BÀI THU HOẠCH TRIẾT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI THU HOẠCH TRIẾT

Câu 1:
Triết học Mác Lênin rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát
huy tính năng động chủ quan dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, một trong những
nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin. Đây là sự kết hợp về mặt triết học giữa hai lĩnh vực lớn nhất
của thế giới là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng.
1. Phân tích cơ sở lý luận
a. Vật chất
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ngươi
trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.
- Ví dụ: theo vật lý học, nước ở nhiệt độ 100 độ C sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Nhưng nếu
chúng ta dùng ý thức của mình mong muốn rằng nước ở nhiệt độ 30 độ C sẽ chuyển từ trạng thái
lỏng sang trạng thái khí, thì điều này hoàn toàn không được. Bởi vì nước đạt 100 độ C sẽ chuyển
từ dạng lỏng sang khí chính là một quy luật. Và quy luật này cũng là vật chất, tồn tại khách quan
và không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Như vậy, vật chất trong triết học là những vật thể, tri thức, quy luật hay là bất cứ thứ gì tồn tại
khách quan, độc lập.
- Thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thực tại khách quan, tức tồn tại khách quan, ở bên
ngoài và độc lập với ý thức con người, loài người. Trong triết học Mác - Lênin, tính khách quan
được đặt lên hàng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc nhà triết học phải tôn trọng tính khách quan
của thế giới, nghĩa là không lệ thuộc vào quan điểm cá nhân, quan điểm tư bản hay ý thức cá
nhân, mà phải dựa trên nền tảng của những phát hiện, luận điểm và đánh giá có căn cứ thực tiễn,
có tính khách quan. Bởi vì tính khách quan là nền tảng để nhà triết học có thể đưa ra nhận thức
đúng đắn về thế giới, về xã hội, từ đó phát triển các lý luận, chủ nghĩa và hướng đi phù hợp với
thực tiễn xã hội. Vì thế mà trong hoạt động thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc
khách quan, xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng
đúng quy luật khách quan.
b. Ý thức
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực
tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo
hình ảnh chủ quan.
- Bản chất của ý thức:
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hình ảnh đó không còn nguyên vẹn mà
đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan ( kinh nghiệm, tâm tư, suy nghĩ, lý tưởng, nguyện
vọng,..) của con người. Cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau,
có đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau,... trong những hoàn cảnh lịch sử
khác nhau thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau. Ví dụ cùng một chiếc
túi hàng hiệu nhưng lại có người cho rằng nó đẹp, sang trọng, có người lại cho rằng nó không
đẹp, diêm dúa.
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách năng động, sáng tạo. Con người là một
thực thể xã hội năng động và sáng tạo. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, theo quy
luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần.
Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, loài trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với
phản ánh, trên cơ sở phản ánh. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.
- Triết học Mác - Lênin cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính chủ quan trong quá trình nhận
thức. Ý thức con người không chỉ phản ánh tính khách quan của thực tế mà còn có tính chủ quan,
tức là được hình thành và phát triển dựa trên hoàn cảnh lịch sử, xã hội, và bản thân cá nhân.
-
c. Mối quan hệ: Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
- Vật chất quyết định ý thức, thể hiện
+ Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, nên ý thức – một thuộc tính của bộ phận con người
– cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra
+ Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất nên nội dung của nó do
vật chất quyết định.
+ Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất
thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo.
+ Vai trò của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội được biểu hiện ở vai trò của kinh tế đối
với chính trị, đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đới với ý thức xã hội.
Trong xã hội, sự phát triển của kinh tế xét đến cùng quy định sự phát triển của văn hóa; đời sống
vật chất thay đổi đổi thì sớm muộn đời sống tinh thần cũng thay đổi theo.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
+ ý thức có thể thay đổi nhanh chậm, đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường
thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giớ vật chất.
+ thong qua hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất,
phục vụ cho đời sống con người.
+ Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể
quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai vì hành động do tư tưởng chỉ đạo.
+ xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại kinh tế
tri thức, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
d. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác Lênin, rút ra nguyên tắc phương pháp
luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan.
- Nguyên tắc khách quan: khi nhận thức đối tượng là các sự vật, hiện tượng, chủ thể tư duy phải
nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm bớt tùy tiện chủ quan.
- Tính năng động chủ quan: theo triết học Mác – Lênin rằng tính chủ quan của ý thức con người
không chỉ đơn thuần là phản ánh tính khách quan của thực tế, mà còn có tính năng động, tức là có
khả năng tự hoạt động, sáng tạo và thay đổi thực tế xã hội. Phát huy tính năng động chủ quan có
nghĩa là con người không chỉ là một quan sát viên khách quan của thực tế, mà còn có khả năng
tham gia, tác động và thay đổi thực tế theo ý chí của mình.
Vật chất là cái có trước ý thức. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn phát triển nhất định
của mình nó mới sản sinh ra ý thức. Do ý thức phản ánh thế giới vật chất nên trong quá trình nhận thức
đối tượng ta không được xuất phát từ ý thức, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng mà phải xuất
phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được “ bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà
phải “hướng” tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một
logic nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong ý thức các hình tượng, tư tưởng, các
logic phát triển của chính đối tượng đó.
Con người “ chinh phục” sự vật hiện tượng thông qua nhiều cách thức như tìm kiếm, chọn lựa, dự đoán,
thâm nhập vào “thế giới” bên trong sự vật, hiện tượng. Nhưng làm thế nào để biết chắc chắn những suy
nghĩ của chúng ta về sự vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật? Do đó nguyên tắc khách quan
đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể.
Con người không phải chỉ nhận thức những gì bộc lộ ra trước chủ thể. Bởi lẽ giới tự nhiên – xã hội không
phơi bày những bản chất ra các hiện tượng điển hình. Do đó để phản ánh khách thể như một chủ thể, chủ
thể tư duy không thể không bổ sung những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết, đưa ra các dự
đoán khoa học. Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính biện chứng và sẽ không thể hiện bản
tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của chính mình. Như câu chuyện quả táo của nhà vật lý học Isaac
Newton, khi bị quả táo rơi trúng đầu, ông đã đặt ra câu hỏi rằng tại sao quả táo lại rơi xuống mà không
bay lên? Với sự thông minh, nhạy bén, ông đã nghiên cứu, thử nghiệm và phát hiện ra luật hấp dẫn của
Trái Đất có giá trị to lớn đối với nhân loại. Có thể thấy thế giới tự nhiên không thể hiện bản chất của nó,
như là trọng lực, nhưng với tính sáng tạo năng động chủ quan của con người, chúng ta vẫn có thể khai
phá được nó và tìm ra được thực tại khách quan xuất phát từ chính bản thân sự vật. Mặt khác, cũng tránh
việc tô đen hay bôi hồng sự vật, hiện tượng, tức là gán ghép những gì mà sự vật, hiện tượng không có.
Cũng như là tránh chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa duy vật tầm thường.
Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể đòi hỏi chủ thể tư duy phải biến đổi, thậm chí cải
tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó. Những biến đổi cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện
mà là những biến đổi, và cải tạo đối tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Bên
cạnh đó việc phát huy tính năng động sáng tạo còn là chống thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu
tính sáng tạo. Đồng thời giáo dục, rèn giũa phẩm chất, nhân cách, đạo đức con người.
Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức các hiện tượng thuộc đời
sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cái vật chất và cái tinh thần chứa đầy những cái chủ quan,
những cái lý tưởng và luôn chịu sự tác động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn lực lượng tự giác (
ý chí, lợi ích, mục đích, nhân cách, cá tính khác nhau) của con người. Ở đây đối tượng, khách thể tư duy
quyện chặt vào chủ thể tư duy bằng hệ thống những mối liên hệ chằng chịt. Do đó cần phải cụ thể hóa
nguyên tắc khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội. Tức là phải kết hợp nó với các yêu cầu phát
huy tính năng động sáng tạo của chủ thể. Điều này có nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét
không chỉ bao hàm yêu cầu xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó
không được thêm bớt tùy tiện chủ quan, mà còn phải biết phân biệt những quan hệ vật chất với những
quan hệ tư tưởng, những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan.

Tựu trung lại, phương pháp luận của Mác - Lênin tôn trọng tính khách quan bằng cách nghiên cứu, phân
tích và đánh giá đối tượng nghiên cứu một cách khách quan, dựa trên cơ sở thực tế và khoa học. Đồng
thời, phương pháp luận này cũng phát huy tính năng động chủ quan của con người thông qua quá trình
tìm hiểu và sáng tạo, giúp mở rộng kiến thức và đưa ra những giải pháp mới cho vấn đề được nghiên cứu.
Câu 2:
1. Phân tích nhận định
Nhận định “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất
định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ
này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ”
của Mác đã nêu lên những giá trị cốt lõi về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong chủ nghĩa Mác Lênin.
1.1 Trước hết ta cần phân tích thế nào là lực lượng sản xuất?
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và
năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định
của con người và xã hội.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh khả năng con
người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được khái quát
thành lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện của trình độ chinh phục tự
nhiên của con người, lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình
sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội bảo đảm nhu cầu của con người. Để tiến hành sản xuất
thì con người phải dùng các yếu tố vật chất, kỹ thuật nhất định. bao gồm: Sức lao động Tư liệu
sản xuất Khoa học kỹ thuật 
 Lực lượng sản xuất tồn tại một cách khách quan, người ta không được tự do lựa chọn lực lượng
sản xuất cho mình... “Vì mọi lực lượng sản xuất là lực lượng đã đạt được, tức là một sản phẩm
của một hoạt động đã qua... không phải do họ tạo ra, mà do thế hệ trước tạo ra... Mỗi thế hệ sau
đã có sẵn những lực lượng sản xuất do những thế hệ trước đây dựng lên và được thế hệ mới dùng
làm nguyên liệu cho sự sản xuất mới" (Thư C.Mác gửi P.V.Annencốp 28/1/1846). Do vậy, lực
lượng sản xuất là có tính kế thừa và phát triển.
1.  Quan hệ sản xuất
- Khái niệm: quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất, bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ
chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động.
- Trong các mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan
hệ cơ bản, quan hệ trung tâm, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trao đổi và quan hệ phân
phối sản phẩm, cũng như các quan hệ xã hội khác.
1.3 Mối quan hệ
2.   - Một là, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai thành tố cơ bản cấu thành nên phương
thức sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, ràng buộc lẫn. Mỗi phương thức sản
xuất hay quá trình sản xuất xã hội không thể tiến hành được nếu thiếu một trong hai thành tố trên.
Trong đó, lực lượng sản xuất chính là nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ của quá trình này
còn quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình đó. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất đòi hỏi quan hệ sản xuất phải được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp, thích ứng
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ có sự thích ứng, phù hợp đó của quan hệ sản
xuất, lực lượng sản xuất mới có thể tiếp tục phát triển.
3.  - Hai là, trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Tính
quyết định của lực lượng sản xuất  đối với quan hệ sản xuất được thể hiện trên hai mặt thống nhất
với nhau: lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó và cũng do đó mà khi lực lượng sản xuất
thay đổi thì cũng tất yếu đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định đối với quan hệ sản xuất. 
4.  - Ba là, quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động ngược trở lại, đối với việc bảo tồn, khai
thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất.  Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối
với lực lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: tác động tích cực hoặc tiêu cực. Khi quan
hệ sản xuất phù hợp với nhu cầu khách quan bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển của lực
lượng sản xuất thì có tác động tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu trái
với nhu cầu khách quan đó thì nhất định sẽ diễn ra quá trình tác động tiêu cực.  Lực lượng sản
xuất phát triển không ngừng, trong khi đó quan hệ sản xuất lại có tính ổn định tương đối, vì nó
gắn với các thiết chế xã hội, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Quan hệ sản xuất mang tính ổn định
tương đối trong bản chất xã hội của nó. Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất thúc đẩy xã hội loài người phát triển không ngừng như một quá trình lịch sử  - tự
nhiên.

đề cao một cách phiến diện mặt số lượng, không chú ý chất lượng nguồn nhân lực và yếu tố vật
của lực lượng sản xuất.
        Bảy là, Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong những ngành sản xuất
khác nhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùng đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa...)
với những trình độ lực lượng sản xuất rất khác nhau, k cân bằng quan hệ sản xuất và llsx.
2. Đảng đã và đang vận dụng ntn?
– Thời kỳ trước đổi mới: Giai đoạn này kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu nay càng gặp nhiều khó khăn
sau cuộc chiến tranh nhiều gian khổ. Lực lượng sản xuất nước ta thời kỳ này còn thấp và chưa có
nhiều điều kiện để phát triển. Cụ thể:
+ Trình độ của người lao động thấp, hầu hết không có chuyên môn, tay nghề, phần lớn lao động
chưa qua đào tạo. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dựa trên kinh
nghiệm ông cha để lại. Tư liệu sản xuất nhất thời kỳ này còn thô sơ, lạc hậu.
+ Trong hoàn cảnh này, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm hai thành phần kinh tế: thành phần
kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể
của nhân dân lao động.
+ Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã
nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất
phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất.
– Thời kỳ sau đổi mới: Rút kinh nghiệm từ những sai lầm ở giai đoạn trước, Đại hội Đảng lần thứ
VI năm 1986 đã thừa nhận thẳng thắn những khuyết điểm, chủ trương đổi mới phương thức quản
lý kinh tế. tạo tiền đề để từng bước phát triển nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy đến nay,
nước ta đã đạt được nhiều thành tự to lớn.
– Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các mặt của
quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu, tổ chức – quản lý và phân
phối.
– Trong những năm đổi mới, nước ta đổi mới các nền tảng vĩ mô. Tập trung rà soát, đánh giá kết
quả thực hiện, đề ra các giải pháp cụ thể để triển khai nghị quyết của các hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, phát triển vùng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Bên cạnh đó, chỉ ra định hướng phát triển riêng của từng vùng, cụ thể: 
- Vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung vào xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát
triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao; ngân hàng, tài chính; y tế chuyên sâu;
công nghiệp phụ trợ.
- Vùng KTTĐ miền Trung tập trung vào du lịch biển, du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp
hóa dầu, công nghiệp quốc phòng; dịch vụ cảng biển.
- Vùng KTTĐ phía Nam tập trung vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử; công nghiệp chế biến
chế tạo; kinh tế số; tài chính ngân hàng; bất động sản.
- Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn; nông
nghiệp hữu cơ; nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về
giống; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản.
Nhờ đó mà các vùng trọng điểm được phát triển đồng đều, lực lượng sản xuất tương ứng với quan hệ sản
xuất, phát huy được ưu thế của từng vùng.

Là một công dân trẻ, mang nhiều khát vọng, hoài bão tương lai, tôi sẽ cố gắng ra sức phấn đấu
học tập, rèn luyện nhân cách, đạo đức để nâng cao giá trị bản thân. Từ đó cống hiến sức mình
trong công cuộc xây dựng tổ quốc, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Cụ thể:
Trước hết, là hoàn thành thật tốt chương trình đào tạo chính quy bậc đại học tại trường Đại học
Tài chính – Marketing
Thứ hai là trau dồi vốn ngoại ngữ, kĩ năng mềm quan trọng trong cuộc sống.
Thứ ba là cố gắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để mài giũa phẩm chất,
đạo đức.
Thứ tư kết nối với những người chung chí hướng để cùng nhau phát triển công nghệ mới

You might also like