Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Câu 1: Gia vị là gì ? Vai trò ,công dụng và phân loại.

Gia vị là những nguyên liệu thực phẩm có tinh dầu hoặc các hợp chất hóa học cho
thêm vào món ăn để tạo nên những kích thích tích cực cho vị giác, khướu giác và thị
giác của người ăn.
Vai trò: gia vị chỉ chiếm một lượng nhỏ trong món ăn nhưng đóng vai trò quyết định
chất lượng món,giúp kích thích tiết dịch vị,làm tăng khả năng tiêu hóa của cơ thể và
giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Tác dụng của gia vị đối với món ăn:
-Gia vị khi được phối hợp với nguyên liệu chính tạo ra những giá trị cảm quan riêng
biệt trong món ăn.
Đặc tính công dụng của gia vị
-Gia vị có vai trò quan trọng trong việc làm tăng giá trị cảm quan của món ăn.Ví dụ
-Làm thay đổi mùi vị màu sắc trạng thái của thực phẩm.Ví dụ
-Làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Phân loại:
Gia vị umami
Mì chính:
Xuất xứ: Năm 1908 giáo sư Kikuae Ikeda,đại học Tokyo Nhật Bản đã chứng minh
được bằng glutamatge mà ông trích ly từ tảo biển khô đã tạo nên vị ngọt thịt cho món
canh vad nước dùng,ông đặt tên cho vị của glutamate là umami.
Tính chất: Mì chính có thành phần chính là glutamate dạng tinh thể màu trắng,không
mùi và dễ tan trong nước.
-Có tác dụng làm tăng trưởng hương vị cho món
-Không ảnh hưởng tới mùi món ăn
-Không ảnh hưởng tới màu sắc của món ăn
=>Liều lượng sử dụng mì chính hằng ngày là không xác định và sẽ tùy thuộc vào khẩu
vị của từng người.
Sử dụng: Mì chính chỉ biến đổi cấu trấu khi đun nóng liên tục trong 2gio ở 300 độ
C.Nên việc nén mì chính trước sau khi nấu không làm anhe hưởng đến tinh chất của
mì chính.Tuy nhiên đối với các món nướng cần tẩm ướp trước để gia vị được tan.Đối
với các món nước như nước dùng phở,bún nên nêm vào sau để tránh tình trạng nước
bốc hơi bớt trong quá trình nấu sẽ làm thay đổi vị ban đầu.
Gia vị ngọt
-Tạo ngọt cho món ăn như đường mật ông
-Vai trò chủ yếu là làm tăng hương vị
Làm cho món ăn có màu sắc đẹp mắt khi đun hơi cháy
Đường có vị ngọt tốt cho khí quản và lá lách
Đường còn được dùng để bảo quản thực món rán phẩm các loại mức các loại trái cây
ngâm đường
Lưu ý: khi thực hiện món rán và nướng cần cho ít đường để tránh bị cháy khét bị xẩm
màu thực phẩm sẽ có vị đắng
Ăn quá nhiều đường dẫn đến mất kiểm soát cân nặng tiểu đường,…
Gia vị mặn
Gia vị mặn: Muối,nước mắm,nước tương,mắm,…
-Được cho vào hầu hết các món ăn chế biến nhiệt và không chế biến nhiệt.
-Cung cấp khoáng chất cho cơ thể,không thể thiếu hoặc không thay thế được.
-Góp phần làm phát triển,duy trì hoạt động của tuyến nội tiết,tuyến giáp,làm cho món
ăn ngon miệng.
-Khử mùi hôi,sát khuẩn,bảo quản thực phẩm.
-Ăn quá nhiều muối dẫn đến cao huyết áp,đau tim,đột quỵ và yếu thận.
Nước mắm:
-Nước mắm là loại gia vị đặc trưng với hương vị đặt biệt.
-Nước mắm có tác dụng kích thích sự thèm ăn và kích thích tiêu hóa
-Trong nước mắm có các vitamin A,D,B12,cho nên không đun lâu nước mắm trên bếp.
Một số loại nước chấm pha từ nước mắm: nước mắm chua ngọt,nước mắm gừng,nước
mắm me,..
Nước tương
Nước tương được sản xuất bằng bánh đậu nành hoặc dầu đậu phộng(đã ép lấy dầu)
được thủy phân từ axit.
Một số ít nước tương được sản xuất bằng cách lên men hạt đậu nành tươi.Việc thủy
phân bánh dầu từ axit dễ dẫn đến in ra độc tố 3-MCPD.
-Nước tương được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn đun nấu
trực tiếp hay dùng như một loại nước chấm:nước tương chua ngọt,gà kho nước
tương,củ cải ngâm nước tương.
Người Việt chủ yếu niêm nước mắm,người Trung Hoa chủ yếu niêm nước tương.
Gia vị chua
-Các gia vị tiêu biểu:sấu,khế,me,..
-Làm tăng hương vị cho món ăn,kích thích vị giác.
-Có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng,kích thích tiêu hóa
-Thường được sử dụng để khử mùi nguyên liệu hoặc muối chua rau quả
-Uứng dụng:canh chua,sườn xào chua ngọt,..
Gia vị cay
Nhóm gia vị này thường có tác dụng tạo cảm giác cay,ấm,giúp tiêu hóa nhanh,ăn ngon
miệng.
-Có tác dụng khử tanh cho món ăn
-Cung cấp nhiều vitamin A,B,C tăng sức đề kháng cho cơ thể
-Giups cân bằng âm dương trong món ăn:cá trê chiên cùng nước mắm gừng,ốc lác hấp
gừng.
Lưu ý:không dùng gừng kho với cá tra,cá bông lau,cá hú vì sẽ có mùi rất tanh.
Các loại gia vị cay thường dùng tiêu biểu:ớt,tiêu,gừng,..
Ứng dụng:gà kho gừng,bao tử hầm tiêu,lẩu gà ớt hiểm,..
Gia vị thơm
-Gia vị tiêu biểu:quế, hồi,đinh hương,tiêu,..
-Mang lại mùi hương đặt trưng cho món ăn.
-Sử dụng hợp lí để không lấn át mùi của nglieu chính
Ứng dụng:phở,bò kho,..
Gia vị tạo màu
Gia vị tiêu biểu:bột nghệ,mật ong,đường,..
Tạo màu sắc bắt mắt cho món ăn
Sử dụng với liều lượng hợp lí để có màu sắc đẹp
Ứng dụng:cà ri,bánh xèo,..
Ngoài ra còn có gia vị hỗn hợp(bột cari.ngũ vị hương,…),gia vị rau củ(tỏi,cần tây,…)
gia vị béo,gia vị rượu,bia,..
Nước dùng
Nước dùng là sản phẩm ở trạng thái lỏng,được chế biến từ việc nấu thực phẩm với
nước tương trong đó nước chiếm thành phần khá lớn.Nước dùng để chế biến
súp,sốt.Nước dùng có thể dùng trực tiếp hoặc để chế biến các món ăn khác.
Câu 2: Nguyên liệu là gì? Phân loại và vai trò.
Vai trò:-Nguyên liệu động vật chiếm phần lớn đẻ tạo vị ngọt thịt,chủ yếu là xương
hoặc gia súc gia cầm
-Nguyên liệu thực vật chiếm tỉ lệ ít hơn,thường được cho vào sau hoặc vớt ra
trước,tránh trường hợp bị nát,nhũn do nấu quá lâu
-Gia vị tạo mùi:lá nguyệt quế,hành khô nướng,nụ đinh hương,gừng nướng,tiêu hạt.
-Các chất phụ gia cho thêm vào để trong nước:lòng trắng trứng,thịt xay,tôm nõn,sá
sừng làm cho nước ngọt.
Các món ăn chế biến bằng phương pháp nóng ướt
Nước dùng món Á
Các lưu ý để nấu nước dùng được trong:
-Không đậy nắp trong quá trình nấu
-Thường xuyên hớt bọt
-Không khuấy
-Trụng xương trước,nấu xương với nhiệt độ thường
-Giảm lửa nhỏ trong suốt quá trình nấu
-Lọc nước dùng
-Không nấu lẩu các nguyên liệu chứa nhiều diệp lục.
Câu 3: Trình bày khái niệm, đặc điểm của phương pháp om?
Khái niệm:Om là phương pháp làm chín bằng ít nước có mùi thơm của gia vị đặt trưng
nguyên liệu chín mềm.Đa số các món om có sự tham gia của gia vị chua.
Đặc điểm kỹ thuật:
-Lượng nước dùng để om tương đối ít
-Nhiệt độ đun nấu chỉ cần đun sôi nhẹ
-Thời gian nấu nhanh vì nguyên liệu đã được xào,rán qua
-Sản phẩm om chín mềm,không mát,có nước ít sánh,nỗi bậc màu và mùi thơm của gia
vị đặc trưng.
Câu 4: Trình bày khái niệm, đặc điểm của phương pháp xào?
Khái niệm:Xào là pp nấu chín thức ăn bằng cách đảo thức ăn với một ít dầu ăn mỡ
trước trên chảo nóng cùng với gia vị
Đặc điểm kỹ thuật:
-Lượng dầu mỡ dùng ít và các vật liệu phải được cắt đều,kích thước nhỏ để chín đều
nhau.
-Lượng chất béo sử dụng khoảng 10% nglieu
-Nhiệt độ xào luôn cao,time chế biến nhanh
-Thành phần thường có thêm một ít nước do thực phẩm tiết ra và nước thêm vào trong
quá trình thực hiện.
Câu 5: Trình bày khái niệm, đặc điểm của phương pháp áp chảo?

Khái niệm: Áp chảo là phương pháp nấu chín thức ăn sử dụng một lượng nhỏ dầu mỡ
vào chảo can để làm chín thực phẩm với nhiệt độ tương đối cao. Các thành phần món
ăn thường được cắt thành miếng hoặc xắt lát mỏng để có thể nấu nhanh.

Đặc điểm kỹ thuật:

-Lượng dầu mỡ dùng ít và các vật liệu phải được cắt đều mỏng bề mặt tiếp xúc với
chảo lớn,quá trình thực hiện chỉ trở mặt thực phẩm chứ không khuấy đảo nhiều lần
như xào. Thành phẩm khô ráo nước.

-Thành phẩm có vỏ màu vàng rơm đến vàng nâu nhưng màu sắc không đều khắp do bề
mặt nguyên liệu không tiếp xúc đều được với chất béo hay bề mặt dụng cụ.

-Thành phẩm có nồng độ giòn kém hơn chiên ngập dầu.

Câu 6: Trình bày phương pháp nấu nước dùng gà,vẽ quy trình ứng dụng,các lưu
ý để nồi nước dùng được trong?

Nguyên liệu:

650 gr thịt gà 2 tép tỏi

3 lít nước 2- 3 lá nguyệt quế

70 gr hành boa rô 1 gr hạt tiêu đen

110 gr hành tây 30 ml dầu ăn

55 gr cần tây Ngò rí

55 gr cà rốt
Cách làm:
Bước 1:

-Rửa sạch thịt gà với muối, chặt gà thành từng khúc nhỏ 5cm, ngâm trong nước
khoảng 30 phút để ra hết máu thì vớt ra cho ráo.

-Cho gà vào nồi nước đang sôi khoảng 20 phút, vớt ra rửa sạch lại bằng nước sạch.

-Hành tây, cà rốt, cần tây, ngò rí, hành boa rô rửa sạch, cắt hạt lựu.

Bước 2:

-Làm nóng chảo lớn với 30ml dầu ăn. Xào hành boa rô, cà rốt, cần tây, hành tây và tỏi
cho đến khi thơm.

-Sau đó thêm thịt gà, lá nguyệt quế, hạt tiêu đen, gốc ngò rí và nước vào.

-Đun sôi và hạ nhỏ lửa, đun liu riu trong 2 giờ. Hớt sạch bỏ váng mỡ bên trên mặt nồi
nước.Thêm lá ngò rí còn lại vào nồi vào khoảng 10 phút cuối cùng.

Bước 3:

Tắt bếp. Đổ nước gà lọc qua một rây lưới có lót một lớp vải bên trên. Để nước dùng
nguội hoàn toàn rồi cho các lọ thủy tinh đã được luộc qua nước sôi. Với cách nấu nước
dùng gà này, bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh 2-3 ngày hoặc ngăn cấp đông có thể
bảo quản tới 3 tháng.

Các lưu ý để nồi nước dùng được trong:

-Không đậy nắp trong quá trình nấu.

-Thường xuyên hớt bọt.

-Không khuấy.

-Trụng xương trước,nấu xương với nhiệt độ thường.

-Giảm lửa nhỏ trong suốt quá trình nấu.

-Lọc nước dùng.


-Không nấu lẩu các nguyên liệu chứa nhiều diệp lục.

Câu 7: Trình bày phương pháp nấu nước dùng bò,vẽ quy trình ứng dụng,các lưu
ý để nồi nước dùng được trong?
Phương pháp nấu nước dùng bò
Nguyên liệu
Xương ống bò: 8kg
Xương đuôi: 1kg
Tỏi tây: 100gr
Hành tây: 250g
Cần tây: 125g
Cà rốt: 125g
Tỉ lệ 2:2:1
Cà chua hộp
Tiêu đen: ~10 hạt
Nước lạnh: ~6 lít
Các loại thảo mộc:
Nụ đinh hương: 50gr
Nguyệt quế (lauries): ~2 đến 3 lá
Húng tây (thyme): 1 ít
Mùi tây (percil): 100gr
Lá nguyệt quế (bay leave)
Mùi tây (parsley): 1 ít
Cách làm
Bước 1:
Làm nóng bếp ở 350 độ C. Cho xương ống và xương đuôi bò đã rửa sạch vào ran cạn và
rang đến khi chín vàng. Mang ra chặt miếng to và cho vào khoảng 6 lít nước cùng một ít
muối, bật lửa lớn cho sôi nhanh, hớt bọt.
* Hoặc bỏ vào lò nướng để tiết kiệm thời gian ở nhiệt độ 250 độ C – 20 phút
(Có thể cho thêm ¼ cốc giấm táo để giúp xương giải phóng một số chất khoảng và
gelatin)
Bước 2:
Rửa và cắt các loại rau: cần tây, tỏi tây, hành tây, cà rốt rửa sạch
 Thái hạt lựu to.

Các loại lá thơm: nguyệt quế + húng tây + mùi tây + Bayleave + Pasley
 Bó thành bó, cùng với đinh hương, cà chua cho vào nồi nước xương bò đun tiếp.

Bước 3:
- Nêm nếm các loại gia vị sao cho vừa miệng và bỏ thêm hạt tiêu đen vào hầm cùng.
- Nước xương sôi hớt bọt và một số tạp chất “váng” nổi lên trên cùng. Sau đó đậy nắp
nồi và đun nhỏ lửa trong 6 - 8h.
- Sau khi đun xong, lọc hết váng mỡ trong nước dùng, làm nguội nhanh và bảo quản
trong ngăn mát tủ lạnh.
Bí quyết để nước dùng bò trong
 Xương bò nướng hoặc rang lên để khi nấu nước được ngọt hơn, tiết kiệm thời
gian, ra màu đẹp.
 Sau khi nướng quết tomato paste xung quanh xương để tạo mùi thơm và ra màu
đẹp.
 Các rau củ như cà rốt, hành tây cần tây và rau thơm không cho vào nồi ngay từ
đầu mà sẽ cho vào khi nồi hầm được 1 nửa thời gian, nếu cho vào đun ngay từ đầu
thì với thời gian vài tiếng liền vậy sẽ làm các gia vị đó nhuyễn ra, nồi nước dùng
sẽ không được như ý.
 Không dùng muối để nêm
 Đặc biệt không được đậy nắp trong quá trình hầm và hớt bọt thường xuyên để
nước dùng được trong

Câu 8: Trình bày nguyên liệu,phương pháp chế biến món vẽ quy trình chế biến của
một món ăn sử dụng phương pháp chiên?
Tempura tôm
Nguyên liệu:

 10 con tôm (có thể chọn tôm sú hoặc tôm thẻ đều được)
 Tinh bột khoai tây hoặc tinh bột bắp
 3 chén dầu thực vật (dầu hạt cải, dầu cám gạo, …), dầu mè giúp tạo hương vị
thơm hơn, nên kết hợp chung theo tỉ lệ dầu thực vật: dầu mè = 10:1)

Bột tempura (tỉ lệ trứng + nước: bột mì = 1:1)

 1 quả trứng
 ¾ cốc nước đá 
 1 chén bột mì đa dụng ( hoặc bột mì thường )

Nước sốt tempura

 ¾ cốc dashi ( nước súp Nhật Bản) ( hoặc bạn có thể pha theo công thức ¾ cốc
nước + 1 thìa cà phê bột dashi)
 3 muỗng canh nước tương
 2 muỗng canh rượu mirin
 2 muỗng cà phê đường
 5cm củ cải trắng bào nhẹ & vắt lấy nước cốt

Làm nước sốt tempura

Cho nước dashi, nước tương, rượu mirin và đường vào một nồi nhỏ và đun sôi. Sau đó
hạ lửa nhỏ và để liu riu cho đến khi đường tan hết, tắt bếp nhấc nồi ra và để sang một
bên.

Cách làm

Chuẩn bị tôm

Bóc vỏ và loại bỏ phần chỉ đen trên lưng tôm, sau đó rạch vài đường phía dưới, giữ và
uốn cong tôm để tôm được thẳng, nắn càng thẳng càng tốt sẽ giúp món ăn trông đẹp
mắt hơn.
Chuẩn bị dầu chiên tempura tôm

Dùng chảo hoặc nồi sâu, đun nóng 1 ½ (khoảng 3cm) dầu ăn, nhiệt độ từ 180-190 độ
C (355-360 độ F), duy trì nhiệt độ dầu sôi đều. Có thể kiểm tra nhiệt độ bằng đũa hoặc
bằng nhiệt kế. 

Cách làm bột tempura

 Rây bột vào âu lớn


 Cho trứng vào cốc nước đá lạnh, đánh mạnh hỗn hợp và loại bỏ bọt nếu có
 Đổ từ từ hỗn hợp trứng vừa đánh vào âu bột, trộn đều hỗn hợp nhưng không
trộn quá kỹ, nếu bị vón một số cục nhỏ cũng không sau. Sau khi trộn xong nên
chiên ngay.
 Rắc bột khoai tây ( hoặc bột ngô ) lên bề mặt tôm, điều này giúp tôm bám vào
lớp bột tempura tốt hơn
Bắt đầu chiên tôm tempura

 Cho tôm vào bột tempura


 Cho tôm sau khi nhúng bột vào chảo dầu đã đủ nhiệt độ cho đến khi chín vàng,
khoảng 2-3 phút. Không nên chiên lâu sẽ làm tôm quá chín, kết cấu sẽ bị dai
hoặc khô.
 Vớt tôm tempura sang dĩa có giấy thấm dầu hoặc giá đỡ cho ráo dầu thừa
 Giữa các mẻ hãy vớt các vụn bột trong dầu để tránh bị cháy và làm sậm màu
dầu
Trình bày món ăn

 Bào củ cải trắng, ép bớt nước 


 Tempura tôm ăn kèm nước chấm và củ cải trắng bào

Câu 9: Trình bày nguyên liệu,phương pháp chế biến món vẽ quy trình chế biến của
một món ăn sử dụng phương pháp hấp?
Bắp cải cuộn thịt hấp

 Nguyên liệu:
- Thịt nạc mông heo: 300g
- Bắp cải thảo: 1 bắp
- Đậu cove: 10 trái
- Hành lá: 1 nắm
- Hành tím: 4 củ
- Ớt: 4 trái
- Ngò rí: 4 – 5 cọng
- Gia vị: Tiêu, ớt bột, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước tương
 Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt nạc mông heo: rửa sạch nhiều lần với nước muối để khử mùi tanh, sau đó
băm nhuyễn.
- Bắp cải thảo: cẩn thận bóc lấy lá to (tránh để lá bị rách hoặc lá nhỏ sẽ khó cuộn)
rửa qua với nước muối loãng.
- Đậu cove: cắt bỏ 2 đầu khoảng 0.5cm, sau đó cắt đôi và rửa sạch bằng nước muối
loãng.
- Hành lá: rửa sạch, cắt khúc nhỏ khoảng nữa đốt tay.
- Hành tím: rửa sạch, lột vỏ, thái nhỏ.
- Ngò rí: cắt gốc, rửa sạch, chọn những cọng đẹp, không bị héo, gãy, để trang trí
món ăn.
- Ớt: rửa sạch, lấy 2 quả cắt một dấu cộng ở đầu quả ớt sau đó ngâm vào nước cho
ớt nở ra như hình bông hoa, để trang trí món ăn, 2 quả còn lại cắt khúc 0.5 cm
 Phương pháp chế biến:
- Bước 1: Chần lá bắp cải qua nước sôi, thêm vào 1g muối cho bắp cải được xanh
hơn.
- Bước 2: Cho hành tím, hành lá đã thái nhỏ vào ướp 15p với thịt cùng hỗn hợp gia
vị: ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa bột ớt, ½ thìa
tiêu.
- Bước 3: Gọt bỏ phần sống ở cuống lá để dễ cuộn. Sau đó cho nhân thịt và đậu
cove vào cuộn chặt và xếp cuộn bắp cải vào khay. (Cuộn tương tự cuốn chả giò)
- Bước 4: Cho vào nồi hấp cách thủy trong vào 30p thì tắt bếp.
- Bước 5: Trang trí
o Cho cẩn thận cuộn bắp cải ra dĩa tránh bị vỡ.
o Cho 3-4 cọng ngò rí và 2 quả ớt tỉa hình bông hoa lên trên.
- Bước 6: Dùng kèm với nước tương, cho nước tương 1 lượng vừa ăn ra chén, cho
thêm ớt đã cắt khúc vừa ăn vào, tùy khẩu vị mà ta gia giảm lượng ớt bỏ vào.
 Yêu cầu thành phẩm:
- Cuốn thịt mền, phần rau cải cuộn bên ngoài không bị rách.
- Thịt ẩm, mềm, vị vừa ăn, hòa với vị thơm nồng của tiêu và hành tiếm.
- Tất cả các nguyên liệu hòa quyện tạo nên món ăn độc đáo, đẹp mắt và ngon
miệng.
 Sơ đồ quy trình cách chế biến:

Câu 10: Trình bày nguyên liệu,phương pháp chế biến món vẽ quy trình chế biến của
một món ăn sử dụng phương pháp nướng?
Thịt ba chỉ cuộn nấm kim châm nướng
 Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 200g
- Nấm kim châm: 200g
- Bột bắp: 5g
- Rượu trắng: 10ml (1 muỗng canh)
- Rau salad: 1 bó
- Xả băm: 15g
- Nước lọc: 1 chén
- Gia vị: bột tỏi, hành lá, tiêu, dầu ăn, nước tương, dầu hào, mật ong …
 Sơ chế nguyên liệu:
- Bước 1:
o Cắt gốc nấm kim châm, xé nấm kim châm thành từng miếng nhỏ vừa ăn để
cuốn với thịt.
o Ngâm nấm kim châm vào chậu nước muối loãng khoảng 5p để làm sạch
nấm.
o Vớt nấm kim châm ra khỏi chậu nước và vắt ráo.
- Bước 2: Cắt gốc, lặt bỏ những lá rau salad bị sâu, sau đó rửa sạch rau với nước
muối loãng
- Bước 3:
o Có thể mua thịt ba chỉ đã cắt lát sẵn, hoặc tự thịt ba chỉ thành những lát
mỏng vừa ăn có độ dày khoảng 0.3 – 0.5cm và dài 7-10 cm và cắt theo
đúng thớ thịt.
o Rửa sạch thịt ba chỉ với nước muối loãng để khử mùi hôi.
 Phương pháp chế biến:
- Bước 1: Làm nước sốt ướp thịt, công thức pha nước sốt gồm: 7g bột tỏi, 7g sả
băm, 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước tương, 1
muỗng canh rượu trắng, 5g bột bắp và 8 muỗng canh nước lọc sau đó khuấy đều
hỗn hợp.
- Bước 2: Cho thịt vào hỗn hợp nước sốt và ướp 15-20p cho thịt thấm hết gia vị.
- Sau đó để từng lát thịt trải dài bề mặt thịt trên đĩa và đặt nấm kim châm vào, sau
đó khéo léo cuộn tròn lại.
- Bước 3: Làm nóng lò ở 180 độ C trong 5p, rồi đặt thịt vào nướng vẫn ở 180 độ C
và nướng khoảng 12-15p, khi thấy thịt cháy xém cạnh có thể tắt lò.
Tùy vào từng loại bếp nướng khác nhau mà gia giảm nhiệt độ và thời gian cho phù
hợp. Neesiu không có lò nướng, bạn có thể nướng trực tiếp trên bếp than nhưng
lưu ý phải lật mặt liên tục tránh bị cháy.
- Bước 4: Trang trí:
o Xếp các lá rau salad lên nữa bên dĩa và xếp những cuốn thịt lên nửa bên dĩa
còn lại
o Cho tương ớt và mayonnaise vào cùng 1 chén với lượng vừa ăn.
 Yêu cầu thành phẩm:
- Dù thịt nướng nhưng vẫn giữ được nước ngọt bên trong và vị mềm, thơm không bị
dai.
- Do nướng bằng thịt ba chỉ, nên phần mỡ thịt chảy ra giúp thịt luôn mềm ẩm và
không hề bị dai.
- Công thêm vị tươi ngon, ngọt thanh từ phần nấm kim châm hòa với nước sốt
nướng thịt đậm đà, khi ăn kèm cùng thịt ba chỉ tạo nên hương vị vô cùng độc đáo.
 Sơ đồ quy trình chế biến:

You might also like