Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

CHƯƠNG 1

KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH


TOÀN CẦU HÓA
CHƯƠNG 1
1.1. Toàn cầu hóa
1.1.1. Khái niệm và bản chất của
toàn cầu hóa
1.1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa
 Khi các hàng hóa, dịch vụ có sẵn, hoặc các ảnh
hưởng của văn hóa và xã hội dần trở nên giống
nhau tại các nơi trên thế giới. (Từ điển Tiếng Anh)
 Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ
gây ra sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau về mặt
kinh tế giữa các quốc gia và khu vực thông qua sự
gia tăng các luồng giao lưu hàng hóa, nguồn lực
qua biên giới giữa các quốc gia và cả sự hình
thành của các tổ chức quốc tế nhằm quản lý các
hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế. (Giáo trình
Kinh doanh quốc tế - Đại học Ngoại Thương,
2012)
1.1.1. Khái niệm và bản chất của
toàn cầu hóa
1.1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa
 Quá trình liên kết, hội nhập của các quốc gia và lãnh thổ, tiến
tới nhất thể hóa thị trường giữa các quốc gia trên thế giới, làm
cho các quốc gia trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. (Giáo
trình Kinh doanh quốc tế - Đại học Thương Mại, 2021)
 Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các địa điểm và
các tác nhân kinh tế giữa các quốc gia và khu vực (Collinson,
Narula và Rugman, 2017)
 Sự thay đổi hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập hơn
và phụ thuộc lẫn nhau (Hill, 2010)
 Sự biến mất của các rào cản trong việc di chuyển hang hóa,
dịch vụ, vốn, công nghệ và nhân lực có sự ảnh hưởng tới sự
hội nhập của nền kinh tế thế giới. (Lee Radebaugh, John
Daniels, Daniel Sullivan)
1.1.1. Khái niệm và bản chất của
toàn cầu hóa
1.1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa
=> Quá trình làm tăng lên sự liên kết, hội nhập
và sự phụ thuộc giữa các quốc gia và khu vực
với nhau, thông qua việc làm tăng lên khả
năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực
giữa các quốc gia và khu vực đó, từ đó tiến tới
hình thành một thị trường kinh doanh chung và
được quản lý bởi những hệ thống chính sách
thương mại có tính toàn diện, thống nhất và
đảm bảo sự tự do, công bằng cho các bên tham
gia.
1.1.1. Khái niệm và bản chất của
toàn cầu hóa
1.1.1.2. Bản chất của toàn cầu hóa
 Bản chất của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa
kinh tế khi yếu tố sản xuất của một quốc
gia phát triển, nhu cầu của lực lượng sản
xuất phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc
gia.
Tiếp cận với thị
Sản xuất nội địa Kinh tế phát triển trường nước ngoài

Chỉ đủ đáp ứng Nhu cầu về các yếu tố Quốc gia triển khai hợp
thị trường trong đầu vào tăng tác quốc tế
nước Nhu cầu về thị trường Các yếu tố sản xuất di
tiêu thụ tăng chuyển qua lại giữa các
nước
1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa thị trường:
 Toàn cầu hóa thị trường là khi thị trường của
các quốc gia riêng biệt đang hội nhập và hình
thành một thị trường chung mang tinh toàn
cầu, với nguyên nhân chủ yếu là khi các rào
cản thương mại được dỡ bỏ
 Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng tại
nhiều quốc gia khác nhau và làm chúng có
xu hướng trở nên giống nhau tạo nên những
chuẩn mực mang tính toàn cầu cho các mặt
hàng.
1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa thị trường:
 Việc kinh doanh quốc tế của các doanh
nghiệp trở nên thuận lợi hơn, doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế có thể đưa sản
phẩm ra nhiều thị trường khác nhau mà
hầu như không cần phải có sự điều chỉnh

1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa thị trường:
 Các thị trường có tính toàn cầu nhất hiện
nay không phải là các thị trường hàng tiêu
dùng mà là các thị trường về mặt hàng
hàng hóa và vật liệu phục vụ cho việc sản
xuất, chế tạo.
1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa sản xuất:
 Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất là khi
hoạt động sản xuất sử dụng các nguồn lực
và các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai,
nguyên vật liệu, vốn, …) từ các quốc gia
khác nhau trên thế giới nhằm tận dụng sự
khác biệt về chi phí và chất lượng của các
yếu tố đầu vào đó
1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa sản xuất:
 Theo tiến trình toàn cầu hóa và sự xuất
hiện của các thỏa thuận thương mại giữa
các quốc gia, khu vực cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ, các yếu tố
đầu vào của sản xuất như lao động, vốn,
công nghệ,… có thể được di chuyển qua
lại giữa các quốc gia dễ dàng hơn
1.1.3. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu
hóa
 Quan điểm, đường lối hội nhập kinh tế
quốc tế
 Sự thay đổi về thể chế, chính sách
 Sự phát triển kinh tế
 Sự phát triển của khoa học và công nghệ
1.1.3. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu
hóa
 Quan điểm, đường lối hội nhập kinh tế
quốc tế
 Sự thay đổi về thể chế, chính sách
 Sự phát triển kinh tế
 Sự phát triển của khoa học và công nghệ
CHƯƠNG 1
1.2. Khái quát về hoạt động kinh
doanh quốc tế
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của
hoạt động kinh doanh quốc tế
1.2.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
 Kinh doanh quốc tế là việc các doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động thương
mại, đầu tư qua biên giới của quốc gia, mà
thực chất đó là việc thực hiện các giao
dịch qua biên giới nhằm mục đích sinh
lợi, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
chính doanh nghiệp. (Giáo trình Kinh
doanh quốc tế - Đại học Thương Mại,
2021)
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của
hoạt động kinh doanh quốc tế
1.2.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế
 Chủ thể tham gia có trụ sở tại các quốc gia khác
nhau
 Vì là hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế nên
sẽ chịu sự tác động của các yếu tố trong môi
trường quốc tế (Rủi ro về chính trị, Rủi ro về pháp
lý, Rủi ro về kinh tế, Rủi ro về văn hóa)
 Đồng tiền được sử dụng trong kinh doanh quốc tế
cũng mang tính quốc tế
 Hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh quốc tế khác với hoạt động quản
trị tại các doanh nghiệp chỉ hoạt động nội địa.
1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh
doanh quốc tế
 Giúp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực ở trong và
ngoài nước
 Giúp thúc đẩy sản xuất và kinh tế trong nước phát triển
 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
 Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và
thúc đẩy xuất khẩ
 Tăng khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước
 Tăng cường hợp tác và chuyển giao công nghệ
 Tạo việc làm, góp phần phát triển nguồn nhân lực
 Nâng cao khả năng tiêu dùng, tăng mức sống
 Thúc đẩy quá trình mở rộng hợp tác, liên kết kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế
1.2.3. Động cơ tiến hành hoạt động
kinh doanh quốc tế
 Các doanh nghiệp muốn mở rộng thị
trường cho sản phẩm và dịch vụ, tăng
doanh thu, lợi nhuận và thị phần
 Các doanh nghiệp muốn đạt được lợi ích
về kinh tế theo quy mô
 Các doanh nghiệp muốn phân tán rủi ro
1.2.4. Chủ thể tham gia hoạt động
kinh doanh quốc tế
1.2.4.1. Chính phủ và các tổ chức toàn cầu
 Chính phủ là cơ quan thiết lập và thực thi các chính
sách thông qua các công cụ chính sách => thiết lập và
điều chỉnh những môi trường kinh tế, chính trị, pháp
luật qua các chính sách
 Việc mở cửa mà tham gia nền kinh tế thế giới khiến
cho các hệ thống pháp lý, các nền văn hóa và kinh tế
có sự tương tác lẫn nhau => sức ép khiến các chính
phủ phải có các thay đổi nhằm thích ứng
 Sự xuất hiện của nhiều tổ chức quốc tế với nhiều quốc
gia thành viên đã khiến vai trò của chính phủ bị giảm
đi, tuy nhiên không vì thế mà chính phủ trở thành một
phần bớt quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc
tế
1.2.4. Chủ thể tham gia hoạt động
kinh doanh quốc tế
1.2.4.2. Doanh nghiệp
 Doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ
◦ Hoạt động với quy mô nhỏ
◦ Xét trên tổng thể thì là một nhóm quan trọng trong hoạt động kinh
doanh quốc tế
◦ Phát triển công nghệ giúp số lượng nhóm này ngày càng tăng
 Các tập đoàn đa quốc gia, các công ty quy mô lớn
◦ Hoạt động với quy mô lớn trên thị trường quốc tế và có những tác động
quan trọng đối với sự phát triển của các thị trường
◦ Thường là chủ sở hữu của các công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hay
các kinh nghiệm, cá nhân đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và các
lĩnh vực chuyên môn liên quan
◦ Nguồn vốn đầu tư lớn và quan trọng đối với các nước đang phát triển và
cũng là mục tiêu để các quốc gia đang phát triển mời gọi đầu tư
◦ Thường có các đơn vị kinh doanh riêng cho từng thị trường, khu vực
hay ngành, lĩnh vực
1.2.5. Các hoạt động kinh doanh
quốc tế
 Xuất nhập khẩu: Mua/Bán qua biên giới
 Tạm nhập tái xuất: mua hàng từ một chủ thể ở nước xuất
khẩu và bán lại cho một chủ thể khác ở nước nhập khẩu
 Tạm xuất tái nhập: bán hàng cho chủ thể ở nước ngoài, sau đó
lại làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đó về nước xuất khẩu ban
đầu
 Gia công quốc tế
 Mua bán đối lưu
 Đầu tư trực tiếp/gián tiếp
 Mua bán giấy phép
 Nhượng quyền thương mại
1.2.5. Các hoạt động kinh doanh
quốc tế
 Xuất nhập khẩu: Mua/Bán qua biên giới
 Tạm nhập tái xuất: mua hàng từ một chủ thể ở nước xuất
khẩu và bán lại cho một chủ thể khác ở nước nhập khẩu
 Tạm xuất tái nhập: bán hàng cho chủ thể ở nước ngoài, sau đó
lại làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đó về nước xuất khẩu ban
đầu
 Gia công quốc tế
 Mua bán đối lưu
 Đầu tư trực tiếp/gián tiếp
 Mua bán giấy phép
 Nhượng quyền thương mại
CHƯƠNG 1
1.3. Cơ hội và thách thức của
toàn cầu hóa đối với hoạt động
kinh doanh quốc tế
1.3.1. Cơ hội
 Giúp tăng thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ
 Giảm chi phí sản xuất
 Nhiều cơ hội đầu tư mới
 Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ
 Cơ hội được hoạt động trên một thị trường rộng
mở
1.3.2. Thách thức
 Sự không bình đẳng
 Sự tụt hậu của một số quốc gia
 Sự đồng hóa văn hóa
 Mất ổn định
 Vai trò của chính phủ yếu đi
 Vấn đề về môi trường

You might also like