Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

4.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
(Năm 2020 – 2022).
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1. Doanh thu 99.368.000 94.686.750 107.871.955
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 126.000 369.000 405.296
3. Doanh thu thuần về hoạt động 99.242.000 94.317.750 107.466.659
kinh doanh
4.Giá vốn hàng bán 52.996.781 52.933.833 72.594.770
5. Lợi nhuận gộp của hoạt động 46.245.219 41.383.917 34.871.889
kinh doanh
6. Doanh thu hoạt động tài chính 31.439 28.060 26.578
7. Chi phí tài chính 41.035 56.869 70.623
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.402.050 9.576.599 8.406.500
9.Chi phí bán hàng 7.539.699 7.056.000 6.252.481
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 28.293.874 24.722.509 20.168.863
kinh doanh
11. Thu nhập khác 33.758 25.649 42.689
12. Chi phí khác 28.534 36.593 20.145
13. Lợi nhuận khác 5.224 (10.944) 22.544
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước 28.299.098 24.711.565 20.191.407
thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 7.074.774,5 6.177.891,25 5.047.851,75
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 21.224.323,5 18.533.673,75 15.143.555,25
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính.
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy rằng kết quả kinh
doanh của Công ty có sự biến động rõ rệt qua các năm. Tổng doanh thu của Công ty
trong 3 năm 2020 – 2022 có những mức tăng, giảm khác nhau. Tuy nhiên vẫn đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế của
Công ty giảm dần qua các năm nguyên nhân là do:
- Một phần là do Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp từ suy giảm kinh tế toàn cầu
- Do bộ máy hoạt động của Công ty hoạt động không hiệu quả, các khâu chuẩn bị
trong quá trình sản xuất bị gián đoạn và đặc biệt là có những khâu bị lặp lại những động
tác thừa gây lãng phí thời gian, dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm.
Xong bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế năm qua nhiều biến động, việc
hàng loạt các công ty lần lượt bị giải thể hoặc phá sản thì việc Công ty đạt được kết
quả kinh doanh như vậy cũng là một việc đáng khen ngợi. Vấn đề đặt ra cho Công ty
trong những năm tiếp theo là chú trọng vào công tác sản xuất, nhìn nhận tình hình kinh
tế thế giới để có bước đi chắc chắn trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng
quy mô thị trường.

5. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị rủi ro trong sản xuất
kinh doanh tại công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công.
+ Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngoài đến quản trị rủi ro trong kinh
doanh tại Công ty.
- Nhân tố kinh tế: Môi trường kinh tế có nhiều bất ổn trong thời gian qua
khiến Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự biến động của các yếu tố như lạm
phát, lãi suất, tỷ giá, giá cả thị trường …ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh thuốc của Công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tăng lên
hay giảm đi của các khoản chi và thu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản phẩm
thuốc của Công ty. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh của
Công ty. Lạm phát gây những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công
ty như áp lực phải tăng lương, tăng các khoản BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân
viên của Công ty, điều này cũng làm tăng chi phí kinh doanh, chi phí quản lý của Công
ty. Hơn nữa lạm phát tăng khiến chi phí các nguyên vật liệu mua ngoài để phục vụ sản
xuất của Công ty cũng tăng. Tất cả các yếu tố này tạo áp lực cho Công ty phải giảm
chi phí kinh doanh xuống mức tối đa. Giảm chi phí kinh doanh trong đó có cả những
chi phí lãng phí khi xảy ra rủi ro, muốn giảm được chi phí rủi ro tất yếu phải quan tâm
tới công tác quản trị rủi ro nhằm mục đích phát hiện ra các rủi ro có nguyên nhân xuất
phát từ các yếu tố này để kịp thời phân tích, đo lường và xây dựng phương án giải
quyết hậu quả.
- Nhân tố chính trị - luật pháp: Trong phạm vi toàn Công ty nói chung và
trong bộ phận sản xuất – kinh doanh nói riêng, thì các yếu tố chính trị - luật pháp có
ảnh hưởng khá lớn. Môi trường chính trị của Việt Nam khá ổn định nên đây là điều
kiện thuận lợi cho Công ty thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
kinh doanh dược phẩm. Tiếp nữa Công ty khi tiến hành hoạt động kinh doanh của
mình phải chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh, kinh
tế, pháp luật như: luật doanh nghiệp, luật lao động…
- Nhân tố tự nhiên – công nghệ: Môi trường thiên nhiên đang có những biến
đổi vô cùng to lớn, vấn đề biến đổi khí hậu đang đặt ra cho nhân loại nhiều vấn đề cấp
bách về kinh tế - xã hội và môi trường. Điều kiện thời tiết ảnh hưởng tới chất lượng
nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chu kỳ sản xuất kinh doanh của
Công ty. Như vậy sự biến đổi và không ổn định của các yếu tố tự nhiên như điều kiện
thời tiết sẽ có ảnh hưởng tức thì đến hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc của Công ty.
Hoạt động quản trị rủi ro trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc của Công ty
cần tập trung vào các thay đổi bất thường của tự nhiên để nhận dạng các rủi ro và tiến
hành các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và loại bỏ rủi ro.
Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng
sản phẩm (độ đồng đều của lô sản phẩm). Máy móc và dây chuyền sản xuất của Công
ty tương đối hiện đại, do đó quá trình vận hành đòi hỏi công nhân phải có kỹ năng
chuyên môn cao, sự cẩn trọng và chính xác. Chỉ một sai lệch nhỏ có thể làm hỏng cả
một lô sản phẩm hoặc làm hỏng máy móc thiết bị.
+ Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong đến quản trị rủi ro trong
kinh doanh tại Công ty.
- Về nguồn lực vật chất: Công ty với diện tích gần 6 ha, bao gồm khu vực văn
phòng và các phòng ban khác.
Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2022 là 375.595.762 nghìn đồng bao gồm
nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay
Như vậy, Công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công đã có những
chiến lược phát triển thông qua việc huy động vốn từ nhiều nguồn như: vốn từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài Công ty…nhưng do đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh
doanh sản phẩm thuốc cần nguồn vốn lớn để đầu tư mua các nguyên liệu phục vụ quá
trình sản xuất sản phẩm và các sản phẩm thuốc từ thị trường nước ngoài phục vụ công
việc kinh doanh của Công ty, sửa chữa và mua mới các thiết bị máy móc sản xuất để
kịp thời nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới…đây là vấn đề khó khăn và là một
trong những nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro và tổn thất cho Công ty. Công ty muốn
làm tốt công tác quản trị rủi ro trước tiên phải huy động được vốn, đó là nguồn lực
quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác quản trị rủi ro.
- Về nguồn nhân lực:
Đội ngũ nhân lực của Công ty gồm có 204 người. Trong đó có 32 người có
trình độ DSĐH, ĐH khác, còn lại là các trình độ thấp hơn. Đối với công tác quản trị
rủi ro, đội ngũ lãnh đạo Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đây là
nhân tố khó khăn khi Công ty xác lập và thực hiện quy trình quản trị rủi ro một cách
đồng bộ. Đặc biệt Công ty chưa có chuyên gia hay bộ phận chuyên trách chịu trách
nhiệm về quản trị rủi ro.
+ Ảnh hưởng của nhân tố môi trường ngành đến quản trị rủi ro trong
kinh doanh tại Công ty.
- Khách hàng, công chúng: Công ty trong quan hệ kinh tế với khách hàng
được thể hiện qua các hợp đồng kinh tế. Trong đó gồm các khoản mục về quyền và
nghĩa vụ của các bên, và tổn thất nếu xảy ra rủi ro chính là giá trị mà Công ty phải bồi
thường cho khách hàng theo cam kết trong hợp đồng. Ngoài tổn thất về tài chính thì uy
tín của Công ty chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, nhân tố khách hàng và công chúng
đòi hỏi hoạt động quản trị rủi ro phải kiểm soát chặt chẽ quá trình từ tiếp xúc, ký hợp
đồng và thực hiện hợp đồng với khách hàng, đồng thời cần có các phương án để giảm
thiểu và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
- Nhà cung cấp, đối tác kinh doanh: đó là năng lực thực hiện của nhà cung
cấp hay đối tác kinh doanh không giống với những gì được giới thiệu, khả năng vi
phạm hợp đồng, khả năng ngừng cung cấp/ hợp tác cho Công ty.
Chất lượng sản phẩm không ổn định, không đảm bảo chất lượng, hoặc có thể
gặp một số khó khăn khiến họ không thể đáp ứng yêu cầu của Công ty. Và đến lượt
mình Công ty lại không thể thực hiện tốt hợp đồng với khách hàng. Đó là rủi ro mà
Công ty có thể gặp phải.
- Đối thủ cạnh tranh: năng lực vị thế, sản phẩm, công nghệ, dịch vụ kèm theo,
chính sách giá…của Công ty yếu.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ và các Sở ban ngành Y tế): các vấn đề
liên quan đến cấp phép, giấy phép trong hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm
dược của Công ty.

You might also like