Word

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

KINH TẾ CHÍNH TRỊ- THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

I, KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN, VÀ NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH TRONG


NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
- Độc quyền:
+ Theo nghiên cứu của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác dự báo rằng: “tự
do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển
tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.
+ Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền,
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
+ Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có thể được hình thành một cách tự
nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra một tổ chức độc
quyền
Nguyên nhân hình thành độc quyền: Từ cuối TK XIX đầu TK XX, trong nền kinh tế
thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyên. Độc quyền
được hình thành do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:
-Do sự phát triển của lực lượng sản xuất: Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng
dần theo qui mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không
hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi
mở rộng sản xuất, biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường
của những hãng mới.
-Do cạnh tranh: Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả,
có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả
hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.Trong
trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bịmột doanh nghiệp duy
nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên
thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền
-Do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng: Cuộc khủng hoảng kinh tế
1873 trong toàn thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ; các
doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Sự phát
triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung
sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ
chức độc quyền.
TÓM TẮT NỘI DUNG

1, Nguyên nhân:
+ Sự cạnh tranh tự do
+ Sự phát triển của LLSX và CMCN cuối TK 19, đầu TK 20
+ Khủng hoảng kinh tế cuối TK 19, đầu TK 20 => Tập trung sản xuất => Sự độc quyền
2, Khái niệm độc quyền
- Sự tập trung nắm giữ phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một (hoặc một số) loại hàng
hóa vào một liên minh các doanh nghiệp lớn
- Từ đó, liên minh có thể định ra giá cả độc quyền, để thu lợi nhuận độc quyền cao.
 Giá cả độc quyền
+ Khi mua các yếu tố đầu vào: áp đặt giá thấp
+ Khi bán hàng hóa cho KH: áp đặt giá cao
 Lợi nhuận độc quyền
+ Là lợi nhuận siêu ngạch, cao hơn lợi nhuận bình quân P
+ Hình thành do chiếm đoạt 3 thành phần:
Người lao động làm thuê + Nhà cung cấp + Khách hàng
3, Tác dụng của độc quyền
• Tác dụng tích cực: Độc quyền tạo ra sự tập trung nguồn lực. Từ đó dẫn đến:
- Thúc đẩy nền sản xuất lớn
- Thúc đẩy đầu tư tập trung và có chiều sâu vào khoa học công nghệ
- Nâng cao sức mạnh thị trường, năng suất lao động

• Tác dụng tiêu cực: Độc quyền tạo ra sự lũng đoạn thị trường. Từ đó dẫn đến:
- Phá vỡ môi trường cạnh tranh
- Hạn chế khả năng sáng tạo bên ngoài
- Chi phối nền kinh tế xã hội, gia tăng phân hóa xã hội
II, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA COCA COLA
Lịch sử ra đời của COCA COLA

Coca-Cola là 1 thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng nhất thế giới. Ngày nay tên
nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở
Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới. Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của Coca
Cola là một chuỗi những bước phát triển thăng trầm.
- Tháng 8 năm 1886, một dược sỹ ở Colcembus, Atlant, tên là Johns Pemberton đã phát
mình ra công thức nước siro Coca Cola.
Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và
mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen
như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu
và tăng sảng khoái.
Lúc đầu, Coca Cola được bán ở hiệu dược phẩm Jacob’s của Willeveneble ở Atlant.
Trong năm đầu, mỗi ngày bán được 9 cốc Coca Cola với tổng số tiền bán được là 50
đôla. Ngày nay, các sản phẩm của Coca Cola được tiêu thụ hàng tỷ cốc một ngày
-Năm 1891, Asa Griggs Candler - chủ tịch đầu tiên của công ty nước giải khát Coca Cola,
đã mua lại công thức và quyền sở hữu Coca Cola.

- Năm 1892, hình thành nên nhà máy Coca Cola


- Năm 1893, nhãn hiệu nước ngọt Coca Cola được đăng kí bản quyền tại Mỹ.
- Năm 1897, Coca Cola lần đầu tiên được giới thiệu ở một số thành phố của Canada và
Honolulu
- Ngày 31/01/1899, Coca Cola đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai, sản
xuất và phân phối Coca Cola gần như là ở tất cả mọi nơi trên nước Mỹ.
Coca Cola đã được thành lập hơn 100 năm qua, đã có mặt trên 200 quốc gia trong đó có
Việt Nam với khẩu hiệu “Công ty Coca Cola tồn tại để đem lại lợi ích và sự sảng khoái
cho tất cả mọi người”
Và đến nay công ty Coca Cola đã có những bước phát triển như sau:

2.1 Những năm đầu tiên


- Tháng 5 năm 1886, một dược sĩ người Atlanta đồng thời là bác sĩ nhãn khoa John
Pemberton đã phát minh ra Coca Cola. Pemberton đã pha chế siro cho Coca Cola,
được kiểm tra tại Jacob's Pharmacy ở khu vực lân cận và được đưa vào tiêu thụ.
Vì công thức của siro yêu cầu chiết xuất từ lá coca và chiết xuất caffeine từ hạt kola, nên
cái tên Coca-Cola được Frank M.Robinson, kế toán trưởng của Pemberton đặt tên bắt đầu
từ nguồn gốc đó nhưng đã thay chữ “K” bằng chữ “C” có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.
- Ngày 8 tháng 5 năm 1886, Công ty Coca Cola đã bán loại nước ngọt đầu tiên của
mình cho công chúng, tổng doanh thu là khoảng 50 đô la. Rõ ràng, năm hoạt động đầu
tiên của Coke không thành công khi so với doanh thu, Pemberton chi hơn 70 đô la để sản
xuất đồ uống này, dẫn đến thua lỗ.

2.2 Lịch sử Coca Cola đầu năm 1900


Quảng cáo là một phần không thể thiếu đối với sự thành công của Coca Cola. Những nỗ
lực quảng bá và tiếp thị của Coca Cola đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu khách
hàng. Vì vậy, doanh nhân Joseph Biedenharn ở Mississippi bắt đầu đóng chai đồ uống,
khiến nó dễ vận chuyển hơn.
- Đến năm 1895, Candler đã thiết lập các nhà máy sản xuất Coca ở nhiều thành phố,
bao gồm Los Angeles, Chicago và Dallas, để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng.

- Năm 1899, Candler đã bán quyền độc nhất đóng chai Coke cho hai luật sư –
Joseph Whitehead và Benjamin Thomas.

- Năm 1916, Coca Cola bắt đầu sản xuất chai có đường viền, cho phép công ty phân
biệt giữa sản phẩm của mình và hàng giả.

- Năm 1919, Ernest Woodruff dẫn đầu một loạt nhà đầu tư mua lại Coca Cola.
- Năm 1923, Robert, con trai của Woodruff được bổ nhiệm làm chủ tịch công ty.
- Đến năm 1928, Coke là một trong những nhà tài trợ cho Thế vận hội, giúp công ty tiếp
cận nhiều khách hàng hơn trên toàn thế giới và tạo ra một truyền thống vẫn tồn tại cho
đến ngày nay.

- Năm 1941, Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai, và điều này khiến nhu cầu về
Coke của những người lính Mỹ đóng quân ở nước ngoài tăng lên rất nhiều. Sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, người tiêu dùng nước ngoài của Coke yêu cầu nhiều lựa
chọn hơn khi mua đồ uống này.Công ty cũng bắt đầu sản xuất chai lớn hơn vào năm 1955
và cuối cùng là bình kim loại vào năm 1960.

- Năm 1977, Coca Cola bắt đầu sản xuất chai nhựa hai lít đầu tiên của họ.
Nỗ lực quảng cáo: Công ty luôn coi quảng cáo là một trong những ưu tiên hàng đầu của
mình. Trong suốt giai đoạn lịch sử Coca Cola, các khẩu hiệu và bài hát nổi tiếng đã tạo
nên hình ảnh của Coke như một thức uống thú vị và sảng khoái.
- Năm 1971, Coca Cola phát hành quảng cáo nổi tiếng “Tôi muốn mua cho thế giới
một cốc coca”.
- Diet Coke: Coca Cola đã giới thiệu Diet Coke vào năm 1982. Diet Coke cực kỳ phổ
biến và trong một vài năm, sản phẩm này đã trở thành thức uống giải khát có hàm lượng
calo thấp được yêu cầu nhiều nhất trên thế giới. Sau thành công của Diet Coke, Goizueta
bắt tay vào sứ mệnh cải tiến lại Coke và tạo ra một hương vị mới.
Hương vị mới: Năm 1985, Coca Cola đã thay đổi công thức lần đầu tiên và tung ra
loại nước mới sau gần 100 năm. Nhưng khách hàng yêu cầu Coca Cola hoàn nguyên về
công thức ban đầu tức là Coca Cola Classic. Cuối cùng, New Coke đã phải ngừng hoạt
động vào năm 2002 sau khi doanh số bán hàng quá thấp.

2.3 Coca Cola hiện nay


Ngày nay, logo Coca Cola là 1 thương hiệu được nhận diện trên toàn cầu, chỉ đứng
sau Nike. Đặc biệt, sản phẩm của Coca-Cola được bán tại 200 quốc gia trên thế giới,
hầu nhưng không có ai là không biết đến. Theo thống kê, cứ mỗi giây lại có tới 11.200
người trên khắp thế giới đang uống thứ nước giải khát màu nâu này. Coca-Cola chiếm
3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn hiệu nước
giải khát không cồn nổi tiếng, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu.

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Coca-Cola đã đặt nền móng để trở thành một công ty
nước giải khát toàn diện và không ngừng theo đuổi sứ mệnh “Đổi mới thế giới”. Tập
đoàn này đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống
khác nhau, ban đầu là nước có gas, sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao,
nước suối, trà và một số loại khác.

*LÝ GIẢI VÌ SAO COCA COLA LÀ CÔNG TY ĐỘC QUYỀN

Coca-Cola là một thương hiệu lâu đời và được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ
(Intellectual Property Rights). Công ty có quyền kiểm soát việc sử dụng tên, hình
ảnh và các sản phẩm của họ. Coca-Cola đã đăng ký bảo hộ thương hiệu trên toàn
thế giới và sở hữu nhiều bằng sáng chế và giấy phép trên các sản phẩm của họ. Do
đó, quyền tác giả của Coca-Cola được chính thức công nhận và được bảo vệ bởi
luật pháp. Dưới đây là một số số liệu và thông tin liên quan đến quyền sáng chế và
quyền tác giả của Coca-Cola:
+ Coca-Cola đã đăng ký hơn 5000 bằng sáng chế cho các sản phẩm của
mình trên toàn thế giới. Các bằng sáng chế của Coca-Cola bao gồm các phương
pháp sản xuất, công nghệ đóng chai và lưu trữ, thiết kế bao bì và nhãn hiệu.
+ Coca-Cola cũng được bảo vệ bởi các quyền tác giả cho các biểu tượng,
hình ảnh và logo của mình. Quyền tác giả của Coca-Cola bao gồm quyền đăng ký
thương hiệu, quyền sở hữu bản quyền và quyền sử dụng nhãn hiệu và logo của
công ty.
Theo Euromonitor thì top 10 thương hiệu đồ uống được ưa chuộng hiện nay là
Coca Cola, Pepsi, Sprite, Fanta, Diet Coke, Coca -Cola Zero Sugar, Mountain
Dew, 7Up, Mirinda và Diet Pepsi. Năm trong số 10 thương hiệu trên được Coca
cola nắm giữ, chiếm 40% thị phần, và 20% là do đối thủ Pepsi nắm giữ.

Công ty này đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ, quảng cáo và phân phối đến khách
hàng với việc triển khai các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất tiên tiến
như SAP và MES. Ngoài ra, Coca Cola cũng đã sử dụng các công nghệ mới như trí
tuệ nhân tạo và blockchain để tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chuỗi cung
ứng.

Về chiến lược quảng cáo và marketing, Coca Cola đã đầu tư rất nhiều vào các
chiến dịch quảng cáo và sự kiện trên toàn thế giới. Theo thống kê của Kantar
Media, Coca Cola đã chi hơn 4 tỷ USD cho quảng cáo trong năm 2020. Công ty
này cũng đã tạo ra nhiều chiến dịch quảng cáo độc đáo và ấn tượng như "Share a
Coke" và "Taste the Feeling" để tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút
khách hàng.

Coca-cola là gương mặt duy nhất trong làng thực phẩm lọt top 10 thương hiệu với
giá trị khoảng 57.535 tỷ USD năm 2022

- Coca-Cola đã trở thành thương hiệu đồ uống có nhiều người tiêu dùng nhất trên
thế giới, với hơn 1,9 tỷ ly Coca-Cola được tiêu thụ mỗi ngày trên toàn cầu.
- Coca-Cola đã trở thành thương hiệu có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên toàn thế giới.
- Hệ thống sản xuất của Coca-cola gồm hơn 1000 nhà máy sản xuất trên toàn bộ
thế giới với năng lực sản xuất ngày càng lớn lên đến 190 triệu thùng đồ uống
Các đối tác độc quyền gồm hơn 250 nhà máy sản xuất và phân phối trên toàn thế
giới 

III, VỊ THẾ CỦA COCA COLA HIỆN NÀY VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI:

1, Vị thế của công ty coca cola trên thế giới

Công ty Coca-Cola là một trong những tập đoàn đồ uống lớn nhất và có thương hiệu
mạnh mẽ trên toàn cầu. Vị thế của Coca-Cola trên thế giới hiện nay có thể được mô tả
như sau:
- Thương hiệu mạnh mẽ: Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng và được biết đến rộng
rãi trên toàn thế giới, với một số sản phẩm nổi tiếng như Coca-Cola, Sprite, Fanta và
Dasani. Thương hiệu của Coca-Cola đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ và trở thành
một biểu tượng văn hóa toàn cầu.

- Mặt hàng đa dạng: Ngoài các loại nước ngọt, Coca-Cola còn sản xuất và bán các sản
phẩm khác như nước đóng chai, trà và cà phê đóng hộp, và các sản phẩm sức khỏe và
dinh dưỡng.

- Tầm ảnh hưởng toàn cầu: Coca-Cola có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với
tên gọi và biểu tượng trên phông nền đỏ, chữ trắng, có thể dễ dàng nhận ra giúp khách
hàng nhận diện thương hiệu. Công ty này có khả năng tạo ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế và văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo Euromonitor, thị phần dựa trên
sản lượng hiện tại của Coca cola là 44.3% trong thị thường 314 tỷ USD, nhờ vào các
thương hiệu đồ uống được ưa chuộng do Coca cola nắm giữ.

- Công ty đa quốc gia: Coca-Cola có chi nhánh và nhà máy sản xuất trên toàn thế giới, và
hoạt động như một công ty đa quốc gia. Mạng lưới phân phối chính là một trong những
thế mạnh của Coca cola, giúp công ty có thể quản lý được sự hiện diện của mình trên
toàn cầu. Chỉ riêng năm 2019, toàn hệ thống Coca cola đã bán được hơn 30,3 tỷ hộp đơn
vị sản phẩm và tính bình quân thì hơn 2 tỷ đơn vị sản phẩm Coca cola được tiêu dùng
hàng ngày. Điều này cho phép công ty tận dụng các cơ hội thị trường và đối tác toàn cầu,
đồng thời giảm thiểu các rủi ro kinh doanh.

- Đóng góp cho nền kinh tế và xã hội: Coca-Cola là một trong những nhà tài trợ lớn cho
các sự kiện thể thao, giải trí và các hoạt động xã hội khác trên toàn thế giới. Công ty này
cũng có những chương trình đóng góp cho cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động liên quan
đến giáo dục và bảo vệ môi trường.

2, Sự ảnh hưởng của công ty coca cola đến nền kinh tế thế giới

-Tạo ra việc làm: Coca-Cola tạo ra hàng triệu công việc trên toàn cầu thông qua các hoạt
động sản xuất, quảng cáo và phân phối của mình. Coca-Cola thường đầu tư vào các thị
trường mới, tạo ra cơ hội kinh doanh và đóng góp vào nền kinh tế các quốc gia đó. Đây
cũng là cách mà công ty đóng góp vào việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên toàn
thế giới.

-Tạo ra giá trị thương mại: Coca-Cola là một thương hiệu mạnh và được biết đến rộng rãi
trên toàn thế giới, điều này đóng góp vào việc tạo ra giá trị thương mại lớn và làm tăng sự
đa dạng trong nền kinh tế thế giới. Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-cola
vẫn luôn phản chiếu những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay
chưa từng thấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến
những cơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ La- Tinh, nơi những nền kinh tế đang hồi
phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-cola luôn thể hiện sự lôi
cuốn tuyệt vời.

- Đóng góp cho ngân sách quảng cáo: Coca-Cola là một trong những nhà quảng cáo lớn
nhất trên toàn thế giới và chi tiêu hàng tỷ đô la mỗi năm để quảng cáo sản phẩm của mình
(năm 2019, Coca-cola đã chi 3.3 tỷ USD cho quảng cáo, tăng 1% so với năm 2018). Việc
này tạo ra một ngành công nghiệp quảng cáo phát triển và tăng cường sự cạnh tranh giữa
các công ty trong ngành.

- Làm tăng sự cạnh tranh: Coca-Cola cạnh tranh với các đối thủ lớn trong ngành đồ uống,
tạo ra sự cạnh tranh và khuyến khích các công ty khác phải cải tiến sản phẩm của mình để
cạnh tranh hiệu quả. Theo Euromonitor thì top 10 thương hiệu đồ uống được ưa chuộng
hiện nay là Coca Cola, Pepsi, Sprite, Fanta, Diet Coke, Coca -Cola Zero Sugar, Mountain
Dew, 7Up, Mirinda và Diet Pepsi. Năm trong số 10 thương hiệu trên được Coca cola nắm
giữ, chiếm 40% thị phần, và 20% là do đối thủ Pepsi nắm giữ.

- Hoạt động đa quốc gia: Công ty sở hữu, phân phối và bán hơn 500 nhãn hiệu đồ uống
không cồn khác nhau tại hơn 200 quốc gia trong đó có 5 vùng là Bắc Mỹ, Mỹ Latinh,
Châu Âu, Trung Đông, Châu Á, Châu Phi. Coca-Cola có mặt ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới, tạo ra một mạng lưới kinh doanh toàn cầu và tăng cường sự kết nối giữa các
quốc gia và nền kinh tế.
- Đóng góp cho cộng đồng: Coca-Cola có nhiều chương trình đóng góp cho cộng đồng,
đặc biệt là các hoạt động liên quan đến giáo dục và bảo vệ môi trường. Việc này tạo ra lợi
ích cho xã hội và cộng đồng, đóng góp cho nền kinh tế của một số quốc gia.

3, Ảnh hưởng của sự tồn tại công ty COCA COLA


3.1 Ảnh hưởng tích cực
Công ty Coca-Cola là một trong những công ty lớn và thành công nhất trên thế giới trong
lĩnh vực đồ uống. Sự tồn tại của công ty đã đem đến tác động tích cực đến nền kinh tế và
xã hội:
- Tạo việc làm: Công ty Coca-Cola là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất trên
thế giới với mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp, cung cấp việc làm cho
hàng triệu người đặc biệt là các khu vực phát triển kinh tế chậm góp phần giảm tỷ
lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
+ Công ty Coca-Cola liên tục đầu tư vào các nhà máy sản xuất và các
trung tâm phân phối mới trên khắp thế giới. Điều này tạo cơ hội việc làm
cho rất nhiều người lao động.
+ Công ty tuyển dụng nhân viên ở nhiều vị trí khác nhau bao gồm kỹ
thuật viên, chuyên viên kinh doanh, nhân viên sản xuất, quản lý chất lượng
và nhiều vị trí khác, đào tạo và phát triển kỹ năng, tăng cơ hội việc làm cho
nhiều người lao động

- Đóng góp vào nền kinh tế: Công ty Coca-Cola là một công ty đa quốc gia có ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia. Công ty này đóng góp cho các quốc
gia bằng cách chi trả thuế, mua sắm nguyên liệu và sản phẩm từ các nhà cung cấp
địa phương và tạo ra thu nhập cho các đối tác của mình. Nhờ vào mạng lưới phân
phối và thương mại quốc tế của mình công ty đã đóng góp vào sự phát triển và
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và khu vực.

- Tài trợ các hoạt động xã hội: Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng
nhất thế giới và hình ảnh của công ty này đã trở thành một phần không thể thiếu
của văn hóa đại chúng. Công ty là nhà tài trợ chính cho nhiều sự kiện quan trọng
trên toàn cầu như nhiều sự kiện văn hóa thể thao, giải trí, tài trợ các chương trình
nghiên cứu y tế, giáo dục như trao học bổng, tham gia các hoạt động từ thiện giúp
đỡ trẻ em, người dân nghèo, vô gia cư và khuyết tật trên toàn thế giới. Những hoạt
động này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

VD: + Công ty CoCa-Cola đã trở thành nhà tài trợ chính của giải vô địch bóng đá FIFA
từ năm 1978
+ Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1994, Coca-Cola là một trong những
thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Coca-Cola đã và đang không
ngừng nỗ lực từng ngày để hiện thực hóa sứ mệnh của công ty – đó là phát triển
một cách bền vững và hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những
ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người dân.
+ Dự án ekocenter- một trong 3 dự án lớn về nước sạch của coca cola đã mang lại
hơn 3 triệu lít nước uống cho 540000 người.
+ Năm 2018, coca cola triển khai chiến lược "vì một thế giới không rác thải"
+ Mới đây, vào tháng 10/2022, Quỹ Coca-Cola cũng nhanh chóng hỗ trợ 275.000
đô la nhằm khắc phục hậu quả của cơn lũ lịch sử tại Đà Nẵng, thông qua Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam.
+ Hằng năm, Coca-Cola luôn dành một phần ngân sách để thực hiện các chương
trình hỗ trợ cộng đồng xung quanh nhà máy và các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn trên cả nước, và mang đến cái Tết ấm no cho hàng chục ngàn gia đình.
+ Coca-cola cũng hợp tác với các tổ chức như UNICEF để hỗ trợ các sáng kiến
giáo dục tại các cộng đồng kém may mắn.
- Đóng góp vào phát triển cộng đồng: Công ty luôn nỗ lực hỗ trợ các hoạt
động phát triển cộng đồng bao gồm các chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ
khởi nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động bảo vệ môi trường tại
nhiều quốc gia trên thế giới như tài trợ các chương trình giảm thiểu rác thải,
khí thải.
VD: Coca- Cola đã hợp tác với tổ chức The Ocean Cleanup để giảm thiểu rác thải
nhựa trong đại dương bằng các giải pháp tái chế rác thải

- Tạo ra giá trị kinh tế cổ đông của mình bằng cách cung cấp lợi nhuận và
tăng giá trị cổ phiếu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo niềm tin
lớn với khách hàng
- Cung cấp sản phẩm an toàn và chất lượng đáp ứng nhu cầu, là một sự lựa
chọn tốt cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.
+ Uống Coca-Cola giúp giảm đau đầu, kích thích tiêu hóa và làm giảm
cảm giác buồn nôn, giúp giải khát
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực:
Bên cạnh đó việc hoạt động của công ty cũng gây ra một số tác động tiêu cực, bao
gồm:
- Gây ô nhiễm môi trường: Hoạt động sản xuất của công ty gây ra khí thải và
ô nhiễm nước, đất, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động
vật. Sản phẩm của công ty bao gồm nhựa, chai, lon gây ra ô nhiễm rác thải
nhựa hàng đầu thế giới
- Sử dụng lượng nước lớn trong quá trình sản xuất ảnh hưởng tới nguồn nước
và sự sống còn của các loại động vật sống trong môi trường
- Tác động đến sức khỏe của con người: các sản phẩm của Coca-Cola có
chứa đường và cafein sẽ gây hại đến sức khỏe nếu sử dụng quá mức:
+ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường,...
+ Mỗi lon coca có chứa lượng caffein ngang bằng với một tách cà phê
loại mạnh. Coca-cola cũng được chứng minh là gây nghiện, vì vậy
nếu bạn quyết định dừng tiêu thụ loại đồ uống này, bạn có thể sẽ gặp
các tình trạng như: đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, hoặc thậm chí là
trầm cảm.
- Sự tồn tại của công ty Coca-Cola có thể tạo ra sự phụ thuộc đối với các nhà
cung cấp và tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh
- Gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ trong cùng ngành kinh doanh vì
quy mô và sức mạnh của Coca-Cola rất lớn.

You might also like