Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN QUYỀN CỦA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG
TY CỔ PHẦN

Giới thiệu đề tài:

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay số
lượng công ty cổ phần tại việt Nam ngày càng gia tăng. Song với sự gia tăng đó nhiều
vấn đề trở ngại trong công ty cổ phần được hình thành, đặc biệt sự xâm phạm về quyền
của các cổ đông trong công ty cổ phần ngày càng có nhiều dẫn đến xung đột, tranh
chấp.

Nội dung bài viết:

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối vốn nên việc minh bạch và tạo điều kiện
thuận lợi cho các cổ đông trong công ty thực hiện quyền của mình theo quy định của
pháp luật. Vì khi các nhà đầu tư được đảm bảo quyền lợi, môi trương kinh doanh minh
bạch sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư hơn. Nhưng trên thực tế, mặc dù pháp luật đã có
nhiều quy định về bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trong công ty cổ phần, tuy nhiên
nhiều công ty không tuân thủ, lợi dụng những khẽ hở của quy định pháp luật làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư chưa thực sự hiểu
rõ quyền lợi của mình dẫn đến tình trạng quyền lợi bị xâm phạm nhưng họ lại chọn
cách im lặng hoặc khởi kiện nhưng không được thi hành án. Trước tình trạng này tôi đã
đưa ra một số sự hạn chế của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền của các cố
đông trong công ty cổ phần và một số rào cản của Luật Doanh Nghiệp đối với các cổ
đông.

Đặt vấn đề:

1. Sự hạn chế quyền của các cổ đông trong công ty cổ phần


1.1. Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông phổ thông
Theo khoản 2 điều 115, Luật doanh nghiệp 2020:

“Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở
lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau
đây:

Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng
quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát,
hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài
liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty”

Vậy theo như luật doanh nghiệp 2020 các cổ đông sở hữu cổ phần dưới 5% bị
hạn chế tiếp cận các tài liệu liên quan đến bí mật thương mại và bí mật kinh
doanh của công ty trong luật không nêu rõ hay có giới hạn rõ ràng về bí mật
thương mại, bí mật kinh doanh. Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã lạm dụng hạn
chế này để giảm thiểu mất độ tiếp cận thông tin của các cổ đông phổ thông
nắm giữ cổ phần ít làm cho các cổ đông không biết về một số hoạt động của
công ty.

Bên cạnh đó do luật không quy định rõ ràng là cổ đông nắm bao nhiều cổ phần
thì có thể tham gia vào cuộc họp cổ đông nên nhiều cổ đông nhỏ bị hạn chế
quyền tham gia dự đại hội cổ đông, đồng thời việc tiếp cận thông tin liên quan.

Theo khoản điểm a, khoản 1, điều 115, Luật doanh nghiệp 2020 có quy định
cho phép Điều lệ công ty có thể quy định hình thức khác, lọi dụng điều này
nhiều công ty cổ phần quy định một số hình thức khác nhằm gián tiếp hạn chế
quyền tiếp cận thông tin của các cổ đông nhỏ trong cuộc họp cổ đông.

Như trong thông báo của đại hội cổ đông thường niên của công ty cổ phần
Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam VVFC đã đưa ra điều kiện tham dự
họp đại hội đồng cổ đông như sau: “Cổ đông sở hữu từ 3000 cổ phần trở lên
tham dự trực tiếp Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông sở hữu ít hơn 3000 cổ
phần tập hợp nhau thành nhóm đủ 3000 cổ phần, cử người đại diện tham gia
trực tiếp Đại hội đồng cổ đông.” Ta có thể thấy được qua điều kiện này của
công ty có rất nhiều cổ đông sẽ không có quyền tham dự vào cuộc họp đại hội
đồng cổ đông, các cổ đông có tỉ lệ cổ phần thấp gần như bị chèn ép và khó có
thể nắm các thông tin của công ty được nêu ra trong cộc họp hội đồng cổ đông.

1.2. Quyền được đề cử người, tham gia vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát

Theo khoản 5 điều 115, Luật doanh nghiệp 2020

“Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở
lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề
cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.”

Dựa theo điều luật quy định nhiều cổ đông lớn trong công ty cổ phần đã lạm
dụng trực tiếp bổ nhiệm người của mình làm thành viên hội đồng quản trị,
thông qua đó lạm dụng quyền của hội đồng quản trị, ban kiểm soát để thâu tóm
công ty, trục lợi cho cá nhân. Có người trong hội đồng quản trị sẽ dễ dàng hơn
trong việc nắm bắt thông tin, tham gia, góp ý vào một số vấn đề quan trọng
trong việc xây dưng công ty cụ thể ghi rõ tại điều 153 và điều 170 Luật Doanh
nghiệp 2020. Qua đó việc tham gia vào hội đông quản trị đối với các cổ đông
nhỏ là cần thiết,quan trọng.

1.3. Quyền ưu tiên mua cổ phần

Theo điểm c, khoản 1, điều 115, luật doanh nghiệp 2020: “Ưu tiên mua cổ
phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông
trong công ty” vì vậy nhiều cổ đông, người quản lí công ty thường lợi dụng
điều khoản này để gia tăng quyền và tỉ lệ sỡ hữu công ty của mình. Trong đó
đối tượng chịu thiệt nhất là các cổ đông nắm ít cổ phần trong tay. Khi phát
hành cổ phần mới thì không phải tất cả các cổ đông đều nắm rõ thông tin này.
Bên cạnh đó, việc các cổ đổng lớn thường có quyền đề cử người vào hội đồng
quản trị thông qua đó có thể quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ
phần(điều 126), có quyền biểu quyết lớn hơn, có thể liên thủ để thông qua các
quyết định một cách dễ dàng, lợi dụng quyền này để hạn chế quyền ưu tiên
mua cổ phần mới của các cổ đông nhỏ.

Bên cạnh đó, trong việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu luật chưa quy
định rõ ràng cổ đông hiện hữu ở đây là gì, bao gồm loại cổ đông nào. Nên hình
thức chào bán cổ phần này cho các cổ đông chưa được rõ ràng trong loại hình
cổ đông nào được ưu tiên mua cổ phần được chào bán, các cổ đông ưu đãi có
được ưu tiền trong việc mua cổ phần này hay không.

Kế đó, theo khoản 3, điều 125, luật doanh nghiệp 2020 có quy định

“Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và
người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị
có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công
ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã
chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp
thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.”

Vì vậy nhiều công ty cổ phần đã lợi dụng điều khoản này để bán cổ phần cho
các cổ đông khác với giá cao hơn so với điều kiện bình thường. Trong trường
hợp tăng vốn điều lệ của công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu ( VIPCO ) cho
phép cổ đông lớn mua với giá 15.000 đồng / cổ phiếu , còn các cổ đông nhỏ lại
phải mua với giá 40.000 đồng / cổ phiếu ( cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn.
Nhiều công ty cổ phần quyết định bán cổ phần mới cho cổ đông lớn với giá
thấp hơn nhiều lần so với giá bán cho cổ đông thấp hơn giá thị trường có lợi
nhất cho cổ đông lớn.

Một số hình thức thường thấy trong việc ưu tiên mua cổ phần bị lạm dụng:
- Cổ đông lớn lợi dung quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, phát hành
cổ phiếu mới thông qua phát hành nội bộ và tự cho mình nhiều quyền mua
hơn các cổ đông khác.
- Phát hành cổ phần với hình thứ ưu tiên người lao động
- Cổ đông lớn của công ty tự coi mình là cổ đông chiến lược, cố tình vận động
các cổ đông khác coi mình là cổ đông chiến lược. Với tư cách là cổ đông lớn
và với danh nghĩa là cổ đông chiến lược, cổ đông này “hợp thức hóa” các
nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và trao cho cổ đông quyền mua cổ
phiếu mới phát hành của công ty với giá cao hơn, giá cao hơn. Giá thấp hơn
các cổ đông "thường" khác. Hiện tượng trên vi phạm nguyên tắc đối xử bình
đẳng với các cổ đông tương tự, là hành vi tước đoạt một phần giá trị tài sản
của cổ đông thiểu số, cũng có thể coi là một hình thức tham ô giá trị tài sản
của công ty.
1.4. Quyền nhận cổ tức của các cổ đông
Việc nhận cổ tức của công ty là một trong những vấn đề về quyền lợi mà mỗi cổ
đông trong công ty đặc biệt quan tâm. Trong luật doanh nghiệp 2020 có quy
định rõ ràng về thời gian nhận cổ tức của các cổ đông trong khoản 4 điều 135,
Luật doanh nghiệp 2020 “Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn
06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên”. Nhưng
trên thực tế nhiều công ty đã không tuân thủ việc quy định trả cổ tức này bằng
cách đưa ra nhiều lí do thoái thoát đề dời thời gian chi trả cổ tức. Như trong
trường hợp công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch vinanconex đã chốt ngày
thanh toán cổ tức vào tháng 4 năm 2012 nhưng sau đó công ty lại dời việc chi
trả cổ tức này đến tận tháng 3 năm 2020. Việc chi trả cổ tức chậm gây ảnh
hương nghiêm trọng đến các lợi ít của cổ đông trong công ty cổ phẩn các cổ
đông có quyền khởi kiện để yêu cầu công ty tuân thủ. Tuy nhiên vì nguyên nhân
pháp luật không quy định quá sâu vào vấn đề chi trả các khoản cổ tức của doanh
nghiệp nên hiện nay trong luật doanh nghiệp 2020 hiện nay vẫn chưa quy đinh
rõ ràng về việc sử phạt đối với các trường hợp chi trả cổ tức chậm hay không chi
trả cổ tức.

2. Một số rào cản của Luật Doanh nghiệp đối với cổ đông
2.1. Chào bán cổ phần cho cổ đông mới
Trong điểm b, khoản 2, điều 125, Luật doanh nghiệp 2022 thì việc chào bán cổ
phần riêng lẻ thì các cổ đông hiện hữu được ưu tiên mua số cổ phần đó trước.
Các cổ phần chỉ được chào bán riêng lẻ khi các cổ đông hiện hữu trong công ty
không mua số cổ phần đó. Vì vậy các cổ đông sẽ khó khăn trong việc tìm thêm
cổ đông tiềm năng góp vốn vào công ty nếu không được sự chấp thuận của các
cổ đông
2.2. Vấn đề quyền triệu tập hội đồng quản trị
So với luật doanh nghiệp 2014 thì luật doanh nghiệp 2020 đã tạo nhiều điều
kiện thuận lợi hơn cho các cổ đông nhỏ giảm tỉ lệ cổ phần từ 10% xuống 5%
giúp các cổ đông có cơ hội tiếp cận và thực hiện quyền cổ đông của mình. Hiện
nay, trong khoản 2, điều 115 Luật doanh nghiệp cổ đông hoặc nhóm cổ đông
nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông quy định tại điều khoản của công ty
có quyền yêu cầu họp đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, trên thực tế việc các cổ
đông nhỏ lẻ sẽ gặp một số vấn đề cản trở thực hiện quyền này như:
- Các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sỡ hữu 5% cổ phần phổ thông chỉ có quyền
triệu hội đồng quản trị khi hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng đến
quyền của cổ đong và nghĩa vụ của quản lý công ty hoặc ra quyết định vượt
quá thẩm quyền được chỉ định. Nhưng quyền tiếp cận thông tin của các cổ
đong nhỏ là có hạn nên việc có đủ bằng chứng, tài liệu chứng minh hành vi
vi phạm hay chứng minh mức độ vi phạm của hội đồng quản trị là khó khăn
- Không dễ để các cổ đông vừa và nhỏ liên kết với nhau để đạt được 5%. trong
tổng số cổ phiếu phổ thông, đặc biệt là trong các công ty cổ phần.

Kết Luận:
Qua các vấn đề trên, cho thấy việc thực hiện quyền cổ đông trong công ty cổ
phần còn gặp nhiều vấn đề dẫn đến việc thi hành pháp luật chưa được thực thi
một cách triệt để và hiểu quả như mong muốn của luật pháp. Các cổ đông trong
công ty cổ phần còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện quyền của
mình như các vấn đề về tiếp nhận thông tin, tham gia vào việc quản lí, điều
hành công ty, quyền được gia tăng số cổ phần của mình,... việc này làm cho các
nhà đầu tư lo ngại hơn về việc tham gia góp vốn vào công ty cổ phần do các
điều luật chưa thực sự quy định chặc chẽ để bảo về quyền lợi của của các cổ
đông. Vì vậy để các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro luật cần quy định rõ ràng hơn
để quyền lợi của các cổ đông trong công ty cổ phần được thi hành hành một
cách khắt khe và chặt chẽ hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Gia Nguyễn, Rà soát pháp luật: Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn bất cập về quyền
cổ đông, diễn đàn pháp luật
2. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest, Quyền của cổ
đông trong công ty cổ phần, một số điểm lưu ý, luật việt

3. Trịnh Phương Thảo và Nguyễn Quang Vũ, Chào bán cổ phần riêng lẻ và quyền
ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu theo Luật Doanh Nghiệp 2020, VIETNAM
BUSINESS LAW

4. ThS. TRƯƠNG VĨNH XUÂN, Mối quan hệ giữa quyền của cổ đông phổ thông
và quyền tự do kinh doanh trong công ty cổ phần, ấn phẩm Nghiên cứu lập
pháp số 6(262)
5. Nguyễn Thị Sương, luật doanh nghiệp 2020 và cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần, Bài viết và Ấn phẩm của FDVN
6. Thu Hằng, Bảo về quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo
Pháp luật Việt Nam, cao đẳng luật miền trung
7. Bài tiểu luận luật kinh doanh về công ty cổ phần

8. Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, Chương V, Luật doanh nghiệp 2020

You might also like