Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chương 3.

Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG.HCM
3.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
1. Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác
định
Tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là quá trình hợp quy luật,
phù hợp vớp khát vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ
Chí Minh và sự khẳng định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi tìm đường, mở đường, dẫn đường cho sự phát
triển của dân tộc Việt Nam theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là
mục tiêu và con đường duy nhất đúng ở Việt Nam sau khi các phong trào yêu nước
theo tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản bị thất bại. Nâng cao bản lĩnh chính trị,
tầm trí tuệ, luôn luôn đổi mới sáng tạo, không bao giờ từ bỏ mục tiêu, con đường mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn phải luôn luôn là quan điểm nhất quán của Đảng,
trở thành hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc đổi mới.
Đây là nội dung khởi đầu trong quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
2. Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa
Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy sức mạnh bản chất
ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; là bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân; là dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống để nhân dân tham gia vào tất cả các khâu của quá trình đưa ra
những quyết định có liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân theo phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa không tách rời quá trình hoàn
thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và
nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành.
Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với tăng cường pháp chế,
đề cao trách nhiệm công dân và đạo đức xã hội, phê phán những biểu hiện dân chủ
cực đoan, dân chủ hình thức và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ làm
mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như tất cả những hành vi vi phạm
quyền dân và quyền làm chủ của nhân dân.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách là tổ hợp các thành tố nói lên toàn bộ cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là những giá trị văn hóa trường tồn, dẫn đường cho
dân tộc ta đi lên. Toàn Đảng, toàn dân ta tìm thấy trong di sản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh những giá trị của sự phát triển, của khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ. Tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là những yếu tố truyền cảm hứng cho nhận
thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc đổi mới, vượt qua muôn
vàn khó khăn, thử thách, tiến hành nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tức là bước vào “một cuộc chiến đấu khổng lồ”[9]“chống
lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”[10] đúng như
Người đã tiên lượng trong Di chúc. Chính vì thế, Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát
triển năm 2011) đã khẳng định lấy tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác -
Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, hành động với phương
châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện khi đất nước
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khi cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát
triển mạnh.
3. Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống
chính trị
Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam là nhất nguyên và tính thống nhất:
Nhất nguyên về chính trị, về tổ chức, về tư tưởng; thống nhất dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, thống nhất về mục tiêu chính trị. Các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở Việt Nam có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác
nhau, phương thức hoạt động khác nhau nhưng gắn bó mật thiết với nhau tạo nên
một thể thống nhất, phát huy sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nhân dân thực hiện
quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các
hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Như vậy, củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của
toàn bộ hệ thống chính trị thực chất là để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực
hiện, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy đầy đủ.

4. Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thu được nhiều thành tựu vĩ đại trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và
trong sự nghiệp đổi mới. Song, chỉ trong thời gian rất ngắn so với lịch sử của Đảng,
tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên đã xuất hiện và trở nên nghiêm trọng. Nếu không ngăn chặnđẩy
lùi sự suy thoái này sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất
nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Cần thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đảng có vững, cách mạng
mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Phải xây dựng
Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” để Đảng xứng đáng với vai trò lãnh đạo, vai trò cầm
quyền. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong
mọi lĩnh vực, phải là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Đảng phải nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng. Đảng ta là con đẻ
của dân, không có mục đích tự thân; do đó Đảng phải có trách nhiệm hiếu với dân.
Trong công cuộc đổi mới, nói đến xây dựng hệ thống chính trị còn phải nói đến xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
và xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đảng, với vị trí, vai trò hạt nhân của
hệ thống chính trị không thể trong sạch, vững mạnh nếu Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội của nhân dân yếu kém. Vì vậy, để vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh hiện nay, cần chú ý xây dựng một Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
của nhân dân thật sự vững mạnh.
3.2. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách
khoa – ĐHQG.HCM
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc đã làm nên lịch sử đối với
Việt Nam và đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ thanh niên yêu nước. Việc vận dụng
tư tưởng này vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách
khoa - ĐHQG.HCM là một ý tưởng tuyệt vời để giúp các sinh viên hiểu rõ hơn về lịch
sử và giá trị của đất nước Việt Nam. Dưới đây là một số giải pháp vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách
khoa - ĐHQG.HCM:
Ngày hội Kỹ thuật hằng năm của trường, là môi trường học tập lớn giúp
sinh viên viên phát minh, sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy
được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn trong
đời sống nhân dân.
Tham gia các hoạt động như Mùa Hè Xanh, Xuân Tình Nguyện, hiến máu
tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, để giúp đỡ các bạn nhỏ mồ côi, khuyết tật, giúp
các bạn có thêm niềm vui trong cuộc sống, trao tặng quà cho những người vô
gia cư, các mái ấm tình thương, các viện dưỡng lão, trường dành cho trẻ em
khuyết tật.
Tổ chức các buổi hội thảo về tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng giải phóng
dân tộc: Các buổi hội thảo sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí
Minh và cách mạng giải phóng dân tộc. Các diễn giả có thể là các giáo sư, nhà
nghiên cứu lịch sử, các cựu chiến binh hoặc những người đã từng trực tiếp tham
gia vào cách mạng giải phóng dân tộc. Những chia sẻ của họ sẽ giúp sinh viên
hiểu rõ hơn về tình yêu đất nước, ý chí kiên cường và tinh thần đấu tranh không
ngừng nghỉ của các anh hùng dân tộc.
Tham quan và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa đất nước: Tổ chức các chuyến
tham quan đến những địa điểm lịch sử và văn hóa sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn
về lịch sử, truyền thống và giá trị của đất nước Việt Nam. Điển hình như việc
tham quan các địa điểm lịch sử như Núi Bà Đen, Địa đạo Củ Chi, Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, v.v. sẽ giúp sinh viên cảm nhận sâu sắc
hơn về tình yêu đất nước và tinh thần đấu tranh của người Việt Nam.
Tham gia các hoạt động tình nguyện: Việc tham gia các hạt động tình nguyện sẽ
giúp sinh viên hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và đất nước.
Sinh viên có thể tham gia các hoạt động như giúp đỡ những gia đình nghèo khó, tham
gia xây dựng các cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, tham gia các hoạt động chống
tham nhũng và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Hưởng ứng các cuộc thi về tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng giải phóng dân
tộc: Việc tổ chức các cuộc thi về tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng giải
phóng dân tộc sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tư tưởng của Người và tìm hiểu
thêm về lịch sử và văn hóa của đất nước. Đồng thời, các cuộc thi này cũng giúp
sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy, tìm hiểu và phân tích thông tin.

Tổ chức các khóa học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam: Giúp sinh viên hiểu rõ
hơn về ngôn ngữ và văn hóa của đất nước mình. Những kiến thức này sẽ giúp
sinh viên tự hào hơn về đất nước và đồng thời giúp họ có thể giao tiếp tốt hơn
với người dân và các đối tác kinh doanh trong tương lai.

Tóm lại, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa -
ĐHQG.HCM là một việc làm đầy ý nghĩa và cần thiết. Những giải pháp trên sẽ
giúp sinh viên hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và giá trị của đất nước Việt Nam,
đồng thời rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng và tinh thần cần thiết để trở
thành những công dân tốt và có trách nhiệm đối với đất nước.

KẾT LUẬN
Tinh thần yêu nước của sinh viên Bách Khoa là sự biết ơn, trân trọng đối
với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước. Yêu quý quê hương, có ý
thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có
kẻ thù xâm lược, làm việc rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão,
biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra. Bên cạnh đó, lòng yêu
nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi
người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật,
những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công tác giáo dục tinh thần
yêu nước cho sinh viên, cần phải tiếp tục tăng cường các hoạt động và chương
trình giáo dục, cải tiến phương pháp giảng dạy và đào tạo, xây dựng môi trường
học tập thuận lợi và tạo điều kiện để sinh viên có thể tham gia và phát triển tốt
nhất. Chỉ khi đó, mục tiêu giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên mới có thể
đạt được kết quả tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên trong giai
đoạn hiện nay, ThS Nguyễn Văn Lạc - Phó Trưởng phòng QLĐT&NCKH,
https://tct.baclieu.gov.vn/-/giao-duc-chu-nghia-yeu-nuoc-theo-tu-tuong-ho-chi-
minh-cho-thanh-nien-trong-giai-doan-hien-nay-12
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Binh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.22
3. Những chiến sĩ Mùa hè xanh TP.HCM đầu tiên ra trận, Báo Tuổi Trẻ,
https://tuoitre.vn/nhung-chien-si-mua-he-xanh-tphcm-dau-tien-ra-tran-
20220628094601588.htm

You might also like