Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỘNG CƠ SERVO LÀ GÌ?

CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG


DỤNG SERVO MOTOR TRONG CÔNG NGHIỆP

1. ĐỘNG CƠ SERVO (SERVO MOTOR) LÀ GÌ?

Trong hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động hóa ngày nay không thể thiếu Servo.

 Động cơ Servo (Servo motor), trong bản thân từ đó, chúng ta nhận được giải thích
đầy đủ về chức năng. Servo motor = Servo + Động cơ. Ở đây, servo có nghĩa là
vòng kín. Động cơ servo là cơ chế vòng kín kết hợp vị trí và phản hồi để điều
khiển vị trí tốc độ quay, nó có cảm biến phản hồi để điều chỉnh hành động. Nó là
một bộ phận của hệ thống điều khiển, cung cấp lực chuyển động cần thiết cho các
thiết bị máy móc khi vận hành.
 Động cơ servo là một thiết bị điện độc lập, quay các bộ phận của máy với hiệu
suất cao và có độ chính xác cao.
 Bộ điều khiển là bộ phận quan trọng nhất của Servo.
 Động cơ được điều khiển bằng tín hiệu điện, tương tự hoặc kỹ thuật số, xác định
lượng chuyển động đại diện cho vị trí lệnh cuối cùng của trục.

Động cơ servo

Phân loại động cơ Servo


Động cơ Servo AC hay DC
Xét theo hiệu suất thì giữa động cơ AC và DC khác nhau lớn nhất là ở khả năng kiểm
soát tốc độ.

Với động cơ điện một chiều thì tốc độ tỷ lệ thuận với điện áp cung cấp với tải không đổi.

Đối với động cơ xoay chiều, tốc độ được xác định bằng tần số của điện áp đặt vào và số
cực từ.

Động cơ Servo AC chịu được dòng điện cao hơn so với DC. Ngoài ra động cơ AC được
sử dụng phổ biến hơn trong các ứng dụng Servo như: Trong dây chuyền sản xuất, trong
các ứng dụng công nghiệp khác đòi hỏi số lần lặp lại nhiều và độ chính xác cao.

Động cơ Servo có chổi than và không chổi than

 Servo DC sẽ được chuyển mạch cơ học với chổi than. Chúng sử dụng cổ góp
hoặc điện tử không có chổi than.
 Ưu điểm của động cơ có chổi than là ít tốn kém hơn và vận hành đơn giản hơn.
Còn ưu điểm của động cơ không chổi than là đáng tin cậy hơn. Ngoài ra hiệu
suất cao hơn và vận hành ít ồn hơn.
 Loại động cơ DC có chổi than thường được sử dụng phổ biến.
 Động cơ DC không chổi than có thể thay thế chổi than vật lý và cổ góp bằng
một linh kiện điện tử để đạt được sự chuyển mạch. Và thường sẽ thông qua việc
sử dụng cảm biến Hall hoặc encoder.
Động cơ Servo đồng bộ và không đồng bộ
Động cơ Servo đồng bộ và không đồng bộ

 Trong động cơ đồng bộ thì rôto quay cùng tốc độ với từ trường quay của stato.
 Trong động cơ không đồng bộ thì rôto quay với tốc độ chậm hơn từ trường
quay của stato.
 Tốc độ của động cơ không đồng bộ hoàn toàn có thể được thay đổi. Bằng cách
sử dụng một số phương pháp điều khiển. Ví dụ như thay đổi số cực và tần số.
2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ SERVO

Bây giờ chúng ta đã biết động cơ servo là gì và nó được sử dụng ở đâu và hoạt
động như thế nào, hãy cùng xem cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó:

Động cơ servo bao gồm hai cuộn dây là cuộn dây stato và rôto. Động cơ bao
gồm hai ổ trục ở mặt trước và mặt sau để trục chuyển động tự do.

 Cuộn dây stato được quấn trên phần đứng yên của động cơ và cuộn dây này còn
được gọi là cuộn dây trường của động cơ. Stato đóng vai trò là thỏi nam châm hút
từ trường, hỗ trợ động cơ hoạt động. Khi dòng điện được dẫn qua các cuộn dây
quấn đặt bên trong lõi thép, nó sẽ tạo ra một lực cảm ứng điện từ để chuyển đổi từ
năng lượng điện thành năng lượng cơ học.
 Dây quấn rôto được quấn trên phần quay của động cơ và dây quấn này còn được
gọi là dây quấn phần ứng của động cơ. Rotor là 1 nam châm vĩnh cửu, là phần
chuyển động trong hệ thống điện từ của động cơ điện. Lực tương tác giữa các
cuộn dây và các từ trường điện tích tạo ra một mô men xoắn xoay quanh trục quay
của Roto.
 Bộ mã hóa có nhiệm vụ cảm biến gần đúng để xác định tốc độ quay và vị trí quay
của động cơ.

Động cơ Servo như đã giới thiệu ở phần cấu tạo thì nó được tạo nên từ hệ thống vòng
khép kín. Tín hiệu đầu ra của Servo sẽ được nối với mạch điều khiển. Khi động cơ quay
liên tục, vận tốc và vị trí sẽ hồi tiếp, truyền đến mạch này.

Cách thức hoạt động của động cơ servo mang lại rất nhiều tính linh hoạt, độ chính xác và
độ tin cậy với hiệu quả chi phí cao. Nó có thể hoạt động và giữ vị trí, mô-men xoắn và
tốc độ một cách chính xác và chỉ trong một phần của giây. Điều này cho phép thực hiện
các hoạt động phức tạp của máy móc, cũng có thể thực hiện các quy trình sản xuất khó và
do đó đặc biệt thích hợp cho các giải pháp tự động hóa và robot.

Cấu tạo của một động cơ servo tiêu chuẩn


Nguyên lý hoạt động của Servo DC

 Nguyên lý hoạt động của Servo DC dựa trên cấu tạo của bốn thành phần chính.
Đó là động cơ DC, thiết bị cảm biến vị trí, cụm bánh răng và mạch điều khiển.
 Tốc độ của động cơ Servo DC dựa trên điện áp được sử dụng.
 Để điều khiển tốc độ động cơ, thường sử dụng 1 chiết áp để tạo ra điện áp
tương ứng.
 Trong một số mạch thì  xung điều khiển được sử dụng để tạo ra điện áp tham
chiếu DC tương ứng với một vị trí hoặc tốc độ mong muốn của động cơ. Và nó
sẽ được áp dụng cho bộ chuyển đổi điện áp độ rộng xung.
 Độ dài của xung quyết định đến điện áp đặt tại bộ khuếch đại. Điều đó để tạo ra
một điện áp tương đương với tốc độ hoặc vị trí mong muốn.
 Đối với điều khiển kỹ thuật số, PLC hoặc là bộ điều khiển chuyển động khác
được sử dụng để tạo xung theo chu kỳ nhiệm vụ nhằm mục đích xây dựng nên
những quy trình điều khiển chính xác hơn.
Nguyên lý hoạt động của Servo AC

 Nguyên lý hoạt động của động cơ Servo AC dựa trên cấu tạo của hai loại động
cơ AC Servo khác nhau là: đồng bộ và không đồng bộ.
 Servo xoay chiều đồng bộ bao gồm 2 bộ phận là stato và rôto. Cấu tạo Stato
gồm khung hình trụ và lõi stato.
 Bộ phận cung cấp dòng điện cho động cơ là cuộn dây phần ứng quấn quanh lõi
stato và cuộn dây được nối với dây dẫn qua đó.
 Khi trường stato được kích thích với điện áp thì rôto sẽ chạy theo từ trường
quay của stato. Và sẽ với cùng tốc độ hoặc đồng bộ với trường kích thích của
stato.
 Với rôto nam châm vĩnh cửu do không cần dòng điện rôto nên khi trường stato
giảm dần và dừng thì rôto cũng vì thế mà dừng lại.
 Hầu hết các động cơ cảm ứng sẽ có chứa một phần tử quay, rôto hoặc lồng sóc.
 Chỉ có cuộn dây stato là được cấp nguồn xoay chiều.

3. ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ SERVO TRONG CÔNG NGHIỆP

Các lĩnh vực sử dụng bao gồm hầu hết các lĩnh vực của ngành công nghiệp chế biến, sản
xuất, đóng gói, lắp ráp và nhiều ứng dụng đòi hỏi khắt khe khác về robot, máy móc CNC
hoặc sản xuất tự động như:
 Hiện nay servo được áp dụng trong nhiều trong hệ thống và sản phẩm công
nghiệp.
 Tính năng lấy nét tự động của máy ảnh sử dụng motor servo được tích hợp trong
máy ảnh dùng để điều chỉnh độ chính xác vị trí của ống kính. Từ đó làm sắc nét
những hình ảnh bị mất nét.
 Với các hệ thống định vị ăng-ten trong đó thì động cơ servo còn được sử dụng cho
cả định vị phương vị và trục độ cao của ăng-ten, kính thiên văn. Ví dụ chúng được
sử dụng bởi Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia.

 Trong máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến: điều khiển vị trí và chuyển động
của thang máy.
 Trong rô bốt: điều khiển chuyển động của robot vì khả năng bật tắt mượt mà và
định vị chính xác.
 Trong ngành hàng không vũ trụ: duy trì chất lỏng thủy lực trong hệ thống thủy lực.
 Trong các thiết bị điện tử như DVD hoặc đầu phát Blue-ray Disc: mở rộng hoặc
phát lại các khay đĩa.
 Trong ô tô: duy trì tốc độ của xe …

1. Hình ảnh cho thấy động cơ Servo được sử dụng trong máy bay trực thăng RC
2. Một hình ảnh cho thấy động cơ Servo được sử dụng trong máy bay

3. Hình ảnh cho thấy động cơ Servo trong cánh tay robot

Đặc biệt là đối với ứng dụng trong ngành gia công cơ khí, hiện nay ngành gia công cơ khí
đặc biệt là đối với việc gia công các sản phẩm có độ chính xác cao ví dụ như máy cắt
laser hay một số máy cắt khác thì người ta sẽ lựa chọn động cơ Servo thay vì động cơ
bước như trước đây. Bên cạnh đó nó còn được ứng dụng rất nhiều trong các loại máy cắt
CNC PLasma khác.
Ứng dụng trong dây chuyền như: đóng gói, bao bì, đóng chai, đóng hộp, may mặc, giấy,
…Trong việc điều khiển các máy cuộn vải, giấy, bao bì để cắt hoặc in ấn,…

Ứng dụng trong điều khiển vận chuyển

Thiết bị vận chuyển là các linh kiện tuyệt đối không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, khi
các ngành công nghiệp trở nên tinh vi và tự động hóa.

Một trong các ứng dụng điển hình là việc di chuyển các thiết bị trong nhà kho qua hệ
thống băng tải. Động cơ servo giúp điều khiển tốc độ nhanh chậm theo mục đích sử dụng.

Ứng dụng về khuôn mẫu đùn trong ngành sản xuất nhựa
Khuôn mẫu được chế tạo theo phương pháp ép đùn là thiết bị gia công các bộ phận nhựa.
Vật liệu nhựa được ra nhiệt và tan chảy, sau đó được đùn vào trong khuôn để gia công
các bộ phận.

Ứng dụng về khuôn mẫu đùn trong ngành sản xuất nhựa

Các khuôn mẫu thông thường chủ yếu sử dụng điều khiển thủy lực, tuy nhiên ngày
này càng có nhiều khuôn mẫu sử dụng hệ thống servo để tiết kiệm điện.
Ứng dụng trong ngành điện – điện tử
Máy lắp là thiết bị lắp các linh kiện điện tử ví dụ như các chip LSI lên trên bảng mạch,
cần tới tốc độ cao và độ chính xác cao. Các servo AC thỏa mãn yêu cầu này.

Ứng dụng trong ngành điện – điện tử

Ứng dụng trong ngành sản xuất thực phẩm


Nhu cầu về quy trình thực phẩm chất lượng cao và an toàn hơn ngày càng tăng và vì vậy,
động cơ servo thường được sử dụng như là giải pháp cho nhiều lĩnh vực, ngay cả đối với
quy trình thực phẩm.
Ứng dụng trong ngành sản xuất thực phẩm

Các hãng sản xuất động cơ servo trên thị trường hiện nay
Chính vì chúng ta không thể nào có một thiết bị công cấp cơ năng khác thay thế cho động
cơ servo nên từ rất sớm các hãng sản xuất đã không ngừng cung cấp cho thị trường Việt
Nam chúng ta
Nhiều nhất có thể kể đến các hãng đến từ Nhật Bản với truyền thông sản xuất máy móc
lâu đời và rất hiện nay, gần như trong thời gian đầu chúng ta đều cần phải sử dụng đến
các loại động cơ đến từ hãng này. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều hãng từ các thị trường
khác. Một số hãng tiêu biểu mà mình biết đến như:

 Yaskawa – Nhật Bản


 Mitsubishi – Nhật Bản
 Omron – Nhật Bản
 Fuji – Nhật Bản
 ABB – Nhật Bản
 Panasonics – Nhật Bản
 Delta – Đài Loan
 LiteOn – Đài Loan
 Schneider – Pháp
 Siemens – Đức

You might also like