Nick Leeson Và Sự Phá Sản Của Ngân Hàng Barings

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nick Leeson Và Sự Phá Sản Của Ngân Hàng Barings

 Barings Bank được thành lập năm 1762,  bởi một người nhập cư có tên
Johann Baring và trở thành một phần lịch sử của Anh. Ngay cả Nữ hoàng
Anh cũng là khách hàng của họ. Trước khi giải thể vào năm 1995, Baring
Bank từng là ngân hàng bán buôn lâu đời và có uy tín nhất London.
 Nicholas “Nick” William Leeson sinh năm 1967, là nhân viên môi giới
chứng khoán phái sinh của Ngân hàng Đầu tư Barings tại Singapore
 Leeson theo học trường cấp 3 tại Watford, cũng là nơi ông bắt đầu làm việc
tại Coutts & Company. 2 năm sau, Leeson làm cho Morgan Stanley ở vị trí
trợ lý kinh doanh. Điều này đã giúp ông có nền tảng kiến thức về thị trường
tài chính khi nó bắt đầu lớn dần tới cuối những năm 1980.
 Leeson sau đó gia nhập Barings Bank và nhanh chóng gây được ấn tượng
mạnh với giới lãnh đạo. Ông được thăng tiến vào vị trí giao dịch viên trên
sàn và đến năm 1990 trở thành quản lý tại chi nhánh Singapore, nơi Leeson
điều hành các hoạt động giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn SIMEX (Sàn
giao dịch tiền tệ Quốc tế Singapore)
 Với tinh thần làm việc hăng say, Nick Leeson đã nhanh chóng trở thành một
người nổi trội trên sàn SIMEX với các sản phẩm phái sinh. Ông được xem
như một trong những người có ảnh hưởng lớn tới thị trường
 Với ngân hàng Barings, kinh doanh theo lối cũ chưa bao giờ đem lại được số
lợi nhuận lớn như vậy. Và lúc đó, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt
động trên thị trường phái sinh có thể bán lại với giá cao hơn 200 lần. Thị
trường này cũng được đánh giá là rất nhiều rủi ro, được ví như những cuộc
đua ôtô công thức I đầy rẫy những tai nạn trên đường đua. Chính bản thân
Peter Barings đã phải thốt ra: “Thị trường mới này cần được kiểm tra và làm
chủ, đó là điều chúng tôi đang làm ở đây”. Tuy nhiên, trên thực tế Barings ở
London nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho Nicolas Leeson muốn làm gì thì làm
 Năm 1992, Nick Leeson đã tự ý thực hiện một số thương vụ đầu cơ; mang
về cho ngân hàng khoản lợi nhuận 10 triệu bảng Anh, tương đương 10% lợi
nhuận hàng năm của ngân hàng và bản thân anh ta được thưởng 130.000
bảng, ngoài tiền lương 50.000 bảng Anh năm đó
 Những vụ đầu cơ kế tiếp lại thua lỗ và Nick Leeson phải dùng tài khoản
88888 – một tài khoản nội bộ của ngân hàng dùng để xử lý những vụ sai sót,
nhầm lẫn trong giao dịch – để che giấu những khoản lỗ đó. Ông giải thích
rằng tài khoản trên được mở với mục đích sửa lỗi sai do một nhân viên thiếu
kinh nghiệm trong nhóm gây ra
 Cùng thời điểm đó, Leeson đã giấu hết những chứng từ khỏi kiểm toán pháp
định của ngân hàng và biến hoạt động kiểm soát nội bộ của Barings trở nên
vô dụng
 Sai lầm lớn của Ngân hàng Barings là cho phép anh ta vừa làm nhà kinh
doanh chính (chief trader) vừa chịu trách nhiệm thu xếp tiền bạc cho các
thương vụ – hai công việc lẽ ra phải do hai nhân viên khác nhau đảm nhiệm
để tăng khả năng giám sát => Có điều kiện để giấu kín những vụ làm ăn thua
lỗ của mình
 Vào cuối năm 1992, số tiền thất thoát từ tài khoản này là 2 triệu bảng Anh,
tăng lên tới 208 triệu bảng vào cuối năm 1994,gần bằng 50% vốn của
Barings
 Ngày 16/1/1995, với mục đích “gỡ gạc” các khoản thua lỗ, Leeson đã mở
một hợp đồng chứng khoán hai chiều short straddle (bán các hợp đồng
quyền chọn và kỳ vọng giá ổn định, nếu giá biến động tăng hoặc giảm mạnh
thì lỗ càng nhiều và lỗ không giới hạn) trên sàn chứng khoán Singapore và
sàn chứng khoán Nikkei (Nhật Bản) với kỳ vọng rằng thị trường chứng
khoán Nhật Bản sẽ không thay đổi nhiều trong ngắn hạn
 Sáng sớm ngày 17-1-1995, trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Kobe. Chỉ số
chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản (tương tự chỉ số Dow Jones) bất ngờ sụt
thấp trong khi Nick Leeson lại đặt cược là lên. Chỉ số Nikkei giảm hơn 1000
điểm chỉ sau 1 đêm. Với niềm tin rằng chỉ số Nikkei sẽ sớm phục hồi,
Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lên đến 180 nghìn
bảng Anh khiến tổng số tiền tung ra lên tới 21 triệu euros, nhưng điều đó
không xảy ra
 Hơn một tháng sau, ngày 23-2-1995, anh ta để lại mấy dòng chữ “Tôi xin
lỗi” rồi đào tẩu khỏi Singapore.
 Thị trường tiếp tục sụt giảm, khoản lỗ tới 827 triệu bảng, tương đương 1,4 tỷ
đôla, lớn gấp đôi số vốn kinh doanh của ngân hàng.
 Barings Bank London đã phải chuyển khẩn 835 triệu USD cho Barings
Singapore trong tháng 1 và 2 để trang trải cho số tiền ký quỹ bổ sung ở
SIMEX. Trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ có 635 triệu USD.
 Sau nỗ lực “cứu nguy” không thành của Ngân hàng Trung ương Anh Quốc,
Ngân hàng Barings tuyên bố phá sản vào ngày 26-2-1995.
 Sau khi bị phá sản, Barings Bank bị bán cho ING, Tập đoàn Tài chính có trụ
sở tại Hà Lan, với giá tượng trưng là 1 bảng, do đó ING đã “lãnh” hết khoản
nợ của Barings Bank. Kết thúc số phận của một ngân hàng có hơn 250 năm
tuổi ra đời năm 1762 và để lại một bài học lớn cho các ngân hàng khắp thế
giớI
 Trong lúc xếp hành lý, Leeson còn gọi điện thoại cho một người bạn và nói:
“Người ta đã để cho tôi đánh bạc và bây giờ lại muốn để mình tôi phải
chịu trách nhiệm sao”. Cảnh sát ở đây đã được báo trước sau khi nhân viên
bán vé cho Leeson phát hiện ra anh. Đầu đội chiếc mũ chơi bóng chày, trên
tay cầm quyển truyện trinh thám, Leeson bước xuống máy bay với một vẻ
thanh thản. Leeson nói ngắn gọn với cảnh sát đứng đó: “Tôi là người mà
các ông đang truy tìm”.
 Người ta nói rằng anh đã khai với các nhà chức trách Đức hầu hết sự thật.
Đủ đến mức dù bị giam ở Frankfurt, Leeson vẫn nhận được nhiều đề nghị ký
hợp đồng làm việc của những ngân hàng quốc tế lớn nhất
 Nick Leeson bị bắt ở sân bay Frankfurt (Đức) và di lý về Singapore ngày 20-
11-1995 để ra tòa về tội lừa đảo cũng như quy mô to lớn của những thiệt hại
mà anh ta gây ra. Tòa án tuyên anh ta phạm hai tội “lừa dối Ngân hàng
Barings và cơ quan chứng khoán Singapore” và “làm giả giấy tờ tài liệu”.
 Nick Leeson bị xử sáu năm rưỡi tù giam ở nhà tù Changi Singapore, nhưng
đến năm 1999 thì anh ta được ân xá do bị chẩn đoán bị ung thư ruột kết
Tài liệu tham khảo
https://thesaigontimes.vn/de-nhan-vien-lua-ngan-hang-chao-dao/
https://ndh.vn/quoc-te/nhan-vien-28-tuoi-nick-leeson-khien-ngan-hang-barings-
sup-o-nhu-the-nao-1237513.html
http://truongnganhang.edu.vn/Portals/0/users/bt02/072018/04/1.1%20Case
%20BaringsBank%20(IN).pdf

You might also like