The Study of Matthew's Gospel

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỐ 6

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY


Mt 4,1-11
Đức Giêsu Bị Cám Dỗ
I. Dẫn nhập

Xin kính chào cộng đoàn!


Cộng đoàn đang theo dõi chương trình: “Giáo Lý Kinh Thánh”, của Tổng Giáo Phận
Hà Nội, với chuyên mục: “Học hỏi Tin Mừng theo thánh Mátthêu”. Trong tuần trước,
chúng ta đã tìm hiểu chủ đề: MUỐI CHO ĐỜI VÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN.
Tuần này, khởi đầu Chúa Nhật I Mùa Chay, chúng ta cùng đến với chủ đề: ĐỨC
GIÊSU BỊ CÁM DỖ. Khi tìm hiểu chủ đề này mỗi người chúng ta được mời gọi cùng
bước vào hoang địa với Chúa Giêsu. Ngay sau trình thuật về biến cố Chúa Giêsu chịu
phép rửa, thánh Mátthêu kể cho chúng ta câu chuyện về việc Chúa Giêsu được Thần
Khí đưa vào hoang địa để chịu Satan cám dỗ. Thánh Mátthêu nối kết hai biến cố này
vơi nhau, khi cho ta thấy chính Thần Khí từ trời ngự xuống trên Đức Giêsu thúc đẩy
Người vào hoang địa chịu thử thách. Như vậy, việc thử thách này cũng nằm trong kế
hoạch của Thiên Chúa. Chính nơi hoang địa của thử thách này, thánh Mátthêu khẳng
định quyền năng của Con Thiên Chúa nơi Đức Giêsu được xác nhận. Quả thực, Đức
Giêsu là Con Thiên Chúa. Nếu như xưa kia, Israel đã thất bại trong sa mạc vì luôn
thiếu niềm tin vào quyên năng của Thiên Chúa, thì nay bốn mươi đêm ngày trong
hoang địa, Con Thiên Chúa, đã sống trong sự tin tưởng tuyệt đối và sự kết hiệp mật
thiết với Chúa Cha, và điều này đã giúp Người chiến thắng những cám dỗ của Satan.
II. Bố cục bản văn Mt 4,1-11

III. Vài điểm chú giải


1. Thử thách/Cám dỗ? (hình ảnh minh hoạ)
Thử thách là gì? Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, thuật ngữ “thử thách” là tìm biết cái
thực tại thâm sâu ẩn núp dưới những vẻ mơ hồ bên ngoài. Có ba tác nhân có thể
khởi xướng thử thách. Trước tiên, Thiên Chúa thử thách con người để biết đáy
lòng họ và ban cho họ sự sống. Thứ đến, con người cũng cố gắng chứng tỏ mình
như Thiên Chúa, những mưu toan của họ được khơi dạy cho một sức quyến rũ và
đưa họ đến chỗ chết. Như thế thử thách trở thành một cám dỗ, và có nhân tố thứ
ba can dự vào, đó là tên cám dỗ. Vậy thử thách nhằm đến sự sống còn cám dỗ
sinh ra chết chóc. Hay noi cách khác, thử thách là hồng ân đến từ Thiên Chúa, còn
cám dỗ thì xúi dục phạm tội đến từ quỷ dữ.
2. Hoang địa? (hình ảnh minh hoạ)
Hoang địa là nơi hỗn mang ban sơ. Phần đất khô cằn này là nơi cư ngụ của quỷ,
của thần hoang dã và của những thú dữ. Kinh Thánh gọi hoang địa là miền đất
ghê tởm. Chính Thiên Chúa đã đưa nhà Israel qua miền đất ghê tởm để tiến vào
miền đất tràn trề sữa và mật ong. Thế nên, hình ảnh hoang địa gợi lên một giai
đoạn của Lịch sử cứu độ mà cuộc Xuất hành của Is-ra-el là hình bóng vĩnh viễn.
Hơn nữa, sự cứu rỗi mà dân lưu đầy ở Babylon ao ước, được quan niệm như một
cuộc xuất hành mới: hoang địa sẽ trổ hoa dưới chân họ đi (Is 32,15). Sự cứu rỗi
của thời sau cùng được trình bày trong một vài sách Khải huyền như là sự biến
đổi hoang địa thành địa đàng. Lúc đó Đấng Mê-si-a sẽ xuất hiện trong hoang địa
(Mt 24,26; Kh 12,6.14).
3. Bốn mươi ngày bốn mươi đêm? (hình ảnh minh hoạ)
 Bốn mươi năm Israel lang thang ở trong hoang địa.
 Bốn mươi ngày bốn mươi đêm Mô-sê ở trên Núi Sinai để đón nhận Mười
Điều Răn của Giao ước.
 Bốn mươi ngày bốn mươi đêm Abraham trên đường đến Núi Hôrép để
hiến tế con trai mình.
4. Quỷ dữ/Satan? (hình ảnh minh hoạ)
Hai thuật ngữ “quỷ dữ” (kẻ vu khống) và “Satan” (địch thù) thường được dùng
thay thế cho nhau. Kinh Thánh dùng cả hai từ ngữ này để chỉ một nhân vật tự bản
chất là vô hình nhưng hành động hay ảnh hưởng được biểu lộ trong hoạt động của
kẻ khác hoặc trong cơn cám dỗ. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta có nhân vật Satan
với những mưu mô của hắn. Kinh Thánh cũng chỉ cho ta những phương thế để
chống lại các mưu mô đó. Điều này được diễn tả một cách rất cụ thể qua biến cố
Satan cám dỗ Chúa Giê-su nơi hoang địa.
IV. Những cám dỗ
Chúa Giê-su ăn chay bốn mươi đêm ngày trong hoang địa. Thánh Mát-thêu cách nào
đó muốn cho chúng ta thấy Chúa Giê-su đã đúc kết trải nghiệm bốn mươi năm dân Is-
ra-el lang thang trong sa mạc, trải nghiệm buôn mươi đêm ngày của Mô-sê trên Núi
Si-nai. Qua biên cố này, thánh Mát-thêu chỉ cho chúng ta biết Chúa Giê-su chính là
Mô-sê mới, lãnh đạo cuộc Xuất hành mới. Người cũng là hiện thân của Is-ra-el mới,
một Is-ra-el vượt qua những cám dỗ và trung thành cho tới cùng trong việc chu toàn
trọn vẹn sứ vụ. Sau đây chúng ta cùng chứng kiến cách mà Chúa Giê-su đương đầu
với những cám dỗ của Satan.
1. Cám dỗ thứ nhất: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này
hóa bánh đi!” … (hình ảnh minh hoạ)
2. Cám dỗ thứ hai: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có
lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ
tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.” … (hình ảnh minh hoạ)
3. Cám dỗ thứ ba: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy
tôi.” … (hình ảnh minh hoạ)
Tóm lại, Chúa Giê-su đã muốn sống lại những giai đoạn khác nhau của dân Chúa. Vì
vậy như dân Do-thái xưa, Ngài được Thánh Thần đưa vào hoang địa để chịu thử
thách. Nhưng khác với cha ông của Ngài, Ngài lướt thắng các thử thách và vẫn trung
thành với Cha Ngài. Ngài trọng Lời Chúa hơn bánh ăn. Ngài chuộng lòng trông cậy
hơn phép lạ nhiệm mầu. Ngài thích phụng sự Thiên Chúa hơn mọi tham vọng thống
trị trần thế. Is-ra-el xưa đã thất bại trước những thử thách và cám dỗ. Hôm này, Chúa
Giê-su, Con Yêu Dấu của Chúa Cha, hoàn tất vận mệnh của Israel. Người, như một
Mô-sê mới, dẫn đưa Giáo Hội là hình ảnh của Is-ra-el mới ra khỏi hoang địa thế gian
để tiến vào miền đất tràn trề sự sống là Vương Quốc Thiên Đàng.
V. Suy niệm và thực hành
1. Suy niệm (Phần này xin quý thầy bổ sung thêm sao cho phù hợp)
Chúng ta đang sống ở đâu? Chúng ta đang sống ở trong Địa đàng hay trong hoang
địa? Chắc chắn chúng ta vẫn còn trong hoang địa. Hình ảnh hoang địa vẫn cần
thiết để giúp ta hiểu bản tính của đời sống Kitô hữu. Hằng ngày chúng ta vẫn gặp
thử thách và bị cám dỗ. Cuộc sống này vẫn còn phải chịu thử thách bao lâu chúng
ta chưa vào trong sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa. Vì vậy, nhớ đến những biến cố
thủa xưa, chúng ta đừng cứng lòng nữa.
Nếu thế gian này là một hoang địa, thì chính trong hoang địa này chúng ta vẫn
được nuôi dưỡng bằng bánh hằng sống, và uống nước Thần Khí từ đá tảng chảy
ra. Đá tảng này chính là Đức Kitô. Vì thế, trong mọi thử thách và cám dỗ, chúng
ta có thể nắm chắc thắng lợi, vì chúng ta là những kẻ thông phần với Đức Kitô,
Đấng vẫn trung thành trong khi bị thử thách.
2. Thực hành
 Lấy Lời Chúa làm nền tảng cho cuộc sống, đặc biệt, trong thử thách và
cám dỗ.
 Không bao giờ nghi ngờ và bất phục tùng Thiên Chúa.
 Không thách thức Thiên Chúa mà đứng lì trên con đường bất hảo.
 Sẵn sàng thực hiện thánh ý Thiên Chúa.
 Tích cực tham dự các bí tích. Hoán cải tâm hồn để chuẩn bị xứng đáng
rước Mình và Máu Thánh Chua.
 Không vì lợi lộc của cải vật chất mà thờ lậy các tà thần.
 Không vì danh vọng mà đánh mất căn tính người Ki-tô hữu.
VI. Giới thiệu chủ đề tiếp theo: Sám Hối cùng với việc đọc trước đoạn Mt 3,1-12 và
Mt 4,17.

You might also like