So N Văn 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỒNG CHÍ

Mỗi tác giả khi đặt bút cho một tác phẩm là viết cho thời đại đó nhưng cũng là viết cho độc giả, cho bạn đọc,
cho hậu thế sau này, chính là chúng ta. Với Chính Hữu, đó là "Đồng chí". Cuộc sống của mỗi người sẽ được
chia làm rất nhiều mối quan tâm: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức ta cần biết quan tâm phát triển
bản thân trước, rồi đến gia đình và cuối cùng là đóng góp cho đất nước, cho xã hội. Thế nhưng có những thời
điểm ta cần biết gạt đi mưu cầu hạnh phúc cá nhân để bảo vệ độc lập dân tộc, đó là khi đất nước rơi vào hoàn
cảnh éo le, cần sự đứng lên của mỗi con người. Ở bất cứ thời đại nào, hoàn cảnh nào ta cũng cần có đồng chí
trong tất cả quá trình phát triển của con người. Nếu như ngày xưa, những người lính trong thơ Chính Hữu là
đồng chí trên mặt trận cách mạng, cùng nhau kháng chiến thì ngày hôm nay, tất cả chúng ta vẫn đều là đồng chí
của nhau. Tất cả mọi người, từ bộ trưởng, nhà trường, giáo viên đến phụ huynh và học sinh, ai nấy đều cùng
chung một lí tưởng là theo đuổi một cách học Ngữ Văn phù hợp, tìm lại niềm đam mê văn học trong mỗi học
sinh. Cách đây bảy, tám chục năm, nhờ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ mà cả đất nước đã cùng
đứng lên để bảo vệ độc lập dân tộc thì ngày hôm nay, sẽ có rất nhiều lời kêu gọi khác để kiến thiết và phát triển
đất nước. Và lời kêu gọi cái cách giáo dục của bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Kim Sơn cũng như vậy. Là một
học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu học sinh phải chính là người chủ động nhất, hăng hái nhất
trong công cuộc này. Tất cả sẽ là những người đồng chí cùng chung một lí tưởng, luôn có nhau, luôn đồng hành
cùng nhau để học tập và rèn luyện bản thân tốt hơn và cùng nhau phát triển đất nước

CHỊ EM THÚY KIỀU


“ Đầu lòng hai ả tố nga” Chỉ mới là một câu thơ đầu thôi mà đã toát lên sự tài tình khi dùng ngôn ngữ của kì tài
diệu bút Nguyễn Du. “Đầu lòng” là từ thuần việt, “ả” là từ địa phương, khẩu ngữ chỉ người phụ nữ, người con
gái xưa, còn “tố nga” lại là từ Hán Việt. Sự kết hợp tài tình về ngôn ngữu này dường như đã làm cho câu thơ
mềm ra, duỗi ra vậy! Người chưa xuất hiện mà đường như bóng dáng đang thấp thoáng qua tấm màn mỏng gợi
một vẻ đẹp bí ẩn chưa khám phá. Càng tò mò, ta càng muốn khám phá vẻ đẹp của hai ả tố nga và chỉ biết là tố
nga tức người con gái đẹp nhưng chưa biết đẹp thế nào. Thế mà Nguyễn Du lại như muốn kéo dài thêm thời
gian, khiến người đọc càng nóng lòng muốn biết rõ mặt, ngắm nhìn hai ả tố nga ấy. Nguyễn Du kéo dài thời
gian bằng cách giới thiệu chi tiết hơn nữa: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần.”
Cách giới thiệu 2 nàng Kiều thật tinh tế biết bao! Vừa giản dị, đời thường, như lời ăn tiếng nói hàng ngày mà
sao cũng thật uyên bác, dễ đi vào lòng người. “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, vẻ đẹp của hoa mai dường như
không riêng Nguyễn Du ngợi ca, trân quý, bởi ca dao dân ca ta từng có câu: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”
(Một đời cúi đầu bái phục vẻ đẹp của hoa mai). Nói vậy để ta thấy vẻ đẹp của loài hoa mai này đã đi vào con
tim, vào đường gân sớ thịt của con người Việt Nam bao đời. Quả không ngoa khi nói cụ Nguyễn Du thực sự là
bậc thầy nghệ thuật miêu tả! Với bút pháp ấn dụ tinh tế, lối viết ước lệ tượng trưng trong văn chương cổ kì tài,
lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp người thiếu nữ cũng như việc sử dụng điêu luyện nghệ thuật
tiểu đối đã toát lên cho câu thơ một nét đẹp trang trọng, làm nổi bật vẻ đẹp lưu phong hồi tuyết những những
trang tuyệt thế giai nhân. Cách ngắt nhịp 3-3 không chỉ tạo âm hưởng hài hoà cho bài thơ mà còn gợi tả được vẻ
đẹp thiều nhan nhã dung, cân xứng, hài hoà. Người đã đẹp về hình thể rồi mà còn đẹp cả bên trong tâm hồn
nữa! Mai và tuyết khiến con người ta hình dung cả hai nàng “tố nga” đều có cốt cách thanh cao như mai và tinh
thần, phẩm hạnh trong trắng sáng ngời như tuyết trắng. Chắc hẳn, dưới ngòi bút biết nói đó, Nguyễn Du đang
ngầm bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng với 2 nàng kim chi ngọc diệp hay sao! Để khép lại những lời thơ tả
chung về hai Kiều, cụ đã khẳng định lần nữa: “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” Cách sử dụng thành
ngữ dân gian đã làm toát lên vẻ đẹp hoàn mĩ đến mức lí tưởng của hai người con gái “đến tuần cập kê”. Lời
xuýt xoa được nhà thơ chia đều cho cả hai, cả hai không giống nhau, mỗi người một nét riêng nhưng nét nào
cũng quốc sắc thiên hương, tài sắc vẹn toàn. Lồ lộ từ trang sách ra ngoài đời thực, ngày nay, người phụ nữ lại
càng được nâng cao vị thế trong xã hội hơn. Những cuộc thi hoa hậu đem lại cho người phụ nữ sự công nhận
theo thước đo quy chuẩn, khoa học chứ không chỉ mang gam màu ước lệ như Kiều ngày xưa. Giống như Kiều,
họ được trân trọng. Họ có nhan sắc, có tài năng, có đức hạnh nên họ có cuộc sống ấm êm, an nhàn, hạnh phúc.
Lật lại trang sách, liệu Thuý Kiều Thuý Vân có được tận hưởng điều đó không? Rồi đây cuộc đời hai ả tố nga sẽ
ra sao? Chỉ mới là những câu thơ tả khái quát thôi mà sao hai Kiều hiện lên thật đẹp, gợi lên biết bao trăn trở
cũng như tốn biết bao giấy mực của những con người yêu quý, trân trọng vẻ đẹp đó! Đằng sau những lời thơ
đậm nét miêu tả, ta không thể không rung động được trước vẻ đẹp khuynh quốc khuynh thành của hai chị em
Kiều. Phải chăng, dưới ngòi bút đó còn chứa đựng một niềm yêu mến, trân trọng khôn tả của đại thi hào
Nguyễn Du trước vẻ đẹp nhan sắc thanh tao cũng như cốt cách cao quý của người phụ nữ xưa. Quả là không có
một gam màu nào, hoạ sĩ nào có thể lột tả được vẻ đẹp đó như bậc thầy Nguyễn Du.

You might also like