LSĐ Ufm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Điều kiện lịch sử, chủ trương và nhận thức của Đảng

- Điều kiện lịch sử


Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ở các nước hệ thống tư bản chủ
nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên gay
gắt và phong trào của quần chúng dân cao.
Chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện. Chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính của
những thế lực phản động nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến
tranh xâm lược bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phát xít cầm
quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau tạo thành khối trục Berlin,
Roma và Tokyo ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và
thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô nhằm hi vọng đẩy lùi phong trào cách mạng
vô sản đang phát triển mạnh mẽ. Như vậy có thể thấy rằng nguy cơ chủ nghĩa
phát xít và chiến tranh thế giới lúc này đang đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình
và an ninh quốc tế.
Trước tình hình đó Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Moskava
vào tháng 7/1935, đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng
Phong dẫn đầu đã tham dự đại hội. Đi cùng có Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng
Văn Nọn. Đại hội đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và
nhân dân lao động trên thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói
chung mà là chủ nghĩa phát xít.
( Mặt trận dân chủ Pháp thắng thế trong chính phủ Pháp và ban hành nhiều
quyền tự do, dân chủ có những quyền áp dụng thuộc địa, trong đó có VN)Đại
hội đã vạch ra được nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản giành chính
quyền mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân
chủ và hòa bình. Để thực hiện được nhiệm vụ cấp bách đó, các Đảng cộng sản
và nhân dân các nước trên thế giới phải thống nhất lại hàng ngũ, đội ngũ của
mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do,
dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống. Đối với các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa, Đại hội đã chỉ rõ do tình hình thế giới và trong nước thay đổi nên vấn
đề lập Mặt trận Thống Nhất chống Đế quốc có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt
- Chủ trương của Đảng
Chủ trương của đảng cũng được thề hiện trong Hội nghị trung ương 2 (1936),
Hội nghị trung ương 3 (1937), Hội nghị trung ương 4 (1937), Hội nghị trung
ương 5 (1938)
Những sự kiện chính trị ở Pháp đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Đông Dương. Căn
cứ vào đường lối của Quốc tế Cộng sản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của cách
mạng Đông Dương, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 năm
1936 (sau đó được hội nghị Trung ương các năm 1937 và 1938 bổ sung, phát
triển) vạch rõ: nhiệm vụ cách mạng Đông Dương lúc này phải đứng trong Mặt
trận dân chủ và hòa bình thế giới chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.
Hội nghị quyết định tạm thời chưa nêu ra khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và
giai cấp địa chủ, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Hội nghị chủ
trương lập Mặt trận nhân dân phản đế, sau đổi thành Mặt trận dân chủ nhằm tập
họp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ đấu tranh cho mục tiêu trực tiếp trước mắt
là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do,
dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Về hình thức tổ chức quần chúng và phương pháp đấu tranh, Trung ương Đảng
chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang hình thức tổ
chức công khai hợp pháp và nửa hợp pháp; triệt để lợi dụng những khả năng hợp
pháp và nửa hợp pháp để tuyên truyền, tổ chức quần chúng. Đồng thời củng cố
và phát triển các tổ chức bí mật của Đảng; kết hợp đẩy mạnh những hoạt động
không hợp pháp để phát triển cuộc vận động Mặt trận dân chủ và đẩy mạnh
phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Hội nghị Ban chấp hành trung
ương Đảng tháng 3/1938 nhấn mạnh “lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một
nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại”.
- Nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ phản đế và điền
địa
Trong văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới” được công bố vào
tháng 10/1936, Đảng đã nêu lên một quan điểm mới như sau: “Cuộc dân tộc giải
phóng không nhất thiết phải kết chặt chẽ với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là
không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển CM điền địa,
muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có
chỗ không xác đáng”. Vì tuy hoàn cảnh thực hiện bắt buộc nếu nhiệm vụ chống
đế quốc là cần thiết cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan
trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc thì có thể trước tập trung đánh đổ đế
quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa. Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa
và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong
mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ
trang bạo động, đấu tranh kịch liệt, đồng thời vì muốn tăng thêm lực lượng đấu
tranh chống đế quốc cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. “Nói tóm lại,
nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì
phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn
địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà
đánh cho được toàn thắng”. Đấy là nhận thức mới của ban chấp hành Trung
ương phù hợp với tinh thần cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo và bắt đầu khắc phục được những hạn chế của Luận cương
chính trị tháng 10/1930 do Trần Phú soạn thảo
Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc vận động dân chủ diễn ra trên quy mô rộng
lớn, lôi cuốnđông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh
phong phú.

Nắm cơ hội Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp quyết định trả tự do một số tù
chính trị,thi hành một số cải cách xã hội cho lao động ở các thuộc địa Pháp và
cử một uỷ ban điều tra thuộc địa đến Đông Dương, Đảng phát động phong trào
đấu tranh công khai của quần chúng, mở đầu bằng cuộc vận động động lập “Uỷ
ban trù bị Đông Dương đại hội” nhằm thu thập nguyện vọng quần chúng, tiến
tới triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân Đông Dương. Hưởng ứng chủ trương của
Đảng, quần chúng tổ chức các cuộc míttinh, để tập hợp “dân nguyện”
Ngày 5/5/1937 Tổng Bí thư Hà Huy Tập xuất bản cuốn Tờrốtxky và phản cách
mạng, phêphán những luận điệu “tả” khuynh của các phần tử Tờrốtxky ở VN
như Tạ Thu Thâu, HồHữu Tưởng… góp phần xây dựng Đảng về tư tưởng, chính
trị và tổ chức.

Tổng Bí thư Hà Huy Tập


Các báo chí tiếng Việt và tiếng Pháp của Đảng, Mặt trận dân chủ Đông Dương
ra đời
Nhiều sách chính trị phổ thông được xuất bản để giới thiệu chủ nghĩa Mác-
Lênin và chínhsách mới của Đảng
Theo sáng kiến của Đảng, Hội truyền bá quốc ngữ ra đời. Từ cuối 1937, phong
tràotruyền bá quốc ngữ phát triển mạnh. Hội nghị Trung ương Đảng (29-
30/3/1938) quyếtđịnh lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương để tập hợp rộng rãi lực
lượng, phát triển phongtrào. Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng
Bí thư của Đảng.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ


Năm 1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ xuất bản cuốn sách Tự chỉ trích, thẳng
thắn chỉrõ những sai lầm, khuyết điểm, nêu rõ những bài học cần thiết trong lãnh
đạo, chỉ đạo củaĐảng
Đó là tác phẩm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn về xây dựng Đảng, tự phê bình và
phêbình để nâng cao năng lực lãnh đạo và bản chất cách mạng của Đảng.
Tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcova (Liên Xô) trở lại Trung Quốc.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939) thực dân Pháp đàn áp
cáchmạng, Đảng rút vào hoạt động bí mật. Cuộc vận động dân chủ kết thúc.
(Trong quá trình đấu tranh, Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm
trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo
quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.)Qua lãnh đạo phong trào giai đoạn
1936 – 1939, Đảng tích lũy thêm nhiều kinhnghiệm mới , đó là kinh nghiệm về
chỉ đạo chiến lược: giải quyết mối quan hệ giữa mụctiêu chiến lược và mục tiêu
trước mắt; về xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi phùhợp với yêu cầu của
nhiệm vụ chính trị , phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểmnhất; về kết hợp
các hình thức tổ chức bí mật và công khai để tập hợp quần chúng và cáchình
thức, phương pháp đấu tranh: tổ chức Đông Dương đại hội, đầu tranh nghị
trường,trên mặt trận báo chí, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, bãi công lớn của
công nhân vùngmỏ (12/11/1936)
Ý nghĩa:
Cuộc vận động dân chủ 1996 - 1939 đã làm cho trận địa và lực lượng cách mạng
được mở
rộng ở cả nông thôn và thành thị.
Một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.

You might also like