Muc 020010 - Don Dep Mat Bang Phuc Vu Thi Cong

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHỈ DẪN KỸ THUẬT

MỤC 020010: DỌN DẸP MẶT BẰNG PHỤC VỤ THI CÔNG

TƯ VẤN THIẾT KẾ:

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng


Việt Nam – CDC
Tòa nhà CIC-CDC, Số. 37 Lê Đại Hành, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tel:+84.4. 3976 0402
Fax:+84.4.3976 3122

PHIÊN BẢN: 002 - 0516


MSCT:

MỤC LỤC

1. Những vấn đề chung.......................................................................................................2

1.1. Phạm vi áp dụng của mục....................................................................................................2

1.1. Các mục và tài liệu liên quan...............................................................................................2

1.2. Các định nghĩa.....................................................................................................................2

1.3. Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng..................................................................................2

2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác dọn mặt bằng..................................................2

2.1. Các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác dọn mặt bằng..........................................................2

2.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với việc phá dỡ hoặc di chuyển các công trình ngầm, hạ tầng kỹ
thuật ngầm đang hoạt động.........................................................................................................3

2.3. Các yêu cầu về việc đóng cọc tiêu để định vị các khu vực trên mặt bằng trước và sau khi
thu dọn mặt bằng.........................................................................................................................3

3. Thực hiện.........................................................................................................................3

3.1. Dọn dẹp, phát quang và đào bỏ cây cối...............................................................................3

3.2. Dỡ bỏ các công trình hoặc kết cấu.......................................................................................4

3.3. Bảo vệ các kết cấu và công trình được giữ lại.....................................................................8

3.4. Bốc dỡ, vận chuyển và tập kết phế thải xây dựng...............................................................8

3.5. Di chuyển các kết cấu hạ tầng công cộng ra khỏi phạm vi công trường.............................9

HẾT MỤC 020010...................................................................................................................10

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:1


MSCT:

1. Những vấn đề chung

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:2


MSCT:

1.1. Phạm vi áp dụng của mục

Phạm vi chương này đưa ra các chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần đạt được đối với công
tác chuẩn bị mặt bằng, phát quang đốn bỏ cây cối, phá dỡ công trình cũ, bảo vệ các công trình
cũ được giữ lại…

1.1. Các mục và tài liệu liên quan

Các mục và tài liệu liên quan được liệt kê dưới đây là cần thiết cho việc áp dụng Chỉ dẫn
kỹ thuật này:

1.1.1. Mục 010010: Các yêu cầu về thủ tục hành chính

1.1.2. Mục 010020: Các yêu cầu về quản lý chất lượng

1.2. Các định nghĩa

1.3. Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

1.3.1. TCVN 4055: 2012: “Tổ chức thi công”

1.3.2. TCVN 4252: 1988: “Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công – Quy
phạm thi công và nghiệm thu”;

1.3.3. TCVN 5308: 1991: “Quy phạm kỹ thuật trong an toàn xây dựng”;

2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác dọn mặt bằng

2.1. Các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác dọn mặt bằng

Mặt bằng sau khi dọn dẹp phải đạt được các yêu cầu sau:

2.1.1. Toàn bộ các cây to, các kết cấu cũ không nằm trong danh mục được bảo vệ phải được
loại bỏ;

2.1.2. Các gốc cây phải được đào và nhặt bỏ hết rễ;

2.1.3. Các cây bụi phải được phát quang;

2.1.4. Các vật phế thải, rác (nếu có) phải được thu dọn, tập kết đúng nơi quy định và đưa ra
khỏi công trường;

2.1.5. Đối với các cây to và các công trình cũ nằm bên ngoài khu vực móng công trình thì
việc loại bỏ là không nhất thiết, có thể lập phương án bảo vệ để giữ lại;

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:3


MSCT:

2.1.6. Việc dọn mặt bằng của Nhà thầu thi công phải được Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư giám
sát và nghiệm thu như đối với các công tác xây dựng khác.

2.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với việc phá dỡ hoặc di chuyển các công trình ngầm, hạ
tầng kỹ thuật ngầm đang hoạt động

2.2.1. Tất cả các kết cấu hoặc công trình ngầm trong phạm vi dự kiến xây dựng công trình
mới, Nhà thầu thi công đều phải được xác minh và di chuyển hoặc phá dỡ trong giai
đoạn dọn mặt bằng;

2.2.2. Nhà thầu thi công chỉ được phép tác động tới các hệ thống ngầm đang hoạt động
(đường cáp điện, đường thông tin liên lạc, đường ống dẫn nước) khi đã được sự chấp
thuận bằng văn bản của các cơ quan quản lý hệ thống kỹ thuật đó. Ranh giới và tim trục
của hệ thống kỹ thuật bị đào lên phải được đánh dấu rõ ràng trên thực địa.

2.2.3. Nhà thầu thi công phải đặt biển báo, tín hiệu thích hợp tại các khu vực có tuyến ngầm
và phải cử cán bộ kỹ thuật giám sát trong suốt quá trình thi công;

2.3. Các yêu cầu về việc đóng cọc tiêu để định vị các khu vực trên mặt bằng trước và sau
khi thu dọn mặt bằng

2.3.1. Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công và các bên liên quan phải tiến hành bàn
giao cọc mốc và cọc tin trước khi tiến hành thi công theo các quy định hiện hành của
Việt Nam;

2.3.2. Sau khi bàn giao, Nhà thầu thi công phải đóng thêm các cọc phụ cần thiết cho việc thi
công của mình, nhất là các chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng…những
cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của máy thi công, phải được cố
định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi
phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công;

2.3.3. Phải sử dụng máy trắc đạc để định vị công trình và Nhà thầu thi công phải bố trí bộ
phận trắc đạc công trình thường trực ở công trường để kiểm tra và theo dõi tim cọc tiêu
công trình trong suốt quá trình thi công.

3. Thực hiện

3.1. Dọn dẹp, phát quang và đào bỏ cây cối

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:4


MSCT:

3.1.1. Trong phạm vi công trình, trong giới hạn khu đất xây dựng nếu có những cây xanh ảnh
hưởng đến an toàn của công trình và gây khó khăn cho thi công thì Nhà thầu thi công
đều phải có biện pháp kỹ thuật để loại bỏ hoặc di dời đi nơi khác;

3.1.2. Đối với các cây xanh thuộc sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước khi đốn
hạ hoặc di dời, Chủ đầu tư cần đệ trình các thủ tục pháp lý cần thiết tới các cơ quan
quản lý Nhà nước nhằm đạt được sự chấp thuận trước khi thực hiện;

3.1.3. Vị trí các cây xanh bị đốn hạ hoặc di dời đều phải được định vị trên tổng mặt bằng công
trình;

3.1.4. Đối với các cây xanh có đường kính lớn hơn 25cm, Nhà thầu cần có các biện pháp kỹ
thuật đốn hạ hoặc di dời đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và an toàn lao động theo các quy
định hiện hành của Nhà nước;

3.1.5. Nhà thầu thi công cần phải loại bỏ các bộ rễ cây trong phạm vi hố móng công trình.

3.2. Dỡ bỏ các công trình hoặc kết cấu

3.2.1. Các công tác chuẩn bị:

3.2.1.1. Nhà thầu thi công phải tuân thủ Hồ sơ phá dỡ do Đơn vị tư vấn thiết kế phá dỡ
lập đồng thời phải lập biện pháp thi công phá dỡ phù hợp các tiêu chuẩn hiện hành của
Việt Nam;

3.2.1.2. Biện pháp thi công phá dỡ của Nhà thầu thi công phải Cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt và được chấp thuận bởi Chủ đầu tư;

3.2.1.3. Trước khi phá dỡ, Nhà thầu thi công và các bên liên quan cần phải tiến hành
khảo sát đánh giá đúng tình trạng của nền móng, tường cột, dầm, sàn ...và các kết cấu
khác của hạng mục công trình cần phá dỡ. Trong quá trình khảo sát, nếu phát hiện sự sai
khác giữa Hồ sơ bản vẽ và thực tế công trường, Nhà thầu thi công phá dỡ cần thông báo
kịp thời tới Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát;

3.2.1.4. Nhà thầu thi công cần đệ trình tới Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát một báo cáo
toàn diện về biện pháp thi công nhằm đạt được sự chấp thuận, bao gồm nhưng không
giới hạn các hạng mục sau:

a. Bản vẽ mặt bằng, trên đó thể hiện các hạng mục cần phá dỡ và khoảng cách giữa
chúng đến các cấu kiện liền kề khác. Trên bản vẽ phải được thể hiện đầy đủ các kích
thước, cao độ và các mặt cắt (nếu cần thiết);
CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:5
MSCT:

b. Các tài liệu đánh giá các kết cấu sẽ bị phá dỡ bao gồm: vật liệu cấu thành, điều kiện
phá dỡ của nhà thầu, tác động ảnh hưởng đến các cấu kiện liên quan;

c. Tài liệu mô tả các biện pháp đề xuất phá dỡ. Tài liệu mô tả này phải bao gồm các mô
tả về thiết bị sử dụng, tiến độ và quy trình phá dỡ các cấu kiện;

d. Thuyết minh biện pháp phá dỡ, bao gồm: chỉ dẫn kỹ thuật và công tác an toàn lao
động của các quy trình phá dỡ đã đề xuất;

e. Kế hoạch cho việc thu gom, vận chuyển các phế thải xây dựng phát sinh trong quá
trình phá dỡ. Nhà thầu cần đề xuất các công tác quản lý phế thải xây dựng tại công
trường xây dựng và vận chuyển ra ngoài công trường xây dựng;

f. Quy trình kiểm tra, bảo trì các thiết bị phục vụ cho công tác phá dỡ;

g. Kế hoạch giám sát và kiểm tra tại công trường của các kỹ sư hiện trường của Nhà
thầu thi công phá dỡ;

h. Các biện pháp đề xuất của Nhà thầu nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bụi, chấn động trong
quá trình phá dỡ;

i. Công tác kiểm tra định kỳ các cấu kiện có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình phá
dỡ;

j. Danh sách thống kê các vật liệu, thiết bị được loại bỏ hoặc tái sử dụng;

3.2.2. Nội dung yêu cầu của bảng tiến độ của các công tác phá dỡ:

3.2.2.1. Phải chi tiết hóa các giai đoạn thi công phá dỡ từng hạng mục công trình, bao
gồm cả thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi công tác.

3.2.2.2. Nếu có sự gián đoạn hoạt động của các dịch vụ tiện ích. Nhà thầu thi công phá
dỡ cần định lượng rõ khoảng thời gian gián đoạn của các dịch vụ tiện ích trên trong
bảng tiến độ;

3.2.2.3. Phải thể hiện đầy đủ sự phối hợp giữa các công việc trong quá trình phá dỡ;

3.2.3. Tổng quan về công tác phá dỡ

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:6


MSCT:

3.2.3.1. Nhà thầu thi công phá dỡ phải tiến hành khảo sát toàn diện các hạng mục được
phá dỡ và các hạng mục được giữ lại (nếu có) nhằm xác thực sự phù hợp với bản vẽ
hiện trạng được cung cấp bởi Chủ đầu tư. Nếu phát hiện có sự khác biệt, Nhà thầu thi
công phá dỡ cần thông báo tới Chủ đầu tư và các bên liên quan bằng văn bản. Nội dung
của văn bản đó phải thể hiện được đầy đủ nhưng không giới hạn các nội dung sau:

a. Các khiếm khuyết của kết cấu như: tường không thẳng, các bộ phận kết cấu có dấu
hiệu biến dạng, các vết nứt, sự ăn mòn cốt thép…

b. Các khiếm khuyết trên bề mặt hiện trạng;

c. Các dấu hiệu lún của nền móng kết cấu hiện trạng;

d. Các điều kiện của tường ngăn chia không gian;

e. Hệ thống ảnh chụp công trình hiện trạng…

3.2.3.2. Nhà thầu thi công phá dỡ chỉ được phép tiến hành công tác phá dỡ công trình
hiện trạng trong phạm vi được yêu cầu và chỉ định;

3.2.3.3. Phải tiến hành phá dỡ một cách có hệ thống, từ cao tới thấp’

3.2.3.4. Phải hoàn thành các hoạt động phá dỡ phía trên mỗi tầng nhà trước khi tác động
tới các kết cấu chống đỡ của tầng tiếp theo;

3.2.3.5. Nhà thầu thi công phá dỡ phải tiến hành cắt các lỗ mở, lỗ cửa sao cho bằng
phẳng, vuông vắn và theo đúng kích thước yêu cầu của Hồ sơ phá dỡ đã được các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt;

3.2.3.6. Nhà thầu thi công phá dỡ phải sử dụng các biện pháp thi công ít gây ảnh hưởng
và thiệt hại nhất tới các kết cấu và bộ phận công trình được giữ lại;

3.2.3.7. Chỉ được phép sử dụng các thiết bị phát sinh nhiệt lớn hoặc tia lửa điện khi các
khu vực tiếp giáp không còn các vật liệu có thể gây cháy nổ;

3.2.3.8. Tại các không gian ẩn (đường ống nước, hộp kỹ thuật…), Nhà thầu thi công phá
dỡ phải khảo sát và đánh giá đầy đủ trước khi tiến hành công tác cắt bằng các thiết bị có
phát sinh tia lửa, nhiệt;

3.2.3.9. Phải duy trì thông thoáng tại các khu vực có sử dụng các thiết bị phá dỡ phát
sinh nhiệt lớn…

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:7


MSCT:

3.2.3.10. Phải duy trì hoạt động của hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trường
trong suốt quá trình phá dỡ các hạng mục công trình hiện trạng;

3.2.3.11. Nhà thầu thi công phá dỡ phải xác nhận rằng các hệ thống tiện ích như: điện,
nước, ga… phải được đóng ngắt trước khi tiến hành các công tác phá dỡ.

3.2.4. Biện pháp đảm bảo an toàn khi phá dỡ công trình cũ

3.2.4.1. Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện nếu đảm bảo an toàn mới sử dụng. Trong
trường hợp không xử lý được phải cắt bỏ hệ thống điện cũ và thay bằng đường điện mới
để phục vụ thi công phá dỡ;

3.2.4.2. Nhà thầu thi công phải thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các biện pháp chống
đỡ các bộ phận kết cấu có khả năng sụp đổ bất ngờ khi tháo dỡ công trình hoặc tháo dỡ
các bộ phận có liên quan đến kết cấu đó;

3.2.4.3. Nhà thầu thi công phải có các biện pháp hạn chế sự chấn động khi cắt, kéo, tháo
dỡ các kết cấu;

3.2.4.4. Khu vực tháo dỡ phải có rào ngăn và biển cấm người và các phương tiện qua
lại. Ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu;

3.2.4.5. Khi tháo dỡ về ban đêm hoặc tháo dỡ ở những vị trí không đủ ánh sáng, Nhà
thầu thi công phải bố trí đèn chiếu sáng đầy đủ. Các dây điện phải mắc vào cột riêng,
nghiêm cấm mắc vào các kết cấu công trình đang tháo dỡ;

3.2.4.6. Nghiêm cấm Nhà thầu thi công phá dỡ công trình trong các trường hợp sau:

a. Khi có gió từ cấp 5 trở lên;

b. Ở hai hoặc nhiều tầng cùng một lúc trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng;

c. Khi đang có người làm việc ở phía dưới khu vực đang tháo dỡ mà chưa có biện pháp
che chắn an toàn;

3.2.4.7. Khi tháo dỡ các hạng mục công trình ở trên cao, Nhà thầu thi công phải bố trí
các hàng rào ngăn khu vực nguy hiểm ở bên dưới và phải đặt biển cấm;

3.2.4.8. Khi tiến hành phá dỡ, Nhà thầu thi công phải có các biện pháp đề phòng các bộ
phận công trình có nguy cơ sập đổ bất ngờ. Khi cắt kết cấu ra các bộ phận nhỏ phải có
biện pháp đề phòng những bộ phận còn lại bị sập bất ngờ, đồng thời phải có các biện
pháp phòng tránh các bộ phận kết cấu bị cắt rời văng vào người;

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:8


MSCT:

3.2.4.9. Tháo dỡ các ô văng hoặc các bộ phận ở trên cao phải làm giàn giáo công tác,
trường hợp đứng trên các bộ phận kết cấu khác của công trình để tháo dỡ phải có biện
pháp đảm bảo an toàn;

3.2.4.10. Khi tháo dỡ vòm hình trụ phải tiến hành từ đỉnh xuống hai phía; tháo dỡ vòm
hình cầu hoặc cánh buồm phải phá từng dải không quá 0,5m theo vòng tròn từ đỉnh
xuống chân;

3.2.4.11. Khi tiến hành tháo dỡ vòm phải làm giá đỡ hệ thống chống đỡ vòm;

3.2.4.12. Khi phá dỡ trụ gạch hoặc các mảng tường cao hơn 1,5m đã bị hư hỏng nặng,
Nhà thầu thi công không được dùng các dụng cụ cầm tay để đục phá mà phải dùng các
thiết bị thích hợp và các biện pháp thi công đặc biệt;

3.2.4.13. Nghiêm cấm Nhà thầu thi công giật đổ tường lên sàn nhà và phá tường gạch
bằng cách đục chân;

3.2.4.14. Khi tiến hành tháo dỡ công trình bằng cơ giới, Nhà thầu thi công phải cấm
người và các phương tiện khác đi vào các lối đi lại của máy và dọc hai bên đường kéo
cáp; máy và các thiết bị phá dỡ phải đặt ngoài phạm vị sập lở của công trình. Nếu dùng
máy hoặc thiết bị kéo đổ công trình thì phải đặt cách xa công trình ít nhất là 1,5 chiều
cao công trình;

3.2.4.15. Khi phá đổ các công trình bằng phương pháp nổ mìn, Nhà thầu thi công phải
có thiết kế phá dỡ cụ thể và phải tuân theo các quy định của “quy phạm an toàn về bảo
quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ” hiện hành;

3.3. Bảo vệ các kết cấu và công trình được giữ lại

3.3.1. Nhà thầu thi công phá dỡ phải đề xuất các biện pháp bảo vệ các kết cấu và công trình
được giữ lại đồng thời đệ trình tới Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát nhằm đạt được sự
chấp thuận trước khi thực hiện;

3.3.2. Tại các bề mặt của cấu kiện tiếp giáp với các kết cấu và công trình được giữ lại cần có
các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo và hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường đến các phần cấu kiện giữ lại;

3.3.3. Trong trường hợp cần thiết, Nhà thầu thi công phá dỡ phải duy trì hệ thống chống đỡ
cho các kết cấu và công trình được giữ lại trong suốt quá trình xây dựng;

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:9


MSCT:

3.3.4. Nhà thầu thi công phá dỡ cần phải đảm bảo bịt, gia cường, đấu nối các hệ thống dịch vụ
tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng của hệ thống cho các hạng mục công trình được
giữ lại.

3.4. Bốc dỡ, vận chuyển và tập kết phế thải xây dựng

3.4.1. Trên mặt bằng tổng thể của công trường, Nhà thầu thi công phá dỡ cần bố trí đầy đủ các
khu vực tập kết phế thải xây dựng và có các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
theo đúng các quy định hiện hành;

3.4.2. Nhà thầu thi công phá dỡ cần có các biện pháp bốc dỡ phế thải vật liệu phù hợp nhằm
đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh mội trường. Có thể sử dụng vận thăng hoặc máng
trượt khi vận chuyển phế thải từ trên các tầng cao xuống khu vực tập kết;

3.4.3. Nhà thầu phải bố trí và đảm bảo các biện pháp che phủ trong quá trình vận chuyển phế
thải xây dựng từ khu vực phá dỡ đến nơi tập kết;

3.4.4. Khi tập kết phế thải trên các mặt sàn, Nhà thầu thi công cần có các biện pháp chống đỡ
nhằm đảm bảo an toàn khả năng chịu lực của ô sàn đó trong quá trình phá dỡ;

3.4.5. Nhà thầu thi công phá dỡ phải thực hiện phân loại chất thải rắn xây dựng thành các loại
đất, bùn hữu cơ; cát, đá và chất thải rắn từ vật liệu xây dựng để có biện pháp thu gom,
vận chuyển, xử lý phù hợp;

3.4.6. Nhà thầu thi công phá dỡ phải có biện pháp đảm bảo môi trường, không làm bụi bẩn, ô
nhiễm; không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ chất thải rắn
xây dựng. Khi vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải xây dựng, các phương tiện vận
chuyển không được phép để rơi vãi chất thải trên đường và phải nộp phí xử lý chất thải
xây dựng tại bãi chôn lấp theo quy định;

3.4.7. Xe vận chuyển chất thải rắn xây dựng là xe chuyên dùng, đảm bảo các yêu cầu về tiêu
chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép
lưu hành không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải khi vận chuyển. Thùng xe phải kín khít và che
chắn theo quy định. Các xe vận chuyển khi vào bãi đổ phế thải phải tuân thủ quy định
của đơn vị quản lý bãi chôn lấp chất thải xây dựng. Các phương tiện vận chuyển phế thải
xây dựng khi ra khỏi công trường xây dựng phải được rửa sạch để không gây mất vệ sinh
trên đường phố;

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:10


MSCT:

3.4.8. Đối với các phế thải xây dựng có tính chất nguy hại (amiăng..), Nhà thầu thi công phá dỡ
cần đảm bảo các công tác vận chuyển, tập kết, xử lý theo các quy định hiện hành.

3.5. Di chuyển các kết cấu hạ tầng công cộng ra khỏi phạm vi công trường

3.5.1. Nhà thầu thi công phá dỡ chỉ được phép di chuyển các kết cấu hạ tầng ra khỏi phạm vi
công trường sau khi nhận được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm
quyền khác;

3.5.2. Trước khi tiến hành di chuyển, Nhà thầu thi công phá dỡ phải xác minh và đảm bảo
rằng các hệ thống kết cấu hạ tầng đã được ngắt trong phạm vi của công trường và hệ
thống kết cấu hạ tầng mới (nếu có) đã sẵn sàng cho công tác đấu nối;

3.5.3. Nhà thầu cần đệ trình tới Chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền khác bản kế hoạch
di chuyển các kết cấu hạ tầng công cộng trong phạm vi công trường, trong đó, cần quy
định rõ thời gian ngắt và kết nối trở lại nhằm đạt được sự chấp thuận của các bên liên
quan;

3.5.4. Trong suốt quá trình di chuyển, Nhà thầu thi công phá dỡ cần có các biện pháp đảm bảo
an toàn lao động theo các quy định hiện hành;

HẾT MỤC 020010

CDC - CHỈ DẪN KỸ THUẬT – Mục 020010 Trang:11

You might also like