Glycosid Saponin

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

BÀI 1.

DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM


MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi thực hành bài “Dược liệu chứa glycosid tim”, sinh viên phải:
- Chiết xuất và tinh khiết hóa được glycosid tim từ dược liệu để dùng cho định tính.
- Xác định được glycosid tim trong dược liệu bằng các phản ứng hóa học đặc hiệu.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Glycosid tim là một nhóm hợp chất có cấu tạo đặc trưng và có tác dụng đặc hiệu
trên tim theo quy tắc 3R của Potair. Cấu tạo chung của glycosid tim gồm 2 phần:
phần đường và phần aglycon.
- Phần đường nối vào OH ở C-3 của aglycon. Ngoài những đường thông thường
như D-glucose, L-ramnose, D-fucose, D-xylose có gặp trong những nhóm glycosid
khác, còn lại là những đường gặp trong glycosid tim. Trong các đường này đáng
chú ý là những đường 2,6-desoxy.
- Phần aglycon có thể chia thành hai phần nhỏ: phần hydrocacbon và mạch nhánh là
vòng lacton.
- Phần hydrocacbon: là dẫn chất của 10,13-dimetyl xyclopentanopehydrophenantren
(steroid) (10,13-dimethyl-hexadecahydro-1H-cyclopenta[a]phenanthrene). Ðính vào
nhân này còn có các nhóm chức có chứa oxy.
- Vòng lacton: Phần aglycon của glycosid tim ngoài khung hydrocacbon nói trên thì
đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này coi
là mạch nhánh. Hầu hết các chất có tác dụng dược lý đều có vòng lacton hướng b.
Dựa vào vòng lacton nối vào vị trí C-17 người ta chia glycosid tim thành hai nhóm:
- Nếu vòng lacton có 4 cacbon có một nối đôi ở vị trí a-b. Những aglycon nào có
vòng lacton này có 23 cacbon thì glycosid tim thuộc nhóm cardenolid.
- Nếu vòng lacton có 5 cacbon, có hai nối đôi -> aglycon có 24 cacbon ->glycosid
tim thuộc nhóm bufa dienolid.
Các glycosid tan được trong cồn, nước nóng, ít tan trong dung môi kém phân cực,
tính tan của dạng aglycon thì ngược với tính tan của dạng glycosid.
Trong định tính, có thể chiết glycosid tim bằng 2 phương pháp sau:
- Chiết bằng cồn thấp độ (25%).
- Chiết bằng cồn cao độ, thu hồi dung môi, hòa tan cao cồn trong cồn thấp độ.
Các tạp chất ảnh hưởng tới định tính thường được loại bằng dung dịch chì acetat.

1
2. THỰC HÀNH
2.1. Nguyên vật liệu thí nghiệm
2.1.1. Dung môi, hóa chất và thuốc thử
- Cồn 25%, cồn 95% - Dung dịch NaOH 10% trong cồn
- CHCl3 - Thuốc thử Xanthydrol
- Dung dịch chì acetat 30% - Thuốc thử Keller-Kiliani
- Dung dịch natri sulfat 15% - Thuốc thử Kedde
- Acid sulfuric đậm đặc - Thuốc thử Baljet
- Anhydrid acetic
2.1.2. Dược liệu
Trúc đào (Folium Nerii) là lá cây Trúc đào (Nerium oleander L., Apocynaceae).
2.2. Nội dung thực hành
2.2.1. Chiết xuất glycosid tim trong lá Trúc đào
Cân khoảng 10g bột lá Trúc đào cho vào một bình nón dung tích 250ml. Thêm
100ml cồn 25% rồi ngâm trong 24 giờ. Gạn dịch chiết vào cốc có mỏ dung tích
100ml. Thêm vào dịch chiết 3ml chì acetat 30%, khuấy đều. Lọc qua giấy lọc gấp
nếp vào một cốc có mỏ dung tích 100ml. Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu tiên vào một ống
nghiệm, thêm một giọt chì acetat. Nếu xuất hiện tủa thì ngừng lọc, thêm khoảng
1ml chì acetat 30% vào dịch chiết, khuấy đều, lọc lại và tiếp tục thử đến khi dịch
lọc không còn tủa với chì acetat.
Chuyển toàn bộ dịch lọc vào một bình gạn dung tích 100ml. Chiết glycosid tim
bằng cách lắc với cloroform 2 lần, mỗi lần 8ml. Gạn lớp cloroform vào một cốc có (lớp dưới)
mỏ đã được sấy khô. Gộp các dịch chiết chloroform và loại nước bằng natrisulfat
khan.
Chia đều dịch chiết thành 7 phần (6 ống nghiệm nhỏ đã được sấy khô và 1 chén sứ).
Đặt 5 ống nghiệm lên giá và bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô. Cắn thu được đem
tiến hành làm các phản ứng định tính và sắc ký lớp mỏng. Dịch chiết CHCl3ống
nghiệm thứ 6 dùng ngay để làm phản ứng Liebermann – Burchard. Dịch chiết
CHCl3 trong chén sứ dùng để thực hiện phản ứng Raymond-Marthoud.
2.2.2. Các phản ứng định tính glycosid tim
a. Phản ứng của khung steroid: phản ứng Liebermann - Burchard
Cho 1ml anhydrid acetic vào ống nghiệm có chứa sẵn 1ml dịch chiết glycosid tim
trong CHCl3 khan nước, lắc đều. Cho nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm khoảng
1ml acid sulfuric đậm đặc.

2
Phản ứng dương tính khi giữa 2 lớp thuốc thử xuất hiện 1 vòng ngăn cách, sát phía
dưới vòng này có màu hồng hoặc tím, phía trên vòng này có màu xanh lá tới xanh
chàm.
b. Phản ứng của vòng lacton 5 cạnh
- Phản ứng Baljet
Pha thuốc thử Baljet: Cho vào ống nghiệm to 3 ml dung dịch acid picric 0,2% và 3
giọt dung dịch NaOH 1,5%. Lắc đều.
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều cho tan
hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha cho đến khi xuất hiện màu đỏ da
cam. So sánh màu sắc với ống chứng là ống không có cắn glycosid tim thấy ống thử
có màu đỏ cam đậm hơn ống chứng.
- Phản ứng Legal
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều cho tan
hết cắn. Nhỏ 1 giọt thuốc thử Natri nitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung dịch NaOH
10%. Lắc đều sẽ xuất hiện màu đỏ cam. So sánh màu sắc với ống chứng là ống
không có cắn glycosid tim thấy ống thử có màu đỏ cam đậm hơn ống chứng.
Chú ý: Các phản ứng của vòng lacton cho màu sắc không bền nên cần quan sát màu
ngay sau khi nhỏ thuốc thử.
-Phản ứng Raymond-Marthoud
Cô chén sứ có chứa dịch glycosid tim trong CHCl3 đến khô, thêm vào chén 0,5ml
thuốc thử meta-dinitrobenzen 1% trong cồn tuyệt đối, khuấy đều rồi thêm nhẹ
nhàng theo thành chén sứ 1-2 giọt NaOH 10% trong cồn.
Phản ứng dương tính khi xuất hiện màu tím không bền, chuyển dần sang xanh
dương.
Phản ứng này có thể thực hiện trong ống nghiệm hay trên giấy lọc.
c. Các phản ứng của phần đường
- Phản ứng Keller - Kiliani
Cho 3ml thuốc thử Keller vào ống nghiệm chứa sẵn cắn glycosid tim, khuấy kỹ cho
tan. Thêm nhẹ nhàng 1ml thuốc thử Kiliani dọc theo thành ống nghiệm.
Phản ứng dương tính khi ở mặt ngăn cách của 2 lớp thuốc thử xuất hiện một vòng
màu đỏ hoặc đỏ nâu và có màu xanh lá khuếch tán dần lên lớp trên.
- Phản ứng Xanthydrol
Cho vào ống nghiệm chứa cắn glycosid tim 5ml thuốc thử Xanthydrol (dùng pipep
khô), khuấy kỹ cho tan cắn. Đậy ống nghiệm bằng nút bông rồi nhúng vào becher
chứa nước nóng trong 3 phút.
Phản ứng dương tính khi dung dịch có màu đỏ mận lan dần từ trân xuống.

3
2.2.3. Sắc ký lớp mỏng
- Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim ở trên
2 giọt CHCl3 - EtOH (1 : 1), lắc nhẹ để hòa tan cắn được dịch chấm sắc ký.
- Lấy 1mg tinh thể Neriolin chuẩn hòa tan trong 0,5ml CHCl3 - EtOH (1 : 1), lắc
nhẹ được dung dịch Neriolin chuẩn để chấm sắc ký.
- Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 (Merck), hoạt hóa ở 110oC
trong 1 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm để chấm sắc ký.
- Dùng mao quản chấm riêng biệt dịch chấm sắc ký và dung dịch Neriolin chuẩn lên
bản mỏng silicagel kích thước 2 x 10cm.
- Hệ dung môi khai triển: CHCl3 - n-BuOH (9 : 0,5).
- Bình sắc ký đã được bão hòa dung môi khai triển.
- Sau khi khai triển sắc ký, quan sát các vết bằng thuốc thử Kedde. Các glycosid tim
nhóm cardenolid cho các vết màu hồng hoặc xanh tím.
Kết quả: Sắc ký đồ dịch chiết cắn glycosid tim từ lá Trúc đào phải có vết tương ứng
với vết Neriolin chuẩn với Rf = 0,75, có màu xanh tím với thuốc thử Kedde.
3. GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Có nhận xét và kết luận gì khi một trong 3 nhóm phản ứng trên là âm tính?
2. Giải thích cho từng trường hợp?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dược liệu học sách đào tạo dược sĩ đại học , Tập I ĐHYD Tp HCM,, 1998
trang 79-97
2. Đỗ Tất Lợi (2011), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Thời
Đại.
3. Maillard M., Adewunmi C.O. and Hostettmann K., Atriterpene glycoside from
the fruits of tetrapleura tetraptera, Phytochemistry, vol.31, No.4 (1992) 1321.
4. https://www.slideshare.net/garmentspace/lun-n-tin-s-ha-hc-nghin-cu-thnh-phn-
ha-hc-c-tnh-cy-ngn-hoa-trng-nhi-bc-v-cy-trc-o-vit-nam-phc-v-cho-gim-nh-ha-php-
62111415

4
BÀI 2.
DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi thực hành bài “Dược liệu chứa saponin”, sinh viên phải:
-Định tính được saponin trong mẫu dược liệu dựa trên các tính chất chung của
saponin.
-Xác định được chỉ số bọt và chỉ số phá huyết của mẫu dược liệu chứa saponin.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Saponin là một nhóm glycosid có cấu trúc triterpen hoặc steroid, thường gặp trong
thực vật và đôi khi gặp trong động vật.
Saponin có một số tính chất chung như tạo bọt bền khi lắc với nước, làm vỡ hồng
cầu ở nồng độ thấp, độc đối với cá, tạo phức với cholesterol hay với các dẫn chất β-
hydroxy steroid. Các tính chất này được dùng để định tính và đánh giá saponin.
Các saponin thường dễ tan trong ethanol, methanol, butanol, nước và các hỗn hợp
cồn nước, khó tan hoặc không tan trong các dung môi kém phân cực. Dạng aglycon
(sapogenin) thì ngược lại, dễ tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực, kém tan
trong nước. Các tính chất này dùng để chiết xuất và tinh chế saponin.
Trong định tính, các saponin thường được chiết bằng cồn (EtOH, MeOH) với các
độ cồn khác nhau, cô dịch chiết đến đậm đặc rồi kết tủa saponon bằng dung môi
kém phân cực như ether, aceton... Cũng có thể tinh chế saponin bằng cách phân bố
giữa nước và n-BuOH bão hòa nước. Với các thí nghiệm tính tạo bọt, tính phá
huyết thì có thể sử dụng dịch chiết nước mà không cần tinh chế.
Các thử nghiệm tạo bọt, phá huyết, độc đối với cá… thường được dùng để nhận
định saponin. Các phản ứng hóa học cũng được sử dụng nhưng mức độ đặc hiệu
thấp so với các nhóm hợp chất khác.
Sắc ký lớp mỏng
Để định tính saponin, người ta thường dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Rf, màu
sắc với các thuốc thử đặc hiệu của các vết trên sắc ký đồ là những yếu tố để nhận
định sự có mặt của một saponin, một nhóm saponin trong hỗn hợp phân tích.
Để đánh giá saponin trong dược liệu, chỉ số bọt, chỉ số phá huyết hay được dùng.
Chỉ số bọt: là độ pha loãng cần thiết của 1g dược liệu để tạo được một lớp bọt cao 1
cm sau khi ngưng lắc 15 phút, tiến hành trong điều kiện quy định.

5
Chỉ số phá huyết: Là số mililít dung dịch đệm cần thiết để hòa tan các saponin có
trong 1g dược liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một loại máu
đã chọn, tiến hành trong điều kiện quy định.
2. THỰC HÀNH
2.1. Nguyên vật liệu thí nghiệm
2.1.1. Dung môi, hóa chất, thuốc thử
- Cồn 70% - Dung dịch NaCl 0,9%
- Methanol - Dịch treo máu 2% đã loại fibrin
- Ether ethylic - Dung dịch đệm đẳng trương
- Anhydrid acetic - Thạch (agar-agar)
- H2SO4 đậm đặc - Thuốc thử vanillin sulfuric (VS) mới pha
2.1.2. Dược liệu
- Bồ kết (Fructus Gleditschiae) là quả già của cây Bồ kết (Gleditschia fera (Lour.)
Merr., Fabaceae).
- Cam thảo (Rhizoma et Radix Glycyrrhizae) là thân rễ và rễ của cây Cam thảo
(Glycyrrhiza glabra L., Fabaceae).
- Ngũ gia bì (Cortex Schefflerae heptaphyllae) là vỏ thân của cây Ngũ gia bì chân
chim (Schefflerae heptaphylla (L.) Frodin, Araliaceae).
- Nhân sâm (Radix Ginseng) là rễ củ của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.
Meyer, Araliaceae).
- Tam thất (Radix Notoginseng) là rễ củ của cây Tam thất (Panax notoginseng
(Burk.) F.H. Chen, Araliaceae).
2.2. Nội dung thực hành
2.2.1. Định tính saponin trong dược liệu
2.2.1.1. Định tính tạo bọt
Cho vào ống nghiệm lớn 0,5g bột dược liệu, thêm 10ml cồn 70%, đun nhẹ trên cách
thủy trong 5 phút rồi lọc nóng qua bông.
Bốc hơi dung môi trên cách thủy cho đến còn khoảng 2ml. Lấy 10 giọt dịch chiết
đậm đặc này cho vào 1 ống nghiệm 1,6x16cm đã có sẵn 10ml nước cất.
Dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều đứng của ống
nghiệm trong 1 phút (30 lần lắc) trong 5 phút. Để yên và quan sát hiện tượng tạo
bọt.
Đánh giá kết quả : bọt bền trong 15 phút (+), 30 phút (++), 60 phút (+++).
Nếu bọt còn bền vững sau 15 phút thì sơ bộ kết luận dược liệu có chứa saponin.

6
So sánh dược liệu nào bọt bền và nhiều bọt hơn.
2.2.1.2. Xác định chỉ số bọt
Cách tiến hành: cân 1g bột nguyên liệu (qua rây số 0,5mm), cho vào bình nón có thể
tích 500ml đã chứa sẵn 100ml nước sôi, giữ cho sôi nhẹ trong 30 phút, lọc, để nguội
và thêm nước cho đúng 100ml. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao 16 cm và đường
kính 16mm, cho vào các ống nghiệm lần lượt 1,2,3,...,10ml nước sắc, thêm nước cất
vào mỗi ống cho đủ mỗi ống 10ml. Bịt miệng các ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc
trong 15 giây, mỗi giây 2 lần lắc. Ðể yên 15 phút và đo chiều cao của các cột bọt.
Xác định kết quả:
Trường hợp 1: Nếu tất cả các ống nghiệm đều có cột bọt < 1cm thì chỉ số bọt của
mẫu dược liệu sẽ nhỏ hơn 100 đơn vị (CSB<100).
Trường hợp 2: Nếu tất cả các ống nghiệm đều có cột bọt >1cm thì CSB >1000.
trong trường hợp này ta phải pha loãng dung dịch A (đang có độ pha loãng là 100)
thêm k lần nữa (10,50, 100 lần hoặc hơn nữa) cho đến khi có 1 cột bọt bền vững cao
1cm nằm ở khoảng giữa giai mẫu. k được gọi là độ pha loãng trung gian. Nếu không
cần pha loãng thêm dung dịch A , khi đó k=1.
Trường hợp 3: Nếu 1 trong 10 ống nghiệm có cột bọt cao đúng 1 cm thì chỉ số bọt
chính là độ pha loãng của dung dịch trong ống nghiệm.
Trường hợp 4: Nếu ở 2 ống nghiệm liên tiếp có cột bọt gần với trị số 1cm (ống thứ
[m] có cột bọt hơi thấp hơn 1cm: ống [m+1] có cộ bọt hơi cao hơn 1 cm thì CSB có
thể được tiếp bằng phép nội suy từ 2 ống nghiệm ấy.
Tính kết quả:
10
CSB  xAxk
n
Trong đó : n: số thứ tự của ống có cột bọt cao 1cm
A: Độ pha loãng của dung dịch ban đầu
k: độ pha loãng trung gian
Ví dụ: Trong trường hợp thứ 3:
- Ống số 4 có cột bọt cao 1 cm (n = 4);
- Độ pha loãng của dung dịch A là 100 (A = 100),
- Dung dịch không cần pha loãng thêm (k = 1) thì:
10
CSB  x100 x1  250
4
10
(Để ý rằng chính là độ pha loãng của ống thứ 4 so với dịch chiết ban đầu).
4

7
Lưu ý: Nếu ống có cột bọt cao 1cm rơi vào ống gần đầu hoặc gần cuối của giai mẫu
(tức là nồng độ quá đậm đặc hoặc quá loãng) thì phải pha loãng lại dung dịch A sao
cho ống có cột bọt cao 1 cm nằm giữa giai mẫu để kết quả thu được chính xác.
2.2.2. Thử nghiệm tính phá huyết (tham khảo)
2.2.2.1. Định tính trong ống nghiệm
Cho khoảng 0,1g bột dược liệu vào ống nghiệm lớn (16x16). Thêm vào 5ml dung
dịch đẳng trương (dung dịch đệm phosphat đẳng trương).
Đun hỗn hợp trong bếp cách thủy 95-98oC trong 10 phút, lọc nóng qua giấy hay
bông lấy dịch trong, để nguội. Lấy dịch lọc nguội này (khoảng 4 ml) cho vào 1 ống
nghiệm, thêm vào đó 1ml dịch treo máu 2% (đã loại fibrin), lắc nhẹ cho 2 dung dịch
trộn đều.
Quan sát dung dịch trong ống nghiệm sau 30 phút, 60 phút. Nếu có hiện tượng tiêu
huyết thì dung dịch trở nên trong suốt, có màu hồng đỏ.
2.2.2.2. Định tính trên lam kính
Nhỏ 1 giọt máu (đã loại fibrin) lên một lam kính. Thêm 2-3 giọt dung dịch đệm, soi
kính hiển vi (40x) sẽ thấy các hồng cầu nguyên vẹn. Nhỏ tiếp lên lam kính 2-3 giọt
dung dịch saponin 1% (trong dung dịch đệm). Quan sát hiện tượng vỡ hồng cầu qua
kính hiển vi.
2.2.2.3. Định tính trên thạch máu
Dùng dụng cụ đục lỗ, đục 5 lỗ trên đĩa thạch máu. Dùng pipet nạp một thể tích như
nhau các dịch chiết saponin có nồng độ khác nhau (pha trong dung dịch NaCl 0,9%)
vào gần đầy (khoảng 2/3) giếng thử (nhớ ghi chú ở mặt sau đáy đĩa). Để yên rồi
quan sát và đo đường kính (d, mm) của vòng phá huyết (d) càng lớn thì saponin
trong mẫu thử có tính phá huyết càng mạnh.
2.2.2.4. Xác định chỉ số phá huyết
Cân chính xác 1g bột bồ kết đã qua rây 0,5mm. Cho bột vào bình nón dung tích
250ml. Cho thêm 100ml dung dịch đệm vừa đun sôi. Lắc và đặt trên nồi cách thuỷ
sôi nhiệt độ 95-98oC. Đun sôi trong 30 phút. Lọc nóng qua bông hoặc giấy lọc vào
trong 1 becher. Để nguội dịch lọc. Chuyển dung dịch vào trong bình định mức
100ml. Tráng bình định mức bằng dung dịch đệm rồi thêm vào bình định mức cho
đủ 100ml. Đây là dung dịch A có độ pha loãng cơ bản A=100.
Lấy 10 ống nghiệm nhỏ (5ml) đánh số thứ tự từ 1-10.
Cho lần lượt vào các ống nghiệm này 0,1ml; 0,2ml; 0,3ml;... 1,0ml dung dịch A.
Thêm dung dịch đệm vào từng ống nghiệm cho đủ 1ml.
Lắc nhẹ cho đều rồi thêm vào mỗi ống nghiệm 1,0ml dịch treo máu 2%.
Lắc nhẹ hỗn hợp cho đều rồi để yên, sau 15 phút lại lắc nhẹ lần thứ 2 rồi để yên,
đậy nút bông. Đọc kết quả sau 12-24h.
Nhận định kết quả:
8
Xác định ống nghiệm có hiện tượng phá huyết đầu tiên và hoàn toàn, đó là ống hội
đủ 3 điều kiện: có nồng độ thấp nhất (ống có số thứ tự thấp nhất), dung dịch trong
ống có màu đỏ đều và không có hồng cầu lắng xuống đáy.
Chỉ số phá huyết của dược liệu theo công thức:
1
CSPH   A k
x

A: Độ pha loãng của dung dịch thử


X: Số ml dung dịch thử trong ống nghiệm có hiện tượng phá huyết đầu tiên và hoàn
toàn
K: độ pha loãng trung gian
2.2.3. Định tính saponin bằng phương pháp hóa học
Phản ứng Liebermann- Burchard
Cho vào ống nghiệm khoảng 0,5g dược liệu, thêm 5ml cồn 70% và đun cách thủy
trong 5 phút. Lọc qua bông vào 1 chén sứ, cô trên bếp cách thủy đến cắn thật khô.
Để nguội.
Cho vào cắn này 1 ml anhydrid acetic và 1 ml CHCl3, khuấy kỹ cho tan. Lọc bằng
pipet pasteur bịt bông, cho dịch lọc vào một ống nghiệm khô.
Để ống nghiệm nghiên trên giá, dùng pipet cho thật nhe nhàng khoảng 1ml H 2SO4
đậm đặc dọc theo thành ống nghiệm.
Phản ứng dương tính khi mặt ngăn cách giữa 2 lớp có màu nâu đỏ tới đỏ tím hay
tím, lớp dung dịch phía trên có thể có màu xanh lá, xanh rêu, hay nâu đỏ…
2.2.4. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng
2.2.4.1. Chuẩn bị bản mỏng
Dùng bản mỏng silica gel tráng sẵn được cắt thành miếng có kích thước 2,5x10cm.
2.2.4.2. Chuẩn bị bình sắc ký và dung môi
Bình sắc ký được rửa sạch và để thật khô. Lót 1 miếng giấy lọc quanh lòng bình sao
cho có 1 khoảng trống dọc theo bình để có thể quan sát được bản sắc ký bên trong.
Cho hệ dung môi CHCl3-MeOH-H2O (65:35:10) vào bình sắc ký sao cho lớp dung
môi trong bình cao khoảng 0,5cm. Đậy nắp bình sắc ký, đặt ở nơi phẳng, để yên
trong 15-30 phút cho bão hòa dung môi.
2.2.4.3. Chuẩn bị mẫu thử
Cho khoảng 0,5 g bột dược liệu (Nhân sâm, Tam thất) và 5ml methanol vào một
ống nghiệm, đun cách thủy trong 10 phút. Lọc bằng pipet pasteur bịt bông, cho dịch
lọc vào 1 chén sứ, cô đến cắn.
Hòa cắn vào vài giọt MeOH, dùng dung dịch này làm mẫu thử cho sắc ký lớp
mỏng.
9
2.2.4.4. Đưa mẫu lên bản mỏng và khai triển
Dùng mao quản lấy mẫu , chấm lên bảng mỏng thành từng vạch gọn (1mmx3mm),
cách mép dưới và ,mép bên của bản 1-1,5cm (phải chắc rằng các vết chấm cao hơn
mức dung môi trong bình sắc ký).
Chờ vết chấm bay hết MeOH, đưa bản mỏng vào bình sắc ký rồi đậy nắp bình.
Khi dung môi chạy còn cách mép trên của bản khoảng 0,5cm thì lấy bản mỏng ra,
để ở nhiệt độ phòng hoặc sấy nhẹ cho tới khô dung môi.
2.2.4.5. Phát hiện
Soi đèn UV 254nm và 365nm , ghi lại các vết trên bảng mỏng (nếu có).
Phun (hoặc nhúng nhanh bản mỏng vào khay thuốc thử) thuốc thử là vanillin-
sunfuric (VS).
Sau khi phun/ nhúng, để đứng bản mỏng trên khay cho đến khi thật khô thuốc thử
rồi sấy nhẹ bản mỏng, sau đó tiếp tục hơ nóng bản mỏng ở 105 oC (trên khay kim
loại nóng ở trong tủ hốt) trong vài phút để hiện màu.
Quan sát và ghi lại kết quả.
3. GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Trình bày và so sánh cách thiết lập công thức tính chỉ số bọt và chỉ số phá huyết?
2. Nhận định gì về kết quả sắc ký bản mỏng đã thực hiện?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dược liệu học sách đào tạo dược sĩ đại học , Tập I, ĐHYD Tp HCM, 1998
trang 126-143
2. Đỗ Tất Lợi (2011), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Thời
Đại.
3. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học trang 705-708,
843-844

10

You might also like