Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ 1:

Câu 1: Trong hệ thống phun xăng, khi động cơ làm việc bơm xăng hút xăng từ thùng xăng, qua bầu lọc đưa
đến........
A. vòi phun. B. bộ điều chỉnh áp suất. C. bộ điều khiển phun. D. bộ chế hoà khí.
Câu 2: Hệ thống khởi động bằng động cơ điện: dùng............... để khởi động động cơ.
A. động cơ điện xoay chiều. B. động cơ điện xoay chiều một pha.
C. động cơ điện xoay chiều và một chiều. D. động cơ điện một chiều.
Câu 3: Trong hệ thống khởi động bằng động cơ điện, khi tắt khoá khởi động các chi tiết của bộ phận điều khiển
và truyền động trở về vị trí ban đầu là nhờ bộ phận nào?
A. Khớp truyền động. B. Rơ le điện từ. C. Cần gạt. D. Lò xo.
Câu 4: Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí, bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự tiêu hao nhiên
liệu là:
A. Bơm xăng. B. Bộ chế hoà khí. C. Thùng xăng. D. Bầu lọc khí và bầu lọc xăng.
Câu 5: Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay ……… đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy
được.
A. trục roto động cơ điện B. trục khuỷu động cơ C. trục cam động cơ D. thanh truyền động cơ
Câu 6: Hệ thống khởi động bằng khí nén thường dùng để khởi động các loại động cơ nào?
A. Động cơ xăng cỡ trung bình và cỡ lớn. B. Động cơ điêzen cỡ trung bình.
C. Động cơ điêzen cỡ trung bình và cỡ lớn. D. Động cơ xăng và điezen cỡ trung bình và cỡ lớn.
Câu 7: Sức điện động xuất hiện ở cuộn dây W2 khi:
A. Tụ CT bắt đầu nạp điện B. Tụ CT vừa nạp đầy C. Tụ CT phóng điện. D. Tụ CT đang nạp điện.
Câu 8: Trong máy biến áp đánh lửa của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, số vòng dây của cuộn W1
(cuộn sơ cấp) và W2 (cuộn thứ cấp) phải như thế nào?
A. Số vòng dây cuộn W2 lớn hơn số vòng dây cuộn W1.
B. Số vòng dây cuộn W2 nhỏ hơn số vòng dây cuộn W1.
C. Số vòng dây cuộn W2 bằng số vòng dây cuộn W1.
D. Số vòng dây cuộn W2 nhỏ hơn hoặc bằng số vòng dây cuộn W1.
Câu 9: Chọn câu sai: Trong hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen,
A. khi động cơ làm việc đều có dầu trong vòi phun.
B. bầu lọc tinh dùng để đảm bảo chất lượng làm việc, độ bền của bơm cao áp và vòi phun.
C. trong động cơ điêzen, hòa khí được hình thành bên trong xi lanh.
D. khi động cơ làm việc chỉ ở cuối kì nén bơm cao áp mới bơm nhiên liệu vào vòi phun.
Câu 10: Bộ phận nào của hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen là bộ phận quan trọng nhất?
A. Vòi phun. B. Bầu lọc thô và bầu lọc tinh. C. Bơm cao áp. D. Xilanh.
Câu 11: Thời điểm cần đánh lửa diễn ra khi nào?
A. Tụ CT đã nạp đầy điện và cực điều khiển của ĐĐK được cấp điện dương.
B. Tụ CT đã nạp đầy điện và cuộn nguồn được cấp điện dương.
C. Tụ CT bắt đầu nạp điện và cực điều khiển của ĐĐK được cấp điện dương.
D. Tụ CT đang nạp điện.
Câu 12: Ma-nhê-tô của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm đóng vai trò như:
A. máy phát điện xoay chiều B. máy phát điện một chiều C. máy biến áp D. động cơ điện xoay chiều.
Câu 13: Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen, nhiên liệu được phun vào xilanh động cơ ở kì nào?
A. Cuối kì nạp. B. Cuối kì nén. C. Đầu kì nén. D. Đầu kì nạp.
Câu 14: Chọn câu đúng
A. Trong hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, đầu dây W1 được nối đến bugi động cơ.
B. Cuộn dây WN là cuộn dây stato của manhêtô trong hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
C. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm ngừng làm việc khi mở công tắc 4.
D. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm làm việc khi đóng công tắc 4.
Câu 15: Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen có nhiệm vụ:
A. Cung cấp dầu điêzen vào xilanh động cơ B. Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ.
C. Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp D. Thải sạch sản vật cháy ra bên ngoài động cơ.
Câu 16: Nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, khi điôt điều khiển mở cho phép tụ
CT phóng điện qua nó, dòng điện phóng đi theo mạch :
A. Cực (+)CT → ĐĐK → “Mát” → W1 → W2 → bugi. B. Cực (+)CT → ĐĐK → W1→ Cực (-)CT → W2 → bugi.
C. Cực (+)CT → ĐĐK → “Mát” → W2 → Cực (-)CT. D. Cực (+)CT → ĐĐK → “Mát” → W1 → Cực (-)CT.
Câu 17: Vòi phun có nhiệm vụ gì trong hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen.
A. Cung cấp nhiên liệu có áp suất cao vào xilanh. B. Phun tơi nhiên liệu vào xilanh.
C. Hồi nhiên liệu thừa về bình chứa nhiên liệu. D. Lọc sạch các cặn bẩn có kích thước nhỏ.
Câu 18: Ở hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen, những bộ phận nào có đường hồi nhiên liệu về thùng
chứa?
A. Bơm cao áp và bầu lọc thô B. Vòi phun và bầu lọc tinh
C. Bơm cao áp và vòi phun D. Bơm chuyển nhiên liệu.
Câu 19: Trong hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, đầu dây nào được dẫn nối với cực âm của tụ?
A. Đầu dây W2. B. Đầu dây WĐK. C. Đầu dây WN. D. Đầu dây W1.
Câu 20: Bộ phận nào của bộ chế hoà khí là nơi hoà trộn xăng và không khí?
A. Buồng phao. B. Vòi phun. C. Họng khuếch tán. D. Vòi phun và bầu lọc khí.
Câu 21: Chọn câu đúng:
A. Trong hệ thống phun xăng, khi động cơ làm việc chỉ ở kì nạp mới có xăng trong vòi phun.
B. Sự làm việc của bộ điều khiển phun ảnh hưởng đến sự tiêu hao nhiên liệu trong động cơ xăng.
C. Trong động cơ xăng, hòa khí chỉ được hình thành bên trong xi lanh.
D. Khi động cơ làm việc, chỉ ở kì nạp mới có xăng trong buồng phao bộ chế hòa khí.
Câu 22: Trong cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, bộ chia điện có cấu tạo gồm:
A. hai điôt thường, một điôt điều khiển, một tụ điện, một biến áp, một cuộn dây điều khiển.
B. hai điôt điều khiển, một điôt thường, một tụ điện.
C. hai điôt thường, một điôt điều khiển, một tụ điện, một cuộn dây điều khiển.
D. hai điôt thường, một điôt điều khiển, một tụ điện.
Câu 23: Bộ phận nào của hệ thống phun xăng có đường hồi xăng trở về thùng xăng?
A. Vòi phun. B. Bầu lọc xăng. C. Bơm xăng. D. Bộ điều chỉnh áp suất.
Câu 24: Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ thường dùng động cơ nào để khởi động động cơ chính?
A. Động cơ xăng cỡ nhỏ B. Động cơ điêzen cỡ nhỏ
C. Động cơ xăng cỡ lớn D. Động cơ xăng và điêzen cỡ nhỏ.
Câu 25: Ở hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen, khi động cơ làm việc, nhiên liệu được bơm hút từ thùng
nhiên liệu, được lọc qua các bầu lọc thô và tinh rồi đưa tới khoang chứa của...........
A. Vòi phun. B. Bơm cao áp C. Bơm chuyển nhiên liệu và vòi phun D. Bơm chuyển nhiên liệu.
Câu 26: Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện cao áp để ..............
A. đốt cháy hỗn hợp xăng + không khí trong xi lanh ở kì nén.
B. châm cháy hỗn hợp xăng + không khí trong xi lanh ở cuối kì nén.
C. châm cháy hỗn hợp xăng + không khí trong xi lanh ở kì cháy.
D. châm cháy xăng trong buồng cháy xi lanh ở cuối kì nén.
Câu 27: Vòi phun của hệ thống phun xăng có cấu tạo như một chiếc van, được điều khiển bằng .........
A. tín hiệu điện. B. áp lực từ bơm xăng. C. sự chênh lệch áp suất. D. áp lực từ bộ điều chỉnh áp suất.
Câu 28: Chọn câu đúng
A. Bộ phận điều khiển gồm có thanh kéo nối khớp với lõi thép và nối cứng với cần gạt.
B. Đầu dưới của cần gạt được nối với thanh kéo gài vào rãnh vòng của khớp truyền động.
C. Vành răng của khớp truyền động chỉ ăn khớp với vành răng của bánh đà khi khởi động.
D. Khớp truyền động có đặc điểm chỉ truyền động một chiều từ bánh đà tới động cơ điện.
Câu 29: Trong nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí, không khí hút xăng từ buồng
phao của bộ chế hoà khí qua họng khuếch tán là do ………..
A. bơm hút xăng từ buồng phao phun xăng vào. B. vòi phun phun xăng vào họng khuếch tán.
C. sự chênh lệch áp suất. D. bơm hút xăng từ thùng xăng qua lọc phun vào.
Câu 30: Các hình thức khởi động nào được dùng trên xe gắn máy?
A. Khởi động bằng tay và động cơ phụ. B. Khởi động bằng động cơ điện và động cơ phụ.
C. Khởi động bằng động cơ phụ, bằng khí nén. D. Khởi động bằng tay, bằng động cơ điện.

ĐỀ 2:
Câu 1: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp
A. hỗn hợp nhiên liệu nặng và không khí sạch vào xilanh động cơ.
B. nhiên liệu sạch vào xilanh của động cơ.
C. hòa khí sạch vào xilanh của động cơ.
D. hỗn hợp xăng và dầu đi-ê-zen được lọc sạch vào xi lanh động cơ.
Câu 2 Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí, bộ phận quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tiêu hao nhiên
liệu là
A. bộ chế hoà khí. B. bầu lọc xăng. C. bơm xăng. D. bầu lọc khí.
Câu 3: Bộ phận nào của bộ chế hoà khí là nơi hoà trộn xăng và không khí ?
A. Họng khuếch tán. B. Buồng phao. C. Vòi phun. D. Bầu lọc khí.
Câu 4: Trong hệ thống nhiên liệu (dùng bộ chế hòa khí) của động cơ một số loại xe máy như xe máy hiệu
Wave α của hãng Honda có thùng xăng đặt cao hơn động cơ mục đích là để
A. giảm bớt bộ phận bầu lọc xăng. B. giảm kích thước thừa của xe.
C. giảm bớt bộ phận bơm xăng. D. giúp động cơ làm mát tốt hơn.
Câu 5: Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen có nhiệm vụ
A. cung cấp hòa khí sạch vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
B. cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
C. cung cấp dầu điêzen vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
D. cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào đường ống nạp để tạo thành hòa khí có áp suất cao.
Câu 6: Trong hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen, vòi phun có nhiệm vụ
A. hồi nhiên liệu thừa về bình chứa nhiên liệu. B. lọc sạch các cặn bẩn có kích thước nhỏ.
C. phun tơi nhiên liệu vào xilanh. D. tạo áp suất cao cho nhiên liệu.
Câu 7: Bơm cao áp là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen vì nó giúp
A. phun tơi nhiên liệu vào xilanh động cơ để đảm bảo sự hòa trộn tốt nhất.
B. việc hình thành hòa khí diễn ra nhanh hơn và tốt hơn.
C. tạo áp suất cao cho nhiên liệu và điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xilanh động cơ.
D. lọc sạch các căn bẩn có kích thước nhỏ lẫn trong nhiên liệu.
Câu 8: Ở hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen, khi động cơ làm việc, nhiên liệu được bơm hút từ thùng
nhiên liệu, được lọc qua các bầu lọc thô và bầu lọc tinh rồi đưa tới
A. khoang chứa của bơm cao áp. B. buồng phao.
C. vòi phun. D. đường ống nạp của động cơ.
Câu 9: Ở hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen, các bộ phận có đường hồi nhiên liệu về thùng nhiên liệu là
A. bơm cao áp và bầu lọc tinh. B. bơm cao áp và vòi phun.
C. bơm chuyển nhiên liệu. D. vòi phun và bầu lọc tinh.
Câu 10: Trong cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen phải có đường hồi nhiên liệu do
A. cấu tạo của bơm cao áp và vòi phun vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
B. cấu tạo của bơm cao áp và bầu lọc tinh vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
C. cấu tạo của bơm chuyển nhiên liệu và vòi phun vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
D. cấu tạo của bầu lọc tinh và vòi phun vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
Câu 11: Theo nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ đi-ê-zen, ở kì nạp,
A. vòi phun phun một lượng nhiên liệu với áp suất cao vào xilanh động cơ.
B. không khí được hút qua bầu lọc khí qua đường ống nạp đi vào xilanh động cơ.
C. bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh động cơ.
D. nhiên liệu hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí có áp suất cao rồi được đưa vào xilanh động cơ.
Câu 12: Trong hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen, bộ phận giúp đảm bảo chất lượng làm việc, độ bền của bơm
cao áp và vòi phun là
A. bơm chuyển nhiên liệu.
B. đường hồi nhiên liệu.
C. bầu lọc tinh.
D. bầu lọc thô.
Câu 13: Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là tạo ra
A. tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
B. dòng điện xoay chiều cao thế để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
C. tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ điêzen đúng thời điểm.
D. dòng điện một chiều cao thế để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ điêzen đúng thời điểm.
Câu 14: Cấu tạo Ma-nhê-tô của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm gồm
A. cuộn nguồn WN và cuộn điều khiển WĐK.
B. cuộn nguồn WN , đi-ốt điều khiển ĐĐK và nam châm.
C. cuộn nguồn WN, cuộn điều khiển WĐK và tụ điện.
D. cuộn nguồn WN , cuộn điều khiển WĐK và nam châm.
Câu 15: Hệ thống đánh lửa được chia ra làm hai loại là đánh lửa thường và đánh lửa điện tử, cách phân loại
này dựa vào
A. cấu tạo bộ chia điện. B. chủng loại biến áp đánh lửa.
C. cấu tạo ma-nhê-tô. D. phương thức đánh lửa.
Câu 16: Ma-nhê-tô của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm đóng vai trò như
A. máy phát điện xoay chiều.
B. máy phát điện một chiều.
C. máy biến áp đánh lửa.
D. động cơ điện xoay chiều.
Câu 17: Trong cấu tạo máy biến áp đánh lửa của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, số vòng dây cuộn
sơ cấp W1
A. lớn hơn số vòng dây cuộn thứ cấp W2.
B. nhỏ hơn số vòng dây cuộn thứ cấp W2.
C. bằng số vòng dây cuộn thứ cấp W2.
D. gấp hai lần số vòng dây cuôn thứ cấp W2.
Câu 18: Trong cấu tạo hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, hai đi-ốt thường có nhiệm vụ
A. tạo ra dòng điện để tích điện cho tụ điện CT.
B. tạo ra biến thiên dòng điện qua cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa.
C. cung cấp dòng điện cao thế để bugi đánh lửa.
D. nắn dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Câu 19: Đặc điểm của đi-ốt điều khiển (trong hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm) là chỉ mở khi
A. được phân cực ngược và có điện áp dương đặt vào cực điều khiển.
B. tụ điện phóng điện và có điện áp đảo đặt vào cực điều khiển.
C. được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điều khiển.
D. được phân cực thuận và cuộn nguồn của ma-nhê-tô có điện áp dương.
Câu 20: Phương tiện giao thông nào sau đây không sử dụng động cơ đốt trong?
A. Xe gắn máy. B. Máy bay C. Tàu thủy D. Xe điện.
Câu 21: Sơ đồ ứng dụng động cơ đốt trong là
A. Động cơ đốt trong → Hệ thống truyền lực → Máy công tác.
B. Máy công tác → Động cơ đốt trong → Hệ thống truyền lực.
C. Hệ thống truyền lực → Máy công tác → Động cơ đốt trong.
D. Động cơ đốt trong → Máy công tác → Hệ thống truyền lực.
Câu 22: Trong sơ đồ ứng dụng của động cơ đốt trong, thiết bị nhận năng lượng từ động cơ là
A. máy công tác. B. hệ thống truyền lực.
C. trục khuỷu động cơ. D. hộp số.
Câu 23: Khi sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực cho máy công tác, nếu tốc độ quay của động cơ
khác với tốc độ quay máy công tác thì nối chúng thông qua
A. khớp nối. B. bánh răng.
C. hộp số hoặc bộ truyền bằng đai, xích. D. khớp truyền động một chiều.
Câu 24: Trong nguyên tắc ứng dụng của động cơ đốt trong về công suất, động cơ đốt trong có công suất 6Câu
0W, công suất tổn thất của hệ thống truyền lực là 5Câu W, hệ số dự trữ là 1,5 thì máy công tác có công suất là
A. 48Câu W B. 35Câu W C. 45Câu W D. 4Câu 0W
Câu 25: Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen có nhiệm vụ cung cấp
A. hòa khí sạch vào xilanh động cơ. B. nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp.
C. dầu điêzen vào xilanh động cơ. D. nhiên liệu và thải sạch khí thải ra bên ngoài.
Câu 26: Trong hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen, bộ phận có đường hồi nhiên liệu về thùng chứa là
A. bơm cao áp và vòi phun. B. bơm chuyển nhiên liệu và bầu lọc tinh.
C. bơm chuyển nhiên liệu và bơm cao áp. D. bầu lọc tinh và vòi phun.
Câu 27: Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen, nhiên liệu được phun vào xilanh động cơ ở
A. đầu kì nén. B. đầu kì nạp. C. cuối kì nạp. D. cuối kì nén.
Câu 28: Trong hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen, bộ phận quan trọng nhất là
A. vòi phun. B. bầu lọc tinh.
C. bơm cao áp. D. bơm chuyển nhiên liệu.
Câu 29: Ở hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen, khi động cơ làm việc, nhiên liệu được bơm hút từ thùng
nhiên liệu, được lọc qua các bầu lọc thô và tinh rồi đưa tới khoang chứa của
A. bơm cao áp. B. bơm chuyển nhiên liệu.
C. vòi phun. D. bơm chuyển nhiên liệu và vòi phun.
Câu 31: Nhận định không đúng khi nói về hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen là
A. không khí được hút vào trong xi lanh ở kì nạp.
B. bầu lọc tinh dùng để đảm bảo độ bền của bơm cao áp và vòi phun.
C. bơm cao áp và vòi phun được chế tạo với độ chính xác cao.
D. ở cuối kì nén dầu điêzen mới được đưa đến bơm cao áp.
Câu 32: Nhận định đúng khi nói về hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen là
A. khi động cơ đang làm việc đã có nhiên liệu trong vòi phun.
B. nhiên liệu vào trong xi lanh là do sự chênh lệch áp suất.
C. nhiên liệu được phun vào xi lanh ở cuối kì nén.
D. vòi phun tạo dầu có áp suất cao đưa vào xilanh.
Câu 33: Đường dầu chính trong hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen:
A. Thùng nhiên liệu→Bầu lọc thô→Bơm chuyển nhiên liệu→Bầu lọc tinh→Bơm cao áp→Vòi
phun→Xilanh.
B. Thùng nhiên liệu→Bầu lọc thô→Bầu lọc tinh→Bơm chuyển nhiên liệu→Bơm cao áp→Vòi
phun→Xilanh.
C. Thùng nhiên liệu→Bầu lọc thô→Bơm chuyển nhiên liệu→Bầu lọc tinh→Bơm cao áp→Vòi
phun→Đường ống nạp→Xilanh.
D. Thùng nhiên liệu→Bầu lọc dầu →Bơm cao áp→ Bộ điều khiển áp suất →Vòi phun→Xilanh.
Câu 34: Chi tiết không có trong động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí là
A. Bộ chế hoà khí. B. Bầu lọc nhiên liệu. C. Bầu lọc khí. D. bơm cao áp.

ĐỀ 3
Câu 1: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp
A. hỗn hợp nhiên liệu nặng và không khí sạch vào xilanh động cơ.
B. nhiên liệu sạch vào xi lanh động cơ.
C. hòa khí sạch vào bộ chế hòa khí của động cơ.
D. hỗn hợp xăng và không khí sạch vào xi lanh động cơ.
Câu 2: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng được chia thành 2 loại là hệ thống dùng
bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng. Đó là cách phân loại theo
A. cấu tạo động cơ. B. cấu tạo bộ phận tạo thành hòa khí.
C. phương pháp tạo thành hòa khí. D. số xilanh động cơ.
Câu 3: Trong hệ thống phun xăng, bộ phận có nhiệm vụ điều khiển chế độ làm việc của vòi phun để hòa khí có
tỉ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ là
A. bộ điều khiển phun B. bộ điều chỉnh áp suất C. các cảm biến D. bầu lọc xăng
Câu 4: Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ
A. đóng - mở cửa nạp đúng lúc để cung cấp hòa khí có tỉ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
B. hòa trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí có tỉ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
C. phun tơi nhiên liệu với áp suất cao vào xilanh để tạo thành hòa khí có lượng và tỉ lệ phù hợp.
D. làm giảm áp suất trong xilanh để hòa khí được hút vào xilanh đủ lượng, đúng tỉ lệ và đúng lúc.
Câu 5: Trong hệ thống phun xăng, bộ phận được lắp đường xăng hồi về thùng xăng là
A. bầu lọc xăng B. bơm xăng C. bộ điều chỉnh áp suất D. vòi phun
Câu 6: Hệ thống phun xăng không có ưu điểm nào sau đây ?
A. Động cơ vẫn làm việc bình thường khi bị nghiêng hoặc lật ngược.
B. Tạo hòa khí có lượng và tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
C. Giúp tăng hiệu suất động cơ và giảm ô nhiễm môi trường.
D. Hệ thống có cấu tạo đơn giản, dễ bảo trì, dễ sửa chữa.
Câu 7: Trong nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, khi động cơ làm việc, xăng
được bơm từ thùng xăng qua
A. bầu lọc xăng rồi đưa vào đường ống nạp.
B. bầu lọc xăng rồi đưa vào xilanh động cơ.
C. vòi phun rồi đưa lên họng khuếch tán của bộ chế hòa khí.
D. bầu lọc xăng rồi đưa lên buồng phao của bộ chế hòa khí.
Câu 8: Trong hệ thống nhiên liệu (dùng bộ chế hòa khí) của động cơ xe máy hiệu Wave α của hãng Honda
không có bộ phận
A. bầu lọc xăng B. bầu lọc khí C. bơm xăng D. thùng xăng
Câu 9: Bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống nhiên liệu động cơ đi-ê-zen là
A. bơm chuyển nhiên liệu. B. bầu lọc tinh. C. bơm cao áp. D. vòi phun.
Câu 10: Trong cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen phải có đường hồi nhiên liệu do
A. cấu tạo của bơm cao áp và vòi phun vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
B. cấu tạo của bơm cao áp và bầu lọc tinh vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
C. cấu tạo của bơm chuyển nhiên liệu và vòi phun vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
D. cấu tạo của bầu lọc tinh và vòi phun vẫn còn khe hở giữa các chi tiết.
Câu 11: Trong hệ thống nhiên liệu động cơ đi-ê-zen, vòi phun có nhiệm vụ
A. tạo ra áp suất cao cho nhiên liệu và điều chỉnh lượng nhiên liệu để cung cấp vào xilanh động cơ.
B. phun tơi nhiên liệu vào xilanh để quá trình hình thành hòa khí diễn ra hoàn hảo.
C. đảm bảo chất lượng làm việc và độ bền cho bơm cao áp và bầu lọc tinh.
D. cung cấp hòa khí sạch với áp suất cao vào xilanh phù hợp chế độ làm việc của động cơ.
Câu 12: Theo nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ đi-ê-zen, ở kì nạp,
A. vòi phun phun một lượng nhiên liệu với áp suất cao vào xilanh động cơ.
B. không khí được hút qua bầu lọc khí qua đường ống nạp đi vào xilanh động cơ.
C. bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh động cơ.
D. nhiên liệu hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí có áp suất cao rồi tự bốc cháy.
Câu 13: Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là tạo ra
A. tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
B. dòng điện xoay chiều cao thế để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
C. tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ điêzen đúng thời điểm.
D. dòng điện một chiều cao thế để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ điêzen đúng thười điểm.
Câu 14: Cấu tạo Ma-nhê-tô của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm gồm
A. cuộn nguồn WN và cuộn điều khiển WĐK.
B. cuộn nguồn WN , đi-ốt điều khiển ĐĐK và nam châm.
C. cuộn nguồn WN, cuộn điều khiển WĐK và tụ điện.
D. cuộn nguồn WN , cuộn điều khiển WĐK và nam châm.
Câu 15: Khi phân loại theo cấu tạo bộ chia điện thì hệ thống đánh lửa có hai loại là
A. hệ thống đánh lửa thường và hệ thống đánh lửa bán dẫn.
B. hệ thống đánh lửa điện tử và hệ thống đánh lửa bán dẫn.
C. hệ thống đánh lửa có tiếp điểm và hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.
D. hệ thống đánh lửa thường và hệ thống đánh lửa có tiếp điểm.
Câu 16: Ma-nhê-tô của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm đóng vai trò như
A. máy phát điện xoay chiều.
B. máy phát điện một chiều.
C. máy biến áp đánh lửa.
D. động cơ điện xoay chiều.
Câu 17: Trong cấu tạo máy biến áp đánh lửa của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, số vòng dây cuộn
thứ cấp W2
A. lớn hơn số vòng dây cuộn sơ cấp W1.
B. nhỏ hơn số vòng dây cuộn sơ cấp W1.
C. bằng số vòng dây cuộn sơ cấp W1.
D. bằng nửa số vòng dây cuôn sơ cấp W1.
Câu 18: Trong hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, bộ chia điện có cấu tạo gồm
A. hai tụ điện, một cuộn cảm và một đi-ốt điều khiển.
B. hai đi-ốt thường, một tụ điện và một đi-ốt điều khiển.
C. hai đi-ốt thường, một cuộn cảm và một đi-ốt điều khiển.
D. hai đi-ốt thường, một tụ điện và một cuộn dây điều khiển.
Câu 19: Đặc điểm của đi-ốt điều khiển (trong hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm) là chỉ mở khi
A. được phân cực ngược và có điện áp dương đặt vào cực điều khiển.
B. tụ điện phóng điện và có điện áp đảo đặt vào cực điều khiển.
C. được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điều khiển.
D. được phân cực thuận và cuộn nguồn của ma-nhê-tô có điện áp dương.
Câu 20: Phương tiện giao thông nào sau đây không sử dụng động cơ đốt trong?
A. Xe gắn máy. B. Máy bay C. Tàu thủy D. Xe điện.
Câu 21: Sơ đồ ứng dụng động cơ đốt trong (ĐCĐT) là
A. ĐCĐT → Hệ thống truyền lực → Máy công tác.
B. Máy công tác → ĐCĐT → Hệ thống truyền lực.
C. Hệ thống truyền lực → Máy công tác → ĐCĐT.
D. ĐCĐT → Máy công tác → Hệ thống truyền lực.
Câu 22: Trong sơ đồ ứng dụng của động cơ đốt trong, máy công tác là
A. động cơ đốt trong. B. bộ phận truyền lực trung gian.
C. trục khuỷu động cơ. D. thiết bị cần cấp năng lượng.
Câu 23: Khi sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực cho máy công tác, nếu tốc độ quay của động cơ
bằng với tốc độ quay máy công tác thì nối chúng thông qua
A. khớp nối. B. bánh răng.
C. hộp số hoặc bộ truyền bằng đai, xích. D. khớp truyền động một chiều.
Câu 24: Trong nguyên tắc ứng dụng của động cơ đốt trong về công suất NĐC = (NCT + NTT ).K thì K là
A. hệ số công suất, K = 0,5 ÷ 1,5 B. hệ số dự trữ, K = 1,5 ÷ 2,5
C. hệ số dự trữ, K = 1,05 ÷ 1,5 D. hệ số tổn thất, K = 0,5 ÷ 1,05
25: Trong hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí, bộ phận quyết định đến sự tiêu hao nhiên liệu là
A. bộ chế hoà khí. B. bầu lọc khí. C. bơm xăng. D. bầu lọc xăng.
26: Trong nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí, xăng được hút từ buồng phao vào
họng khuếch tán là do
A. sự chênh lệch áp suất giữa đầu vòi phun và buồng phao.
B. bơm hút xăng từ buồng phao và phun xăng vào.
C. sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa bên ngoài và lòng xi lanh.
D. bơm hút xăng từ thùng xăng qua lọc phun vào.
27: Trong bộ chế hoà khí, xăng và không khí hòa trộn thành hòa khí tại
A. họng khuếch tán. B. xi lanh. C. vị trí bướm ga. D. vị trí bướm gió.
28: Trong hệ thống phun xăng, khi động cơ làm việc bơm xăng hút xăng từ thùng xăng, qua bầu lọc đưa đến
A. bộ chế hoà khí. B. bộ điều khiển phun.
C. vòi phun. D. bộ điều chỉnh áp suất.
29: Trong hệ thống phun xăng, vòi phun phun xăng vào đường ống nạp ở
A. cuối kì nén. B. đầu kì cháy C. trong kì nạp. D. đầu kì nén
30: Đường hồi xăng trở về thùng xăng của hệ thống phun xăng có ở
A. bộ điều chỉnh áp suất. B. bơm xăng. C. bầu lọc xăng. D. vòi phun.
31: Nhận định sai khi nói về hệ thống phun xăng là
A. vòi phun được điều khiển bằng tín hiệu điện.
B. xăng và không khí chỉ được hòa trộn với nhau trong xi lanh.
C. Động cơ vẫn làm việc bình thường khi bị nghiêng.
D. động cơ hoạt động hiệu quả hơn so với dùng bộ chế hòa khí.
32: Đường xăng chính trong hệ thống phun xăng:
A. Thùng xăng→Bầu lọc xăng→Bơm xăng →Bộ điều chỉnh áp suất→Bộ điều khiển phun→Vòi
phun→Đường ống nạp→Xilanh.
B. Thùng xăng→Bầu lọc xăng→Bơm xăng →Bộ điều chỉnh áp suất→Bộ điều khiển phun→Vòi
phun→Đường ống nạp.
C. Thùng xăng→Bầu lọc xăng→Bơm xăng→Bộ điều chỉnh áp suất→Vòi phun→Đường ống nạp.
D. Thùng xăng →Bơm xăng →Bộ điều chỉnh áp suất→Vòi phun→Đường ống nạp→Xilanh.

You might also like