Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Con đường Trường Sơn lịch

sử

Lê Huy Khánh -Bài kiểm tra thường xuyên số 2


1.Lịch sử, vị trí
*Con đường Trường Sơn lịch sử là gì?

 Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh
trail) là một tuyến Hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự,
chạy từ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền Nam Việt Nam, phía
đông Trường Sơn đi qua miền Trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có
đoạn đi qua hạ Lào, Campuchia. Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu
cung cấp binh lực và vật chất hậu cần, vũ khí trang bị để chi viện cho Quân
Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt
16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Một số thông tin bên lề về con đường
Trường Sơn
 Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị trực
tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân, đảm bảo y
tế, vận tải, xăng dầu, công binh, bộ binh và phòng không, tạo thành một tuyến
hậu cần chiến lược để đảm bảo hoạt động cho cả hệ thống giao thông hoả
tuyến này luôn được thông suốt. Tuyến đường Trường Sơn còn được những
người lính trong cuộc chiến gọi là Tuyến lửa.
 Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên
của dãy Trường Sơn – dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống
này đi qua (trên bản đồ là QL15). Sau này, nó còn có thêm tên gọi Đường mòn
Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh trail), tên gọi này có nguồn gốc từ Mỹ [1].
* Vị trí địa lý
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. là một hệ
thống giao thông, liên lạc, đường ống xăng dầu trải
hàng ngàn km từ Nghệ An đến Bình Phước. Di tích lịch
sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh bao gồm
37 điểm tiêu biểu1 của Đường Trường Sơn - Đường Hồ
Chí Minh, nằm trên địa bàn 11 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước
* Lịch sử con đường
 Tiền thân[Trong giai đoạn kháng chiến Chống Pháp, tiền thân của tuyến
đường mòn Hồ Chí Minh sau này gồm bốn tuyến đường chính là:
 Tuyến 1: Đường thượng (Tây Trường Sơn): Từ Chu Lễ (Hà Tĩnh) đi bộ vào ga
Tân Ấp (Quảng Bình) rồi xuyên tây Quảng Bình vào Khe Sanh qua Quốc lộ
9A đến Ba Lòng là chiến khu của Quảng Trị.
 Tuyến 2: Đường Đông Trường Sơn: cũng từ Chu Lễ nhưng có một đoạn đi xe
goòng (toa xe lửa nhỏ, đặt trên ray vừa kéo vừa đẩy) vào tới Minh Cầm (nay
là Minh Hóa, Quảng Bình) rồi đến vùng đông Quảng Trị, ngược lên Ba Lòng.
 Tuyến 3: Từ chiến khu Ba Lòng vào khu 5, đi xuyên lên A Lưới, vào bến Hiên
(nay là Đông Giang, Quảng Nam) rồi đi tiếp vào Bình Định.
 Tuyến 4: Từ khu V vào Nam Bộ: Từ dốc Chanh (Phú Yên) đi đến hòn Dữ
(Khánh Hòa) xuyên qua núi Ba Cụm, đến trạm Mã Đà và sau đó đến trạm Đội
Lào (Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam)[3]
/Các giai đoạn lịch sử
 Hình thành (1959–1965):Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm,
chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 (mới được thành lập vào tháng 5 năm 1959)
vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một
tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau này
là Thiếu tướng) Võ Bẩm (nguyên Cục phó Cục Nông binh thuộc Tổng cục Hậu
cần). Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với
phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí
mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp,
thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.
 Trong những năm đầu của cuộc xung đột (1960-1964), đường Trường Sơn chủ
yếu được dùng để chuyển quân, do hệ thống hạ tầng đường sá trên tuyến còn
hạn chế, chưa phát huy được phương tiện cơ giới, nên khi đó việc vận chuyển
tiếp viện hậu cần, súng đạn vào Nam chủ yếu là thông qua tuyến đường chi
viện trên biển bằng những "con tàu không số" đã thực sự có hiệu quả cao
hơn[5][6].
 Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm, chính phủ Hà Nội gửi Đoàn
559 (mới được thành lập vào tháng 5 năm 1959) vào Nam để xây dựng hệ
thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với
440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau này là Thiếu tướng) Võ
Bẩm (nguyên Cục phó Cục Nông binh thuộc Tổng cục Hậu cần). Đoàn có
nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi
không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ
vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp, thậm chí đoàn còn
dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.
 Trong những năm đầu của cuộc xung đột (1960-1964), đường Trường Sơn chủ
yếu được dùng để chuyển quân, do hệ thống hạ tầng đường sá trên tuyến còn
hạn chế, chưa phát huy được phương tiện cơ giới, nên khi đó việc vận chuyển
tiếp viện hậu cần, súng đạn vào Nam chủ yếu là thông qua tuyến đường chi
viện trên biển bằng những "con tàu không số" đã thực sự có hiệu quả cao
hơn[5][6].
 Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số
đã tăng lên tới 24.000 người, được biên chế trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe ô
tô tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường thủy, 8 tiểu
đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là "Đánh
địch mà tiến, mở đường mà đi'[11]
 Ngăn chặn và mở rộng (1965-1968): Đầu năm 1965, Thiếu tướng Phan Trọng
Tuệ được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559. Cuối năm 1965, Đại
tá Hoàng Văn Thái (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) được cử làm
Tư lệnh và Đại tá Trần Ngọc Giao (Cục trưởng Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần)
được cử kiêm nhiệm Phó Tư lệnh. Đại tá Vũ Xuân Chiêm (nguyên Phó chủ
nhiệm Tổng cục Hậu cần) được cử làm Chính ủy Đoàn 559. Đến cuối năm
1966, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên (nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần)
được cử làm Tư lệnh Đoàn 559 cho đến khi Đoàn 559 kết thúc nhiệm vụ lịch
sử của mình (1976).
 Từ năm 1965-1968, Đoàn 559 đã vận chuyển chi viện cho chiến trường
121.139 tấn vật chất, trong đó chi viện cho miền Nam 27.548 tấn, chiến trường
Nam Lào 12.935 tấn và bảo đảm cho các lực lượng hành quân trên các tuyến
15.862 tấn; đưa 594.858 lượt người hành quân vào chiến trường, trong đó có
45 đơn vị kỹ thuật với 566 xe cơ giới, 380 khẩu pháo, vận chuyển 35.421 lượt
thương bệnh binh
 Thời kỳ 1968–1972: Từ năm 1960 đến 1970, gần 80% lượng hàng được
chuyển bằng đường biển từ Bắc vào Nam qua Đường mòn Hồ Chí Minh trên
biển chuyển hàng trực tiếp tới các cảng biển Trung bộ, Nam bộ Việt Nam (đến
năm 1965) và quá cảnh qua cảng Sihanoukville ở Campuchia, rồi từ đó đưa
vào miền Nam Việt Nam.
 Từ năm 1969-1972, tuyến Đường 559 đã vận chuyển chi viện cho các chiến
trường 277.611 tấn hàng (miền Nam 162.710 tấn, chiến trường Lào 114.901
tấn), bảo đảm cho 692.690 lượt người hành quân vào miền Nam và 256.871
người hành quân ra miền Bắc; thời gian hành quân vào B2 rút ngắn được 10-
15 ngày, góp phần quan trọng để bảo đảm cho các chiến dịch lớn
 Chiến dịch Commando Hunt và Igloo White
 Chiến dịch Lam Sơn 719
 Đường tới chiến thắng (1973–1975):
 Năm 1973, hệ thống đường Trường Sơn bao gồm một con đường (rải sỏi và
đá vôi) rộng hai làn xe, chạy từ các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dãy Chu
Pông ở miền Nam. Năm sau, đã được gia cố hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến
tận tỉnh Bình Phước ở phía tây bắc Sài Gòn. Đường ống dẫn dầu duy nhất đã
từng kết thúc tại thung lũng A Sầu nay bao gồm 4 đường (đường lớn nhất có
đường kính 200 mm) kéo về phía Nam tới Lộc Ninh[57]
 Đến mùa hè năm 1974, Đường tuyến phía Tây Trường Sơn được nâng cấp,
mở thêm tuyến đường phía Đông Trường Sơn, hình thành một hệ thống liên
hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất hậu cần
kỹ thuật, cơ động lực lượng, bảo đảm cho đòn tiến công chiến lược khi thời cơ
đến. Tuyến hành lang đông – tây Trường Sơn đã hình thành một tuyến hậu cần
chiến lược, trải dài trên diện tích 130 nghìn cây số vuông, nối liền hậu phương
lớn miền Bắc với các chiến trường Tây nguyên, Trung và Nam bộ, mà điểm
cuối cùng tập kết mọi vật chất hậu cần kỹ thuật là tại Bù Gia Mập, Lộc Ninh,
tỉnh Bình Phước, bàn giao cho Hậu cần Quân giải phóng.
 Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tuyến đường đã bảo
đảm cơ động nhanh chóng 3 quân đoàn, 5 sư đoàn và 2 trung đoàn binh chủng
vào chiến dịch, phục vụ hành quân đi các chiến trường 411 nghìn người (cả
dân sự).
2.Ý nghĩa con đường truongf sơn trong
kháng chiến
 Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật chất hậu
cần, vũ khí trang bị để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến
trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) của thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam.
 Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ
thống đường mòn này làm đường nối liền Bắc Nam, một trong các tuyến
đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân
Pháp
 Trong những năm đầu của cuộc xung đột (1960-1964), đường Trường Sơn chủ
yếu được dùng để chuyển quân, do hệ thống hạ tầng đường sá trên tuyến còn
hạn chế, chưa phát huy được phương tiện cơ giới, nên khi đó việc vận chuyển
tiếp viện hậu cần, súng đạn vào Nam chủ yếu là thông qua tuyến đường chi
viện trên biển bằng những "con tàu không số" đã thực sự có hiệu quả cao
hơn[5][6].
 Từ năm 1965-1968, Đoàn 559 đã vận chuyển chi viện cho chiến trường
121.139 tấn vật chất, trong đó chi viện cho miền Nam 27.548 tấn, chiến trường
Nam Lào 12.935 tấn và bảo đảm cho các lực lượng hành quân trên các tuyến
15.862 tấn; đưa 594.858 lượt người hành quân vào chiến trường, trong đó có
45 đơn vị kỹ thuật với 566 xe cơ giới, 380 khẩu pháo, vận chuyển 35.421 lượt
thương bệnh binh[31]
 Từ năm 1969-1972, tuyến Đường 559 đã vận chuyển chi viện cho các chiến
trường 277.611 tấn hàng (miền Nam 162.710 tấn, chiến trường Lào 114.901
tấn), bảo đảm cho 692.690 lượt người hành quân vào miền Nam và 256.871
người hành quân ra miền Bắc; thời gian hành quân vào B2 rút ngắn được 10-
15 ngày, góp phần quan trọng để bảo đảm cho các chiến dịch lớn[38]
 Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tuyến đường đã bảo
đảm cơ động nhanh chóng 3 quân đoàn, 5 sư đoàn và 2 trung đoàn binh chủng
vào chiến dịch, phục vụ hành quân đi các chiến trường 411 nghìn người (cả
dân sự).
 Hệ thống đường Trường Sơn (bao gồm cả tuyến xăng dầu vươt Trường Sơn)
là tuyến hậu cần chiến lược vững chắc, một trong những nhân tố quyết định
thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các
chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng cho trận chiến quyết định, giải
phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
3.Đường Trường Sơn trong thơ ca, văn
học
*Một số bài thơ:
 Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây
 PHẠM TIẾN DUẬT
 Lá đỏ
 NGUYỄN ÐÌNH THI
 Ðêm Trường Sơn nhớ Bác
 NGUYỄN TRUNG THU
*Một số bài hát:
 Đường Trường Sơn Xe Anh Qua-Trọng Tấn
 Tiếng Chày Trên Sóc Pom Po-V.A
 Dấu Chân Phía Trước-Cao Minh
 Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây-Anh Thơ, Việt Hoàn
 Chào Em Cô Gái Lam Hồng_V.A
*Một số tác phẩm văn học

 Trên Con Đường Ấy, Trường Sơn-Lê Quang Trang


 Ký Ức Đường Trường Sơn-Lưu Trọng Lân

You might also like