Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Từ xưa đến nay đạo lí “đền ơn đáp nghĩa” đã in sâu vào trong cốt cách của con người

Việt Nam ta. Đã là một chân lí khắc sâu hàng trăm đời nay, có ơn mà không trả thì ắt không phải
con người, sẽ sớm gặp quả báo. Lối sống ơn nghĩa chung thủy là một lối sống tốt đẹp và là một
truyền thống quý báu,tốt đẹp của nhân dân ta. Lối sống và tinh thần tốt đẹp đó đã được thể
hiện qua câu ca dao” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn.”
Trước hết chúng ta phải tìm hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì và tại sao phải “Uống
nước nhớ nguồn”. Theo quan điểm của tôi “quả” là thành quả lao động của một người nông
dân, còn “ăn quả” là khi ra trái được hưởng những thành quả của một quá trình lao động khổ
sai. Còn”kẻ trồng cây” ở đây ý chỉ những người nông dân đã ngày đêm chăm sóc, từ khi cây
đâm chồi cho đến khi ra hoa kết trái và cũng chính là người tạo ra thành quả. Và ở trong thực tế
những “kẻ trồng cây” nói đến ba mẹ, thầy cô, các anh chiến sĩ…. . Các anh chị chiến sĩ cống hiến
hết mình để cho ta được sống trong yên bình, còn ba mẹ đã sinh ta ra và nuôi ta khôn lớn, thầy
cô thì đã cho ta tri thức và gieo cho ta những hạt giống trong tâm hồn. Những người ấy đã tạo
ra những thành quả để cho ta có thể hưởng thụ trong sung sướng như ngày nay. Một câu tục
ngữ tuy ngắn gọn về chữ những lại mang một hàm ý to lớn, với cách nói ẩn dụ giọng điệu
khuyên nhủ. Câu ca dao đã nhắc nhắc nhở ta về một đạo lí làm người tốt đẹp. Một nét đẹp
truyền thống của dân tộc mãi không phai mờ và sẽ luôn được lưu truyền và gìn giữ.
Đã bao giờ ta tự hỏi là tại sao ta phải biết ơn và ta luôn phải có tình nghĩa và tại sao ta
phải biết ơn khi hưởng một thành quả của ngươi khác. Câu trả lời cũng đơn giản vì nó là một lẽ
thường tình, lẽ công bằng trong cuộc đời. Bởi lẽ những món quà tinh thần hay vật chất đến với
ta điều không phải tự nhiên. Vì để có được thêm một thứ gì đó thì đồng nghĩ với việc ta mất đi
một thứ gì đó. Để có những bát cơm thương ngon người nông dân đã phải đánh đổi ngày đêm
cực khổ và cả công sức để mang tới những hạt lúa thơm ngon cho đời. Để có được nhưng
trang giáo án chỉnh chu để giảng dạy cho học sinh thì những người thầy người cô cũng đã có
những ngày trắng đêm chỉ vì muốn sớm mai mình sẽ giảng dạy cho học sinh những thứ hay
nhất. Muốn có ta ngày nay thì mẹ cũng đã phải mang ta chính tháng mười ngày để chờ ngày ta
xuất hiện trên cõi đời này. Kể sao cho hết những công lao của những người cho quả ngọt. Thế
nên trên đời này chẳng có gì là cho không ta cả, cái gì phải luôn có cái gì cuuarnos. Vậy nên
chúng ta hãy có một tấm lòng biết ơn đi, cứ cho đi thứ gì đó đi ròi sao này ta sẽ nhận lại một
thứ khác.
Mà lòng biết ơn lại còn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xa đến nay. Nó
mãi luôn lưu truyền và sẽ không bao giờ phai nhòe đi theo thời gian. Những lời răn dạy, những
câu ca dao tục ngữ vẫn ở đó”ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Lòng biết ơn luôn được những con cháu
đời sau thừa kế và phát triển. Khi xưa nước ta có các vị anh hùng đấu tranh vì độc lập dân tộc,
để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên dân ta đã lấy tên của các vị anh Hùng để đặt tên cho những
ngôi trường con đường, để con cháu đời sau luôn biết nối tiếp và noi theo. Nhà nước cũng đã
có những chính sách miễn nhiều thứ cho con người con của anh hùng thương binh, liệt sĩ trong
cuộc chiến tranh.
Có những câu tục ngữ ca tụng, tự hào về lòng biết ơn thì cũng sẽ có các câu phê phán và
chỉ trách những hành động vô ơn như “Nuôi ong tay áo”,”ăn cháo đá bát”,”lấy ân báo
oán”. Những câu tục ngứ lên án phê phán những hành động vô ơn, không biết tả
ơn mà còn dùng thủ đoạn để báo lại ân tình mà người ta đã trao cho mình. Thật
đáng buồn thay trên xã hội này vẫn còn nhiều vo kể những kẻ vô ơn, vong ơn bội
nghĩa. Con cái bất hiếu với cha mẹ, phản thầy đánh bạn vì lợi ích riêng, khi đất
nước gặp nguy thì lại quay lưng về phía địch bỏ mặc đất nước. Vô ơn có thể tha
hóa một con người lương thiện và biến họ trở thành những người mưu mô xảo
quyệt, những thứ ấy có cho ta vinh hoa phú quý trong chốc lát những chẳng cho
ta được lâu dài, chỉ có lòng biết ơn mới có thể cho ta mọi thứ lâu dài. Một phần
lỗi cũng từ người lớn và phía nhà trường. Trẻ em là những mầm non tương lai
nên hãy dạy cho chúng những lễ nghi cơ bản, và về lòng biết ơn, phía trường cũng
nên giáo dục những điều hay lẽ phải để khiến chúng trở thành công dân tốt. Đừng
để khi không cứu vãn kịp rồi lại hối hận thì cũng chẳng kịp. Cho mẹ cốc nước hay
cho ba chiếc khăn sau giờ làm việc mệt mỏi thì cũng đã đủ thể hiện lòng biết ơn
rồi, không cần cao sang chỉ cần nhưng điều nhỏ nhặt là đủ. Một hành động vô ơn
nhỏ nhoi thôi thì cũng đã đủ đánh giá con người bạn, đủ để cho người khác có
một cái nhìn khác về bạn.
Nếu như ví ca dao dân ca là một bức tranh tuyệt sắc do nhà họa sĩ kiệt tác
Picaso vẽ lên thì câu tục ngữ trên đã là một mảng màu tuyệt sắc trong một bức
tranh hoàn hảo đấy. Câu tục ngữ không chỉ mang tính chất khuyên nhủ mà còn lại
một tuyệt tác mà ông cho ta để lại. Nó sẽ mãi được lưu giữ và phát triển cho tới
tận sau này.

You might also like