Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

Trong triều đại nhà Trần - cột mốc son vàng chói lọi trong hơn 4000 năm bề dầy
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với biết bao chiến công lẫy lừng, văn
học Việt Nam được biết tới như những con thuyền chở đầy ý chí, khát vọng cao
đẹp và khí thế hào hùng oanh liệt của người đương thời. Đó là những áng thi ca
trung đại đầy hào sảng, hùng tráng, mang nặng nỗi lòng dân tộc, là tiếng nói tiếng
lòng của những tráng sĩ, thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Bởi vậy
chăng mà cứ mỗi lần từng tiếng thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão) vang
lên, hiện lên trước mắt ta luôn là hình ảnh người anh hùng thời đại Lý – Trần với
hùng tâm tráng chí sôi nổi, như những bức tượng đài đẹp nhất, kì vĩ nhất đại diện
cho cả một thời đại đầy rực rỡ của phong kiến Việt Nam: thời đại Đông A. Quả
thật, khúc tráng ca hào hùng ấy không chỉ nói lên sự uyên thâm trong học vấn mà
còn thể hiện được nỗi lòng ưu dân ái quốc, khát vọng được cống hiến hết mình với
sự nghiệp của nhân dân, đất nước của danh nhân Phạm Ngũ Lão:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.''
(Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nọ,
Luổng thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)
Hai câu thơ đầu tác giả tập trung thể hiện vẻ đẹp hiên ngang trong tranh đấu cũng
như vẻ đẹp đoàn kết tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ của những binh lính nhà
Trần:
“Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Hình ảnh ngọn giáo gắn liền với những cuộc chiến tranh đẫm máu, với sự tàn khốc,
ác độc của giặc ngoại xâm và cả sự mất mát, hi sinh của biết bao thế hệ anh hùng.
Nhưng trong câu thơ đầu tiên hình ảnh tàn bạo ấy đã khắc học rõ nét hơn vẻ đẹp
của con người thời đại, toát lên phong thái cũng như chí khí của người ra trận: cầm
ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy ngàn thu với sứ mệnh trấn giữ non
sông. Các vị tráng sĩ thời Trần hiện lên với một tư thế chiến đấu vô cùng dũng
mãnh vừa kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian rộng lớn (giang sơn) vừa
mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử (cáp kỳ thu). Hình ảnh đó còn là biểu
tượng cho tinh thần xông pha sẵn sàng chiến đấu, cho tình yêu nước mãnh liệt của
quân và dân ta lúc bấy giờ. Nhưng tiếc thay trong bản dịch thơ hai chữ “múa giáo”
dường như đã phần nào làm giảm đi sự oai phong lẫm liệt của tư thế đầy hiên
ngang làm chủ chiến trường ''hoành sóc''.
Nếu như ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong thái, đường nét của người
anh hùng ra trận thì ở câu thơ thứ hai đã khuấy lên không khí hừng hực, khí thế
chiến đấu dũng mãnh. Đội quân "Sát thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba
quân) với sức mạnh phi thương, mạnh mẽ như hổ báo (tỳ hổ) quyết đánh tan mọi
kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân "Phụ tử chi binh" ấy ào ào ra trận, không
một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn Ngưu" nghĩa là khí thế,
tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời, cũng là khí thế
dũng mãnh kiên cường của đội quân ra trận với sức mạnh phi thường có thể nuốt
trôi trâu. Sử dụng cách nói ẩn dụ ước lệ quen thuộc trong thi pháp thơ ca trung đại
cùng với phép phóng đại đầy độc đáo đặc sắc, tác gia đã sáng tạo nên một hình ảnh
thơ hoành tráng sánh ngang với tầm vóc của thiên nhên vũ trụ: "Tam quân tì hổ khí
thôn Ngưu''. Hình đó không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội
quân "Sát Thát" đánh đâu thắng đấy mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca, tồn
tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc:
“Thuyền bè muôn đội,
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…”
(Bạch Đằng giang phú)
Không chỉ vậy, trong cách nói cường điệu, ta thấy được tình cảm tự hào của nhà
thơ về non sông đất nước. Đó là niềm tự hào của con người được sinh ra trong một
đất nước, một thời đại hùng mạnh, đầy phấn chấn tự tin, luôn mang theo một ước
mơ cháy bỏng, một khát khao vươn lên, giữ vững chủ quyền cho nước nhà. Khát
vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi
tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng
đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh
liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát
Lượng thời Tam quốc. Hai câu cuối tác giả đã sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để
nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
"Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm
nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không
phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công
danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu
và lòng dũng cảm. Không chỉ "luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu", mà tướng sĩ
còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu" khiến cho
người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu
Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…" để Tổ
quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng"
(Trần Nhân Tông). Có những cái thẹn khiến người ta trở nên bé nhỏ, có những cái
thẹn khiến cho người ta khinh, nhưng cũng có những cái thẹn cho người ta thấy
được cả một tầm vóc lớn lao và ý chí mãnh liệt; cái thẹn của người tráng sĩ thời
Trần là cái thẹn như thế. Đó là tiêu chuẩn lí tưởng của người đàn ông trong bất cứ
thời đại nào. Trong thời loạn, chí khí ấy lại càng cần thiết. Phạm Ngũ Lão đã hình
tượng hoá quan niệm của Nho gia về đáng nam nhi. Đây là một quan niệm dúng
đắn và cao đẹp. Là con người, dù là đàn ông hay đàn bà, dù là già hay trẻ đều phải
có trách nhiệm với đất nước, với quê hương, với cộng đồng, huống chi là người
tráng sĩ sinh ra trong thời loạn. Họ phải biết mang sức lực, tài trí của mình ra giúp
dân, giúp nước, bảo vệ sự ổn định của xã hội. Với những bậc quân tử xưa, đền nợ
nước, báo ơn vua là lí tưởng và mục đích sống của họ. Như Nguyễn Công Trứ từng
nói:
“Đã sinh ra ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
"Thuật hoài" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh
mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, mang phong vị anh hùng ca.
Với “Tỏ lòng”, đây là lời tâm sự bày tỏ tâm tư, ý chí của Phạm Ngũ Lão, cũng là
của những tráng sĩ thời Trần mà tâm can đều dành trọn cho dân tộc. chỉ với một số
lượng ngôn từ ít ỏi, song lại đạt được tới sự hàm súc cao độ khi đã dựng lên được
những bức chân dung con người và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào sảng, khí thế,
dũng mãnh. Và đặc biệt đã hoàn toàn bộc lộ được con người Phạm Ngũ Lão với
nhân cách cao đẹp. “Thuật hoài” mãi là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con
người và thời đại, và sẽ tồn tại mãi cùng với dòng chảy của thời gian…
 

You might also like