Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

KỸ THUẬT HÚT ĐỜM NHỚT

ThS.DD. Nguyễn Thị Thu Hằng


Khoa Y - Dược, ĐHĐN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Kể được mục đích và các phương
pháp hút đờm nhớt.
2. Trình bày được quy trình kỹ thuật hút
đờm nhớt đúng cách và an toàn.
3. Nhận thức được tầm quan trọng của
kỹ thuật hút đờm nhớt đúng cách.
Sơ lược giải phẫu
- Đường hô hấp trên từ
mũi miệng, hầu, thanh
quản.

- Đường hô hấp dưới


được tính từ thanh
quản trở xuống
Hoạt động
Xem video và trả lời câu hỏi:
1. Hút đờm nhớt để làm gì?
2. Các trường hợp nào được chỉ định hút đờm?
3. Các nội dung cần chuẩn bị NB trước khi thực
hiện kỹ thuật?
4. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật
hút đờm nhớt?
5. Các tai biến có thể xảy ra khi hút đờm?
Video: Kỹ thuật hút thông đường
hô hấp
ĐỊNH NGHĨA
• Hút đờm nhớt (hút thông đường hô hấp)
là kỹ thuật làm sạch đường thở bằng cách
đưa ống thông qua mũi, miệng, họng hoặc
đưa vào khí quản qua ống nội khí quản.
Hút đờm nhớt để làm gì?
MỤC ĐÍCH
• Làm sạch dịch xuất tiết để khai thông
đường hô hấp.
• Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi
khí.
• Lấy dịch xuất tiết để chẩn đoán.
• Phòng nhiễm khuẩn do dịch tích tụ, ứ
đọng dịch.
• Hút sâu (đườn hô hấp dưới) kích thích
phản xạ ho.
CHỈ ĐỊNH
• Người bệnh nhiều đờm nhớt, không tự
khạc được.
• Người bệnh có ống nội khí quản hoặc mở
khí quản.
Bệnh nhân mở khí quản
Chỉ định (tt)
• Bệnh nhân hôn mê, động kinh, co giật.
• Trẻ nhỏ bị sặc bột, thức ăn hoặc người
bệnh hít phải chất nôn.
• Trẻ sơ sinh mới đẻ.
CÁC PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐỜM
CÁC PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐỜM

Đường hô Mũi/miệng-
hấp trên Hầu
Hút đờm Mũi/miệng-
Khí quản
Đường hô
hấp dưới
Hút khí- Phế
quản
Hút thông đường hô hấp trên

• Hút miệng hầu và mũi hầu


• Áp dụng trong trường hợp người bệnh có
khả năng ho tốt nhưng không có khả năng
khạc nhổ đờm hay khả năng nuốt.
Hút thông đường hô hấp dưới
• Hút miệng - khí quản và mũi - khí quản:
người bệnh có tăng dịch tiết từ khí, phế
quản và phổi nhưng không có khả năng
khạc nhổ đờm sau khi ho và không có
đường thở nhân tạo.
• Hút khí, phế quản: là kỹ thuật hút sâu
được thực hiện qua ống thở nhân tạo như
ống đặt nội khí quản hay cannun mở khí
quản
Phân loại theo cách thức hút
Hút kín
Hút mở
Hút qua ống thở nhân tạo.
Phân loại theo cách thức hút (tt)
 Hút mở:
• Là kỹ thuật hút có sử dụng ống hút vô khuẩn và ống
hút này được mở ra tại thời điểm hút, người điều
dưỡng phải mang găng vô khuẩn khi tiến hành thủ
thuật hút.
Phân loại theo cách thức hút (tt)
Hút kín:
• Sử dụng ống hút đa năng được đựng trong
một cái túi bằng nhựa.
• Áp dụng cho người bệnh cần có sự thông khí
cơ học để hỗ trợ cho hệ thống hô hấp của họ
bởi vì nó cho phép cung cấp oxy liên tục trong
khi hút dịch, và nó làm giảm nguy cơ gây nên
bão hòa oxy thấp.
Hút đờm kín
Phân loại theo cách thức hút (tt)
Hút qua ống thở nhân tạo:
– kỹ thuật hút qua ống thở nhân tạo được áp
dụng cho những người bệnh bất tỉnh, bị tắc
nghẽn đường thở và những trường hợp cần
hỗ trợ khi tháo dịch ở khí - phế quản ra bên
ngoài.
– Ống thở nhân tạo bao gồm: ống nội khí quản,
canun mở khí quản và ống thở đặt ở miệng.
Hình: Hút đờm qua mở khí quản
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HÚT
ĐỜM NHỚT
• Đảm bảo vô khuẩn để tránh bị bội nhiễm phổi.
• Không được đậy van hút khi đưa ống hút đờm vào.
• Không dùng ống hút đờm cho cả hai đường hô hấp trên và
dưới.
• Thời gian mỗi lần hút không quá 20 giây đối với hút mũi
miệng, 15 giây đối với hút khí phế quản, tổng thời gian hút
đờm không quá 5 phút để tránh nguy cơ thiếu oxy.
• Hút phải nhẹ nhàng, thận trọng tránh gây ho nhất là bệnh
nhân tai biến mạch máu não.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU (tt)

• Khi hút đờm cần chú ý: chỉ được rút ống ra không
được đưa ống thông trở đi trở lại
• Đối với hút dịch mũi miệng: để bệnh nhân ở tư thế
nằm nghiêng.
• Khi hút phải quan sát, theo dõi sắc mặt, ý thức,
nhịp tim, huyết áp, SpO2 trên máy monitor (nếu
có), nếu SpO2 thấp, mạch chậm < 40 lần / phút
phải ngừng hút tăng thông khí nhân tạo oxy
100%, quan sát số lượng đờm, màu sắc.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU (tt)

 Kích cỡ ống hút thích hợp:


– Người lớn: 12 – 18 Fr
– Trẻ em: 8 – 10 Fr
– Sơ sinh : 5 – 8 Fr
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU (tt)
• Áp lực hút đờm nhớt: Có 3 mức của áp
lực hút:
– Áp lực cao: 120-150 mmHg
– Áp lực trung bình: 80-120 mmHg
– Áp lực thấp: dưới 80 mmHg
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU (tt)

Áp lực hút:


– Hệ thống trung tâm:
Người lớn : 100 – 120 mmHg
Trẻ em : 50 – 75 mmHg

– Hệ thống xách tay: 9 – 15 mmHg


Tai biến
Hút thông đường hô hấp trên:
– Kích thích gây nôn, nguy cơ sặc vào phổi.
– Co thắt thanh quản
– Nhịp chậm phản xạ
– Tổn thương niêm mạc
Tai biến
Hút thông đường hô hấp dưới:
– Thiếu oxy, giảm oxy máu.
– Tổn thương niêm mạc khí phế quản
– Ngừng tim, ngừng thở
– Co thắt thanh quản, nôn, hít vào phổi ( trường
hợp hút mò)
– Nhiễm trùng
– Chảy máu khí phế quản
– Ảnh hưởng đến thở máy
KĨ THUẬT HÚT ĐỜM NHỚT

Hút thông đường hô hấp trên


Hút thông đường hô hấp dưới
Kĩ thuật hút đờm nhớt
• Chuẩn bị bệnh nhân:
– Báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp
làm.
– Nhận định tình trạng hô hấp của bệnh nhân
– Bệnh nhân có được trợ giúp hô hấp không?
– Tính chất đờm
– Bệnh lý đi kèm.
– Kích thích ho để khạc đờm, vỗ rung lồng ngực
cho bệnh nhân
– Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp (nếu được phép)
Hình: vỗ rung đờm
Kĩ thuật hút đờm nhớt (tt)
Dụng cụ:
Dụng cụ trong khay vô khuẩn:
Chén chung chứa NaCl 0,9%
Gạc
Ống hút đờm
Ống hút đờm
Chuẩn bị dụng cụ (tt)
 Dụng cụ ngoài khay:
Găng tay vô khuẩn
Khăn bông
Máy hút đờm
Túi đựng rác y tế
Máy hút đờm
Bệnh nhân mở khí quản
Bệnh nhân có nội khí quản
KỸ THUẬT HÚT ĐỜM NHỚT
1. Xem hồ sơ, kiểm tra y lệnh, đối chiếu NB.
2. Nhận định NB. Báo, giải thích, hướng dẫn NB tập ho, vỗ rung.
3. Mang khẩu trang, rửa tay thường quy. Áo choàng (nếu cần)
4. Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. Kiểm tra máy hút, điều chỉnh áp lực
hút.
5. Đặt NB ở tư thế đầu ngửa tối đa hoặc nửa nằm, nửa ngồi;
đầu nghiêng về phía người ĐD.
6. Choàng nilon, khăn bông trước ngực; Đặt túi rác lâm sàng nơi
thuận lợi.
7. Sát khuẩn tay, mở khay, rót cốc nước muối (khoảng 100 ml).
8. Mang găng vô khuẩn.
9. Lắp ống thông vào máy hút, bật máy hút.
10. Gắp gạc giữ ống, hút nước muối sinh lý thử ống.
KỸ THUẬT HÚT ĐỜM NHỚT
11. Đưa ống thông theo đường mũi đến họng, 10-12cm. (Lưu ý không bịt
van hút trước khi đưa ống vào mũi NB)
12. Bịt van hút, vừa xoay ống vừa rút ra nhẹ nhàng.
13. Dùng gạc lau ống, hút nước muối tráng ống.
14. Lặp lại động tác đến khi hết đờm. Lau sạch và tráng ống.
15. Hút ở miệng hầu. Đưa ống thông vào 8-10cm.
16. Khích lệ NB hít thở sâu và ho, hút sạch dịch tiết trong miệng, má,
dưới lưỡi. (Lưu ý: không quá 10-15 giây/động tác hút)
17. Tháo rời ống thông và găng tay cho vào túi rác, tắt máy.
18. Vệ sinh mũi, miệng cho NB. Nhận định lại NB (hô hấp, …).
19. Giúp NB về tư thế thoải mái. Dặn dò NB/người nhà.
20. Thu dọn dụng cụ. Rửa tay.
21. Ghi hồ sơ, phiếu chăm sóc
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like