Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

ĐẶT VẤN ĐỀ.

DA18RHM A,B
ThS. BS Phạm Tuấn Huy
TEXT

MỤC TIÊU

▸ Biết cách viết phần đặt vấn đề

▸ Biết tránh những lỗi không cần thiết


TEXT

KHÁI NIỆM

▸ Đặt vấn đề (mở đầu) là phần khởi sự cho một đề cương


nghiên cứu hay một báo cáo khoa học.

▸ Có 2 mục đích:
1. Cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về
lĩnh vực nghiên cứu nhằm kết nối người đọc và người
nghiên cứu

2. Nêu rõ lợi ích của nghiên cứu qua thể hiện tính cấp
thiết, ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu
TEXT

KHÁI NIỆM

▸ Cấu trúc của phần đặt vấn đề: gồm 3 phần


1. Cung cấp thông tin tổng quát để người đọc hiểu ngay
vấn đề nghiên cứu hiện tại.

2. Nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu, xác định rõ những


điểm nổi bật trong vấn đề nghiên cứu của tác giả.

3. Nếu tính cấp thiết, ý nghĩa, phạm vi và mục tiêu


nghiên cứu.
TEXT

LỖI CẦN TRÁNH KHI VIẾT PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ

▸ Viết quá mức về lịch sử của vấn đề nghiên cứu

▸ Đưa quá nhiều dữ liệu nghiên cứu, quá nhiều tài liệu tham
khảo

▸ Đưa ra những khẳng định mà thiếu chứng cứ và không có


tài liệu tham khảo

▸ Không nêu bật lý do chọn đề tài, tính cần thiết, ý nghĩa của
đề tài nghiên cứu

▸ Viết mục tiêu không đạt và không đúng quy cách


TEXT

YÊU CẦU TRONG PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ

▸ Hành văn trong sáng, súc tích, giàu thông tin

▸ Chuyển các đoạn ý cần ngắn gọn

▸ Độ dài phần đặt vấn đề khoảng 2-3 trang A4, độ dài phần
mở đầu khoảng 3-4 trang A4

▸ Viết phần đặt vấn đề của Đề cương nghiên cứu có khác với
phần đặt vấn đề của bái báo, luận văn ,luận án.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


TEXT

▸ Viết câu hỏi nghiên cứu đúng và thích hợp

▸ Lập giả thuyết nghiên cứu xác thực

▸ Viết mục tiêu nghiên cứu đúng quy cách


TEXT

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

▸ Câu hỏi nghiên cứu: là vấn đề chưa xác định rõ mà người


nghiên cứu muốn giải quyết qua tính toán nghiên cứu của
mình.

▸ Xuất xứ của câu hỏi nghiên cứu: một câu hỏi nghiên cứu
hay thường xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong các
kết quả nghiên cứu trước đây.
TEXT

▸ Đặc tính của một câu hỏi nghiên cứu hay (tiêu chí
FINER):"Tính khả thi, tính mới, tính cần thiết, tính thú vị,
tính đạo đức”.

▸ Yêu cầu khi viết câu hỏi nghiên cứu: "Luôn luôn suy nghĩ,
sáng tạo ra nhiều câu hỏi nghiên cứu. Tiếp theo sắp xếp nó
theo thứ tự về yêu cầu và tầm quan trọng. Sau đó loại bỏ
các câu hỏi ít khả thi. Cuối cùng chọn lọc những câu hỏi
nghiên cứu chính”.
TEXT

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

▸ Giả thuyết nghiên cứu (hypothesis): "Là một kết luận giả
định về bản chất sư vật do người nghiên cứu đưa ra để
chứng minh hay bắc bỏ ”. Giả thuyết nghiên cứu là định
hướng trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

▸ Phân loại giả thuyết nghiên cứu: "Giả thuyết mô tả, giả
thuyết giải thích, giả thuyết dự báo, giả thuyết giải pháp”.
Về mặt logic học, giả thuyết là một phán đoán.
TEXT

▸ Đặc tính của một giả thuyết nghiên cứu: “Đơn giản, cụ thể, rõ
ràng về khái niệm; kiểm chứng được; đo lường được”.

▸ Giả thuyết nghiên cứu - giả thiết nghiên cứu (assumption): "Kết
luận giả định của nghiên cứu >< Điều kiện giả định của nghiên
cứu”.

Ví dụ: Tỷ lệ sâu về khái răng ở tỉnh A như tỉnh B (Giả thuyết nghiên
cứu) với điều kiện điều kinh tế, xã hội, văn hóa…tương đối như
nhau (Giả thiết nghiên cứu)
TEXT

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

▸ Mục tiêu nghiên cứu:"Là đích xuyên suốt mọi công việc
mà người nghiên cứu phải thực hiện để hoàn thành đề tài
nghiên cứu”

▸ Yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu:"Phải phù hợp với tên
đề tài, nội hàm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bàn
luận và kết luận”
TEXT

▸ Mục tiêu nghiên cứu (Objective): Phạm trù nhằm trả lời
câu hỏi “làm gì”

▸ Mục đích nghiên cứu (Aim): Phạm trù nhằm trả lời câu hỏi
“nhằm vào gì”
TEXT

▸ Đặc tính của mục tiêu nghiên cứu: cụ thể, đo lường được,
khả thi, phù hợp và cần thiết. Mục tiêu bắt đầu bằng động
từ.

▸ Loại mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
(chung), mục tiêu nghiên cứu chuyên biệt (cụ thể).
TEXT

TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU?

▸ Khi tiến hành nghiên cứu cần phải xây dựng mục tiêu
nghiên cứu nhằm giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập
trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết
để giải quyết vấn đề.

▸ Ngoài ra việc xây dựng mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc
thiết kế nghiên cứu bằng cách tổ chức mục tiêu nghiên
cứu thành các phần hay các giai đoạn xác định.
TEXT

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU TỐT CẦN PHẢI ĐẠT ĐƯỢC CÁC YÊU CẦU SAU:
▸ Phải bao gồm các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu theo một trình tự
hợp lí và mạch lạc.

▸ Được hành văn rõ ràng, cụ thể chỉ rõ điều sẽ làm, làm ở đâu, trong thời gian nào
và với mục đích gì

▸ Mục tiêu phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả thi.

▸ Mục tiêu phải bắt đầu bằng các từ hành động cụ thể và có thể đánh giá mức độ
đạt được như: xác định, so sánh, kiểm chứng, tính toán, mô tả

You might also like