Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ II

Câu 1: Công thức hóa học của Clorua vôi là

A. NaClO. B. CaOCl2. C. NaCl. D. HCl.

Câu 2: Công thức cấu tạo của phân tử oxi là

A. O=O. B. O–O. C. O≡O. D. O→O.

Câu 3: Chất nào sau đây được ứng dụng dung để tráng phim ảnh?

A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr.

Câu 4: Khi đun nóng, tinh thể iot chuyển trạng thái từ rắn sang khí mà không qua trạng thái lỏng. Hiện

tượng này được gọi là

A. sự đông tụ. B. sự kết tinh. C. sự thăng hoa. D. sự bay hơi.

Câu 5: Công thức hóa học của muối sắt (III) sunfat là

A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeS. D. FeCl2.

Câu 6: Cho dãy các axit halogenhiđric: HF, HCl, HBr, HI. Chất có tính axit mạnh nhất là

A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.

Câu 7: Tên gọi của khí H2S là

A. Hiđro sunfua. B. Axit sunfuhiđric. C. Lưu huỳnh đioxit. D. Axit sunfuric.

Câu 8: Dung dịch axit sunfuric loãng không tác dụng với chất nào sau đây?

A. quỳ tím. B. Fe. C. CuO. D. Ag.

Câu 9: Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF.

Câu 10: Để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch KCl, ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. dung dịch BaCl2. B. quỳ tím. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaCl.

Câu 11: Hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. HClO. B. HClO2. C. HClO3. D. HClO4.

Câu 12: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí thu được bao gồm

A. CO2 và SO2. B. H2S và CO2. C. SO2. D. CO2.

Câu 13: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. đốt trong lò kín. B. xếp củi chặt khít. C. thổi hơi nước. D. thổi khí khô.

Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, để pha loãng H2SO4 đậm đặc, người ta tiến hành theo cách nào trong

các cách sau đây?

A. Cho nhanh nước vào axit, khuấy đều. B. Cho từ từ axit vào nước, khuấy đều.

C. Cho từ từ nước vào axit, khuấy đều. D. Cho nhanh axit vào nước, khuấy đều.
Câu 15: Kim loại X phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng và với dung dịch H2SO4 đặc, nóng đều thu

được muối Z. Kim loại X có thể là

A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Fe.

Câu 16: Nước Gia-ven có tính tẩy màu là do muối X có tính oxi hóa mạnh. Muối X có công thức là

A. NaCl. B. NaClO3. C. NaClO. D. CaOCl2.

Câu 17: Trong quá trình sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện Sông Hậu có tạo ra một số khí thải như:

H2S, SO2,…. Để xử lý các khí thải này, người ta thường dùng

A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch H2SO4.

Câu 18: Thuốc thử để nhận ra iot là

A. hồ tinh bột. B. nước brom. C. phenolphthalein. D. Quì tím.

Câu 19: Cho 150 ml dung dịch BaCl2 2M tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2SO4, thu được m gam kết

tủa. Giá trị của m là

A. 29,55. B. 59,10. C. 69,90. D. 34,95.

Câu 20: Dẫn khí SO2 vào dung dịch Br2 theo phương trình: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Hiện

tượng quan sát được là

A. xuất hiện kết tủa trắng. B. dung dịch Br2 nhạt màu dần và mất màu.

C. có bọt khí thoát ra mạnh. D. dung dịch không đổi màu.

Câu 21: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?

A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.

B. Ăn cơm, nếu nhai kỹ sẽ làm cho bao tử khó tiêu.

C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi diễn ra dễ dàng hơn.

D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.

Câu 22: Dẫn Cl2 vào dung dịch KOH đặc nóng, dư. Dung dịch thu được không chứa chất nào sau đây?

A. KCl. B. KClO3. C. KClO. D. KOH.

Câu 23: Khi có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi?

A. Nhôm oxit. B. Axit sunfuric đặc. C. Dung dịch NaOH. D. Nước vôi trong.

Câu 24: Cho m gam hỗn hợp X gồm MgCO3, BaCO3, MgCl2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch

HCl thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Số mol HCl đã phản ứng là

A. 0,4. B. 0,2. C. 0,6. D. 0,8.

Câu 25: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50

giây nồng độ Br2 còn lại 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(lít.s).

Giá trị của a là

A. 0,018. B. 0,016. C. 0,012. D. 0,014.


Câu 26: Cho 2 đơn chất X, Y tác dụng với nhau, thu được khí A có mùi trứng thối. Đốt cháy A trong khí

O2 dư thu được khí B có mùi hắc, A tác dụng với B tạo ra X. Các chất X, Y, A, B lần lượt là

A. S, H2, H2S, SO2. B. H2, S, H2S, SO2.

C. S, H2, H2S, H2SO4. D. H2, S, SO2, H2S.

Câu 27: Phản ứng nào sau đây sai?

A. 2S + H2SO4 đặc, nóng → H2S + 2SO2. B. 2H2S + O2 → 2S + 2H2O.

C. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. D. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O.

Câu 28: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cô

cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 18,90. B. 15,45. C. 30,90. D. 37,82.

Câu 29: Để nhận biết các dung dịch sau đây chứa trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2.

Người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Na2SO4 và NaOH. B. AgNO3 và Na2SO4.

C. H2SO4 và Na2CO3. D. Na2CO3 và HNO3.

Câu 30: Cho các dữ kiện sau về chất X:

(1) Là chất khí ở nhiệt độ thường, nặng hơn không khí.

(2) Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím.

(3) Bị hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa trắng.

X là chất nào trong các chất sau đây?

A. CO2. B. H2S. C. SO3. D. SO2.

Câu 31: Cho 18,4 gam hỗn hợp MgCO3 và KHCO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4, sau khi phản ứng

xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Thành phần % của MgCO3 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 8,4. B. 10,0. C. 8,6. D. 12,6.

Câu 32: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế O2 bằng cách nhiệt phân các hợp chất giàu oxi như:

KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2. Các điều kiện phản ứng đầy đủ, nếu nhiệt phân cùng một khối lượng các

chất, thì lượng oxi thu được nhiều nhất từ

A. KMnO4. B. H2O2. C. KClO3. D. NaNO3.

Câu 33: Cho 14,9 gam hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra

hoàn toàn thu được 7,28 lít (đktc) khí SO2. Phần trăm về số mol của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 60%. B. 40%. C. 56,4%. D. 43,6%.

Câu 34: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KMnO4.


Câu 35: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100

ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu

huỳnh trong oleum trên là

A. 35,96%. B. 32,65%. C. 37,86%. D. 23,97%.

Câu 36: Cho các cặp phản ứng sau:

(1) H2S + Cl2 + H2O → (2) SO2 + H2S → (3) SO2 + Br2 + H2O →

(4) S + H2SO4 đặc, nóng → (5) S + F2 → (6) SO2 + O2 →

Tổng số phản ứng tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 37: Cho hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân hủy hết thu được một chất khí duy

nhất có thể tích tăng 2%. Phần trăm của ozon trong hổn hợp khí ban đầu là

A. 2%. B. 5%. C. 8%. D. 4%.

Câu 38: Cho 16,15 gam dung dịch hỗn hợp hai muối NaX, NaY (X, Y là hai halogen liên tiếp) tác dụng

với dung dịch AgNO3 dư thu được 33,15 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của NaX là

A. 36,22%. B. 63,78%. C. 44,55%. D. 55,45%.

Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 16,7 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na2O, CaCO3 và KHCO3 vào lượng dư dung

dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn

dung dịch Y thấy có 7,1 gam muối Na2SO4. Tổng khối lượng của muối CaCO3 và KHCO3 trong hỗn hợp

X có giá trị là

A. 10. B. 25. C. 30. D. 15.

Câu 40: Cho các phát biểu sau:

(1) Dẫn khí O3 qua dung dịch KI có thêm vài giọt phenolphthalein dung dịch xuất hiện màu hồng.

(2) SO2 và SO3 là hai dạng thù hình của nguyên tố lưu huỳnh.

(3) Khi cần ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò than làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.

(4) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, không có màng ngăn điện cực thu được khí Cl2.

(5) Thuốc thử duy nhất để nhận biết hỗn hợp BaCl2, HCl, H2SO4 là Ba(OH)2.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

You might also like