năng vật- chất chỉ thấy có quyền năng vật chất là đáng thèm
muốn . Chỉ nhìn thấy ở đấy tất cả ý -nghĩa của tiến-bộ , ý
nghĩa độc - nhất của văn minh . Và có các dân-tộc khác không
cần tìm thu -hoạch quyền -năng vật chất , thì không đáng sống ,
tất cả sự sinh tồn của chúng ta là vô ích . Cũng có dân tộc
khác nữa có thể nghĩ rằng văn -minh chỉ có mặt vật chất thì

hoàn toàn vô ích . Từ Đông phương đã có tiếng nói với thế


giới rằng : Có được tất cả trên thế- gian này để làm chi nếu
người ta không có được tâm - linh ? Đấy là đặc tính của Đông
phương ; còn đặc tính kia là của Tây phương vậy.

Mỗi đặc tính ấy đều có giá- trị riêng, đều có sự vẻ-vang


của nó . Sự thích ứng hiện nay sẽ là sự điều hòa dung
hợp cả hai lý -tưởng . Đối với Đông- phương thế giới tinh
thần cũng thật như thế giới của giác -quan , đối với Tây- phương.
Trong thế-giới tinh thần , người Đông-phương tìm thấy tất cả
điều nó nhu - cầu hay mong-mỏi. Ở đấy nó thấy tất cả cái gì làm
cho đời sống có ý-nghĩa thật đối với nó . Đối với Tây-phương
thì người Đông - phương mê ngủ , đối với Đông - phương thì
người Tây - phương mê ngủ , chơi đùa với tuồng ảo -hóa , và nó
buồn cười nghĩ đến những nam nữ trưởng thành có thể hăm
hở với một nắm vật- chất mà họ sớm muộn sẽ phải dời bỏ .
Đông Tây gọi lẫn nhau là mê ngủ . Nhưng lý -tưởng của Đông
phương cũng cần thiết cho sự tiến bộ của nhân loại như lý
tưởng của Tây-phương . Cơ-khi chưa từng làm cho nhân loại
được sung -sướng và sẽ không bao giờ đem lại hạnh phúc.
Người ta cố làm cho chúng ta tin điều ấy , tuyên -bố hạnh-phúc
ở tại trong cơ-khí , nhưng sự thực luôn luôn hạnh-phúc ở tại
trong tinh - thần . Chỉ có con người làm chủ tinh - thần mình
mới có thể trở nên sung -sướng , không có gì khác . Và rút cục
cải lực lượng cơ - khí kia là cái gì ? làm sao có thể bảo một
người có thể cho một luồng điện chạy qua một sợi dây là một
người thật vĩ -nhân , và là một người thông -minh chân-chính
được ? Tạo -hóa còn làm hàng triệu lần hơn thế , bất cử lúc
nào . Tại sao không sụp xuống bái lạy Tạo-hóa ? Có ích chi nếu
anh có quyền -năng khắp cả hoàn cầu , nếu anh đã làm chủ
TƯ - TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN ĐẠI 129

được từng nguyên - tử trong vũ - trụ ? Nó không làm cho anh

sung-sưởng trừ phi anh có năng lực về hạnh -phúc ở tại nơi
anh , chừng nào anh chinh -phục được chính anh . Nhân loại
sinh ra để chinh-phục Tạo hóa , điều ấy chính-xác , nhưng Tây.
phương hiểu Tạo-hóa chỉ là vật- lý hay là Tạo - hóa bên ngoài .
Sự thực Tạo hóa bên ngoài rất hùng -vĩ, với núi , biển , sông ,
ngòi , với quyền - năng vô hạn và khác nhau vô - cùng . Tuy nhiên
còn có Tạo hóa vĩ đại hơn ở bên trong con người , cao hơn là
là mặt trời , mặt trăng và tinh -tủ , cao hơn cả trái đất này của
chúng ta , cao hơn cả thế-giới vật-lý , siêu-việt hơn cả đời sống
nhỏ nhen của chúng ta ; và đấy là một khu - vực khác nữa để học
hỏi . Ở khu vực này thì người Đông phương sở trường , cũng

như người Tây-phương sở-trường về khu vực kia . Bởi thế


mà mỗi khi có sự thích-ứng tinh-thần , nó sẽ tự Đông-phương
đem lại là điều chỉnh- đảng tự -nhiên . Cũng rất tự nhiên chính

đáng mà khi nào người Đông-phương cần học-hỏi về vấn đề


chế -tạo cơ- khi thì nó sẽ ngồi dưới chân ông thầy Tây-phương
để học-tập . Khi nào Tây-phương cần học-hỏi về tinh-thần, về
Thượng-Đế, về linh hồn , về ý - nghĩa và bi-quyết của vũ trụ ,
thì nó phải ngồi xuống chân ông thầy Đông - phương để học-hỏi .

Tôi muốn trình bày với các ông đời sống của một người
đã từng khách -khởi lên một làn sóng năng-lực ở Ấn - Độ . Nhưng
trước khi đi vào sâu cuộc đời của người ấy , tôi hãy thử trình
bày cái bi- quyết về Ấn-Độ , ý-nghĩa Ấn Độ là gì . Nếu những
người nào đã bị mù-quảng về sự chói-lòa của vật-chất , người
nào mà tất cả ý-nghĩa của đời sống là ăn , uống và thích thú ,
người nào mà lý -tưởng chỉ là thu hoạch đất-cát và vàng-bạc ,
đối với họ Thượng - Đế là tiền , mục - đích tối cao là một cuộc
đời êm -đềm và sung-túc ở trần- gian rồi thì chết, tinh thần
không từng nhìn về tương -lai và ít khi nghĩ đến cái gì cao
hơn là sự - vật của giác quan trong đó họ sinh -sống , nếu
những người ấy đi sang Ấn-Độ họ sẽ thấy chi ? Nghèo -đói ,
cùng-khổ , nhơ -bản , mê -tin , ngu -tối , xấu-xa , ghê tởm khắp nơi .
Tại sao ? Bởi vì đối với họ , văn-minh nghĩa là quần - áo , giáo
dục , xã - giao . Trong khi các dân -tộc Tây-phương đem hết cố .
gắng đề canh-tân đời sống vật-chất thì Ấn-Độ lại hành động
đường khác . Ở đấy có hạng người độc nhất ở thế- giới , suốt
130 KHẢO -CỒ TẬP- SAN

lịch sử nhân loại chưa từng ra khỏi biên giới đề chinh -phục
một ai , không bao giờ tham -muốn cái gì của người khác , có
cái lối độc nhất này là đất- cát của họ phì nhiêu mà họ làm
giàu bằng mồ hôi nước-mắt , đã khêu -gợi lòng tham của các
dân tộc khác đến bóc lột . Họ chịu để bóc lột và đối đãi như
man -di, và để đáp -ứng lại , họ muốn gởi sang Tây - phương
cho thế -giới này những hình ảnh họ đã thấy , những quan
kiến về Tối- Cao . Họ muốn cởi-mở cho thế giới thấy những
bi-quyết về bản tính con người, kéo tấm màn che lấp con
người chân -thật bởi vì họ biết mộng ảo là thế nào , bởi vì
họ biết rõ rằng đàng sau chủ -nghĩa duy - vật có bản -tinh chân
thật , thần - linh của nhân- loại mà không tội lỗi gì có thể làm
lu-mờ đi được , không một tội ác nào có thể làm cho vẫn
đục , không một dâm dục nào có thể nhiếm ố . Cái bản tính
ấy thì lửa không đốt cháy được , nước không làm ướt được,
nóng nhiệt không làm khô héo , hay là sự chết có thể tiêu
diệt được . Và đối với họ thì cái chân tính của nhân loại
ấy cũng thật như bất cứ một vật- thể gì đối với giác quan
của một người Tây-phương .

Cũng như quí ông có dũng - cảm nhảy vào miệng súng
thần- công với tiếng reo hoan hô , cũng như quí- ông ở Tây
phương vì chủ-nghĩa ái-quốc đã có can - đảm đồng lòng đứng
lên để hy-sinh tính -mệnh cho tổ quốc , cũng thế mà người
Ấn kia có can-đảm khi nào quan -hệ đến Tối -cao . Chính ở
Ấn-Độ mà một người khi nó tuyên bố thế giới này là do tư
tưởng dựng nên , tất cả chỉ là mộng- ảo, nó cởi bỏ áo - quần ,
bỏ tất cả của cải để chứng-minh điều nó tin nó nghĩ là thật.
Chinh ở tại đấy mà một người ngồi trên bờ sông , một khi
nó đã biết rằng đời sống thì vĩnh cửu , từ bỏ thân thể như
không cũng như các ông vứt bỏ một gốc rơm . Sự anh dũng
của họ cốt ở tại sự họ sẵn-sàng đón nhận lấy sự chết như
một người chị em bởi vì họ tin rằng đối với họ không còn
sống chết nữa . Chính ở đấy là sức mạnh làm cho họ vô địch
trải qua hàng thế kỷ bị ách ngoại lai áp -chế và xâm - lăng .
Dân tộc ấy còn sống đến ngày nay , và dân tộc ấy ngay trong
những ngày thất bại đen tối cũng vẫn còn có những tinh thần
vĩ đại xuất-hiện không ngừng. Á-Châu sản xuất vĩ nhân về
TƯ - TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN-ĐẠI 131

tâm-linh học đúng như Âu-Tây sản xuất vĩ nhân về chính- trị ,
khoa học vậy. Vào đầu thế - kỷ XIX , khi ảnh hưởng của Tây
.
phương bắt đầu dồn dập du -nhập vào Ấn- Độ , khi các nhà chinh
phục Tây-phương kiếm cầm tay đến chứng minh cho con cháu
các nhà hiền -triết xưa rằng họ chỉ là những người mọi , một

chủng-tộc ngủ -mê , rằng tôn-giáo của họ chỉ là huyền thoại ,


rằng Tối- Cao , linh-hồn và tất cả điều làm mục - tiêu phấn- đấu
của họ trước đây chỉ là danh từ vô ý-nghĩa, hàng ngàn năm
sả-kỷ hy sinh bất- tuyệt chỉ là hão huyền vô -ích . Bấy giờ vấn
đề bắt đầu làm cho thanh - niên ở Đại -học bối-rối , tự hỏi phải
chăng tất- cả đời sống dân-tộc từ trước đến giờ đã chỉ là một sự
thất-bại , phải chăng họ phải bắt đầu lại theo kế-hoạch Tây
phương, xé hết sách cũ đi , đốt hết triết- học của họ đi , đuổi hết
các nhà truyền đạo của họ đi và phá hủy tất cả Đền Chùa .
Nhà chinh phục Tây-phương , người đã chứng-minh tôn-giáo
của mình bằng lưỡi kiếm và súng đạn chẳng đã nói rằng tất
cả các đạo xưa chỉ là mê - tín và ngẫu-tượng. Những trẻ được
nuôi nấng và dạy-dỗ ở các trường học mới dựng theo kế -hoạch
Tây - phương hấp thụ những tư-tưởng kia từ thủa nhỏ , và
không có chi lạ thấy rằng sự nghi-ngờ đã xuất-hiện ở chúng .
Nhưng đáng lẽ chúng bài-trừ mê tín và thực sự cầu tìm chân .
lý , chúng lại lấy tiêu -chuẩn cho chân - lý : « Tây -phương bảo
thế nào ? Đuổi Thầy -Chùa đi , đốt Kinh Vệ- Đà đi vì Tây-phương
đã bảo thế » ! Trong Tâm trạng lo âu không ổn định tạo ra
như thế , mới nổi dậy ở Ấn - Độ một làn sóng mệnh -danh là
cải cách hay cách-mệnh .

Nhưng nếu thực sự muốn là một nhà cải-cách chânchính ,


thì có ba yếu -tố cần thiết người ta phải có . Trước hết là cảm
thông ; có thực anh cảm thông với đồng-bào huynh đệ của
mình không ? Có thực anh cảm thấy nhiều nỗi thống- khô ,
nhiều ngu-mê mê- tin trong xã hội không ? Anh thực có cảm
thấy tất cả mọi người đều là đồng-bào của anh không ? Cái ý
niệm ấy đã thâm nhập thấm nhuần vào tất cả tâm-hồn anh
chưa ? Nó có chảy trong trong mạch máu anh không ? Nó có
đập trong trái tim anh không ? Nó có chạy qua suốt gân cốt
cùng thở-thịt trong thân thể anh không ? Có thật tâm-hồn anh
tràn -ngập một bầu tình- cảm ấy không ? Nếu thực anh như
thế thì đấy cũng mới chỉ là bước đầu !
132 KHẢO CỔ TẬP - SAN

Thứ đến anh còn phải tự hỏi xem anh đã tìm thấy thuốc
gì đề chữa cho thời- thế . Các tư -tưởng xưa có thể đều là mê .
tin , nhưng ở bên trong và chung quanh những mở mê- tin ấy
có những hạt bụi vàng ròng và chân lý . Anh đã phát-minh
ra phương tiện gì để lọc riêng lấy vàng ròng không chút
quặng vẫn ? Nếu anh đã có được phương -tiện ấy , thì đấy mới
chỉ là bước thứ hai .

Còn một thiết- yếu nữa . Động cơ thúc đẩy ở anh là gì ?


Anh có thực chắc rằng không phải lòng tham vàng , lòng khát
vọng danh - tiếng hay quyền thế thúc đẩy anh ? Anh có thực
chắc rằng anh có thể trung thành với lý -tưởng , kiên -trinh với
lý -tưởng dù cả thế- giới muốn đạp đổ anh ? Anh có thực chắc
anh biết anh muốn gì , và sẵnsàng thi- hành nhiệm vụ và chỉ
biết thi hành nhiệm vụ thôi dù có bị đe dọa đến tính mạng ?
Anh có chắc rằng anh sẽ trung thành với nhiệm -vụ chừng
nào còn sống cho đến hơi thở cuối cùng ? Bấy giờ anh mới
thực là một nhà cải cách chân chính , một nhà giáo , một Sư
phụ , một ấn -huệ cho nhân loại .

Nhưng loài người thiếu kiên nhẫn , nhìn thiển cận ! Nó


thiểu lòng kiên nhẫn đề đợi chờ , nó không có năng lực để
nhìn thấy . Nó muốn chỉ huy , nó đòi kết quả tức thì . Tại
sao ? Bởi vì nó muốn hải quả tự tay nó , bởi vì nó thực không
nghĩ đến tha nhân . Nhiệm vụ vì yêu thích nhiệm -vụ không
phải là điều nó cần tìm. Chúa Krishna phán rằng : “ Con có
quyền làm việc chứ không có quyền về kết quả của công
việc làm » . Tại sao lại cứ bám chặt vào kết-quả ? Cái thuộc
về ta ấy là nhiệm -vụ . Mặc kết-quả cho kết-quả . Nhưng loài
người thiếu kiên - nhẫn . Nó dự định nhiều quá , bất cứ cái gì .
Trên khắp thế - giới phần lớn những kẻ muốn làm nhà cải
cách đều có thể xếp vào loại ấy cả .

Như tôi đã nói trên đây , ý tưởng cải cách đã du - nhập vào
đất Ấn , trong khi làn sóng duy-vật hình như đã tràn - ngập cả
bờ biển của nó , quét sạch hết các giáo huấn của hiền triết đi .
Nhưng dân tộc Ấn đã từng chịu đựng sự va chạm của một ngàn
làn sóng biến đổi. Làn sóng lần này có vẻ êm đềm so với
những làn sóng trước . Hết làn sóng nọ đến làn sóng kia
TƯ - TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN ĐẠI 133

kế-tiếp nhau tràn - ngập lãnh thổ , tàn- phá hủy-hoại tất cả hàng
thế- kỷ , đao kiếm đã sáng lòe và tiếng reo- hò « Allah chiến
thẳng » ! đã xé bầu trời Ấn -Độ, nhưng các làn sóng ấy cũng
tan chim để lại những lý -tưởng của dân tộc tồn -tại bất biến .

Dân tộc Ấn không thể bị tiêu diệt . Nó sống còn , bất diệt .
Và nó sẽ còn tồn tại chùng nào cải tinh thần của nó tiếp -tục
làm cơ bản cho nó , chừng nào nhân dân Ấn không bỏ mất
tinh thần của nó . Có thể chúng còn là hành khất, nghèo -đói

trong sự khốnkhó . Sự nhơ bẩn ô -uế có lẽ tiếp tục bao phủ


chúng mãi , nhưng chúng không bỏ mất Thần linh của chúng ,
chúng không quên được chúng là con cháu của các hiền triết
xưa. Cũng như ở Tây -phương cả đến người phố - phường cũng
đòi kể gia phả của mình là dòng - dõi ông Hầu tước trộm cướp
thời Trung- Cô , ở Ấn -Độ cũng thế cả đến một Hoàng -Đế trị vì
cũng đòi nhận mình là dòng - dõi nhà hiền triết hành khất nào
trong rừng , dòng-dõi một kẻ mặc vỏ cây , ăn trái cây trong
rừng và cảm thông với Tối Cao . Đấy là kiểu người lý -tưởng
chúng tôi đòi hỏi , và chừng nào người ta còn sùng bái đề -cao
Thánh linh như thế thì Ấn - Độ không thể chết được .

Chắc hẳn qui-ông nhiều người đã đọc bài báo của Giáo
Sư Max -Muller trên tạp - chi « Thế - kỷ Mười chín , mới xuất
bản , nhan đề « Một Thánh nhân chân chính » . Cuộc đời của
Thánh Ramakrishna rất ý nghĩa như là một chứng -minh linh
động cho những tư tưởng Thánh truyền dạy . Cuộc đời ấy
có lẽ hơi lãng -mạn đối với quí ông qu bà vốn sinh trưởng
ở Tây phương trong một hoàn cảnh khác hẳn với hoàn - cảnh

Ấn -Độ , bởi vì phương pháp và cách thức sống dồn dập vội
vàng ở Tây - phương hoàn toàn khác với Đông -phương . Tuy
vậy , cuộc đời của Thánh Ramakrishha có lẽ lại sẽ càng thích
thủ cho các người vì nó rọi chiếu một tia sáng mới mẻ vào
sự vật mà nhiều người ở đây đã được nghe nói .

Chính trong các phong -trào cải cách đang xướng xuất ở
Ấn -Độ thì có một đứa trẻ ra đời trong gia -đình một vợ chồng
Bà -La -Môn thanh - bạch , ngày 18 tháng 2 năm 1336 ở tại một
làng hẻo -lánh xứ Bengale . Cha mẹ đều là tin -đồ đạo gốc .
Đời sống của một tin - đồ chính thống Bà - la -Môn chân -chính
134 KHẢO - CỒ TẬP- SAN

là một đời xả-kỷ liên -tiếp . Rất ít điều y có quyền làm, ngoài
ra người Bà -la -Môn chính thống không được tham -gia vào
công việc tục thế . Đồng thời y không được nhận một của biếu

nào của một ai cả. Các người có thể tưởng tượng được đời
sống ấy đã khổ hạnh là nhường nào . Các người thường được
nghe nói về những người Bà -la -môn và hàng giáo - phẩm của
họ , nhưng ít vị từng hỏi xem cái chị đã làm cho nhóm
người lạ lùng ấy là giới lãnh đạo đồng-bào họ . Họ là giai
cấp nghèo nhất trong nước và cái bi - quyết về quyền- thế của
họ ở tại tỉnh -thần xả kỷ . Họ không từng tham vọng của cải .
Hàng giáo phẩm của họ nghèo nhất thế-giới và do đấy mà
thế lực nhất . Vả trong cảnh nghèo ấy , vợ người Bà -la -môn
không đề cho một người nghèo nào đi qua làng họ mà
không tiếp đãi . Ở Ấn -Độ , người ta coi đấy là bổn phận cao
cả nhất của người mẹ ; và bởi vì bà là mẹ nên bổn - phận
của bà là phải ăn sau hết mọi người ; bà phải săn- sóc để
cho ai nấy được tiếp đãi trước mình . Bởi thế mà ở Ấn-Độ
người mẹ được coi như Chúa . Người phụ nữ tôi nói đây,
người mẹ của đứa trẻ kia thực là kiểu mẫu của người mẹ
Ấn-Độ . Giai-cấp càng cao , giới luật càng nghiêm -khắc . Người
thuộc hạ-cấp nhất xã hội có quyền ăn uống bất cứ chi y
thích , nhưng khi người ta càng leo lên bậc thang xã - hội thì
càng có nhiều điều hạn-chế, cho đến khi nào lên đến giai
cấp cao nhất là giai-cấp Bà -la -môn , hàng giáo -phẩm truyền
thống của Ấn-Độ, thì cuộc đời của họ như tôi đã nói trên
kia càng bị hạn - chế . So với tập-tục Tây-phương thì cuộc
đời của họ là một tràng khổ hạnh không ngừng. Dân Ấn
Độ có lẽ là một dân-tộc biệt-lập nhất thế giới. Họ cũng có
tính cố định như dân Anh nhưng còn ở trình độ cao hơn
nữa . Khi nào họ nắm được một ý-tưởng thì họ theo đuổi
kỳ cùng cho đến kết-luận hợp-lý và họ bảo thủ ý tưởng ấy
trải thế hệ nọ sang thế hệ kia , cho đến chừng nào họ tạo
nên được cái chi với cái ý -tưởng ấy . Khi nào người ta đem
lại cho họ một ý-tưởng gì thì không dễ gì mà lấy lại được
của họ , nhưng cũng rất khó làm cho họ công nhận được
một ý - tưởng mới .

Bởi vậy mà tin đồ Ấn - Độ-giáo chính thống đứng cách


TƯ -TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN-ĐẠI 135

biệt , sống hoàntoàn đóng cửa trong giới hạn tư -tưởng và


tình cảm của mình . Đời sống của họ đều do kinh - điền xưa
qui định đến chi-tiết , và họ ôm giữ tất cả chi-tiết ấy với
một ý- chí bền bĩ như sắt đá. Họ thà chết đói hơn là ăn
bữa cơm do tay người ở ngoài giai-cấp mình thổi nấu. Nhưng
đồng thời họ có lòng nhiệt -thành lạ-lùng. Cái sức mạnh của
đời sống tín - ngưỡng và nhiệt thành ấy thường thấy ở tin đồ
Ấn- Độ- giáo chính thống , bởi vì chính tinh -cách chính thống
ấy là do cái tin-tưởng phi -thường cho như thế là phải . Chúng
ta có thể đều nghĩ rằng điều họ tin tưởng một cách kiên
quyết không hẳn là chính đáng, nhưng đối với họ đấy là sự
thực . Ví -dụ kinh sách của chúng tôi có viết là một người
phải luôn luôn từ -thiện cho đến cục -đoan nữa . Nếu một
người chịu chết đói để cứu một người khác , để bảo vệ sự
sống cho nó , như thế là rất tốt ; người ta còn tin rằng đấy
là điều một người phải làm . Và người ta đợi ở một tin đồ
Bà -la -môn thực hành ý - tưởng ấy đến cực đoan . Ai đã thông
hiểu văn chương Ấn- Độ sẽ còn nhớ một câu - chuyện cổ tích
rất hay về cái việc từ thiện cực đoan ấy , như ghi trong tập
Anh Hùng -Ca « Mahabharata » cả một gia- đình đã nhịn đói
đến chết để nhường bát cơm cho một kẻ hành-khất . Việc ấy
không phải là một câu chuyện quá đáng vì những sự kiện
tương tự còn thấy xảy ra . Tính tình của ông bà thân -sinh
ra Sư-phụ tôi cũng đúng như thế đấy. Rất nghèo , mà đã
nhiều phen bà cụ tự nhịn đói cả một ngày để cứu một người
khốn khó . Sư phụ tôi là con của các Ngài và là một đứa
trẻ đặc-biệt ngay từ khi thơ-ấu . Ông nhớ rõ quá khứ của
ông từ lúc ra đời và đã ý -thức về sứ -mệnh của mình ra
đời và tất cả khả năng đều hướng vào sự thành tựu cho sử
mệnh ấy .

Khi còn niên thiếu , thì thân phụ qua đời và đứa trẻ
được gởi đến trường học. Một đứa con trai dòng Bà-la-môn
phải đi học , giai-cấp bắt buộc nó chỉ phải làm nghề học
thức . Hệ - thống giáo-dục thời xưa ở Ấn -Độ, đến nay còn lưu
hành ở nhiều nơi trong nước nhất là quan -hệ với tu -sĩ tự

do (Sannyasin ) thì rất khác với hệ thống cận đại . Sinh đồ


không phải trả tiền . Người ta nghĩ rằng trí-thức thiêng -liêng
136 KHẢO -CỔ TẬP- SAN

đến nổi không một ai được đem bán rong. Tri thức phải
được cho không và rộng rãi tự do . Nhà giáo thường thâu

nhận học sinh không có thù - lao , và không những thế mà thôi ,
phần nhiều họ còn cho sinh viên ăn mặc nữa . Đề đài thọ
các nhà mô- phạm ấy , có những gia - đình giàu có trong các
trường hợp như một tiệc cưới hay một đám chay cúng - dường
họ lễ vật . Người ta coi họ có quyền ưu - tiên đòi một số tặng
phẩm , và họ có bổn phận giáo dục học trò của họ . Vậy nên
khi nào có đám cưới xin , nhất là của một nhà giàu thì các
thầy đồ ấy được mời đến . Họ đến dự vào thảo luận các vấn
đề phức tạp .

Cậu thiếu -niên của chúng ta dự một đám hội họp ấy của
các thầy đồ . Các thầy bàn - cãi nhiều vấn đề lắm , nào là luận
lý nhân -minh , nào thiên văn địa -lý , toàn là những vấn đề vượt
ngoài tầm hiểu biết đối với tuổi trẻ . Người thiếu niên kia rất
đặc biệt , như tôi đã nói , và y rút được ở đấy một bài học
luan - lý .

« Như thế là kết-quả tất cả hiểu biết của họ đấy ư ? Chỉ


là để làm tiền vụ lợi mà họ phải cải nhau kịch-liệt đến thế
ư ? Người nào có thể chứng -tỏ có trình độ học thức cao nhất
trong đám sẽ được lãnh một bộ quần áo tốt nhất , và chỉ vì
thế mà họ đã tranh luận . Ta không trở lại cái trường học ấy
nữa » ! Và từ đấy cậu nhỏ không đi học nữa . Nhưng cậu có
người anh lớn , một giáo sĩ học thức giắt cậu đến ở Calcutta
để cùng học tập . Sau một thời- gian , cậu nhỏ nhận thức rõ rằng
tất cả hiểu biết tục- thế chỉ nhằm mục tiêu vật chất , đều vụ lợi
không hơn không kém . Và cậu nhất- định bỏ con đường học
thức ấy để chỉ cúc-cung tận tụy cầu tìm trí- thức tâm-linh .

Từ khi người cha mất rồi, gia- đình nghèo túng quá , và
cậu nhỏ phải tìm cách sống tựlực . Cậu đến Calcutta rồi trở
nên thủ từ cho một ngôi đền . Song làm thủ từ cho một ngôi
đền thì người ta coi như là hèn hạ đối với dòng Bà-la- môn .

Các đền của chúng tôi không phải là những nhà thờ như
ở Tây - phương quan - niệm . Đền không phải là những nơi thờ
củng công cộng, bởi vì sự-thực mà nói thì ở Ấn-Độ không có
cái chi để có thể gọi được là thờ củng công - cộng cả . Các đền
TƯ TƯỞNG ẤN ĐỘ HIỆN ĐẠI 137

chùa phần nhiều của nhà giàu cất lên để mong như thế là làm
một hành - vi tín-ngưỡng công-quả . Nếu một người có nhiều
tiền nhiều của thì y nghĩ đến xây cất một ngôi đền , ngôi chùa .
:Ở trong ngôi đền ấy , y đặt một tượng - trưng hay một hình ảnh

của một Thần linh hiện -thân , và y cúng dường Thàn-linh ấy ở


đấy.Lễ -nghi thờ cúng cũng tương tự với lễ nghi thờ - cúng ở
các nhà thờ Gia-tô - giáo La -mã . Nó rất giống với buổi lễ nhà
thờ . Người ta đọc thấy trong kinh - điển những đoạn tả nghi lễ
như đưa đi đưa lại một ngọn lửa trước mặt hình ảnh , và cung
kinh hình ảnh ấy với tất cả cách thức như chúng ta đối với
một bậc vĩ nhân vậy . Đấy là tất cả công việc diễn ra trong
đền . Kẻ nào đến đền lễ , chẳng vì thế mà được coi như một
người tốt hơn kẻ không từng đi đến chùa bao giờ. Nói đúng
hơn thì chính người không từng đến lễ đền chùa mà tin
ngưỡng lại cao hơn người hay đi lễ ở đền chùa , vì rằng ở
Ấn Độ người ta quan niệm tôn-giáo đối với từng người là
vấn - đề riêng cá nhân của người ấy .

4
Mỗi người thường có ở tại nhà mình hoặc một ngôi
điện , hoặc một bàn thờ để hàng ngày sớm chiều y đến tại
một xỏ và tự mình sùng bái . Và sự sùng bái ấy thì hoàn
toàn tại trong tâm , bởi vì người ngoài không nghe hay biết
được y đang làm gì . Người ta chỉ thấy y ngồi đấy , có lẽ
ngôn tay có động đậy theo cách thức đặc biệt nào hay là
bịt lỗ mũi và thở một cách đặc biệt . Ngoài ra người ta
không còn biết y đang làm gì nữa . Cả đến vợ y có
lẽ cũng không biết chi hết . Cứ như thế mà người Ấn sùng
bái một cách kín đảo ở nhà tư . Người nào không thể
có được điện riêng trong nhà thì đến bờ sông hay bờ hồ
nào hay là ra ngồi ở bờ biển nếu ở gần biển , và người ta
có khi đến chiêm bái ở một ngôi đền trước hình ảnh Thàn
linh . Đấy là hết phận sự đối với đền chùa . Bởi vậy mà ở Ấn
Độ kể từ thời tối cổ , còn ghi tại bộ luật Manou là làm nghề
thầy cúng cho một ngôi đền là công việc không chính đáng .
Có kinh sách còn nói rằng công việc ấy đè tiện không xứng
đảng với dòng Bà- la-môn . Bởi vì cái quan niệm ấy còn ngụ
bên trong cái ý tưởng đối với tôn -giáo còn mạnh hơn là đối
với giáo - dục là giáo sĩ của đền chùa vì nhận thù lao về công
138 KHẢO - CỔ TẬP -SAN

vụ đã buôn Thần bản Thánh . Xem thể các người đủ biết


chàng thanh - niên của chúng ta trên đây đã cảm -tưởng về mình
thế nào khi cảnh túng -bấn bắt buộc phải nhận lấy cái công
việc độc nhất có thể tìm được là công việc thủ từ cho một
ngôi đền .

Ở hạt Bengale chúng tôi , đã có một số thinhân mà lời ca


được nhân -dân truyền tụng . Người ta ca hát những bài thơ
Ο đường phố Calcutta cũng như ở các làng xóm . Phần lớn
ấy ở
đều là những bài ca tôn - giáo , những thánh - ca mà nội ý chính
có lẽ đặc-biệt riêng cho các tôn giáo Ấn là ý- niệm thực hiện .
Không có một thánh kinh nào ở Ấn- Độ về tôn -giáo lại không
thẩm nhuần cái ý tưởng thực- hiện ấy . Người ta phải thực
hiện Thần-linh , cảm xúc với Thần-linh, thấy được Thần linh ,
nói với Thần- linh . Đấy là tôn -giáo . Khi trời Ấn -Độ đầy những
truyện thánh - nhân đã thấy Thần -linh . Những học thuyết như
thế làm cơ -bản cho tôn- giáo của họ , và tất cả những cổ-điền
và thánh-kinh đều do những tinh thần từng trực tiếp thấy
sự kiện tâm -linh ghi lại . Những sách ấy không phải viết cho
tri thức hay bất cứ tư tưởng suy
luận nào hiểu được bởi vì
là những sách của hạng người đã thấy những điều họ viết
cho nên chỉ những người đã vươn lên cùng một bình-diện
với tác giả mới có thể hiểu được . Họ nói rằng, ngay tại trong
đời này có cái sự- kiện gọi là thực hiện mà mỗi người chúng
ta đều tới được , và tôn- giáo bắt đầu chừng nào cái năng -khiếu
ấy mở ra ở nơi ta , nếu có thể nói như thế . Đấy là ý tưởng

trọng-tâm ở tất cả các tôngiáo , và bởi thế chúng ta có thể


gặp một người có tài hùng-biện hết sức , biện-thuyết hết sức
hợp lý , tuyên -truyền những học- thuyết hết sức cao -siêu , vậy
mà không đủ khả -năng khiến người ta nghe theo . Đồng thời
chúng ta cũng có thể gặp một người khác , nghèo khó , nói
năng khó khăn cả tiếng mẹ đẻ , vậy mà ngay tại sinh - thời
được một nửa nhân-dân trong nước tôn-sùng như một Thần
linh. Ở bên Ấn- Độ , khi nào bằng cách này hay cách khác ,
tiếng đồn có một người đã đạt tới trình - độ thực -hiện mà tôn
giáo đối với y không còn là vấn-đề suy-tưởng, ở đấy y không
còn sờ soạng mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm để cầu tìm
cái sự kiện tiên-quyết kia là tôn - giáo , bất- tử của linh hồn ,
TƯ TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN-ĐẠI 139

Thần linh , Thượng đế , thì nhândân kéo nhau tứ phía đến


xem và dần dần chúng tôn-thờ sùng - bái Người ấy .

Trong ngôi đền mà người thanh - niên đến thủ từ có bức


hình tượng « Thánh -Mẫu hoan -hỷ » . Chàng thanh -niên phải

làm lễ buổi sớm buổi chiều , và dần dần tinh - thần y bị một ý
niệm tràn ngập : « Có cái chi đàng sau hình tượng kia không ?
Có thật có một Đức-Mẹ hoan hỷ trong vũtrụ này không ? Có
thật là Mẹ sống và điều động vũ trụnày hay đấy chỉ là một
mộng ảo ? Trong tôn giáo có cái chi thật không ? » Cái loại
nghi ngờ ấy hiện ra trong tinh thần của các trẻ em Ấn-Độ .

Đấy là điều nghi ngờ của nước tôi : điều chúng ta đang làm
có gì thật không ? Và những lý -thuyết không thỏa -mãn được
chúng tôi , tuy rằng chúng tôi có trong tay hầu hết các lý
thuyết người ta đã lập nên về Thần - linh và linh hồn . Sách
vở hay lý thuyết không có thể làm cho chúng tôi thỏa-mãn ,
hết hoài- nghi . Ý-niệm , ý - niệm duy nhất chi-phối hàng triệu
nhân dân trong nước tôi là ý - niệm thực hiện . Có thật là có
một Thần - linh , một Thượng -Đế không ? Nếu thật có thì tôi có

thể thấy được không ? Tôi có thể thực hiện được chân -lý hay
không ?

Tinh thần Tây -phương có thể nghĩ rằng tất cả điều ấy


không thực-tế , nhưng đối với chúng tôi những điều ấy hết
sức thực tế . Vì ý-tưởng ấy mà người ta có thể hy-sinh tinh
mạng. Qui ngài đã được nghe nói kể từ thời tối cổ đã có

những người từ bỏ tất cả điều tiện nghi và phú - qui để sống


trong hang núi như thế nào , và có hàng trăm người đã bỏ
nhà đẻ đến khóc - than thống - khổ trên bờ sông thiêng ngõ -hầu
thực-hiện cái ý-tưởng ấy , không phải để biết theo nghĩa thông
thường , không phải để hiểu với trí thức , không phải thông
hiểu cách tư duy mà thôi về sự thật , không phải sờ soạng
trong đêm tối , mà là thực- hiện nhiệt-thành , còn thật hơn cả
thế-giới của giác-quan . Đấy là ý.niệm . Lúc này tôi không muốn
kết luận gì về điều ấy , nhưng chính đấy là sự thực nó làm
cho họ cảm -khích . Hàng ngàn người sẽ bị giết, hàng ngàn
người khác sẵn-sàng kế tiếp . Như vậy mà trên bàn thờ của
một ỷ- niệm ấy cả một dàn tộc trải qua hàng ngàn năm đề dâng

mình và hy -sinh cúng dường . Vì cái ý - niệm ấy mà hàng ngàn


140 KHẢO -CỔ TẬP - SẠN

tin -đò Ấn-Độ mỗi năm đã bỏ nhà , và nhiều kẻ đã chết trong


sự cực khổ mà họ phải trải qua . Đối với tinh thần Tây .
phương tất cả điều ấy có vẻ hết sức ảo tưởng và tôi có thể
hiểu những lý - do của quan điểm ấy . Tuy nhiên dù tôi đã từng

sống ở Tây phương , tôi vẫn còn tin - tưởng cái ý-niệm ấy là
điều hết sức thực -tế ở đời.

Mỗi một phút tôi nghĩ về điều gì khác , cả đến điều kỳ.
diệu của khoa -học thực nghiệm cận đại là một phút uổng phi
mất đi cho tôi . Tất cả đều hão -huyền nếu nó làm cho tôi dời
xa mất cái ý -niệm ấy đi . Đời người chỉ nháy mắt dù ta có cái
biết của thần tiên hay ngu si của thủ vật . Đời người chỉ nhảy

mắt dù ta có nghèo đói tả -tơi hay giàu có địch quốc. Đời người
chỉ chớp mắt dù ta có bị đàn áp sống trong một phố lớn
của một đại đô thị Tây- phương hay là một ông Hoàng - đế
ngự trị hàng triệu nhân dân . Đời người chỉ chớp nhoáng dù
ta có khỏe mạnh hay ốm đau . Đời người chỉ chớp nhoáng
dù ta có tính tình thi sĩ nhất hay là độc - ác nhất . Chỉ có một
giải -pháp cho cuộc đời , như Ấn - Độ giáo nói , giải- pháp ấy họ
gọi là tôn-giáo và Tối - cao . Nếu thực có tôn-giáo và Tối-cao thì
cuộc đời trở nên có ý - nghĩa , trở nên có thể sống được , trở
nên thich -thú . Bằng không thì cuộc đời chỉ là một gánh nặng
vô -tích-sự. Đấy là quan -niệm của chúng tôi ở Ấn -Độ , nhưng
tất cả suy -luận đều không thể chứng -minh được , luận-lý chỉ
có thể làm cho nó có thể thật nhưng đến đấy là hết . Sự chứng
minh bằng suy luận có hoàn hảo đến mấy bất- cứ ở khu vực
tri- thức nào của ta cũng chỉ có thể làm cho vấn đề có lẽ thật ,
và không hơn được nữa . Những thực- kiện ở khoa học vật- lý
có thể chứng -minh được nhất cũng chỉ là những điều cái
nhiên , có thể thật chứ chưa phải là sựthật xác- nhiên . Sự- thật
chỉ thấy ở tại giác quan . Sự thật phải được tri -giác thấy , và
chúng ta phải tri-giác tôn giáo để chứng -minh cho chính chúng
ta . Chúng ta phải cảm thấy Thượng Đế với giác -quan thì mới
thực tin có Thượng- Đế . Chúng ta phải cảm giác với giác - quan
của chúng ta những sự thật tôn - giáo thì mới biết được rằng
đấy là những sự - thật . Không có cách chi khác , và bao nhiêu
lý -luận không- thề chứng -minh được mà chỉ có chính trị- giác
của chúng ta mới làm được cho những sự - thực tôn-giáo thành
TƯ TƯỞNG ẤN ĐỘ HIỆNĐẠI 141

sự thật cho chúng ta , mới có thể tạo cho tin - ngưỡng của chúng
ta trở nên bàn -thạch sắt đá . Đấy là quan -niệm của tôi mà
cũng chính là quan -niệm của Ấn-Độ .

Cái ý - niệm ấy choán lấy tâm- hồn chàng thanh -niên nói
trên và tất cả cuộc đời chàng tập-trung vào đấy . Ngày ấy sang

ngày khác nước mắt ròng ròng chàng gọi : « Mẹ ơi, có phải
thật là Mẹ có thật hay chỉ là thơ mộng ? Phải chăng Đức-Mẹ
hân - hoan là một tưởng -tượng của thi nhân và người mê vọng ,
hay là cái Thực -tại ấy có thật ? »

Như chúng tôi đã biết chàng thanh- niên không có chút gì


là cái học kinh sách , cái giáo - dục theo như chúng ta quan
niệm , và tâm hồn chàng càng hồn-nhiên càng là một tâm hồn
lành mạnh , ý nghĩ càng trong sạch chưa từng bị pha trộn
phai-mờ bởi ảnh -hưởng của tư tưởng người khác . Bởi vì chàng
ta không đi đến Đại học cho nên chàng tự suy- nghĩ lấy cho
mình . Bởi vì chúng ta quá nửa đời người đã mất ở Đại -học cho
nên chúng ta bị tiêm nhiễm cả một mớ tư tưởng của người
khác . Như Giáo thụ Max - Muller đã nói rất đúng trong bài báo
tôi mới nhắc đến , rằng Ramakrishna là một người tinh -khiết ,
độc đáo , và cái bí quyết của sự độc đáo ấy là Ông không
từng được dưỡng dục với những thành-kiến của Đại-học .
Tuy - nhiên cái ý -tưởng kia , cái ý tưởng Thượng- Đế có thể
thấy được không , đã chi-phối tâm-tư Ông và càng ngày càng

trở nên mạnh đến nỗi Ông không còn nghĩ được gì khác .
Ông không còn hành lễ được đứng đắn nữa , không thể làm
đầy đủ chi tiết của nghi-lễ . Thường ông quên cả dâng lễ-vật
lên trước mặt hình ảnh , có khi Ông quên không lắc qua lắc

lại ngọn đèn , khi khác thì Ông đưa đi đưa lại ngọn đèn hàng
giờ, quên cả việc khác .

Và cái ý- tưởng duy-nhất hàng ngày hiện ở trong tinh


thần Ông là : « Có thật rằng Ngài có thật , hỡi Đức-Mẹ ? Tại
sao Mẹ không nổi lên ? Hay là Mẹ chết rồi ? » Có lẽ có một
số người ở đây còn nhớ lại được rằng có nhiều lúc trong
đời chúng ta , chúng ta thấy mỏi mệt với tất cả suy - luận hợp
lý theo cái lý lạnh lùng buồn -tẻ , chúng ta mệt vì đào mãi
trong sách vở rút cục chẳng dạy được ta điều gì , bất-quả chỉ
142 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

như một thứ trí thức ru ngủ như nha phiến mà chúng ta
thỉnh thoảng cần đến , thiếu nó thì chết . Trong sự mệt-mỏi
như thế thì tự đáy lòng nổi lên một tiếng thở dài : “ Có ái
trong vũ trụ này có thể cho ta thấy được ảnh-sáng không ?
Nếu Ngài có thật , hãy cho tôi thấy ánh sáng . Tại sao Ngài
không lên tiếng ? Tại sao Ngài dè-sẻn biểu hiện ? Tại sao sai
nhiều Thiên-sử xuống mà tự Ngài không hiện ra trước mắt
tôi ? Trong cái thế - giới tranh đấu và bè - phái này , tôi phải
theo ai và tin cậy vào ai ? Nếu Ngài là Thượng -Đế Thần linh
Tối - cao của tất cả nam nữ không phân - biệt tại sao Ngài

không giáng-hiện để nói cho con Ngài và coi xem chúng


đã sẵn -sàng chưa ? »

Những tư-tưởng tương tự có đến ở mọi người vào những


lúc tinh - thần bải hoải. Nhưng chung quanh ta có nhiều cảm
dỗ đến nỗi chúng ta lại quên đi ngay . Trong một giây lát
hình như cửa trời sắp mở cho ta ; trong một giây lát hình
như chúng ta sắp ngụp vào trong ảnh- sáng rực rỡ , nhưng con
thủ -tinh ở tại người lại một phen vùng vẫy mà sua đuổi mất
tất cả mộng-tưởng thần - tiên . Chúng ta lại ngã xuống, con
người thủ -tinh lại một lần nữa ăn , uống , chết đề rồi lại
chết , ăn , uống . Nhưng còn có một hạng tinh-thần đặc- biệt
không quay đi một cách dễ -dàng , một khi được hấp-dẫn thì
không bao giờ còn ngoảnh cô lại , mặc dù trên đường đi
gặp bao nhiêu sự cám dỗ , cứ tiến bước để đòi thấy Chân
lý bằng được vì họ biết rằng đời người sớm muộn phải qua .
Họ tự nhủ rằng hãy đề cho cuộc đời qua trong việc chinh
phục cao thượng , và còn gì cao thượng hơn là việc chinh
phục của con người hèn về giải-pháp cho vấn đề sống chết ,
thiện ác .

Sau cùng chàng thanh niên thủ tự trên đây không sao
có thể phụng-sự trong đền được nữa . Ông ra ngoài đền và
tìm vào trong khu rừng cây nhỏ gần đấy và sống ở trong
ấy . Cuộc đời của ông từ đấy về sau ông thường kể lại cho
tôi nhiều lần , rằng ông không còn biết mặt trời mọc hay lặn
lúc nào , hay là ông đã sống như thế nào . Ông quên mất
mình đi và quên cả ăn uống . May nhờ khi ấy có người
TƯ - TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN -ĐẠI 143

bà con săn -sóc Ông rất âu - yếm và đút cơm cho Ông nuốt
như máy .

Cử như thế mà anh chàng sống hết ngày ấy sang đêm


khác . Khi cả một ngày trôi qua , đến chiều tối , vắng nghe
hồi chuông trong đền với tiếng hát cầu vọng tới cảnh rừng
cây thì anh chàng rất buồn mà than khóc . Lại một ngày nữa
trôi uỗng , Mẹ ơi , Mẹ vẫn chưa đến với con . Một ngày nữa của
cuộc đời ngắn - ngủi này trôi qua mà tôi chưa được biết Chân
lý » . Trong trạng thái hấp -hối của tâm -hồn , có khi chàng úp
mặt xuống đất mà khóc nức - nở, vẫn chỉ thốt ra có một lời
cầu - khẩn độc - nhất : « Mẹ biểu hiện ra ở nơi con, hỡi
Thiên- Địa Mẫu ! Con nay chỉ cần có Mẹ không một vật gì
khác ! » Thật vậy , chàng cần muốn thành thật với lý-tưởng của
mình . Chàng nghe nói rằng Đức-Mẹ không bao giờ hiện chừng
nào người ta chưa hy - sinh hết thảy cho Mẹ . Chàng được nghe
nói rằng Đức- Mẹ muốn hiện lên cho mọi người , nhưng người
ta không muốn , người ta mong-mỏi tất cả mọi thứ ngầu -tượng
nhỏ nhen để cầu khẩn , người ta cần những thích thủ riêng
chứ không mong -mỏi Đức-Mẹ . Và khi người ta thực mong
muốn Đức-Mẹ với tất cả tâm hồn , không còn mong muốn gì
khác , đến bấy giờ Đức- Mẹ sẽ hiện lên . Bởi vậy mà chàng
thanh-niên tuân -theo cái ý- tưởng ấy , chàng muốn thật với cái
ý- tưởng ấy, cả về phương -diện vật- chất. Chàng vứt bỏ tất cả
chút của cải chàng có và thề nguyền chàng sẽ không bao giờ
sờ đến đồng tiền . Và cái ý- tưởng độc -nhất : « Tôi sẽ không mó
đến tiền » trở nên một thành-phần với thân -thể . Điều ấy có
vẻ như là một sự bi-mật ma-thuật, nhưng có điều cả đến suốt
đời về sau này , khi Ông đang ngủ nếu tôi lấy đồng tiền chạm
vào tay Ông , tay Ông co -quắp lại và toàn thân như bị tê -liệt.

Còn một ý tưởng khác nữa hiện trong tinh -thần Ông là
ý -tưởng dâm -dục , một kẻ thù khác nữa . Con người là một
linh hồn , và linh hồn không có chủng-loại , chẳng phải nam ,
chẳng phải nữ. Cái ý tưởng nam nữ và cái ý tưởng tiền -bạc
như ông nghĩ là hai vật cản - trở ông không cho nhìn thấy
Đức -Mẹ . Cái vũ-trụ đại đồng này là biểu hiệu của Đức- Mẹ .
Đức-Mẹ sinh -sống ở mỗi thân thề người phụ-nữ. « Mỗi một
phụ - nữ đại- biểu cho Đức-Mẹ, làm sao ta có thể nghĩ về phụ
144 KHẢO CỔ TẬP- SAN

nữ chỉ là quan - hệ nam -nữ mà thôi ? » Đấy là ý - tưởng của ông .


Mỗi người phụ -nữ là Đức- Mẹ của ông, ông phải tự đặt mình
vào tinh thần chỉ nhìn thấy có Đức- Mẹ ở tất-cả phụ -nữ . Và
ông đã thực- hành điều ấy trong đời ông .

Thực là một sự khao khát kỳ lạ đã chi phối tâm hồn


Người . Về sau này , chính Người đã nói với tôi : « Con ơi ,
vi thử có một túi vàng ở trong một cái buồng , và một kẻ
ăn trộm ở buồng bên cạnh , con có thể tưởng được rằng
đứa ăn trộm có thể ngủ yên không ? Nó không thể ngủ yên
được. Tâm trí nó luôn luôn nghĩ cách thế nào để sang
được cái buồng bên cạnh mà đoạt lấy số vàng kia . Nay con có
thẻ nào tưởng được rằng có một người trong lòng tin chắc có
một Thật – tại bên trong tất cả ảo ảnh này , có một
Thượng -Đế , một Tuyệt — đối duy - nhất bất- tử , một Duy - nhất
cực-lạc , một thứ cực lạc mà tất cả những lạc-thủ của giác
quan chỉ là trò-chơi so với nó mà thôi . Con có thể nghĩ
rằng người ấy có thể đành ngồi khoanh tay không vật- lộn
phấn đấu để đạt tới thực tại kia hay sao ? Y có thể ngừng
được cố gắng một lúc chăng ? Không . Nó sẽ thành điên vì
khao khát » . Cái tâm trạng điên- cuồng thần- linh ấy đã ốp vào
người thanh - niên kia . Thời ấy , ông không có một giáo
sư nào , không một ai chỉ bảo cho ông được điều gì , và
tất cả mọi người chung - quanh chỉ nghĩ là ông đã mất- trí . Đấy
là thường tình . Nếu có một người nào gạt bỏ những chuyện
hão huyền của thế-tục đi thì chúng ta thảy kêu là điên , nhưng
hạng người ấy là tinh hoa của mặt đất. Từ trong cái tâm
điên ấy xuất -hiện những năng - lực từng làm rung - động thế
giới của chúng ta . Và chỉ từ trong cái tâm điên ấy sẽ xuất
hiện những năng lực tương - lai để làm rung động thế -giới này .

Vậy nên , sự phấn đấu của linh hồn đề đạt tới Chân - lý
đã diễn ra liên tiếp hàng ngày , hàng tuần , hàng tháng không
ngừng. Chàng thanh -niên bắt đầu nhìn thấy hiền-hiện , thấy
những vật kỳ-lạ , những bí quyết của bản -tính bắt đầu khai
triển . Hình như hết màn ấy đến màn khác được kéo đi . Chính
Đức -Mẹ hiện lên làm thầy-giáo và mở cửa cho anh chàng
vào Chân-lý anh ta cầu tìm . Vào thời ấy có một phụ nữ vẻ
người tuyệt đẹp học thức hơn người đã xuất hiện ở nơi đây .
TƯ - TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆNĐẠI 145

Sau này , khi Ramakrishna đã thành Thánh rồi , Ngài thường


nói về bà là không phải bà có học thức mà là hiện thân của
học thức . Bà chính là cái họcthức tự-thân ở hình thể người .
Điểm này cũng lại cho ta thấy đặc tính của dân tộc Ấn -Độ .
Trong sự ngu tối mà người phụ -nữ Ấn trung bình đang sống ,
giữa cải không-khi tinh thần mà các dân tộc Âu-Tây bảo là
thiếu tự do , lại có thể xuất hiện một phụ nữ có trình độ
tâm linh tối-cao . Bà là một nữ đạo sĩ , vì phụ nữ cũng xuất
thế , vứt bỏ tài sản , không lấy chồng và tự hiến thân để
phụng thờ Chúa tối cao . Bà đã đến và khi bà nghe nói có anh
chàng trong bụi cây , bà đã chiếu cố đến thăm và chàng
thanh niên đã nhận ở nơi bà sự giúp đỡ đầu tiên . Bà nhận
ra ngay sự lo lắng bối rối của chàng và an -ủi rằng : “ Con
ơi , may mắn cho người nào đã có được bệnh điên cuồng
như thế . Tất cả thế giới đều điên cuồng , kẻ này điên cuồng
vì của cải , kẻ kia vì khoái lạc , có kẻ vì danh -tiếng , có kẻ
vì hàng trăm sự vật khác nữa . Chúng đều điên cuồng về
vàng , về chồng hay vợ, về những sự nhỏ nhặt , điên cuồng
để hành -hạ một kẻ nào khác , điên để làm giàu , điên về tất
cả những vật vô -nghĩa , trừ về Thượng-Đế Thần linh . Và
chủng chỉ hiểu được riêng sự điên cuồng của chúng . Khi nào
cỏ một người khác điên về vàng , chúng biểu đồng tình và
có cảm tình với y , và chúng bảo người ấy có lý, cũng như
kẻ cuồng loạn cho rằng chỉ những kẻ cuồng loạn mới là
người lành mạnh . Nhưng nếu có một người nào điền cuồng
vì khao khát Thần linh , điên vì sùng bái Đấng thiêng liêng
thì chúng làm sao hiểu được. Chúng tin là y loạn thần kinh
và đồng thanh bảo : « Không nên giao dịch chi với y » .

Vì thế mà chúng bảo con là điên , nhưng sự điên cuồng


của con là một loại điên cuồng tốt. May mắn thay cho người
điên cuồng vì tìm cầu thấy Chúa tối cao . Hạng người như
thể hiếm lắm » .

Người phụ nữ kia nói thế và ở bên cạnh chàng thanh


niên hàng năm , dạy chàng về các thể thức tôngiáo ở Ấn Độ ,
chỉ bảo chàng cửa vào các thực tập khác nhau của khoa Đạo
dẫn (Yoga ) và tựnhiên hướng dẫn và điều hòa dòng tâm
linh kỳlạ này .
146 KHẢO CỔ TẬP - SAN

Sau đấy có một nam đạo sĩ cũng tới cái bụi cây kia,
một tu- sĩ hành-khất của Ấn- Độ , một học giả , một triết gia .
Đây là một người đặc -biệt, một nhà lý -tưởng thuần -túy . Ông
không tin thế -giới này có thực , và để chứng minh điều ấy ,
không bao giờ ông muốn bước vào một mái nhà , luôn luôn
sống ngoài trời mưa bão cũng như nắng . Người này bắt đầu
dạy cho chàng thanh - niên cái triết- học Vedas, và ông rất sớm
kinh ngạc vì thấy học trò còn hiền triết hơn thầy về một vài
phương -diện . Ông đề ra mấy tháng ở bèn cạnh chàng , và sau
khi nhập -môn cho chàng vào dòng đạo sĩ (Sannyâsin) thì
từbiệt.

Trong thời-kỳ làm thủ từ , vì cách thờ-cúng lạ thường


khiến cho dân chúng nghĩ chàng mất trí , bà con chàng đem
chàng về nhà cưới cho chàng một người vợ còn là đứa con
gái trẻ con , nghĩ rằng làm như thế sẽ khiến chàng nghĩ lại
và phục-hồi sự quân-bình của tâm hồn . Nhưng đến khi chàng
trở lại ngôi đền , như chúng ta đã thấy , chàng lại càng chìm
sâu vào trạng thái điên cuồng . Ở nước tôi, nhiều khi trai gái
lấy nhau từ khi còn trẻ con , cha mẹ đặt đâu ngồi đấy , họ
không có ý định chi hết . Sự thực cuộc hôn nhân như thế
chẳng hơn gì một sự đinh-hôn . Khi họ làm lễ cưới rồi họ
vẫn còn tiếp tục ở với cha mẹ họ và cuộc kết -hôn thật sự
chỉ bắt đầu khi nào người vợ trưởng thành , và người chồng
theo tục-lệ phải đi đón vợ về nhà mình . Tuy nhiên ở trường
hợp này, người chồng đã hoàn toàn quên bẵng rằng mình
CÓ VỢ .

Người thiếu nữ, ở tại quê nhà hẻo lánh xa- xăm nghe được
tin chồng mình trở nên một nhà tin-ngưỡng sùng bái , và bị
nhiều người còn coi như mất trí lần -thần . Nàng bèn quyết- chí
tìm biết sự thật , cho nên nàng bỏ nhà ra đi và đi bộ đến tận
nơi chồng nàng ở. Sau cùng nàng đến trước mặt chồng nàng,
tức thì chàng công-nhận nàng có quyền về cuộc đời của mình ,
tuy rằng ở Ấn-Độ bất cứ ai , đàn ông hay đàn bà, một khi đã
chọn đời sống tinngưỡng thì do đấy được giải phóng hết
trách nhiệm khác. Chàng thanh -niên của chúng ta đây sụp
xuống chân nàng thiếu-nữ kia là vợ của chàng mà nói : « Đối với
tôi ; Đức -Mẹ đã bảo cho tôi biết rằng hình ảnh Mẹ ở tại tất cả
TƯ -TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN -ĐẠI 147

mọi người phụ nữ , bởi thế mà tôi được dạy nhìn tất cả phụ
nữ đều là hình ảnh Đức- Mẹ cả . Đấy là một ý - niệm của tôi có
thề có đối với nàng , nhưng nếu nàng muốn kéo tôi xuống đời
trần tục vì tôi đã kết- hôn với nàng , thì tôi cũng xin sẵn
sàng tuân theo » .

Người phụ nữ này là một tâm-hồn tinh- khiết và cao

thượng , và đủ khả -năng để thông -cảm nguyện - vọng tin- ngưỡng


của chồng và biểu đồng tình với con đường của chồng . Nàng
liền nói ngay cho chàng hay rằng nàng không có chút ý muốn
kéo chàng xuống đường trần-tục . Nhưng tất cả điều nàng

mong muốn là được ở bên chàng , phụng sự chàng và học hỏi


chàng . Nàng trở nên một trong hàng đệ tử thành -tin nhất ,

luôn luôn tôn-kinh chàng như một vị Thánh sống . Vậy là với
sự đồng tình của vợ chàng, sự trở ngại cuối cùng đã được dẹp
và chàng được tự -do sống cuộc đời xuất-gia chàng đã chọn .

Nguyện vọng
thứ hai đã chi-phối tâm -hồn con người ấy
-
là muốn biết chân lý về các tôn giáo khác nhau . Cho tới lúc
ấy ông ta chỉ biết có tôn-giáo của mình , ngoài ra chưa biết có
một tôn- giáo nào khác . Ông cần muốn biết xem sự thực các
tôn -giáo khác ra sao . Do đấy ông tìm kiếm giáo sư về các tôn
giáo khác . Nói giáo-sư ở đây , chúng ta phải luôn-luôn nhớ
rằng ở Ấn - Độ xưa người ta hiểu là một người thực hiện , ai
thực đạt hiểu chân-lý trực- tiếp chứ không phải một con mọt
sách biết chân -lý qua môi giới . Ông ta thấy được một tin đồ
Hồi- giáo , một bậc Thánh và liền đến ở bên . Ông chịu đựng
kỷ - luật giới điều của y chỉ định và ông ngạc nhiên thấy rằng
các phép sùng bái khi thực -hành với lòng thành- tin đã đưa
đến cùng một mục- đích như ông ta đã đạt được . Ông cũng
thu hoạch kinh-nghiệm tương tự như thế khi tuân theo tôn
giáo chânchính của Jesus-Christ , tức Cơ -Đốc - giáo . Ông đi vào
tất cả các giáo - phải ông có thể gặp thấy và con đường nào
ông đã theo thì ông theo với tất cả tâm -hồn . Ông thực hành
đúng như người ta đã chỉ bảo , và ở mỗi cuộc thực-nghiệm
ông đều đạt đến kết- quả tương-tự. Như thế qua thực- nghiệm
thực-tế, ông ta mới biết được rằng mục đích của tất cả các
tôn- giáo giống nhau , mỗi tôn-giáo cố -gắng truyền dạy cùng
một điều , sự khác nhau phần lớn chỉ là về phương pháp và
148 KHẢO -CỔ TẬP -SẠN

hơn nữa về ngôn ngữ . Ở tại trọng- tâm tất cả các môn phái và
tất cả tôn giáo đều cùng một mục -đích , và chúng chỉ cãi nhau
vì mục -tiêu vị -kỷ riêng tư . Chúng không lo lắng đến chân -lý
mà chỉ lo cho « danh tiếng của tôi » và « danh tiếng của anh » .
Cả hai đàng đều truyền dạy cùng một chân lý , nhưng đàng
này bảo : « điều ấy không có thể xác thật bởi vì tôi chưa đánh
dấu tên tuổi của tôi vào đấy . Bởi vậy không ai nên tin y » .
Và đàng kia nói : « Đừng nên nghe hắn , dù hắn có truyền
dạy điều hết sức tương tự nhưng không thật vì hắn không
nhân danh tôi đề dạy » .

Đấy là điều mà sư phụ tôi đã tìm thấy , và từ đấy học-tập


khiêm -nhường vì ông đã thấy rằng cùng một ý-niệm ở trong
tất cả tôn -giáo là ý - niệm « không phải tôi » mà là « Ngài , và
kẻ nào nói được « không phải tôi » thì Chúa tối-cao tràn ngập
lòng người ấy. Càng bẻ cái Ta hèn -mọn này đi thì Chúa tối
cao càng giảng hiện ở nơi mình . Ông đã tìm thấy điều ấy là
chân lý của tất cả tôn-giáo trên thế giới và ông chuyên tâm
thực-hiện . Như tôi đã nói , mỗi khi ông thầy tôi muốn làm một
điều gì thì không bao giờ ông tự mãn nguyện với những lý.
thuyết đẹp , ông tìm ngay vào thực- hành . Chúng ta thường
thấy nhiều người nói rất hùng -biện lạ lùng về những điều đẹp ,
nào bác ái tình - thương , nào bình đẳng bình quyền , cùng là
quyền tự chủ của dân- tộc khác , và tất cả những điều tương
tự , nhưng chỉ là « thuyết nhân- nghĩa , giảng đạo -đức » mà thôi .
Thục may mắn cho tôi được gặp một người có thể thực hành
những lý -thuyết. Ông có cái khả -năng lạ lùng để thực -hiện tất
cả điều ông nghĩ là phải .

Ở gần đấy có một gia-đình người dân hạ- cấp . Dân hạ cấp
chừng mấy triệu ở tất cả Ấn- Độ , là hạng người hèn thấp đến
nỗi có kinh- điển dạy rằng : nếu một người giới Bà -la -môn đi
ra ngoài thấy mặt một người hạ- cấp (Pariah ) thì cả ngày hôm
ấy y phải nhịn ăn và đọc kinh cầu nguyện đề lại được tinh
khiết như trước . Ở một số đô-thị Ấn , khi có một người hạ cấp
vào thành thì y phải cắm một cái lòng cảnh con quạ trên đầu
đề làm hiệu cho người ta biết mình là hạ - cấp và vừa đi vừa
kêu rao : « Hãy tránh đi , kẻ hạ -cấp đang đi qua đường » và
dân chúng chạy mau xa y như có một ma - thuật gì , bởi vì nếu
TƯ -TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN -ĐẠI 149

chẳng may chúng va phải y , thì chúng phải thay quần áo , tắm
gội và không được làm việc chi khác nữa vì ô uế . Và dân hạn
cấp hàng ngàn năm đã tin-tưởng như thế là hoàn -toàn phải ,
rằng sự va chạm của y làm cho mọi người ô - uế . Nhưng sư

phụ tôi lại muốn đến thăm nhà một người hạ- cấp và xin phép
quét nhà cho y . Công việc của người hạ-cấp là phải quét đường
trong thành phố và gìn-giữ nhà cửa cho được sạch . Y không
được vào nhà người ta bằng công trước mà phải luồn cổng
sau . Và khi nào y đi khỏi rồi thì tất cả những nơi nào y đã đi
qua phải được vẫy ít nước sông Hằng - Hà đề trở lại tinh khiết .
Người ở giới Bà-la-môn thì sinh ra đã sẵn tinh -khiết , còn

người Hạ - cấp Pariah thì trái lại . Vậy mà một người Bà - la -môn
như sư phụ tôi lại xin được làm cái việc hèn hạ trong nhà của
người Hạ- cấp . Lẽ dĩ nhiên là người Hạ- cấp kia không dám
nhận lời cho phép như thế , vì họ tin nếu họ cho phép một
người Bà - la -môn làm cái việc hèn-hạ kia thì họ sẽ phạm tội
ghê gớm và sẽ bị tuyệt-diệt. Người Hạ cấp nhất định không
cho Sư - phụ tôi làm , bởi vậy chờ đêm khuya , ai nấy ngủ say,
Ramakrishna mới vào trong nhà người Hạ -cấp . Ông có tóc
dài , ông lấy tóc làm chổi quét sạch nhà cho người Hạ-cấp
miệng nói : « Đức-Mẹ tôi ơi , hãy biến tôi thành người làm cho
người Hạ- cấp , hãy làm cho tôi tự cảm thấy tôi còn hèn hạ
hơn cả người Hạ-cấp » . Kinh thánh Ấn - Độ dạy : “ Kẻ nào
phụng- sự Ta hơn hết là kẻ biết phụng -sự những tín - đồ phụng .
sự Ta . Chúng tất cả đều là con Ta và quyền ưu -tiên của các
con là được hầu-hạ chúng » .

Phải nhiều thì giờ mới kể hết được các cách tụ - tập khác ,

và ở đây tôi chỉ phác qua câu truyện về cách sống của Sư
phụ tôi . Hàng năm trường Ông tự huấn- luyện lấy . Một trong
phép tu -luyện là nhổ hết gốc rễ về ý- niệm nam- nữ. Linh- hồn
không có chủng tính , nó chẳng phải trống hay mái. Chỉ ở tại
thân thể mới có chủng - tính và ai mong cầu đạt tinh thần thì
đồng thời không thể chấp vào sự phân-biệt chủng-tinh . Đã
sinh vào thân thể một kẻ nam- nhi , Sư phụ tôi muốn thể
hiện ỷ -niệm nữ tính vào tất cả . Ông bắt đầu nghĩ mình là
phụ-nữ, mặc quần áo như một phụ nữ, bỏ công việc của

nam nhi và sống trong nhà với các phụ nữ con nhà tử tế ,
150 KHẢO - CỒ TẬP- SAN

cho đến khi sau nhiều năm kỷ -luật ấy , tinh thần ông biến
hóa và ông quên hẳn ý -niệm nam -nữ ; thế là cả quan điểm
nhân sinh của ông đã biến đổi .

Chúng ta nghe nói ở Tây - phương có tục phụng thờ phụ


nữ , nhưng thông thường đấy là phụng thờ sự trẻ đẹp của
phụ nữ. Thầy tôi hiểu phụng thờ phụ nữ là tất cả bộ mặt
của phụ nữ đều là Đức - Mẹ hoan hỉ và chỉ là thế thôi không
còn là chi khác nữa . Chính tôi đã mục- kích thầy tôi đứng
trước mặt những phụ nữ mà xã hội ruồng bỏ không dám tới
gần , và sụp xuống dưới chân để tắm rửa bằng nước mắt
mình , và nói : « Mẹ ơi , ở hình thức này thì Mẹ đứng đầu
đường phố , ở hình thức khác Mẹ là cả vũ trụ . Con kính lạy
Mẹ , con kính lạy Mẹ » . Hãy ngẫm nghĩ xem về cái đức huệ
của một đời sống không còn chút vẫn nhục dục , nhìn phụ nữ
với thương - yêu và tòn - kính , tất cả bộ mặt phụ nữ đều biến
hóa và chỉ còn lại có diện mục của Đức-Mẹ thánh -linh , Đức
Mẹ hoan - hỉ, Đức-Mẹ bảo - vệ nhân loài sáng ngời . Đấy là cái
gì chúng ta mong cầu . Làm sao người ta tin được rằng thánh
linh bên trong người phụ -nữ có thể bị lừa dối được . Ngài
luôn -luôn tự xác định , không bao giờ lầm , Ngài tìm ra giả
mạo , dối-trả . Ngài không bao giờ làm mà cảm thấy sự ấm
cúng của sự vật, ánh sáng của tâm linh , thánh linh của sự
tinh-khiết . Sự tinh khiết như thế là tuyệt- đối cần thiết nếu
người ta muốn đạt tới tâm -linh thật sự.

Sự tinh khiết thuần -tủy không nhiễm đã hiện ra ở đời


sống của bậc người ấy . Tất cả những vật lộn chúng ta có
trong cuộc đời của ta đều được ông giải quyết rồi . Những
viên ngọc tâm -linh của ông đã thu -hoạch một cách gian-nan
trải ba phần tư đời ông đến nay sẵn sàng cống hiến cho
nhânloại . Và đấy là bắt đầu sử -mạng của ông vậy . Cách dạy
và truyền đạo của ông rất đặc biệt . Ở nước tôi một nhà giáo
là một người rất được trọng vọng , được coi như Chúa tối
cao tự thân vậy . Chúng tôi tôn trọng hơn cả cha mẹ chúng
tôi nữa . Cha mẹ chúng ta cho chúng ta thân thể , nhưng thầy
giáo còn chỉ dẫn chúng ta con đường tế-độ . Chúng ta là con
7
tinh thần của người , chúng ta được dưỡng dục trong đời
sống tâm linh của người . Tất cả người Ấn đều đến tỏ lòng
kinh mộ một Sư phụ đặc biệt , họ quây - quần lấy người . Và
TƯ TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN-ĐẠI 151

đây chính là một bậc Sưphụ như thế , nhưng Sư phụ tôi
không có chút ý -nghĩ nào về sự mình được tôn -kinh hay
không . Người không có đến một ý- niệm nhỏ nào rằng mình
là một Đại-sư , người nghĩ rằng tất cả đều do Đức Thánh Mẫu
làm ra cả chứ không phải mình . Người thường nói : « Nếu có
được điều gì tốt lành ở miệng tôi thốt ra đấy là Đức-Mẹ nói ,
tôi có công gì đâu » ? Đấy là thái độ của Người đối với sự
nghiệp của mình , và cho đến giờ phút cuối cùng Người vẫn
trung -thành với ý -nghĩ ấy. Người không đi tìm một ai . Nguyên
tắc của Người là : « Trước hết rèn-luyện tính -cách , trước hết
thu -hoạch đức- tính tâm -linh , rồi thì kết- quả sẽ theo đến sau .
Lời minh- chứng lý-thủ nhất của Người là : « Khi nào bông sen
nở đàn ong tự đến để kiếm mật ; cũng thế mà bông sen nhân
cách người ta hãy để nở hoa đầy-đủ thì rồi kết-quả sẽ theo sau » .
Đấy là bài học vĩ đại cho chúng ta phải học . Sư - phụ tôi dạy
tôi bài học ấy hàng trăm lần vậy mà tôi vẫn thường quên đi .
Ít người hiểu được năng -lực của tư-tưởng. Nếu có một ai vào
trong một cái hang đóng chặt cửa lại , ở đấy y thật nghĩ có một
ý-tưởng vĩ đại cho đến lúc chết, cái ý-nghĩ ấy sẽ truyền thông
qua vách đá , bay trong không- khi để rồi sau cùng thấm -nhuần
vào tất cả nhân loại . Năng lực của tư-tưởng như thế đấy ,
cho nên không vội- vàng truyền tư -tưởng mình cho người ta .
Điều thứ nhất hãy lo cho cái gì để truyền đã , chỉ người nào
có cái gì đề truyền cho người ta mới là đáng dạy người ,
vì dạy học không phải là nói làm -nhàm , dạy học không phải
là giảng giải học thuyết mà là truyền -cảm . Tâm-linh có thể
được truyền -cảm một cách cũng hết sức xác thực như là
tôi có thể đưa cho anh một bông hoa . Điều ấy xác thực từng
chữ. Cái ý -niệm ấy tối xưa ở Ấn-Độ , và nó được chứng-minh
bằng cái thuyết nối nghiệp sử -đồ , bằng sự tin-tưởng vào lý
thuyết ấy. Bởi vậy mà trước-tiên hãy tạo nên đúc-tinh, đấy là
bổn-phận tối-cao người ta có thể thành tựu . Hãy tự mình biết
Chân-lý cho mình và sẽ có nhiều người đề mình dạy có thể
dạy bảo sau ; chúng sẽ đến tất cả . Đấy là thái-độ của Sư phụ
tôi . Người không phê-bình một ai hết . Trải bao nhiêu năm
tôi sống bên con người ấy mà không bao giờ từng nghe thấy
một lời bài bác ở miệng Người thốt ra đối với một môn - phải
nào. Người có cảm-tình với tất cả giáo phái . Người đã thấy
được hào điệu của chúng với nhau . Một người có thể là tri
152 KHẢO- CỔ TẬP - SAN

thức , hay sùng bái , hay tâm linh thần bí hay hành động
phụng sự trong các mô -thức ấy , các tôn - giáo khác nhau đại

diện cho mô thức này hay mô thức kia . Vậy mà có thể hòa
hợp tất cả bốn mô- thức ấy ở một người , và đấy là con đường
của nhân loại tương - lai đang đeo đuổi . Đấy là ỷ -niệm của
Su- phụ tôi , người không công - kích một người nào mà nhìn
thấy điều hay ở tất cả .

Dân chủng hàng ngàn đến thăm và nghe nhân vật phi
thường ấy , nói tiếng nói quê mùa mà mỗi lời nói là năng lực
và ảnh sáng . Bởi không phải những điều nói ra , càng không
phải ngôn -ngữ để diễn -tả mà chính là bản lĩnh của người
sống linh - động ở tất cả điều người nói mới mang trọng - lượng .
Có nhiều lúc , mỗi người chúng ta đều cảm thấy thế . Chúng
ta được nghe những bài thuyết-pháp hết sức hay , những bài
diễn -văn hết sức mạch -lạc lạ lùng rồi về nhà chúng ta quên
hết . Khi khác chúng ta chỉ được nghe một ít lời nói hết sức
giản-dị , thế mà chúng thâm nhập vào đời sống của chúng ta ,
trở nên phân- tử huyết -mạch của chúng ta và nảy sinh kết
quả lâu dài . Những lời nói của một người có thể đề cả tâm
hồn vào đấy mới có hiệu quả , nhưng y phải có tâm hồn đặc
biệt . Tất cả giáo huấn ngụ có sự đem cho và tiếp thụ , nhà
giáo đem cho và người thụ giáo tiếp nhận , những người này
phải có cái chi để đem cho và người kia phải cởi mở đề
tiếp-thụ .

Nhân -vật ấy đã đến sống ở gần tỉnh Calcutta là kinh đô


của Ấn -Độ , một đô thị đại- học trọng yếu nhất của nước tôi ,
mỗi năm sản xuất hàng trăm đầu óc hoài nghi và duy -vật .
Vậy mà có nhiều tri- thức đại- học như thế , hoài nghi và bất
khả -tri- luận , thường đến đẻ nghe Người. Tôi nghe nói đến
người ấy và tôi đã đến nghe. Người có vẻ đúng như một
người thường, không có chút chi đáng để người ta chú ý cả .
Người quen nói hết sức giản dị và tôi nghĩ bụng : « Người thế
này làm sao có thể là một Sư -phụ vĩ đại được ? » Tòi men đến
gần Người và hỏi Người một câu hỏi mà tôi từng hỏi người
khác suốt đời tôi : « Thưa ông , ông có tin vào Thượng -Đế
không ? » Người ấy đáp liền : « Có » .

- Ông có thể chứng minh được không , thưa ông ?


TƯ - TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN ĐẠI 153

- Có chử !

- Như thế nào ?

− Bởi vì ta thấy Thượng -Đế đúng như ta nhìn thấy anh


lúc này đây , nhưng với một vẻ linh động hơn .

Tức thời tôi lấy làm lạ câu trả lời . Lần đầu tiên tôi thấy
được một người dám quả -quyết đã thấy Thượng -Đế , rằng tôn .
giáo là một sự thật , có thể cảm thấy được , có thể tiếp xúc
một cách vô cùng linh động hơn là chúng ta cảm-giác thế-giới
trước mắt này . Tôi bắt đầu đến con người ấy , ngày ấy sang
ngày khác , và đến nay thực thấy rằng tôn-giáo có thể truyền
cho được . Một cái chạm vào người , một cái nhìn của Người
có thể biến đổi cả một cuộc đời . Tôi đã từng đọc về Đức
Phật , Cơ -Đốc và Mô -Ha -Mết , về tất cả những ảnh - sáng hiện
thân khác nhau thời cổ-điền , các Ngài đã từng dạy như thế
nào , và tuyên - bố : « Hãy là toàn- chân » và người kia trở nên
toàn -chân . Bây giờ tôi mới thấy điều ấy là thật từ khi chính
mắt tôi đã thấy Người ấy , tất cả nghi hoặc trong lòng tôi đã
tiêu -tan đi hết sạch . Điều ấy có thể thực -hiện được và Sư phụ
tôi thường hay nói : « Tôn giáo có thể truyền cho được và
thu nhận -
được một cách cụ thể hơn , chânthật hơn là các
điều khác ở đời » .

Bởi vậy mà trước hết hãy có tinh thần , có cái gì để cho


đi , rồi thì đứng trước thế-giới và cho đi . Tôn giáo không
phải nói suông hay là giáo lý lý -thuyết , hay là môn-phải .
Tôn - giáo không có thể sống thành môn - phải hay giáo hội , nó
là liên -hệ tương quan giữa tâm hồn với Thượng Đế , làm sao
có thể giam nó vào một tổ - chức được . Biến thành vật của
một tổ chức thì nó sẽ trụy-lạc vào công việc thương-mại và
ở đâu có thương mại và nguyên lý thương -mại trong tôn
giáo thì tinh thần tiêu- diệt . Tôn-giáo không cốt ở xây dựng
đền - chùa hay nhà thờ hay là làm lễ công - cộng . Nó không
ở trong kinh -sách , trong lời nói , trong thuyết pháp hay là
trong tổ - chức . Tôn -giáo cốt ở tại sự thực hiện . Sự thực , chúng
ta đều biết rằng không có cái gì thỏa -mãn chúng ta chừng
nào chính chúng ta tự biết chân lý . Mặc dầu chúng ta có thể
biện - thuyết , mặc dầu chúng ta có thể nghe thuyết đến mấy
nữa , nhưng chỉ có một điều có thể thỏa mãn chúng ta , đấy là
154 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

sự thực-hiện riêng của chúng ta . Và cái thực nghiệm như thế


thì tất cả mọi người đều có thể làm được miễn là ai nấy
thử cố gắng . Lý - tưởng tiên -quyết của sự cố gắng thực hiện
tôn - giáo là ý -tưởng xả- kỷ . Càng bỏ đi được bao nhiêu càng
hay bấy nhiêu , chúng ta phải bỏ hết . Tối tăm và ảnh-sáng ,
thích -thủ thế -tục và thích- thủ thần -linh không bao giờ có thể
đi với nhau . « Nhà ngươi không có thể phụng sự cả Thượng.
Đế lẫn ma -quỉ » . Người ta cứ thử xem , nếu chúng muốn . Và
tôi đã thấy hàng triệu ở các nước đã thử như thế , nhưng kết
cục chẳng được gì cả . Nếu một lời còn chân -thật trong thuyết
pháp ấy là “ hy - sinh tất cả cho tình - yêu Chúa » . Đấy là một
nhiệm - vụ nặng -nề và lâu dài, nhưng chúng ta có thể bắt đầu

ngay tại đây . Từng bước , từng bước chúng ta phải tiến tới đấy .

Ý-tưởng thứ hai trọng đại tôi lĩnh - hội được ở Thầy tôi
và có lẽ là ý -tưởng cốt yếu nhất ấy là cái Chân -lý lạ lùng
cho tất cả các tôn - giáo ở thế - giới không mâu thuẫn hay trái
nghịch nhau . Tất cả chỉ là những giai-đoạn khác nhau của
một Tôn giáo duy nhất Vĩnh -cửu , cùng một Tôn- giáo Duy
nhất Vĩnh -cửu ứng dụng cho các bình diện khác nhau của
sinh -tồn , ứng - dụng cho quan-niệm của tinh thần và chủng
tộc khác nhau . Không bao giờ có tôn giáo của tôi hay của
anh , quốc giáo của tôi hay quốc- giáo của anh , không làm chi
từng có nhiều tôn-giáo , trước sau chỉ có một mà thôi . Một
tòn - giáo vô - biên , vò thủy vô chung và cái Tôn - giáo ấy tự
biểu thị ra ở các địa-phương khác nhau ở hình thức khác
nhau , bằng đường lối khác nhau . Bởi vậy chúng ta phải tôn
trọng tất cả các Tôn- giáo và chúng ta phải cố công nhận chúng
hết cả càng nhiều càng được . Các tôn - giáo tự biểu -hiện không
phải tùy theo chủng -tộc và vị - tri địa - lý mà thôi , chúng còn
biểu - hiện tùy theo năng lực cá nhân nữa . Ở một người này
tôn-giáo biểu hiện là nhiệt-thành phụng sự , là hành động . Ở
một người khác nó biểu - hiện là sùng - bái nhiệt- liệt , lại ở
người khác là tâm-linh thần -bi, ở những người khác nữa là
triết-học , vân vân ... Thực rất lầm mà bảo người ta rằng :
« phương pháp của ông không đúng » . Có khi một người mà
bản -tính thiên trọng về tình yêu nghĩ rằng người làm điều
thiện cho kẻ khác không phải chính đạo bởi vì người này
không theo đúng con đường của mình cho nên sai lầm . Nếu
TƯ -TƯỞNG ẤN- ĐỘ HIỆN ĐẠI 155

nhà triết- gia nghĩ rằng : « Thương thay kẻ bình dân ngu si
làm sao chúng có thể biết gì về Thượng-Đế của Tình - yêu và
yêu Ngài , chúng không tự biết chúng muốn làm chi nữa ) .
Nhà triết- gia nói thế là lầm , bởi vì dân-chúng có thể cũng

phải và y cũng có thể phải được . Phải biết cái bi-quyết trọng
tâm này là Chân-lý có thể đồng-thời vừa một vừa nhiều , đồng
qui thù -đồ , tùy theo quan - điểm khác nhau chúng ta có thể

thấy cùng một Chân-lý ở nhiều phương-diện khác nhau , đấy


chính là điều chúng ta phải nhận thức . Đến khi ấy thì đáng
lẽ ác - cảm với mọi người , chúng ta sẽ cảm thấy cảm tình vô
hạn với tất cả . Đã biết rằng chừng nào người ta sinh ra với
tinh - tình khác nhau trên thế gian này , cùng một Chân- lý tôn
giáo cần phải thích ứng khác nhau , chúng ta sẽ hiểu rằng bắt
buộc là chúng ta phải chịu đựng lẫn nhau . Chính như Tạo
hóa là « đồng qui nhi thù đồ » , « đồng nhất trong đa thù » ,
hiện -tượng thiên -hình vạn- trạng , bên trong tất cả biểu hiện
khác nhau ấy có cái Vô-hạn , Bất-biến , Thái-nhất , Tuyệt-đối
quán thông tất cả . Mỗi cả- nhân chúng ta cũng thế , nhân - thân
chỉ là một tiểu vũ -trụ phỏng theo đại- vũ trụ ; mặc dầu tất cả
những sự khác nhau đặc thù , bên trong và nhất- quán thông
suốt tất cả có cái hòa-điệu vĩnh - cửu . Và chúng ta phải giác
ngộ điều ấy . Cái tư -tưởng ấy bao trùm tất cả các tư -tưởng
khác , ngày nay hơn lúc nào hết , tôi thấy là điều thiết- yếu

khẩn -thiết nhất. Sinh-trưởng ở một nước vốn là cái đất ương
cây của bao nhiều là giáo-phái — và vì may hay rủi ở đấy tất
cả người nào có được một ý - niệm tôn - giáo đều muốn gửi
sứ - giả đi tiên - phong cả — tôi đã được biết từ thủa thơ ấu các
giáo - phái khác nhau vô kể của thế - giới . Cả đến đạo Mormon

cũng đến truyền - giáo ở Ấn- Độ . Hãy hoan nghênh tất cả . Đấy
là đất để cho người ta truyền-giáo . Ở đấy tôn- giáo dễ bắt rễ
hơn ở các nơi khác . Nếu các người đến tuyên - truyền chính -trị
cho dân Ấn- Độ thì họ không hiểu , nhưng nếu người ta đến
truyền -giáo , bất cứ tôn-giáo ấy lạ kỳ nhường nào , chẳng mấy
chốc mà các người cũng sẽ có hàng trăm hàng ngàn tín- đồ đi
theo . Và các người có nhiều cơ -hội đề trở nên một vị Thánh
sống ngay đời này. Tôi rất vui lòng được thấy thế , đấy là
điều độc nhất mà chúng tôi ở Ấn - Độ mong mỏi .

Ở dân chúng Ấn , giáo-phải rất nhiều , một số lớn khác


156 KHẢO -CỔ TẬP- SAN

nhau và có những giáo phái bề ngoài còn mâu thuẫn với nhau
đến tuyệt- vọng nữa . Vậy mà chúng đều nói rằng chúng chỉ là
những biểu -hiện khác nhau của một tôn -giáo . « Ví như các
dòng sông khác nhau , đều bắt nguồn từ những dặng núi khác
nhau , dòng chảy quanh quất , dòng chảy thẳng , kết cục hết
thảy đều chảy vào biển mà dung hòa trộn lẫn các nước với
nhau . Các giáo phái khác nhau với các quan điểm khác nhau
cũng như thế , chung - cục đều vươn lên tới đấng Thiêng -liêng » .
Đấy không phải là lý thuyết , nên nhận biết điều ấy , không
phải với cái dáng - điệu tựcao tự- đại như chúng ta thấy ở một
số tin đồ tôn giáo : « Phải , ở chúng cũng có được một vài
điều thực tốt . Chúng là những tôn - giáo dân tộc , và những tôn
giáo dân -tộc cũng có điều hay » . Cũng có một vài tư tưởng
rộng- rãi lại cho rằng tất cả những tôn giáo khác là những
mảnh vụn của một cuộc tiến -hóa tiền -sử , nhưng « tôn - giáo của
chúng ta là sự thành tựu cuối cùng » . Kẻ này bảo tôn - giáo
của mình chân chính hơn vì nó cỏ nhất , kẻ kia cũng bênh
vực tôn - giáo của mình cách tương- tự cho rằng nó tối tân nhất .
Chúng ta phải công - nhận rằng mỗi tôn -giáo ấy đều có khả
năng như nhau để cứu - vớt cả . Tất cả điều các người nghe
thấy thuyết về sự sai khác của chúng hoặc ở trong đền chùa
hay ở trong nhà - thờ đều là một mở mê- tin . Cùng một Thiêng
liêng đáp ứng cho tất cả , và chẳng phải ông , hay tôi , hay
một đoàn - thẻ người có trách nhiệm cứu - vớt và tế- độ cho một
mẫu nhỏ của linh - hồn nào cả . Cùng một Đấng Toàn -Năng có
sử -mệnh đối với tất cả và cho tất cả chúng - sinh . Tôi không thể
hiểu được làm sao người ta lại tự tuyên bố là lin - ngưỡng vào
Thượng - Đế mà đồng thời nghĩ rằng Thượng -Đế đã trao cho
một tiểu -đoàn -thể người tất cả chân - lý , và họ là người hộ- vệ
cho tất cả nhân -loại . Làm sao người ta có thể gọi như thế là
tôn giáo được ? Tôn giáo là thực hiện , còn như chỉ nói suông ,
chỉ thử tin , chỉ sờ soạng trong đêm tối , nhắc đi nhắc lại như
vẹt những lời nói của tiền - nhân , và nghĩ rằng như thế là tôn
giáo, tự -mãn làm chính trị với những chân -lý của tôn -giáo ,
thực không phải tôn -giáo chút nào hết . Ở mỗi giáo -phái cả
đến trong tín- đồ Hồi- giáo mà chúng tôi vẫn coi như biệt-phải
nhất , cả đến ở họ chúng ta cũng thấy rằng ở đâu có người
nào thử gắng thực hiện tôn giáo , ở miệng người ấy sẽ thốt
ra những lời như : « Ngài là Chúa -tể muôn loài , Ngài ở tại
TƯ - TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN-ĐẠI 157

trong tâm -hồn của tất cả , Ngài là chỉ đạo cho tất cả , Ngài là
sư -phụ của tất cả , và Ngài săn sóc vô cùng đến đất nước của
các con Ngài , hơn cả chúng ta lo lắng » .

Chớ có phá -hoại tin -ngưỡng của một ai cả . Nếu có thể


được thì hãy cho y cái chi hơn . Nếu có thể được thì hãy tự
đặt mình vào quan - điềm của y và đem cho y một tay đề
nâng y đứng lên ở chỗ y đang đứng , nhưng chớ có phá
hoại cái chi y sẵn có . Người Su-phụ chân - chính chỉ là người
có thể biến hóa được chính mình một lúc thành hàng triệu
người khác . Người Sư phụ chân chính chỉ là người có thể
tức thì đứng vào bình -diện của đệ tử và tự đặt tâm hồn mình
vào tâm hồn đệ tử , nhìn với con mắt của đệ tử và cảm thông
tinh thần của đệ- tử . Chỉ có một sư phụ như thế mới thực
có thể truyền giáo , không một người nào khác . Tất cả những
giáo -sĩ tiêu -cực , phá -hủy , công -kích ở trên thế giới không
bao giờ làm được điều gì tốt lành cả .

Trước sự hiện diện của Sư phụ tôi , tôi khám phá thấy
người ta có thể trở nên hoàn thành ngay tại nơi thân thể này .
Miệng Người không từng bao giờ thỏa -mạ một ai , không từng
phê -bình một ai. Mắt Người không còn có thể nhìn thấy điều
ác , tinh thần Người đã mất khả - năng suy nghĩ ác . Người chỉ
nhìn thấy điều thiện . Cái sự tinh khiết lạ lùng ấy , sự hỷ xả kỳ
lạ ấy là một bí quyết của tâm linh . Kinh Vedas nói : « Chẳng
phải vì của cải , chẳng phải nhờ dòng dõi mà nhờ hỷ - xả và chỉ
hỷ xả người ta mới đạt tới vĩnh cửu bất- tử » . Đức Cơ - Đốc
nói : « Bản tất cả vật ngươi có đi và phân phát cho kẻ khó , và
hãy đi theo ta ! »

Vậy tất cả các đại Thánh nhân và tiền -tri đã phát- biểu
điều ấy và thực hành trong cuộc đời các Ngài . Không có sự
hỷ- xả ấy làm sao cho đại tâm - linh xuất- hiện ? Hỷ - xả là nền
tảng của tất cả tư tưởng tôn giáo bất cứ ở đâu . Và người ta
luôn luôn thấy rằng chừng nào cái ý tưởng hỷ- xả suy - vi thì
vật dục càng lẫn vào địa - hạt tôn -giáo chừng ấy và tâm-linh
sẽ suy đồi đi bấy nhiêu .
2
Con Người ấy thực là hiện thân của hỷ xả . Ở nước tôi
điều thiết yếu cho một người muốn thành Đạo - sĩ Sannysin là
từ bỏ tất cả phủ -quí trần -thế , và Sư -phụ tôi đã thực hiện
158 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

không sai một chữ . Có nhiều người sẽ cảm thấy phúc-huệ


nếu được thầy tôi nhận lấy một lễ vật ở tay họ , họ vui lòng
dâng hàng ngàn bạc nếu Thầy tôi muốn độ cho họ , nhưng
chính lại là hạng người mà Thầy tôi quay mặt đi . Người thật
là một kiểu -mẫu , một thực-hiện sống động của sự thắng-phục
hoàn toàn dục vọng và tham lam tiền-tài . Người đã vượt lên
trên tất cả tham -dục ; những người như thế thực đáng thiết
yếu cho thời đại của chúng ta hiện nay . Sự hỷ- xả như thế cần
thiết cho ngày nay vì người ta bắt đầu nghĩ rằng người ta
không thể sống được một tháng không có cái mà người ta
bảo là « nhu - yếu » của người , và cái điều nhu -yếu ấy cứ tăng
lên không có giới -hạn nào nữa . Ở vào thời- đại như thế này
cần phải có một người xuất-hiện để chứng -minh cho những
kẻ hoài nghi ở thế - giới rằng vẫn còn có một người sống
không cần đến mảy -may vàng bạc hay danh tiếng trong thế
giới . Phải , hiện nay vẫn có hạng người như thế.

Một ý - tưởng trọng yếu nữa trong cuộc đời Sư- phụ tôi
là tình yêu tha -nhân tha thiết. Phần nửa đầu cuộc đời ấy là
đề vào công phu tu -luyện tâm -linh , và phần còn lại là để
phân -phát cho tất cả . Dân Ấn - Độ có cái tục đến thăm một
Sư-phụ tôn-giáo hay một Đạo-sĩ Sannyasin khác với dân
chúng các nước ở Tây - phương . Có người đến hỏi han Đạo
sĩ về một vài điều , có người đi từ ngàn dặm bộ hành dòng
dã chỉ để đến hỏi một câu , được nghe một lời : « Thầy cho
con một lời chung thân tế -độ » . Họ đến như thế. Họ đến rất
đông , giản dị không kiểu - cách , ở chỗ mà Sư-phụ thường có
mặt . Họ có thể thấy Sư -phụ dưới gốc một cây to và hỏi han
Sư-phụ . Và cứ như thế hết lớp ấy đến lớp khác . Bởi vậy mà
nếu một người thực được tôn - kính hâm -mộ thì có khi không
còn thì-giờ để nghỉ- ngơi , hết ngày đến đêm y sẽ phải nói
không ngừng. Hàng giờ dân -chúng đỏ đến hỏi han và người
ấy sẽ luôn luôn giảng dạy chúng.

Cứ như thế mà dân-chúng ùn ùn kéo đến nghe Sư-phụ tôi ,


và Người có thể nói suốt trong hai mươi hai giờ trong hai
mươi bốn giờ một ngày , và không phải chỉ có một ngày như
thế , mà hết tháng ấy sang tháng khác và cho đến cuối cùng
thân-thẻ gẫy -gập vì sự gắng sức lạ lùng . Lòng yêu nhân loại
nhiệt thành đến nỗi không cho phép thầy tôi từ-chối được cả đến
TƯ -TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN-ĐẠI 159

một kẻ nhỏ mọn nhất trong số hàng ngàn tìm đến cầu sự giúp
đỡ của Người . Dần dà cổ họng bị thương đau , vậy mà người
ta cũng không ngăn- cản được thầy tôi tiếp -tục công việc truyền
dạy . Hễ nghe thấy người ta đến hỏi thăm xin được vào gặp là
Người liền khẩn- khoản để cho người ta được vào gặp và giải
đáp tất cả những câu hỏi của họ thắc-mắc . Đến khi chúng tôi
trách thầy tôi đã quá độ , thầy tôi đáp : “ Ta không quan -tâm
nữa , ta sẽ hy-sinh hai mươi ngàn cái thân -thể như thế này đề
giúp - đỡ một người . Thực là vẻ -vang được giúp -đỡ dù chỉ được
một người » . Không có một phút nghỉ- ngơi cho thầy tôi !
Có một lần người ta hỏi thầy tôi rằng : “ Thưa Ngài , ngài là
một vị Đạo- Sĩ cao , tại sao ngài không để chút tinh-thần vào
thân thể của ngài và chữa khỏi bệnh đi ? » Lần đầu thầy tôi
không muốn trả lời, nhưng khi câu hỏi được nhắc lại , thầy tôi
hòa-nhã đáp : « Ông bạn ơi , tôi tưởng ông là một người hiền
trí , nhưng ông cũng nói như các người khác ở đời . Cái tinh
thần này đã dâng lên cho Chúa , ông lại muốn bảo tôi lấy lại để
đặt lại vào thân thể này nó chỉ là một cái cũi của linh hồn
hay sao » ?

Cứ như thế thầy tôi tiếp tục giảng - đạo cho dân - chúng , và
đến khi có tin đồn ra rằng thân - thề của Người sắp sửa qua đời
thì dân- chúng càng ùn -ùn kéo đến hơn bao giờ hết . Qui -vi
không thể tưởng tượng được dân-chúng kéo đến các Đại- tôn
sư ở Ấn - Độ như thế nào , họ bao -quanh đông -nghịt lấy Tôn -sư
và sùng -bái như các vị Thánh -sống . Hàng ngàn người đợi chờ
chỉ để được sờ tay vào gấu áo của Tôn-sư. Chỉ nhờ sự tham

thức tâm -linh ở người khác như thế mà người ta phát- triển
được tâm-linh ở mình . Tất cả cái chi con người ước-muốn ,
tất cả cái gì họ thưởng - thức nó sẽ có , và đối với các dân- tộc
cũng thế . Nếu qui- vị đến Ấn - Độ đề đọc một bài diễn -thuyết
chính-trị , dù bài diễn- thuyết có hay đến mấy đi nữa , quí- v
khó lòng thấy được nhân dân đến nghe , nhưng nếu quí vị
đến để giảng tôn-giáo , sống đời tôn-giáo ấy , chứ không
phải chỉ thuyết thòi , thì có hàng trăm người quây quần chỉ
đề nhìn quí- vị , đề được sờ chân quí vị .

Khi dân chúng nghe tin có lẽ vị Thánh sống Ramakrishna


sắp sửa từ - biệt chúng đến nơi , chúng càng lũ -lượt kéo đến
xúm quanh lấy thầy tôi hơn bao giờ hết, và thầy tôi tiếp tục
160 KHẢO CỔ TẬP-SAN

giảng -đạo cho chúng không còn thèm đoái hoài đến sức khỏe
của mình chút nào . Chúng tôi không làm sao ngăn - cản được
nữa . Có nhiều người từ phương -xa -tit tìm đến và thầy tôi
không được yên tâm nếu chưa giải đáp những câu hỏi của họ .
Thầy tôi nói rằng : “ Chùng nào ta còn nói được thì ta phải
giảng dạy họ » . Và thầy tôi đã nói là làm theo đúng như lời
nói. Một bữa kia , thầy tôi bảo : « Nội ngày hôm nay thầy bỏ
lại thể- xác ! » rồi đọc lời kinh Vedas thiêng- liêng nhất thầy
tôi vào tam -muội và đi hẳn .

Tư -tưởng và sử -mệnh của Ramakrishna chỉ có một thiểu

số đã được biết và có khả - năng truyền bá ra ngoài . Trong


bọn ấy đặc -biệt có một vài người thanh - niên xuất-gia và sẵn
sàng theo đuổi sự nghiệp của Sư -phụ . Người ta cố sức dẹp
tan họ , nhưng họ vững tâm bền chí theo đuổi sứ mệnh của
Thầy vì được cả một cuộc đời vĩ đại của Thầy làm nguồn
hứng - khởi . Đã được xúc- tiếp nhiều năm với cuộc đời thiên
phúc ấy , họ giữ vững lập- trường. Những thanh -niên này sống
đời Đạo sĩ Sannyasin , khất thực qua đường phố của đô
thành họ sinh trưởng , dù có một vài người vốn con nhà gia
thế . Lúc đầu họ có gặp trở ngại lớn , nhưng họ kiên-cố nhẫn
nại tiếp tục ngày này sang ngày khác reo rắc khắp Ấn - Độ
cái sứ mệnh của bậc Thánh nhân vĩ đại kia , cho đến khi
toàn thẻ xứ sở đều được thấm nhuần những tư - tưởng họ
truyền bá . Bậc Thánh sống kia tự một làng hẻo lánh miền
Bengale không được học- hành giáo dục , chỉ với tự lực
biện biệt riêng của mình đã thực- hiện được Chân -lý và đem
ban cho người khác , để lại có một vài thanh - niên truyền thừa
về sau .

Ngày nay tên tuổi của Thánh Ramakrishna Paramahamsa


đã được toàn cõi Ấn- Độ với hàng triệu nhân dân biết . Hơn
nữa , uy lực của con người ấy đã bành trướng ra ngoài
đất Ấn- Độ , và nếu tôi đây có nói lên được một lời nào về
tâm-linh , một lời nào về chân -lý ở nơi nào trên thế giới, điều
ấy hoàn -toàn tôi chịu ơn ở Sư- phụ tôi , chỉ những điều lầm
lỗi là của riêng tôi .

Đấy là sứ mệnh của Thánh Ramakrishna cho thế giới


hiện -đại : « Không nên để ý vào học thuyết , không nên để ý
vào giáo lý , hay môn-phải , hay nhà - thờ , hay đền -chùa . Những
TƯ TƯỞNG ẤN-ĐỘ HIỆN-ĐẠI 161

cái ấy không nghĩa -lý gì so với bản tính sinh-tồn ở mỗi người
là tâm -linh . Và tâm -linh càng phát -triển ở mỗi người thì khả
năng làm điều thiện ở y càng cao . Trước tiên hãy khao khát
đạt được tâm linh , và không phê bình chỉ-trích một ai bởi
vì tất cả học thuyết hay tin -ngưỡng đều có điểm hay bên
trong . Hãy chứng -minh bằng đời sống rằng tôn-giáo không
có nghĩa là lời nói hay danh hiệu suông hay là môn - phải , mà
nó có nghĩa là thực hiện tâm -linh . Chỉ ai đã cảm thấy mới
hiểu được mà thôi. Chỉ những ai đạt tới tâm-linh mới có
thể truyền được cho người khác, mới có thể là đại sư của
nhân loại. Chỉ những bậc ấy mới là sức mạnh của đức sáng .

Ở một nước nào càng có nhiều bậc người ấy xuất-hiện


thì nước ấy càng có cơ thịnh vượng , và ở nước nào hoàn-toàn
không có bậc người ấy xuất-hiện thì chỉ đi đến diệt -vọng
không có cách gì có thể cứu -vớt được . Bởi vậy sứ-mệnh của
Sư-phụ tôi cho nhân -loại là : « Hãy có tâm-linh và thực-hiện
Chân - lý vì Chân -lý ! » Người mong-muốn được thấy chúng
ta tự hy -sinh đề cứu vãn đồng loại của chúng ta . Người
mong muốn được thấy chúng ta thôi đừng thuyết nhiều về tình
yêu đồng-loại anh- em mà hãy hành động để minh-chứng lời
nói của chúng ta . Đã đến lúc phải hỷ-xả hy-sinh , phải thực
hiện và bấy giờ sẽ thấy hòa - đồng giữa các tôn - giáo trên thế
giới . Quí-vị biết không cần tranh-biện , và bấy giờ qui-vị mới
thấy sẵn sàng cứu -giúp nhân -loại . Sử-mệnh của Thầy tôi là hãy
tuyên bố và làm sáng tỏ cái đồng nhất- tính cơ bản trong tất
cả tôn -giáo . Các Sư-phụ khác đã dạy các giáo - lý đặc-biệt
mang danh hiệu của mình , nhưng vị Đại sư này của thế
kỷ mười chín không có đòi-hỏi gì cho mình cả. Người không
hề đụng - chạm một tôn - giáo nào , hoàn toàn tôn trọng bởi vì
Người đã thực hiện thấy rằng sự thực các tôn - giáo đều là
thành - phần hay khia -cạnh của một Tôn - giáo Vĩnh- cửu .

(Dịch theo My Master 1950 của Suami – Vivekananda)

(Thủ -Đức —- Làng Đại - học )


dịch xong ngày 21-5-1967
NGUYỄN ĐĂNG THỤC
HAI TRÀO - LƯU DI- DÂN NAM - TIẾN

« Cối Kê cựu sự quan tu kỳ ,


Hoan -Diễn do tồn thập vạn binh »
( Cối.Kê sự cũ , anh nên nhớ ,
Hoan Diễn hãy còn muôn vạn quân )

( TRẦN - NHÂN - TÔN )

Nói về cuộc Nam tiến của dân tộc Việt-nam trên bản
đảo Đông dương Ấn độ Chi -na là cả một vận mệnh lịch -sử
của dân tộc sống còn theo cái định luật tiến-hóa khắt khe,
lạnh lùng vô tình như tất cả định -luật thiên -nhiên mà Dawin
cũng như Trang- Tử đã đề cập :

« Sinh- tồn , cạnh tranh , ưu thắng liệt bại » , mà nôm -na


bình - dân Việt cũng có câu tục -ngữ tương tự « Khôn sống ,
mống chết » . Sự thực cuộc di-dân bành-trưởng xuống phương
Nam của Việt- nam khác với cuộc Tây-tiến của dân Mỹ sang
bờ biển Thái- bình dương , bởi vì đối với dân Mỹ thì đây là
một sự mạo -hiểm thích ý phiêu - lưu , đáp -ứng cho cái sở -thich
về quyền thế , về vĩ đại , lạ kỳ . Nhưng đối với dân Việt chúng
ta thì đây lại thực là nhu -cầu sống còn , tồn tại , thiết yếu của
dân-tộc đề còn là dân -tộc với ít nhiều cá -tính truyền thống ,
riêng biệt của nó vậy .

Gần đây Lã - Sĩ- Bằng trong « Đông -Nam - Á Nghiên cứu


Chuyên -san , tập 3 » đã có một nhận định rất chính-xác về lịch
sử dân tộc Việt-nam rằng :

« L. Rousseau ( Viễn - Đông Học - Viện Ecole Française

d’Extrême- Orient ) suy đoán dàn -tộc Việt nam nguyên xuất
phát từ nhóm Bách - Việt, thuyết ấy rất có giá trị . Gần đây , sự

nghiên cứu và phát hiện về các phương diện : Khảo - cổ học ,


HAI TRÀO -LƯU DI- DÂN NAM- TIẾN 163

Nhân -loại-học , Ngữ-học , Dân -tộc -học đủ chứng -minh cho suy
đoán của L. Rousseau vậy .

Trong nhóm Bách - Việt , một ngành thiên -di xuống phương
Nam , khiến cho dân tộc ấy trở nên một dân tộc có thể bảo .
tồn được chủng tộc- tinh nguyên thủy , chưa thành di dân bị
Hán - tộc đồng-hóa dung hòa , do điều- kiện thuận lợi của tình
thế địa -lý .

Cho nên trong khoảng bốn năm , từ 221 đến 214 trước
Tây - nguyên nó có thể chống cự với quân nhà Tần . Mà từ
khi Hán Vũ-Để diệt triều nhà Triệu ( 111 trước Tây-lịch) về
sau , Việt-nam tuy lệ thuộc vào Trung hoa hơn một ngàn năm ,
thấm nhuần vănhóa Hán -tộc , nhưng không bị Hán - tộc đồng
hóa và thu hút , kết cục vào thế kỷ X nó thoát-ly Trung- quốc
đứng độc-lập . Còn như Âu-Việt phía Đông , Mân - Việt Triệu
Đà các chi Việt- tộc ấy từ thời nhà Hán đến nay đã hướng
vào trung- tâm Hán- tộc để đồng -hóa , kết cục đến dung-hòa
thành dân Tàu ngày nay ở các tỉnh Triết , Man , Việt , Quế vậy » .

( Lã- Sĩ-Bằng trong sách dẫn trên )

·
Lời nhận định khách quan trên đây của một học-giả Tàu
cho chúng ta thấy ý -nghĩa sâu xa của câu thơ ngẫu hứng tự
nhiên trên kia của vua Trần-Nhân -Tông , giữa lúc quân Mông cổ
ba mặt xâm -lăng vào Việt-nam , Ngài đã ứng khẩu để khich
lệ tướng sĩ mình bằng sự nhắc nhở đến thời oanh liệt ở
kinh -đô Cối-kê của Việt -tộc do Câu -Tiễn lãnh đạo . Kế đến bây
giờ , thế kỷ XIII sau kỷ -nguyên , thì hai ngàn năm về trước
Việt tộc đã một thời bá chủ miền Nam sông Dương tử , suốt
Hoa -nam , trung-tâm ở Chiết - giang , nhưng thế lực bành
trướng phía Bắc đến tận Sơn đông , phía Tây đến Ba thục
( Tử - xuyên ) và Vân-nam . Theo sử sách Tàu đáng tin cậy như
sử- ký Tư -Mã- Thiên , Hán - Thư , Việt tuyệt Thư , Ngô Việt xuân
thu , cùng là những khảo - chứng của các nhà bác-cổ học Pháp
như E. Chavannes , Cl . Madrolle ... chúng ta biết được rằng
hơn trăm năm sau Câu - Tiễn (333 trước kỷ- nguyên ) , nước Việt
ở Chiết-giang, bị quân Sở diệt , từ đó lìa tan xuống Giang
nam , rải rác theo miền bờ biển và lục địa như Phúc- kiến ,
Quảng đông , Quảng -tây , Lĩnh -nam . Ở đấy họ hỗn hợp với
164 KHẢO -CỒ TẬP -SAN

dân thỏ trước bản xử mà lập thành các bộ lạc lớn , thôn tính
số bộ -lạc linh - tinh ( Bách - Việt ) một ngày một thu lại , chỉ còn
lại năm nhóm Việt- tộc có hình thức quốc gia là Đông - Việt ở
Ôn - châu hay Đông- Âu - Việt , Mân- Việt ở Phúc- châu , Nam -Việt
ở Quảng -châu , Tây -âu và Lạc -Việt ở phía Nam Quảng tây và
Bắc phần Đông dương ngày nay .

Nhóm Lạc-Việt là tổ - tiên trực tiếp của dân tộc Việt-nam ,


theo ấn - chứng mới đây của C1 . Madrolle là họ Lạc trong Màn
Việt , Phúc -kiến do đường biển đến diên -hải phương Nam ,
vào Hải- nam và trung -châu sông Nhị và sông Mã phía Bắc
Việt-nam ngày nay . Truyện thần - thoại Sơn -tinh Thủy - tinh cho
ta tưởng đến cuộc tranh bá trên đất Giao - chỉ, giữa dân bản
xử miền núi (Indonésien – Mường ) với dân miền bẻ « Hải

hậu » di -thực đến , dựng nên nước Việt đầu tiên là Âu -Lạc hay
Lạc Hùng , đóng đô ở dưới chân núi Tản -viên , Tổ-sơn của
Việt -nam .

Đây là bước đầu Nam - tiến của Việt-tộc trong hệ thống


Bách Việt . Ở đây Lạc-Việt đã tổ - chức thành Quốc gia phong
kiến đơn - sơ , các bộ lạc ở dưới quyền tù - trưởng Lạc tướng ,
Lạc- hầu , khai-khẩn các ruộng gọi là hùng -điền tại trung-châu
sông Nhị hà hay Hồng - hà vào khoảng thế kỷ VI trước Tây
nguyên .

Hùng- Vương đô ở Châu - phong ,

Ấy nơi Bạch hạc họp dòng Thao- giang .


Đặt tên là nước Văn- lang ,

Chia mười lăm bộ , bản -chương cũng liền .


Phong-châu , Phúc- Lộc , Chu - diên ,
Nhân trong địa -chí về miền Sơn-tây ;

Định yên , Hà nội đổi thay ,


Ấy châu Giao chỉ xưa nay còn truyền .
Tân -hưng là cõi Hưng - tuyên ,
Vũ -ninh tỉnh Bắc , Dương -tuyền tỉnh Đông .
Thái, Cao hai tỉnh hỗn đồng ,
Ấy là Vũ -định tiếp cùng biên mạnh .
Hoài-hoan , Nghệ, Cửu -châu , Thanh ,
HAI TRẢO -LƯU DI- DÂN NAM -TIẾN 165

Việt- thường là cõi, Trị , Bình Trung -châu .


Hạng là lục-hải thượng - du ,
Ma -Khôi, Ninh -hải thuộc vào Quảng - yên .
Binh -văn , Cửu đức còn tên ,

Mà trong cung giải sơn xuyên chưa tưởng .


Trước sau đều gọi Hùng - Vương ,

Vua thưởng nối hiệu , quan thường nối tên .


Lạc- hầu là tưởng điều nguyên ,
Vũ là Lạc -tướng giữ quyền quân -cơ .
Đặt quan Đô - chính hữu -tư ,
Chức danh một bực, đảng -uy một loài .

Khi Tần bắt đầu ở phía Bắc thống nhất các chư hầu
tiểu quốc nhà Chu , tiêu diệt các nước Việt miền Nam sông
Dương tử , lập thành quận huyện Trung - quốc , diệt nước
Thục ở Tứ xuyên vào năm 316 trước Tây -nguyên , các nước
di- dân Bách -Việt , không chịu chính - sách bạo ngược nhà Tần
bèn tìm xuống Giao -chỉ . Trong số ấy có dòng dõi vua Thục
là Thục- Phán đem tập -đoàn chống cự quân Tần chạy xuống

Văn -lang của Lạc- Vương kết cục đã hạ được vua Lạc xuống
làm Tù trưởng giữ miền đất Mêlinh làm Thái ấp , lại thân
phục được cả các bộ - lạc Tây - âu phía nam Quảng -tây , lập ra
nước Âu -lạc , và đóng đò xây thành trên ốc tại Cô - loa , xung
hiệu là An Dương Vương để nhớ lại cố hương Hoa dương
và đặt tên đất nước là Thục ở Tử - xuyên (Ba- Thục ) đã mất
với Tần .

Đây là cuộc Nam -tiến lần thứ hai của hệ thống Bách
Việt. Lần này Thục - Phán đã rút kinh -nghiệm tranh đấu với
Tần , nên đã xây dựng nước Âu lạc thành một nước vững
vàng hơn bằng cách đem chế- độ quy -mô của nước Thục cũ để
đoàn - kết các bộ lạc Việt-tộc , đem văn hóa Hoa -dương sử
trường dạy cho dân Âu - lạc như xây thành tròn ốc Co -loa ,
chế-tạo binh - khí mới như nó bằng tre , may dệt quần áo , nuôi
ngựa , tinh -thần độc lập dân tộc.

Sử Tàu chép rằng :

« Tần - Thủy- Hoàng tham lợi tè- giác , ngà voi , chim trĩ ,
166 KHẢO -CỔ TẬP - SAN

ngọc thạch của người Việt , phái Đô -Thư chỉ huy 50 vạn quân,
chia làm 5 cánh , một đóng ở đèo Đàm - thành , một đóng ở trại
Cửu -nghi (Hồ -nam ), một đóng ở Phiên -ngung (Quảng-đông) ,
một giữ đất Nam dã (Dự chương ), một tập -trung ở sông Dư
can ( Quảng tây ) . Suốt ba năm quân -lính không rời áo giáp ,
buông chùng giày cung . Quan Giám Sử-lộc phái xuống, thấy
không có đường vận lương mới cho đào một đường thủy để
làm vận -hà ngõ hầu chống nhau với người Việt . Chúa Tây-Âu
là Dịch -Du -Tống bị giết . Tất cả người Việt vào rừng rậm ở với
cầm thủ chứ không chịu làm nô -lệ cho quan Tần . Chúng chọn
lấy người tài tôn lên làm Tướng thống -lĩnh quân đánh quân
Tần ban đêm . Quân Tần đại bại , Đô ủy Đô -Thư bị giết , thây
chết máu chảy nhiều vô kể .

Bấy giờ Tần - Thủy - Hoàng mới cho đầy các tội nhân xuống
cư -trú đề bỏ - túc quân linh mà cầm cự với người Việt » .

( Sách Hoài - Nam - Tử — th. Nhân môn huân )

Cái tinh thần Việt- tộc của Âu -lạc ấy , có vẻ quyết liệt đối
với Hán -tộc nhưng đối với Nam -việt của Triệu - Đà lại tỏ ra
sẵn -sàng nhân -nhượng , có lẽ họ coi đất Nam-việt như thuộc về
cùng một nòi Việt -tộc cho nên Âu- lạc của họ Thục với Nam

Việt của họ Triệu đã sớm thân-gia , mà trong Việt- sử Việt nam


vẫn kể nhà Triệu như một triều đại của mình :

Triệu - Vương thay đổi ngôi trời

Định đô cứ - hiểm đóng ngoài Phiên-Ngu .


Loạn Tần gặp lúc Ngư -hồ
Trời Nam riêng mở dư-đồ một phương .
Rồng Lưu bay cõi Phiên -dương ,
F
Mới sai Lục -giả đem sang ấn -phủ .
Cõi Nam lại củ phong cho,

Biên-thùy gìn giữ cơ-đồ vững an .


Gặp khi gà Lữ gáy càn ,
Chia đôi Hán - Việt lại toan sinh lòng .
Vì ai cấm chợ ngăn sông ,
Đề cho đứt nẻo quan thông đôi nhà ,
Thân chinh hỏi tội Tràng - Sa ,
HAI TRÀO LƯU DI - DÂN NAM TIẾN 167

Mân , Âu muôn dậm mở ra một lần .


Hán - văn lấy đức mục- lân ,
Sắc sai Lục giả cựu thần lại sang .

Tỉ thư một bức Chiếu vàng ,


Ngủ điều ân - ý , kẻ đường thủy chung .
Triệu - vương nghe cũng bằng lòng ,
Mới đang tạ biểu một phong vào chầu .
Ngoài tuy giữ lễ chư - hầu ,

Trong theo hiếu đễ làm đầu nước ta .

( Đại - Nam Quốc - sử diễn - ca )

Đây là cái tinh thần dân -tộc sau này của « Bình -Ngô
đại cáo » :

« Duy ngã Đại- Việt chi quốc , thực vi văn -hiến chi bang .

« Sơn xuyên chi phong vực ký thù , Nam Bắc chi phong tục
diệc dị .

« Tự Triệu , Đinh , Lý , Trần chi triệu tạo , ngã quốc dữ Hán ,


Đường , Tống , Nguyễn , nhi các đế nhất phương ” .

Như nước Việt ta từ trước , vốn xưng văn hiến đã lâu ,


Sơn -hà cương vực đã chia , phong tục Bắc Nam cũng khác .

Từ Triệu , Đinh ,Lý , Trần gây nền độc lập , cùng với Hán ,
Đường , Tống , Nguyên , mỗi nhà làm chủ một phương.
( Bình- Ngô đại cáo )

Nhưng đây là kết quả sau khi Hán- tộc đã chiến -thắng
Việt- tộc ở Giao -chỉ mặc dầu bao phen nổi dậy với tiếng gọi
giống nòi của họ Trung , họ Triệu , họ Mai , họ Phùng mãi
đến họ Ngô thế kỷ thứ X mới thoát -ly khỏi ách đô hộ của
Hán tộc đề thực trưởng thành là một quốc - gia độc lập như ý
muốn của dân tộc , tự do khai- phóng theo tinh thần vănhóa
Đông -Nam -Á . Nhưng muốn được sinh -tồn với dân tộc- tinh ,
Lạc - Việt không chịu đồng- hóa vào Hán tộc thì phải mở đường
Nam -tiến xa nữa , xuống phía Nam bán đảo Ấn độ Chi-na ,
theo bờ biển và dãy núi Trường -sơn , như lời khuyên của
Trạng-Trình : « Hoành sơn nhất đái , vạn đại dung thân » . Đấy
là điều kiện sống còn của dân tộc muốn bảo tồn dân tộc
168 KHẢO - CỒ TẬP- SAN

tính , và đẩy cũng là vận -mệnh lịch-sử của Việt-nam kể từ


thế kỷ thứ X cho đến nay trải qua mấy triều đại Đinh , Lý ,
Trần , Lê , Nguyễn , đồ bao xương máu để tranh thủ lấy một
chút nghĩa sống trên mặt đất .

Chiêm Việt tranh hùng

Nhung Trường - sơn đâu phải là đất vô chủ . Trong khi


Việt- tộc bị đò -hộ trên đất Giao -chỉ và Cửu -chân , sau khi họ

Trung thảm bại , thì miền Nam Trung phần ngày nay ở quận
Nhật-nam , Chiêm - tộc quật khởi , xây dựng quốc-gia hiệu là
Lâm ấp , thoát ly ảnh hưởng Hán - tộc , hoàn -toàn theo văn
hóa xã hội, chính trị pháp- chế của Ấn độ . Cuộc vận động
độc lập ấy trải qua bốn thời kỳ từ 100 đến 192. Khu-Liên
lãnh đạo dân Chiêm giết huyện lệnh Hán mà tự lập . Theo An
khê thảo lịch sử Trung - kỳ : « Nước Chiêm - thành trước kia
thuộc về đời Hán thì chỉ là một huyện Tượng -Châu ( * * )
đến đời Tấn đời Đường thì gọi là Lâm ấp , ở từ quận Nhật
nam ( Bin ) vào cho đến Chân - lạp , nghĩa là về khoảng Quảng
bình , Quảng trị cho đến Bình thuận bây giờ . Nước ấy không
biết rõ lập quốc từ đời nào , trong sử chép rằng năm Nhâm
dần ( 102 ) đời vua Hòa đế nhà Đông -Hán ( * * ) vì phía Nam
quận Nhật nam có người Tượng - làm ( * ) hay đến cướp
phá quận Nhật- nam , nên vua Hán mới lập ra làm huyện
Tượng-lâm , sai quan cai trị . Khi ấy thì xử Tượng làm cũng
bị nhà Hán lấy làm quận huyện » .
(Nam -Phong số 99 )

Từ khi Chiêm -tộc lập -quốc độc lập , vì đất nước eo-hẹp
một bên là núi, một bên là bẻ , thiếu đất phì nhiêu để cày cấy,
cho nên luôn luôn ngỏ lên các Trung -châu phương Bắc như
Nhật-nam , Cửu -đức , Giao - châu và không ngớt đòi phen đem
quân lên xâm - chiếm .

Sử sách Tàu ghi- chép trong thờikỳ Việt-tộc bị đô hộ ,


quân Lâm -ấp vào đánh Giao - chỉ : « Năm 248 Lâm ấp đem quân
xâm - lăng Giao - chỉ , Cửu - chân , cướp mất thành ấp » ( Tam - quốc
chi lục - dận truyện) .

Giao -châu và Làm -ấp đánh nhau ở Cô - chiều -loan mất đất
HAI TRÀO- LƯU DI- DÂN NAM-TIẾN 169

Khu -túc , lại tiến vào xâm chiếm lấy huyện Thọlinh , nay là
Thừa thiên

Năm 347 vua Lâm ấp là Phạm -Văn đem quân vây đánh
Nhật-nam , giết 5 , 6 ngàn người , chiếm-cử Nhật-nam .

Năm 348 lại đánh Cửu - chân , giết hại nhân - dân 8 , 9 phần
10. Đô-hộ Tàu đem quân Giao - Quảng đi đánh , bị thua ở
Lô - dung .

Năm 399 Phạm -Hồ Đạt via Lâm -ấp , tuy triều cống Trung .
hoa , mà vẫn đem quân vào xâm chiếm đất bảo hộ của Tàu là
Nhật- nam , bắt Thái -thủ , lại tiến quân vào Cửu - đức .

Năm 407 , vào cướp Nhật- nam .

Năm 413 , vào cướp đánh Cửu chân .

Triều vua Lâm ấp thứ III là họ Phạm - Dương-Mại ( 414-417) ,


một mặt vào triều cống nước Tàu , một mặt hằng năm vào
đánh chiếm Nhật- nam , Cửu -chân , Cửu - đức , chém giết rất nhiều
làm cho Giao châu kiệt- quệ .

Trong khoảng từ 430-441 triều Phạm -dương -Mại đệ nhị ,


vào năm 433 đem chiến thuyền hơn một trăm vào đánh Giao
châu , chiếm lấy quận Cửu đức sai sứ sang Tàu triều cống và
xin lãnh đất Giao - châu làm An-nam Tướng-quân Lâm -ấp
vương . Tống-văn-Đế không nghe , phải Thử sử Giao châu Đàn
Hòa-Chi đánh dẹp , bị thua ; lại phải Tướng Tôn -Xác đi đánh
tập-kích mới phá nổi thành Champapura .

Đến khi Phạm -Dương -Mại đời thứ hai vua Lâm ấp chết ,
nước Phù -nam , tức Chân - lạp phía nam Lâm - ấp chiếm nước
Lâm ấp , người Phù -nam là Cưu - Phù -La tự xưng làm vua, bị
con cháu chắt Phạm -Dương- Mại là Phạm -Chủ -Nông đánh đuổi .
Nhưng rồi Tề -Vũ - Đế năm 492 phong cho Phạm- Chủ -Nông làm
An- nam Tướng quân Lâm -ấp Vương , và Lương-Vũ-Đế 503
cũng phong cho Kiền-Trần-Như vua Phù - nam làm An - nam
Tưởng- quân Phù -nam - Vương . Ý hẳn chính-sách các vua Tàu
bấy giờ đã thay đổi , muốn chia để trị , đề phòng sự liên -kết
giữa Phù -nam , Lâm ấp với các phong trào độc lập ở Giao
châu , như sách Tàu ghi chép về Mai- Thúc -Loan khởi nghĩa
ở Hoan - châu sau này :
(722 T. T.)
170 KHẢO - CỒ TẬP- SAN

« Huyền - Tông khai-nguyên thập niên , An -nam đặc sủy Mai


Thúc - Loan dữ Lâm -ấp , Chân - lạp quốc thông mưu , hãm An
nam phủ , cứ châu xưng Hắc -Đế » .

Nghĩa là « Triều vua Đường Huyền - Tổng năm khai-nguyên


thử 10 ( Tây - lịch 722 ) , đầu giặc An -nam là Mai- Thúc -Loan
cùng với nước Lâm -ấp , nước Chân -lạp thông mưu , vây hãm
An -nam đò -hộ phủ , chiếm cứ Giao- châu xưng là Hắc- Đế » .

Vào thời nhà Lương bên Tàu , nhân dân Giao -châu cũng
vẫn quật khởi , Triệu - Quang - Phục phá quân Lương , Lý - Phật
Tử xưng đế , dựng nên triều Tiền - Lý độc lập hơn 60 năm .
Trong khoảng thời gian ấy quân Lâm -ấp đánh vào Nhật-nam
năm 543 , bị Tướng của Lý - Nam -Đế vào đánh ở Cửu - đức (Hà
tĩnh ) , quân Lâm - ấp bỏ chạy về nước . Sau khi nhà Tiền Lý
mất về nhà Tùy bên Tàu , vua Tùy sai tướng Lưu -Phương đánh
xuống Lâm -ấp vào đến quốc -đô , đoạt cướp của cải rồi mới
thu quân về .

Bị Lưu -Phương đánh phá , vua Lâm -ấp là Phạm -Chi dâng
biểu xin triều - cống , đến năm 640 Phạm -Đầu Lê nối ngôi , vẫn
-
giữ triều cống nhà Đường . Cho đến 749 , vua Lâm ấp là Chư
Cát-Địa đổi quốc hiệu là Hoàn Vương quốc . Người nước
Hoàn vương lại sang quấy nhiễu giao châu , chiếm lấy Châu
hoan Châuái. Mãi đến năm 808 , vua Đường sai Đô-Hộ Trương
Châu đem binh thuyền vào đánh quân Hoàn Vương , giết hại
rất nhiều , vua nước ấy phải lui về phương nam vào Quảng

nam , Quảng -nghĩa bây giờ , và đổi quốc hiệu là Chiêm -thành
từ đấy .

Ta chiếm đất Chiêm thành

Trở lên chúng ta lược qua lịch sử quật-cường của Chiêm


tộc , một dân -tộc dũng -mãnh dẻo dai, trải qua ngót một ngàn
năm từ thế kỷ I đến thế -kỷ IX đã tranh hùng tranh bá với
Hán -tộc trên bán đảo Đông -dương , nhiều phen làm cho Hán
tộc phải ghê sợ, trong khi Việt- tộc còn lại trên cõi Lĩnh nam
cơ hồ bị hoàn toàn thâu hóa tiêu diệt .

Nhưng chúng ta cũng thấy trước khi Việt-tộc thoát -ly khỏi
HAI TRÀO -LƯU DI- DÂN NAM - TIẾN 171

ách đô hộ của người Tàu , thì Chiêm -tộc cũng đã kiệt quệ
trong một cuộc chiến tranh một mất một còn với Hán tộc .
Chẳng qua khi Việt- tộc thiết - lập thành một nước độc lập ở
Giao châu thì cũng chỉ đến thay thế Hán - tộc trên đường Nam
tiến , khiến cho Chiêm-tộc bị hoàn toàn Việt-hóa hơn là Hán
hóa vậy .

Việt- tộc lập quốc trong điều kiện khó khăn nguy hiểm
bội phần , so với Chiêm -tộc . Phía Bắc phải đương đầu với

đối phương chính là Hán-tộc , phía Tây phải tranh thủ với
một đối phương chẳng kém hùng -mạnh là Thái Tộc mà đại
biểu bấy giờ là Nam -Chiếu , Đại-Lịch từ Vân -nam tràn xuống ,
liên -kết với dân Mán , Mường miền sơn-động , từng chiếm cứ
Bắc- việt hàng mười năm .

Vận mạng của Việttộc chỉ bắt đầu củng - cố vững vàng
là kể từ thời nhà Lý với võ công oanh liệt của Lý - Thường
Kiệt , phía Bắc tấn công lên đất nhà Tống , phía Tây chinh
phục được họ Nùng của nước Đại-nguyên -Lịch , đồng -hóa dân
sơn -động , phía Nam uy phục được Chiêm thành . Nhưng với
cái ý -chí Đại- việt của vua Lý - Thánh - Tông , muốn giữ thế
quân bình chia ba chân vạc trên bán đảo Đông Nam Á này
mà đóng cửa vào Trung -châu Bắc- Việt thì sớm chầy cũng sẽ
mất với thế-lực của Bắc phương . Ngược lên phương Bắc lấy
lại bờ cõi Nam - Việt xưa của Triệu thì rất khó-khăn , tuy
nhất- thời có thắng được Tống ở Châu -khâm . Châu -liêm , Nhìn
sang phía Tây thì rừng núi hiểm trở , lại vướng thế -lực của
Đại -Nguyên -Lịch cũng đang nhòm xuống phương Nam , nhất
là đồng bằng Bắc-Việt .

Vậy chỉ còn một đường sinh - tử là mở đường Nam -tiến .


Nhưng với vua Lý-Thái-Tông thì bắt đầu uy-phục bắt Chiêm
thành , Chân-lạp phải triều -cống xưng thần . Theo Việt- sử chép :
« Vua bảo tả hữu : « Tiên- đế thăng- hà đã 16 năm mà nước
Chiêm-thành chưa có một sử- thần nào sang nước ta , phải

chăng oai đức của Trẫm chưa đến được nước ấy hay là chúng
cậy có núi sông hiềm -trở đó chăng ? « Quần -thần thưa : « Đức
tuy đã đến mà oai chưa được rộng » . Vua cho là phải mới cất
quân đi đánh Chiêm thành đề thị-uy vậy. Đánh được quân
Chiêm chỉ bắt tù -binh đem về , chứ không chiếm đất . Có chiếm
172 KHẢO CỔ TẬP - SAN

đất là từ Lý - Thánh -Tông , năm 1009 thân -chinh đánh Chiêm


thành , bắt được vua Chiêm là Chế- Củ , thâu nhận châu Địa-Lý ,
châu Ma - Linh và châu Bố - Chính (Quảng - binh , Quảng - trị ) của
Chế -Củ dâng chuộc tội .

Năm 1075 vua Lý -nhân - Tông sai Lý - Thưởng -Kiệt vào kinh
ý , vẽ địa -đồ hình thế , đổi tên châu Địa lý làm Lâm Bình , Ma
Linh làm Minh - Linh . Đến năm 1103 Chiêm thành lại khôi
phục lại ba châu đã mất , Lý - Thường -Kiệt lại phải đem quân
vào lấy lại .

Năm 1132 Chiêm thành , liên - minh với Chân-lạp đem quân

ra đánh Nghệ- An , bị tưởng nhà Lý là Dương - Anh -Nhĩ đánh


thua phải lui . Từ đấy về sau , trong thời Lý , Chiêm-thành còn
mấy lần quấy -nhiễu Nghệ -an vào những năm 1117 và 1218 ,

nhưng đều thất bại , lại chịu triều- cống . Tuy triều cống
nhưng vẫn muốn đòi lại ba châu đã mất nên đến năm 1252 ,
Chiêm - thành lại đem chiến -thuyền vào cướp biên giới và sai
sứ cầu xin lại đất đã dâng . Vua Trần -Thái - Tông lại phải thân
chinh đi đánh , bắt được Vương - Phi là Bố -Gia - La rồi trở về .

Năm 1301 , vua Trần-Nhân- Tông sau khi xuất- gia đầu Phật ,
có sang giao hảo với vua Chiêm bấy giờ là Chế Mân , hứa
gả Công chúa Huyền - Trân để liên kết thân tình . Chế.Mân dâng
sinh lễ hai châu Ô , Lý . Nước Chiêm lại trở về biên - giới Hoàn
vương thời nhà Đường nghĩa là từ Hoành - sơn trở vào . Đến năm
1307 vua Trần- Nhân - Tông thân nhận châu Ô , châu Lý đổi tên
là Thuận - Châu và Hóa Châu sai Đoàn -Nhữ -Hài vào kinh -Lý ,

đặt nền cai- trị , chiều -dụ cư -dân , chia ruộng đất cho cày cấy.

Cái dây thân - tình giữa Chiêm -Việt không được bền lâu,
mà sớm đoạn tuyệt sau khi Chế- Mân chết , Huyền - Trân bị
cướp trở về . Từ thân - gia đổi thành oan - gia , bởi vì vua Chiêm
kế vị là Chế -Chí bị vua Trần - Anh - Tông lừa bắt đem về nước

rồi chết ở Gia - làm , từ đây Chiêm -Việt lại có điều thù oán mãi .

Chiêm tộc quật khởi lần chót

Nhà Trần kể từ vua Dụ-Tông trở đi bắt đầu suy nhược ,


mà Chiêm thành có vua anh dũng là Chế- Bằng -Nga hết sức
HAI TRÀO- LƯU DI- DÂN NAM-TIẾN 173

tập trận , luyện binh nhằm đánh Việt- nam để trả thù rửa
hận . Cho nên vào năm 1367 vua Trần -Dụ -Tông sai Thế Hưng
và Tử -Bình đi đánh Chiêm thành , bị quân Chiêm phục - kích
bắt được Thế-Hưng , Tử -Bình bỏ chạy . Năm sau , vua Chiêm
cho sứ sang đòi đất Hóa - châu . Năm 1376 quân Chiêm sang
đánh phá ở Hóa - châu , vua Duệ - Tông phải thân -chinh đi đánh ,
mặc dầu đình thần hèn nhát cố can . Vua vào đóng quân ở

cửa Nhật- lệ (Quảng- bình ) ở lại một tháng để luyện tập sĩ


tốt . Sang năm 1377 kéo quân vào đánh thành Đồbàn tỉnh
Bình -định bây giờ. Khi quân của Duệ- Tông gần đến thành bị
quân Chiêm đỗ ra vày , quân ta thua to , Duệ - Tông chết trong
trận cùng với tướng -sĩ chết rất nhiều . Đỗ - Tử -Bình lĩnh hậu
quân không đến cứu , Lê -Quý - Ly bỏ chạy về .

Quân Chiêm - thành đã phá được quân ta , giết được vua


Duệ - Tông , quyết chi một mất một còn với Việt-nam phen này
trên bản - đảo . Cho nên Chế - Bồng -Nga liền đem quân đánh
vào Thăng -long, cướp phá không ai chống giữ nổi .

Năm 1378 Chiêm - thành lại sang đánh Nghệ -an vào sông
Đại- hoàng lên đánh kinh đô Thăng-long .

Năm 1380 quân Chiêm lại sang phá Thanh hóa , Nghệ - an ,
bị Quý - Ly đánh đuổi được .

Năm 1382 quân Chiêm lại sang cướp Thanh-hóa bị Quý


Ly và Đa - Phương đuổi được đến Nghệ - an .

Năm 1384 Chế - Bồng - Nga với tướng La - Khải đem quân đi
đường núi vào đóng tận Quảng- Oai . Nghe tin , Thượng hoàng
Trần -Nghệ - Tông cùng với vua bỏ kinh Đô chạy sang Đông
ngạn . Nhưng rồi Chế Bồng Nga bị tưởng nhà Trần là Khát
Chân phục - kích giết ở địa hạt Hungyên . Từ đấy về sau
Chiêm -thành mới nhụt bớt nhuệ khí, trong nước lục đục , hai
con Chế- Bồng -Nga sang hàng Việt-nam đều được phong hầu .

Bước sang thế -kỷ XV , tướng nhà Hồ là Đỗ - Lân đem


quân sang đánh Chiêm thành , vua Chiêm cho sứ sang dâng
đất Chiêm -động , Cô - lũy đề bãi binh . Quý - Ly phân đất ấy ra
bốn châu là Thăng, Hoa , Tư , Nghĩa , nay thuộc Quảng- nam ,
Quảng -nghĩa vậy.
174 KHẢO CỔ TẬP- SAN

Đến lúc này cái lịch sử chiếm -lĩnh Chiêm thành đã là


ba thời -kỳ : thời kỳ thứ nhất với vua Lý Thánh - Tông ( 1069)
chiếm lĩnh châu Địa -lý , Ma -linh và Bổ - chính là đất Nhật-nam
xưa thuộc Tàu . Thời-kỳ thứ nhì , vua Trần -Anh - Tông (1306 )
thu nhận châu Ỏ , châu Lý cũng chưa phải lãnh thổ Chiêm
thành xưa . Thời kỳ thứ ba , Hồ -Hán - Thương ( 1402) chiếm
lĩnh đất Chiêm động và Cô - lũy đất cũ của Chiêm thành
Tượng quận .

Như thế là từ thế -kỷ X đến thế kỷ XV , theo dãy Hoành


sơn vào đến Bình thuận , Việt-nam đã mở lãnh thổ của mình
xuống 3/5 lãnh thổ Chiêm -thành vậy . Từ 1009 đến 1400 nước
ta lấy 5 xứ của Chiêm thành đã ngót 400 năm mà chưa thấy
kinh -lý như đất của mình . Quốc- thổ tuy mở rộng nhưng
không nghĩ đến di-dân khai khẩn , chỉ cho mấy đạo binh đến
đóng đồn phòng ngự như thẻ bảo -hộ , mỗi năm thâu thuế và
và thúc dân bản xứ phải triều cống vua mình. Việc cai trị
nội -bộ vẫn giao cho người bản-xử lo-liệu lấy, chỉ đặt có một
quan biên trấn trọng thần kiêm lĩnh như vào năm 1313. Ông
Đỗ - Thiên -Nghiễn làm kinh-lược cả đất Nghệ an và đất Lâm
bình . Khi nào định xuất quân đánh dẹp mới sai tướng đem
quân ra trọng trấn , như năm 1353 sai Trương -Hán - Siêu làm
Trấn-Thủ Hỏa-châu . Về xử Hóa-châu thì mãi đến năm 1361

mới đắp thành Hóa-châu , về sau Hồ - Quý-Ly mới sửa-sang lại .


Xem thế thì nước ta khi trước không phải vì mục đích di
dân chiếm đất Chiêm thành mà là vì cái chủ nghĩa để bả
muốn bắt các nước nhỏ bên cạnh mình phải thần phục theo
cái nghĩa nước nhỏ thờ nước lớn « tiểu sự đại , nhưng
« đại » cũng có trách - nhiệm đối với « tiểu » .

Sự thực chính - sách thực dân của Việt-nam chỉ bắt đầu
với họ Hồ . Năm 1402 Hồ -Hán - Thương cho làm con đường
Thiên lý từ Tây đô Thanh - hóa chạy đến Hóa- châu , lấy
đất Chiêm - động , Cổ - lũy phân ra bốn châu đặt chức
An- Phủ- Sử lộ Thăng-Hoa để cai trị , dời dân xứ Bắc người có
tưbản mà thiếu ruộng vào ở đấy . Những dân ấy tuy vào lập
nghiệp khẩn hoang nhưng cũng thúc vào quân ngũ , hễ khi có
việc thì đi đánh giặc, khi không việc quân thì về làm ruộng .
Lại sức cho dân ai nộp được trâu bò thì phong tước , trâu bò ấy
HAI TRÀO - LƯU DI- DÂN NAM TIẾN 175

cấp cho dân di-cư để cày . Họ Hồ không những mở đạo lộ , lại


còn mở thủy lộ trên lục địa đề tiện đường chuyển vận giao .
thông . Năm 1404 Hán - Thương cho đào con sông vận hà từ
Tân bình đến Thuận -hóa . Như thế đủ thấy tầm vĩ đại về sự
khai-khẩn quốc thổ của họ Hồ . Đời Hậu - Trần , đất Thuận - hóa
đã trở nên địa điểm hậu-cử trọng yếu để Lê Thái- Tô sử dụng
đánh quân Minh , như Mộc - Thanh đã tuyên -bố với Trương - Phụ :
« Hóa - châu núi cao sông rộng chưa dễ đã lấy được » . Trương .
Phụ cũng nói : “ Ta có làm người được cũng ở đất Hỏa -châu ;
mà nếu làm ma cũng ở đất Hóa - châu ; Hóa -châu mà không
lấy được thì không còn mặt mũi nào để về trông thấy chúa
thượng » .

Qua những lời nói ấy của các đại-tướng nhà Minh , chúng
ta có thể suy - đoán mà biết mất Hóa - châu , Chiêm thành khổ
lòng giữ được nước , mà việc Nam -tiến của dân Việt cũng là
cái kế bảo tồn dân tộc đối với Bắc phương đế quốc hùng
cường vậy .

Nhưng Chiêm-tộc là một dân tộc có bản - lĩnh cương ngạnh ,


không dễ khuất-phục. Sau khi thấy quân Minh đánh bại nhà
Trần , dày xéo đất nước Việt , các vua Chiêm tinh kế liên -minh
với nhà Minh để lại xin lĩnh đất cũ thay thế Việt-tộc trên bản
đảo Đông - Nam -Á . Nào ngờ Việt -tộc lại sớm phục hưng với
nhà Lê . Và nhà Lê từ Lê Thái Tông năm 1434 , 1444 , 1445 ,
Chiêm -thành được lòng nhà Minh lại vào đánh cướp Hóa- châu
bị quân ta đánh bại . Đến thời Lê Thánh Tông , vào năm 1470 ,
Chiêm - thành đem đại quân 100.000 đánh Thuận-hóa . Lần này
1471 vua Lê Thánh - Tông sắp đặt một trận đại qui -mô để quyết
làm cho Chiêm thành kiệt-quệ . Thắng trận Chà-bàn , kinh- đô
Chiêm -thành , bắt được vua Chiêm , vua Lê Thánh -Tông lấy tất
cả đất đai từ Thạch-bi-sơn ( Tuy - hòa ) về Bắc làm thành Thừa
tuyên Quảng -nam , đặt phủ , huyện , ra lệnh khắc bia trên núi
gọi là núi Đá -Bia . Còn bao nhiêu đất đai của Chiêm - thành
còn lại (1/5) vua chia thành ba nước nhỏ là Chiêm -thành ,
Hoaanh và Nam - phan cho tướng Chàm làm chúa .
Mở Quảng -nam , đặt Trấn - ninh ,
Đề-phòng muôn dặm uy- linh ai bì .
Kỷ công núi có Đá - Bia ,
Thi văn các tập Thần-Khuê còn truyền .
(Đại- nam quốc-sử diễn ca)
176 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

Nhân -dân Phú - yên có lập miếu thờ vua Lê- Thánh Tông
tại thôn Long -uyên , quận Tuy -an , hiện còn đôi câu đối :

« Giang san khai thác hà niên , phụ lão tương truyền


« Hồng -đức sự.

« Trở đậu hình hương thủ địa , thanh linh trường đối
« Thạch -bi cao ) .

Dich :

« Giang san khai thác năm nào , phụ lão còn truyền công
« Hồng - đức .

« Lễ kinh hương thơm đất ấy, danh thiêng muôn thủa


« ngọn Đá - Bia » .
( Nguyễn -Đình - Tư –– Non nước Phủ - yên )

Nam tiến với nhà Nguyễn .

Với bia đá khắc trên đỉnh núi Đá - Bia hay Thạch-Bi ở


Tuy -hòa , tưởng như cuộc xung - đột Chiêm -Việt chấm dứt từ
đây , mà đường Nam-tiến của dân Việt cũng dừng . Nào ngờ
xảy ra việc Nam - Bắc phân - tranh trong lịch -sử Việt - nam ,
Nguyễn Trịnh tị-hiềm quyền Chúa , vua Lê chỉ còn hư - vị
tượng trưng cho đơn vị dân- tộc thống - nhất bất-phân , chúa
Nguyễn vào Nam , chúa Trịnh đất Bắc . Nhưng chính có sự
phân -tranh ấy mà cuộc Nam - tiến càng được thúc đẩy.

Năm Chính -trị thử nhất triều Lê- Anh - Tông ( 1558) , Nguyễn
Hoàng vào trấn Thuận hóa , những người làng Tống sơn với
quân nghĩa dũng Thanh Nghệ đem cả gia - đình đi theo . Về
sau mỗi khi ra đánh phương Bắc thì dân Nghệ Tĩnh lại theo
vào khai-khẩn đất ở phương Nam , sinh tụ ở đất Chiêm -thành .
Từ đó về sau nhân đinh thêm trù phú , điền địa mở mang ,
chả mấy chốc mà đất Thuận -quảng trở nên một cõi cường
thịnh . Trước khi mất , Nguyễn Hoàng năm 1613 có trối lại
hoàng -tử Nguyễn - Phúc-Nguyên rằng : « Đất Thuận -quảng phía
Bắc có núi Hoành-sơn và sông Linh -giang hiểm trở , phía Nam
có núi Hải- vân và Thạch-bi vững bền . Núi sẵn vàng sắt, biển
cỏ cả muối , thật là đất dụng võ của người anh hùng . Nếu
HAI TRÀO- "U DI- DÂN NAM- TIẾN 177

biết dạy dân chúng luyện binh đề chống chọi với họ Trịnh
thì đủ xây dựng cơ-nghiệp muôn đời. Vi bằng thế lực không
địch được , thì cố giữ vững đất đai đề chờ cơ hội , chứ đừng
bỏ qua lời dặn của ta ) .
(Thục- lục tiền-biên)

Như thế là Nguyễn -Hoàng quyết chi mở nước ở miền Nam ,


dựng cơ sở để quyết thống nhất sơn- hà , đánh đỏ họ Trịnh
ngoài Bắc. Như chúng ta đã thấy vua Lê Thánh - Tông đã cắm
biên - giới phía Nam tại Tuy-hòa, đến đảo Cù -mông mà thôi .
Từ Tuy - hòa trở xuống còn là đất Chiêm -thành . Năm 1578
Nguyễn -Hoàng đã lấy đất Phú -yèn , nhưng năm 1653 vua Chiêm
thành Bà - Tầm lại đem quân quấy nhiễu nên chúa Hiền
(Nguyễn - Phúc Tần ) sai Hùng-Lộc vào dẹp , tiến quân qua núi
Thạch-Bi , lấy đất đến sông Phan-rang làm giới-hạn , mở thêm
hai phủ Thái- khang (Ninh -hòa ) và Diên-ninh (Diên-khánh ) .
Chúa cho Hùng- Lộc trấn giữ, bắt Chiêm-thành giữ lệ cống .

Đến năm 1692 vua Chiêm thành là Bà - Tranh bỏ không

tiến-cống, chúa Nguyễn-Phúc-Chủ sai Tổng-binh Nguyễn -Hữu


Kinh đi đánh , bắt được Bà Tranh và thần tử với thân thuộc
đem về Phú -xuân . Chúa đổi Chiêm -thành làm trấn Thuận

thành , đặt quan cai-trị . Rồi lại đồi làm Bình - thuận , cho thân
thuộc của Ba - Tranh làm chức Khám-lý, ba người con là Đề
đốc, lại bắt thay đổi y-phục theo Việt-nam để phủ dụ dân
Chiêm . Đến năm 1697 chúa lại đặt phủ Bình thuận , lấy nốt
Phanri , Phan rang của Chiêm -thành làm huyện Yên-phúc và
Hòa-đa . Từ đấy nước Chiêm thành mất hẳn , tuy vẫn còn vua
Chiêm , nhưng vô quyền .

Lấy xong nước Chiêm thành công việc Nam tiến của Việt
nam chưa xong , vì xử Trung không có đất phì nhiêu đủ cho
một nước nông nghiệp thịnh vượng đề đương đầu với chúa
Trịnh ở Trung - châu Bắc - phần . Cho nên đồng -bằng lưu - vực
Cửu - long mới chính là mục-tiêu cho chúa Nguyễn bấy giờ
dựng nước .

Tây phương không đường tới.


Bắc -bộ khó nẻo qua ;

Đường Nam -phương thấy đó chẳng xa ,


hì những sợ nhiều quân Đá - Vách ,
( Sõi -Vãi — Nguyễn-cư-Trinh )
178 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

Nam phương đây là đất Thủy -Chân -lạp với Lục - Chân
lạp là một nước thịnh - vượng văn -hiến , từ thời Lý đã từng
cho sử thần ra cống hiến ở Thăng - long . Đất rộng , phì nhiêu ,
thuần đồng bằng sông Cửu long , người thưa , chính là đất
thực -dân cho dân nông -nghiệp miền Trung - Việt núi non , it
đất cấy cày . Bởi thế nên khoảng thế kỷ XVII , chúa Sãi ( Nguyễn
Phúc - Nguyên 1613–1635 ) đã kết thân với vua Chân -lạp

bằng mối tình giàu gia , công chúa Ngọc- Vạn lấy vua Chân .
lap là Chey-Chetta II (1618–1626) .

« Chey - Chetta II sống từ nhỏ cho đến lớn ở tại nước


Xiêm , nhưng không có vẻ giữ một kỷ niệm tối hảo đối với
Xiêm , bởi vì , vừa lên ngôi ông đã tìm liên -lạc ngay với những
láng giềng phía Đông tức là người Việt của chúa Nguyễn bấy
giờ , đang hoàn thành dần dần cuộc chinh phục nước Chiêm
thành và xây dựng nước Nam -Việt thay thế . Chúa Nguyễn
rất vui sướng được thấy người láng giềng là nước Chân lạp
cầu thân với mình , và chúa Nguyễn bèn gả một trong các

công -chúa cho vua Chân lạp . Truyền rằng nàng công chúa
Việt này rất đẹp , biết chiều chồng , được chồng yêu quí, lập
làm Hoàng -hậu . Người Việt bấy giờ đã thành thân hữu và
đồng -minh của người Chân.lạp . Nhờ có sự giúp đỡ của những
đồng -minh mới ấy , vua Chân -lạp đã hai lần chiến -thắng những
cuộc tấn - công của quân Xiêm ( Thái- lan ) vào năm 1621 và 1623 .

Từ năm 1623 sứ - thần từ Huế đến , đem lễ vật trọng hậu


dâng lên vua Cam -bốt ở kinh đô Ou - đông , để nhân danh

chúa Nguyễn xin phép cho dân Việt làm ruộng và buôn bán
được định cư ở trên đất mà ngày nay là Saigon , và bấy giờ
là miền cực Nam nước Cam -bốt. Bà Hoàng-hậu can - thiệp với
vua chồng để sự thỉnh cầu ấy của đồng bào bà được nhà vua
ung - thuận , và vua Chey -Chetta kết cục đã ưng - thuận ) .

(Henri Russier - Histoire sommaire du Royaume de Cam


bodge dẫn ở Văn - hóa số 43 ) .

Xem thế đủ thấy chính sách ngoại giao thân thiện mở


đầu đã làm cho việc di- thực của dân tộc vào Chân-lạp thành
công mỹ mãn . Ngoài ra lại còn những cơhội thuận lợi đua
đến , như nội bộ Cam -bốt trong giới lãnh đạo lục đục , lại
HAI TRÀO- LƯU DI - DÂN NAM TIẾN 179

thêm phía Tây bị quân Xiêm luôn luôn đe dọa muốn thôn
tinh , khiến cho phải cầu viện sự bảo trợ của Việt-nam . Sinh
lực dân - tộc Cam -bốt vì thế mà suy - nhược so với sinh- lực
dân tộc Việt- nam đang còn dẻo dai phấn khởi trên đường
Nam -tiến mới lạ .

Hơn nữa, nhà Minh bên Tàu cũng đang mất nước cho
Mãn Thanh , các chiến -sĩ Minh ưu- tủ phẫn -uất bỏ đi tìm tự do
độc- lập ngoài thế -lực kẻ thù . Bấy giờ ( 1679 ) có Trấn-thủ Quảng
đông là Dương -Ngạn -Địch với Phó Tổng binh Hoàng-Tiến ,
Tổng- binh Cao -Châu , Lôi- Châu , Liêm -Châu là Trần - Thượng
Xuyên , Phó Tổng- binh là Trần-An-Bình đem 3.000 quân và 50
chiến -thuyền chạy thẳng vào của Tư -hiền và Đà nẵng muốn

đến xin làm thần dân chúa Nguyễn . Đúng lúc chúa Nguyễn
Phúc-Tần đang đề tâm vào việc khai khẩn đất Chân -lạp mới
dung - nạp bọn họ, cho bọn Dương-Ngạn- Địch ở Mỹ-tho , Trần
Thượng -Xuyên ở Biên -hòa , khai khẩn và thiết-lập phố - phường
buôn bán , thuyền buôn của người Thanh và các nước phương
Tây , Nhật- bản , Java đi lại thông -thương phồn thịnh. Do đấy
mà phong -hóa Hán thấm- nhuần vào đất Đông- phố thay thế hay
cạnh tranh với văn-hóa Ấn , mà đất Chân-lạp càng sớm biến
thành Việt-nam . Người Tàu , người Khmer , người Chiêm hợp
hóa cả vào dân Việt .

Đồng thời với tướng Minh Dương -Ngạn Địch chạy sang
Quảng - nam thần phục , lại cũng có dị-dân nhà Minh là Mạc
Cửu , không chịu làm tôi nhà Thanh , tránh sang ở Chân-lạp
làm chức Óc- nha ở đất Sài-mạt trên bờ vịnh Xiêm -la , nơi giao
thông tấp - nập . Ông chiêu mộ dân xiêu -bạt đến Phủ -quốc , Cần
bột , Gia-khè , Luống-cày , Cà -mau lập thành 7 xã thuộc tỉnh Hà
tiên . Năm 1708 Mạc -Cửu xin qui-phụ , chúa Nguyễn phong cho
chức Tổng-binh Hà-tiên. Đến khi Mạc Cửu mất , con là Mạc
Thiên - Tích trấn thủ Hà- tiên , đắp thành lũy chống giữ quân
Xiêm , mở đạo lộ , đặt thị trường , khuếch trương Hán-học ,
giáo hóa nhân dân , làm cho Hà - tiên trở nên nổi tiếng văn

vật ở góc trời Nam hẻo lánh trong vịnh Xiêm-la vậy.

Hà -tiên phồn- thịnh đã trở nên vật thèm muốn của Xiêm
la và Cam -bốt , một đàng muốn cướp lấy , một đàng muốn
180 KHẢO- CỒ TẬP - SAN

đòi lại . Nhưng họ Mạc đã lựa chọn sát nhập vào triều đình
Việt -Nam bấy giờ, như thần dân , cho nên năm 1739 Chân
lạp ( Cam -bốt ) định chiếm lại Hà -tiền , chúa Võ - Vương sai
Nguyễn - Cư - Trinh sang đánh vua Chân -lạp , Nặc Nguyên bỏ
chạy , xin nộp đất cầu hòa . Đất ấy là miền Nam Gia - định
Gò - công và Tân - an bây giờ .

Năm 1756 Nặc Tôn (Ang -Tông ) chạy sang Hàtiên nhờ
Mạc - Thiên - Tích nói với chúa Nguyễn xin giúp đỡ. Võ -Vương
sai Thiên - Tích đưa Nặc Tôn về Chân -lạp làm vua . Nặc - Tôn
dâng đất phía Bắc sông Bassac tức là Vĩnh -long , Sa - đéc , Tân
châu , Châu đốc ngày nay . Nặc.Tôn đền ơn Thiên - Tích 5 phủ ,
Thiên - Tích đều đem dâng cho chúa Nguyễn , chúa cho sát
nhập vào Hà-tiên ; dưới quyền họ Mạc bấy giờ gồm từ Kampot
cho đến Cà -mau .

Đến đây dân tộc Việt đã mở rộng lãnh thổ từ Nam quan
phương Bắc cho đến vịnh Xiêm -la phương Nam . Nhung chiếm
được đất là một việc , còn giữ được đất và có dân lại là một
việc . Đấy là cả một chính -sách thuộc về khả năng của dân
tộc. Jules Sion, trong sách « L'Asie des moussons — Géogra

phie Universelle » có nhận thấy rằng :

« Cuộc bành trưởng của dân Việt là một sự đồng hóa


thật sự . Tính chất đó giải thích vì sao người Việt bành - trưởng
chậm , nhưng rất chắc chắn . Cao miền và Lào - quốc đánh
nhau chỉ đem quân cướp lấy tù -binh đem về làm nô lệ , lại
có một giai cấp quí tộc thống trị cho nên có cướp được đất
cũng dễ mất ngay .

Mục đích của người Việt lại khác . Họ không cần bắt nô
lệ , họ làm lấy . Đối với họ thắng trận không phải là để có
người làm , mà là để có đất cày .

Nhiều khi chiến tranh chỉ là để xác nhận một tình thế đã
rồi . Dân Việt bành trướng một cách ôn hòa , sinh cơ lập
nghiệp rồi sau binh lính mới tới . Trước khi Việt nam sát
nhập đất Nam kỳ về minh , người Việt đã lập ở đấy những
tổ chức , những đámdi-dân đã xây dựng làng xóm hay là tới

ở chung với người Mèn , rồi lần lần nắm lấy quyền chính .
TAP- SA HAI TRÀO -LƯU DI - DÂN NAM TIẾN 181

ieu-link
Cuộc bành trướng thực hành bằng cách đưa đến những
39 Chir
đảm người liên tiếp , đủ các hạng : dân cày không có ruộng ,
rong sa tù tội , kẻ chống đối chế độ hay là quân cướp muốn chuộc
uven tội . Cũng có khi chính phủ thu thập những người đó rồi đưa
Tia-dink xuống những miền mới chiếm lãnh , hay là lập đồn điền nơi
biên -thùy để phòng bị lân bang tới đánh . Những đám người

lên nh ấy có quan lại cai trị và họ lập thành làng mạc .

5-Virong
Cuộc bành trưởng của các đám bình dân Việt đã là sức
Vac-Ton
mạnh của Việt- nam . Cuộc di-dân đã biến hóa đất Nam kỳ
c, Tan
thành một xử hoàn toàn Việt-nam cũng như đất Bắc kỳ . Ngay
5ph
dưới mắt ta trong cảnh thái-bình , cuộc bành trướng ấy vẫn
cho gi
tiếp tục khắp đất Cam -bốt và đất Lào » .
Kampe
Và nhà cổ học Aurousseau cũng kết luận bài khảo - cứu
công-phu của ông về cuộc di dân vĩ đại của Việt- tộc từ sông
N-gust
Dương -tử xuống vịnh Xiêm -la :

lem
« Những yếu tố , những sức mạnh có thể tiêu -diệt được
một nước mới thành -lập đều vô - hiệu trước sức sống mãnh liệt
T của người Việt .

Dân tộc Việt chiếm cứ các đồng bằng Bắc -Việt ngay từ
Thi trở nên
cuối thế-kỷ thứ III trước Tày -nguyên . Xã-hội Việt -nam
Tron thịnh vượng tại đây . Lần lần các làn sóng di- dân tiếp tục tràn
danh
lan mãi xuống phía Nam , để tới một điểm xa nhất trên đường
e,la thế -kỷ thứ IV trước
bành trướng mà người Bách - Việt khởi từ
di Tây nguyên .

Người Việt tới Trung -Việt ngay cuối thế kỷ sau , ở đây
t no
dân -tộc Chiêm -thành chặn họ lại một thời-gian khá lâu . Nhưng
दिल
người Việt vẫn giữ được cái đà bành - trướng như một sức
mạnh âm ỷ , và sau một cuộc tiến triển , sau nhiều năm chinh
12

chiến , họ đã thắng được đối phương Chiêm -tộc vào năm 1471
để tiến mãi về phía Nam , tới Qui -nhơn cuối thế kỷ XV , tới
Sông - cầu 1611 , tới Phan -rang 1653 , tới Phan -thiết 1697 , tới
Saigon 1698 , tới Hà -tiên 1714. Cuối cùng trong nửa đầu thế kỷ
XVII, người Việt đã hoàn thành cuộc bành trướng của dân

in tộc và chiếm trọn đất Nam kỳ hiện thời ) .


182 KHẢO - CỔ TẬP- SAN

Một đặc tính trọng yếu nhất trong cuộc bành trưởng ấy là
Việt - tộc trước sau vẫn giữ được dân tộc-tinh thuần nhất Việt
nam đến nỗi người Lào , người Chiêm , người Tàu Minh -hương ,
người Mèn thảy đều Việt -hóa . Đại-ủy Gosselin , trong sách
« L’Empire d’Amnam » đứng trước thực trạng ấy cũng phải
kinh - ngạc « Hết thảy các sửgia có nhiệt- tâm tìm tòi sự thật
đều phải công nhận rằng : khi đặt chân lên đất Việt - nam ,
người Pháp đã phải đụng chạm với một dân - tộc thống nhất ,
thống -nhất một cách không thể ngờ tới được , từ miền Cao
nguyên thượng -du Bắc - việt cho tới biên -giới Cam -bốt, thống
nhất về đủ mọi phương diện nhân chủng cũng như chính trị
và xã hội » .

Cái dân tộc- tinh đặc sắc Việt- nam mà các học giả Pháp
quan-sát tại chỗ đã nhận thấy là thành quả của chính sách
di -dân khôn-khéo có phương -pháp đường lối mà Nguyễn - Cư
Trinh ( 1715–1767) đã trình bày lên chúa Nguyễn -Phúc- Khoát
trong một bài sở rằng :

« Từ xưa việc dụng binh chẳng qua trừ kẻ cầm đầu mà


mở mang đất nước. Nay Nặc- Nguyên đã hối lỗi nộp đất xin
hàng , nếu tìm mãi chỗ giả dối của nó , thì nó chạy trốn . Thế
mà từ Gia định đến thành La - bích đường sá xa xôi , không
tiện đuổi đến cùng. Muốn mở mang đất đai nên trước hết
hãy lấy hai phủ này để củng cố mặt sau cho hai doanh trại .
Nếu bỏ gần cầu xa , e rằng hình thế cách trở, quân dân không
tiếp xúc , lấy được tuy dễ mà giữ được thực khó . Năm xưa
mở mang Gia - định tất phải trước hết mở đất Hưng - phúc , rồi
đến Đồng - nai , khiến cho quân dân đông đủ rồi sau mới mở
đến Saigon . Đó là kế tằm ăn dâu ( Tàm thực ) . Nay đất cũ từ
Hưng phúc đến Saigon chỉ hai ngày đường, dân-cư còn chưa
yên ổn , quân giữ cũng còn chưa đủ . Huống chi từ Saigon
đến Tầm -bôn , xa sáu ngày đường , địa thế rộng -rãi , dân số
đến vạn người , đóng quân giữ thực sợ chưa đủ . Thần xem
người Côn-man giỏi thuật bộ- chiến , người Chân-lạp cũng đã
e sợ. Nếu cho họ ở đất ấy để họ chống giữ , lấy người Man
đánh người Man (dĩ Man công Man) cũng là đắc sách . Vậy
xin cho Chân - lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy ủy cho phiên
HAI TRÀO- LƯU DI DÂN NAM- TIẾN 183

thần xem xét hình -thế , đặt thành đóng quân , chia cấp ruộng
đất cho quân kinh và nhân dân , vạch rõ biên - giới, cho lệ vào
châu Định -viễn để thu lấy toàn khu » .

Chúa liền y theo .


(Đại- Nam thực -lục tiền - biên )

Với chính -sách « Tàm thực » và « dĩ Man công Man » của


họ Nguyễn trên đây , thêm vào cái sinh lực mãnh liệt của
Việt tộc nhờ truyền thống tin -ngưỡng khai-phóng vừa hiện
thực vừa siêu nhiên , hợp nhất Đạo với Đời , cho nên trên
đường Nam - tiến đã thành công , dân Việt đến đâu mọc rễ ở
đấy và sức Việt hóa không gì cản nổi vậy .

Non cao ai đắp mà cao ,

Sông sâu ai bởi ai đào mà sâu .


ACTIVITÉS DE L'INSTITUT DE

RECHERCHES ARCHÉOLOGIQUES VIETNAM

LE MUSÉE NATIONAL DE SAIGON

(Extrait de l'Allocution prononcée par M. Trần-văn-Tốt,


lors de la réception des « Vénérables délégués du World
Buddhist Social service » visitant le musée national de
Saigon le 13/6/1969).
(N. D. L. D.)

HISTORIQUE DU MUSÉE ET SON RÔLE

- Le Musée de Saigon construit en 1927, ouvrit ses portes


au public depuis 1929. Il fut transféré au Gouvernement du
Việt-Nam depuis l'accès de ce pays à l'indépendance , en 1949.


Saigon étant avant tout un port, une plaque tournante
l'Asie du Sud-Est, ce Musée a été conçu pour remplir le rôle
d'un musée de port d'escale . Ainsi , le musée de Saigon n'est
pas un musée d'art exclusivement Vietnamien . Ses collections
visent surtout à donner au visiteur un aperçu général sur les
divers arts ayant fleuri sur cette péninsule , très justement
qualifiée de « carrefour de peuples et de civilisations » .

-
Les collections de ce musée proviennent notamment
de versements d'anciens dépôts archéologiques de l'ancienne
Indochine , de missions d'études et de fouilles , de dons d'asso
ciations et de particuliers mécènes , et d'acquisitions .

La presqu'ile Indo-chinoise , comme son nom implique ,


comprend les divers pays qui ont reçu dans des proportions
variables , l'influence culturelle , artistique et religieuse de ces
deux grands foyers de civilisation asienne que sont la Chine
et l'Inde.
LE MUSÉE NATIONAL DU SAIGON 185

Dans sa présentation, le Musée de Saigon est divisé en


deux sections principales , correspondant approximativement
aux deux ailes du bâtiment. D'une part sont rassemblés les
témoignages de la culture indienne, de l'autre les documents
d'art dans lesquels s'est manifestée l'influence de la culture
chinoise . La première section est consacrée à l'art du Champa,
l'art du Fou-Nan , l'art khmer , l'art siamois... La seconde sec
tion est réservée à l'art Vietnamien , l'art chinois , l'art japo
nais et quelques spécimens de l'art tibétain.

La Rotonde centrale offre une série de vitrines murales

contenant quelques beaux objets caractéristiques de chaque


art elle forme ainsi préface aux salles d'exposition dont elle
commande l'accès .

A l'aube de l'ère chrétienne , une meilleure connaissance


des routes terrestres et maritimes favorisa la pénétration de
la culture Indienne en Indochine . Elle fut surtout d'ordre reli

gieux, culturel et commercial. Des marchands , des aventuriers


à la recherche de l'or et d'autres denrées précieuses, suivis de
missionnaires , fondèrent ici des comptoirs hindous , sans lien
politique avec l'Inde , mais où florissait et se répandait la
culture raffinée de l'Inde . Ce fut ainsi que se propagèrent les
religions hindouiste et bouddhiste , l'usage du sanskrit comme
langue savante , et les formes de l'art indien .

Telles furent les sources de la civilisation des Chams


(IIè - XVèS , A.D. ) qui peuplèrent la côte orientale de l'Indo
chine, des Founanais qui occupèrent la basse vallée du Mékong
du Ier au VIèS, A.D. et des Khmers , successeurs des Founanais .

Ce fut par voie de conquête territoriale (Ier B.C. — milieu


du Xè S. A.D. ) que la Chine assura sa présence politique et
son influence au Viêt-Nam dont le berceau primitif se trouve
localisé dans le Delta du Fleuve Rouge et les plaines côtières
du Nord Viêt-Nam actuel .

LES COLLECTIONS D'OBJETS D'ART DU MUSÉE

L'art puise principalement sa source et son inspiration


dans les croyances et dans les religions .
186 KHẢO- CỒ TẬP- SAN

Il ne serait pas faux de dire que l'Asie entière a reçu de


l'Inde une part considérable de son éducation religieuse .
L'Inde a poussé à l'absolu les deux types opposés de reli
gions , le dynamique et l'ascétique . C'est l'Hindouisme qui
exalte la puissance de l'homme et le Bouddhisme qui est
fondé sur le renoncement.

Vers les premiers siècles de l'ère chrétienne, le Boud


dhisme par deux voies terrestre et maritime et sous ses deux

formes : theravada et mahayana , a porté sa civilisation de paix


et de douceur vers les pays de cette péninsule . La grande
religion faite d'abnégation et de miséricorde prêchée par
Bouddha Cakyamouni a trouvé sa terre d'élection ici , com
me en Chine , en Corée , au Japon, à Java... où sa fleur
exquise a fait éclore des monuments d'une expression artis
tique des plus développées et des plus belles .

Il serait superflu de rappeler ici que le Viêt-Nam a été


et est toujours un foyer intense du Bouddhisme , et que les
premiers souverains vietnamiens des dynasties : Dinh, Lê ,
Lý, Trần étaient aussi de fervents adeptes . Ils avaient entou
ré le bouddhisme d'une faveur constante. La protection
impériale se manifestait sans cesse par des fondations pieu
ses, et il n'était pas d'années où les Annales ne mentionnent
des constructions de pagodes , de stūpas, des coulées de
cloches , de statues bouddhiques ... Les pagodes constituaient
aussi les seuls foyers de culture . Les bonzes supérieurs
étaient en même temps des lettres consommés , des poètes
et des prosateurs de talent, qui ont beaucoup contribué au
patrimoine littéraire de ce pays. Certains d'entr'eux étaient
investis de hautes charges à la Cour et nommés « Grand
Maître-Soutien de l'Etat » (Quốc - sur) .

Le Bouddhisme qui a exercé une action particulièrement


bienfaisante sur les moeurs des Vietnamiens , coexiste ici pa
cifiquement avec le confucianisme, le taoisme et les autres
cultes locaux.

Et l'art ancien du Viet-Nam reflète largement les senti


ments religieux de ce peuple , où le bouddhisme occupe une
place privilégiée .
LE MUSÉE NATIONAL DE SAIGON 187

Au Champa , il semble que l'Hindouisme pratiqué sous


forme de Çivaîsme fut prépondérant. On pourra s'en rendre
compte en visitant la salle d'exposition réservée à l'art cham .
Mais le Bouddhisme mahayaniste y prit un essor remar
quable surtout vers la fin du IXè s . , date la fondation du
grand sanctuaire bouddhique de Dong-Duong dont les vesti
ges subsistent dans l'actuelle province du Quảng-Nam (Cen
tre Viêt-Nam actuel ).

Au Sud de la péninsule , grâce au témoignage des ins


criptions et des oeuvres d'art , le Fou-Nan (Ier-VIè s . ap.J.C. )
et son successeur le Tchen-la (VIIè -VIIIè s . ) avaient pratiqué
a la fois l'Hindouisme et le Bouddhisme hinayaniste de
langue sanskrite . Le Mahayana ne semble s'y développer
que vers les VIIè -VIIIè siècles . La plus ancienne inscription
de Võ-cạnh trouvée à Nha-trang (datée vers les IIIè -IVè s .
A.D. ) la célèbre statue en grès de Lokeçvara appartenant
à la collection Didelot et datée par les spécialistes de la
fin du VIè - début VIIè s . ainsi qu'une série d'autres statues
en grès et en bois échelonnées entre les VIIè et VIIIè s .
découvertes au Sud Vietnam et exposées dans notre Musée
en fournissent la preuve .

A partir du IXè siècle , avec l'avènement du roi Jaya


varman II , unificateur du Tchen- la et fondateur de la Ro
yauté khmère , le Çivaïsme prit le pas. Le Bouddhisme ma
hayaniste reprit son essor seulement vers le milieu du Xè
siècle. Enfin , vers la fin du XIIè et le début du XIIIe s . ,
la faveur et la forte personnalité de Jayavarman VII amenè
rent le triomphe du Mahayanisme pour une période assez
courte, qui conduisit à une floraison remarquable de mo
numents , dont le célèbre Bayon d'Angkor Thom mondialement
connu. Triomphe de courte durée , car peu après la fin du
règne de ce roi , se manifesta une réaction civaïste , violente
et iconoclaste ... Le Bouddhisme n'en continue pas moins son
chemin, mais il ne s'imposera définitivement en pays khmers
que sous la forme hinayaniste de langue pâlie , venue de
Ceylan vers la fin du XIIIe s .

TRẦN . VĂN . TỐT


VIỆN KHẢO - CỔ SAU 14 NĂM HOẠT - ĐỘNG

HÀ - VĂN - LIÊN

I. - TỔ - CHỨC

Thiết- lập do Nghị định số 19 -GD ngày 18-1-1956 , Viện


Khảo Cổ có những nhiệm -vụ sau đây :

Sưu -tầm và khảo - cổ , nghiên - cứu các khoa -học nhân


chủng trong nước và các sử lân bang .
-
Khảo cứu các nền văn -minh lịch sử các chủng tộc
trong nước và các nước láng giềng .

Đào - tạo chuyên - viên cho ngành Khảo Cô .


-――――
Nghiên - cứu các cô -tích , đề -nghị liệt hạng và tìm các
biện -pháp trùng -tu để bảo - vệ cổ - tich .

Điều - khiển các Bảo - tàng viện .

II.− CHÍNH -SÁCH, ĐƯỜNG LỐI CỦA VIỆN KHẢO CỔ

Thực hiện những điểm kê trèn , Viện Khảo- Cổ nhằm mục


đích phụ giúp vào công cuộc « Phát huy nền văn hóa cổ
truyền Việt-Nam » bằng cách giúp tài liệu khảo cứu cho các
học - giả và sinh viên trong cũng như ngoài nước , để gián -tiếp
đào -tạo , nhất là các sinh - viên thành những chuyện - viên thành
thạo về ngành Khảo- Cổ học .

III.− THÀNH -TÍCH HOẠT - ĐỘNG CỦA VIỆN


TỪ 1956 ĐẾN NAY

Thành -lập từ năm 1956 , trong những năm đầu , vì phương


tiện eo hẹp , tài liệu thiếu thốn , Viện Khảo- Cổ đặt trọng tâm
công-tác vào công việc sưu tầm và thiết- lập gấp một Thư
Viện Khảo -cứu .
189
VIỆN KHẢO CỔ SAU 14 NĂM HOẠT ĐỘNG

Kết quả đến ngày nay , Thư - viện đã đi từ con số « KHÔNG »


tới một số sách trên 15.800 cuốn gồm đủ các môn loại :
Sử, Địa , nhân - chủng , Văn -hóa , Kinh-tế , Xã hội và ngôn -ngữ ,
viết bằng Việt , Hán , Anh hoặc Pháp -ngữ ... , với 700 cuốn vi
phim , phần lớn là những Sử -liệu Việt- Nam chữ Hán . Ngoài
ra còn một số bảo -chi trên 16.000 số .

Thư viện đã thâu hút một số khá đông độc-giả đến mượn
tài- liệu nghiên -cứu tại chỗ , gồm Sinh - viên , Học - giả Việt -Nam
và ngoại quốc .

Thẻ theo lời thỉnh - nguyện của độc giả , nhằm cung cấp
tài liệu và hướng dẫn công cuộc nghiên -cứu , Viện Khảo Cổ
bắt đầu thực hiện các công việc sau đây :

1 ) Nghiên - cứu : Nghiên -cứu hiện tượng Kinh -tế và Xã -hội :


Điều tra về bói toán (năm 1960 ) , thầy Pháp , Đền , Chùa
( 1962 – 1963) phong tục người Chàm , về Quan , Hôn , Tang ,
Tế (1964 – 1967) , Cách tổ chức tế- lễ trong Đình làng miền
Nam ( 1968 ) .

2 ) Phiên dịch :

a ) Những văn - hiện có giá -trị đề làm tài liệu khảo - cứu :

Bức thư chữ Hán của Nguyễn - Cư - Trinh gửi Mạc


Thiên - Tích .

— Bản Hán - văn của Sở -Cuồng Lê -Du về sự quan hệ của


Trường Viễn-Đông Bác- Cỏ (E.F.E.O. ) đối với Văn -hóa nước ta .

— « Toàn thiện Khổng Tử Thế - Gia » của Tư -Mã - Thiên .

–- Bài tựa « Vạn -Kiếp bí truyền thư » của Trần -Khánh Dư .

Những bản viết bằng Hán -Văn của Phan - Thanh- Giản .

b) Những sử- liệu bằng Hán văn :

Bộ Khâm.Định Việt sử Thông giám cương mục :


- - Tiền -biên 1
Quyển Thủ (năm 1960 ) ( 1961 )
– Tiền biên 2 -– Tiền biên 3
(1963) (1966)
______ Tiền biên 4 (1968)

Bộ Đại Nam Hội điển liệu truyện :


Nhu - Viễn 1 (1963) Nhu - Viễn 2 (1966)
Bang -Giao (1968)
190 KHẢO- CỔ TẬP- SAN

Bộ Đại-Nam Chính biên liệt truyện :


-
Ngụy Tây liệt truyện (Ngụy Tây liệt -truyện 1968 – 1969 )

3.– Ấn - loát và phát hành :

a ) Những tập Kỷ yếu “ KHẢO -CÔ TẬP.SAN


-- Số 1 Số 2
( 1960) (1961)
― Số 3 - Số 4
(1962) ( 1966)
――― Số 5 (1968)

b) Những sách Khảo cứu và phiên dịch :


- -– Khâm -Định Việt sử
Hồng- Đức Bản đồ ( 1962 )
Quyền Thủ ( 1962)

—Tổ chức chính quyền Triều Lê Thánh Tông (1963)

Hoàng -Việt Giáp -tý niên biểu (1963)


– Bản triều bạn nghịch (1963)
-La veuve en droit vietnamien ( 1964)
-Esquisse d'une étude sur les interdits chez les
Vietnamiens ( 1965)

— Nhu - viễn Quyển 1 (1965)

–Thư mục về Nguyễn - Du và Kim văn Kiều (1965)

Khâm -Định Việt - sử tiền biên Quyển 1 (1965)

Nhu- Viễn Quyền 2 (1966)


Vấn đề Thân - tộc (1966)
-
Khâm - Định tiền - hiên Quyển 2 (1967)

- Lịch -sử Tư- Tưởng Việt- Nam Quyển 1 (1968)


Bang Giao (1968)
―― (1969)
Lịch - sử Tư - Tưởng V.N. Quyển 2
- (1969)
Khâm -Định tiền -biên Quyền 3
-
Quốc- hiệu V.N. từ Annam đến Đại- Nam (1969)

4. Thiết- Lập Hồ- Sơ Các Cổ-Tích Liệ: Hạng :

Vẽ họa đồ mỗi cỏ -tích liệt- hạng để lưu -chiếu .


——
Thực hiện công tác trùng tu để bảo - vệ cô - tích .

5.– Thu Thập Cổ-Vật để trưng bày tại các Viện Bảo tàng :
Saigon , Huế và Đà - Nẵng .
VIỆN KHẢO CỔ SAU 14 NĂM HOẠT ĐỘNG 191

6.– Tổ chức những buổi hướng -dẫn giải- thích cho du


khách viếng thăm các Viện Bảo tàng .

Chụp hình các cổ vật trưng bày , soạn các cuốn Chỉ Nam
Bảo tàng Viện .

7.– Các công tác đặc- biệt khác :

Tổ -chức Triển lãm Văn Hóa Việt- Nam , lưu động qua
các tỉnh lớn ở Hoa- Kỳ với sự cộng tác của Viện Bảo tàng
SMITH -SONIAN Hoa -Thịnh - Đến (năm 1960 – 1961 ) .

Tổ - chức kỷ -niệm Đệ Tam bách chu -niên giáo sĩ Alexan
dre de RHODES năm 1962 do Viện Khảo -Cổ hợp tác với một
nhóm Cơ - quan văn hóa công và tư , tổ -chức tại Saigon một
chương trình hoạt động văn -hóa gồm 1 cuộc Triển - lãm và 3
buổi thuyết- trình về sự nghiệp của Giáo -sĩ Đắc lộ trong công
cuộc truyền giáo tại V.N. hồi thế kỷ thứ XVII và nhất là công .
trình của Ông trong sự phiên âm tiếng Việt bằng vần La -tinh ,
trong một thứ chữ mà nay ta gọi là Chữ Quốc- Ngữ .

IV.— KẾT - LUẬN

Sau 14 năm hoạt động, Viện Khảo - Cổ đã cố gắng hoạt


động trong thiếu thốn và phương tiện eo hẹp để dần dần thực
hiện các nhiệm vụ chính đã được ấn định , ngoài trừ công
việc đào đất tìm cổ vật , cô tích chưa thể thực hiện được vì lý
do chưa có an -ninh .
MỤC LỤC
CONTENTS

Trang
Pages
NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC
I – Nguyên - Lý và Mục - tiêu của ASPAC 3 -- 8

8888
Principles and purposes of ASPAC
2 – Thế quân - bình văn hóa Việt- Nam 9- 27

The equilibrium of vietnamese culture 28- 44

11
3 – Bản phúc trình về Khóa Hội - thảo ASPAC tại Séoul 45――― 49

Tường trình về Khóa Hội - thảo tại Hán -Thành 50 52


Report of the First ASPAC Seminar at Seoul
4– Danh sách Đại biểu tham - dự Khóa Hội thảo 53-55
List of Representatives at the ASPAC seminar
MAI . THỌ - TRUYỀN
― 56-60
Bảo vệ di - sản văn hóa ở các nước Hội -viên ASPAC
Preservation of cultural heritage in the Members -countries
TRẦN - THỊ - NGỌC - DIỆP
- Những vị Thánh của tín ngưỡng đồng bóng
— 61 — 74
Divinities of vietnamese popular Taoism
TẠ - QUANG - PHÁT
-
I – Cây đào . 75-82
The peach tree
2 – Kinh Thi đã cứu gỡ Cụ Lê Quý Đôn 83-88
The book of Poetry saved Lê- Quý Đôn
LÊ - XUÂN - GIÁO
– Nguyễn- Thượng -Hiền với lời gọi hồn nước 89-102
Nguyễn- Thượng Hiền with his appeal of the nation soul
NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC
I - Phật học Giao - Châu với sách « LÝ -HOẶC -LUẬN » của Mẫu.Bác 103 – 126
Buddhism in Giao- Châu with the « Solution for Scepticism » of
Meou-Po
2 – Tư tưởng Ấn- độ hiện- đại 127-161
Indian modern thought « My master » by Swami Vivekananda
(a translation from English into vietnamese)
3 Hai trào lưu di dân Nam tiến 162-183
The two Southward movements
TRẦN - VĂN - TỐT
Viện Bảo tàng Quốc- Gia Saigon 184-187
The National museum of Saigon
HÀ - VĂN - LIÊN
Viện Khảo - Cổ sau 14 năm hoạt động 188-191
Activities of vietnamese Archaeological Research Institute summing
up of 14 activities-years
TỦ SÁCH VIỆN KHẢO - CỔ

Khảo-Cổ tập san , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 và 6 .


- Hồng Đức bản đồ .

Bản triều bạn nghịch .



Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê - thánh - Tôn .
-
Hoàng Việt Giáp -tý niên biểu .

Nhu - viễn tập I và tập II .

Khâm-Định Việt-sử tiền biên quyền I và quyền II.

Thư mục truyện Kiều và Nguyễn- Du .


Vấn đề thân tộc.
— La veuve en droit vietnamien .

Esquisse d'une étude sur les interdits chez les Vietnamiens .

Tư tưởng Việt- Nam I và II.

Bang giao .

Quốc hiệu Việt- Nam từ Annam đến Đại -Nam .

Cước - chú : Những sách trên đây có bày bản tại Viện
Bảo tàng Quốc-gia Saigon ( Sở thủ ) và tại Văn phòng Quốc
Vụ Khanh đặc- trách Văn-Hóa số 8 đường Nguyễn - Trung - Trực.

In tại nhà in
NGUYỄN - VĂN - HUẤN

205 , Trương -Minh- Giảng ― SAIGON


257510
|

11
RN

LI

IF
OF IA

OR
R
VE

AR

NI
Berkely

OFY

OF
R

UN E
LI

IV
BR

TH F

ER
AR
OY

S
D
PERIO O EAN
S AS
Berkele
RETURN CIRCULATION DEPARTMENT
TO 202 Main Library
LOAN PERIOD 1 2 3
HOME USE
4 5 6

ALL BOOKS MAY BE RECALLED AFTER 7 DAYS


1 - month loans may be renewed by calling 642-3405
6-month loans may be recharged by bringing books to Circulation Desk
Renewals and recharges may be made 4 days prior to due date

DUE AS STAMPED BELOW


RECEIVED BY
RECEIVED E AUTODISCCIRC 20.93
JUL
JUN 101981
1981 AUG 19 1985
INTELIDBA

CIRCULATION DEIRCULATION DEPT.


LOA
CALI
BER
UNI

BY
UC

10
N
OF
K.
Y:
F.,

JUL 5 1984
૮તે

1991

REC. CIR. JUN 1884

JUL 26 1985
13 1993
CCT 3 1993

UNIVERSITY OF CALIFORNIA, BERKELEY


FORM NO. DD6 , 60m , 11/78 BERKELEY, CA 94720
Ps
GENERAL LIBRARY - U.C. BERKELEY

B000814336

You might also like