Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Hướng dẫn giải Đề kiểm

Hướng dẫn giải Đề kiểm tra định kì số 4

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ SỐ 4

CÂU I (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời và những đặc sắc nghệ thuật bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
1. Hoàn cảnh ra đời.
- Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc nhất của Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Bài thơ
được sáng tác vào tháng 10 – 1954. Đây là thời điểm các cơ quan trung ương của Đảng và Chính Phủ rời chiến khu
Việt Bắc về Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hoà
bình được lập lại ở miền Bắc.
- Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào
hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương Cách
mạng.
2. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Bài thơ Việt Bắc (đoạn trích được học) có nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
+ Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc, đã được sử dụng thành công.
+ Kết cấu đối đáp thường được thấy trong ca dao, dân ca truyền thống, được dùng một cách sáng tạo để diễn
tả nội dung, tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc và Cách mạng.
+ Cặp đại từ nhân xưng “mình – ta” với sự biến hoá linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa biểu cảm phong
phú vốn có của nó được khai thác rất hiệu quả.
+ Những biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng… quen thuộc của quần chúng được dùng
nhuần nhuyễn.

CÂU II (3 điểm) Bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.
Mở bài
Vì sao, con người trở thành niềm tự hào và kiêu hãnh nhất của trái đất này? Là bởi con người hơn tất cả mọi
sinh vật khác là ở chỗ con người có trí tuệ và tình cảm. Mà muốn làm giàu cho trí tuệ và tình cảm, làm tăng chất
lượng cuộc sống cho mỗi bản thân chúng ta, không gì hơn là đọc sách. Vì vậy là có thể khẳng định đối với thế giới
loài người, sách có một tác dụng vô cùng kì diệu.

Thân bài
1. Sách là nguồn kiến thức của nhân loại được tích luỹ từ xưa tới nay
Ăng-ghen, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới đã khẳng định : “Cùng với lao động là ngôn ngữ.
Đó là hai động lực chính thúc đẩy xã hội loài người phát triển”. Lao động làm nảy sinh ra kinh nghiệm, sáng chế,
phát minh, nghĩa là sáng tao ra của cải vật chất và tri thức. Tri thức đó được ghi lại bằng ngôn ngữ, lưu trữ trong
những cuốn sách. Vì vậy sách trở thành kho kiến thức của nhân loại được tích luỹ qua hàng ngàn năm lịch sử. Sách
đã trở thành cuốn bách khoa toàn thư về tự nhiên và cuộc sống xã hội của con người. Chúng ta có thể tìm thấy trong

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Hướng dẫn giải Đề kiểm tra định kì số 4

sách kho kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, nghệ thuật, triết học, khoa học, kĩ thuật.Vì vậy nên
đọc sách sẽ giúp cho ta mở mang trí tuệ, những hiểu biết không cùng, đưa ta vào những chỗ sâu xa, bí ẩn của thế giới
xung quanh, từ những dòng sông Trường Giang ở Trung Quốc, sông Vôn Ga bên nước Nga, sông Mitxipi tận nước
Mĩ....đến những cánh rừng và đồng cỏ bao la của châu Úc, cánh rừng già Amazon bát ngát bên châu Mĩ, những vùng
đất châu Phi giàu khoáng sản, quanh năm lấp lánh ánh mắt trời. Sách giúp ta ngồi trước trang giấy mà như được sống
với lịch sử xa xưa của nhân loại qua những cuộc chiến tranh thảm khốc, những "con đường đau khổ”mà nhân loại đã
đi qua. Sách còn cho ta một biển kiến thức quý hơn vàng để ta có thêm sức mạnh chiến thắng mọi thế lực tàn bạo của
thiên nhiên và xã hội, để ta tồn tại và phát triển từ thế giới tiền sử hỗn mang, mông muội sang thế giới văn minh và
khoa học công nghệ đầy sức mạnh, ngày ngày sáng tạo ra những giá trị mới về của cải vật chật và tinh thần dồi dào
như ngày nay.
2. Sách, đặc biệt là sách văn học, có tác dụng làm cho đời sống tình cảm phong phú, sống nhân ái và
hoàn thiện nhân cách.
Văn học là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng. Vì vậy sách văn học đặc
biệt hấp dẫn với mọi đối tượng độc giả. Nó có thể giúp cho ta hiểu biết về đời sống tình cảm ,tâm tư, hoài bão, khát
vọng và những niềm vui, nỗi buồn, những hạng phúc và đau khổ của con người qua các thời kì lịch sử khác nhau của
các dân tộc trên trái đất này để từ đó, chúng ta sẽ cảm thông, chia sẻ với những số phận, những cuộc đời, những ước
mơ của nhân loại...
Đọc Đôn Ki-ô-tê , ta yêu quý vô cùng chàng kị sĩ xứ Manta giàu tinh thần nghĩa hiệp “giữa đường gặp chuyện
bất bằng mà tha”, quyết chí phò nguy cứu nạn, trừng trị kẻ ác, bênh vực người yếu hèn. Đọc Không gia đình, ta vừa
cảm thương cho số phận Rêmi không nơi nương tựa, vừa cảm phục cậu bé giàu lòng nhân ái, vị tha, giàu khát khao hi
vọng và dũng cảm vượt qua mọi thử thách để tiến về phía trước. Đọc Lão Hạc của Nam Cao, ta vô cùng cảm phục
tấm lòng cao cả, đức hi sinh lớn lao của lão. Dưới vầng trán nhăn nheo vì tuổi tác và đói nghèo, là một đại đương bao
la của một tấm lòng nhân ái, vị tha suốt đời sống vì con. Đọc Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), ta hiểu
sâu thêm về số phận người dân làng chài, vì đông con, vì sự mưu sinh bấp bênh trước sóng gió cuộc đời mà phải sống
triền miên trong tăm tối và nạn bạo hành gia đình. Và ta cũng cảm phục biết bao vẻ đẹp của một tâm hồn như viên
ngọc chói sáng khuất lấp sau cái vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch và lam lũ của chị hàng chài. Chị xứng đáng là một
tượng đài thô ráp mà cao vòi vọi. Chị là hiện thân cho tâm hồn đẹp đẽ, đức hi sinh cao cả của biết bao người vợ,
người mẹ thấm nhuần đạo lí người phụ nữ Việt Nam :
“Vì con mẹ khổ vạn lần
Cũng nhờ con,mẹ hoá trong ngần niềm vui”
3. Sách còn là nguồn vui chơi giải trí và làm tăng chất lượng cuộc sống
Một vai trò không kém phần quan trọng của sách đó là việc đọc sách có thể đem lại cho độc giả những phút
giây giải trí, thư giãn tâm hồn trong cuộc sống lao động sáng tạo đầy bận rộn, căng thẳng. Đi vào thế giới sách, thế
giới của nghệ thuật ngôn từ, hình ảnh thẩm mĩ, chúng ta được thưởng thức những vẻ đẹp của tự nhiên và con người,
vẻ đẹp và thú chơi ngôn ngữ...làm cho tâm hồn ta trở nên trong sáng, thánh thiện và nhân ái hơn.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Hướng dẫn giải Đề kiểm tra định kì số 4

4. Bình luận tổng hợp


Đúng là sách vô cùng bổ ích, là người bạn thuỷ chung, là người thầy vĩ đại đối với con người. Sách hoàn toàn
có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy sách đã trở thành báu vật, một món ăn
tinh thần không thể thiếu được đối với mỗi chúng ta như cơm ăn, nước uống, dưỡng khí ô-xy vậy. Bởi thế bạn đọc
phải biết chọn sách mà đọc để khỏi bị nhiễm độc bởi những trang “sách đen” và phải biết trân trọng, nâng niu
những cuốn sách quý, chứa đựng nhiều nội dung thiết thực và bổ ích.

Kết luận
Đến đây,ta có thể mượn câu nói của nhà văn nổi tiếng người Nga M.Gorki để làm kết luận: “ Sách mở rộng
trước mắt tôi những chân trời mới...” . “Mỗi cuốn sách đều là những bậc thang nhỏ mà khi tôi bươc lên thì tách khỏi
con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất về sự thèm khát cuộc sống ấy.”

Câu III (5 điểm) Phân tích các nhân vật phụ nữ trong hai truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ
nhặt (Kim Lân) để làm nổi bật số phận cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Mở bài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại 1945-1975, cùng với thơ, truyện ngắn là thể loại có thành tựu nổi bật.
Bên cạnh những tác phẩm có giá trị viết về đề tài chiến đấu và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, còn có những truyện
xuất sắc viết về cuộc sống mới thường ngày, phản ánh số phận người lao động, đặc biệt là số phận người phụ nữ,
khám phá những khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn họ. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân) là những tác
phẩm tiêu biểu, bên cạnh những nét chung, mỗi tác phẩm nói trên lại có nét đặc sắc riêng rất đáng trân trọng. Chính
điều này đã tạo nên giá trị riêng, sức sống lâu bền cho từng tác phẩm.

Thân bài
I. Giới thiệu chung:
Con người là trung tâm của mọi tác phẩm văn học chân chính vì “văn học là nhân học” (Gorki). Cho nên số
phận con người,nhất là người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ lớn cổ kim đông tây xưa
nay. Gorki đã có bốn câu thơ tuyệt hay:
“Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương dạ những sầu
Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu”
Vấn đề số phận người phụ nữ cũng đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Nam. Đó là thân phận
một nàng Kiều tài hoa và bạc mệnh; một người chinh phụ phải sống trong sầu tủi cô đơn; một cung nữ sắc nước
hương trời bị vua ghẻ lạnh phải sống trong cảnh lạnh lùng; một Hồ Xuân Hương thông minh sắc sảo, khát khao hạnh
phúc ngọt ngào mà đời gặp toàn cay đắng, hẩm hiu. Những số phận con người phụ nữ trong văn học quá khứ là bất

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Hướng dẫn giải Đề kiểm tra định kì số 4

hạnh, khổ đau, bế tắc. Khép lại tấn bi kịch của người phụ nữ ngày xưa là chị Dậu; cả cuộc đời của chị là một đêm tối
dày đặc và kết thúc tác phẩm, chị lại phải chạy vào bóng tối không thấy lối thấy đường.
II. Các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm
1.Những nhân vật phụ nữ trong hai câu chuyện nói trên là những con người lao động có cuộc đời cực khổ bất
hạnh. Nhưng do các tác giả đã có cái nhìn sự vật hiện tượng do chiều hướng vận động đi lên nên đã có một cách đánh
giá khác về số phận con người. Số phận các nhân vật ở đây luôn luôn đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ “thung lũng đau
thương đến cánh đồng vui”.
2. Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bị bọn thống trị, đại diện là
thống lý Pá Tra áp bức đoạ đày. Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ Mèo ở vùng rừng núi Tây Bắc trong cuộc
kháng chiến chống Pháp.
Mị vốn là cô gái Mèo trẻ đẹp, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, giàu lòng ham sống, yêu đời và rất
mực tài hoa. Mị có tài thổi sáo, tiếng sáo của Mị có sức lôi cuốn đặc biệt làm cho biết bao chàng trai mê mẩn. Với
những phẩm chất tốt đẹp ấy, Mị rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Và sự thực Mị đã sống những giây phút tươi
đẹp của tuổi trăng rằm dù trong hoàn cảnh nghèo khó. Song tương lai của tuổi trẻ với hạnh phúc và tình yêu đã không
đến được với cô gái Mèo nghèo khổ đó. Chỉ vì một món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị bị bắt đem về làm con dâu trừ
nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Những ngày sống trong nhà ngục Thống lý, Mị phải chịu biết bao nỗi đau thương, tủi
nhục tăm tối. Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đày đoạ về tinh thần. Như vậy cũng như bao người lao
động khác vì đói nghèo, Mị đã trở thành nô lệ cho bọn giàu có. Thời gian đầu làm con dâu gạt nợ, người phụ nữ này
đã phản kháng quyết liệt. Đã có lúc Mị muốn tự tử, nhưng vì thương bố, dù có chết thì món nợ vẫn còn, bố còn khổ
hơn cả bây giờ, Mị đành âm thầm chấp nhận cuộc đời trâu ngựa. Bấy giờ Mị nghĩ rằng mình là con vật, thậm chí còn
không bằng con trâu, con ngựa.
Bị đày đoạ khủng khiếp trong địa ngục nhà thống lý, Mị như bông hoa rừng đang héo tàn theo năm tháng.
Người con gái tài hoa, trẻ đẹp, ham sống, yêu đời thuở nào giờ chỉ còn là người đàn bà thân xác héo khô, tâm hồn
lạnh lẽo trống vắng. Từ đây, ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị ngày càng ít nói, Mị gần như tê liệt hết sức
sống, mất hết cảm giác về thời gian, không gian, cuộc đời Mị chỉ còn thu nhỏ lại qua lỗ vuông cửa sổ bằng bàn tay
mờ mờ trắng trắng, không biết là sương hay là nắng, nó cũng mờ đục tăm tối như số phận và tâm hồn Mị vậy, Mị cứ
lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở đấy cuộc đời tăm tối, tủi nhục của Mị được Tô Hoài khắc hoạ một cảnh chân
thực, cảm động. Hơn nữa, nhà văn không chỉ dừng lại ở đó, mà còn phát hiện niềm ham sống, khát khao hạnh phúc
tình yêu, hạnh phúc tự do của người đà bà tội nghiệp này bằng việc miêu tả sinh động sự hồi sinh trước hết là vì ý
thức nhân vật, không chỉ dạo dực đêm tình mùa xuân với những âm thanh náo nức, tiếng sáo, tiếng khèn của trai làng
đã làm sống dạy tình yêu cuộc đời trong tâm hồn Mị mà lâu nay bị vùi dập bởi cuộc sống trâu ngựa khổ đau. Mị hồi
tưởng lại quá khứ tươi đẹp và cảm thấy tâm hồn mình như phơi phới trở lại. Rồi “Mị với tay lấy váy hoa, quấn lấy tóc
sửa soạn đi chơi ngày Tết” nhưng giữa lúc sức sống bừng lên một cách mãnh liệt thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một
cách phũ phàng nhất. Mị bị A Sử thản nhiên trói đứng ở cột nhà như trói một con vật. Như vậy, khát vọng sống của
Mị đã bị vùi dập một cách hết sức tàn nhẫn.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Hướng dẫn giải Đề kiểm tra định kì số 4

Rồi một đêm chứng kiến cảnh A Phủ bị đánh, bị trói một cách thảm khốc. Vì niềm đồng cảm của những con
người cùng cảnh ngộ, vì lòng thương người, Mị đã vượt qua được nỗi sợ hãi khủng khiếp, dám nghĩ tới một hành
động thật táo bạo : Cắt dây trói giải cứu cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ để thoát khỏi nhà ngục thống lý. Mị đến
Phiềng Sa gặp A Châu, một cán bộ trung kiên của đảng. Được A Châu giúp đỡ, Mị tham gia du kích chiến đấu giải
phóng mình và giải phóng quê hương như là một tất yếu.
Như thế là viết về một số phận người phụ nữ ở đây, Tô Hoài đã đặt ra vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc chân
chính của người phụ nữ miền núi và con đường giải phóng của họ. Với khát vọng cao đẹp và sức sống tiềm tàng
mạnh mẽ, Mi đã đến với cách mạng để trở thành con người làm chủ.
3. Ở tác phẩm Vợ nhặt, số phận con người chưa hoàn toàn sang trang mới, nhưng ở đoạn kết của tác phẩm đã
hé mở cho họ một tương lai tốt đẹp. Ngay nhan đề Vợ nhặt cũng đã phần nào nói lên được hoàn cảnh khốc liệt của số
phận con người bị cái đói khủng khiếp, đe doạ cuớp đi sự sống.
Xưa nay, lấy vợ là phải cưới xin, nhưng đằng này lại nhặt được vợ như ngưới ta nhặt được cái rơm, cái rác bên
đường mà chỉ nhờ bốn bát bánh đúc. Đó là hậu quả của nạn đói năm 1945 khủng khiếp. Cái nạn đói khiến cho bao
người kinh hoàng, khiến cho bao số phận của con người trở nên mong manh như chiếc lá vàng trước gió. Đó cũng là
bức tranh chân thực của xã hội Việt Nam năm 1945, đặt nhân vật vào tình huống ấy, Kim Lân có điều kiện làm nổi rõ
số phận và phẩm chất nhân vật.
a. Cái số phận đầu tiên là vợ nhặt: ngay cái tên của chị cũng không có, cái đói đã huỷ hoại đi cả hình thể lẫn
tâm hồn của Thị: “nom chị ta rách rưới quá”; “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “chị ta gầy sọp, cái ngực lẹp kép, khuôn
mặt lưỡi cày xám xịt”. Chị ngồi với mấy người bạn trước kho thóc trông thật thảm hại. Kim Lân không miêu tả gia
cảnh của người đàn bà này mà mở đầu cuộc đời chị là hai người quen nhau : Một câu nói vu vơ trêu chọc của Tràng.
Cái đói khiến Thị phải gợi ý Tràng cho ăn và cắm đầu ăn một chạp bốn bát bánh đúc rồi lon ton chạy theo về làm vợ
nhặt người đàn ông xa lạ kia. Đời người con gái hạnh phúc nhất là khi rước dâu. Vậy mà Thị phải theo không Tràng
về. Cái dáng người lầm lũi, e thẹn đi cách Tràng vài bước trong lời trêu chọc và ánh mắt của trẻ con, người lớn xóm
ngụ cư khiến người đọc xót thương. Thương nhất là cảnh chị ngồi méo giường, cái thúng ôm khư khư trước mặt. Thế
ngồi của Thị cũng chông chênh như cuộc đời, như lòng Thị, như tương lai của Thị. Nhưng tình thương bao la của
người mẹ chồng cùng tấm lòng chân thành của Tràng đã xua đi nỗi e dè, tủi cực của thị. Sáng hôm sau Thị dạy sớm
với cử chỉ dịu dàng, chăm chỉ. Đến đây số phận của Thị đã khác. Từ một người bơ vơ đầu đường xó chợ, bị cái đói
rình rập làm cho Thị trở nên “cong cớn, liều lĩnh, chua chát, chỏng lỏn”, đã trở thành một người phụ nữ hiền hậu,
đúng mực. Thị đã có mái ấm gia đình thực sự với một người chồng luôn luôn yêu thương Thị đặc biệt là người mẹ
chồng đôn hậu.

b. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng càng gây nhiều xót thương, thiện cảm cho người đọc, độc giả có thể tìm thấy ở hình
tượng nhân vật này bao bà mẹ Việt Nam nghèo khổ mà cần cù, chịu thương, chịu khó, rất mực thương con và lúc nào
cũng hướng về cái thiện, về tương lai tươi sáng. Cái dáng người lọng không, cái thân hình còm cõi, cái gương mặt u
ám của bà như đã nói với ta tất cả số phân nghèo khổ dưới đáy của xã hội xóm ngụ cư. Cho nên khi có người đàn bà
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Hướng dẫn giải Đề kiểm tra định kì số 4

xa lạ xuất hiện đầu giường của con mình, bà cụ ngạc nhiên đến sững sờ, không hiểu nổi. Và khi hiểu ra đó là đứa con
dâu mới của mình thì cụ lại hiểu ra biết bao cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình và rồi “trong
đôi mắt lèm nhèm của bà cụ rỉ xuống hai dòng nước măt”. Đó là giọt nước mắt của một người mẹ nghèo : “vừa mừng
vui, vừa lo âu, xót thương, vừa buồn tủi”. Tủi vì làm mẹ mà không lo được cho con. Nay con có vợ rồi lại phải lấy vợ
theo cách ấy : không cưới treo hay bất cứ một nghi thức nào vẫn thường được tôn trọng ở nông thôn ta ngày xưa.
Nhưng dù niềm vui hay nỗi buồn, dù nỗi lo toan hay tủi phận thì người mẹ Việt Nam ở bà cụ Tứ bẫn bừng sáng một
tấm lòng yêu thương độ lượng. Bữa cỗ cưới ngày đói thật thảm hại “giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái
rối vầ một đĩa muối ăn với cháo... Trong bữa ăn bà cụ Tứ toàn nói chuyện tốt đẹp mai sau.. bà nhìn cuộc sống bằng
đôi mắt lạc quan “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Cuộc sống khắc nghiệt đầy đạo con người, bắt họ phải
sống cuộc sống loài vật. Nhưng nó không thể dập tắt được phần người, rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Đó
chính là nét đặc sắc của tư tưởng nhân đạo Kim Lân.
c. Viết về Vợ nhặt, Kim Lân không chỉ dừng lại ở phản ánh chân thực nạn đói khủng khiếp năm 1945, mà tiến
lên một bước nữa nhằm khắc hoạ nét đẹp, tâm hồn người lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Dù rơi vào hoàn cảnh
khốn cùng, dù kề bên cái chết, họ vẫn hướng về cuộc sống gia đình, hạnh phúc tình yêu với một niềm tin bất diệt.
Chọn tình huống Vợ nhặt do nạn đói rùng rợn gây nên, Kim Lân không nhằm miêu tả sự sụt giá, tha hoá con người,
trái lại khẳng định khát khao sống còn và phẩm giá của họ. Tình yêu cuộc sống của những con người nằm bên bờ vực
cái chết đã trở thành nguồn sáng, nguồn ấm áp sưởi ấm lòng người, thôi thúc họ đi cứ lấy đời mình. Và Cách mạng,
Đảng đã dang đôi tay nhân hậu cứu vớt lấy đời họ thật đúng lúc. Đúng như nhà thưo Tố Hữ đã viết.
“Từ vô vọng mênh mông đêm tối
Người đã đến chói chang nắng dội
Trong lòng tôi, ôi Đảng thân yêu
Sống lại rồi hạnh phúc biết bao nhiêu”

Kết Luận
Qua việc miêu tả số phận khổ đau của các nhân vật phụ nữ và phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn họ, các tác giả
đã đề cập đến các vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa muôn đời của văn học. Đó là vấn đề phấn đấu cho con
người được sống trong tự do, hạnh phúc, tình yêu, gia đình. Chính tài năng, phẩm chất, cá tính và tấm lòng chân
trọng tin yêu ở người phụ nữ đã giúp cho các tác giả có được các tác phẩm rất có giá trị, xây dựng được các nhân vật
vừa có nét chung, vừa có nét riêng rất hấp dẫn.

Giáo viên:Nguyễn Quang Ninh

Nguồn: Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -

You might also like