Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

UBND QUẬN CẦU GIẤY


TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI

NỘI DUNG ÔN TẬP


KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2022 - 2023

KHỐI 8

Tháng 12, năm 2022


Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


TỔ TỰ NHIÊN MÔN: TOÁN LỚP 8
Năm học: 2022 - 2023

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


I. PHẦN ĐẠI SỐ
- Quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức?
- Những hằng đẳng thức đáng nhớ?
- Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, dùng hẳng đẳng thức,
nhóm hạng tử, phối hợp các phương pháp,…
- Quy tắc chia đa thức cho đơn thức?
- Thế nào là phân thức đại số? Cho ví dụ? Định nghĩa hai phân thức bằng nhau?
- Nêu tính chất cơ bản của phân thức đại số? Nêu qui tắt rút gọn phân thức đại số
- Phát biểu quy tắc cộng, trừ, nhân, chia hai hay nhiều phân thức?
II. PHẦN HÌNH HỌC
- Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình
chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- Diện tích các hình tam giác, hình chữ nhật.

B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP


I. PHẦN ĐẠI SỐ
1. Trắc nghiệm
Câu 1. Kết quả của phép chia (24x 3 y 2  18x 2 y3  30x 4 y 2 ) : 6x 2 y 2 là
A. 4x  3y 2  5x 2 B. 4x  3y  5x 2 C. 4x 2 y  3y  5x 2 D. 4x  3y 2  5x 2
Câu 2. Kết quả phân tích đa thức 2x  1  x 2 thành nhân tử là
A. (x  1) 2 B. (x  1) 2 C. (x  1) 2 D. ( x  1)2
x  2 x 1
Câu 3. Mẫu thức chung của hai phân thức là & là
x 1 x  1
A. (x  1) 2 B. (x  1) 2 C. x 2  1 D. (x  1) 2
x 1 x 1
Câu 4. Kết quả của phép tính  bằng
x 2
x 2  3x  2 2x  1 x 2  2x  2 2x
A. B. C. D.
2x x2 2x x2
x 1 M
Câu 5. M trong đẳng thức  là
x  1 2x  2
A. 2x+1 B. 2x-1 C. 2x+2 D. 2x-2

(2x  2y) 2
Câu 6. Kết quả rút gọn phân thức là
(5x  5y) 2
2 4 1
A. B. C. 1 D.
5 25 xy
Câu 7. Biểu thức E  x  x  1 . Biểu thức E đạt giá trị nhỏ nhất là
2

3 1
A.1. B. -2 C. D.
4 2
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 8. Biểu thức 5x 2  20x  20 dưới dạng bình phương của tổng hoặc hiệu là
A. (5x  2) 2 B. 5(x  2) 2 C. 5(x  1) 2 D. 5(x  4) 2
2x  3y x  2y
Câu 9. Tổng  có kết quả là
xy yx
3x  y 3x  5y x  5y 2y  x
A. B. C. D.
xy yx xy xy
a2 1
Câu 10. Kết quả rút gọn của phân thức là
1 a4
1 1 1
A. B. C. 1  a 2 D.
1 a2 1 a2 1 a2

2. Tự luận
Bài 1. Rút gọn biểu thức sau:
1) (3x2 – 2x)(6x2 – 4x + 5)
2) (6x + 1)2 + (6x – 1)2 – 2(1 + 6x)(6x – 1)
3) (2x2 – 3) – x2(5x + 1) + x2
4) 3x(x – 2) – 5x(1 – x) – 8(x2 – 3)
5) (x + 3)(x2 + 3x – 5)
6) (x3 – 8) : (x2 + 2x + 4)
7) (x3 + 2x2 – 2x – 1) : (x2 + 3x + 1)
8) (x4 + 2x3 + x – 25) : (x + 5)
9) (2x + 1)2 – 2(2x + 1)(3 – x) + (x – 3)2
10) (x – 1)3 – (x + 1)(x2 – x + 1) – (1 – 3x)(3x + 1)
Bài 2. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
1) 5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2 7) a2 + b2 + 2a – 2b – 2ab
2) 16x – 5x2 – 3 8) a2 – 1 + 4b – 4b2
2 2
3) x – 5x + 5y – y 9) 9x3 + 6x2 + x
4) 3x2 – 6xy + 3y2 - 12z2 10) 4x2 – 25 + (2x + 7)(5 – 2x)
2
5) x – 4x – 5 11) – 6x2 – 7x + 3
2 2
6) (x + 1) – 4x 12) x(y – z) + y(z – x) + z(x – y)
Bài 3. Tìm x biết
1) 5x(x – 1) – (1 – x) = 0 4) 2(x + 5) – x2 – 5x = 0
2) (x – 3)2 – (x + 3)2 = 24 5) (2x – 3)2 – (x + 5)2 = 0
2
3) 2x(x – 4) = 0 6) 3x3 – 48x = 0
Bài 4.
1) Tìm n để đa thức x4 – x3 + 6x2 – x + n chia hết cho đa thức x2 – x + 5
2) Tìm n để đa thức 3x3 + 10x2 – 5 + n chia hết cho đa thức 3x + 1
3) Xác định a để đa thức x3 – 3x + a chia hết cho (x – 1)2
4) Tìm tất cả các số nguyên n để 2n2 + n – 7 chia hết cho n – 2
Bài 5. Tìm các giá trị nguyên của biến số x để biểu thức đã cho cũng có giá trị nguyên:
6 x3  x 2  2 2x 3  x 2  2x  2
1) 4) 6)
3x  2 x 1 2x  1
x 2 x  2x  4
3 2
2) 5)
x 1 x2
2x  3
3)
x 5
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Bài 6*. Tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của các biểu thức sau
x2  3 x2  8
1) x(x + 1) + 5 4) 2 5) với x > 1
x 1 x 1
2) – x2 – 4x + 9
3) x2 – 4x + 7 + y2 + 2y
x2 5
Bài 7. Cho biểu thức: A =  với x  2; 3 .
x  3 (x  2)(x  3)
a) Rút gọn A.
b) Tính giá trị của A tại |x| = 2.
c) Tìm x ∈ Z để A nhận giá trị nguyên
1 2 2x  10
Bài 8. Cho biểu thức P    với x  5 .
x  5 x  5 (x  5)(x  5)
a) Rút gọn biểu thức P
b) Cho P  3 . Tính giá trị của biểu thức Q  9x 2  42x  49
x2 4 x 3
Bài 9. Cho biểu thức A    2 với x ≠ 0; x ≠ ±1.
x  x x  1 x 1
2

a) Rút gọn A.
b) Tính giá trị của biểu thức A khi x = - 2.
c) Tìm số nguyên x để biểu thức B = 2A có giá trị nguyên.
x2 5 1
Bài 10. Cho biểu thức P   2  với x  2; x  3 .
x3 x  x6 2x
a) Rút gọn biểu thức P
3
b) Tìm x để P 
4
c) Tìm các giá trị nguyên của x để biểu thức P cũng có giá trị nguyên.
d) Tính giá trị của biểu thức P khi x 2  9  0
 2x  1 4 2x  1  x 2  2 1
Bài 11. Cho biểu thức: B =    : với x   .
 2x  1 1  4x 2x  1  2x  1
2
2
a) Rút gọn B.
b) Tính giá trị của B tại x = - 1.
c) Tìm giá trị lớn nhất của B.
 x 1 2 x 2  3   2x  1  1
Bài 12. Cho biểu thức P =    :
2  
 1 với x ≠ 3; - 3; .
 x  3 x  3 9  x   2x  1  2
a) Rút gọn P.
1
b) Tính giá trị của P biết |x + 1| = .
2
x
c) Tìm x để P = .
2
d) Tìm giá trị nguyên của x để P có giá trị nguyên.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

II. PHẦN HÌNH HỌC


1. Trắc nghiệm
Câu 1. Cho Tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Điều
kiện của Tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình chữ nhật là
1 1
A. EF  AC B. EH  BD C. EF // AC D. BD  AC
2 2
Câu 2. Cho Tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Điều
kiện của Tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình thoi là
1
A. BD  AC B. EH  BD C. BD = AC D. EF // AC
2
Câu 3. Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Điều
kiện của Tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình vuông là
A. HE = HF B.BD = AC C. BD  AC D. BD = AC và BD  AC

Câu 4. Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, DC, DB. Điều
kiện của tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình chữ nhật là
1 1
A. EH  AD B. EF  BC C. AD  BC D. EF // BC
2 2
Câu 5. Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, DC, DB. Điều
kiện của Tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình thoi là
1
A. AD = BC B. EF  BC C. AD // BC D. EF // BC
2
Câu 6. Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, DC, DB. Điều
kiện của Tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình vuông là
A. BC // EF B. AD = BC C. AD  BC D. AD = BC và AD  BC
Câu 7. Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D là trung điểm của BC. Gọi M là điểm đối xứng với
D qua AB, E là giao điểm của DM và AB. Gọi N là điểm đối xứng với D qua AC, F là giao điểm của
DN và AC. Các Tứ giác ADBM, ADCN đều là
A. Hình bình hành B.Hình chữ nhật C. Hình thoi D. Hình vuông
Câu 8. Cho hình bình hành ABCD có E, F theo thứ tự là trung điểm của AB , CD. Tứ giác AECF là
A. Hình bình hành B. Hình chữ nhật C. Hình thoi D. Hình vuông
Câu 9. Cho hình bình hành ABCD có E, F theo thứ tự là trung điểm của AB , CD. Tứ giác DEBF là
A. Hình vuông B. Hình thoi C. Hình chữ nhật D. Hình bình hành
Câu 10. Tam giác vuông có các cạnh góc vuông là 3cm và 4cm. Độ dài đường trung tuyến ứng với
cạnh huyền đó là
A.5 cm B. 2,5 cm C. 10 cm D. 15 cm
2. Tự luận
Bài 1. Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB, 𝐴 = 60°. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của
BC và AD.
a) Chứng minh AE vuông góc với BF.
b) Chứng minh tứ giác BFDC là hình thang cân.
c) Lấy điểm M đối xứng với A qua B. Chứng minh tứ giác BMCD là hình chữ nhật.
d) Chứng minh M, E, D thẳng hàng.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Bài 2. Cho ∆ABC vuông tại A có 𝐴𝐵𝐶 = 60°. Kẻ tia Ax song song với BC. Trên tia Ax lấy điểm D
sao cho AD = DC.
a) Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.
b) Gọi E là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác ADEB là hình thoi.
c) Cho AC = 8cm, AB = 5cm. Tính diện tích hình thoi ABED.
Bài 3. Cho ∆ABC cân tại A, có AB = 5cm, BC = 6cm, phân giác AM (M thuộc BC). Gọi O là trung
điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua O.
a) Tính diện tích ∆ABC.
b) Chứng minh AK // MC.
c) Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
d) ∆ABC có thêm điều kiện gì thì tứ giác AMCK là hình vuông?
Bài 4. Cho hình thang ABCD (AB // CD), đáy lớn AB = 3a, CD = AD = a, 𝐴 = 60°. Gọi M, N là
trung điểm của AB, CD. Kẻ DE // MN (E thuộc AB). Chứng minh:
a) Tứ giác AMND là hình thang cân.
b) Tứ giác AECD là hình thoi.
c) Tứ giác EMCN là hình chữ nhật.
d) Tính SABCD theo a.
Bài 5. Cho ∆ABC vuông tại A, kẻ AH vuông góc BC. Gọi P, Q là điểm đối xứng của H qua AB, AC.
a) Chứng minh P và Q đối xứng nhau qua A.
b) Gọi HP cắt AB tại I, HQ cắt AC tại K. Gọi M, N là trung điểm của BH, CH. Chứng minh tứ
giác MNKI là hình thang vuông.
c) Tìm điều kiện của ∆ABC để tứ giác MNKI là hình chữ nhật.
d) Chứng minh tổng MI + NK không đổi khi BC cố định còn A di động sao cho ∆ABC vuông
tại A.
Bài 6. Cho hình thoi ABCD, gọi E là điểm đối xứng của A qua B và F là điểm đối xứng của C qua
B.
a) Chứng minh: tứ giác ACEF là hình chữ nhật.
b) Chứng minh: AF // BD.
c) Cho DE cắt BC tại P, DF cắt AB tại Q. Chứng minh: AC = 2PQ.
d) Hình thoi ABCD phải thêm điều kiện gì để ADCE là hình thang cân.
e) Chứng minh rằng: nếu BD cố định, A và C di động sao cho ABCD vẫn là hình thoi thì P di
động trên một đường thẳng cố định.
Bài 7. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Gọi M là trung điểm của AB, N là giao điểm của DM và CB.
a) Chứng minh: Tứ giác ANBD là hình bình hành.
b) Kẻ tia Cx // DN, Cx cắt AB tại P. Chứng minh: tứ giác MNPC là hình thoi.
c) Tứ giác DNPC có là hình thang ? Hình thang cân không ? Vì sao ?
d) Cho MC cắt BD tại G. Tính SGCD theo a.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


TỔ TỰ NHIÊN Môn: Vật lý. Lớp 8
Năm học 2022 - 2023

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Nội dung ôn tập vận tốc, biểu diễn lực, áp suất, lực đẩy Ác - si – mét.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Hs ôn tập các câu hỏi trong SBT với các nội dung ôn tập.
1. Trắc nghiệm
Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây
là đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 2: Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên
máy bay thì
A. máy bay đang chuyển động.
B. người phi công đang chuyển động.
C. hành khách đang chuyển động.
D. sân bay đang chuyển động.
Câu 3: Một vật đứng yên khi
A. khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi.
B. vị trí của nó so với vật mốc không đổi.
C. khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi.
D. vị trí của nó so với điểm mốc luôn thay đổi.
Câu 4: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.
B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.
C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.
D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.
Câu 5: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều
B. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều.
Câu 6: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều
mãi.
D. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 7: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái,
chứng tỏ xe
A. đột ngột giảm vận tốc.
B. đột ngột tăng vận tốc.
C. đột ngột rẽ sang trái.
D. đột ngột rẽ sang phải.
Câu 8: Lực ma sát lăn xuất hiện trong trường hợp nào?
A. Dùng tay đẩy nhưng quyển sách để yên trên mặt bàn.
B. Ô tô đang chuyển động trên đường.
C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.
D. Xe đạp đang đứng yên trên dốc.
Câu 9: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt nằm yên trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh và vành xe.
Câu 10: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 11: Một áp lực 600N gây áp suất 3000 Pa lên diện tích bị ép có độ lớn
A. 2000 cm2. B. 200 cm2. C. 20 cm2. D. 0,2 cm2.
Câu 12: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
B. Áp suất của chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 13: Áp lực là
A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 14: Muốn tăng áp suất thì phải
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 15: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ
sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 16: Đơn vị của áp suất là
A. N/m. B. N.m. C. N/m2. D. N/m3.
Câu 17: Công thức nào là công thức tính lực đẩy Ác si mét?
A. FA = d.V. B. FA = d-V.
C. FA = F.s. D. FA = d.h.
Câu 18: Khi nói về bình thông nhau, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?
A. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
B. Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
C. Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông đáy với nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các
nhánh luôn ở cùng một độ cao.
Câu 19: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
A. Càng tăng. B. Càng giảm.
C. Không thay đổi. D. Có thể vừa tăng, vừa giảm.
Câu 20: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Ác-si-mét. B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát.
C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.
2. Tự luận
Câu 1. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên 1 quãng đường, 2 quãng
đường, nhiều quãng đường?
Câu 2. Một vật có khối lượng 3 kg đặt trên mặt bàn.
a) Hãy kể tên các lực tác dụng vào cặp xách đó.
b) Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào cặp xách?
Câu 3.
a, Áp lực là gì?
b, Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức tính áp suất và giải thích các đại lượng có mặt trong
công thức? Nêu các đơn vị tính áp suất?
c, Viết công thức tính áp suất chất lỏng; giải thích và nêu đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong
công thức?
d, Áp suất khí quyển có mối liên hệ nào với độ cao so với mặt nước biển?
e, Viết và giải thích công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật bị nhúng trong chất lỏng.
f, Nêu điều kiện để vật nổi lên,vật chìm xuống, vật lơ lửng trong chất lỏng.
Câu 4. Một người đi xe đạp trên quãng đường xuống dốc AB dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn
tiếp quãng đường BC nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe
a, Trên quãng đường dốc AB?
b, Trên quãng đường nằm ngang BC?
Câu 5. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc
với mặt sàn là 0,03m2. Hãy tính trọng lượng và khối lượng của người đó?
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 6. Trong máy nén thủy lực, pit-tông lớn có diện tích 250cm 2, pit-tông nhỏ có diện tích 2,5cm2.
Tính lực nâng tác dụng lên pit-tông lớn khi tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực 50N?
Câu 7. Móc một vật vào lực kế. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước
lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3. Bỏ qua Lực đẩy Ác-si-mét của không
khí. Hãy tính thể tích của vật?

----------Hết-------------
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I


TỔ TỰ NHIÊN Môn: Hoá học - Lớp 8
Năm học 2022 - 2023

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Bài 5, 6, 9, 10, 12, 13, 15, 16, 18, 19.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kí hiệu hóa học của nguyên tố Natri là
A. N. B. Ca. C. Na. D. Cl.
Câu 2. Phân tử khối của KMnO4 là
A. 158. B. 226. C. 256. D. 326.
Câu 3. Công thức nào sau đây là của hợp chất?
A. H2. B. NaOH. C. O2. D. Cl2.
Câu 4. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na(I) với O(II) là
A. Na3O. B. NaO2. C. NaO D. Na2O.
Câu 5. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí?
A. Nước hồ bị bốc hơi khi trời nắng. B. Diêm bị cháy khi quẹt vào vỏ hộp diêm.
C. Thịt bị cháy khi nướng. D. Pháo hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ.
Câu 6. Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lí là
A. chỉ biến đổi về trạng thái. B. có sinh ra chất mới.
C. biến đổi về hình dạng. D. khối lượng thay đổi.
Câu 7. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra hiện tượng hóa học?
A. Bóng đèn phát sáng, kèm theo tỏa nhiệt.
B. Hòa tan đường vào nước để được nước đường.
C. Đun nóng đường, đường chảy rồi chuyển màu đen, có mùi hắc.
D. Trời nắng, nước bốc hơi hình thành mây.
Câu 8. Phản ứng hóa học là
A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.
B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
C. sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.
D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.
Câu 9. Sản phẩm của phản ứng: Natri + Oxi → Natri oxit là
A. Natri. B. Oxi. C. Natri oxit. D. Natri và Oxi.
Câu 10. Sản phẩm của phản ứng: Sắt + axit Clohiđric → Sắt(II) clorua + Hiđro là
A. Sắt. B. axit Clohiđric.
C. Sắt(II) clorua. D. Sắt(II) clorua và Hiđro.
Câu 11. Chất phản ứng của phản ứng: Nhôm + Clo → Nhôm clorua là
A. Nhôm. B. Nhôm clorua. C. Clo. D. Nhôm và Clo.
Câu 12. Chất sản phẩm trong phản ứng:
Kẽm + axit Clohidric → Kẽm clorua + Hidro là
A. Kẽm clorua . B. axit Clohidric.
C. Kẽm clorua và Hidro. D. Kẽm và axit Clohidric. .
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 13. Khi thực hiện một phản ứng trong ống nghiệm, nếu cần đun nóng thì dùng dụng cụ nào sau
đây?
A. Đèn dầu. B. Đèn cồn. C. Bếp điện. D. Bếp gas.
Câu 14. Trong phản ứng hóa học chỉ có … giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi
thành phân tử khác. Cụm từ cần điền vào chỗ (...) là
A. liên kết. B. nguyên tố hóa học.
C. phân tử. D. nguyên tử.
Câu 15. Phản ứng hóa học là
A. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.
B. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
C. Sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.
D. Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.
Câu 16: Cho bột kẽm vào dung dịch axit clohiđric thấy có nhiều bọt khí thoát ra, tạo thành dung dịch
kẽm clorua và khí hiđro. Dấu hiệu hiệu chứng tỏ phản ứng đã xảy ra?
A. Có bọt khí thoát ra. B. Tạo thành dung dịch kẽm clorua.
C. Có sự tạo thành chất không tan. D. Lượng axit clohiđric giảm dần.
Câu 17: Cho dung dịch bari clorua vào dung dịch natri sunfat thấy có chất rắn màu trắng lắng xuống
đáy ống nghiệm. Sản phẩm tạo thành gồm bari sunfat và natri clorua. Dấu hiệu hiệu chứng tỏ phản
ứng đã xảy ra?
A. Có chất rắn màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
B. Sản phẩm tạo thành gồm bari sunfat và natri clorua.
C. Có sự tạo thành chất khí.
D. Lượng bari clorua giảm dần.
Câu 18: Hiện tượng thiên nhiên sau đây xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.
B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc, gây ô nhiễm môi trường.
D. Khi mưa giông thường có sấm sét.
Câu 19: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5 gam kali clorat, thu được kali clorua và 9,6 gam khí oxi. Khối
lượng của kali clorua thu được là
A. 13 gam. B. 14 gam. C. 14,9 gam. D. 15,9 gam.
Câu 20: Những hiện tượng sau đây xảy ra phản ứng hoá học?
(1) Về mùa hè, thức ăn thường bị thiu;
(2) Đun nóng đường saccarozơ, đường ngả sang màu nâu rồi hóa đen;
(3) Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung;
(4) Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường;
(5) Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần.
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (3). D. (1), (3), (4), (5).
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1: Cho 6,5 gam kẽm (Zn) phản ứng vừa đủ với 7,3 gam axit clohiđric (HCl) thu được kẽm clorua
(ZnCl2) và 0,2 gam khí hiđro (H2). Khối lượng kẽm clorua thu được là bao nhiêu?
Câu 2: Cho các sơ đồ phản ứng sau
(a) Na + O2    Na2O.
(b) Al + O2    Al2O3.
(c) Fe + Cl2    FeCl3.
(d) P2O5 + H2O    H3PO4.
(e) Fe(OH)3    Fe2O3 + H2O.
(f) KClO3    KCl + O2.
(g) Cu + H2SO4    CuSO4 + SO2 + H2O.
(h) FeS2 + O2    Fe2O3 + SO2.
(i) K2Cr2O7 + HCl    KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.
Hãy lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong từng phản
ứng.
Câu 3: Hãy tính tổng
a. khối lượng, thể tích (đktc) của hỗn hợp khí gồm 0,15 mol O 2 và 0,2 mol N2.
b. số mol, thể tích (đktc) của hỗn hợp khí gồm 3,36 gam N 2 và 8 gam O2.
c. số mol, khối lượng của hỗn hợp khí gồm 2,24 lít NO và 3,36 lít NO 2. Biết các thể tích khí đo ở
điều kiện tiêu chuẩn.
d. số mol, thể tích (đktc) của hỗn hợp khí gồm 0,44 gam CO 2, 0,02 gam H2, 0,8 gam O2.
Câu 4: Hãy tính
a. số nguyên tử có trong 1,2 mol Al.
b. số phân tử có trong hỗn hợp gồm 0,5 mol NaCl và 0,1 mol MgCl 2.
c. khối lượng của hỗn hợp gồm 0,2 mol KCl và 0,1 mol MgCl 2.
d. thể tích của hỗn hợp gồm 0,25 mol O2 và 0,15 mol N2.
e. thể tích của hỗn hợp gồm 2,8 gam CO và 8,8 gam CO 2.
HẾT
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I


TỔ TỰ NHIÊN MÔN: SINH HỌC. LỚP 8
Năm học: 2022 - 2023

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Ôn các bài trong chủ đề: Tuần hoàn, Hô hấp, Tiêu hóa (không bao gồm tiết: Bài tập về Tiêu hóa)
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu hỏi sau đây.
Câu 1. Vòng tuần hoàn nhỏ đi qua cơ quan nào dưới đây?
A. Dạ dày. B. Gan. C. Phổi. D. Não.
Câu 2. Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ
A. tim và hệ mạch. B. tim và động mạch.
C. tim và tĩnh mạch. D. tim và mao mạch.
Câu 3. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?
A. Bạch cầu mônô. B. Bạch cầu limphô B.
C. Bạch cầu limphô T. D. Bạch cầu ưa axit.
Câu 4. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn
ra theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa?
A. Kháng nguyên- kháng thể. B. Kháng nguyên- kháng sinh.
C. Kháng sinh- kháng thể. D. Vi khuẩn- protein độc.
Câu 5. Khả năng người nào đó đã từng một lần bị bệnh nhiễm nào đó, sau đó không mắc lại bệnh
đó nữa được gọi là
A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch chủ động.
C. miễn dịch tập nhiễm. D. miễn dịch bị động.
Câu 6. Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.
A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất
dinh dưỡng => thải phân.
B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất
dinh dưỡng => thải phân.
C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa
thức ăn => thải phân.
D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa
thức ăn => thải phân.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 7. Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của
A. các tuyến tiêu hóa
B. các cơ quan trong ống tiêu hóa
C. hoạt động của các enzyme
D. các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 8. Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn là
A. làm ướt, mềm thức ăn. B. cắt nhỏ, làm mềm thức ăn.
C. thấm nước bọt. D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt
Câu 9. Loại đường nào dưới đây được hình thành khi chúng ta nhai kĩ cơm?
A. Lactozo. B. Glucozo. C. Mantozo. D. Saccarozo
Câu 10. Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan
A. răng, lưỡi, cơ má. B. răng và lưỡi.
C. răng, lưỡi, cơ môi, cơ má. D. răng, lưỡi, cơ môi.
Câu 11. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
A. prôtêin. B. gluxit. C. lipit. D. axit nuclêic.
Câu 12: Hoạt động hô hấp có vai trò gì?
A. Cung cấp oxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ
B. Thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể
C. Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại
D. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường
Câu 13: Quá trình hô hấp bao gồm
A. sự thở và sự trao đổi khí ở phổi
B. sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào
C. sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào
D. sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.
Câu 14: Đường dẫn khí có chức năng gì?
A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào.
C. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.
D. Bảo vệ hệ hô hấp.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 15: Nhịp hô hấp là


A. số lần cử động hô hấp được trong 1 giây.
B. số lần cử động hô hấp được trong 1 phút.
C. số lần hít vào được trong 1 phút.
D. số lần thở ra được trong 1 phút.
Câu 16: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế
A. bổ sung. B. chủ động. C. thẩm thấu. D. khuếch tán.
Câu 17. Điền từ thích hợp vào sơ đồ:
- Vòng tuần hoàn nhỏ:
Tâm thất phải->...........-> Phổi (trao đổi khí)-> .......................->Tâm nhĩ trái
- Vòng tuần hoàn lớn
Tâm nhĩ trái->...........-> Động mạch chủ-> Cơ quan (trao đổi khí)-> Tĩnh mạch chủ-> ........-> Tâm
thất phải
Câu 18: Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm
A. huyết tương và các tế bào máu. B. tơ máu và các tế bào máu.
C. tơ máu và hồng cầu. D. bạch cầu và tơ máu.
Câu 19: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?
A. Hêrôin. B. Côcain. C. Moocphin. D. Nicôtin.
Câu 20: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?
A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co.
B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn.
C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co.
D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn.
Câu 21: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tim?
A. Tim có 4 ngăn.
B. Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái.
C. Tim có thành tâm nhĩ dày hơn thành tâm thất.
D. Giữa tâm thất với tâm nhĩ và giữa tâm thất với động mạch có van.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 22: Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào?
A. Pha thất co - Pha dãn chung - Pha nhĩ co.
B. Pha dãn chung - Pha thất co - Pha nhĩ co.
C. Pha thất co - Pha nhĩ co - Pha dãn chung.
D. Pha nhĩ co - Pha thất co - Pha dãn chung.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trong y tế, sau khi bơm thuốc vào xilanh, y tá sẽ đưa đầu mũi kim lên cao và đẩy hết không
khí ra khỏi xilanh cho đến khi có thuốc chảy ra ngoài. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này?
Câu 2. Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác
sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm vậy không? Tại sao?
Câu 3. Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi đấu chọn
vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận động viên?
Câu 4. Trong giờ học môn thể dục, do vận động nhiều nên một số bạn học sinh có hiện tượng sau: -
Nhịp thở nhanh hơn.
- Mồ hôi ra nhiều và khát nước.
- Khi uống nước không nhịn thở nên bị sặc nước.
Bằng các kiến thức đã học, em hãy giải thích các hiện tượng trên.
Câu 5. Trong hệ tiêu hóa người, khi cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây: dạ dày, túi mật, tụy
thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa? Vì sao?
Câu 6. Vì sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở
lại bình thường ?
Câu 7. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?
Câu 8. Em hãy viết sơ đồ thể hiện sự biến đổi hóa học của thức ăn ở ruột non.
Câu 9.a.Vì sao nhiều người có khả năng miễn dịch COVID-19 sau khi được tiêm vacxin?
b. Nếu bạn em chẳng may bị chảy máu tĩnh mạch ở tay, em sẽ sơ cứu cho bạn như thế nào?
- HẾT –
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I


TỔ TỰ NHIÊN MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 8
Năm học: 2022 - 2023

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 12 SGK Công nghệ 8.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là
A. hình chiếu. B. vật chiếu. C. mặt phẳng chiếu. D. vật thể.
Câu 2. Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong
A. sản xuất. B. đời sống. C. kĩ thuật. D. chế tác.
Câu 3. Trong bản vẽ kĩ thuật người ta sắp xếp các hình chiếu như thế nào?
A. Hình chiếu bằng ở dưới, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
B. Hình chiếu bằng ở trên, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
C. Hình chiếu bằng ở dưới, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng.
D. Hình chiếu bằng ở dưới, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng.
Câu 4. Khối đa diện được bao bởi các hình
A. tứ giác phẳng. C. đa giác phẳng.
B. tam giác phẳng. D. lục giác phẳng.
Câu 5. Đặc điểm hình chiếu của hình chóp đều
A. hình chiếu đứng, cạnh là hình tam giác đều, hình chiếu bằng là hình chữ nhật.
B. hình chiếu đứng, cạnh là hình tam giác cân, hình chiếu bằng là hình chữ nhật.
C. hình chiếu đứng, cạnh là hình tam giác cân, hình chiếu bằng là hình vuông.
D. hình chiếu đứng, cạnh là hình tam giác đều, hình chiếu bằng là hình chữ nhật.
Câu 6. Đặc điểm hình chiếu của hình trụ
A. hình chiếu đứng, cạnh là hình chữ nhật; hình chiếu bằng là hình tròn.
B. hình chiếu đứng, cạnh là hình vuông; hình chiếu bằng là hình tròn.
C. hình chiếu đứng, cạnh là hình vuông cân; hình chiếu bằng là nửa hình tròn.
D. hình chiếu đứng, cạnh là hình tròn; hình chiếu bằng là hình tròn.
Câu 7. Hình nón được tạo thành khi quay hình nào sau đây quanh 1 trục?
A. Hình tam giác vuông. C. Hình tròn.
B. Hình chữ nhật. D. Hình vuông.
Câu 8. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng
…(1)...của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được …(2)….”
A. (1) mặt trong, (2) kẻ gạch gạch.
B. (1) bên trong, (2) kẻ gạch gạch.
C. (1) bên trong, (2) kẻ gạch chéo.
D. (1) bên trong, (2) kẻ gạch.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 9. Nội dung của bản vẽ chi tiết bao gồm


A. khung tên, hình biểu diễn, bảng kê.
B. bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, kích thước.
C. khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.
D. khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, bảng kê.
Câu 10. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là
A. khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
B. khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
C. hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
D. hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
Câu 11. Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật tính theo đơn vị là
A. mm. B. cm. C. dm. D. m.
Câu 12. Đinh vít là chi tiết có ren gì?
A. Ren trong. C. Cả ren trong và ren ngoài.
B. Ren ngoài. D. Ren bị che khuất.
Câu 13. Đai ốc là chi tiết có ren gì?
A. Ren ngoài. C. Ren bị che khuất.
B. Ren trong. D. Cả ren trong và ren ngoài.
Câu 14. Trong quy ước vẽ ren nhìn thấy thì đường chân ren được vẽ bằng nét nào sau đây?
A. Liền đậm. C. Liền mảnh.
B. Nét đứt. D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 15. Tên gọi khác của ren trong là
A. ren lỗ. C. đỉnh ren.
B. ren trục. D. chân ren.
II. Tự luận
Câu 1. Ren dùng để làm gì? Kể một số chi tiết có ren mà em biết.
Câu 2. Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào?
Câu 3. Hình nón được tạo thành như thế nào ? Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt
phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì ?
Câu 4. Hình trụ được tạo thành như thế nào ? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng
chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì ?
Câu 5. Nếu đặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình
chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh là hình gì?
Câu 6. Bài tập thực hành bài 7 SGK (bảng 7.1 , bảng 7.2).
Câu 7. Bài tập thực hành bài 10 SGK (bảng trình tự đọc Bản vẽ chi tiết vòng đai).

- HẾT -
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I


TỔ XÃ HỘI Năm học: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 8

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


I. Phần văn bản: Ôn tập các văn bản sau:
- Cô bé bán diêm
- Chiếc lá cuối cùng
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Ôn dịch, thuốc lá
+ Học sinh nắm vững các kiến thức về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu
đạt, nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật) để làm tốt dạng bài đọc hiểu văn bản.
+ Học sinh phát hiện và nêu ý nghĩa một số chi tiết đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật.
+ Liên hệ thực tiễn cuộc sống.
II. Phần Tiếng Việt: Học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học với yêu cầu cụ
thể như sau:
- Nhận biết: Xác định từ, biện pháp tu từ, dấu câu… trong câu văn, đoạn văn
- Thông hiểu: Nêu tác dụng của từ, biện pháp tu từ, dấu câu,… trong việc thể hiện nội dung của câu văn,
đoạn văn.
- Vận dụng: sử dụng từ, dấu câu trong viết đoạn văn
III. Phần Tập làm văn
- Viết đoạn văn nghị luận văn học
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ về các vấn đề gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống
hàng ngày. (Ví dụ: tình yêu thương, tình cảm gia đình, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước, tình yêu
quê hương, tính kiên trì, sự vô cảm, sự sẻ chia, lòng biết ơn…)

B. BÀI TẬP ĐỌC – HIỂU MINH HỌA


Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta
tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài
chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em
thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy
làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ em thân yêu, đó chính
là kiệt tác của cụ Bơ - men.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?
Câu 2: Đoạn văn là lời kể của nhân vật nào? Kể về sự việc gì?
Câu 3: Em có đồng ý với lời khẳng định: bức tranh chiếc lá cuối cùng “chính là kiệt tác của cụ Bơ -
men” không? Vì sao?
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri là bức thông điệp màu xanh.
Theo em, bức thông điệp đó là gì?
Câu 5: Bằng hiểu biết về văn bản chứa đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm
nhận của em về nhân vật cụ Bơ-men. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép (chú thích rõ)
Câu 6: Từ văn bản có đoạn trích trên và bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3
mặt giấy trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn, hàng chiệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt
trừ được những dịch khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỉ này lại xuất hiện ôn dịch khác.
Cả thế giới đang đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học sau mấy
chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động:
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Ngày trước Trần
Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm
như tằm ăn dâu”.
Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu. tài
liệu Thu Nguyễn
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của
những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê
liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào
phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ
lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
(Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2019)
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt của văn bản đó là
gì?
Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn trên.
Câu 5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp và xác định kiểu câu sau:
Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào
phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ
lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. tài liệu Thu Nguyễn
Câu 6. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu làm rõ những tác hại của thuốc
lá đối với đời sống con người. Đoạn văn sử dụng câu ghép và trợ từ (gạch chân, chú thích)
Câu 7. Em hãy đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để loại bỏ thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là
trong trường học ở nước ta.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau
chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm
lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa.
Họ đã về chầu thượng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời
xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang
mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)
Câu 1: Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của tác giả nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn
trích trên.
Câu 2: Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã học, nêu sự khác nhau trong cách viết của hai câu
văn được gạch chân. Chỉ rõ hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?
Câu 3: Cho câu chủ đề: Văn bản “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn
An-đéc-xen đối với một em bé bất hạnh”. Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 câu làm rõ câu chủ đề
trên.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
Năm học: 2022 – 2023
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Nội dung kiến thức trọng tâm
* Chủ đề 1: Lịch thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
- Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
- Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Châu Á thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
* Chủ đề 2: Lịch sử thế giới hiện đại (Từ năm 1917 đến năm 1945)
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-
1941)
- Châu Âu, châu Á và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố.
B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng.
C. Cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat.
D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị.
Câu 2: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng
Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?
A. Đảng Bôn-sê-vích. B. Đảng Men-sê-vích.
C. Đảng công nhân xã hội Nga. D. Đảng cộng sản Nga.
Câu 3: Yếu tố nào đã khiến tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị ở Nga đầu thế kỉ XX trở nên
trầm trọng?
A. Chính sách thống trị phản động của Nga hoàng.
B. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao.
C. Nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại.
D. Nạn đói liên tiếp xảy ra ở Nga.
Câu 4: Chính sách kinh tế mới của Nga được thực hiện trong điều kiện nào?
A. Hòa bình. B. Chiến tranh.
C. Kinh tế kiệt quệ. D. Khủng hoảng chính trị.
Câu 5: Nét nổi bật của tình hình Châu Âu trong những năm 1918- 1923 là
A. lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị.
B. kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn.
C. kinh tế suy sụp, chính trị ổn định.
D. đạt được sự phát triển về mọi mặt.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 6: Ngày 25 – 10 – 1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?


A. Lê-nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ.
C. Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi.
D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước.
Câu 7: Chính sách mà nước Mĩ thực hiện trong những năm 1929 – 1933 để thoát khỏi khủng hoảng
có tên là
A. chính sách mới. B. chính sách kinh tế mới.
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc
địa.
Câu 8: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương
đối?
A. In-đô-nê-xi-a. B. Xiêm. C. Mã Lai. D. Phi-líp-pin.
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy sụp về kinh tế của các nước châu Âu trong những năm
1918-1923 là
A. cao trào cách mạng 1918-1923.
B. hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
D. tác động của cuộc khủng hoảng thừa.
Câu 10: Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1919-1929 không xuất phát
từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất.
C. Thu hút được lao động có trình độ cao. D. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn.
II. Tự luận
Câu 1: Trình bày nội dung chủ yếu trong Chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven.
Câu 2: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á bùng nổ mạnh
mẽ hơn?
Câu 3: Nêu tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Câu 4: Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản Châu Âu trong những năm 1918 – 1929.

----------Hết----------
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
TỔ XÃ HỘI MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8
Năm học: 2022 - 2023
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. Nội dung kiến thức trọng tâm
- Nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. Trình bày được đặc điểm hình dạng và kích
thước lãnh thổ của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm về địa hình, khoáng sản, khí hậu, đặc điểm chung sông ngòi và cảnh quan
tự nhiên của châu Á.
- Trình bày được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á.
- Trình bày được một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.
- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu.
- Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực Tây
Nam Á và Nam Á.
II. Nội dung bài tập thực hành
- Phân tích các bảng thống kê về dân cư, kinh tế châu Á.
- Tính toán và vẽ biểu đồ về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia, khu vực châu Á.
- Đọc lược đồ các khu vưc châu Á để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế một số khu vực
châu Á.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Loại khoáng sản giàu có nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. sắt. B. dầu mỏ. C. kim cương. D. vàng.
Câu 2. Đại bộ phận khu vực Nam Á có kiểu khí hậu
A. hàn đới. B. núi cao. C. nhiệt đới gió mùa. D. cận nhiệt lục địa.
Câu 3. Nước nào sản xuất nhiều lúa gạo nhất châu Á?
A. Việt Nam B. Trung Quốc C. Thái Lan D. Cam-pu-chia
Câu 4: Vì sao vùng Bắc Á có thể nuôi được nhiều tuần lộc?
A. Nhiều cánh đồng cỏ xanh tốt. B. Nhiều sông đổ ra biển.
C. Khí hậu lạnh giá phù hợp với tuần lộc. D. Người dân có kinh nghiệm chăn thả du mục.
Câu 5. Ấn Độ thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp nhằm mục đích gì?
A. Để tăng sản lượng lương thực xuất khẩu.
B. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
C. Tạo nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp phát triển.
D. Tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

II. Tự luận
Câu 1.
a. Trình bày những điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp các nước châu Á có sản lượng lương thực cao,
nhiều nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
b. Giải thích vì sao khu vực Tây Nam Á bao quanh là biển, đại dương nhưng phần lớn lãnh thổ có
khí hậu khô hạn, mưa ít quanh năm?
c. Trình bày đặc điểm khí hậu Nam Á. Vì sao khu vực sườn phía Nam dãy Hi-ma-lay-a có lượng mưa
rất lớn?
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

a. Tính mật độ dân số một số khu vực châu Á năm 2020.


b. So sánh và rút ra nhận xét về diện tích, dân số, mật độ dân số của Tây Nam Á, Nam Á so với các
khu vực khác.
* Lưu ý: Khi làm bài thi, HS được sử dụng máy tính bỏ túi
- HẾT -
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I


TỔ XÃ HỘI MÔN: Giáo dục công dân - LỚP 8
Năm học: 2022 – 2023

A. NỘI DUNG ÔN TẬP


Bài 1. Tôn trọng lẽ phải
Bài 2. Liêm khiết
Bài 3. Tôn trọng người khác
Bài 4. Giữ chữ tín
Chủ đề. Pháp luật và kỷ luật
Bài 6. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
Bài 8. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Bài 9. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
* Với mỗi nội dung, học sinh cần:
- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa mỗi phẩm chất (nội dung này được trình bày trong sách Học sinh từ
bài 1 đến bài 9).
- Chỉ ra được các biểu hiện của phẩm chất; nhận biết được các hành vi tiêu cực.
- Nêu được cách rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất.
- Giải quyết những tình huống trong thực tế liên quan.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI (BÀI TẬP) ÔN TẬP
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào
nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm
Câu 2. Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện:
A. Lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ.
B. Được sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
D. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
Câu 3. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn
khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
D. Đạp thật nhanh về nhà.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 4. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai
có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với A đánh B cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 5. Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì?
A. Đức tính khiêm tốn.
B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính trung thực.
Câu 6. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn.
Câu 7. Biểu hiện của người sống không liêm khiết là như thế nào?
A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
B. Trong giờ thi, dù không làm được bài nhưng nhất quyết không chép bài của bạn khác.
C. Đánh giá mọi người công bằng, không thiên vị ai.
D. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của bản thân mình.
Câu 8. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?
A. Lối sống có văn hóa.
B. Lối sống tiết kiệm.
C. Lối sống thực dụng.
D. Lối sống vô cảm.
Câu 9. Hành vi nào sau đây thể hiện sự KHÔNG tôn trọng người khác?
A. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
B. Tự nhận lỗi khi mắc sai lầm.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.
D. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
Câu 10. Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên
chúng ta phải biết
A. liêm khiết.
B. giữ chữ tín.
C. tôn trọng người khác.
D. tôn trọng lẽ phải.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 11. Theo em, giữ chữ tín là gì?


A. Biết giữ lời hứa
B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối
C. Không trọng lời nói của nhau
D. Không tin tưởng nhau
Câu 12. Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em
vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm quy định.
Câu 13. Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được
áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 14. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn.
Câu 15. Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
C. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.
D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
D. Vận động các bạn cùng tham gia.
Câu 16. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là
A. Lấy cắp của người khác thành của mình
B. Bắt chước người khác
C. Học hỏi những điều tốt của người khác phát triển thành cái riêng của mình
D. Chê bai người khác.
Câu 17. Ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là
A. Làm mất đoàn kết giữa hàng xóm với nhau.
B. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.
C. Tệ nạn ngày càng phổ biết.
D. Không giữ vững trật tự an ninh.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Câu 18. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây.


A. An có thói quen vứt rác ra đầu hẽm vì không ai biết
B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố
C. Cô giáo tổ chức cho các em học sinh trồng hoa trên đường làng
D. Công an khu vực xử phạt nghiêm những thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trong xóm
Câu 19. Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi dân tộc khác:
A. Chỉ dùng hàng ngoại
B. Chê bai hàng nước ngoài
C. Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác
D. Chê hàng Việt Nam.
Câu 20. Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc
Trung… và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát
xoan, hát quan họ. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Câu 2. Theo em, tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì?
Câu 3. Trong giờ ra chơi, bạn Hùng (học lớp 8C) có xích mích với bạn Tùng (học lớp 9D). Giờ ra về,
Hùng đã bị Tùng và Thành - bạn cùng lớp với Tùng hành hung, gây thương tích phải đi cấp cứu bệnh
viện.
a. Theo em, Tùng và Thành đã vi phạm kỉ luật hay pháp luật? Tại sao?
b. Tùng và Thành sẽ bị xử lý như thế nào?
Câu 4. Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Hãy nêu ví dụ.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG GIAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I


TỔ NGOẠI NGỮ - VĂN THỂ MĨ MÔN: TIẾNG ANH LỚP 8
Năm học: 2022 - 2023

I. CONTENTS

UNITS VOCABULAR GRAMMAR SOUNDS


Y/ TOPICS

Unit 4 - Our custom - Should and shouldn’t for advice /spr/ and /str/
and tradition
- Have to and must for obligation and Stress into the 2nd
necessity or 3rd syllable.

Unit 5 - Festivals in Vietnam - Simple sentences - ion và -ian.


- Compound sentences with: and, but, or,
so, yet.
Complex sentences with: when, while,
because, although.
Conjunctive adverbs
Unit 6 Folk tales - review: past simple - intonation in
exclamatory
- past continuous
sentences

(The revision for Unit 1-2-3 includes exercises in the revision for mid-term test)

II. PRACTICE
UNIT 4: OUR CUSTOMS AND TRADITIONS
I. Find the word which has a different sound in the underlined part.
1. A. envelope B. secret C. evening D. key
2. A. bottle B. Scotland C. cotton D. both
3. A. culture B. pure C. picture D. nature
II. Choose the word which has a different stress pattern from the other three in each question.
1. A. accept B. costume C. follow D. mention
2. A. presentation B. decision C. generation D. similarity
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

III. Choose the best answer.


1. You look really tired. You ___________ take a few days off and have a holiday.
A. should B. must C. have to D. can
2. In Vietnam, you ___________ take a deep bow as you do in Japan.
A. mustn't B. don't have to C. should D. shouldn't
3. Whether you have meals at home or in a restaurant, some basic table ____ should never be
forgotten.
A. ways B. styles C. aspects D.manners
4. _________ to some Western cultures, children leave teeth under their pillow for the tooth fairy
to collect – usually in return for some money.
A. According B. Owing C. Basing D. Depending
5. After the meal, he left the waitress with a large ___________.
A. money B. cash C. tip D. payment
IV. Find the mistake in the sentences.
1. Some people think (A) young people should (B) to follow (C) the tradition of (D) the society.
2. According for (A) tradition, the first person to enter (B) the house on New Year's Eve brings (C)
either good luck or (D) bad luck.
3. The traditional (A) Vietnamese wedding (B) is one of the most important ceremony (C) in
Vietnamese culture (D).
4. The Japanese are (A) familiar with (B) the western custom to eat (C) a turkey dinner for
(D)Christmas.
5. In (A) Vietnam the engagement is (B) sometimes considered much (C) important than (D) the
wedding.
V. Read the passage carefully and choose the correct answers.
GIFT-GIVING CUSTOMS IN VIETNAM
Gift giving is important in Vietnam because of the significance of interpersonal relationships in
Vietnamese culture.
First and foremost, do not encourage corruption. There is a clear cut between gift-giving and
bribery. Nevertheless, it is common in Vietnam for exchanging small gifts on certain occasions such
as anniversary, Tet holiday... to express your respect, love, appreciation or gratitude.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Gift-giving customs depend on the context. If it is a private gift for one Vietnamese partner you
should give the gift at a private occasion. If you have a gift for the whole office or company, you
should give it after the business meeting with the whole office's employee.
Do not wrap a gift in the black paper because this colour is unlucky and associated with funerals
in Vietnam. Gifts that symbolize cutting such as scissors, knives and other sharp objects should be
avoided because they mean the cutting of the relationship.
Vietnamese may or may not open these gifts when they are received; leave the option to them.
You will also receive gifts and should defer to your host as to whether you should open it when
received or not. Regardless of when it is opened or what it is, profuse thanks are always appropriate.
1. According to the passage, why is gift giving important in Vietnam?
A. Because it helps to establish a friendship.
B. Because it's common in Vietnamese culture.
C. Because it's the best way to build up a stable relationship.
D. Because personal relationships play a vital role in Vietnamese culture.
2. Which of the followings should not be a reason for gift giving?
A. To show appreciation B. To bribe somebody
C. To express gratitude D. To show affection
3. When giving a gift, you should.
A. wrap it in black or white paper B. give it in the business meeting
C. never give sharp objects, such as knives or scissors D. avoid giving it at a private occasion
4. When receiving a gift, you should ___________.
A. always say "thank you" B. try to find what is it
C. open it in front of the giver D. ask your host to open it
5. Which of the following is NOT true about gift giving customs in Vietnam?
A. Gift giving is a good way of strengthening relationships.
B. Gifts for your partners should be given at private occasions.
C. You should avoid giving anything sharp.
D. It is considered rude not to open the gift in front of the giver.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

VI. Rewrite the following sentences based on the given words.


1. In my family, all of the children have to get up before 6 a.m. and do exercises.
→ ................................................................................................................................ (obliged)
2. Students have to book in advance to use computers at the school library.
→ ............................................................................................................................ (necessary)
3. In most of the temples and pagodas in Vietnam, you have to take off your shoes when going
inside the main worship areas.
→ .................................................................................................................................... (allow)
4. To visit Ho Chi Minh Mausoleum, people must hand in their identity cards.
→ ................................................................................................................................ (obliged)
5. In Vietnam, people must drive on the right of the road.
→ .................................................................................................................................... (can’t)

UNIT 5: FESTIVALS IN VIETNAM


I. Find the word which has a different sound in the underlined part.
1. A. theory B. neither C. weather D. therefore
2. A. kissed B. helped C. forced D. wanted
3. A. merely B. verbal C. deer D. engineer
II. Find the word which has a different stress pattern from the others.
1. A. companion B. beautiful C. comedy D. festival
2. A. Persian B. fountain C. maintain D. avian
3. A. traditional B. librarian C. comfortable D. significant

III. Choose the best answer (A, B, C or D).


1. Next time, when my Australian friend comes over Vietnam, I will introduce fermented spring
rolls ……………… him.
A. about B. for C. to D. with
2. The atmosphere of the night party was so ………… that everybody enjoyed it to the full.
A. excited B. exciting C. excite D. excitement
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

3. I …………… the Buffalo Fighting Festival on the television, and I felt a little scared.
A. saw B. watched C. heard D. listened to
4. The decorations of the ceremony are so ………………
A. catch eyes B. catching – eyes C. eye – catching D. eyes catch
5. The Hung King Temple Festival was a local festival. ………………, it has become a public
holiday in Viet Nam since 2007.
A. But B. Therefore C. Meanwhile D. However
6. Kids really adore the Mid-Autumn Festival ……… they can sing, dance, and enjoy moon-
cakes.
A. therefore B. because of C. because D. so
7. The Giong festival is held to ……………… Saint Giong who defeated the invaders.
A. remember B. commemorate C. miss D remind
8. Hue is very famous for its royal court ………………
A. dances B. stories C. music D. songs
9. The lion and dragon dances performed at the opening ceremony of the festival was very
………………
A. impressed B. impress C. impressive D. impressing
10. This American man has tried only two traditional dishes of Vietnam, ………………. he
strongly believes that Vietnamese foods are very suitable for him.
A. however B. although C. so D. but
IV. Find the mistake in each sentence.
1. The ritual is performance (A) in order to thank (B) the Sun Goddess for (C) the rice harvest (D).
2. I found (A) it very excited (B) to take part in (C) the spring festival of (D) Bai Dinh Pagoda.
3. I like both (A) the green or (B) the blue T-shirt, but (C) I don't have enough (D) money to buy two
T-shirts.
V. Choose the best option to complete the passage.
Elephant Racing Festival, one of the biggest festivals in Tay Nguyen, is held (1) ___________
in the third lunar month.
As preparation for the festival, villagers (2) ___________ their elephants with a wide range of
food apart from grass, including corns, sugar canes, sweet potatoes, papayas, and bananas. Also, in
order to preserve their strength, the elephants take a rest (3) ___________ hard work.
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

On the day of the event, elephants from several villages (4) ___________ at Don Village. Each
time, ten elephants will run at the same time for about one or two kilometers. The competition is
guided by the sound of tu va, a kind of horn.
The first elephant (5) ___________ reaches the appointed destination will receive a laurel wreath
as a sign of victory, and it will enjoy the achievement excitedly with sugar canes and bananas from
surrounding people. (6) ___________ finishing the race at Don Village, the elephants move to
Serepok River for competition - swimming. They also participate in games (7) ________ football
and tug of war.
At the end of the festive day, all festival goers mass at Don Village's community house for feasting,
drinking stem wine, and dancing in a jubilant (8) ________with the boisterous sound of gongs and
drums.
1. A. mostly B. constantly C. monthly D. annually
2. A. poach B. herd C. feed D. train
3. A. without B. with C. of D. from
4. A. come B. drive C. round D. gather
5. A. who B. what C. which D. whose
6. A. Although B. After C. While D. However
7. A. alike B. like C. likely D. liking
8. A. atmosphere B. experience C. tradition D. feature
VI. Write the second sentence without changing the meaning, using the words given.
1. Three hundred students entered the swimming competition last year. (part)
-> Three hundred students ____________________________________
2. The children are always fascinated by nature programmes on TV. (find)
-> The children __________________________ when they watch them on TV.
3. What about going to Bac Ninh to see the Lim Festival? (should)
-> Duong __________________________________________________
4. Although he studied very hard, he still didn't pass the exam. (despite)
-> He _____________________________________________________
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

UNIT 6: FOLK TALES


Find the word which has a different sound in the underlined part.
1. A. danger B. magic C. anger D. angel
2. A. guilty B. biscuit C. building D. suitable
3. A. wicked B. confused C. beloved D. naked
Choose the word which has a different stress pattern from the other three in each question.
4. A. giant B. cruel C. princess D. ogre
5. A. heritage B. distinguish C. delicious D. imagine
Choose the correct Option A, B, C or D to complete the sentences.
1. Since I moved house, I haven't had much __________ with those friends.
A. connection B. contact C. business D. meeting
2. I will take these folk tale stories __________ to the library.
A. on B. with C. back D. off
3. It's snowing. Would you like to __________ on Saturday or Sunday?
A. skiing B. go to ski C. go skiing D. go ski
4. She told me a story __________ I found hard to believe.
A. what B. which C. in which D. at which
5. The Queen flew __________ a jealous rage and ordered her huntsman to take Snow White into the
woods to be killed.
A. of B. into C. out D. in
6. Everyone was attracted by her graceful __________.
A. performer B. performing C. performed D. performance
7. When the dwarves came home that evening, they found Snow White __________ on the ground.
A. laid B. lied C. to lie D. lying
8. You need to support your ideas with facts and __________.
A. numbers B. figures C. informations D. material
9. By the end of next year, George __________ English for 2 years.
A. will have learned B. will learn C. has leaned D. would learn
10. The man got out of the car, __________ round to the back and opened the boot.
A. walking B. walked C. walks D. walk
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Put the verbs in the Past Simple or Past Continuous.


In my last holiday, I went to Hawaii. When I (1. go) __________ to the beach for the first time,
something wonderful happened. I (2. swim) __________ in the sea while my mother was sleeping in
the sun. My brother was building a sand castle and my father (3. drink) __________ some water.
Suddenly, I (4. see) __________ a boy on the beach. His eyes were blue like the water in the sea and
his hair (5. be) __________ beautiful black. He was very tall and thin and his face was brown. My
heart (6. beat) __________ fast. I (7. ask) __________ him for his name with a shy voice. He (8. tell)
__________ me that his name was John. He (9. stay) __________ with me the whole afternoon. In
the evening, we met again. We ate pizza in a restaurant. The following days we (10. have)
__________ a lot of fun together. At the end of my holiday when I (11. leave) __________ Hawaii I
(12. say) __________ goodbye to John. We (13. have) __________ tears in our eyes. He (14. write)
__________ me a letter very soon and I (15. answer) __________ him.
Make complete sentences based on the given words.
1. after/ she/ kiss/ frog/ he/ immediately/ turn/ handsome/ prince.
____________________________________________________________________
2. Cinderella/ cry/ when/ fairy/ appear/ help/ her.
____________________________________________________________________

3. Hare/ take/ nap/ when/ he/ suddenly/ wake up/ find/ Tortoise/ be/ going/ win.
____________________________________________________________________

4. princess/ sleep/ one hundred years/ until/ prince/ arrive/ castle.


____________________________________________________________________

5. When/ Snow White/ cook/ woman/ knock/ door.


____________________________________________________________________
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

PRACTICE TEST
Choose the word that has underlined part pronounced differently from the test.
1. A. looked B. stopped C. screamed D. missed
2. A. character B. church C. choose D. cheerful
3. A. procession B. confusion C. production D. tradition

Choose the word that has different stress pattern.


1. A. anniversary B. celebration C. ceremony D. politician
2. A. lantern B. princess C. emperor D. incense
Choose the best answer a, b, c or d to complete the sentence.
1. The most beautiful image of the Hoi An Lantern Festival is the …….. lanterns on the river at
night.
A. swum B. floated C. floating D. swimming
2. The habit of having meals together in Vietnamese families help strengthen family ………
A. bonding B. emotion C. contact D. problem
3. Do you ……………….. do a lot of homework during the summer holiday?
A. must B. need C. have to D. should
4. ……………….. I don’t understand much about Ca Tru singing, I still like it.
A. Because B. If C. Although D. When
5. At the beginning of this year, I was going to come to Huong Pagoda. However, I couldn’t make
it ……………….. my sickness.
A. because B. despite C. in spite of D. because of
6. I have paid for both of us, so you ……………….. pay it any more.
A. shouldn’t B. mustn’t C. don’t need D. don’t need to
7. What I was keen ……………….. most at this festival was the lion dance performance.
A. in B. on C. about D. for
8. The young man looked at the old lady and walked away without saying goodbye. He was rather
………………..
A. respectful B. respected C. disrespectful D. disrespected
9. I ……………… out of the shop when someone suddenly …………….. out my name.
A. walked - called B. was walking - called
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

C. walked - was calling D. was walking - was calling


10. ‘The film was very exciting, but the ending was unexpected.’ ‘_______ I didn’t like its ending.’
a. It’s great! b.Spot on! c. Sounds bad! d. Hold on!
Choose the word or phrase that is CLOSEST in meaning to the underlined part in each of the
following sentences.
1. It was so brave of him to rescue the child from being downed.
A. intelligent B. courageous C. kind D. cruel
1. In “Harry Potter” films, does the evil wizard, Voldemort, ever actually appear?
A. wicked B. legendary C. magic D. mean
Choose the word or phrase that is OPPOSTE in meaning to the underlined part in each of the
following sentences.
1. Keeping animals in these poor conditions is unbelievable cruel.
A. friendly B. legendary C. bad D. kind-hearted
2. That old man is famous for being so mean. You can hardly take a penny from him.
A. generous B. curious C. annoying D. money-saving
Choose the underlined word or phrase, A, B, C or D that needs correcting.
1. The custom to carve jack-o’-lanterns can be traced back to an old Irish folk tale.
2. One day a dragon flew over the tower when he heard the princess cry for help.
3. Legends relate to history because they are based on history events and heroes.
Choose the word which best fits each gap.
My friends and I are having a (1)_________ time at this year’s Roswell UFO Festival in New
Mexico, USA. It’s a four-day event that takes (2)_________ every year in early July. Some people
believe that an alien (3)_________ – aUFO – crashedin a field near Roswellin 1947 and the festival
(4)_________ that event. Not everyone believes this story, of course, but the festival is still a lot of
fun. Everyone dresses up (5)_________ aliens for the Alien Costume Competition.
1. a. terrible b. fantastic c. leisure d. difficult
2. a. break b. part c. place d. time
3. a. spaceship b. race c. custom d. planet
4. a. symbolizes b. performs c. organizes d. celebrates
5. a. of b. as c. with d. by
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

Read the following passage and choose the best option.


EXCALIBUR
A long time ago, so the story goes, a young boy called Arthur became the King of England after
he pulled a sword out of a stone.
The sword was Excalibur. It had a lot of power. The Lady of the Lake gave it to King Uther but
asked him to give her his firstborn child. Uther became powerful. When his first child was born,
Merlin, the magician came to take the baby. Uther tried to stop him, but thieves attacked him. Before
he died, he put Excalibur into a stone and asked Merlin to make his son a king. Merlin promised that
only someone with a pure heart could pull it out and become the next King of England.
When Arthur pulled the sword out, people were surprised. Merlin explained that Arthur as
Uther’s son and the people were happy.
Arthur was a good king. He built a big castle, Camelot, and ruled over England with his knights.
He called-them the Knights of the Round Table. Together they made England a strong country.
1. Who was King Authur?
A. He was King Uther’s son. B. He was Lady of the Lake’s son.
C. He was Merlin’s knight. D. He was Merlin and King Uther’s son.
2. What does the word “him” refer to?
A. Merlin B. King Arthur C. King Uther D. Excalibur
3. According to Merlin, who was able to pull Excalibur out of the stone?
A. King Uther B. King Arthur C. A person with a pure heart D. The knight
4. What is NOT TRUE about King Uther?
A. He died because of the thieves.
B. He wanted Arthur to be the next King of England.
C. Excalibur gave him a lot of power.
D. He was a good King who built a big castle, Camelot.
5. What is NOT TRUE about Excalibur?
A. It was a powerful sword.
B. It was given to King Arthur by the Lady of the Lake.
C. It was pulled out of the stone by King Uther.
D. It was originally owned by Lady of the Lake.
Make sentences, using the words or phrases provided. You can add some words or make
1. Pingxi Lantern Festival/ celebrate/ the fifteenth day/ the first lunar month
____________________________________________________________________
Trường THCS Trương Công Giai Đề cương ôn tập giữa kì I

2. Today’s children/ hardly/ listen/ stories/ their elder/ because/ they/ live/ the digital era
____________________________________________________________________
3. LittleRed Riding Hood/ have/ important lessons/ the dangers/ talk/ strangers
____________________________________________________________________
4. Once/ time/ there/ beautiful princess/ who/ not live/ castle
____________________________________________________________________
Rewrite the following sentences based on the given words.
1. It is necessary for me to find some information related to the Giong festival for my project.
→ I ............................................................................................................................. (have to)
2. Most of the traditional events are free for all people to join.
→ People .................................................................................................................... (have to)
3. If we come home late, our parents will get angry.
→ We ............................................................................................................................. (must)
4. Students mustn’t cheat in any kinds of exams.
→ Students ................................................................................................................ (allowed)
5. Students don’t have to wear uniform today because it is Saturday.
→ Students ..................................................................................................................... (need)

TOPICS FOR SPEAKING TEST


1. Talk about “good” and “bad” sides of leisure activities.
2. Talk about what you likes or dislikes about life in the countryside.
3. Talk about life of an ethnic group.
4. Talk about family customs and traditions.
5. Talk about the reason for going to a festival and the things to take when attending a
festival.
6. Talk about a legend/ folk tale/ fairy tale/ fable.
_______The end_______

You might also like