Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Chöông 1.

CHAÁT – NGUYEÂN TÖÛ - PHAÂN TÖÛ

❶ – CHẤT
A. TÓM TẮT GIÁO KHOA

 Vật thể là những vật cụ thể mà ta có thể quan sát, cảm nhận được được
bằng giác quan. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
 Ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Mỗi chất đều có tính chất nhất định.
Từ chất này có thể chuyển đổi thành chất khác.
 Mỗi chất (tinh khiết) đều có tính chất vật lí, hóa học nhất định.
 Khi trộn lẫn nhiều chất vào nhau, thu được hỗn hợp. Hỗn hợp không có
tính chất nhất định, thay đổi và phụ thuộc vào bản chất và tỉ lệ trộn
giữa các chất.
 Nước trong tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất
là chất tinh khiết.
 Hỗn hợp có sự bảo toàn về khối lượng có thể không bảo toàn thể tích.
 Dựa vào tính chất của chất có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Các phương pháp hay sử dụng: chiết, lọc, chưng cất và bay hơi.

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN


1.1 Cho các vật thể sau: cái bàn, cái ghế, con vịt, quả dừa, điện thoại đi
động, con sông, quyển sách, bóng đèn, cây xoài. Hãy cho biết đâu là
vật thể tự nhiên và đâu là vật thể nhân tạo?
1.2 Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: cho vài viên kẽm vào ống
nghiệm chứa dung dịch axit clohođric (HCl) được kẹp trên giá đỡ thì
có khí hiđrô (H2) bay ra ngoài và dung dịch kẽm clorua (ZnCl2) trong
suốt. Hãy cho biết chất và vật thể trong các từ gạch dưới trong câu trên.
1.3 Hãy cho biết đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong các
câu sau:
a) Trước khi nung đá vôi người ta dùng búa đập nhỏ rồi đưa vào lò
nung ở nhiệt độ cao thì thu được vôi sống và khí cacbonic.
b) Vỏ máy bay và tàu vũ trụ được làm từ hợp kim nhôm và nó rất bền
trong không khí và không bị mài mòn khi bay.
c) Người ta lấy đất sét trộn với nước, tạo thành bình hoa, chén, muỗng
sứ, … tráng lớp men chuyên dụng, vẽ rồi đem nung ở nhiệt độ cao
thì có những vật rất đẹp mắt.
1.4 Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể nhân tạo, vật thể
tự nhiên, hay chất trong các câu sau đây:
a) Trong quả chanh có nước, axit nitric (có vị chua) và một số chất
khác.
b) Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.
c) Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
d) Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
e) Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfam (một kim
loại chịu nóng, làm dây tóc).
1.5 Trong số các tính chất kể dưới đây của chất, biết được tính chất nào
bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dùng dụng cụ đo, tính chất nào
phải làm thí nghiệm mới biết được ? Đánh dấu vào bảng sau:
Phương pháp Quan sát Dùng dụng Làm thí
Chất trực tiếp cụ đo nghiệm
Màu sắc   
Tính tan trong nước   
Tính dẫn điện   
Khối lượng riêng   
Tính cháy được   
Trạng thái   
Nhiệt độ nóng chảy   
1.6 Căn cứ vào tính chất nào mà:
a) Đồng, nhôm dùng làm dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làn
vỏ dây ?
b) Bạc được dùng để tráng gương ?
c) Cồn được dùng để đốt ?
1.7 Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu chất quì tím thành đỏ
(trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quì). Hãy chứng tỏ rằng trong
nước vắt từ quả chanh có chất axit (axit xitric)
1.8 Cho 5 ví dụ về vật có thể được làm từ mỗi chất sau:
a) Chất dẻo b) Sắt c) Cao su d) Thủy tinh
1.9 Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được
của các chất: muối ăn, đường và than.
1.10 Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục
nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi ta
thở ra ?
1.11 a) Kể tên hai tính chất khác nhu và hai tính chất khác nhau giữa nước
khoáng và nước cất.
b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể.
Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn ?
1.12 Có ba lọ đậy nắp kín: một lọ chứa rượu etylic (rượu uống), một lọ chứa
nước cất và một lọ chứa giấm. Nếu nhìn bằng mắt thường thì chúng rất
giống nhau. Em hãy nêu một phương pháp đơn giản nhất để nhận ra
mỗi chất.
1.13 Hãy cho biết đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp trong các thí nghiệm
sau:
a) Người ta đem chưng cất phân đoạn dầu mỏ thu được: xăng, dầu hỏa,
dầu điezen, dầu mazut, …
b) Nhỏ vài giọt nước lên miếng kính sạch và đun nóng trên ngọn đèn
cồn, sau một thời gian thì nước biên mất và không để lại tì vết gì.
c) Cho vài giọt nước vào ống nghiệm được giữ trên giá đỡ và đun nhẹ
trên ngọn lửa đèn cồn thì nước bay hơi hết nhưng để lại vết mờ
trong đáy ống nghiệm.
d) Sau chuyến tham quan, đội tuyển học sinh giỏi hóa có đem về một
mẫu chất rắn chừng 9 gam. Cho chất rắn này vào cốc chứa nước và
khuấy thì còn lại khoảng 5 gam. Nếu thêm nước vào khuấy tiếp thì
chất rắn không thay đổi.
e) Người ta lấy không khí làm sạch, hóa lỏng ở nhiệt độ thấp (– 2000C)
và áp suất cao. Sau đó tăng dần nhiệt độ thì đầu tiên thu được khí
nitơ (– 1960C) rồi đến khí oxi (– 1830C).
1.14 Cho các vật thể sau: cây dừa, cây thước, con người, nồi cơm điện, quả
chanh, sách vở, tấm nệm, bãi biển, con tàu, Trái đất. Hãy cho biết đâu
là vật thể tự nhiên và đâu là vật thể nhân tạo?
1.15 Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là: t 0nc  2320 C . Thiếc
hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Vậy, thiếc hàn lac chất tinh khiết hay
có lẫn chất khác ?
1.16 Có ba lọ mất nhãn dựng bột kẽm, bột đồng, bột than. Hãy nêu cách
nhận biết ba lọ đó.
1.17 Có ba lọ mất nhãn đựng ba chất lỏng sau: nước tinh khiết, nước muối,
nước đường. Hãy phân biệt ba lọ chất lỏng trên.
1.18 Có hai chất X và Y. Đun nóng từ từ hai hai chất này trong khoảng 25
phút. Đồ thị biểu diễn quá trình thay đổi trạng thái của chất X (đồ thị
a), của chất Y (đồ thị b). Hãy xác định chất nào là chất tinh khiết, chất
nào là chất hỗn hợp.
t0 t0

t s0
t 0nc

(a) (b)
1.19 Khi đun nước, lúc đầu nước lấy nhiệt để tăng nhiệt độ. Vì sao khi đạt
đến 1000C, mặc dù ta vẫn tiếp tục đun, nghĩa là vẫn cung cấp nhiệt,
nhưng nhiệt độ cửa nước không tảng nữa mà vẫn giữ ở 1000C cho đến
lúc cạn hết ?
1.20 Làm thế nào để tách được:
a) Giấm ra khỏi nước ? b) Cát lẫn trong muối ăn ?
c) Cao su d) Bột sắn dây lẫn trong nước.
1.21 Hỗn hợp gồm một phần bột nhôm với một phần bột lưu huỳnh có màu
xám vàng. Nếu trộn ba phần bột nhôm với hai phần bột lưu huỳnh, hỗn
hợp thu được có màu gì ? Ngược lại, nếu trộn ba phần bột lưu huỳnh
vói hai phân bột nhôm, hỗn hợp thu được có màu gì ? Nêu phương
pháp dơn giản để tách bột nhôm ra khỏi hỗn hợp.
1.22 Trình bày phương pháp để tách:
a) Cát ra khỏi hỗn hợp cát và muối.
b) Rượu etylic ra khỏi nước (nhiệt độ sôi của rượu etylic là 78,3 0C)
c) Dầu hỏa ra khỏi nước.
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.23 Câu sau đây có hai ý nói về nước cất: “Nước cất là chất tinh khiết, sôi
ở 1020C”. Hãy chọn phương án đúng:
Ⓐ Cả hai ý đều đúng Ⓑ Cả hai ý đều sai
Ⓒ Ý 1 đúng, ý 2 sai Ⓓ Ý 1 sai, ý 2 đúng.
1.24 Cho 2 mệnh đề sau:
1) “Nước tự nhiên là hỗn hợp” 2) “sôi ở 1000C”
Ⓐ ý 1 đúng, ý 2 sai Ⓑ Ý 1 sai, ý 2 đúng
Ⓒ Cả 2 ý đều đúng Ⓓ Cả 2 ý đều sai.
1.25 Trong các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo?
Ⓐ Sao mộc Ⓑ Mặt trăng Ⓒ Sao hỏa Ⓓ Tàu vũ trụ
1.26 Trong số những từ in nghiêng trong các câu sau:
a. Dây điện được làm bằng nhôm được bọc một lớp chất dẻo.
b. Bàn được làm bằng đá.
c. Bình đựng nước được làm bằng thủy tinh.
d. Lốp xe được làm bằng cao su.
Những từ chỉ vật thể gồm:…………………………….….………..……
Những từ chỉ chất gồm :………………………………………..….……
1.27 Dây dẫn điện có thể làm từ chất nào sau đây?
Ⓐ Nhôm Ⓑ Cao su Ⓒ Đồng ⒹA, C đúng.

1.28 Nước tự nhiên (sông, suối, hồ, biển ) là :


Ⓐ Chất tinh khiết Ⓑ Chất có nhiệt độ sôi 100oC
Ⓒ Hỗn hợp Ⓓ Chất có nhiệt độ nóng chảy 00
1.29 Câu nào sai trong số các câu sau:
Ⓐ Phơi nước biển sẽ thu được muối ăn
Ⓑ Tách chất nhờ nhiệt độ sôi khác nhau gọi là chưng cất
Ⓒ Không khí quanh ta là chất tinh khiết
Ⓓ Đường mía có vị ngọt, tan trong nước
1.30 Điền từ dưới đây vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
Bỏ …(1)… muối ăn và cát vào cốc nước khuấy đều, đổ từ từ theo đũa
thủy tinh qua phễu lọc có giấy lọc, thu lấy phần …(2)… vào cốc. Rót
nước lọc từ cốc vào ống nghiệm, kẹp ống nghiệm rồi …(3)… Cho
nước bay hơi. Chất kết tinh ở đáy ống nghiệm là …(4)… Chú ý: khi
đun ống nghiệm phải hướng ống nghiệm về phía …(5)… người.
a. nước lọc. b. hỗn hợp c. không có
d. đun nóng e. muối ăn f. cát
(1)…… (2)…… (3)…… (4)…… (5)……
1.31 Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất.
Ⓐ nước cất Ⓑ rượu Ⓒ oxi Ⓓ Lưu huỳnh
1.32 Câu nào sai trong số các câu sau đây.
Ⓐ Không được dùng tay trực tiếp cầm hóa chất
Ⓑ Hóa chất dùng xong nếu còn thừa đổ lại bình chứa
Ⓒ Không dùng hóa chất trong lọ đựng mất nhãn
Ⓓ Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ
sinh phòng thí nghiệm
1.33 Chất nào sau đây là chất tinh khiết?
Ⓐ NaCl Ⓑ Dung dịch NaCl
Ⓒ Nước chanh Ⓓ Sữa tươi
Sö dông d÷ kiÖn sau cho c©u 1.34, 1.35
Trong các câu sau:
a. Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng nước
b. Than chì là chất làm lõi bút chì
c. Dây điện làm bằn đồng được bọc một lớp chất dẻo
d. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, …
1.34 Vật thể là:
Ⓐ Cơ thể người, Than chì, Dây điên, Xe đạp
Ⓑ Nước, Than chì, Đồng, Chất dẻo, Sắt, Nhôm, Cao su, …
Ⓒ Cơ thể người, Bút chì, Dây điện, Xe đạp
Ⓓ Cơ thể người, Bút chì, Xe đạp, Chất dẻo
1.35 Chất là:
Ⓐ Cơ thể người, Than chì, Dây điên, Xe đạp
Ⓑ Nước, Than chì, Đồng, Chất dẻo, Sắt, Nhôm, Cao su, …
Ⓒ Cơ thể người, Bút chì, Dây điện, Xe đạp
Ⓓ Cơ thể người, Bút chì, Xe đạp, Chất dẻo
1.36 Chọn câu đúng sau đây là chất tinh khiết:
Ⓐ Khí oxi, rượu uống, khí cacbonic Ⓑ Nhôm, gang, kẽm
Ⓒ Đường, muối ăn, sắt Ⓓ Tất cả đều đúng
1.37 Bạn Thuỳ Vân định nghĩa nguyên tử khối như sau :
Ⓐ Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị gam
Ⓑ Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử
Ⓒ Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon
Ⓓ Nguyên tử khối là khối lượng của cacbon
1.38 Trong số các tính chất kể dưới đây của chất: màu sắc, tính tan trong
nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt
độ nóng chảy. Biết được tính chất nào bằng quan sát ?
Ⓐ Màu sắc, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy
Ⓑ Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, tính tan trong nước
Ⓒ Màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng
Ⓓ Màu sắc, trạng thái

You might also like