ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 8

I.ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH:

1.Đặc điểm yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng:

* Các yêu cầu kỹ thuật đối với dây đốt nóng:

- Có điện trở suất lớn.

- Chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài.

2.Tên đồ dùng điện trong mỗi nhóm:

- Đồ dùng điện gia đình được phân làm 3 nhóm: điện-quang, điện-nhiệt, điện-
cơ.
+ Nhóm điện-quang: biến đổi điện năng thành quang năng. Ví dụ : đèn điện, ...
+ Nhóm điện-nhiệt: biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Ví dụ : bàn là điện, nồi
cơm điện …
+ Nhóm điện-cơ: biến đổi điện năng thành cơ năng. Ví dụ : quạt điện, máy bơm
nước …
3.Đặc điểm của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang. Cấu tạo và chức năng các bộ
phận và chức năng của bàn là điện, nồi cơm điện:
a)Đặc điểm đèn sợi đốt:
*Đặc điểm:
-Đèn phát ra ánh sáng liên tục
-Hiệu suất phát quang thấp
+Chỉ có 4-5% điện năng tiêu thụ biến thành quang năng
-Tuổi thọ của đèn rất thấp khoảng 1000h
*Số liệu kĩ thuật:
-Điện áp định mức:127V-220V
-Công suất định mức:15W,25W,40W,60W,75W,100W
b)Đặc điểm đèn huỳnh quang:
*Đặc điểm:
-Hiện tượng nhấp nháy: ánh sáng phát ra không liên tục
-Hiện tượng phát quang cao:20%-25%
-Tuổi thọ cao khoảng 8000h
-Mồi phóng điện: gồm chất lưu và tắc te
*Số liệu kĩ thuật:
- Điện áp định mức:127V,220V
-Công suất định mức tương ứng chiều dài ống: 0,3m-10W;
0,6m-20W; 1,2m-40W
VD: a) Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W, ý nghĩa của các số là:
- Số 12V cho biết hiệu điện thế định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn
sáng bình thường.

- Số 6W cho biết công suất định mức của đèn.

c)Cấu tạo và chức năng của bàn là điện:2 bộ phận chính: Dây đốt nóng và vỏ

*Dây đốt nóng: Làm bằng hợp kim Niken-crom chịu được nhiệt độ cao đặt

trong lãnh của đế bàn là và cách điện với vỏ

*Vỏ gồm nắp và đế:

Đế: làm bằng gang hoặc hợp kim Al được đánh bóng hoặc bằng mạ crom

*Chức năng :dùng để ủi quần áo, hàng may, mặc

d)Cấu tạo và chức năng của nồi cơm điện

-Nồi cơm điện gồm 3 bộ phận chính: vỏ nồi, xoong và dây đốt nóng.

*Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt.
*Xoong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men chống
dính.

* Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim Niken - Crom.

4.Cấu tạo và cách sử dụng động cơ điện một pha, máy biến áp một pha:

a)Động cơ điện một pha:

*Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính: stato và roto

-Stato:(phần đứng yên) :Stato gồm lõi thép và dây quấn


+Lõi thép: Làm bằng lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau tạo thành
hình trụ rỗng, mặt trong có rãnh hoặc cực để quấn dây điện từ.
+Dây quấn: Làm bằng dây điện từ, đặt cách điện với lõi.

b) Rôto: (Phần quay)

-Rôto gồm: lõi thép và dây quấn

    +Lõi thép: làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, ghép lại thành khối trụ, mặt
ngoài có rãnh.

       +Dây quấn rôto kiểu lồng sóc: gồm các thanh dẫn( nhôm, đồng) đặt trong
các rãnh của lõi thép, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu

Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato
và dòng điện cảm ứng chạy trong dây quấn rô-to, tác dụng từ của dòng điện
làm cho rô to động cơ quay.

  b)Máy biến áp một pha: gồm 2 bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn

*Lõi thép: Làm bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau tạo thành khối

-Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp 

*Dây quấn: Làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép giữa các vòng dây
có cạc điện với nhau và cách điện với lõi thép. Giữa các vòng dây có cách điện
với nhau và cách điện với lõi thép. Máy biến áp một pha thường có hai dây
quấn:
-Dây quấn nối với nguồn điện áp U1 gọi là dây quấn sơ cấp. Dây quấn sơ
cấp có N1 vòng dây
-Dây quấn lấy điện ra sử dụng có điện áp U2 gọi là dây quấn thứ cấp.
Dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây

*Để máy biến áp làm việc tốt, bền lâu khi sử dụng cần chú ý:

-Điện áp đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp định mức
-Không để máy biến làm việc quá công suất định mức
-Đặt máy biến áp ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi
-Máy mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải
dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không

5.Vật liệu kỹ thuật điện trong đồ dùng gđ: Làm trắc nghiệm bài 36

6.Nguyên tắc làm việc của bộ đèn ống huỳnh quang: Làm trắc nghiệm bài 39

7.Nguyên lí làm việc của đồ dùng điện loại điện-nhiệt, điện-cơ, điện-quang:

Nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện bằng nhiệt là:

Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện
năng thành nhiệt năng như trong lò vi sóng, lò nướng , máy bơm nước...

Nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện cơ là:

Biến đổi điện năng thành cơ năng. dùng để dẫn động trong bơm nước, máy xay
lúa, máy giặt....

Nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện quang là:

Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện
năng thành nhiệt năng.
8.Ý nghĩa các số liệu kĩ thuật điện ghi trên các đồ dùng điện: Số liệu quan trọng
của đồ dùng điện là các đại lượng điện định mức và các đại lượng đặc trưng
cho chức năng của đồ dùng điện như dung tích của nồi, bình ... Điện áp định
mức U – đơn vị là vôn (V). Dòng điện định mức I – đơn vị là Ampe (A). Công
suất định mức P – đơn vị là oát (W).

9. Nguyên lí biến đổi năng lượng trong mỗi nhóm đồ dùng điện:

Phân loại Nguyên lý biến đổi năng lượng

Đồ dùng loại điện Biến đổi điện năng thành quang năng, dùng để chiếu

quang sáng,..

Đồ dùng loại điện Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng,...

nhiệt

Đồ dùng loại điện cơ Biến đổi điện năng thành cơ năng, dùng để dẫn động,

quay máy,…

TỰ LUẬN:Tính toán điện năng tiêu thụ đồ dùng điện trong family theo công
thức: A=p.t

II. Mạng điện trong nhà:

1.Điện áp mạng điện trong nhà: 220V


2.Tên, cấu tạo phân loại nguyên lý làm việc, vị trí lắp đặt các thiết bị đóng-cắt,
lấy điện và bảo vệ mạch điện: Bài 51

3. Đặc điểm, yêu cầu của mạng điện gia đình: Bài 50

*Đặc điểm của mạng điện trong nhà

a) Điện áp của mạng điện trong nhà

- Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ
mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.

b) Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà

- Đồ dùng điện rất đa dạng: bóng đèn, nồi cơm, bàn là, quạt điện ...

- Mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau hay có một công
suất khác nhau.

* Yêu cầu mạng điện trong nhà

- Đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện.

- Phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.

- Dễ kiểm tra và sửa chữa.

- Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp.

4. Công dụng của thiết bị: đóng- cắt, lấy điện và bảo vệ mạng điện trong nhà:
Bài 51

a) Thiết bị đóng- cắt:


*Công tắc điện:

● Công tắc điện là thiết bị điện dùng để đóng, cắt mạch điện, thường sử

dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện.

*Cầu dao:Cầu dao là loại thiết bị đóng - cắt dòng điện đồng thời cả dây pha và
dây trung tính

b) Thiết bị lấy điện:

*Ổ điện: là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện như: bàn là, bếp điện….

*Phích cắm điện: dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện

c) Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà

*Cầu chì: Để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố
ngắn mạch hoặc quá tải

*Aptomat( cầu dao tự động): là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch
hoặc quá tải. Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu dao và cầu chì

5. Ý nghĩa các số liệu kĩ thuật điện ghi trên các tbi điện:

- Trên vỏ các thiết bị điện thường ghi điện áp định mức và cường độ dòng điện

định mức

- Ví dụ trên cầu chì có ghi 220V-5A thì điện áp định mức là 220V, dòng điện

định mức sẽ là 5A.

TỰ LUẬN: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ CÔNG DỤNG GIỮA CÔNG

TẮC VÀ CẦU DAO


*Giống nhau : Là hai thiết bị dùng để đóng- cắt mạch điện

*Khác nhau: -Công tắc là thiết bị dóng cắt một dây pha

-Cầu dao là thiết bị điện đóng cắt cả dây pha và dây trung tính

You might also like