Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỒ ÁN CAD/CAM/CNC

I. MỤC ĐÍCH:
Giúp cho sinh viên vận dụng các kiến thức đã học, ứng dụng máy tính để thiết kế và lập
trình gia công chi tiết trên máy công cụ CNC
II. YÊU CẦU:
Nội dung của đồ án phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Chi tiết được chọn để thiết kế và lập trình gia công trên máy công cụ CNC phải có hình
dáng bề mặt phức tạp, không gia công được hoặc gia công không đạt được các yêu cầu kỹ thuật
cho trước trên máy công cụ vạn năng.
- Bề mặt gia công có thể kết hợp nhiều bước công nghệ cho một nguyên công.
III. NỘI DUNG:
A. PHẦN THUYẾT MINH
1. Phân tích và thiết kế chi tiết (đối tượng để thiết kế và lập trình gia công)
1.1 Lựa chọn chi tiết:
Có thể chọn đối tượng chi tiết thuộc một trong các dạng sản phẩm sau:
- Chi tiết là một bộ phận chính của các khuôn dập, khuôn dập vuốt, khuôn đúc, khuôn
ép,... để tạo ra các sản phẩm nhựa, composite hoặc các sản phẩm cơ khí,...
- Chi tiết có hình dạng bề mặt phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao như: Turbin thủy lực,
khí nén, chân vịt tàu thủy,....
- Chi tiết yêu cầu độ chính xác và độ bóng bề mặt cao, yêu cầu phải tích hợp nhiều bước
công nghệ trên một nguyên công khi thực hiện gia công chế tạo.
1.2 Phân tích kỹ thuật và điều kiện làm việc của chi tiết:
Tùy thuộc vào chi tiết được lựa chọn để làm đối tượng thiết kế, tiến hành phân tích kỹ
thuật và các yêu cầu làm việc cho phù hợp. Trên cơ sở đó chọn vật liệu chi tiết và đưa ra các
quy định về yêu cầu kỹ thuật.
1.3 Thiết kế chi tiết:
Sử dụng một trong các phần mềm CAD/CAM để thiết kế chi tiết (Pro_E, Esprit,
Solidwork, MasterCAM, Fusion 360....)
2. Lập quy trình công nghệ gia công:
2.1 Phân tích khả năng công nghệ để gia công chi tiết
Trên cơ sở các dữ liệu về hình dáng hình học, độ chính xác, độ bóng bề mặt và vật liệu
của chi tiết, tiến hành phân tích các khả năng có thể gia công được trên máy công cụ CNC phù
hợp
2.2 Lựa chọn máy và nêu các thông số kỹ thuật của máy
2.3 Lựa chọn thứ tự các bước công nghệ, nguyên công
2.4 Lựa chọn dao phù hợp cho từng bước công nghệ hoặc nguyên công
2.5 Chọn các thông số công nghệ:
Tương ứng với mỗi bước công nghệ hoặc nguyên công, tiến hành chọn chế độ cắt phù
hợp với trạng thái phôi, vật liệu chi tiết gia công, vật liệu dao, độ bóng bề mặt chi tiết và khả
năng làm việc của máy (tham khảo các tài liệu về dao của một số hãng sản xuất dao trên thế
giới như: Sanvik, Mitsubishi, Ceratizite, Garant, ....)
3. Lập trình gia công:
Sử dụng một trong các phần mềm CAD/CAM để tiến hành thực hiện các bước công
nghệ, nguyên công gia công chi tiết trên máy tính, chọn Postprocessor để xuất chương trình gia
công qua file NC phù hợp với máy đã chọn để gia công chi tiết (các hệ điều khiển máy như:
FANUC)
4. Mô phỏng gia công:
Mô phỏng quá trình gia công trên các phần mềm CAD/CAM hoặc các phần mềm CNC
B. PHẦN BẢN VẼ
1. Bản vẽ chi tiết (A3):
Thể hiện đầy đủ các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt cho các chi tiết, thể hiện đầy đủ kích
thước và yêu cầu kỹ thuật (trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hình vẽ 3D của chi tiết) –
Nếu thấy cần thiết.
2. Bản vẽ nguyên công (A0):
Thể hiện các bước công nghệ hoặc nguyên công của chi tiết, thể hiện đầy đủ hệ tọa độ
lập trình, các thông số công nghệ, dao, máy, công suất cắt và các yêu cầu kỹ thuật đạt được.
IV. CÁC YÊU CẦU CHUNG
1. Thuyết minh:
Trình bày khoảng 30 trang nội dung (không tính trang phụ bìa, lời nói đầu, tài liệu tham
khảo và mục lục) trên khổ giấy A4 in một mặt, chừa lề trên (20 mm), lề dưới (20 mm), lề trái
(25 mm), lề phải (15 mm), font chữ Times New Roman (Size 13).
2. Bản vẽ:
Vẽ đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam về vẽ kỹ thuật (nét vẽ, khung tên, nội dung ghi trên
khung tên, khổ giấy).

You might also like