Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Chương 4:

Hệ thống
Tiền tệ
Quốc Tế

Gv: Đậu Xuân Trường


Mục tiêu

• Hiểu các định nghĩ về ngoại tệ, tỷ giá hối đoái


• Hiểu chức năng của thị trường ngoại hối (hối đoái)
• Nhận diện được vai trò của tỷ giá hối đoái trong việc giảm rủi ro ngoại
hối.
• Hiểu được vai trò của IMF và World Bank
• Giải thích những tác động của hệ thống tiền tệ toàn cầu đối với nhà quản
trị
Nội dung:

• Thị trường Ngoại hối


• Dự đoán tỷ giá hối đoái
• Chuyển đổi tiền tệ
• IMF và World Bank
• Tỷ giá hối đoái cố định/ thả nổi
Thị trường hối đoái:

• Foreign Exchange Market – Forex: Thị trường


diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các
loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán có giá
trị theo ngoại tệ
• Ba thị trường hối đoái lớn nhất là: London,
Tokyo và New York.
• Các cặp tiền tệ giao dịch thanh khoản nhất:
EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD
Thị trường hối đoái

• Thị trường hối đoái có 2 chức năng chính:


• Chuyển đổi ngoại tệ
• Cung cấp bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá hối đoái
Chức năng của Thị trường hối đoái:
Chuyển đổi ngoại tệ
• Trong phạm vị nội địa, mỗi quốc gia phải sử dụng tiền tệ quốc gia
• Các công ty tham gia vào đầu tư và giao dịch quốc tế là tác nhân chính
tham gia vào thị trường hối đoái
• Các khoản thanh toán khi xuất khẩu, lợi nhuận khi đầu tư nước ngoài
• Khi mua các hàng hóa hay dịch vụ nước ngoài (nhập khẩu)
• Đầu tư ngắn hạn vào các thị trường tiền tệ
• Đầu cơ tiền tệ  Carry trade?
Chức năng của Thị trường hối đoái:
Giảm rủi ro tỷ lệ hối đoái
• Những thay đổi về tỷ lệ hối đoái có thể gây những bất lợi cho 1 công ty.
• Tỷ giá hối đoái giao ngay: khi 2 bên đồng ý trao đổi tiền tệ và thực hiện giao
dịch ngay lập tức  tỷ giá hối đoái giao ngay.  thay đổi theo từng phút
với mức thay đổi nhỏ, và tùy thuộc vào cung và cầu.
• Tỷ giá hối đoái kỳ hạn: 2 bên đồng ý trao đổi tiền tệ và thực hiện giao dịch
vào 1 thời điểm trong tương lai  Tỷ giá hối đoái kỳ hạn
• Hoán đổi tiền tệ: hoạt động mua và bán 1 lượng ngoại tệ nhất định ở 2 ngày
khác nhau.
Xác định tỷ giá hối đoái:

• Cơ bản nhất, tỷ giá hối đoái dựa trên quy luật cung cầu
• 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá:
• Lạm phát
• Lãi suất
• Tâm lý thị trường
Giá và tỷ giá hối đoái:
Quy luật một giá
• Quy luật một giá (Law of one price): quy
định rằng, trong các thị trường không
tính chi phí vận chuyển và rào cản
thương mại (thuế quan), các sản phẩm
giống hệt nhau sẽ được bán với giá như
nhau ở mọi quốc gia, khi giá của chúng
được biểu thị trên cùng một loại tiền tệ.
Giá và tỷ giá hối đoái:
Sức mua tương đương (PPP)
• Tỷ giá ngoại tệ: EA/B = PA/PB
• So sánh sức mua của 2 đơn vị tiền tệ trên cùng 1 loại hàng hóa ở các
quốc gia khác nhau  tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của 2 nước.
• “Big Mac Index”
• Lạm phát về giá cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
Lãi suất và tỷ giá hối đoái

• Fisher effect: i = r + I,
i: lãi suất danh nghĩa,
r: lãi suất thực tế
p: tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

Hiệu ứng Fisher quốc tế: , trong đó


S1, S2 : Tỷ giá hối đoái giao ngay tại thời điểm 1 và 2 (S = B/A)
iA, iB: Lãi suất danh nghĩa của ngoại tệ A và B
Tâm lý nhà đầu tư và Hiệu ứng
Đoàn tàu
• Tâm lý nhà đầu tư tạo nên những ảnh hưởng ngắn hạn lên tỷ giá hối
đoái, thông qua tác động vào cung và cầu
• Hiệu ứng Đoàn tàu: hiệu ứng tâm lý  1 người làm điều gì đó vì những
người khác cũng đang làm điều này
• Tâm lý của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố
chính trị và những sự kiện kinh tế vĩ mô.
Xác định tỷ giá hối đoái

• Sự tăng trưởng tiền tệ, tình trạng lạm phát và chênh lệch lãi suất danh
nghĩa  dự đoán về tỷ giá hối đoái dài hạn
• Tâm lý nhà đầu tư, kỳ vọng của nhà đầu tư, hiệu ứng đoàn tàu  thay
đổi tỷ giá hối đoái ngắn hạn
• Các khoản đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, cạnh tranh về giá  ảnh
hưởng bởi tỷ giá hối đoái dài hạn
• Các giao dịch ngoại hối hàng ngày  ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái
ngắn hạn
Câu hỏi bài tập

1/ Lãi suất định danh của Hàn Quốc là 4% và tỷ lệ lạm phát dự tính là 2%. Lãi suất
định danh của Mỹ là 7% và tỷ lệ lạm phát dự tính là 5%. (thông số trên cho 1
năm).
Tỷ giá hiện tại là $1 = W1200. Dự đoán tỷ giá USD/WON sau 1 năm.
2/ 2 nước, Anh và Mỹ, sản xuất cùng 1 sản phẩm thịt bò. Giả sử giá thịt bò ở Mỹ là
$2.8 1lb và ở Anh là £3.70 1lb.
a) Theo thuyết PPP, tỷ giá $/£ sẽ là bao nhiêu?
b) Người ta dự đoán sau 1 năm, giá bò ở Mỹ tăng lên $3.10 1lb và ở Anh tăng
lên £4.65 1lb. Vậy tỷ giá $/£ sau 1 năm sẽ là bao nhiêu ?
c) Lãi suất tại Mỹ hiện tại là 10%, vậy lãi suất của Anh hiện tại là bao nhiêu ?
Câu hỏi bài tập

3) Lavie là 1 công ty Mỹ, nhập khẩu hàng hóa từ New Zealand và cần
thanh toán 100.000NZD trong thời hạn 1 năm. Tỷ lệ lãi suất hàng năm ở
Mỹ là 7% và ở New Zealand là 11%. Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ là 4%
và ở New Zealand là 9%. Tỷ giá giao ngay của NZD hiện tại là 1NZD =
0.7USD. Hiện đang có 1 quyền chọn mua NZD với thời hạn 1 năm, với tỷ
giá là 0.71USD, phí là 0.01 USD/quyền.
Nếu doanh nghiệp này lựa chọn sử dụng quyền mua trên để tránh rủi ro
ngoại tệ, thì thực tế, doanh nghiệp này đã tốn bao nhiêu chi phí để giảm
rủi ro ?
Vai trò của IMF:

• Giám sát:
• Nghiên cứu, thống kê, phân tích, dự báo nền kinh tế toàn cầu
• Đưa ra lời khuyên, thúc đẩy các chính sách
 ổn định kinh tế
• Hỗ trợ tài chính:
• Hỗ trợ tài chính ngắn-trung hạn không lãi suất để giúp các quốc gia hạn chế lạm phát
tỷ giá
• Các khoản vay từ IMF được lấy từ Quỹ của họ, là nguồn lực được đóng góp từ các
nước thành viên
• Phát triển năng lực:
• Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên nhằm tăng khả năng điều hành kinh tế
Vai trò của World Bank

• Giúp các nước thành viên phục hồi kinh tế


• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển.
• 5 hình thức cho vay chủ yếu:
• Vay vốn đầu tư
• Vay vốn điều chỉnh
• Đồng tài trợ
• Quỹ tín thác
• Trợ giúp kỹ thuật

• Phát hành trái phiếu (đi vay) và cho các nước thành viên vay lại.
• Cá nhân và công ty không được cho vay
• Chỉ cho vay với các nước có khả năng chi trả
• Khoản vay không đòi lãi suất, thời hạn lên tới 35-40 năm
• IBRD và IDA
Tỷ giá hối đoái cố định và
Tỷ giá hối đoái thả nổi
• Tỷ giá hối đoái cố định: định giá 1 đồng tiền dựa theo 1 đồng tiền có giá
trị cố định (Vàng).
• Tỷ giá hối đoái thả nổi: biến động tự do theo các điều kiện cung cầu trên
thị trường ngoại hối
Tỷ giá hối đoái cố định

• Ưu điểm:
• Ổn định, giảm thiểu rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái
• Ổn định khả năng thanh toán quốc tế và giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu
• Hạn chế đầu cơ trên thị trường ngoại hối

• Nhược điểm:
• Dễ xảy ra lạm phát khi cán cân thanh toán không được duy trì  giá cả tăng cao
 tăng giá vốn hàng xuất khẩu  giảm xuất khẩu
• Các quốc gia cần duy trì ổn định tỷ giá hối đoái  giảm tính tự chủ của các chính
sách tiền tệ trong nước
Tỷ giá hối đoái thả nổi

• Ưu điểm:
• Sự tự do của tỷ giá hối đoái  giảm áp lực khi mất cân bằng cán cân thanh toán
• Có thể độc lập áp dụng các chính sách tiền tệ  Đảm bảo tính độc lập
• Không cần dự trữ ngoại hối hay vàng
• Tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế

• Nhược điểm:
• Tăng rủi ro thương mại quốc tế do sự bất ổn của tỷ giá hối đoái
• Khuyến khích đầu cơ trên thị trường ngoại hối

You might also like