Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI


---------o0o---------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

TOPIC 1: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH


DOANH CỦA SHEIN

MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


GV: NGUYỄN MINH ĐỨC
LỚP: 221_DCO0070_09
NHÓM TH: NHÓM 7
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách suôn sẻ, lời đầu tiên, nhóm em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể giảng viên trường Đại học Văn Lang đã
giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu. Chính những điều
được học đó đã giúp cho các thành viên trong nhóm có những kiến thức cần thiết
để thực hiện bài tiểu luận này và hơn thế nữa là khi nhóm em vận dụng vào thực tế
sau này. Đặc biệt, chúng em xin gửi đến thầy Nguyễn Minh Đức, người đã tận tình
hướng dẫn, đưa ra những góp ý và tạo điều kiện tốt nhất để nhóm em hoàn thành
bài tiểu luận này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tuy đã cố gắng tìm hiểu kiến thức nhưng bài tiểu luận không tránh khỏi những sai
sót, nhóm em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để nhóm em
có thể hoàn thiện hơn bài tiểu luận này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Nhóm 7 – 221_DCO0070_09

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2022


NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
ST Tỷ lệ
Tên SV MSSV Nội dung đóng góp
T đóng góp
1. Nguyễn Hữu Đức 207LO41411 Mở đầu, kết thúc, 100%
(Nhóm trưởng) tổng hợp và chỉnh
sửa bài.
2. Trần Thị Kim Sung 207LO58705 Tổng hợp bài, 100%
chỉnh sửa nội dung.
3. Đặng Hồng Chí Viễn 207MA37931 Cơ sở lý luận. 100%
4. Đoàn Võ Hoàng Ngọc 207LO48484 Khái quát SHEIN. 100%
5. Nguyễn Đình Bảo Diệp 207LO68715 Phân tích E- 100%
Marketing Mix của
SHEIN.
6. Lê Diễm Quỳnh 207LO41463 Phân tích thị 100%
trường của SHEIN.
7. Nguyễn Quốc Gia Huy 207LO55591 Ý nghĩa và nhận xét 100%
về SHEIN.
8. Nguyễn Thị Yến Nhi 207LO41448 Xác định ưu và 100%
nhược điểm của
SHEIN.
9. Nguyễn Hương Giang 207NH56899 Phân tích mô hình 100%
doanh thu của
SHEIN.
10. Văn Thị Thúy Ngân 207LO68739 Phân tích mô hình 100%
kinh doanh của
SHEIN.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

European-Vietnam Free Trade


EVFTA
Agreement
Comprehensive and Progressive
CPTPP
Agreement for Trans-Pacific Partnership
PTĐT Phương tiện điện tử

TMĐT Thương mại điện tử

B2C Bussiness to Consumer

ASOS As Seen On Screen

UAE United Arab Emirates

AOV Average Order Value

KOL Key Opinion Leader

KOC Key Opinion Consume


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Chris Xu, Người sáng lập và Giám đốc Điều hành của SHEIN...............8
Hình 2.2 Logo của SHEIN......................................................................................9
Hình 2.3 Biểu đồ so sánh các tìm kiếm trên Google của Hoa kỳ về SHEIN, ZARA
và H&M trong khoảng thời gian hai năm sau khi Covid-19 bùng phát..................10
Hình 2.4 Hình ảnh kết quả tìm kiếm SHEIN trên TIKTOK đạt nhiều lượt xem.. .10
Hình 2.5 Sự tăng trưởng mạnh mẽ của SHEIN về lượng người dùng năm 2021
(Nguồn: Airnow)....................................................................................................12
Hình 2.6 Lượng người dùng truy cập vào trang web shein.com trong năm 2021..13
Hình 2.7 Lượt truy cập vào SHEIN.......................................................................20
Hình 2.8 Danh mục Sale trên trang TMĐT SHEIN..............................................21
Hình 2.9 Tài khoản của SHEIN trên Instagram.....................................................23
Hình 2.10 Quảng cáo của SHEIN trên Tiktok.......................................................24
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Doanh thu của SHEIN năm 2016 – 2021................................................17


Bảng 2.2 Người dùng SHEIN năm 2017 – 2021....................................................18
Bảng 2.3 Người dùng SHEIN ở Hoa kỳ năm 2017 – 2021....................................18
Bảng 2.4 Số lượng tải ứng dụng SHEIN năm 2018 – 2021....................................19
Bảng 2.5 Định giá SHEIN năm 2019 – 2021.........................................................19
NỘI DUNG

MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.................3
1.1 LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..................................................3
1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.....................................................4
1.3 MÔ HÌNH B2C................................................................................................5
1.3.1 Định nghĩa................................................................................................5
1.3.2 Đặc điểm..................................................................................................5
1.3.3 Những loại mô hình kinh doanh B2C.......................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHEIN..............8
2.1 KHÁI QUÁT VỀ SHEIN.................................................................................8
2.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG...........................................................................9
2.2.1 Tập trung vào đối tượng GEN Z..............................................................9
2.2.2 Phát triển mạnh mẽ nhờ đại dịch COVID-19...........................................9
2.2.3 SHEIN xuất hiện trên TIKTOK.............................................................10
2.2.4 Thị trường của SHEIN...........................................................................11
2.2.5 Số lượng tiêu thụ khủng.........................................................................11
2.3 MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHEIN......................................................13
2.4 MÔ HÌNH DOANH THU CỦA SHEIN........................................................15
2.4.1 Mô hình doanh thu quảng cáo của SHEIN.............................................15
2.4.2 Mô hình doanh thu liên kết.....................................................................16
2.4.3 Mô hình doanh thu bán hàng..................................................................16
2.4.4 Thống kê chính của SHEIN....................................................................17
2.4.5 Doanh thu SHEIN..................................................................................17
2.4.6 Người dùng SHEIN................................................................................18
2.4.7 Số lượng tải xuống ứng dụng SHEIN.....................................................18
2.4.8 Định giá SHEIN.....................................................................................19
2.5 PHÂN TÍCH E-MARKETING MIX CỦA SHEIN........................................19
2.5.1 Product – Sản phẩm và Thương hiệu......................................................20
2.5.2 Price – Giá cả.........................................................................................22
2.5.3 Place – Phân phối...................................................................................22
2.5.4 Promotion – Quảng bá............................................................................22
2.6 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHEIN...............24
2.7 Ý NGHĨA MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHEIN SO VỚI THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ QUỐC TẾ.............................................................................................25
2.8 NHẬN XÉT CHUNG CỦA NHÓM VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA
SHEIN................................................................................................................... 26
KẾT LUẬN..........................................................................................................27
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................28
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng chung với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới, nền thương mại điện tử
Việt Nam cũng đang từng bước phát triển không ngừng để bắt kịp với các nền kinh
tế khác trên thế giới và trong khu vực. Việt Nam vẫn đang không ngừng thực hiện
các chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử. Nhiều
hiệp định kinh tế đã được ký kết giữa nước ta và thế giới như: EVFTA, CPTPP…
đã tạo ra cho Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử nhiều cơ
hội nhưng bên cạnh đó cũng là thách thức.
Để hoạt động thương mại điện tử diễn ra thuận lợi và phát triển thì đặt ra cho các
doanh nghiệp yêu cầu trong việc hoàn thiện một quy trình mua bán phù hợp và có
hiệu quả đối với doanh nghiệp mình. Trong một quy trình mua bán trên sàn thương
mại điện tử thì quy trình chọn lựa và mua bán có thể được xem như là khâu phức
tạp và quan trọng nhất. Thực tế hiện nay, thương mại điện tử đã và đang gây ra
một vài khó khăn cho các doanh nghiệp khi hành vi tiêu dùng ngày càng thay đổi,
đặc biệt là khi thị trường đang biến động thì cũng đã gây ra những khó khăn mới.
Những khó khăn có thể kể đến như việc phải đối mặt với những nét đặc trưng văn
hóa hay luật pháp của từng quốc gia về thương mại điện tử còn hạn chế, đòi hỏi có
đội ngũ tư vấn và có kiến thức chuyên môn cao trong một môi trường mua bán ảo,
hay như hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin còn đang phát triển ở nhiều quốc
gia, …
Chính vì sự quan trọng của thương mại điện tử hiện nay nên nhóm em xin phép
chọn đề tài 01 “Bạn hãy lựa chọn 01 doanh nghiệp TMĐT hoặc 01 sàn TMĐT và
phân tích mô hình kinh doanh của DN hay sàn đó.” để tìm hiểu và phân tích dựa
trên những hiểu biết có được sau khi hoàn thành môn học thương mại điện tử. Và
doanh nghiệp mà nhóm em lựa chọn là Công ty SHEIN.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

1
Phân tích mô hình kinh doanh tại công ty SHEIN. Từ đó, hiểu rõ hơn cách thức
hoạt động và kinh doanh của SHEIN.
Sử dụng e-Marketingmix để đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của mô hình
kinh doanh của SHEIN. Nhận ra được các vấn đề hiện tại của công ty SHEIN.
Đề xuất những giải pháp có thể giúp công ty SHEIN cải thiện mô hình kinh doanh
của mình.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: Phân tích mô hình kinh doanh của Công ty SHEIN.
Phương pháp:
Bài báo cáo đã được kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin: Thu thập và tổng hợp những thông tin
cần thiết về thương mại điện tử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Từ những thông tin, số liệu thu thập
được sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích đánh giá để đưa ra những kiến nghị.
4. Ý nghĩa vấn đề
Việc nhóm phân tích mô hình kinh doanh của SHEIN sẽ đưa cái nhìn hiểu rõ hơn
về cách thức hoạt động của sàn thương mại điện tử SHEIN. Và SHEIN mua bán
như thế nào so với phần còn lại của thị trường thương mại điện tử thế giới.
5. Bố cục đề tài
Kết cấu bài tiểu luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử.
Chương 2: Phân tích mô hình kinh doanh của SHEIN.

2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử có rất nhiều cách hiểu theo nhiều góc nhìn nghiên cứu khác
nhau như sau:
Theo thuật ngữ:

PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ (PTĐT)

Nghĩa rộng Nghĩa hẹp

TMĐT là toàn bộ tất cả TMĐT là toàn bộ tất cả các


các giao dịch mang tính giao dịch mang tính thương
Nghĩ thương mại được tiến hành mại được tiến hành các
a bằng các PTĐT. PTĐT mà chủ yếu là các
THƯƠNG rộng mạng truyền thống, mạng
MẠI máy tính và internet.

Nghĩ TMĐT là tất cả các giao TMĐT là tât cả các giao


a dịch mua bán được tiến dịch mua bán được tiến
hẹp hành bằng các PTĐT. hành bằng mạng internet.
Theo góc nhìn
- Công nghệ thông tin: Từ góc nhìn công nghệ thông tin, TMĐT là toàn bộ quá
trình phân phối hàng hóa, dịch vụ, thông tin hoặc các thanh toán thông qua các
mạng máy tính hoặc bằng các phương tiện điện tử tương tự khác.
- Thương mại: Từ góc nhìn thương mại, TMĐT cung cấp những khả năng mua,
bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua Internet và các dịch vụ trực tuyến
khác.

3
- Quá trình kinh doanh: Việc kinh doanh hoàn toàn thông qua mạng điện tử sẽ thay
thế được cách thức kinh doanh thông thường.
- Dịch vụ: TMĐT là công cụ mà thông qua đó có thể đáp ứng được các mong
muốn của chính phủ, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý để cắt
giảm chi phí giá dịch vụ trong khi vẫn không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng và gia tăng tốc độ phân phối dịch vụ.

1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


Đặc điểm của thương mại điện tử thể hiện ở nhiều phương thức và mọi thứ đều
thật tiện lợi, tốc độ và hiện đại, đáp ứng đúng xu thế phát triển mới của thời đại.
Về hình thức: Thương mại điện tử là toàn bộ hoạt động giao dịch mua bán hoàn
toàn dựa theo nền tảng trực tuyến. Nếu như thương mại truyền thống bắt buộc
người mua và người bán phải có một địa điểm tập kết và chuyển tiếp thì thương
mại điện tử đã rút ngắn những công đoạn đó chỉ bằng những cú nhấp chuột để tìm
hiểu và lựa chọn mua sản phẩm.
Người bán và người mua không nhất thiết phải gặp nhau trực tiếp nhưng vẫn có thể
giao dịch thành công. Đó chính là cách thức hoạt động của thương mại điện tử.
Về chủ thể: TMĐT sẽ bao gồm ba chủ thế chính là: Người mua, người bán và đơn
vị trung gian là cơ quan cung cấp mạng internet và cơ quan chứng thực.
Về phạm vi hoạt động: Chỉ cần bạn có internet thì dù ở bất cứ đâu bạn cũng có thể
tham gia giao dịch dựa trên một địa chỉ mua bán tin cậy như: Website, mạng xã hội
Về thời gian: Các bên có thể giao dịch thương mại điện tử vào bất cứ khi nào
muốn, chỉ cần có mạng và có các thiết bị điện tử kết nối với các nguồn mạng này.
Đặc điểm của thương mại điện tử là giúp cho các bên có thể dễ dàng tìm được đối
tác tốt hay những sản phẩm, dịch vụ yêu thích nhất nhờ đặc điểm phi khoảng cách
và thời gian của nó, điều đó làm tăng khả năng tiếp cận của thị trường và đặc biệt
là khả năng xử lý giao dịch tốc độ, tối ưu, đem đến người dùng những trải nghiệm
tốt nhất.
Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin được coi là tài nguyên vô giá và quan
trọng, tạo ra thị trường cho các giao dịch. Hoạt động thương mại điện tử đều diễn

4
ra trên hình thức online, điều đó có nghĩa là người bán muốn bán được sản phẩm
và dịch vụ của mình thì buộc phải có hệ thống thông tin của sản phẩm cũng như
dịch vụ chăm sóc khách hàng để người mua có thể tiếp cận được dịch vụ một cách
tốt và nhanh nhất trước khi quyết định mua chúng.
Những thông tin này phải đảm bảo về độ uy tín, chuẩn xác và độ tin cậy cao dựa
trên: Hình ảnh, video, review thực tế về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sau khi mua,
nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm, … thì mới có thể thu hút lượng người mua
lớn.
Thành lập kênh quảng cáo trực tiếp cho riêng mình như: Website bán hàng
(Website thương mại điện tử), Facebook và Instagram, …. Những kênh này là
đóng vai trò như “chợ online” với những trải nghiệm người dùng tối ưu nhất giúp
cho hoạt động trao đổi, giao dịch được diễn ra nhanh và thành công.
Tóm gọn lại, với những đặc điểm trên của thương mại điện tử, hứa hẹn sẽ biến đổi
trở thành một ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, thúc đẩy hội nhập kinh tế,
toàn cầu hóa, đem đến cho con người một cuộc sống ngày càng hiện đại và tiện
nghi, thúc đẩy sự phát triển của xã hội lên một tầm cao mới.

1.3 MÔ HÌNH B2C


1.3.1 Định nghĩa
Business To Consumer là viết tắt của cụm B2C trong Anh Ngữ.
B2C là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa những doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Đây là quá trình mua bán sản phẩm và dịch vụ giữa những người tiêu dùng là
người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Thông thường, hầu
hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng đều có thể được gọi là các
doanh nghiệp B2C.
B2C trở nên rất phổ biến trong thời gian cuối thập niên 90 khi nó chủ yếu được
dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng
cuối cùng thông qua mạng Internet. 

5
1.3.2 Đặc điểm
B2C là một trong những mô hình bán hàng phổ biến nhất và được mọi người biết
đến rộng rãi trên thế giới.
B2C theo quan niệm truyền thống được gọi là mua sắm tại các trung tâm thương
mại, ăn uống tại nhà hàng, trả tiền cho việc xem phim, ... Nhưng sự phát triển của
Internet đã tạo ra một mô hình kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình
thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet. 
Bất kì doanh nghiệp nào phụ thuộc vào doanh số B2C đều phải hiểu rõ và duy trì
mối quan hệ tốt với khách hàng của họ để đảm bảo họ sẽ quay lại. Không như các
công ty dựa vào B2B có các chiến dịch quảng cáo hướng tới việc chứng minh giá
trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, các công ty dựa vào B2C phải đưa ra
những hoạt động quảng cáo hướng đến cảm xúc của khách hàng. 

1.3.3 Những loại mô hình kinh doanh B2C  


Thông thường có 5 loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết nhiều công
ty sử dụng để nhắm đến các đối tượng người tiêu dùng.
 Người bán hàng trực tiếp
Đây là mô hình phổ biến nhất trong số những mô hình còn lại, trong đó người mua
hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Ngoài ra, chúng có thể bao gồm các nhà sản
xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ, hoặc đơn giản là các phiên bản trực tuyến của các cửa
hàng tạp hóa đến từ các nhà sản xuất khác nhau. 
 Trung gian trực tuyến
Thường là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ. Có
nhiệm vụ là kết hợp người mua và người bán với nhau.
 B2C dựa trên quảng cáo
Mô hình này sử dụng những nội dung miễn phí, cho phép khách truy cập vào một
trang web. Hiểu một cách dễ, khối lượng lớn lượng truy cập web được sử dụng để
bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ. 
 B2C dựa vào cộng đồng

6
Các nền tảng mạng xã hội trực tuyến Facebook, Instagram, Tiwtter, … xây dựng
cộng đồng trực tuyến dựa trên nhiều yếu tố như sở thích chung, giúp các nhà tiếp
thị và quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng dễ tiếp
cận. Những trang web như thế này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên vị trí địa
lí và nhân khẩu học của người dùng. 

 B2C dựa trên phí


Các trang web trực tiếp hướng đến những người tiêu dùng như Netflix thu phí để
người tiêu dùng có thể truy cập trực tiếp nội dung của họ. Trang web cũng có thể
cung cấp nội dung miễn phí, nhưng có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung
hàng tháng.

7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH
DOANH CỦA SHEIN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ SHEIN
SHEIN được thành lập vào năm 2008 bởi Chris Xu và trụ sở chính được đặt tại
Trung Quốc, đây là một thương hiệu thời trang bán lẻ thuộc sở hữu và quản lí bởi
Nanjing Lingtian Information Technology Co.
Ban đầu, SHEIN có tên là “Sheinside” nhưng đã được đổi thành “SHEIN” vào
năm 2015, chuyên về lĩnh vực bán váy cưới nhưng sau đó đã được đa dạng ở nhiều
lĩnh vực khác như quần áo, trang sức, giày dép, túi xách, …. Đây là một nhà bán lẻ
thương mại điện tử thuộc mô hình B2C. Có địa chỉ website tại Việt Nam là:
https://www.shein.com.vn/
SHEIN tập trung nhắm đến phân khúc khách hàng ở Mỹ, Châu Âu và Trung Đông,
dù vậy nhưng các sản phẩm của công ty với các hoa văn, họa tiết trên quần áo vẫn
hầu hết là dành cho tất cả mọi người. Sản phẩm của SHEIN có nhiều lựa chọn cho
nhiều lứa tuổi khác nhau. Hiện tại, SHEIN đã có được gần 10.000 nhân viên trên
toàn thế giới và chiếm trong đó là hơn nửa số nhân viên là nữ, có mặt trên hơn 150
quốc gia.

Hình 2.1 Chris Xu, Người sáng lập và Giám đốc Điều hành của SHEIN

8
Hình 2.2 Logo của SHEIN

2.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG


2.2.1 Tập trung vào đối tượng GEN Z
Vì có tới 55% Gen Z khi mua sắm sẽ xem xét giá là một yếu tố quan trọng, đối
tượng này khá nhạy cảm về giá cả. Do đó, cômg ty luôn cung cấp đến cho họ sự
trải nghiệm tốt nhất , thế hệ GEN Z ngày nay luôn sử dụng các trang mạng để mua
sắm trên các thiết bị thông minh. Theo số liệu được cung cấp thì sự có mặt của
SHEIN trên các trang mạng truyền thông là 27,6% người theo dõi ở độ tuổi khoảng
18 – 24 và 29,2% rơi vào độ tuổi khoảng 25-34. Điều này chứng minh rằng, nhóm
khách hàng GEN Z là nhóm khách hàng mục tiêu của SHEIN.

2.2.2 Phát triển mạnh mẽ nhờ đại dịch COVID-19


Theo thống kê, doanh số bán hàng của các nhãn hàng thời trang Mỹ đều giảm
khoảng 20% trong năm 2022, nhưng doanh số của các thương hiệu thời trang
Trung Quốc lại tăng mạnh mẽ.

9
Hình 2.3 Biểu đồ so sánh các tìm kiếm trên Google của Hoa kỳ về SHEIN, ZARA và H&M trong khoảng
thời gian hai năm sau khi Covid-19 bùng phát

2.2.3 SHEIN xuất hiện trên TIKTOK


TIKTOK dần trở thành ứng dụng quen thuộc với nhiều người, SHEIN đã xây dựng
nên được một nhóm các blogger thời trang với các video giới thiệu về sản phẩm
của SHEIN với mục đích đưa hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng nhanh hơn.

Hình 2.4 Hình ảnh kết quả tìm kiếm SHEIN trên TIKTOK đạt nhiều lượt xem

10
2.2.4 Thị trường của SHEIN
Được thành lập vào năm 2008 tại Nam Kinh - Trung Quốc, SHEIN là nhãn hãng
bán lẻ thời trang online B2C với nhiều loại mặt hàng khác nhau như thời trang
quần áo, mỹ phẩm và nhiều sản phẩm phong cách sống giá rẻ. Họ ra mắt thị trường
với hơn 6.000 sản phẩm mới mỗi ngày với mạng lưới kho hàng toàn cầu, do đó
hiện nay đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang về quần áo nhanh
phát triển nhanh nhất.

2.2.5 Số lượng tiêu thụ khủng


Năm 2021 theo Airnow Data, ứng dụng của SHEIN chạm mức 7 triệu người dùng
hàng tháng, đây là con số được thống kê riêng ở Mỹ. Trên nền tảng TikTok,
hashtag #Shein đã được hơn 6,2 tỷ lượt sử dụng và xem. SHEIN hiện nay đã trở
thành hiện tượng ở Anh, đem về từ 500.000 đến 4 triệu lượt khách hàng tháng mà
đặc biệt là chỉ diễn ra trong 06 tháng, hiện lượt truy cập nhiều đứng thứ ba là ở
Anh, vị trí thứ 2 thuộc về thương hiệu Next và ASOS.
Năm 2020, SHEIN cho biết rằng doanh thu đã vượt quá 40 tỷ nhân dân tệ và sẽ đạt
100 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021, đạt tốc độ tăng trưởng đều vượt mốc 100% trong
suốt 8 năm. Do đó thống kê của Google cũng cho thấy số lần tìm kiếm về SHEIN
cao gấp hai đến gấp ba lần so với một số thương hiệu phương Tây như Zara. Trong
năm 2020, SHEIN cho ra thị trường với 150.000 mặt hàng mới, trung bình hơn
10.000 mặt hàng mới mỗi tháng và bắt kịp với số lượng sản phẩm mới hàng năm
của Zara chỉ trong vòng một đến hai tháng với tốc độ vẫn đang tăng nhanh. Tháng
3 năm 2021, mỗi ngày chỉ riêng danh mục thời trang quần áo dành cho phụ nữ của
SHEIN đã có trung bình 2.000 sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, SHEIN còn đứng đầu danh sách bảng xếp hạng tại 56 quốc gia trên
Apple App Store. 

11
Hình 2.5 Sự tăng trưởng mạnh mẽ của SHEIN về lượng người dùng năm 2021 (Nguồn: Airnow)

Ngoài ra, Trung Đông là một thị trường quan trọng đối với SHEIN. Gia nhập vào
Trung Đông từ những năm 2016 và đạt mức doanh thu 200 triệu nhân dân tệ ngay
trong năm đó. Cho đến bây giờ, SHEIN đã lọt vào danh sách mười ứng dụng mua
sắm hàng đầu tại hai thị trường chính ở Trung Đông là: UAE và Ả Rập Xê Út.
Amazon đối với người phương Tây như là thị trường mua sắm Taobao và Tmall
đối với người Trung Quốc. Các năm qua, Amazon đã luôn giữ vị trí hàng đầu trong
danh sách các trang mua sắm sản phẩm được người tiêu dùng Mỹ sử dụng nhiều
nhất. Do đó, vào năm 2020, SHEIN đã bắt đầu vươn lên trở thành nền tảng kinh
doanh quần áo trực tuyến phổ biến nhất trong một cuộc khảo sát bình chọn với
9.800 thanh thiếu niên Mỹ với độ tuổi trung bình là 15,8 và thu nhập gia đình trung
bình là 67.500 đô la Mỹ.
Có rất nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi tại Mỹ ngạc nhiên với mức giá thấp của
SHEIN.
Chiến lược độc đáo dẫn đến sự thành công của SHEIN chính là việc lựa chọn đúng
nhóm người có sức ảnh hưởng trên thị trường hiện nay   để hợp tác. SHEIN chọn
những người có sức ảnh hưởng ít nổi tiếng hơn và hàng tháng họ sẽ nhận được sản
phẩm miễn phí sau đó thực hiện đăng bài trên tài khoản Instagram, YouTube hoặc
TikTok của mình hoặc có thể nhận được 10 – 20% hoa hồng từ việc giới thiệu bán
hàng (Referral Sales) của SHEIN.
12
Theo thống kê của SimilarWeb về nguồn lưu lượng truy cập của trang Shein.com,
vào tháng 3 năm 2021, 14% lưu lượng truy cập trực tiếp đến từ các đề xuất của
influencer (social hoặc referral) và 39% lưu lượng đến từ tìm kiếm tự nhiên. Ngoài
ra, tỷ lệ lưu lượng truy cập trực tiếp cũng vượt quá 30%, điều này cho thấy tỷ lệ
khách hàng quay lại rất cao.

Hình 2.6 Lượng người dùng truy cập vào trang web shein.com trong năm 2021

2.3 MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHEIN


Câu nói “Người thành công thường có lối đi riêng” giống như là dành riêng để
miêu tả về SHEIN bởi nó khác với các đối thủ cùng ngành ở nhiều mặt.
Với tiền đề là mô hình Dropshipping (mô hình bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển),
SHEIN tiếp tục phát triển mô hình sàn thương mại điện tử B2C quốc tế. Quy trình
hoạt động của công ty như sau: Công ty tải ảnh sản phẩm, công khai giá bán và mô
tả sản phẩm, nếu khách hàng có nhu cầu mua hàng sẽ tiến hành tìm hiểu các thông
tin thông qua mục mô tả sản phẩm, sau đó sẽ nhấn vào “Thêm vào giỏ hàng”. Nếu
đơn hàng đã đúng nhấn vào “Thanh toán an toàn”, nếu cần thay đổi thì nhấn vào
“Tiếp tục mua hàng”. Sau khi đã đúng hoàn toàn thì thanh toán và ấn mua. Khi có
đơn hàng, công ty sẽ giao cho bên nhà máy sản xuất và hẹn một ngày nhất định
phải xong để lấy hàng. Các nhà máy sản xuất của SHEIN hiện được đặt ở Quảng
Châu – trung tâm sản xuất khổng lồ ở phía Nam Trung Quốc. Tại đây, SHEIN thuê
một đội ngũ nhà thiết kế nội bộ: Có một nhóm chuyên đi săn lùng những xu hướng
mới nhất, sử dụng thuật toán để tìm ra điều đang thu hút sự chú ý của khách hàng.

13
Những ý tưởng này sẽ được gửi cho một nhóm khác thiết kế và sau đó sản xuất
theo lô. Đây là mô hình C2M (Consumer to Manufacturer), một mô hình được dự
đoán sẽ là xu hướng TMĐT trong tương lai. Với mô hình này, nhà sản xuất cuối
kết nối với người tiêu dùng cuối để cho ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu
dùng và cũng thông qua thuật toán. Mô hình C2M loại bỏ hết những yếu tố trung
gian, điều này khiến giá thành tới tay khách hàng được tối ưu. Ngoài ra, mô hình
này tiếp cận khách hàng với những gì khách hàng mong muốn, thay vì như mô
hình truyền thống: tiếp cận khách hàng bằng những gì sản xuất được và tìm mọi
cách bán sản phẩm đó cho khách hàng. Cùng với các thuật toán, SHEIN đã đảo
ngược quy trình và trở thành công ty dẫn đầu xu hướng.
SHEIN được ví là “Realtime fashion”: thời trang theo thời gian thực, bởi nó liên
kết các Website, Mobile App với hệ thống ERP, đây là hệ thống tự động hóa giúp
doanh nghiệp quản lý và vận hành được kết nối tới hệ thống của nhà cung cấp. Khi
có đơn hàng, dữ liệu sẽ được gửi về hệ thống ERP và ngay lập tức phân tích và tối
ưu loại sản phẩm được ưa thích để sản xuất nhiều hơn. Hệ thống cập nhập tự động
các đơn hàng mới cho nhà cung cấp. Khi có sản phẩm mới được đăng tải trên
website, SHEIN điều hướng thói quen người dùng thông qua hành động click và
bổ sung vào giỏ mua sắm ảo để dự đoán nhu cầu. Thuật toán của SHEIN có thể đề
xuất các mặt hàng cho người dùng có hồ sơ tương tự như của những khách hàng đã
mua trước đó. Tất cả các quá trình này diễn ra trong thời gian thực và hầu như
không có sự can thiệp của con người. Chính vì điều này mà SHEIN cũng được ví
như kênh Tiktok của ngành thời trang, vì đều có điểm chung là sử dụng thuật toán
để đưa đến khách hàng những gì họ có thể sẽ thích.
Nhờ mô hình này mà SHEIN cắt giảm thời gian thiết kế - sản xuất từ ba tuần
xuống ba ngày (thường phải mất từ năm đến bảy ngày). Đồ của SHEIN có giá rẻ
hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh là Zara nhờ tận dụng được năng lực sản xuất
dệt may hàng top của Trung Quốc. Khi bán online, một chiếc quần jean có chất
lượng, kiểu dáng gần như tương đương sản phẩm của Zara vốn được bán với giá
49,90 USD thì chiếc quần jean của SHEIN chỉ có giá 17 USD.

14
Thời gian để nhận được gói hàng từ SHEIN cũng ít hơn rất nhiều so với các công
ty TMĐT khác như Alibaba (với kiện hàng gần giống nhau: với SHEIN thì chỉ cần
mất từ bảy đến chín ngày, còn Alibaba có thể lên đến gần hai tuần). Tất cả là nhờ
vào mô hình sản xuất với hiệu suất cao như được đề cập ở trên và hệ thống
logistics hiệu quả. Hiện nay, hãng thời trang nhanh này vận hành ba loại kho bãi
trên toàn cầu: kho bãi trung tâm nội địa, kho bãi trung chuyển sang nước ngoài và
kho bãi vận hành ở nước ngoài. Hầu hết mọi sản phẩm của SHEIN đều được vận
chuyển từ kho bãi trung tâm nội địa ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Một
người trong ngành cho biết SHEIN ưa chuộng dịch vụ chuyển phát nhanh hơn dịch
vụ bưu chính, điều cũng dễ hiểu bởi SHEIN đặt việc vận chuyển hàng tới người
mua với tốc độ nhanh nhất lên hàng đầu và SHEIN muốn có lợi thế cạnh tranh ở
mảng này. Mặc dù mức giá của sản phẩm đến từ SHEIN không cao, hay có thể nói
là rẻ “bèo”, chỉ số AOV (chỉ số đo lường giá trị trung bình của một đơn hàng) của
SHEIN cao hơn các đối thủ cùng ngành là ZARA hay H&M. Có thể được lý giải
bằng việc số lượng đơn hàng SHEIN nhận được là rất nhiều, nhiều đến mức mà có
thể bù lại được phần giá rẻ “bèo” kia (hoặc cũng có thể vì giá rẻ thế nên đơn hàng
mới nhiều). Khi AOV cao, SHEIN có thể chịu chi cho mảng logistics nhiều hơn,
và khi ấy SHEIN có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh cho cả hệ thống của
hãng.
Và trên thực tế, SHEIN không đi theo mô hình Brick and mortar (cửa hàng vật lý)
như các thương hiệu thời trang thông thường mà hoàn toàn vận hành qua hệ thống
trực tuyến, điều này cũng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể (chi phí thuê mặt bằng,
lưu kho, bảo quản, chi phí thuê nhân viên, ...). Thêm nữa, độ nhận diện thương
hiệu trên mạng của SHEIN là rất cao và người dùng cũng quen mua sắm đồ của
SHEIN trên nền tảng thương mại điện tử. Do vậy, SHEIN cũng không cần mở cửa
hàng vật lý.

15
2.4 MÔ HÌNH DOANH THU CỦA SHEIN
2.4.1 Mô hình doanh thu quảng cáo của SHEIN
Công nghệ của SHEIN được sử dụng để quảng cáo: quảng cáo mạng, quảng cáo
theo ngữ cảnh và quảng cáo chuyên ngành.
Các công nghệ được SHEIN sử dụng để cá nhân hóa:
Công nghệ phân tích hành vi khách hàng, công nghệ theo dõi khách truy cập, công
nghệ giám sát trang web.
Tiếp thị của SHEIN chủ yếu tập trung vào phương tiện truyền thông xã hội.
SHEIN biết rằng ngày nay mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ.
SHEIN có một đội ngũ các blogger về thời trang liên tục đăng nội dung trên
TikTok bằng cách sử dụng thẻ bắt đầu bằng # Shein. Đổi lại, những người có ảnh
hưởng lớn sẽ nhận được hàng hóa miễn phí. Trên YouTube hoặc các nền tảng
mạng xã hội khác mọi người chia sẻ kinh nghiệm của họ với SHEIN. Vì SHEIN
cung cấp nhiều loại sản phẩm nên nhiều YouTuber, KOL và KOC quan tâm đến
việc xem xét sản phẩm của họ.
SHEIN quảng bá các sản phẩm của mình bằng những phương tiện truyền thông xã
hội.
Người dùng trên mạng xã hội đã chú ý đến SHEIN trên màn hình của họ khi lướt
qua các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Tik Tok, Instagram, v.v. Những
người có sức ảnh hướng lớn trên mạng xã hội như KOC, KOL, Tiktoker v.v trên
phương tiện truyền thông họ cũng đóng góp không ít vào việc bán các sản phẩm
của SHEIN trên các phương tiện đó. Chiến lược này giúp SHEIN trực tiếp giới
thiệu sản phẩm của mình trên thị trường.

2.4.2 Mô hình doanh thu liên kết


Chương trình liên kết của SHEIN đã giúp công ty tăng chuyển đổi. Trong chương
trình này, mọi người có thể kiếm được hoa hồng bằng cách giới thiệu các sản phẩm
của SHEIN cho người khác. Nếu họ đặt hàng, Người giới thiệu sẽ nhận được một
khoản hoa hồng nhỏ. Do các chương trình liên kết này, nhiều giới trẻ và KOL,

16
KOC v.v đã quảng cáo sản phẩm của họ trên mạng xã hội. Điều này đã làm tăng
phạm vi tiếp cận của công ty.

2.4.3 Mô hình doanh thu bán hàng


SHEIN kiếm tiền bằng cách bán sản phẩm trực tuyến. Họ bán một phiên bản giá rẻ
của quần áo thời trang và các mặt hàng thời trang thông qua ứng dụng di động của
họ. Công ty sử dụng chiến lược hội nhập dọc.
SHEIN kiếm doanh thu theo nhiều cách. Phương pháp ưa thích nhất là bán quần
áo. SHEIN mua quần áo với số lượng lớn với giá rẻ hơn và sau đó bán chúng với
tỷ lệ phần trăm cao hơn.
Ngoài ra, SHEIN còn sao chép những mẫu váy, quần áo cao cấp để bán với giá
tương đối thấp hơn. Thực tiễn này cũng làm tăng doanh số bán hàng của SHEIN và
do đó tạo ra một cột bổ sung trong biểu đồ tiền tệ.
Ngoài tất cả các tùy chọn kiếm tiền ở trên, SHEIN còn cung cấp quảng cáo trong
ứng dụng trên nền tảng của mình và cũng tạo ra một số doanh thu thông qua đó.

2.4.4 Thống kê chính của SHEIN


SHEIN đã tạo ra 15,7 tỷ đô la vào năm 2021, tăng 60% so với 9,8 tỷ đô la mà nó
kiếm được vào năm 2020.
SHEIN có khoảng 43,7 triệu người mua sắm đang hoạt động, 7,5 triệu người có trụ
sở tại Hoa Kỳ.
SHEIN đã được tải xuống 157 triệu lần vào năm 2021, trở thành ứng dụng mua
sắm được tải xuống nhiều thứ hai trong năm đó.
SHEIN gần đây đã được định giá 47 tỷ đô la trước khi IPO vào năm 2022.

2.4.5 Doanh thu SHEIN


Hầu hết sự tăng trưởng của SHEIN đã đến trong hai năm qua. Doanh thu tăng 398
phần trăm từ năm 2019 đến năm 2021.
Doanh thu hàng năm của SHEIN từ 2016 đến 2021 (tỷ đô la)
Năm Doanh thu ($ tỷ)
2016 0,61
2017 1,55
17
Năm Doanh thu ($ tỷ)

2018 1,99
2019 3,15
2020 9,81
2021 15.7
Bảng 2.1 Doanh thu của SHEIN năm 2016 – 2021

2.4.6 Người dùng SHEIN


Sự phát triển ban đầu của SHEIN chủ yếu đến từ Ấn Độ và Ả Rập Saudi, nhưng
trong hai năm qua, Brazil, Mexico và Mỹ là những thị trường lớn nhất của hãng.
Người dùng hàng năm của SHEIN 2017 đến 2021 (mm)
Năm Người dùng (mm)
2017 2,8
2018 4.8
2019 5.6
2020 15,5
2021 43,7
Bảng 2.2 Người dùng SHEIN năm 2017 – 2021

Người dùng SHEIN ở Hoa Kỳ


Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai của SHEIN tính theo tổng lượng sử dụng (sau
Brazil) và lớn nhất tính theo doanh thu.
Người dùng hàng năm của SHEIN tại Hoa Kỳ 2017 đến 2021 (mm)
Năm Người dùng (mm)
2017 0,49
2018 0,67
2019 1.12
2020 2,8
2021 7,5
Bảng 2.3 Người dùng SHEIN ở Hoa kỳ năm 2017 – 2021
18
2.4.7 Số lượng tải xuống ứng dụng SHEIN
SHEIN là ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều thứ ba vào năm 2021, sau
Shopee và Meesho.
Tải xuống hàng năm của SHEIN 2018 đến 2021 (mm).

Năm Tải xuống (mm)


2018 48,4
2019 57.2
2020 103.1
2021 157.1
Bảng 2.4 Số lượng tải ứng dụng SHEIN năm 2018 – 2021

2.4.8 Định giá SHEIN


Giá trị của SHEIN đã tăng 840% trong hai năm, vì nó đã trở thành công ty chiếm
ưu thế trong ngành thời trang nhanh.
Định giá SHEIN 2019 đến 2021 ($bn).
Năm Định giá ($ tỷ)
2019 5
2020 15
2021 47
Bảng 2.5 Định giá SHEIN năm 2019 – 2021.

2.5 PHÂN TÍCH E-MARKETING MIX CỦA SHEIN


Theo Airnow Data, vào năm 2021, lượt truy cập trang web của SHEIN đã vượt quá
7 triệu người dùng hoạt động hàng tháng chỉ tính riêng ở Mỹ. Theo Jing Daily, trên
nền tảng TikTok, hashtag #Shein đã thu về hơn 6,2 tỷ lượt xem. SHEIN là một
hiện tượng ở nước Anh, thu hút về từ 5 trăm ngàn đến 4 triệu lượt khách hàng
tháng chỉ trong 06 tháng, hiện được truy cập nhiều thứ ba ở nước Anh, chỉ sau các
thương hiệu Next và ASOS.

19
Hình 2.7 Lượt truy cập vào SHEIN

2.5.1 Product – Sản phẩm và Thương hiệu


Trang web chính hãng SHEIN chuyên bán các mặt hàng độc quyền (quần áo, giày
dép, phụ kiện) từ các đối tác thương hiệu thời trang nổi tiếng khác nhau. Do đích
thân các nhà tạo mẫu do chính SHEIN lựa chọn và tự tay ra mắt những mẫu thiết
kế độc quyền chỉ có trên trang web chính thức. Cho dù vậy, SHEIN luôn cố gắng
tạo môi trường vừa tối giản quá trình mua sắm trực tuyến vừa khiến nó trở nên thú
vị nhộn nhịp hơn.
Danh mục sản phẩm được sắp xếp và điều chỉnh nhằm thuận tiện nhất cho khách
hàng. Tất cả các sản phẩm được sắp xếp và phân bổ theo các loại: 
- Đối tượng gồm nam, nữ và trẻ em.
- Size tiêu chuẩn và plus size.
- Bộ sưu tập theo mùa (xuân, hạ, thu, đông, mùa khô, mùa lạnh, mùa world
cup, …)
- Chương trình khuyến mãi (thứ 6 đen, giảm giá nửa năm, …) và thậm chí là
theo sở thích cá nhân của người mua với mục xu hướng thời trang và định hình
phong cách.

20
Hình 2.8 Danh mục Sale trên trang TMĐT SHEIN

SHEIN tin rằng khía cạnh giao diện với người dùng, trải nghiệm độc đáo do
SHEIN triển khai luôn phát huy tác dụng nhằm kích thích sự “nghiện ngập” của
người dùng, khiến họ ở lại và lướt trang web lâu hơn.
Khi nhấp vào trang web lần đầu tiên, hệ thống tự động sẽ đặt câu hỏi về sự đồng ý
theo dõi trang web liên quan. Sau đó, website đưa đến hàng loạt các ưu đãi hấp dẫn
người dùng nhằm “thao túng” sử dụng trang web lâu hơn như giảm giá 10% đơn
đầu tiên, đăng nhập để được tích điểm nhằm khuyến khích người mua tạo tài
khoản và bật lời nhắc nhằm duy trì truy nhập.
Ngoài ra, SHEIN cho triển khai hệ thống điểm thưởng nhờ việc truy cập hàng ngày
hoặc viết đánh giá sản phẩm để có thể nhận được phần thưởng. Điều này kích thích
người dùng chủ động tạo nội dung giúp xây dựng lòng trung thành và mức độ tin
tưởng cho SHEIN, đồng thời cung cấp thêm hình ảnh và phản hồi chân thực để các
khách hàng khác đánh giá liệu sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của họ hay
không.
Một cách rõ ràng, người mua sẽ có nhiều câu hỏi về xuyên suốt quá trình mua sắm
online của họ như kích thước, chất liệu, quá trình vận chuyển cũng như các chính
sách hậu mãi. Vì vậy, SHEIN đã lắp đặt sẵn hệ thống “nhắn tin cùng AI” để có thể

21
tư vấn và giải đáp ngay lập tức cho người mua, tránh để khách hàng đợi lâu và ảnh
hưởng đến trải nghiệm và quyết định mua sắm của người dùng. 
Vì vậy, một khi khách hàng truy cập vào giao diện trang web và đã có tài khoản
SHEIN, người dùng khó mà thoát liền được.

2.5.2 Price – Giá cả


Thông thường, chúng ta khó mà tìm sản phẩm vừa phù hợp với phong cách vừa giá
cả hợp lí. Để giải quyết việc này, SHEIN đã tạo điều kiện tốt nhất, vì vậy khách
hàng có thể chọn lựa sản phẩm khớp với yêu cầu của họ.
Đây là những mặt hàng với số lượng có giới hạn, và sau khi mua về thường sẽ
không được sử dụng ngay. SHEIN thực hiện chiến dịch “Sheinhaul” – một hình
thức “đập hộp” và review lại sản phẩm hoặc để bán lại các sản phẩm vừa mua và
được đăng tải lên các diễn đàn lớn.

2.5.3 Place – Phân phối


SHEIN thông qua Internet và độ quảng bá của các ứng dụng để thực hiện việc phân
phối. Không quá phức tạp so với trang web truyền thống, tuy nhiên SHEIN tăng
cường lượng truy cập địa lý ở nhiều quốc gia khác nhau bằng cách chỉnh sửa
quyền truy cập.

2.5.4 Promotion – Quảng bá


Khách hàng mục tiêu SHEIN là những khách hàng yêu thích mua sắm trực tuyến
từ khắp nơi trên thế giới. Họ chủ yếu đến từ:
- Nữ, Gen Z.
- Phụ huynh có con từ 1 - 15 tuổi.
Đối với SHEIN, Gen Z – nhóm người tiêu dùng với số lượng đông đảo – vừa là
mục tiêu quan trọng nhất vừa là đại diện cho một phân khúc thị trường không thể
bỏ qua. Vì vậy việc lên chiến lược tiếp thị phải mới, phải hấp dẫn, độc đáo và được
những người trẻ tuổi chấp nhận và hưởng ứng. 
Tuy nhiên, điều tiêu cực ở đây là họ luôn nhạy cảm với giá cả, nếu dùng các chiến
lược tiếp thị truyền thống như các thế hệ trước với Gen Z sẽ không hiệu quả. Ngoài
ra, để tìm hiểu các thương hiệu thời trang, Gen Z – thế hệ công nghệ – chủ yếu dựa
22
vào mạng xã hội và quảng cáo trên thiết bị di động. Bằng chứng rằng việc sử dụng
tài khoản Instagram – một mạng xã hội thẩm mỹ – và gắn đường liên kết đặt hàng
trang web vào phần giới thiệu, nhằm đăng những hành ảnh mẫu và thực hiện
truyền bá bằng hashtag. Đây cũng là chìa khóa “tấn công” vào tâm lý vào những
người tiêu dùng trẻ. 
Một điều khó chịu trong các chiến dịch quảng bá website của SHEIN là cách thức
quảng cáo “chuyển trang”. Ví dụ một người đã từng đăng nhập vào trang web
SHEIN vài lần thì khi họ tìm kiếm thông tin trên mạng từ bất kì ứng dụng nào,
“quảng cáo bật lên” (popup) sẽ xuất hiện và chuyển trang thông tin đến website
của SHEIN. Tuy nhiên, những năm gần đây áp dụng nhiều cách thức quảng bá
khác nhau mang lại hiệu quả hơn được áp dụng mà không làm khách hàng khó
chịu như popup.

Hình 2.9 Tài khoản của SHEIN trên Instagram

Khi khách hàng đã có tài khoản SHEIN, hằng tháng SHEIN sẽ gửi email về bộ sưu
tập mới cũng như các ưu đãi, thông tin sự kiện đặc biệt (Thứ 6 đen, sale cuối
năm…). Một khi đã đạt được lượng truy cập tiêu biểu, duy trì kế hoạch quảng cáo
qua các công cụ tìm kiếm. Khác với popup, kế hoạch quảng cáo này dễ chịu hơn
khi nội dung tìm kiếm trùng khớp với nội dung quảng cáo. Như vậy khả năng tìm
thấy tên trang web sẽ cao hơn.
23
Hình 2.10 Quảng cáo của SHEIN trên Tiktok

2.6 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA


SHEIN
Ưu điểm
- Có đội ngũ nghiên cứu thị trường giúp SHEIN dự đoán được xu hướng thời
trang để từ đó có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với các đối tượng.
- Qua các trang mạng xã hội và những người nổi tiếng đã giúp SHEIN thành
công thu hút khách hàng.
- Các chiến dịch quảng cáo thông qua chuyển đổi trả phí và các kênh của
influencer như: instagram, tiktok và youtube. SHEIN đã đạt được kết quả là thu hút
được sự chú ý của các khách hàng.
- Thông qua mô hình sản xuất nhanh giúp SHEIN đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng về mẫu mã cũng như giá cả.
Nhược điểm
- Mô hình kinh doạnh của SHEIN phụ thuộc quá nhiều vào việc tiêu thụ quá
nhiều.

24
- Mô hình kinh doanh và sản xuất của SHEIN đang góp phần vào việc hủy
hoại môi trường bằng việc. Hầu hết quần áo từ SHEIN được làm từ các sợi vải
tổng hợp, và việc này đã giải phóng các vi sợi nhựa vào đại dương.
- Với đặc trưng mô hình sản xuất nhanh, SHEIN đã vượt ra phạm vi copycat
model, SHEIN nhiều lần “sao chép” ý tưởng của các cá nhân. Và vướng vào các
các rắc rối về không tôn trọng sản phẩm trí tuệ của người khác.

2.7 Ý NGHĨA MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHEIN SO


VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC TẾ
Ý nghĩa của mô hình kinh doanh của SHEIN là chỉ đến quá trình bán sản phẩm và
dịch vụ trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, những người là người sử
dụng sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh của SHEIN dựa trên dự đoán về xu hướng thời trang nhanh
nhanh theo thời gian, kiểm soát một số bước sản xuất có liên quan đến việc tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ, thực hiện các chiến lược tiếp thị bằng cách thông qua
những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để giới thiệu quảng cảo thương
hiệu ra khắp thế giới.
- Giúp tiết kiệm thời gian khi mua hàng: Các khảo sát đã chỉ ra rằng hiện có
hơn 80% dân số trên thế giới sử dụng Internet để mua thứ gì đó. Các khách hàng sẽ
tìm và mong muốn sản phẩm họ cần trong những sàn thương mại mà họ sử dụng
để mua sản phẩm. Vì thế tiết kiệm thời gian là điều kiện rất cần thiết phục vụ cho
việc mua sắm của khách hàng.
- Thu hút khách hàng mới: Người tiêu dùng không tuân theo một tiểu chuẩn
thống nhất về những gì được coi là thời trang hay đẹp, SHEIN tin rằng trang phục
của họ mặc phản ánh tính cách của họ. SHEIN muốn trao quyền cho khách hàng
khám phá và thể hiện cá tính của họ. Để làm được điều này, SHEIN đã tạo ra nhiều
sự lựa chọn để phù hợp với bất kỳ tâm trạng của khách hàng.
- Tăng cường thương hiệu: Thông qua các sàn dịch vụ thương mại điện tử,
thương hiệu doanh nghiệp của SHEIN sẽ được khách hàng nhận thức tốt hơn trong
cảnh quan thực tế. SHEIN đã đăng tải các sản phẩm của họ lên Instagram, Youtube

25
hoặc TikTok để quảng cáo sản phẩm. Cách làm này mang lại hiệu quả, vì điều đó
đã giúp lan truyền sự nhận thức về thương hiệu đến mọi người. Khi trang web
thương mại điện tử được hiển thị nhiều hơn thì hiển nhiên khách hàng sẽ trở nên
quen thuộc với thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin đến khách hàng: Khi xây dựng nên một trang web về
doanh nghiệp thương mại điện tử, chúng ta có thể cung cấp nhiều thông tin mà
khách hàng quan tâm. Ví dụ như từ việc giới thiệu, mô tả về sản phẩm chi tiết đến
đánh giá của khách hàng về sản phẩm và chi phí vận chuyển, chúng ta có thể trao
đổi với khách hàng các thông tin họ quan tâm để họ họ đưa ra các lựa chọn mua
hàng hiệu quả.
Như vậy, SHEIN mang đến cho nền thương mại điện tử thế giới một luồng gió
mới. Là bước ngoặc phát triển đầy thành công cho ngành thương mại điện tử trên
thế giới. Với mô hình kinh doanh của SHEIN đã làm cho vẻ đẹp thời trang có thể
tiếp cận được với tất cả mọi người và thúc đẩy đổi mới công nghệ.

2.8 NHẬN XÉT CHUNG CỦA NHÓM VỀ MÔ HÌNH KINH


DOANH CỦA SHEIN
Bằng nền tảng công nghệ và hệ thống thông minh, việc mua sắm của khách hàng
sẽ đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm với nhiều lợi ích vượt bậc. Như vậy, chúng ta
hoàn toàn có thể dễ dàng sở hữu cho bản thân những sản phẩm thời trang yêu
thích. Sự thành công của SHEIN đã làm cho các doanh nghiệp rất muốn bắt chước
chiến lược kinh doanh của họ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên học hỏi có chọn
lọc để có thể kết nối tốt hơn với người tiêu dùng thời trang trong tương lai. Triết lý
của SHEIN là một triết lý tích cực: “Mọi người đều có thể thưởng thức vẻ đẹp của
thời trang”. Tuy nhiên, xét về tác động môi trường, điều kiện lao động và phúc lợi
động vật, SHEIN không đạt điểm cao trong thang điểm đạo đức. Từ các hóa chất
độc hại đến khí thải carbon cho đến hạt vi nhựa, SHEIN không nỗ lực để khắc
phục điều này. Qua đó, ta thấy SHEIN vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để trở
nên hoàn thiện hơn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng trên nền tảng mua hàng
online.

26
KẾT LUẬN

Hiện nay, thương mại điện tử đã trở thành một phần quan trọng và không thể tách
rời đối với nền kinh tế Việt Nam. Đặt biệt là hoạt động thương mại điện tử giữa
các quốc gia với nhau, thu hút được nhiều thành phần trong xã hội. Điều đó giúp
tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Không chỉ SHEIN mà nhiều doanh nghiệp khác cũng đang dần chuyển sang hướng
từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh điện tử hoặc kết hợp cả hai. Điều này
sẽ tạo nên một nền kinh tế mới đang mong đợi trong tương lai.

27
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. H.M. Deitel and others (2001), E-business &E-Commerce for managers,


Prentice Hall, Tr.9.
2. T.S Trần Thị Thập. (2020). "Thương mại điện tử căn bản", tr3-8.
3. Nguyễn Thị Thu Huệ. (2021). “Internet và thương mại điện tử”. Retrieved from
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-tai-chinh/internet-va-thuong-
mai-dien-tu/chuong-i-lkl-2021/36942477
4. Anik Banerjee, Purbalee Dutta. (2022). “SHEIN - How the Company Brings
Trendsetting Fashion that Stands Out?”. Retrieved from
https://startuptalky.com/shein-success-story/#Shein_-_Industry%20
5. Trang thương mại điện tử của SHEIN. Retrieved from
https://www.shein.com.vn/About-US-a-117.html
6. Daxue. (2022). “SHEIN’s market strategy: how the Chinese fashion brand is
conquering the West”. Retrieved from https://daxueconsulting.com/shein-
market-strategy/
7. Mark Faithfull. (2022). “SHEIN: Is China’s Mysterious $15 Billion Fast
Fashion Retailer Ready For Stores?”. Retrieved from
https://www.forbes.com/sites/markfaithfull/2021/02/10/shein-is-chinas-
mysterious-15-billion-fast-fashion-retailer-ready-for-stores/?
sh=3eb8e1396df5&_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
8. Lương Hạnh. (2021). “Cách Shein chinh phục thị trường thời trang phương
Tây”. Retrieved from https://marketingai.vn/case-study-cach-shein-chinh-
phuc-thi-truong-thoi-trang-phuong-tay/

28

You might also like