Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

A/ VCAP Đoạn Đầu

1. Mở bài: Giới thiệu Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và vấn đề cần nghị luận.
+ Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học Việt Nam hiện
đại. Có quan niệm nghệ thuật "vị nhân sinh" độc đáo.
+ Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền
núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
- Vấn đề nghị luận: Mị là nhân vật chính, nhân vật được nhà văn gửi gắm chủ đề tác
phẩm. Đoạn trích “…” đã gợi lên tình bối cảnh xuất hiện của nhân vật, hé mở số phận làm
dâu gạt nợ của Mị ở nhà thống lý Pá Tra. Từ đó, thấy được giá trị nhân đạo lớn lao được nhà
văn Tô Hoài gửi gắm qua đoạn trích.
2. Thân bài
- Khái quát chung về tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm…
+ Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952 in trong tập Truyện Tây Bắc 1953.
Vợ chồng A Phủ không chỉ là truyện ngắn hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc nói riêng, trong
sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung mà còn là một tác phẩm có giá trị của văn
xuôi Việt Nam hiện đại khi phản ánh chân thực và sinh động con đường của nhân dân miền
núi Tây Bắc đi theo cách mạng.
+ Truyện kể về cuộc đời của Mị và A - Phủ, 1 đôi vợ chồng người H’mông bị áp bức, bóc lột,
bị chà đạp, hãm hại, tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc. Từ đó, họ đã vùng lên đấu
tranh, lúc để giành quyền sống và họ đã đi theo sự chỉ dẫn của cán bộ cách mạng để bảo vệ
quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

- Phân tích nhân vật Mị qua đoạn văn:


- Mở đầu là hình ảnh lầm lũi, cô độc của Mị, dự báo một cuộc đời thống khổ, bất hạnh của
nhân vật.
+ Liệt kê công việc của Mị: Quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước dưới khe
suối, cho thấy cô làm việc quần quật, bị vắt kiệt sức lao động.
+ Không gian làm việc của Mị: "bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa", đối lập với không
gian nhà giàu: "Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán,
giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng", từ đó hé lộ thân phận
nhân vật.

- Đoạn văn tiếp theo nhà văn nói về về nguyên nhân nỗi thống khổ của Mị và trực tiếp lên án
tội ác cho vay năng lãi của chúa đất miền núi:
+ Mị mất hết ý thức về thời gian: "Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào,
cô không nhớ, cũng không ai nhớ". Mị không được sống với tình yêu của mình, không
được tự quyết định cuộc đời mình. Vì món nợ của cha mẹ, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt
nợ cho nhà thống lí Cha mẹ ăn bạc của nhà giâu từ kiếp trước, bây giờ người ta bắt bán con
trừ nợ. Câu than của cha Mị đã xác nhận thân phận của Mị khi bị bắt làm dâu gạt nợ.
+ Nguyên nhân Mị bị biến thành con dâu gạt nợ: "Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền
cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho
chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ.
Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ".
- Đoạn trích còn cho thấy Mị là một cô gái đẹp người, đẹp nết, dù cuộc sống khổ cực, vất
vả nhưng trong cô tràn đầy sức sống: Mị giàu lòng tự trọng, hiếu thảo, quan điểm tiến bộ
về hôn nhân: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho
bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu".
Trước món nợ của cha mẹ và ý định bắt M về làm dâu gạt nợ của thống lí, bố M còn
đang phân vân bởi “phải trả bằng một nương ngô thì tiếc ngô nhưng cũng thương con gái
quá”, còn Mị thì không hề có chút phân vân nào Mị tha thiết được ở nhà cuốc nương trồng
ngô, trả nợ thay cho cha, M khóc xin cha Đừng bán con cho nhà giàu – đó là sự hiếu thảo,
chăm chỉ lao động dù mệt nhọc, cô muốn tự quyết định số phận của mình và không chấp
nhận biến mình thành thứ hàng hóa gả bán cho nhà giàu. Vì cô khát khao tinh yêu và hạnh
phúc.
- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, điểm nhìn từ người ra vào nhà thống lý tạo cái nhìn khách
quan; miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giọng văn vừa day dứt,
vừa yêu thương...
- Giá trị nhân đạo: Tô Hoài đồng cảm với số phận của Mị; lên án, tố cáo giai cấp thống trị;
phát hiện, ca ngợi phẩm giá của con người lao động Tây Bắc, đặt niềm tin vào sức sống mãnh
liệt của con người...
3. Kết bài: Khái quát giá trị hiện thực, giá trị nhận đạo, đồng thời nêu cảm nghĩ về lẽ phải,
công lý ở đời và có hành động đúng đắn, phù hợp.

1/Mb: nhà văn tòn tại trên đời...


2.Tb:
*LD1: Khái quát chung (phong cách, hoàn cảnh, xuất xứ tác phẩm,
chủ đề tác phẩm)
*LD2: Số Phận
-Nguyên nhân:
-Số phận:
+Bằng kết cấu hồi tưởng, trần thuật ở hiện tại sau đó ngược trở về quá
khứ Tô Hoài đã tạo được những dấu ấn cá nhân riêng biệt qua lối kể
chuyện đầy linh hoạt của mình. Trước khi về làm dâu gạt nợ cho nhà
thống lý Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời và có
tài thổi sáo. Đặc biệt, Mị còn là cô gái rất giàu lòng tự trọng luôn
muốn làm chủ và muốn tự định đoạt chính cuộc đời của mình. Mị là
nỗi niềm ao ước của biết bao chàng trai trong làng. Thế nhưng cuộc
đời thật nhiều trái ngang, nó đã xô đẩy Mị, làm trái lại với tất cả
những gì mà cô mong muốn. Chỉ vì muốn giúp cha trả món nợ truyền
kiếp từ xa xưa mà Mị bỗng dưng trở thành dâu gạt nợ nhà họ Lý kia.
Bị ràng buộc về món nợ, Mị còn bị ràng buộc cả về những hủ tục hôn
nhân lạc hậu. Nỗi đau khổ chồng chất lên một cô gái trước đây từng
ao ước có một cuộc sống tự do, luôn khát khao có được hạnh phúc.
Chỉ đến đây thôi ta cũng đã nhìn thấy cái xã hội mà bọn lang đạo, bọn
phong kiến chúa đất miền núi đã bóc lột, đã áp bức, đã tước đi quyền
tự do của biết bao nhiêu con người lao động nghèo. Ba tiếng “dâu gạt
nợ” như hé mở cho người đọc thấy một cuộc sống chồng chất những
đau thương, khổ cực, những bi kịch mà Mị đang phải gánh chịu.
+Cả ngày Mị chẳng nói chẳng rằng, lúc nào cũng cúi gằm mặt xuống
“lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Càng ngày, Mị càng trở lên
câm lặng, chấp nhận số phận, cam chịu với cuộc sống đầy bất công
mà không một lời oán trách. Đau khổ về thể xác, đến tinh thần cũng
bí bách khôn nguôi
(Liên hệ trang 6: "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con
ngựa")
-> GTRI Hiện Thực
*LD3: Vẻ đẹp tâm hồn
-Lạc quan
-chăm chỉ ,cần mẫn, hiếu thảo
-giàu lòng tự trọng
B/ VCAP đoạn Mị bị trói
2 Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Mị đoạn 5,0
trích
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm) 0,5
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị: 2,5
a. Nội dung
- Sơ lược về cảnh ngộ của Mị trước khi bị trói: Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu
đời, chăm chỉ, hiếu thảo; Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu
gạt nợ cho thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau; Trong đêm tình
mùa xuân, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy; A Sử đã trói đứng và ngăn chặn ý
định đi chơi của Mị.
- Diễn tả tâm trạng của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói không cho đi chơi
xuân:
+ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói.
+ Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc
chơi, những đám chơi... Mị vùng bước đi, quên mọi đau đớn về thể xác.
-> Sức sống tiềm ẩn, mãnh liệt trong con người Mị.
+ Nhưng tay chân đau không cử động được, Mị mới biết mình đang bị trói.
Lòng Mị đau đớn, thổn thức, bồi hổi, lúc mê, lúc tỉnh, bàng hoàng, thương
cho những người đàn bà.
+ Mị sợ hãi, cựa quậy xem mình còn sống không thì sợi dây đay đã siết vào
da thịt Mị. Đau đớn đến tận cùng…
=> Nhân vật Mị từ cõi thực vào cõi mơ, phục sinh trong cõi mơ về cõi thực, ý
thức về quyền sống và khát vọng hạnh phúc, khát vọng tự do, bấy lâu tê liệt
thì ít nhất một lần đã trở lại với Mị -> Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân
vật.
(Trích dẫn dấn chứng phù hợp)
b. Nghệ thuật
- Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế
- Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
- Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật
tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.
- Ngôn ngữ kể chuyện tinh tế, đậm màu sắc miền núi.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25
điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75
điểm.
Đánh giá 0,5
- Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người. Tâm hồn của họ luôn hướng
về ánh sáng, về âm thanh cuộc sống cũng chính là niềm khao khát được sống,
được yêu thương và hạnh phúc.
- Thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng với khát vọng hạnh phúc của con
người, tố cáo xã hội bát công, tàn bạo; niềm tin vào sức sống mãnh liệt luôn
tiềm ẩn trong mỗi con người.
-> Chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
Hướng dẫn chấm:
-Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
-Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,25

0,5

C/ VN đoạn bà lão cúi đầu (đón nàng dâu mới)

2 Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn Kim Lân 5,0
thể hiện trong đoạn trích.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5


Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn truyện.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện 0,5
(0,25 điểm)

* Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ 2,5


- Sự xuất hiện của nhân vật: Tác giả chỉ giới thiệu sơ lược về diện
mạo, ngoại hình, gia cảnh để từ đó khái quát số phận bà cụ Tứ.
- Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích:
+ Ngay sau sự ngạc nhiên, bà cụ Tứ có tâm trạng xót thương
cho con mình.
+ Sau phút cúi đầu nín lặng với nhiều cảm xúc trái chiều phức
tạp, bà cụ đã trở về vơi thực tại, nhìn vào thực tế đói khổ nghiệt
ngã để trong lòng trào lên sự lo lắng, thương xót cho hai đứa
con.
+ Và rất tự nhiên từ tình thương, từ sự lo lắng dành cho đứa con
trai, bà cụ chuyển sang nhìn người con dâu cũng bằng ánh mắt
đầy xót xa, thương cảm.
+ Nhưng điều đáng lưu ý và cũng đáng trân trọng nhất ở bà cụ Tứ
là dù có xót xa, đau đớn và lo lắng nhưng tất cả đều được bà mẹ
này giữ kín trong cõi riêng của mình còn những điều bà nói ra
đều là sự vui mừng, tốt đẹp. Câu nói mà bà nói với nàng dâu
mới: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u
cũng mừng lòng” tuy giản dị nhưng cũng đầy ý nghĩa.
- Tâm trạng của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ mộc mạc
giản dị, gắn với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng, tạo sức
gợi đáng kể; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo…; trần thuật
hấp dẫn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75
điểm - 2,25 điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm -
1,5 điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25
điểm - 0,75 điểm.

* Đánh giá 0,5


- Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ góp phần làm nên giá trị nhân đạo
của tác phẩm Vợ nhặt.
- Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ góp phần thể hiện phong cách nghệ
thuật truyện ngắn của Kim Lân.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
ĐỀ 2 Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn văn “ Bà lão
cúi đầu nín lặng..con cháu chúng mày về sau”

a. Mở bài
- Kim Lân: Vị trí: nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại (trước
và sau CM) ; Phong cách: biệt tài / chuyên viết truyện ngắn, đề tài: nông
thôn + người nông dân; tâm lí + phong tục văn hóa.
- Truyện ngắn “ Vợ nhặt” Vị trí + Chủ đề Chủ đề:
- Đoạn trích: vị trí + nội dung ý nghĩa
b. Thân bài
*Đoạn 1: Hoàn cảnh sáng tác + quá trình sáng tác: Xóm ngụ cư (tiểu
thuyết, 1945) -> “ Vợ nhặt” (truyện ngắn, 1954) Xuất xứ “ Con chó xấu
xí” 1962, kết cấu bố cục: không gian, thời gian chiều hôm trước -> sáng
hôm sau; tối tăm -> sáng sủa; mở;
Khái quát chung về nhân vật:

+ bà cụ Tứ là ai? Vị trí trung tâm gợi lên chủ đề của tác phẩm; nhà văn danh cho
nhân vật tình cảm “Chính là hình ảnh mẹ của tôi” = danh cho nv những yêu
thương, cảm phục.

+ Các phương diện nghệ thuật: -> diễn biến phức tạp và phong phú của tâm lí

+ Bối cảnh xuất hiện/ Nv được đặt vào hoàn cảnh đặc biệt nào?

./ Đã khốn khó vì hoàn cảnh riêng ( con trai nhặt vợ trong cảnh đói khát thê
thảm,) bà còn bị đặt vào cảnh chung của cả dân tộc: cái đói + cái chết .

*Đoạn 2:
- Thái độ Tràng + xuất hiện bất ngờ của người đàn bà -> ngạc nhiên “
phấp phỏng”
./ đứng sững lại + chuỗi câu hỏi + cảm giác “ mắt nhoèn ra thì phải”
 Xót xa + nhạy cảm của trái tim
- Sau khi nghe lời giới thiệu con trai, chi tiết “bà lão cúi đầu nín lặng”
./ nhận tin vui phấn khởi >< “ cúi đầu” = tủi hổ,Nặng nề, bối rối khó che
dấu= người mẹ cảm thấy có lỗi với con, với tổ tiên.
“ nín lặng” khác im lặng? Chủ động, đóng kín tâm lí, không phản ứng/
phản ứng ngầm QUYỀN UY => đầy thổn thức, ấm ức trạng thái chuyển
khi có điều dồn nén, cảm xúc đột ngột nén lại, Vì không muốn làm tổn
thương người khác; không chủ ý + tê tái -> phúc hợp
“ lòng người mẹ / bà ? nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự” nhận
thức // lí trí tỉnh táo ( IQ) + trái tim (EQ) thấu hiểu, tâm hồn, trải nghiệm
THẤU CẢM, trái tim nên khôgn đơn thuần là lí trí. Điệp từ “ hiểu rồi
(IQ) -> hiểu ra (EQ)
“ Có hiểu mới thương, hiểu càng sâu, thương càng lớn” (Thích Nhất
Hạnh)

“ Biết chúng nó cơn đói khát này không” (tr28)


+ Câu hỏi tu từ: mục đích cảm thán
+ Nội dung: sự sống và cái chết/ lo lắng thực tế; lo âu tuyệt nhiên không
có hình bóng của bản thân; đặt mình ra ngoài; bao gồm con trai + cô con
dâu mới.
 Dù chưa mở lời chấp nhận, chưa đồng ý ngoài mặt cho cuộc hôn nhân
nhưng trong tim bà đã đùm bọc, che chở bảo vệ -> bao dung, yêu
thương -> phẩm chất tốt đẹp

“ Nhà ta thì nghèo con ạ..về sau”

+ Tràng trót gieo vào người đàn bà vợ nhặt ảo tưởng thì bà cụ đưa thị về
với thực tế gia cảnh nghèo -> chân thực, chân thành.

+ Cách nói” Nhà ta” cách gọi ấm áp, thân thương; “ nhà tôi” phân biệt,
thị người ngoài -> “nhà ta” coi thị đã là một phần, thuộc về gia đình này

“Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn” Khuyên triết lí đồng vợ
đồng chồng + tin tưởng sự hòa hợp

Kết bài

3.1.Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông
thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh.

+Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Qua lời nói, thái độ và hành động nhân vật
bà cụ Tứ trong đoạn văn “….” đã thể hiện vẻ đẹp của một người phụ nữ
thương con, nhận hậu nhà văn thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
3.2.Thân bài

a. Khái quát về tác phẩm, nhân vật

-Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng
là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của
truyện là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư viết ngay sau 1945. Tới
1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết Vợ nhặt. Do đó, tác
phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và
nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới trong thời điểm
đất nước được giải phóng sau năm 1954.

- Truyện kể về xóm ngụ cư trong nạn đói năm 1945. Anh Tràng là một
thanh niên nghèo, làm nghề đẩy xe thuê. Một lần chở lúa lên tỉnh, tình cờ
Tràng được một cô gái giúp anh đẩy xe lên dốc. Lần sau gặp lại, Tràng mời
cô gái ăn bốn bát bánh đúc rồi rủ về với mình. Cô đã thành vợ Tràng. Tràng
dẫn vợ về, cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, mẹ Tràng( bà cụ Tứ) ngạc nhiên và cả
Tràng cũng ngạc nhiên. Cuộc sống của họ tuy nghèo nhưng rất đầm ấm và
luôn hy vọng vào tương lai. Kết thúc truyện là tâm trạng anh Tràng nghĩ về
hình ảnh lá cờ và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật chia cho người đói. 

b. Giới thiệu chung về nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ trong tác phẩm hiện lên là một người đàn bà nông dân, hồn
hậu và có một cuộc đời thật nhiều thương cảm: nhà nghèo, goá bụa, sống
gian khổ, thầm lặng. Bà cụ Tứ lần đầu tiên xuất hiện trong thiên truyện với
vài nét đơn giản: chưa thấy người đã thấy tiếng ho, dáng lọng khọng, đôi
mắt nhoèn hấp. Nhà văn gọi bà bằng những từ ngữ trân trọng, trìu mến: bà
cụ, bà lão, người mẹ nghèo khổ. Cách gọi như vậy thể hiện sự kính trọng
bà mẹ, kính trọng tuổi già và kính trọng nỗi khổ đau suốt một đời đã đè nặng
lên vai con người. Chính thái độ này của Kim Lân đã khiến nhà văn như nhập
thân vào bà cụ Tứ, nhìn sự việc, kể lại theo con mắt và tâm trạng của bà.

c. Phân tích vẻ đẹp của bà cụ Tứ trong đoạn văn

+Khi nói chuyện với vợ Tràng, bà đăm đăm nhìn thị. Đó là cái nhìn của
sự ái ngại, cảm thông. Ánh mắt của bà là ánh mắt của tình thương. Bà đã
hiểu rất rõ nguyên nhân người ta đã lấy con mình.

+Bà đã gọi thị là con, xưng u một cách tự nhiên, bằng chính tình cảm
chân thành, ấm áp thể hiện sự tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay
trong lần đầu gặp mặt. Thái độ của bà chắc khiến thị vô cùng ấm áp như
nghe câu nói đầu tiên của bà với nàng dâu mới thật chân tình, cảm động: “Ừ,
thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”…

+ Bằng một giọng rất từ tốn, thành thực bà bộc bạch với con dâu: “Nhà
ta thì ngheò con ạ. Nếu Tràng trót gieo và thị chút ảo tưởng về gia cảnh và
khiến thị phải thất vọng khi đứng trước căn nhà rúm ró, xiêu vẹo trên một
mảnh vườn lổn nhổn những búi cỏ dại. Ngược lại, bà cụ đưa thị trở lại với
thực tế. bà không dấu diếm về gia cảnh. Tuy nghèo khó nhưng rộng lòng, bà
cụ sẵn lòng mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang người đàn bà xa lạ,
chia sẻ với thị một mái nhà, chút lương thực ít ỏi trong thì đói reo, đói rắt ấy.
Đọc kĩ lại cách dùng từ của bà cụ rất tinh tế “nhà ta, vợ chồng chúng mày” có
nghĩa là gia đình này, mái nhà này từ đây chính thức là của thị, thị sẽ là thành
viên có đủ quyền lời và nghĩa vụ trong ngôi nhà ấy. Nên dĩ nhiên chỉ có thể
liệu bảo nhau mà làm ăn với hy vọng “may ra ông giời cho khá”, cho khấm
khá, mở mặt sau này.

+ Giữa bối cảnh tối tăm, tuyệt vọng của cái đói và chết chóc rình rập, bà
cụ hết lời an ủi, động viên con dâu Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó
ba đời? Có ra rồi con cái chúng mày về sau. Lời an ủi bằng triết lí dân gian
gieo vào lòng thị và người đọc niềm tin tưởng vào bản thân phải vượt qua khó
khăn trước mắt, vào tương lai đổi đời của các thế hệ con cháu mai sau. Sống
trong hoàn cảnh tăm tối nhất, bà cụ không ngừng lạc quan hướng về tương
lai, về những điều tươi sáng.

 Bà cụ tuy già nua, ốm yếu nhưng với những trải nghiệm cuộc sống và lòng
thương con, thương người sâu sắc. Bà mẹ tạo nên một cuộc trò chuyện
tuy đơn giản mà truyền được cho người con dâu mới một động lực vượt
khó trọng hiện tại.
+ Rồi tiếp tục đăm đăm nhìn ra ngoài, trở về với cõi riêng của mình, lòng
người mẹ nghèo lại quặn thắt với những đau đớn, xót xa, tạo thành một trạng
thái tâm lý triền miên day dứt: bà nghĩ đến bổn phận chưa tròn, nghĩ đến ông
lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ của đời mình, nghĩ đến tương lai của
con …để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng, yêu thương...

- Bình luận: 

+Cái nhìn và lời tâm sự của bà cụ Tứ với người con dâu thể hiện tấm lòng bao
dung, nhân hậu và giàu lòng vị tha của một bà mẹ nghèo;

+Những dòng nước mắt tiếp tục chảy của bà cụ đã thể hiện nỗi đau đến tận
cùng của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp 1945. Đó còn là nước mắt
của tình thương, nỗi âu lo cho hiện tại và tương lai của con, làm bừng sáng vẻ đẹp của
tình mẫu tử thiêng liêng.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhà văn Kim Lân đã miêu tả diễn
biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ khá sắc sảo:

- Ông đã thấu hiểu và phân tích được một cách hợp lí những chuyển
biến tâm trạng phức tạp mà sâu sắc của nhân vật.

-Tác giả đã tạo được một tình huống truyện độc đáo để nhân vật bộc lộ
những phẩm chất, tính cách; cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh
sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc; đối thoại hấp dẫn, ấn tượng;

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế qua dòng độc thoại nội tâm, ngôn ngữ
mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn và có sự gia công sáng tạo của nhà
văn.
3. Kết bài

You might also like