Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài 12: KỸ THUẬT XOA BÓP BẤM HUYỆT

Mục tiêu
1. Trình bày được chỉ định và chống chỉ định của xoa bóp bấm huyệt
2. Kể đúng tên các động tác tác dụng lên từng vùng cơ thể
3. Thực hiện đúng các động tác.

12.1. Đại cương


Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp vật lý tác dụng lên da, cơ, xương-khớp và huyệt trực
tiếp bằng lực của bàn tay. Mục đích là làm thông kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thông, làm tăng
tuần hoàn mạch máu dưới da, dãn cơ mềm khớp, kích thích thần kinh, kích thích hệ miễn dịch
của cơ thể để phòng và điều trị bệnh.
12.2.Nguyên tắc xoa bóp
* Chỉ định: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, tăng huyết áp, hen phế quản, viêm khớp dạng
thấp, liệt, đau lưng-thắt lưng, đau thần kinh vai gáy, vẹo cổ, rối loạn tiêu hóa.
* Chống chỉ định: Lao xương, lao cột sống, loãng xương, bệnh đa u tủy xương.
* Phương pháp bổ, tả
Bổ: động tác xoa bóp nhẹ nhàng, từ từ và cùng chiều đường kinh.
Tả: động tác xoa bóp nhanh, mạnh và ngược chiều dương kinh.
* Thời gian và cường độ
Xoa bóp từng vùng khoảng 5-10 phút, toàn thân: 30 phút. Nếu sau mỗi lần xoa bóp, bệnh
nhân cảm thấy uể oải, mỏi nhừ khắp người là lượng kích thích xoa bóp bấm huyệt quá ngưỡng
chịu đựng; hoặc bệnh nhân không có cảm giác gì cả là chưa đạt ngưỡng kích thích; cả hai trường
hợp này cần điều chỉnh lại lực và thời gian xoa bóp.
* Liệu trình điều trị: Từ 7-10 lần, nghỉ 5-7 ngày giữa 2 liệu trình. Bệnh cấp tính: 1
lần/ngày, bệnh mãn tính: cách nhật hoặc vài ngày một lần
12.3.Kỹ thuật xoa bóp
12.3.1. Các kỹ thuật tác động lên da
Xát :Dùng gan bàn tay, mô ngón cái hoặc mô ngón út di chuyển trên da bệnh nhân theo
một hướng. Vị trí: toàn thân.
Xoa:Dùng gan bàn tay, mô ngón tay cái, mô ngón út hoặc 5 đầu ngón tay di chuyển tròn
trên da bệnh nhân. Vị trí: bụng, lưng, vùng bị viêm.
Miết:Dùng ngón tay cái hoặc trỏ di chuyển trên da hoặc kéo căng da bệnh nhân theo
hướng lên xuống hoặc sang phải, sang trái. Vị trí: Đầu, bụng, ngực.
Phân:Dùng mô ngón cái hoặc các đầu ngón tay di chuyển trên da bệnh nhân từ một chỗ ra
hai bên theo hướng ngược nhau. Vị trí: đầu, mặt, ngực lưng.
Hợp:Làm ngược lại với phân.
Véo :Dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp và kéo da bệnh nhân lên. Vị trí: đầu, lưng, trán.
Vị trí: Đàu, lưng, trán.
Phát :Khép kín các ngón tay, bàn tay hơi khum lại, vỗ từ nhẹ đến mạnh vào chỗ đau của
bệnh nhân. Vị trí: Vai, tay, chân, thắt lưng, bụng.
12.3.2. Các kỹ thuật tác động lên gân cơ
Day: Dùng mô ngón cái, mô ngón út hoặc gốc gan bàn tay ấn hơi mạnh xuống da và di
chuyển chặt váo da theo hình vòng tròn. Vị trí: toàn thân nơi có nhiều cơ hoặc vùng đau nhức.
Đấm:Nắm tay lại thành hình quả đấm nhưng hở lòng bàn tay, dùng mô ngón út hay gan
bàn tay đám vào chỗ đau. Vị trí: lưng, mông, đùi, vùng có nhiều cơ bắp hoặc vùng co cơ.
Bóp:Dùng bàn tay hoặc các ngón tay bóp và kéo bắp thịt của bn lên. Vị trí: cổ, gáy, vai,
nách, lưng, mông, bàn chân.
Chặt:Duỗi thẳng bàn tay, dùng mô ngón út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Có thể dùng 2
tay thay đổi lên xuống liên tục. Vị trí: lưng, mông, đùi.
Lăn:Dùng mu bàn tay và mô ngón út hay dùng các khớp bàn ngón ấn nhẹ lên bắp thịt và
vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay qua về để lăn lần lượt các khớp bàn ngón từ ngón tay út đến
ngón tay trỏ trên vùng bị bệnh. Vị trí: vùng có nhiều bắp thịt hoặc vùng bị đau.
Vờn:Dùng lòng bàn tay bao lấy 2 bên phía vùng bị bệnh rồi di chuyển 2 tay ngược chiều
nhau. Vị trí: tay, chân, lưng, sườn.
Bật:Dùng ngón tay cái và ngón trỏ hoặc cả 4 ngón đặt vào nơi gân cơ , bóp và bật ngón
tay cái làm cho gân cơ trược lên bốn đầu ngón tay kia. Vị trí: các gân cơ.
12.3.3. Các kỹ thuật tác động lên xương, khớp
* Rung: Bệnh nhân ngồi thẳng, hơi nghiêng người về phía đối diện với thầy thuốc, tay
buông thỏng. Thầy thuốc đứng dùng 2 bàn tay nắm cổ tay bn kéo hơi căng và dùng sức rung từ
nhẹ đến mạnh, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai, vừa rung vừa di chuyển cánh tay lên
xuống, sang phải sang trái. Vị trí: Tay.
* Vê: Dùng ngón tay cái và trỏ đặt 2 bên thân ngón tay hoặc ngón chân vừa vê theo
hướng thẳng trục vừa kéo. Vị trí: ngón tay, ngón chân.
* Vận động: Tùy từng khớp.
- Khớp đốt sóng cổ: Một tay để ở cằm, một tay để ở chẩm, 2 tay vận động ngược chiều
nhau một cách nhẹ nhàng lên xuống hoặc sang phải trái.
- Khớp vai: Một tay cố định phía trên khớp vai, tay kia cầm cánh tay của người bệnh vận
động và quay khớp vai.
- Khớp cột sống thắt lưng: BN nằm nghiêng, chân trên hơi co, chân dưới duỗi thẳng, tay
phía dưới gối đầu hoặc để trước mặt, tay phía trên để quặt ra sau lưng. Thầy thuốc đặt 1 cẳng tay
ở mông bn, một cẳng tay ở rãnh delta ngực. Hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ
nhàng rồi đột ngột vận động mạnh.
12.3.4. Các kỹ thuật tác dụng lên huyệt
Day: Giống như day lên bắp thịt nhưng chỉ dùng đầu ngón tay hoặc ngón trỏ tác động lên
huyệt. Vị trí: huyệt ở vùng cơ dày hoặc có hiện tượng co cứng.
Bấm: Dùng đầu móng tay của ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt tăng dần cho đến khi
người bệnh cảm thấy căng tức nặng thì dừng lại. Vị trí: huyệt Nhân trung, Thập tuyên, a thị
Điểm: Dùng đầu ngón tay cái hay trỏ ấn thẳng vào góc huyệt.
Ấn: Như điểm nhưng không thẳng góc với huyệt.
Bóp: Như phương pháp tác động lên bắp thịt nhưng bằng ngón tay cái và trỏ.
Bật: Như phương pháp tác động lên bắp thịt nhưng bằng ngón tay cái và trỏ.

You might also like