Bao Bì

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

1.

Đặc điểm sản phẩm liên quan đến quá trình bảo quản và bao gói
1.1.Chức năng của bao bì
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm: Bao bì thực phẩm có thể chứa đựng
được một khối lượng sản phẩm nhất định, bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình từ khi
hoàn thành, vận chuyển đến lúc tới tay người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công nghệ sản
xuất bao bì, phương pháp đóng gói bao bì và chất liệu làm nên bao bì phải an toàn và phù
hợp.
- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng: Bao bì ngoài việc chứa
đựng sản phẩm bên trong còn phải được thiết kế chắc chắn, có hình dạng thích hợp với
từng loại thực phẩm và chứa đựng được một khối lượng nhất định thực phẩm. Việc này
giúp cho công đoạn đóng gói và vận chuyển hàng hóa được dễ dàng và an toàn hơn.
- Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng: Bao bì sản phẩm có in
các thông tin về thành phần, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, nơi sản xuất, hạn
dùng… để người tiêu dùng có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết cho việc lựa
chọn sản phẩm. Cách trình bày, màu sắc được in trên bao bì sản phẩm còn giúp thu hút
khách hàng.
1.2. Đặc tính của sản phẩm
Bánh quy bổ sung bột chà là là sản phẩm dạng rắn, giòn, xốp. Bánh quy là sản phẩm
dễ hút ẩm và bị oxi hóa, dễ bị tác động bởi ánh sáng, nhiệt độ. Nên các sản phẩm bánh
thường xảy ra quá trình, mốc, mềm do vi sinh vật từ môi trường bên ngoài xâm nhập. Vì
vậy cần hạn chế sự tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp và không khí. Cần kiểm soát và chọn
bao bì phù hợp để bảo quản sản phẩm lâu dài.
2. Yêu cầu bao bì cho sản phẩm
2.1.Yêu cầu bảo vệ sản phẩm và bảo vệ môi trường
- Không độc và tương hợp với từng loại sản phẩm
- Phải đảm bảo vệ sinh
- Giữ độ ẩm và chất béo thực phẩm
- Giữ khí và mùi
- Bảo vệ tính nguyên vẹn của sản phẩm
2.2.Yêu cầu về marketing
- Màu sắc của bao bì cần bắt mắt và phù hợp với yêu cầu sản phẩm bên trong.
- Kiểu dáng, kích cỡ cần thích hợp và thẩm mỹ.
- Yêu cầu thông tin trực tiếp lên sản phẩm.
2.3. Yêu cầu bán hàng
Bao bì và hình thức bao gói phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc: Vận chuyển,
bảo quản và mua bán.
Bao bì sử dụng cần phải:
+ Dễ cầm trên tay
+ Kích cỡ vừa vào tủ, giá, tủ lạnh
+ Lượng của một đơn vị sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng
+ Giá cả phải hợp lý và phù hợp với sản phẩm bên trong
2.4.Yêu cầu của người mua hàng
- Các ký, mã hiệu trên bao bì:
+ Phải ghi đầy đủ các ký hiệu, mã hiệu.
+ Phải thể hiện các thông tin như loại sản phẩm, nhà sản xuất, chất lượng, số
lượng, giá cả.
+ Phải rõ ràng không gây khó đọc, khó hiểu cho người tiêu dùng
+ Phải ấn tượng để người mua dễ nhận ra sản phẩm cho những lần sau.
- Hấp dẫn được sự chú ý: phải kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình ảnh và chữ viết.
- Màu sắc: có màu nền, màu của các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết.
- Sự quen thuộc của bao bì giúp cho người mua nhận ra sản phẩm.
- Sự thuận tiện, thuận lợi trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
2.5.Yêu cầu theo tiêu chuẩn nhà nước
TCVN 4736; TCVN 4869-89; TCVN 4870-89; TCVN 5117-90; TCVN 4291-86;
TCVN 5513-1991; TCVN 4736-89; TCVN 5512-1991 về một số loại bao bì và quy định
đo lường chất lượng trong khâu bao gói. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu bao bì chứa
đựng thực phẩm được ban hành trong “danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực
thực phẩm “ theo quyết định số 067/ 1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng bộ y tế ngày
4/4/1994.
Bảng 1: Quy định hàm lượng kim loại trong vật liệu làm bao bì
Vật liệu bao bì Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn

Kim loại Pb < 5%


Sb (Antimon) < 5%
Phẩm màu dùng trong bao Theo danh mục các phẩm Dung dịch ngâm không
bì màu cho phép của Bộ y tế làm hòa tan phẩm màu

Bảng 2: Quy định hàm lượng kim loại nặng trong vật liệu bao bì dạng PE, PP, PET, PVC
Vật liệu làm bao bì Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn

PE, PP, PET, PVC Pb < 100mg/kg


Cadimi < 100mg/kg

3. Lựa chọn vật liệu bao bì cho sản phẩm


3.1. Vật liệu bao bì bên trong
Vật liệu bao bì Ưu điểm Nhược điểm
Kim loại - Truyền nhiệt tốt và khả - Có độ bền hoá học kém,
năng chịu nhiệt độ cao, do hay bị rỉ và bị ăn mòn gây
đó thực phẩm các loại có ảnh hưởng đến chất lượng
thể được đóng hộp, thanh thực phẩm.
trùng hoặc tiệt trùng với - Giá cả nguyên vật liệu
chế độ thích hợp đảm bảo chế tạo bao bì kim loại cao
được tiêu chuẩn vệ sinh an ảnh hưởng đến giá thành
toàn thực phẩm. sản phẩm.
- Có độ bền cơ học tốt, đảm - Ô nhiễm môi trường.
bảo độ kín nên bao bì - Cồng kềnh và có trọng
không bị lão hoá nhanh lượng cao hơn nhiều so với
theo thời gian. bao bì plastic.
- Có bề mặt tráng thiếc tạo
ánh sáng bóng, có thể in và
tráng lớp vec-ni bảo vệ lớp
in không bị trầy sước.
- Chống ánh sáng thường
và tia cực tím tác động vào
thực phẩm.

Plastic - Đa dạng, phong phú về - Bao bì plastic không được


chủng loại; bao bì đạt tính tái sử dụng trong sản phẩm
năng cao trong chứa đựng, thực phẩm.
bảo quản các loại thực - Gây sự gia tăng ô nhiễm
phẩm. Bao bì plastic môi trường vì có một số
thường không mùi, không loại plastic không có khả
vị, có loại có thể đạt độ năng tái sinh cũng có một
mềm dẻo, áp sát bề mặt số loại khó đạt những đặc
thực phẩm khi được tạo tính của plastic tinh khiết
nên độ chân không cao ban đầu sau khi tái sinh.
trong trường hợp sản phẩm - Bao bì plastic chứa đựng
cần bảo quản trong chân thực phẩm thường là bao bì
không. một lớp nhưng cấu tạo bởi
- Các loại bao bì plastic sự ghép hai hay ba loại vật
được in ấn nhãn hiệu dễ liệu plastic lại với nhau để
dàng, đạt được mức độ mỹ bổ sung tính năng tạo nên
quan yêu cầu. Ngoài ra, bao bì hoàn thiện, đáp ứng
tính chất nổi bật hơn là bao yêu cầu của loại thực phẩm
bì plastic nhẹ hơn tất cả các chứa đựng.
loại vật liệu bao bì khác, rất
thuận tiện trong phân phối,
chuyên chở.
Màng ghép OPP + Khả năng bị xé rách dễ
dàng khi có một vết cắt
hoặc một vết thủng nhỏ
+ OPP có độ trong suốt, độ
bóng bề mặt cao hơn PP,
tiếng kêu khi vò cũng trong
và thanh hơn PP
+ OPP có độ trong suốt, độ
bóng bề mặt cao hơn PP,
tiếng kêu khi vò cũng trong
và thanh hơn PP
+ OPP có tính bền nhiệt,
khả năng in ấn tốt tương tự
như PP
+ OPP có tính chất chống
thấm O2, khí và hơi cao
hơn so với PP.
Màng ghép MPET + Bền cơ học cao, có khả
năng chịu đựng lực xé và
lực va chạm, chịu đựng sự
mài mòn cao, có độ cứng
vững cao.
+ Trơ với môi trường thực
phẩm.
+ Chống thấm dầu, mỡ rất
cao
+ Chống thấm khí O2 và
CO2 tuyệt đối
+ Có màu trắng bạc, độ
bóng khá tốt

Màng PE + Màng LDPE và LLDPE + Khả năng in ấn trên bề


trong suốt, hơi có ánh mờ, mặt PE không cao, dễ bị
có bề mặt bóng láng, mềm nhòa nét in do màng Pe có
dẻo nhưng LLDPE trong thể bị kéo dãn.
suốt và mềm dẻo hơn
LDPE.
+ Tính chống thấm oxy
kém nên không thể dùng
làm bao bì chống oxy hóa.
+ Bền ở nhiệt độ 60 -700C
+ Tính bền hóa học cao
dưới tác dụng của axit,
kiềm, dung dịch muối vô
cơ.

3.1.1. Kim loại


Hộp bánh bằng kim loại thường là vật liệu thép tráng thiết, thép có màu xám đen
không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm. Khi được tráng
thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng, nhưng vẫn bị ăn mòn, do đó ta cần tráng lớp vec-ni để
bảo vệ.
❖ Ưu điểm:
- Truyền nhiệt tốt và khả năng chịu nhiệt độ cao, do đó thực phẩm các loại có thể
được đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo được tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có độ bền cơ học tốt, đảm bảo độ kín nên bao bì không bị lão hoá nhanh theo thời
gian.
- Có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể in và tráng lớp vec-ni bảo vệ lớp
in không bị trầy sước.
- Chống ánh sáng thường và tia cực tím tác động vào thực phẩm.
❖ Khuyết điểm:
- Có độ bền hoá học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn gây ảnh hưởng đến chất lượng thực
phẩm.
- Giá cả nguyên vật liệu chế tạo bao bì kim loại cao ảnh hưởng đến giá thành sản
phẩm.
- Ô nhiễm môi trường.
- Cồng kềnh và có trọng lượng cao hơn nhiều so với bao bì plastic
3.1.2 Plastic

❖ Ưu điểm:
- Đa dạng, phong phú về chủng loại; bao bì đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo
quản các loại thực phẩm. Bao bì plastic thường không mùi, không vị, có loại có thể đạt
độ mềm dẻo, áp sát bề mặt thực phẩm khi được tạo nên độ chân không cao trong trường
hợp sản phẩm cần bảo quản trong chân không.
- Các loại bao bì plastic được in ấn nhãn hiệu dễ dàng, đạt được mức độ mỹ quan
yêu cầu. Ngoài ra, tính chất nổi bật hơn là bao bì plastic nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu
bao bì khác, rất thuận tiện trong phân phối, chuyên chở.

❖ Khuyết điểm:
- Bao bì plastic không được tái sử dụng trong sản phẩm thực phẩm.
- Gây sự gia tăng ô nhiễm môi trường vì có một số loại plastic không có khả năng
tái sinh cũng có một số loại khó đạt những đặc tính của plastic tinh khiết ban đầu sau khi
tái sinh.
- Bao bì plastic chứa đựng thực phẩm thường là bao bì một lớp nhưng cấu tạo bởi
sự ghép hai hay ba loại vật liệu plastic lại với nhau để bổ sung tính năng tạo nên bao bì
hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của loại thực phẩm chứa đựng.
3.1.3. Bao bì nhiều lớp
Yêu cầu của bao bì thực phẩm:

- Đảm bảo chống bất kì sự xâm nhập nào từ môi trường ngoài vào môi trường bên
trong chứa đựng thực phẩm

- Đảm bảo những yêu cầu khác về độ bền kéo, độ bền chống va đập, trong suốt,
sáng bóng và một số tính chất khác như kháng dầu, kháng dung môi, chống tĩnh điện, bền
thời tiết, dễ in ấn và có thể thanh trùng, tiệt trùng.
- Thực tế không có loại vật liệu nào đồng thời đáp ứng mọi tính chất cần thiết như
vậy. Vì thế cần kết hợp nhiều loại vật liệu bổ sung ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Do
đó, màng ghép nhiều lớp được chế tạo và nhanh chóng chiếm ưu thế trong ngành bao bì
thực phẩm.

- Tính chất cuối cùng của một loại vật liệu nhiều lớp phụ thuộc nhiều vào những
tính chất của các lớp thành phần riêng lẻ.
Cấu trúc của bao bì nhiều lớp:
- Các polymer khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào vai trò của chúng như là lớp
cấu trúc, lớp liên kết, lớp cản, lớp hàn.
- Lớp cấu trúc: đảm bảo các tính chất cơ học cần thiết, tính chất in dễ dàng và
thường có cả tính chống ẩm. Thông thường đó là những loại nhựa rẻ tiền. Vật liệu được
dùng thường là LDPE, HDPE, EVA, LLDPE, PP,OPP (đối với những cấu trúc mềm dẻo)
và HDPS hay PD (đối với cấu trúc cứng).
- Các lớp liên kết: là những lớp keo nhiệt dẻo (ở dạng đùn) được sử dụng để kết hợp
các loại vật liệu có bản chất khác nhau.
- Các lớp cản: được sử dụng để có được những yêu cầu đặc biệt về khả năng cản khí
và giữ mùi. Vật liệu được sử dụng thường là PET (trong việc ghép màng), MPET nylon,
EVOH và PVDC.
- Các lớp vật liệu hàn: thường dùng là LDPE và hỗn hợp LLDPE, EVA, inomer,…
3.1.4. Các vật liêu bao bì plastic làm màng ghép
3.1.4.1. OPP (Oriented polypropylene)
Màng OPP chính là màng PP cải tiến, tương tự như PP, nhưng màng OPP được định
hướng theo cả hai chiều thẳng góc nhau trong quá trình chế tạo. Do đó có các tính chất
đặc biệt:
+ Khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ
+ OPP có độ trong suốt, độ bóng bề mặt cao hơn PP, tiếng kêu khi vò cũng trong và
thanh hơn PP
+ OPP có độ trong suốt, độ bóng bề mặt cao hơn PP, tiếng kêu khi vò cũng trong và
thanh hơn PP
+ OPP có tính bền nhiệt, khả năng in ấn tốt tương tự như PP
+ OPP có tính chất chống thấm O2, khí và hơi cao hơn so với PP.
Ứng dụng của màng OPP:
Được chế tạo dạng màng để ghép tạo lớp ngoài cùng cho bao bì nhiều lớp để nhằm
tăng tính chống thấm khí hơi, dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt), tạo độ
bóng cho bao bì và khả năng in ấn cao.
3.1.4.2. MPET ( Polyester Metalized)
Màng ghép MPET hay còn gọi là màng Metalized cũng giống như màng PET được
chế tạo sản xuất từ hạt nhựa PP, nhưng khác ở chỗ là màng ghép MPET có tráng kim,
trắng bạc, độ bóng khá tốt, chống thấm tuyệt đối.
Màng ghép MPET là loại màng được mạ nhôm trên cơ sở là màng PET, nhằm tăng
tính chất cơ lý của màng. Đặc tính của màng MPET:
+ Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài
mòn cao, có độ cứng vững cao.
+ Trơ với môi trường thực phẩm.
+ Chống thấm dầu, mỡ rất cao
+ Chống thấm khí O2 và CO2 tuyệt đối
+ Có màu trắng bạc, độ bóng khá tốt
+ Độ dày : 18 mic , 23 miccron
Ứng dụng của MPET:
Làm bao bì đóng gói, đặc biệt đối với thực phẩm nhạy cảm với độ ẩm hoặc oxy hóa.
Được sử dụng làm lớp cản trong bao bì nhiều lớp.
3.1.4.3. PE ( POLYETHYLENE)
Polyethylene được sản xuất từ sự trùng hợp khí ethylene C2H4(CH2 = CH2) tạo
thành mạch polyme (-CH2 -CH2 -)n. Plastic PE được sử dụng với tỷ lệ cao nhất so với
tổng lượng plastic được sử dụng hằng năm (khoảng 40 -50%), trong đó số lượng ba loại
LDPE, LLDPE và HDPE được sử dụng với tỷ lệ gần tương đương nhau.
PE có các đặc tính như:
+ Màng LDPE và LLDPE trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo
nhưng LLDPE trong suốt và mềm dẻo hơn LDPE.
+ Tính chống thấm oxy kém nên không thể dùng làm bao bì chống oxy hóa.
+ Bền ở nhiệt độ 60 -700C
+ Tính bền hóa học cao dưới tác dụng của axit, kiềm, dung dịch muối vô cơ.
+ Khả năng in ấn trên bề mặt PE không cao, dễ bị nhòa nét in do màng Pe có thể bị
kéo dãn.
Ứng dụng của PE
Màng PE có nhiều loại nhưng trong đó LDPE thường được sử dụng làm bao bì hàn
ở bên trong vì nhiệt độ hàn thấp (110OC-110OC), tính bền hoá học cao.
3.2. Vật liệu bao bì bên ngoài
Loại bao bì Ưu điểm Nhược điểm
Kim loại Hộp kim loại dễ in ấn và Chi phí sản xuất cao, gia
bền chắc, sang trọng, đảm công phức tạp, khối lượng
bảo được các chức năng lớn và cồng kềnh hơn.
của bao bì.
Giấy trắng - Tạo nên dáng vẻ mỹ quan - Dễ cháy
cho thực phẩm - Dễ rách: Giấy có độ bền
- Tái sinh dễ dàng: Sau khi cơ học thấp hơn các vật
sử dụng vẩn có thể tái chế liệu khác như nilon hay
để làm giấy chất lượng thấp kim loại. Vì vậy bao bì
hơn giấy dễ bị rách nếu quá
- Dễ phân hủy thân thiện trình bảo quản không được
với môi trường đảm bảo. Bao bì rách sẽ
- Tăng tính cảm quan: Giấy làm cho sản phẩm bị hư
trắng khi dùng để bao bọc hỏng.
thực phẩm làm cho người - Thấm nước, thấm khí:
sử dụng có cảm giác sạch Khi bao bì thấm nước,
sẽ, có cảm giác an toàn vệ thấm khí thì độ ẩm sẽ tăng
sinh lên, tính dễ rách càng cao
- Là vật liệu rẻ tiền dễ thích do độ bền cơ học giảm đi
ứng với nhiều loại thực nhanh chóng. Đồng thời
phẩm ảnh hưởng tới độ ẩm của
sản phẩm.
- Làm ô nhiễm môi trường
Giấy ivory + Bề mặt sáng bóng đem + Giấy có màu hơi vàng
lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhẹ, không trắng như giấy
cho bản in. Couche
+ Giấy Ivory khá dày và + Giá thành hơi cao hơn
cứng nên đặc biệt phù hợp một chút so với giấy thông
cho kỹ thuật như: cắt, gấp thường như Couche,
nếp, in nổi, cắt khuôn dập Bristol tuy nhiên nếu in với
mang lại cho bao bì thêm số lượng lớn thì giá thành
hấp dẫn. rẻ.
+ Giấy Ivory có tính dai,
xốp, nhẹ, không thấm nước
nếu nước rớt lên bề mặt
hộp giấy, chịu được lực va
đập nhẹ.
+ Có khả năng tương thích
với nhiều công nghệ in như
in Offset, in Flexo hay in
UV.

3.2.1. Kim loại


Hộp kim loại dễ in ấn và bền chắc, sang trọng, đảm bảo được các chức năng của bao
bì tuy nhiên có nhược điểm là chi phí sản xuất cao, gia công phức tạp, khối lượng lớn và
cồng kềnh hơn.
3.2.2. Giấy
Bao bì giấy được sử dụng phổ biến vì một số tính chất đặc trưng sau:
+ Tính bền cơ học
+ Nhẹ.
+ Dễ hủy, không gây ô nhiễm môi trường
+ Tái sinh dễ dàng
Tuy nhiên nhược điểm của giấy là:
+ Dễ rách, thấm nước, thấm khí, độ ẩm càng cao tính dễ rách càng tăng.

➢ Để sử dụng được bao bì giấy thì cần phải có những biện pháp khắc phục để nâng cao
chất lượng:

❖ Xử lý giấy: Giấy đã được xử lý để đạt những đặc tính sau:


+ Tính kháng hơi ẩm
+ Chống oxi hóa
+ Kháng vi khuẩn,
+ Chống dính
+ Khó cháy, chống thấm nước, chống thấm chất béo.
+ Bề mặt có độ trượt cao, độ bóng cao
❖ Ghép nhiều lớp giấy: Để tăng độ bền cơ của giấy, người ta thường ghép nhiều lớp
giấy lại với nhau. Các loại giấy có chất lượng khác nhau là do kết hợp các nguyên liệu
khác nhau. Ví dụ bao bì giấy ghép màng helogram

❖ Sử dụng các lớp tráng thích hợp: Bằng cách sử dụng các lớp tráng thích hợp, tạo
ra loại giấy có khả năng in ấn cao và không bị đứt bị rách khi giấy chạy trên các máy.
3.2.2.1. Giấy trắng

❖ Ưu điểm:
- Tạo nên dáng vẻ mỹ quan cho thực phẩm
- Tái sinh dễ dàng: Sau khi sử dụng vẩn có thể tái chế để làm giấy chất lượng thấp
hơn
- Dễ phân hủy thân thiện với môi trường
- Tăng tính cảm quan: Giấy trắng khi dùng để bao bọc thực phẩm làm cho người sử
dụng có cảm giác sạch sẽ, có cảm giác an toàn vệ sinh
- Là vật liệu rẻ tiền dể thích ứng với nhiều loại thực phẩm

❖ Nhược điểm

➢ Ảnh hưởng tới sản phẩm:


- Dễ cháy
- Dễ rách: Giấy có độ bền cơ học thấp hơn các vật liệu khác như nilon hay kim loại.
Vì vậy bao bì giấy dễ bị rách nếu quá trình bảo quản không được đảm bảo. Bao bì rách sẽ
làm cho sản phẩm bị hư hỏng.
- Thấm nước, thấm khí: Khi bao bì thấm nước, thấm khí thì độ ẩm sẽ tăng lên, tính
dễ rách càng cao do độ bền cơ học giảm đi nhanh chóng. Đồng thời ảnh hưởng tới độ ẩm
của sản phẩm.

➢ Ảnh hưởng tới môi trường


- Tăng nạn chặt phá rừng: Một trong những động cơ của nạn phá rừng chính là khai
thác gỗ phục vụ cho công nghiệp.
- Làm ô nhiễm môi trường: Các nhà máy sản xuất giấy là các nhà máy thải ra môi
trường khá nhiều chất thải ở các dạng khác nhau ( rắn, lỏng, khí, lơ lửng…). Ảnh hưởng
lớn tới môi trường sống, bao gồm cả môi trường đất, nước và không khí.
3.2.2.2. Giấy ivory
Giấy Ivory là giấy có mặt màu trắng, độ mịn và độ sáng rất cao vì được xử lý qua
thiết bị. giấy Ivory có hai loại:
Giấy Ivory (FBB): Giấy Ivory này có tráng phủ một mặt, mặt còn lại màu trắng
nhám, đế giấy màu trắng, dày và khá cứng. Định lượng giấy này vào khoảng 170 – 400
gam, nhưng định lượng phổ biến vào khoảng 210 – 350 gsm. Loại giấy này thường dùng
để in bao bì, túi, hộp thuốc lá, hộp thuốc tây, hộp mỹ phẩm, dược phẩm, hộp nước hoa,
hộp bánh, hộp đựng thức ăn nhanh, hộp trà, cà phê, bìa tập & sách, folder,…
Giấy Ivory Kraft: Có độ dày và độ cứng cao, một mặt tráng láng Ivory mặt còn lại
sẫm sần giống như giấy Kraft. Định lượng giấy vào khoảng 230gsm – 500gsm. Giấy này
thường được sử dụng rộng rãi trong in ấn bao bì, hộp giày, bao bì rượu, gói thuốc lá, hộp
diêm, hộp kem đánh răng, bao bì mỹ phẩm, sản phẩm túi xách cao cấp, hộp đựng bóp
đèn, các loại hộp sữa và làm vỏ hộp nước trái cây. Ưu điểm của loại giấy này là rất tiện
lợi, dễ phân hủy và có thể tái sử dụng nhiều lần, không gây hại đến môi trường cũng như
sức khỏe con người và giá thành rẻ hơn giấy Ivory (FBB).

❖ Ưu điểm:
+ Bề mặt sáng bóng đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho bản in.
+ Giấy Ivory khá dày và cứng nên đặc biệt phù hợp cho kỹ thuật như: cắt, gấp nếp,
in nổi, cắt khuôn dập mang lại cho bao bì thêm hấp dẫn.
+ Giấy Ivory có tính dai, xốp, nhẹ, không thấm nước nếu nước rớt lên bề mặt hộp
giấy, chịu được lực va đập nhẹ.
+ Có khả năng tương thích với nhiều công nghệ in như in Offset, in Flexo hay in
UV.

❖ Nhược điểm:
+ Giấy có màu hơi vàng nhẹ, không trắng như giấy Couche
+ Giá thành hơi cao hơn một chút so với giấy thông thường như Couche, Bristol tuy
nhiên nếu in với số lượng lớn thì giá thành rẻ.
4. Kết luận
Dựa trên đặc tính của sản phẩm và các ưu điểm khuyết điểm của các loại bao bì ta
có thể lựa chọn loại bao bì phù hợp như sau:
Bao bì trong:

❖ Lựa chọn bao bì nhiều lớp có cấu trúc là OPP/MPET/LDPE


Nguyên nhân lựa chọn:
+ Vì sản phẩm là bánh quy rất dễ bị ỉu hay chất béo bị ôi nếu tiếp xúc nước, không
khí nên chọn bao bì màng ghép 3 lớp OPP/MPET/LDPE bảo đảm được được độ kín
+ Bao bì plastic vì tính thuận tiện trong việc sản xuất và phân phối
+ Màng OPP cho khả năng in ấn tốt
+ MPET có tính chất chống oxi hoá và chống ẩm tuyệt đối, có độ cứng cao có thể
bảo vệ được sản phẩm bên trong khỏi môi trường bên ngoài và sự nứt vỡ
+ Màng LDPE được chọn làm lớp vật liệu hàn vì nhiệt độ hàn thấp và mối hàn kín
→ Bao bì màng gói ba lớp OPP/MPET/LDPE có thể đáp ứng các yêu cầu quy định,
đảm bảo an toàn không có chất độc hại hay không làm thay đổi bản chất của thực phẩm
chứa bên trong đối với sản phẩm bên trong.
Bao bì ngoài

❖ Lựa chọn bao bì giấy: giấy Ivory Kraft


Nguyên nhân lựa chọn:
+ Sản phẩm bánh có độ cứng cao, dễ nứt vỡ nên chọn giấy Ivory Kraft có độ dày và
độ cứng cao có thể bảo vệ được sản phẩm
+ Dễ tạo hình và hàn thành hộp chứa sản phẩm
+ Sử dụng rất tiện lợi, đẹp mắt, dễ in ấn,
+ Dễ phân hủy và có thể tái sử dụng nhiều lần, không gây hại đến môi trường cũng
như sức khỏe con người.
+ Giá thành rẻ hơn giá thành rẻ hơn giấy Ivory (FBB).
→ Bao bì giấy Ivory Kraft có thể đáp ứng các yêu cầu quy định, đảm bảo an toàn
không có chất độc hại hay không làm thay đổi bản chất của thực phẩm chứa bên trong đối
với sản phẩm bên trong.
5. Thiết kế nhãn dán và bao bì cho sản phẩm
5.1. Nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa
- Nội dung bắt buộc phải thể hiện:
+ Tên hàng hóa
+ Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
+ Xuất xứ hàng hóa
- Nội dung bắt buộc đối với thực phẩm:
+ Định lượng
+ Ngày sản xuất
+ Hạn sử dụng
+ Thành phần hoặc thành phần định lượng
+ Thông tin, cảnh báo
+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
5.2. Thiết kế bao bì
5.2.1. Thiết kế bao bì bên trong
Hình 3: Bao bì bên trong của sản phẩm
- Tên sản phẩm: Bánh quy chà là.
- Thành phần: Bột mỳ, bột chà là, đường, trứng, bơ, muối, bột mì, bột nở, bột bắp,
vanilla và các thành phần nguyên liệu khác.
- Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng ngay sau khi mở bao bì.
- Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
- NSX và HSD in trên bao bì sản phẩm.
- Địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
- Nơi sản xuất: Việt Nam.
- Mã số mã vạch.
5.2.2. Thiết kế bao bì bên ngoài (Giấy ivory kraft)
Kích thước hộp: 25 x 22 x 5,5 cm.
Vật liệu bao gói: Giấy ivory kraft. Giấy Ivory Kraft là loại giấy có độ dày và độ
cứng cao, gồm 2 lớp Ivory và Kraft. Định lượng giấy vào khoảng 230gr – 500 gr
Hình 4: Hình cắt của bao bì ngoài
Hình 5: Bao bì bên ngoài lớp 1 (Giấy ivory kraft)
Những nội dung sau được ghi trên các mặt của bao bì:
- Tên sản phẩm: Bánh quy chà là.
- Thành phần: Bột mỳ, bột chà là, đường, trứng, bơ, muối, bột mì, bột nở, bột bắp
vanilla và các thành phần nguyên liệu khác.
- Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g
- Số tiêu chuẩn cơ sở
- Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng ngay sau khi mở bao bì.
- Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
- NSX và HSD in trên bao bì sản phẩm.
- Địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
- Nơi sản xuất: Việt Nam
- Mã số mã vạch
Bảng 6: Giá trị dinh dưỡng / 100g
Giá trị dinh dưỡng trong 100g
Tên Hàm lượng các chất dinh dưỡng (%)
Protein thô 9,53
Lipid thô 10,2
Cacbohydrat 76,91
Độ ẩm 3,33
Độ tro 0,03
5.2.3. Bao bì bên ngoài lớp 2 (Giấy carton)
Hình 6: Bao bì bên ngoài lớp 2 (Giấy Carton)
Thông tin bên ngoài thung Carton
- Tên sản phẩm: Bánh quy chà là
- Logo công ty
- NSX và HSD được in trên bao bì
- Nơi sản xuất: Công ty TNHH QCL Việt Nam
- Địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu, Đà Nẵng
- SĐT: 0378333873
- Website: www.qclvietnam.com.vn
- Khối lượng tịnh: 360 gram x 12 hộp
Tài liệu tham khảo
1. Tiêu chuẩn bao bì thực phẩm - Công ty Bao Bì Bình Minh Plus (bmppack.com)
2. https://123docz.net/document/2562543-tieu-luan-mon-cong-nghe-san-xuat-duong-
banh-keo-tim-hieu-ve-cac-dang-bao-bi-va-phuong-phap-bao-goi-keo.htm
3. Bài giảng Kỹ thuật bao bì thực phẩm – PGS. TS. Trương Thị Minh Hạnh
4. https://luanvan.net.vn/luan-van/bao-bi-ghep-nhieu-lop-70021/
5. https://nhuaphatthanh.com/nhua-ldpe-la-gi.html
6. https://avppaper.com/khai-niem-giay-ivory-va-uu-diem-nhuoc-diem
7. https://invietnhat.vn/in-hop-thiec/
8. http://www.baobinamthanh.com/

You might also like