ly thuyet Ăn mòn và bảo vệ kim loại

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Ăn mòn và bảo vệ kim loại (Đề 1) - Cơ Bản

Bài 1. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng ?
A. ăn mòn hoá học là một quá trình oxi hóa-khử trong đó kim loại là chất bị ăn mòn.
B. ăn mòn hoá học càng mạnh khi nồng độ chất ăn mòn càng lớn và nhiệt độ càng cao.
C. ăn mòn hoá học xảy ra tại bề mặt của kim loại.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài 2. Trong cầu muối của pin điện hoá Zn – Cu có sự di chuyển của
A. các ion. B. các electron. C. các nguyên tử Cu. D. các nguyên tử Zn.
Bài 3. Cặp chất nào sau đây tham gia phản ứng trong pin điện hoá Zn–Cu ?
A. Zn2+ + Cu. B. Zn2+ + Cu2+. C. Cu2+ + Zn. D. Cu + Zn.
Bài 4. Khi pin điện hoá Zn – Pb phóng điện, ion Pb di chuyển về
2+

A. cực dương và bị oxi hoá.


B. cực dương và bị khử.
C. cực âm và bị khử.
D. cực âm và bị oxi hoá.

Bài 5. Trong pin điện hoá, anot là nơi xảy ra


A. sự oxi hoá chất khử.
B. sự khử chất oxi hoá.
C. sự điện li dung dịch muối.
D. sự điện phân dung dịch muối.

Bài 6. Trong pin điện hoá, catot là nơi xảy ra


A. sự oxi hoá chất khử.
B. sự khử chất oxi hoá.
C. sự điện li dung dịch muối.
D. sự điện phân dung dịch muối.

Bài 7. Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá Zn - Cu là: Cu2+ + Zn → Cu + Zn2+.
Trong pin đó
A. Cu2+ bị oxi hoá.
B. Cu là cực âm.
C. Zn là cực âm.
D. Zn là cực dương.

Bài 8. Trong pin điện hóa, sự oxi hóa:


A. Chỉ xảy ra ở cực âm.
B. Chỉ xảy ra ở cực dương.
C. Xảy ra ở cực âm và cực dương.
D. Không xảy ra ở cực âm và cực dương.
Bài 9. Quá trình oxi hóa khử, các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất
trong môi trường là sự
A. ăn mòn.
B. ăn mòn hóa học.
C. ăn mòn điện hóa.
D. ăn mòn kim loại.

Bài 10. Trong quá trình ăn mòn hóa học các kim loại, phản ứng gì xảy ra ?
A. Phản ứng trao đổi proton.
B. Phản ứng hóa hợp.
C. Phản ứng phân hủy.
D. Phản ứng oxi hóa – khử.

Bài 11. Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là gì ?


A. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn.
B. Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện li.
C. Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
D. Cả ba điều kiện trên.

Bài 12. Trong ăn mòn điện hóa thì điện cực là


A. hai cặp kim loại khác nhau.
B. cặp kim loại – phi kim.
C. cặp kim loại – hợp chất hóa học.
D. cả A, B, C đều có thể xảy ra.

Bài 13. Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời
gian chiếc chìa khoá sẽ:
A. Bị ăn mòn hoá học.
B. Bị ăn mòn điện hoá.
C. Không bị ăn mòn.
D. Ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó

Bài 14. Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều
được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào?
A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn.
B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al.
C. Electron di chuyển từ Al sang Zn.
D. Electron di chuyển từ Zn sang Al.

Bài 15. Trong ăn mòn điện hóa, câu nào sau đây diễn tả đúng ?
A. Ở cực âm có quả trình khử.
B. Ở cực dương có quá trình oxi hóa, kim loại bị ăn mòn.
C. Ở cực âm có quá trình oxi hóa, kim loại bị ăn mòn.
D. Ở cực dương có quá trình khử, kim loại bị ăn mòn.
Bài 16. Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào dưới đây có hiện tượng sắt bị ăn
mòn điện hóa ?
A. Tôn (sắt tráng kẽm).
B. Hợp kim Mg-Fe.
C. Hợp kim Al-Fe.
D. Sắt tây (sắt tráng thiếc).

Bài 17. Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm (có chứa khí CO2) xảy ra ăn
mòn điện hóa. Quá trình gì xảy ra ở cực dương ?
A. Quá trình khử Cu.
B. Quá trình khử Zn.
C. Quá trình khử ion H+.
D. Quá trình oxi hóa ion H+.

Bài 18. Cho một hợp kim Cu – Al vào H2SO4 loãng dư thấy hợp kim:
A. bị tan hoàn toàn.
B. không tan.
C. bị tan một phần do Al phản ứng.
D. bị tan một phần do Cu phản ứng.

Bài 19. Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm
như vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau
đây ?
A. Dùng hợp kim chống gỉ.
B. Phương pháp phủ.
C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D. Phương pháp điện hoá.

Bài 20. Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, phủ một lớp sơn, dầu mỡ , không có bùn đất bám
vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Như vậy là đã áp dụng phương
pháp chống ăn mòn nào sau đây ?
A. Cách li kim loại với môi trường.
B. Dùng phương pháp điện hoá.
C. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D. Dùng phương pháp phủ.

Bài 21. Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật
đó lớp Sn . Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây ?
A. Bảo vệ bề mặt.
B. Bảo vệ điện hoá.
C. Dùng chất kìm hãm.
D. Dùng hợp kim chống gỉ.
Bài 22. Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại ?
A. O2.
B. CO2.
C. H2O.
D. N2.

Bài 23. Quá trình sau không xảy ra sự ăn mòn điện hoá ?
A. Vật bằng Al - Cu để trong không khí ẩm.
B. Cho vật bằng Fe vào dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
C. Phần vỏ tàu bằng Fe nối với tấm Zn để trong nước biển.
D. Nung vật bằng Fe rồi nhúng vào H2O.

Bài 24. Có những pin điện hoá được ghép bởi các cặp oxi hoá-khử chuẩn sau:
(a) Ni2+/Ni và Zn2+/Zn. (b) Cu2+/Cu và Hg2+/Hg. (c) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb.
Điện cực dương của các pin điện hoá là:
A. Pb, Zn, Hg.
B. Ni, Hg, Pb.
C. Ni, Cu, Mg.
D. Mg, Zn, Hg.

Bài 25. Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn – Cu, nồng độ của các chất trong
dung dịch biến đổi như thế nào ?
A. Nồng độ của ion Cu2+ tăng dần và nồng độ của ion Zn2+ tăng dần.
B. Nồng độ của ion Cu2+ giảm dần và nồng độ của ion Zn2+ giảm dần.
C. Nồng độ của ion Cu2+ giảm dần và nồng độ của ion Zn2+ tăng dần.
D. Nồng độ của ion Cu2+ tăng dần và nồng độ của ion Zn2+ giảm dần.

Bài 26. Pin nhỏ dùng trong đồng hồ đeo tay là pin bạc oxit - kẽm.Phản ứng xảy ra trong pin
có thể viết như sau: Zn(r) + Ag2O(r) + H2O(l)→ 2Ag(r) + Zn(OH)2
Như vậy, trong pin bạc oxit - kẽm:
A. Kẽm bị oxi hoá và là anot.
B. Kẽm bị khử và là catot.
C. Bạc oxit bị khử và là anot.
D. Bạc oxit bị oxi hoá và là catot.

Bài 27. Trong pin điện hoá Zn-Cu, phản ứng xảy ra ở cực âm và cực dương lần lượt là:
A. Cu → Cu2+ + 2e và Zn2+ + 2e → Zn.
B. Zn2+ + 2e → Zn và Cu → Cu2+ + 2e.
C. Zn → Zn2+ + 2e và Cu2+ + 2e → Cu.
D. Cu2+ + 2e → Cu và Zn → Zn2+ + 2e.

Bài 28. Câu nhận định sai khi pin Zn - Ag hoạt động là:
A. giảm khối lượng cực Zn và tăng khối lượng cực Ag.
B. giảm nồng độ ion kẽm và tăng nồng độ ion bạc trong dung dịch.
C. phản ứng xảy ra khi pin hoạt động là ion bạc oxi hóa kẽm.
D. có sự di chuyển ion trong cầu muối vào các dung dịch.

Bài 29. Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu
nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng
A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.
B. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.
C. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.
D. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.

Bài 30. Khi gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, khẳng định nào sau đây
đúng:
A. Tinh thể Fe là cực dương, tại đây xảy ra quá trình khử.
B. Tinh thể C là cực dương, tại đây xảy ra quá trình khử.
C. Tinh thể Fe là cực âm, tại đây xảy ra quá trình khử.
D. Tinh thể C là cực âm, tại đây xảy ra quá trình khử

Bài 31. Nhúng bốn thanh sắt nguyên chất vào bốn dung dịch sau: Cu(NO3)2, FeCl3, CuSO4 +
H2SO4, Pb(NO3)2. Số trường hợp xuất hiện sự ăn mòn điện hoá là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 0

Bài 32. Trong pin điện hóa Zn – Cu, phản ứng hóa học:
A. Cu → Cu2+ + 2e xảy ra ở cực âm và Zn2+ + 2e → Zn xảy ra ở cực dương
B. Cu2+ + 2e → Cu xảy ra ở cực âm và Zn → Zn2+ + 2e xảy ra ở cực dương
C. Zn2+ + 2e → Zn xảy ra ở cực âm và Cu → Cu2+ + 2e xảy ra ở cực dương
D. Zn → Zn2+ + 2e xảy ra ở cực âm và Cu2+ + 2e → Cu xảy ra ở cực dương

Bài 33. Phát biểu nào sau đây sai?


A. Bản chất của sự điện phân là phản ứng oxi hóa–khử xảy ra trên bề mặt điện cực dưới tác
dụng của dòng điện.
B. Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép người ta gắn tấm Zn vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước
biển. Bản chất của việc làm này là sử dụng biện pháp ăn mòn điện hóa để chống ăn mòn kim
loại.
C. Bản chất của sự ăn mòn hóa học là phản ứng oxi hóa–khử xảy ra trong đó kim loại bị oxi
hóa có phát sinh ra dòng điện.
D. dd đất trồng trọt chua có màu vàng là do các hợp chất Fe (III) gây nên.

Bài 34. Để một vật làm bằng hợp kim Zn,Cu trong môi trường không khí ẩm( hơi nước có
hoà tan O2) xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá. Tại cực âm xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Quá trình khử Zn.
B. Quá trình oxi hoá Zn.
C. Quá trình khử O2.
D. Quá trình oxi hoá O2.

Bài 35. Khi pin điện hóa Zn-Ag phóng điện có cầu muối NH4Cl thì
A. ion di chuyển về điện cực Zn và ion Cl- di chuyển về điện cực Zn.
B. ion di chuyển về điện cực Zn và ion Cl- di chuyển về điện cực Ag.
C. ion di chuyển về điện cực Ag và ion Cl- di chuyển về điện cực Zn.
D. ion di chuyển về điện cực Ag và ion Cl- di chuyển về điện cực Ag.

Bài 36. Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 + AgNO3, FeCl2, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2.
Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh kim loại Fe, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 6

Bài 37. Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp
xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học

A. (1), (2) và (3).
B. (3) và (4).
C. (2), (3) và (4).
D. (2) và (3).

Bài 38. Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hoá học?
A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl
B. Cho kim loại Cu nguyên chất vào trong dung dịch HNO3 loãng
C. Thép cacbon để trong không khí ẩm
D. Đốt dây sắt nguyên chất trong khí O2

Bài 39. Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa giống và khác nhau như thế nào?
A. Giống là cả hai đều phản ứng với dung dịch chất điện li, khác là có và không có phát sinh
dòng điện.
B. Giống là cả hai đều là sự ăn mòn, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
C. Giống là cả hai đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hóa học mới là quá trình
oxi hóa khử.
D. Giống là cả hai đều là quá trình oxi hóa khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện.

Bài 40. (Đề NC)Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa ?
A. Lá sắt để trong không khí ẩm.
B. Sợi dây Pb nhúng trong dung dịch Sn(NO3)2.
C. Thanh đồng bạch nhúng trong dung dịch CuSO4.
D. Đốt cháy thanh hợp kim Sn-Pb trong khí quyển clo

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1:  Đáp án D
Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trực
tiếp đến các chất trong môi trường. Khi đó kim loại bị ăn mòn biến thành các hợp chất → A
đúng

Khi nồng độ chất ăn mòn càng lớn và nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng lớn → ăn
mòn xảy ra càng mạnh → B đúng

Ăn mòn hóa học xảy ra tại nơi tiếp xúc của chất ăn mòn và kim loại → ăn mòn xảy ra tại bề
mặt kim loại → C đúng

Đáp án D.

Câu 2: Đáp án A
Để duy trì được dòng điện trong quá trình hoạt động của pin điện hóa, người ta dùng cầu
muối. Vai trò của cầu muối là trung hòa điện tích của 2 dung dịch: các ion dương di chuyển
qua cầu muối đến cốc đựng dung dịch CuSO4 . Ngược lại , các ion âm di chuyển qua cầu
muối đến dung dịch ZnSO4

Đáp án A.

Câu 3: Đáp án C
Trong pin điện hóa Zn-Cu thì

Điện cực Zn bị oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e (sự mất electron xảy ra trên bề mặt lá Zn và lá Zn trở
thành nguồn electron nên đóng vai trò cực âm, các electron theo dây dẫn đến cực Cu). Do vậy
cực Zn bị ăn mòn

Trong cốc đựng dung dịch CuSO4, các ion Cu2+ di chuyển đến lá Cu, tại đây chúng bị khử
thành Cu kim loại bám trên cực đồng: Cu2+ + 2e → Cu. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch giảm
dần, khiến cho màu xanh trong dung dịch nhạt dần

Vậy xảy ra phản ứng Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Đáp án C.
Câu 4:   Đáp án B
Trong pin điện hóa Zn-Pb thì kim loại mạnh hơn(Zn) sẽ bị ăn mòn trước và đóng vai trò là
cực âm. Kim loại yếu hơn (Pb) đóng vai trò là cực dương

Trong cốc chứa dung dịch Pb2+ di chuyển đến lá Pb, tại đây chúng bị khử thành Pb kim loại
bám trên cực Pb: Pb2+ + 2e → Pb.

Đáp án B.

Câu 5: Đáp án A
Anot là nơi xảy ra quá trình oxi hóa ( sự oxi hóa)

Catot là nơi xảy ra quá trình khử (sự khử)

Đáp án A.

Câu 6: Đáp án B
Anot là nơi xảy ra quá trình oxi hóa ( sự oxi hóa)

Catot là nơi xảy ra quá trình khử (sự khử)

Đáp án B.

Câu 7:  Đáp án C
Trong pin điện hóa Zn-Cu thì kim loại mạnh Zn đóng vai trò là cực âm và bị oxi hóa, kim
loại yếu (Cu) đóng vai trò là cực dương

Đáp án C.

Câu 8:  Đáp án A
Trong pin điện hóa anot là cực âm nơi xảy ra quá trình oxi hóa, catot là cực dương là nơi xảy
ra quá trình khử.

Đáp án A.

Câu 9:  Đáp án B
Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử, các electron của kim loại được chuyển trực tiếp
đến các chất trong môi trường, không có xuất hiện dòng điện.

Ăn món điện hóa là quá trình oxi hóa khử, các electron của kim loại được chuyển trong dung
dịch chất điện ly .

Đáp án B.

Câu 10:   Đáp án D


Ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong
môi trường

Đáp án D.

Câu 11: Đáp án D


Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là

Các điện cực phải khác nhau về bản chất (hai kim loại khác nhau, hoặc một kim loại và một
phi kim)

Các điện cực phải được nhúng trong cùng một dung dịch điện li

Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn.

Đáp án D.

Câu 12: Đáp án D


Trong ăn mòn điện hóa thì điện cực phải có bản chất khác nhau có thể là cặp kim loại khác
nhau ( Zn-Cu), cặp kim loại- phi kim (Fe-C), cặp kim loại- hợp chất hóa học ( Hg-Hg2Cl2,
điện cực calomen)

Đáp án D.

Câu 13: Đáp án B


Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng thỏa mãn các điều
điện để xảy ra ăn mòn điện hóa

Có 2 điện cực khác nhau bản chất hóa học ( Cu-Fe),tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Nhúng trong cùng dung dịch chất điện ly,trong nước giếng chứa các ion Fe2+, As3+...

Đáp án B.

Câu 14: Đáp án C


Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được
nhúng trong dịch muối ăn → xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Khi đó xuât hiện dòng
electron chuyển dời từ cực âm (Al) sang đến cực dương (Zn).

Đáp án C.

Câu 15: Đáp án C


Trong pin điện hóa quy ước

+ Anot : cực âm nơi xảy ra quá trình oxi hóa, kim loại bị ăn mòn

+ Catot: cực dương nơi xảy ra quá trình khử, ion kim loại bị khử thành kim loại

Đáp án C.

Câu 16: Đáp án D


Trong pin điện hóa sắt bị ăn mòn trước nếu trong hai điện cực kim loại, sắt có tính khử mạnh
hơn kim loại còn lại

→ Trong không khí ẩm, sắt tây có hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa . Đáp án D.

Câu 17: Đáp án C


Trong không khí ẩm chứa các chất H2O, CO2, O2... tạo ra lớp dung dịch chất điện ly
(H2CO3...) phủ lên trên bề mặt hợp kim

Khi đó cở cực âm xảy ra sự oxi hóa Zn → Zn2+ + 2e

Cực dương xảy ra quá trình khử: 2H+ + 2e → H2 và O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Đáp án C.

Câu 18: Đáp án C


Cho một hợp kim Cu – Al vào H2SO4 loãng dư thì xảy ra phản ứng

2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Vậy kim loại bị tan một phần do Al phản ứng.

Đáp án C.
Câu 19:  Đáp án D
Trên cửa của các đập nước bằng thép ( là hợp kim của Fe và C) thường gắn thêm Zn mỏng
làm kim loại hi sinh để bảo vệ sắt. Vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe và có tốc độ ăn mòn chậm.

Tấm thép được bảo vệ bằng phương pháo điện hóa. Đáp án D.

Câu 20: Đáp án A


Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, phủ một lớp sơn dầum không có bùn đất bám vào → như
vậy kim loại được cách ly với dung dịch chất điện ly trong môi trường

Đáp án A.

Câu 21: Đáp án A


Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp
Sn để ngăn cản vật tiếp xúc với các chất điện ly trong môi trường → bảo vê bề mặt. Đáp án
A.

Chú ý khi tráng Sn lên bề mặt của sắt thì sắt vẫn là kim loại bị ăn mòn trước → không phải là
phương pháp bảo vệ điện hóa.

Câu 22:  Đáp án D


Trong phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững nên phân tử N2 rất trơ, khó bị cực hóa tạo dung
dịch chất điện ly → nên không gây ra sự ăn mòn kim loại

Đáp án D.

Câu 23: Đáp án D


Muốn xảy ra ăn mòn điện hóa thì phải thỏa mãn 3 điều kiện

Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi
kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

Nhận thấy khi nung vật bằng Fe rồi nhúng vào H2O, không thỏa mãn điều kiện có hai điện
cực. Ở đây chỉ xảy ră ăn mòn hóa học

Đáp án D.
Câu 24: Đáp án B
Hai điện cực làm pin điện hóa, thì điện cực nào có tính khử yêu hơn sẽ đóng vai trò làm cực
dương

Điện cực dương của các pin điện hoá là:Ni, Hg, Pb. Đáp án B.

Câu 25: Đáp án C


Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn – Cu thì

- Điện cực Zn bị oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e (sự mất electron xảy ra trên bề mặt lá Zn và lá Zn
trở thành nguồn electron nên đóng vai trò cực âm, các electron theo dây dẫn đến cực Cu). Do
vậy cực Zn bị ăn mòn

- Trong cốc đựng dung dịch CuSO4, các ion Cu2+ di chuyển đến lá Cu, tại đây chúng bị khử
thành Cu kim loại bám trên cực đồng: Cu2+ + 2e → Cu. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch giảm
dần, khiến cho màu xanh trong dung dịch nhạt dần

- Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Zn – Cu, nồng độ ion Zn2+ trong cốc đựng dung
dịch ZnSO4 tăng dần, nồng độ ion Cu2+ trong cốc kia giảm dần

Đáp án C.

Câu 26:  Đáp án A


Trong phản ứng : Zn(r) + Ag2O(r) + H2O(l)→ 2Ag(r) + Zn(OH)2

Thấy Zn tăng số oxi hóa- là chất khử ( bị oxi hóa), đóng vai trò là anot ( cực âm)

Thấy Ag2O giảm số oxi hóa - la chất oxi hóa ( bị khử) đóng vai tròn là catot ( cực dương)

Đáp án A.

Câu 27:  Đáp án C


Trong pin điện hóa thì cực âm (anot) là Zn xảy ra quá trình oxi hóa Zn→ Zn2+ + 2e

Cực dương ( catot) là Cu xảy ra quá trình khử Cu2+ + 2e → Cu

Đáp án C.

Câu 28:  Đáp án B


Khi pin Zn-Ag hoạt động thì Zn bị ăn mòn : Zn → Zn2+ + 2e nên khối lượng Zn giảm xuống ,
bên cực dương xảy ra quá trình khử: Ag++ 1e → Ag nên khối lượng cực Ag tăng lên.

Đáp án B.

Câu 29:  Đáp án A


Khi pin Zn-Cu hoạt động thì Zn bị ăn mòn : Zn → Zn2+ + 2e nên khối lượng Zn giảm xuống ,
bên cực dương xảy ra quá trình khử: Cu2++ 2e → Cu nên khối lượng cực Cu tăng lên.

Đáp án A.

Câu 30:  Đáp án B


Khi gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, thì tinh thể C là cực dương(catot);
xảy ra quá trình khử, tinh thể

Fe là cực âm (anot), xảy ra quá trình oxi hóa

Câu 31:  Đáp án C


Các trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:

Chọn C

Câu 32:  Đáp án D


Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn, nên ở catot(cực dương) xảy ra sự khử Cu2+
Cực âm(anot) xảy ra sự oxi hóa Zn
Đáp án D

Câu 33:  Đáp án C


Trong quá trình ăn mòn hóa học thì kim loại chuyển electron trực tiếp vào các chất trong môi
trường và không phát sinh dòng điện → C sai

Trong quá trình điện phân thì dưới tác dụng của dòng điện bên anot xảy ra quá trình nhường
electron, bên catot xảy ra quá trình nhận electronn → xảy ra phản ứng oxi hóa khử trên bề
mặt điện cực → A đúng

Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép người ta gắn tấm Zn vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước
biển. Zn có tỉnh khử mạnh hơn Fe và tốc độ ăn mòn chậm hơn → được dùng làm kim loại hi
sinh để bảo vệ sắt ( bảo vệ điện hóa).→ C đúng
Các hợp chất của Fe (III) thương có màu vàng → D đúng

Đáp án C.

Câu 34:  Đáp án B


Tại cực âm (anot) xảy ra quá trình oxi hóa, kim loại mạnh hơn (Zn) sẽ bị ăn mòn Zn→ Zn2+ +
2e

Đáp án B.

Câu 35:  Đáp án C


Trong cầu muối NH4Cl có tác dụng làm trung hòa điện tích của 2 dung dịch: các ion dương
NH4+, Zn2+ di chuyển qua cầu muối đến cốc chứa điện cực Ag. Ngược lại , các ion âm Cl- di
chuyển qua cầu muối đến côc chứa điện cực Zn.

Đáp án C.

Câu 36:  Đáp án B


Nhận thấy khi nhúng thanh Fe + FeCl2, Fe + HCl, Fe + ZnCl2 thì không thỏa mãn có 2 điện
cực không xảy ra ăn mòn điện hóa

Vậy khi nhúng thanh sắt vào các dung dịch Fe2(SO4)3 + AgNO3, CuCl2,CuCl2 + HCl thỏa mãn
đk xảy ra ăn mòn điện hóa.

Đáp án B.

Câu 37:  Đáp án D


Trong hai kim loại làm điện cực thì kim loại nào có tính khử mạnh hơn kim loại đó bị ăn mòn
trước

→ Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn
điện hóa học là : (2) và (3).

Đáp án D.

Câu 38:  Đáp án C


Nhận thấy các trường hợp A, B, D đều không thỏa mãn điều kiện có 2 điện cực → xảy ra ăn
mòn hóa học
Đáp án C.

Câu 39:  Đáp án D


Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa đều là quá trình oxi hóa khử phá hủy kim
loại thành hợp chất

Trong ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện, ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điên. Đáp
án D.

Câu 40:  Đáp án C


A sai vì lá sắt nguyên chất nên không có ăn mòn điện hóa

B sai vì Pb có tính khử yếu hơn Sn, nên không xảy ra phản ứng

C đúng vì đồng bạch là hợp kim Cu-Ni, Ni có tính khử mạnh hơn Cu, đặt trong môi trường
điện li

D sai, vì trong môi trường clo, không có dung dịch chất điện li

Chọn C

Ăn mòn và bảo vệ kim loại (Đề 1) - Nâng cao


Bài 1. Tôn là sắt tráng kẽm. Trong sự gỉ sét của tấm tôn khi để ngoài không khí ẩm thì
A. Sắt là cực dương, kẽm là cực âm.
B. Sắt là cực âm, kẽm là cực dương.
C. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá.
D. Sắt bị oxi hoá, kẽm bị khử.

Bài 2. Có hai mẫu kim loại có cùng khối lượng: mẫu X chỉ chứa Zn nguyên chất, mẫu Y là
hợp kim của Zn và Fe. Cho hai mẫu kim loại này vào hai cốc chứa dung dịch HCl dư có
cùng thể tích và nồng độ. Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Mẫu X cho khí H2 thoát ra nhanh hơn và khi phản ứng hoàn toàn thu được nhiều khí H2
hơn.
B. Mẫu Y cho khí H2 thoát ra nhanh hơn và khi phản ứng hoàn toàn thu được nhiều khí H2
hơn.
C. Mẫu X cho khí H2 thoát ra nhanh hơn nhưng khi phản ứng hoàn toàn mẫu Y thu được
nhiều khí H2 hơn.
D. Mẫu Y cho khí H2 thoát ra nhanh hơn nhưng khi phản ứng hoàn toàn mẫu X thu được
nhiều khí H2 hơn.
Bài 3. Trường hợp nào sau đây chỉ xảy ra quá trình ăn mòn hóa học ?
A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm
B. Ngâm lá kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt CuSO4
C. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH, Cl2 tiếp xúc với Cl2
D. Tôn lợp nhà bị xây xát, tiếp xúc với không khí ẩm

Bài 4. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch HCl có lẫn CuCl2 thấy xuất hiện ăn mòn
điện hoá. Điều nào sau đây là không đúng với quá trình ăn mòn điện hoá ở trên ?
A. Ở điện cực Cu xảy ra sự oxi hoá
B. Fe đóng vai trò anot, Cu đóng vai trò catot
C. Fe đóng vai trò cực âm, Cu đóng vai trò cực dương
D. Bọt khí H2 thoát ra ở điện cực Cu

Bài 5. Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch 1
thanh Ni. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2

Bài 6. Tiến hành các thí nghiệm sau:


- TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
- TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch
CuSO4.
- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 .
- TN 4: Để miếng gang (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm một thời gian.
- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2

Bài 7. (Đề NC) Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
(7) Nối một dây Mg với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm
Trong các thí nghiệm trên thì số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5

Bài 8. Tiến hành các thí nghiệm sau:


(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm
(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4

Bài 9. Cho các thí nghiệm sau:


(1) Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch HCl.
(3) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm
(4) Cho một ít mạt sắt vào dung dịch HCl có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
(5) Sợi dây phơi đồ có chỗ nối là Cu-Fe để lâu ngày ngoài trời.
Số thí nghiệm trong đó Fe bị ăn mòn điện hoá là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.

Bài 10. Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Tôn tráng kẽm bị xây sát đến lỗi sắt bên trong để ngoài không khí ẩm.
(2) Đốt dây sắt trong oxi khô.
(3) Cho bột sắt vào dung dịch sắt (III) clorua.
(4) Cho bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4

Bài 11. Cho các thí nghiệm sau:


- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng.
- Thí nghiệm 5: Nhúng thanh Cu dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng/ bão hòa oxi.
- Thí nghiêm 6: Đốt thanh sắt trong oxi ở nhiệt độ cao.
- Thí nghiệm 7: Vật bằng gang để trong môi trường không khí ẩm.
Số trường hợp chỉ xuất hiện hiện tượng ăn mòn hóa học là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 7.

Bài 12. Trường hợp nào sau đây xảy ra nhiều trường hợp ăn mòn điện hóa nhất ?
A. Nhúng thanh Zn lần lượt vào các dung dịch: AgNO3, CrCl3, CuCl2, NaCl, MgCl2,
Al2(SO4)3, HCl + CuCl2, HNO3.
B. Nhúng thanh Fe lần lượt vào các dung dịch: AgNO3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, HNO3, HCl,
Al(NO3)3, CuSO4 + HCl.
C. Nhúng thanh Zn lần lượt vào các dung dịch: AgNO3, CuSO4 + H2SO4, CuCl2, NaCl,
MgCl2, Al2(SO4)3, HCl, HNO3.
D. Nhúng thanh Fe lần lượt vào các dung dịch: AgNO3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, HNO3, HCl,
Pb(NO3)2, CuSO4 + HCl.

Bài 13. Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau:

Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất?
A. Cốc 2
B. Cốc 1
C. Cốc 3
D. Tốc độ ăn mòn như nhau

Bài 14. Hình ảnh mô tả quá trình ăn mòn điện hóa:


Nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Thanh Zn đóng vai trò là anot, xảy ra quá trình oxi hóa.
B. Thanh Cu đóng vai trò là catot, xảy ra quá trình oxi hóa.
C. Thanh Zn đóng vai trò là catot, xảy ra quá trình quá khử.
D. Thanh Cu đóng vai trò là anot, xảy ra quá trình khử.

Bài 15. Khẳng định nào đúng trong số các khẳng định sau đây ?
A. Khi sử dụng phương pháp bảo vệ điện hóa để chống ăn mòn kim loại ta dùng một kim
loại làm vật hi sinh là kim loại yếu hơn kim loại cần được bảo vệ.
B. Hợp kim không bị ăn mòn là: Fe-Cr-Mn (thép siêu cứng).
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các nguyên tố kim loại kiềm thổ biến đổi tuần tự do
các nguyên tố này đều có cấu trúc mạng tinh thể giống nhau.
D. Để làm mềm nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần ta có thể
dùng Na2CO3 và Na3PO4.

Bài 16. Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Nối một thanh Mg với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch NiSO4.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.
(4) Thả một viên Fe vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Bài 17. Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
B. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
D. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.

Bài 18. Phát biểu nào dưới đây không đúng?


A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.

Bài 19. Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

Bài 20. Tiến hành các thí nghiệm sau:


(1) Cho lá hợp kim Fe - Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng.
(4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.
(5) Cho inox (hợp kim Fe-Cr-Ni-C) vào dung dịch HCl đặc nóng.
(6) Đốt hợp kim đồng bạch (Cu-Ni) trong không khí.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1:  Đáp án A
Khi xảy ra ăn mòn điện hóa, chất nào tính khử cao hơn làm anot (cực âm), chất nào tính khử
kém hơn làm cực dương (catot)

-> Kẽm là cực âm, sắt là cực dương, kẽm bị oxh, nước bị khử -> A

Câu 2: Đáp án B
Trước hết, ta phải khẳng định là mẫu Y tạo ra khí H2 nhanh hơn mẫu X. Do ở mẫu Y không
chỉ có axit hòa tan kim loại, mà còn xảy ra đồng thời quá trình điện hóa, nên lượng H2 sinh ra
chắc chắn sẽ nhanh hơn.
Do 2 mẫu có cùng khối lượng, mà phân tử khối Fe nhỏ hơn phân tử khối của Zn nên tổng số
mol các chất trong mẫu Y sẽ lớn hơn tổng số mol trong mẫu X. Dẫn đến số mol H2 thu được
ở mẫu y nhiều hơn ở mẫu X.
=> Đáp án B

Câu 3: Đáp án C
Đáp án A là ăn mòn điện hóa học vì 2 điện cực là Fe là C tiếp xúc trực tiếp với dung dịch
chất điện li là không khí ẩm.
Đáp án B là ăn mòn điện hóa học. 2 điện cực là Zn và Cu (tạo thành do phản ứng của Zn với
CuSO4), chất điện li là H2SO4.
Đáp án D là ăn mòn điện hóa học. Sắt và kim loại mạ ngoài của tôn là 2 điện cực. Không khí
ẩm là chất điện li.
Đáp án C là ăn mòn hóa học. Có Fe và C là 2 điện cực nhưng khí Clo không phải là chất điện
li.
=> Đáp án C

Câu 4:   Đáp án A
Dễ thấy, ở 2 điện cực có 2 kim loại là Cu và Fe, nên 1 trong 2 đáp án A hoặc B sai.
Fe có tính khử mạnh hơn nên Fe là cực âm còn Cu là cực dương.
Cực âm xảy ra sự oxi hóa còn cực dương xảy ra sự khử.
=> Đáp án A

Câu 5: Đáp án D
CuSO4: xảy ra ăn mòn điện hóa: 2 điện cực là Ni và Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4.
ZnCl2: không xảy ra, do không có 2 điện cực.
FeCl3: không xảy ra, do không có 2 điện cực (Fe3+ + Ni =Fe2+ + Ni2+)
AgNO3: xảy ra ăn mòn điện hóa: 2 điện cực là Ni và Ag, dung dịch chất điện li là AgNO3.
=> Đáp án D

Câu 6: Đáp án A
TN1: không xảy ra do không có đủ 2 điện cực
TN2: xảy ra, 2 điện cực là Fe và Cu, chất điện li là H2SO4
TN3: không xảy ra do không có 2 điện cực
TN4: xảy ra, 2 điện cực là C và Fe, chất điện li là không khí ẩm
TN5: xảy ra, 2 điện cực là Zn và Cu, chất điện li là CuSO4
=> Đáp án A

Câu 7:  Đáp án C
chú ý đề hỏi số thí nghiệm sắt bị ăn mòn điện hóa:

(1): sắt chỉ bị ăn mòn hóa học. NN: thiếu một chất khác làm điện cực.

(2), (4), (6) thỏa mãn sắt bị ăn mòn điện hóa.

(3) sai tương tự (1). (5) thiếu cả điện cực cả dung môi dẫn điện.

(7) sai vì Mg sẽ bị ăn mòn điện hóa chứ không phải Fe.

Tóm lại chỉ có 3 đáp án đúng. Chọn C.


Câu 8:  Đáp án B
(3):2 Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ,2 NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

(5)Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

(6) Mg + 2FeCl3 dư → MgCl2 + 2FeCl2

(3), (5), (6) Không thỏa mãn có 2 điện cực → không xảy ra ăn mòn điện hóa

Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa. Đáp án B.

Câu 9:  Đáp án A
(1) không tồn tại 2 điện cực không thỏa mãn điều kiện ăn mòn điện hóa

(2) thì 2 Zn bị ăn mòn

Đáp án A.

Câu 10:   Đáp án A


(2) Không thỏa mãn điều kiện chứa dung dịch chất điện ly

(3) không thỏa mãn điều kiện có 2 điện cực

Vậy (2), (3) không xảy ra ăn mòn điện hóa.

Đáp án A.

Câu 11: Đáp án A


Chú ý câu hỏi số trường hợp xảy ra ăn mòn hóa học

Thí nghiệm 1,2,4,7 thỏa mãn điều kiện ăn mòn điện hóa

Vậy chỉ có thí nghiệm 3, 5, 6 chỉ xảy ra ăn mòn hóa học. Đáp án A

Câu 12: Đáp án D


Chú ý ở A thì Zn chỉ khử Cr3+ về Cr2+ nên không xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

Câu 13: Đáp án A


Ở cốc 2 hình thành pin điện hóa Fe-Cu. Trong đó Fe có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò
là cực âm và bị ăn mòn.

Ở cốc 3 hình thành pin điện hóa Zn-Fe. Trong đó, Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò
là cực âm và bị ăn mòn.

→ Chọn A.

Câu 14: Đáp án A


Trong ăn mòn điện hóa cực dương là catot (Cu) tại đây xảy ra quá trình khử → B , Dsai

Trong ăn mòn điện hóa cực âm là anot (Zn) tại đây xảy ra quá trình oxi hóa → C sai

Đáp án A.

Câu 15: Đáp án D


Đáp án A sai vì khi sử dụng phương pháp bảo vệ điện hóa để chống ăn mòn kim loại ta dùng
một kim loại mạnh hơn kim loại cần được bảo vệ.

Đáp án B sai vì hợp kim không bị ăn mòn là Fe-Cr-Ni (thép inox)

Đáp án C sai vì các nguyên tố kim loại kiềm thổ có cấu trúc mạng tinh thể không hoàn toàn
giống nhau; nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chúng biển đổi tuần tự do các nguyên tố này
lớp ngoài cùng của nguyên tử đều có 2e ở phân lớp ns2.

→ Chọn D.

Câu 16: Đáp án A


Chú ý câu hỏi số thí nghiệm sắt bị ăn mòn điện hóa

Thí nghiệm 1 xảy ra ăn mòn điện hóa nhưng Mg bị ăn mòn còn sắt không bị ăn mòn → (1)
loại

(2) Fe + NiSO4 → FeSO4 + Ni . Thỏa mãn 3 điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa, Fe có tính khử
mạnh hơn Ni nên Fe bị ăn mòn

(3) Không tồn tại 2 cực không thỏa mãn điều kiện ăn mòn điện hóa → (3) loại

(4) Không tồn tại 2 cực không thỏa mãn điều kiện ăn mòn điện hóa → (4) loại

(5) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Thỏa mãn 3 điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa, Fe có tính
khử mạnh hơn Cu nên Fe bị ăn mòn

Đáp án A.

Câu 17: Đáp án C


Trong hợp kim Fe-Zn thì Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm (anot)

Ở cực âm (anot) diễn ra quá trình oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e

→ Chọn C.

Câu 18: Đáp án D


Đáp án D sai vì Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại phản ứng trực
tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường (các electron của kim loại được chuyển trực tiếp
đến các chất trong môi trường) và không có xuất hiện dòng điện.

Câu 19:  Đáp án C


Có 1 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là (a)

(b), (d) là ăn mòn hóa học.

Lưu ý: (c) là ăn mòn hóa học vì Cu không đẩy được Fe ra khỏi Fe(NO3)2 dẫn đến Cu bị tan
hết trong HNO3 và không hình thành điện cực.

→ Chọn C.

Câu 20: Đáp án A


Ăn mòn hóa hoc là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển
trực tiếp đến các chất trong môi trường

Như vậy cả 6 thí nghiệm đều xảy ra ăn mòn hóa học

Chú ý ở thí nghiệm (1) , (5) xảy ra đồng thời cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học. ( Ăn
mòn hóa học trong phản ứng Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 và Fe + 2HCl → FeCl2 + H2)

Đáp án A.

You might also like