Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở Hà Nội.

Là danh sĩ nổi tiếng hiếu học và tài ba, tính tình


phóng túng không muốn ràng buộc trong việc khoa cử. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Về sáng
tác, ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán, trong
đó thành công nhất là tác phẩm “Chinh phụ ngâm”. Đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” viết
về tình cảnh, tâm trạng cô đơn và buồn khổ của người chinh phụ trong thời gian chồng đi đánh trận mà không
có tin tức. Đặc sắc nhất là qua:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
“Chinh phụ ngâm” là tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVIII, xã hội đầu thời Lê Hiển Tông nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ
ra, triều đình phải cất quân đi dẹp loạn. Từ đó mà có cảnh gia đình chia lìa, kẻ ở người đi không hẹn ngày gặp. Xúc động
vì tình cảnh này và căm ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, Đặng Trần Côn cho ra đời tác phẩm. Khúc ngâm này gồm
476 câu thơ chữ Hán, làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau). Tác phẩm được dịch ra chữ Nôm
và chưa biết chính xác ai là tác giả bản dịch. Có người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, lại có người cho rằng là Phan Huy
Ích. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được trích từ câu 193 đến câu 216.

Mở đầu đoạn trích là nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ được thể hiện qua những hành động vô thức:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước


Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
Đây phải chăng là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng đang chinh chiến nơi sa trường.
Cả canh trường cô đơn, người chinh phụ dạo trong hiên vắng. Hành động “thầm gieo từng bước” nhằm diễn tả
nàng vừa đi vừa thầm đếm bước chân mình như đếm từng ngày chồng đi. Trong bước chân tưởng như lặng lẽ
của nàng mang nỗi lòng cuồn cuộn những ưu phiền, lo lắng, bồn chồn cho tính mạng người thân ở nơi chiến
trường kia. Bước chân này khác hẳn với bước chân nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: “Xăm
xăm băng lối vừa khuya một mình”. Bởi bước chân của Thuý Kiều hạnh phúc, vui vẻ khi được đi gặp người
yêu, còn bước chân người chinh phụ nặng trĩu tâm tư và thương nhớ, xót xa.
Không chỉ dạo trong hiên vắng, người chinh phụ còn ngồi bên cửa sổ, hết buông rèm lại cuốn rèm. Những hành
động “rủ thác đòi phen” vô thức ấy lặp đi lặp lại nhiều lần thể hiện sự bồn chồn khắc khoải của nàng, nàng
chẳng quan tâm mình đang làm gì vì tâm trí, tình cảm đã dồn hết vào nỗi lo, nhớ nhung dành cho người chồng ở
biên ải chưa biết bao giờ trở về.
Các tính từ “vắng”, “thưa” tạo nên không gian vắng lặng, trống trải, tô đậm nỗi cô đơn, tủi buồn của người
chinh phụ. Các từ “từng” và “đòi” cũng cho thấy sự lặp lại vô thức những hành động vô nghĩa của người vợ có
chồng đi đánh trận, tháng ngày lẻ loi của nàng đã dài lê thê. Qua các hành động ấy, tâm trạng người chinh phụ
với những ngổn ngang lo lắng, buồn phiền được miêu tả rõ rệt, tấm lòng nàng dành cho chồng khiến người đọc
cảm động.
Các yếu tố ngoại cảnh cùng nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ cũng đã nói hộ cho nỗi lòng ngóng
chồng đi chinh chiến của người chinh phụ:
“ Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?


Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
Qua bức rèm thưa, người chinh phụ chờ mong bóng con chim thước đến để báo tin vui: tin tức tốt lành về chồng
mình ở nơi xa trở về. Nhưng “thước chẳng mách tin”: người chinh phụ vô vọng nhìn vào hiện thực – nỗi nhớ,
trông mong, ước muốn của nàng đều không được hồi âm. Khao khát được yêu thương, được sẻ chia, người
chinh phụ ngồi trước ngọn đèn dầu tự hỏi lòng: “Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng”. Câu hỏi tu từ như
một lời than thở, thể hiện nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng luôn day dứt không yên trong người chinh phụ.
Hình ảnh “ngọn đèn” ẩn dụ cho thời gian trôi nhanh, cho sự tàn lụi, héo hon của kiếp người. Người chinh phụ
thức trắng đêm với ngọn đèn, làm bạn với ngọn đèn suốt canh thâu. Nhưng đèn chỉ là vật vô tri vô giác, nào
thấu được nỗi lòng nàng. Trong đêm tối chỉ có mình nằng một mình một bóng. Hình ảnh “ngọn đèn” từng xuất
hiện trong nhiều tác phẩm văn học trung đại khác. Có câu ca dao: “Đèn thương nhớ ai/ Mà đèn không tắt?”
cũng để chỉ nỗi nhớ thương da diết của cô gái với người yêu. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”,
Nguyễn Dữ cũng lấy hình ảnh ngọn đèn để gợi sự cô đơn của Vũ Nương khi chồng đi đánh trận.
Những tính từ chỉ cảm xúc “bi thiết”, “buồn rầu”, “thương” thể hiện nỗi sầu muộn ngập đầy. Tính từ “bi thiết”
là bi thương, thảm thiết, đau đớn không nói thành lời. Những cảm xúc ấy bị vo tròn, nén chặt vào cõi lòng
người vợ có chồng đi lính, khát khao được thấu hiểu mà không có ai để nàng trút bầu tâm sự. Còn từ láy “thiết
tha” theo nghĩa Hán Việt là cắt, mài. Nỗi đau nàng chôn giấu, kìm nén lại cứa vào trái tim cô đơn, tủi buồn của
nàng những vết cắt sâu nhức nhối. Tác giả đã vận dụng nghệ thuật miêu tả tâm trạng bằng ngoại cảnh và tính từ
chỉ cảm xúc góp phần tái hiện hình ảnh người chinh phụ với suy tư rối bời, tâm trạng héo mòn chạm đến trái
tim người đọc. Không chỉ vậy, ta còn thấy được sự đồng cảm sâu sắc ở tác giả và dịch giả với số phận của
người phụ nữ có chồng tham gia chiến tranh phi nghĩa.
Đoạn trích không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Thể thơ song thất lục bát
giàu âm điệu thiết tha réo rắt, các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ; các bút pháp ước lệ
tượng trưng, tả cảnh ngụ tình; thêm đó nghệ thuật sử dụng từ ngữ, đặc biệt là hệ thống tính từ chỉ cảm xúc gợi
hình, gợi cảm,…
Qua đoạn trích, Đặng Trần Côn đã diễn tả thành công những cung bậc, sắc thái khác nhau của người chinh phụ,
nỗi cô đơn, buồn thương. Trong chuỗi ngày dài cô đơn, lẻ loi, nàng lo lắng cho chồng, đau xót cho mình,
thương cuộc hôn nhân dang dở, sợ hãi tương lai mù mịt. Nổi bật xuyên suốt khúc ngâm là hình ảnh người phụ
nữ nhỏ bé, cô độc trong không gian trống vắng, lạnh lẽo, bị nỗi buồn thương sầu nhớ ăn mòn tâm hồn và sắc
đẹp. Qua đó diễn tả khát khao hạnh phúc lứa đôi, đây là nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của ông. Đồng thời
cũng là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi.

You might also like