Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 56

Câu 1.

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
B. Electron chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
C. Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
D. Prôtôn chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
Câu 2. Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau 2 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa
hai hạt bằng
A. 1,44.10-5 N. B. 1,44.10-6 N. C. 1,44.10-7 N. D. 1,44.10-9 N.
Câu 3. Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. Tăng 3 lần. B. Tăng 9 lần. C. Giảm 9 lần. D. Giảm 3 lần.
Câu 4. Một thanh êbônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-
8
C. Tấm dạ sẽ có điện tích
A. -3.10-8 C. B. -1,5.10-8 C. C. 3.10-8 C. D. 0.
Câu 5. Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 8.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là
2.10-6 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là
A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm.
Câu 6. Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?
A. . B. . C. . D. .
Câu 7. Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ
lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hỏa có hằng số điện môi  = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng
r
còn thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là
3
A. 18F. B. 1,5F. C. 6F. D. 4,5F.
Câu 8. Hai điện tích q1 = -q2 = 3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu q1 tác dụng lên q2 lực có độ lớn là F
thì lực tác dụng của q2 lên q1 có độ lớn là
A. F. B. 3F. C. 1,5F. D. 6F.
Câu 9. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu
để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là
A. 4F. B. 0,25F. C. 16F. D. 0,5F.
Câu 10. Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 C và q2 = -2.10-6 C. Cho
hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác
giữa chúng có độ lớn là
A. 4,5 N. B. 8,1 N. C. 0.0045 N. D. 81.10-5 N.
Câu 11. Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.
B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.
C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.
D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.
Câu 12. Đưa một thanh kim loại trung hòa về điện đặt trên giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện
dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
A. có hai nữa tích điện trái dấu. B. tích điện dương.
C. tích điện âm. D. trung hòa về điện.
Câu 13. Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -3,2.10-19 J.
Điện thế tại điểm M là
A. 3,2 V. B. -3,2 V. C. 2 V. D. -2 V.
Câu 14. Hai điện tích dương q1 = q và q2 = 4q đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 12 cm. Gọi
M là điểm tại đó, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 bằng 0. Điểm M cách q1 một khoảng
A. 8 cm. B. 6 cm. C. 4 cm. D. 3 cm.
Câu 15. Cường độ điện trường do điện tích +q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu
thay bằng điện tích -2q và giảm khoảng cách đến A còn một nữa thì cường độ điện trường tại A có độ lớn

A. 8E. B. 4E. C. 0,25E. D. E.
Câu 16. Tại điểm A trong một điện trường, véc tơ cường độ điện trường có hướng thẳng đứng từ trên
xuống, có độ lớn bằng 5 V/m có đặt điện tích q = - 4.10-6 C. Lực tác dụng lên điện tích q có
A. độ lớn bằng 2.10-5 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.
B. độ lớn bằng 2.10-5 N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.
C. độ lớn bằng 2 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.
D. độ lớn bằng 4.10-6 N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.
Câu 17. Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.
Câu 18. Điện tích điểm q gây ra tại điểm cách nó 2 cm cường độ điện trường 105 V/m. Hỏi tại vị trí cách
nó bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m?
A. 2 cm. B. 1 cm. C. 4 cm. D. 5 cm.
Câu 19. Hai điện tích q1 < 0 và q2 > 0 với |q2| > |q1| đặt tại hai điểm A và B như hình vẽ (I là trung điểm
của AB). Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích
này gây ra bằng 0 nằm trên
A. AI. B. IB. C. By. D.
Ax.
Câu 20. Đặt 4 điện tích có cùng độ lớn q tại 4 đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện tích dương
tại A và C, điện tích âm tại B và D. Cường độ điện trường tại giao điểm của hai đường chéo của hình vuông
có độ lớn
4kq 2 4kq kq 2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = 0.
 .a 2  .a 2  .a 2
Câu 21. Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung
điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này
A. cùng dương. B. cùng âm.
C. cùng độ lớn và cùng dấu. D. cùng độ lớn và trái dấu.
Câu 22. Tại 3 đỉnh của hình vuông cạnh a đặt 3 điện tích dương cùng độ lớn. Cường độ điện trường do 3
điện tích gây ra tại đỉnh thứ tư có độ lớn
kq 1 kq 1
A. E = ( 2 - ). B. E = ( 2 + ).
a 2
2 a 2
2
kq 3kq
C. E = 2. D. E = .
a 2
2 a 2
Câu 23. Điện tích điểm q = - 2.10-7 C, đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi  = 2, gây ra

véc tơ cường độ điện trường E tại điểm B với AB = 6 cm có
A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.105 V/m.
B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,5.104 V/m.
C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.
D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.104 V/m.
Câu 24. Quả cầu nhỏ khối lượng m = 25 g, mang điện tích q = 2,5.10-9 C được treo bởi một sợi dây không
dãn, khối lượng không đáng kể và đặt vào trong một điện trường đều với cường độ điện trường có phương
nằm ngang và có độ lớn E = 106 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là
A. 300. B. 450. C. 600. D. 750.
Câu 25. Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường
đều là A = |q|Ed. Trong đó d là
A. chiều dài đường đi của điện tích.
B. đường kính của quả cầu tích điện.
C. chiều dài MN.
D. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
Câu 26. Một điện tích điểm di chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ điện
trường E = 1000 V/m, đi được một khoảng d = 5 cm. Lực điện trường thực hiện được công A = 15.10 -5 J.
Độ lớn của điện tích đó là
A. 5.10-6 C. B. 15.10-6 C. C. 3.10-6 C. D. 10-5 C.
Câu 27. Một điện tích q = 4.10 C dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 500
-6

V/m trên quãng đường thẳng s = 5 cm, tạo với hướng của véc tơ cường độ điện trường góc  = 600. Công
của lực điện trường thực hiện trong quá trình di chuyển này và hiệu điện thế giữa hai đầu quãng đường này

A. A = 5.10-5 J và U = 12,5 V. B. A = 5.10-5 J và U = 25 V.
C. A = 10-4 J và U = 25 V. D. A = 10-4 J và U = 12,5 V.
Câu 28. Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh
công -6 J, hiệu điện thế UMN là
A. 12 V. B. -12 V. C. 3 V. D. -3 V.
Câu 29. Khi một điện tích q = - 6.10-6 C di chuyển từ điểm M đến điểm N thì lực điện trường thực hiện
được một công A = 3.10-3 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là
A. UMN = VM – VN = - 500 V. B. UMN = VM – VN = 500 V.
C. UMN = VM – VN = - 6000 V. D. UMN = VM – VN = 6000 V.
Câu 30. Hai điện tích q1 = 2.10-6 C và q2 = - 8.10-6 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 6 cm. Xác định
→ →
điểm M trên đường thằng nối A và B mà tại đó E1 = E2 .
A. AM = 2 cm; BM = 8 cm. B. AM = 2 cm; BM = 4 cm.
C. AM = 4 cm; BM = 2 cm. D. AM = 8 cm; BM = 2 cm.
Câu 31. Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -3.10-9 C, đặt cách nhau 10 cm trong không khí có độ
lớn
A. 8,1.10-10 N. B. 8,1.10-6 N. C. 2,7.10-10 N. D. 2,7.10-6 N.
Câu 32. Hai tấm kim loại phẳng đặt song song, cách nhau 2 cm, nhiễm điện trái dấu. Một điện tích q =
5.10-9 C di chuyển từ tấm này đến tấm kia thì lực điện trường thực hiện được công A = 5.10-8 J. Cường độ
điện trường giữa hai tấm kim loại là
A. 300 V/m. B. 500 V/m. C. 200 V/m. D. 400 V/m.
Câu 33. Truyền cho quả cầu trung hoà về điện 5.105 electron thì quả cầu mang điện tích
A. 8.10-14 C. B. -8.10-14 C. C. -1,6.10-24 C. D. 1,6.10-24 C.
Câu 34. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau 4 cm thì đẩy nhau một lực là 9.10-5
N. Để lực đẩy là 1,6.10-4 N thì khoảng cách giữa chúng là
A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm.
Câu 35. Hai điện tích đẩy nhau một lực F khi đặt cách nhau 9 cm. Khi đưa chúng về cách nhau 3 cm thì
lực tương tác giữa chúng bây giờ là
F F
A. . B. . C. 3F. D. 9F.
3 9
Câu 36. Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt
A. các điện tích cùng độ lớn.
B. các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.
C. các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.
D. các điện tích cùng dấu.
Câu 37. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và q2 khác nhau ở khoảng cách R đẩy nhau với lực F0.
Sau khi chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽA. hút nhau với F < F0. B. hút nhau với
F > F0.
C. đẩy nhau với F < F0. D. đẩy nhau với F > F0.
Câu 38. Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích
A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi. B. phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển.
C. phụ thuộc vào điện trường. D. phụ thuộc hiệu điện thế hai đầu đường đi.
Câu 39. Hai quả cầu kim loại giống nhau được treo vào điểm O bằng hai sợi dây cách điện, cùng chiều dài,
không co dãn, có khối lượng không đáng kể. Gọi P = mg là trọng lượng của một quả cầu, F là lực tương tác
tĩnh điện giữa hai quả cầu khi truyền điện tích cho một quả cầu. Khi đó hai dây treo hợp với nhau góc 
với
F F  F  P
A. tan = . B. sin = . C. tan = . D. sin = .
P P 2 P 2 F
Câu 40. Một quả cầu tích điện +6,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số prôtôn
để quả cầu trung hoà về điện?
A. Thừa 4.1012 electron. B. Thiếu 4.1012 electron.
C. Thừa 25.10 electron.
12
D. Thiếu 25.1013 electron.
Câu 41. Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường. Electron đó sẽ
A. chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường.
B. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.
C. chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao.
D. đứng yên.
Câu 42. Thả một ion dương không vận tốc ban đầu trong một điện trường, ion dương đó sẽ
A. chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường.
B. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.
C. chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao.
D. đứng yên.
Câu 43. Hai quả cầu có cùng kích thước và cùng khối lượng, tích các điện lượng q1 = 4.10-11 C, q2 = 10-11
C đặt trong không khí, cách nhau một khoảng lớn hơn bán kính của chúng rất nhiều. Nếu lực hấp dẫn giữa
chúng có độ lớn bằng lực đẩy tĩnh điện thì khối lượng của mỗi quả cầu bằng
A.  0,23 kg. B.  0,46 kg. C.  2,3 kg. D.  4,6 kg.
Câu 44. Hai viên bi sắt kích thước nhỏ, mang các điện tích q1 và q2, đặt cách nhau một khoảng r. Sau đó
các viên bi được phóng điện sao cho điện tích các viên bi chỉ còn một nữa điện tích lúc đầu, đồng thời đưa
chúng đến cách nhau một khoảng 0,25r thì lực tương tác giữa chúng tăng lên
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 6 lần. D. 8 lần.
Câu 45. Tại A có điện tích điểm q1, tại B có điện tích điểm q2. Người ta tìm được điểm M tại đó điện trường
bằng không. M nằm trong đoạn thẳng nối A, B và ở gần A hơn B. Có thể nói gì về dấu và độ lớn của các
điện tích q1, q2?
A. q1, q2 cùng dấu; |q1| > |q2|. B. q1, q2 khác dấu; |q1| > |q2|.
C. q1, q2 cùng dấu; |q1| < |q2|. D. q1, q2 khác dấu; |q1| < |q2|.
Câu 46. Tại A có điện tích điểm q1, tại B có điện tích điểm q2. Người ta tìm được điểm M tại đó điện trường
bằng không. M nằm ngoài đoạn thẳng nối A, B và ở gần B hơn A. Có thể nói gì về dấu và độ lớn của q 1,
q2?
A. q1, q2 cùng dấu; |q1| > |q2|. B. q1, q2 khác dấu; |q1| > |q2|.
C. q1, q2 cùng dấu; |q1| < |q2|. D. q1, q2 khác dấu; |q1| < |q2|.
Câu 47. Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế
UMN = 100 V. Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là
A. 1,6.10-19 J. B. -1,6.10-19 J. C. 1,6.10-17 J. D. -1,6.10-17 J.
Câu 48. Một electron chuyển động với vận tốc ban đầu 10 m/s dọc theo đường sức của một điện trường
6

đều được một quãng đường 1 cm thì dừng lại. Cường độ điện trường của điện trường đều đó có độ lớn
A. 284 V/m. B. 482 V/m. C. 428 V/m. D. 824 V/m.
Câu 49. Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện
trường, không phụ thuộc vào
A. vị trí của các điểm M, N. B. hình dạng dường đi từ M đến N.
C. độ lớn của điện tích q. D. cường độ điện trường tại M và N.
Câu 50. Khi một điện tích di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện
sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 5 J thì thế năng của q tại B là
A. - 2,5 J. B. 2,5 J. C. -7,5 J. D. 7,5 J.
Câu 51. Một hệ cô lập gồm 3 điện tích điểm có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình
huống nào dưới đây có thể xảy ra?
A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
C. Ba điện tích không cùng dấu nằm ở 3 đỉnh của tam giác đều.
D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
Câu 52. Khi một điện tích q = -2.10-6 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện
sinh công -18.10-6 J. Hiệu điện thế giữa M và N là
A. 36 V. B. -36 V. C. 9 V. D. -9 V.
Câu 53. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m

với vận tốc ban đầu 300 km/s theo hướng của véc tơ E . Hỏi electron sẽ chuyển động được quãng đường
dài bao nhiêu thì vận tốc của nó giảm đến 0?
A. 1,13 mm. B. 2,26 mm. C. 2,56 mm. D. 5,12 mm.
Câu 54. Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm trong điện trường đều giữa hai bản kim
loại phẳng tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 100 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là
1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.
A. 1,6.10-17 J. B. 1,6.10-18 J. C. 1,6.10-19 J. D. 1,6.10-20 J.
Câu 55. Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện
trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0. B. A > 0 nếu q < 0.
C. A > 0 nếu q < 0. D. A = 0.
Câu 56. Cường độ điện trường của điện tích điểm q tại điểm A là 16 V/m, tại điểm B là 4 V/m, EA và EB
nằm trên đường thẳng qua A và B. Xác định cường độ điện trường EC tại trung điểm C của đoạn AB.
A. 64 V/m. B. 24 V/m. C. 7,1 V/m. D. 1,8 V/m.
Câu 57. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là
2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là
A. 22,5.10-6 C. B. 15,5.10-6 C. C. 12,5.10-6 C. D. 25,5.10-6 C.
Câu 58. Có hai điện tích q1 = 5.10-9 C và q2 = -5.10-9 C, đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Cường độ
điện trường tổng hợp do hai điện tích này gây ra tại điểm cách điện tích q1 5 cm và cách điện tích q2 15 cm

A. 20000 V/m. B. 18000 V/m. C. 16000 V/m. D. 14000 V/m.
Câu 59. Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 µF – 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Tụ
điện tích được điện tích là
A. 4.10-3 C. B. 6.10-4 C. C. 10-4 C. D. 24.10-4 C.
Câu 60. Tụ điện có điện dung C1 có điện tích q1 = 2.10 C. Tụ điện có điện dung C2 có điện tích q2 = 10-3
-3

C. So sánh điện dung của hai tụ điện ta thấy


A. C1 > C2. B. C1 < C2.
C. C1 = C2. D. Chưa đủ điều kiện để so sánh.
Câu 61. Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật
D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?
A. B và C âm, D dương. B. B âm, C và D dương.
C. B và D âm, C dương. D. B và D dương, C âm.
Câu 62. Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ
lớn bằng nhau thì
A. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho A tiếp xúc với C và tách ra.
B. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho C tiếp xúc B.
C. Cho A, B, C tiếp xúc nhau cùng một lúc, rồi tách ra.
D. Nối B với C bằng dây dẫn rồi đặt gần A, sau đó cắt dây nối.
Câu 63. Tính lực tương tác điện giữa electron và prôtôn khi chúng cách nhau 2.10–9 cm.
A. F = 9,0.10–7 N. B. F = 6,6.10–7 N. C. F = 5,76.10–7 N. D. F = 8,5.10–8 N.
Câu 64. Hai điện tích điểm q1 = +3 µC và q2 = –3 µC, đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3
cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. lực hút với độ lớn F = 45 N. B. lực đẩy với độ lớn F = 45 N.
C. lực hút với độ lớn F = 90 N. D. lực đẩy với độ lớn F = 90 N.
Câu 65. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí thì
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 66. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10–7 C và 4.10–7 C, tương tác với nhau một lực F = 0,1 N trong chân
không. Khoảng cách giữa chúng là
A. 0,6 cm. B. 0,6 m. C. 6,0 m. D. 6,0 cm.
Câu 67. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do
B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng là một vật trung hòa điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.
Câu 68. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Electron là hạt mang điện tích âm –1,6.10–19 C.
B. Electron là hạt có khối lượng 9,1.10–31 kg.
C. Nguyên tử có thể mất đi hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
D. Electron không thể chuyển từ vật này sang vật khác.
Câu 69. Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Thay đổi các điện tích
thì lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?
A. đổi dấu q1 và q2. B. tăng gấp đôi q1, giảm 2 lần q2.
C. đổi dấu q1, không thay đổi q2. D. tăng giảm sao cho q1 + q2 không đổi.
Câu 70. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong điện môi lỏng ε = 81 cách nhau 3 cm chúng đẩy nhau
bởi lực 2 μN. Độ lớn các điện tích là
A. 52 nC. B. 4,02 nC. C. 1,6 nC. D. 2,56 pC.
Câu 71. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12 cm, lực tương tác giữa chúng bằng
10 N. Các điện tích đó là
A. ± 2 μC. B. ± 3 μC. C. ± 4 μC. D. ± 5 μC.
Câu 72. Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12 cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10 N. Đặt
chúng vào trong dầu cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10 N. Hằng số điện môi của
dầu là
A. ε = 1,51. B. ε = 2,01. C. ε = 3,41. D. ε = 2,25.
Câu 73. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40 cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.1012 electron
từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút hay đẩy nhau bằng lực tương tác là bao nhiêu?
A. Hút nhau F = 23 mN. B. Hút nhau F = 13 mN.
C. Đẩy nhau F = 13 mN. D. Đẩy nhau F = 23 mN.
Câu 74. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 2 cm thì lực đẩy giữa
chúng là 1,6.10–4 N. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng là 2,5.10–4 N?
A. 1,6 cm. B. 6,0 cm. C. 1,6 cm. D. 2,56 cm.
Câu 75. Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2 cm đẩy nhau một lực 135 N. Tổng điện tích của hai
vật bằng 5.10–6 C. Tính điện tích của mỗi vật:
A. q1 = 2,6.10–6 C; q2 = 2,4.10–6 C. B. q1 = 1,6.10–6 C; q2 = 3,4.10–6 C.
–6 –6
C. q1 = 4,6.10 C; q2 = 0,4.10 C. D. q1 = 3.10–6 C; q2 = 2.10–6 C.
Câu 76. Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 3 μC và q2 = 1 μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với
nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5 cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau đó.
A. 12,5 N. B. 14,4 N. C. 16,2 N. D. 18,3 N.
Câu 77. Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 5 μC và q2 = – 3 μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc
với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau đó.
A. 4,1 N. B. 5,2 N. C. 3,6 N. D. 1,7 N.
Câu 78. Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận
A. chúng đều là điện tích dương. B. chúng cùng độ lớn điện tích.
C. chúng trái dấu nhau. D. chúng cùng dấu nhau.
Câu 79. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc
nhau rồi tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích là
q + q2 2
A. q = 1 . B. q = q1q2 . C. q = q1 + q2. D. q = .
2 q1 + q2
Câu 80. Tính chất nào sau đây của các đường sức điện là sai?
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức điện có thể xuất phát từ các điện tích âm.
C. Các đường sức điện không cắt nhau.
D. Các đường sức điện có mật độ cao hơn ở nơi có điện trường mạnh hơn.
Câu 81. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 160 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó
bằng 2.10–4 N. Độ lớn của điện tích đó là
A. q = 1,25.10–7 C. B. q = 8,0.10–5 C.
–6
C. q = 1,25.10 C. D. q = 8,0.10–7 C.
Câu 82. Điện tích điểm q = –3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12000 V/m, có phương
thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q.
A. phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, F = 0,36 N.
B. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,48 N.
C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36N.
D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N.
Câu 83. Một điện tích điểm gây ra cường độ điện trường tại A bằng 36 V/m, tại B bằng 9 V/m. Hỏi cường
độ điện trường tại trung điểm C của AB là bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức.
A. 30 V/m. B. 25 V/m. C. 16 V/m. D. 12 V/m.
Câu 84. Hai điện tích điểm q1 = 5 nC, q2 = – 5 nC đặt tai hai điểm A, B cách nhau 10 cm. Xác định véctơ
cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại trung điểm của đoạn thẳng AB.
A. 18000 V/m. B. 45000 V/m. C. 36000 V/m. D. 12500 V/m.
Câu 85. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại hai điểm cố định A và B. Tại điểm I nằm trong đoạn thẳng nối
AB và ở gần A hơn B người ta thấy điện trường tại đó có cường độ bằng không. Có thể kết luận là
A. q1 và q2 cùng dấu, |q1| > |q2| . B. q1 và q2 trái dấu, |q1| > |q2|.
C. q1 và q2 cùng dấu, |q1| < |q2| . D. q1 và q2 trái dấu, |q1| < |q2|.
Câu 86. Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2 cm nhiễm điện trái dấu. Muốn làm cho điện tích q
= 5.10–10 C di chuyển từ tấm này sang tấm kia cần tốn một công A = 2.10–9 J. Xác định cường độ điện trường
bên trong hai tấm kim loại, biết điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các
tấm.
A. 100 V/m. B. 200 V/m. C. 300 V/m. D. 400V/m.
Câu 87. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2 V. Một điện tích q = –1 C di chuyển từ M đến N thì
công của lực điện trường là
A. –2,0 J. B. 2,0 J. C. –0,5 J. D. 0,5 J.
Câu 88. Một hạt bụi khối lượng 3,6.10–15 kg mang điện tích q = 4,8.10–18 C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim
loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 2 cm và nhiễm điện trái dấu, bản dương ở phía dưới, bản âm ở
phí trên. Lấy g = 10m/s². Hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại là
A. 25 V. B. 50 V. C. 75 V. D. 150 V.
Câu 89. Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50 V.
Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến
tấm tích điện dương thì electron có động năng bằng bao nhiêu?
A. 8.10–18 J. B. 7.10–18 J. C. 6.10–18 J. D. 5.10–18 J.
Câu 90. Một prôtôn và một một electron lần lượt được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trong các điện trường
đều có cường độ điện trường bằng nhau và đi được những quãng đường bằng nhau thì
A. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc lớn hơn.
B. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc nhỏ hơn.
C. prôtôn có động năng lớn hơn và có gia tốc nhỏ hơn.
D. prôtôn có động năng nhỏ hơn và có gia tốc lớn hơn.
Câu 91. Một tụ điện điện dung 5 μF được tích điện đến điện tích bằng 86 μC. Tính hiệu điện thế trên hai
bản tụ
A. 17,2 V. B. 27,2 V. C. 37,2 V. D. 47,2 V.
Câu 92. Một tụ điện điện dung 24 nF tích điện đến hiệu điện thế 450 V thì có bao nhiêu electron di chuyển
đến bản âm của tụ điện
A. 575.1011. B. 675.1011. C. 775.1011. D. 875.1011.
Câu 93. Một tụ điện có điện dung 500 pF mắc vào hai cực của một máy phát điện có hiệu điện thế 220 V.
Tính điện tích của tụ điện
A. 1,10 μC. B. 11,0 μC. C. 110 μC. D. 0,11 μC.
Câu 94. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi
thì điện tích của tụ
A. không thay đổi. B. tăng gấp đôi. C. tăng gấp bốn. D. giảm một nửa.
Câu 95. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung
xuống còn một nửa thì điện tích của tụ
A. không thay đổi. B. tăng gấp đôi. C. Giảm một nửa. D. giảm đi 4 lần.
Câu 96. Tụ điện điện dung 12 pF mắc vào nguồn điện một chiều có hiệu điện thế 4 V. Tăng hiệu điện
thế này lên bằng 12 V thì điện dung của tụ điện này sẽ có giá trị
A. 36 pF B. 4 pF. C. 12 pF. D. không xác định.
Câu 97. Một tụ điện có hiệu điện thế giới hạn 380 V. Khi đặt vào hai bản của tụ điện này hiệu điện thế 110
V thì tụ điện tích được điện tích 55 C. Khi đặt vào hai bản của tụ điện này hiệu điện thế 220 V thì tụ điện
tích được điện tích
A. 1,1 μC. B. 11 μC. C. 110 μC. D. 1100 μC.
Câu 98. Một tụ điện có hiệu điện thế giới hạn 380 V. Khi đặt vào hai bản của tụ điện này hiệu điện thế 110
V thì tụ điện tích được điện tích 55 C. Phải đặt vào hai bản của tụ điện này hiệu điện thế bằng bao nhiêu
để tụ điện tích được điện tích 120 μC.
A. 240 V. B. 220 V. C. 440 V. D. 55 V.
Giải chi tiết
Câu 1. Thanh êbônit tích điện âm chứng tỏ nó thừa electron do electron từ dạ chuyển qua. Đáp án B.
Câu 2. q1 = q2 = q = N.qe = 5.108.(-1,6.10-19) = - 8.10-11 (C);
−11 2
q2 9 ( −8.10 )
F=k 2
= 9.10 −2 2
= 144.10-9 (N). Đáp án C.
r (2.10 )

| q1q2 | |qq | F
Câu 3. F = k ; F’ = k 1 2 2 = . Đáp án C.
r 2
 (3r ) 9

Câu 4. Các electron từ dạ chuyển qua thanh êbônit làm thanh êbônit tích điện âm nên tấm dạ sẽ tích điện
dương đúng bằng độ lớn điện tích âm cùa thanh êbônit.
Đáp án C.
2
F'  r  1 r 1
Câu 5. =  = = =  r = 2 (cm). Đáp án B.
F r +2 4 r+2 2

Câu 6. Hai điện tích âm thì đẩy nhau chứ không phải hút nhau. Đáp án B.
| q1q2 | |qq |
Câu 7. F = k ; F’ = k 1 2 = 4,5F. Đáp án D.
r 2
r
2( ) 2
3
Câu 8. Lực tương tác giữa hai điện tích có cùng độ lớn. Đáp án A.

| q1q2 | |qq |
Câu 9. F = k ; F’ = k 1 2 = 16F. Đáp án C.
r 2
r
 ( )2
4

q1 + q2 (3.10−6 ) 2
Câu 10. q’ = = 3.10-6 C; F = 9.109 = 8,1 (N). Đáp án B.
2 0,12

Câu 11. Các hạt nhân đều chứa một số nguyên dương prôtôn. Điện tích của prôtôn bằng điện tích nguyên
tố. Đáp án C.
Câu 12. Sự nhiễm điện của thanh kim loại khi đưa lại gần quả cầu tích điện dương là sự nhiễm điện do
hường ứng nên khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu tích điện thì thanh kim loại lại trung hoà về điện.
Đáp án D.

WM −3, 2.10−19
Câu 13. VM = = = 2 (V). Đáp án C.
q −1,6.10−19

Câu 14. q1 và q2 cùng dấu nên M nằm trong đoạn thẳng AB;

AM | q1 | 1
khi đó = =  AM = 4 (cm). Đáp án C.
12 − AM | q2 | 2

|q| | −2q |
Câu 15. E = k ; E’ = k = 8E. Đáp án A.
r 2
r 2
( )
2
→ →
Câu 16. q < 0 nên F ngược chiều với E ( hướng thẳng đứng từ trên xuống) và có độ lớn F = |q|E = 2.10-5
N. Đáp án B.
Câu 17. Đường sức của điện trường có thể là đường cong, ví dụ đường sức của điện trường gây bởi hai
điện tích điểm đặt gần nhau. Đáp án C.

E2 r12 r
Câu 18. = 2 = 4  r2 = 1 = 1 cm. Đáp án B.
E1 r2 2

Câu 19. q1 và q2 trái dấu nên M nằm ngoài đoạn thẳng AB, |q2| > |q1| nêm M gầm q1 hơn. Đáp án D.
→ → → → → → → → → → → →
Câu 20. E A + EC = 0 và EB + ED = 0  E = E A + EB + EC + ED = 0 .

Đáp án D.
Câu 21. Hai điện tích này phải cùng dấu và cùng độ lớn. Đáp án C.
kq kq kq 1
Câu 22. E = 2 cos450 + = ( 2 + ). Đáp án B.
a 2
2 a 2
a 2
2

Câu 23. q < 0 nên E hướng về phía q (hướng từ B đến A) và có độ lớn:

9.109.| −2.10−7 |
E= −2 2
= 2,5.105 (V/m). Đáp án C.
2.(6.10 )
F
Câu 24. P = mg = 25.10-2 N; F = |q|E = 25.10-2 N; tan = = 1 = tan450.
P
Đáp án B.

Câu 25. A = |q|.E.MN.cos = |q|.E.d; d là hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức. Đáp án
D.

A 15.10−5
Câu 26. A = |q|.E.d  |q| = = = 3.10-6 (C). Đáp án C.
E.d 1000.5.10−2
Câu 27. A = |q|.E.s.cos = 5.10-5 J; U = E.s.cos = 12,5 V. Đáp án A.

A −6
Câu 28. A = q.U  U = = = 3 (V). Đáp án C.
q −2

A 3.10−3
Câu 29. A = qUMN = q(VM – VN) VM – VN = = = - 500 (V)
q −6.10−6
→ →
Câu 30. Vì q1 và q2 trái dấu nên để E1 và E2 cùng phương, cùng chiều thì M phải nằm trong đoạn thẳng
| q1 | | q2 |
AB; E1 = E2  k =k
 AM 2
 ( AB − AM ) 2

AB − AM | q2 |
 = = 2  AM = 2 cm; BM = 4 cm. Đáp án B.
AM | q1 |

−9 −9
| q1q2 | 9 | −3.10 .( −3.10 |
Câu 31. F = k 2
= 9.10 2
= 81.10-7 (N). Đáp án B.
r 0,1

Câu 33. q = N.qe = 5.105.(-1,6.10-19) = - 8.10-14 (C). Đáp án B.

F1 r22 9 3
Câu 34. = 2=  r2 = r1. = 3 cm. Đáp án C.
F2 r1 16 4

| q1q2 | |qq |
Câu 35. F’ = k = 9k 1 22 = 9F. Đáp án D.
r
 ( )2 r
3
Câu 36. Khi đặt ở các đỉnh đối diện nhau các điện tích cùng dấu thì các véc tơ cường độ điện trường thành
phần sẽ triệt tiêu nhau. Đáp án C.
Câu 37. Hai điện tích đẩy nhau nên chúng cùng dấu;

q + q2
vì cùng dấu nên |q1.q2| > ( 1
)2 .Với lực F0 ứng với q1 và q2 có độ lớn khác nhau, lực F ứng với q1 và
2
q2 có độ lớn bằng nhau, theo bất đẳng thức Côsi  F < F0.
Đáp án C.
Câu 38. Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí
điểm đầu và điểm cuối của đường đi. Đáp án A.

F
Câu 39. Góc hợp giữa một dây treo và phương thẳng đứng là tan = . Đáp án C.
P
Câu 40. Quả cầu tích điện dương nên thiếu electron; số electron thiếu:

6, 4.10−7
N= = 4.1012. Đáp án B.
1,6.10−19

Câu 41. Lực điện trường có tác dụng làm điện tích âm chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có
điện thế cao. Đáp án C.
Câu 42. Lực điện trường có tác dụng làm điện tích dương chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có
điện thế thấp. Đáp án C.

| q1q2 | m2 k | q1q2 | 9.109.4.10−11.10−11


Câu 43. k = G m= = = 0,23 (kg).
r2 r2 G 6,67.10−11

Chọn A.
q1 q2
k| . |
Câu 44. F’ = 2 2 = 4F. Đáp án B.
r
 ( )2
4
Câu 45. M nằm trong đoạn thẳng AB nên hai điện tích cùng dấu; M gần A hơn nên |q1| < |q2|. Đáp
án C.
Câu 46. M nằm ngoài đoạn thẳng AB nên hai điện tích khác dấu; M gần B hơn nên |q1| > |q2|. Đáp
án B.
Câu 47. A = qU = -1,6.10-19.100 = -1,6.10-17 (J). Đáp án D.

1 mv 2 9,1.10−31.(106 )2
Câu 48. A = |q|.E.d = |Wđ| = mv  E =
2 = = 284 (V/m).
2 2.| q | .d 2.1,6.10−19.10−2

Đáp án A.
Câu 49. Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí
điểm đầu và điểm cuối của đường đi. Đáp án B.
Câu 50. AAB = WA – WB  WB = WA – AAB = 2,5 J. Đáp án B.
Câu 51. Bằng hình vẽ ta thấy: Để hệ cân bằng thì A và C bi loại; và 3 điện tích phải nằm trên một đường
thẳng và không cùng dấu. Đáp án D.

A −18.10−6
Câu 52. AMN = q.UMN  UMN = = = 9 (V). Đáp án C.
q −2.10−6
1
Câu 53. A = |q|.E.d = |Wđ| = mv2
2

mv 2 9,1.10−31.(3.105 ) 2
d= = = 25,6.10-4 m. Đáp án C.
2.| q | .E 2.1,6.10−19.100

Câu 54. Wđ = A = |q|.E.d = 1,6.10-19.100.0,01 = 1,6.10-19 J. Đáp án C.


Câu 55. Điểm đầu và điểm cuối trùng nhau nên công A = 0. Đáp án D

E A OB 2
Câu 56. = = 4  OB = 2.OA
EB OA2

E A OI 2 (1,5.OA)2 E 16
 OI = 1,5.OA; = 2
= 2
= 2,25  EI = A = = 7,1 (V/m). Đáp án C.
EI OA OA 2, 25 2, 25

F 2.10−4
Câu 57. F = |q|.E  |q| = = 1,25.10-5 (C). Đáp án C.
E 16

9.109.5.10−9 9.109.5.10−9
Câu 58. E1 = = 18000 V/m; E2 = = 2000 V/m;
(5.10−2 )2 (15.10−2 )2

E = E1 – E2 = 16000 V/m. Đáp án C.


Câu 59. q = C.U = 20.10-6.120 = 24.10-4 C. Đáp án D.
q1 q
Câu 60. C1 = ; C2 = 2 ; chưa có U1 và U2 nên chưa so sánh được. Đáp án D.
U1 U2

Câu 61. A nhiễm điện dương hút B nên B nhiễm điện âm, đẩy C nên C nhiễm điện dương, hút D nên D
nhiễm điện âm. Đáp án C.
Câu 62. Nối B với C rồi đặt gần A, do hưởng ứng B ở gần A nhiễm điện âm, C xa A nhiễm điện dương,
cắt dây dẫn thì B và C nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn.
Đáp án D.

| q1 .q2 | (1,6.10−19 )2
Câu 63. F = k = 9.109. = 5,76.10–7 N. Đáp án C.
r2 (2.10 )
−11 2

Câu 64. Hai điện tích trái dấu nên hút nhau;

| q1 .q2 | (3.10−6 )2
F=k = 9.109. = 45 (N). Đáp án A.
 r2 2.(3.10−2 )2

| q1 .q2 |
Câu 65. F = k . Đáp án C.
r2
k | q1 .q2 | 9.109.10−7.4.10−7
Câu 66. r = = = 6.10-2 (m). Đáp án D.
F 0,1

Câu 67. Vật nhiễm điện do tiếp xúc thì hoặc là thiếu electron hoặc là thừa electron chứ không thể là vật
trung hoà về điện. Đáp án D.
Câu 68. Electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác. Đáp án D.
Câu 69. Đổi dấu một trong hai điện tích thì lực tương tác đổi chiều. Đáp án C.

F. .r 2 2.10−6.81.(3.10 −2 )2
Câu 70. |q| = = = 4,024.10-9 (C). Đáp án B.
k 9.109

F.r 2 10.(12.10−2 )2
Câu 71. q =  = = ± 4.10-6 (C). Đáp án C.
k 9.10 9

k | q1q2 |
F  r22 r2 r 2 122
Câu 72. 2 = = 1 2 = 1  ε = 12 = 2 = 2,25. Đáp án D.
F1 k | q1q2 |  r2 r2 8
r12

Câu 73. Hai quả cầu tích điện trái dấu nên hút nhau; các điện tích có cùng độ lớn q = 1,6.10-19.4.1012 =
(6,4.10−7 )2
-7
6,4.10 (C); F = 9.10 .9
= 2304.10-5 (N). Đáp án A.
0,42

k | q1q2 |
F r22 r2 25
Câu 74. 2 = = 12 =  r2 = 0,8r1 = 0,8.2 = 1,6 (cm). Đáp án C.
F1 k | q1q2 | r2 16
r12

Câu 75. Hai điện tích đẩy nhau nên cùng dấu, tổng của chúng có giá trị dương nên chúng đều là điện tích
135.(2.10−2 )2
dương; q1.(5.10-6 – q1) = = 6.10-12 giải bằng chức năng SOLVE ta có q1 = 2.10-6 (C); q2 =
9.10 9

3.10-6 (C) hoặc ngược lại. Đáp án D.

q1 + q2 (2.10−6 )2
Câu 76. q1’ = q2’ = -6 9
= 2.10 C; F = 9.10 . = 14,4 (N). Đáp án B.
2 0,052

q1 + q2 (10−6 )2
Câu 77. q1’ = q2’ = = 10-6 C; F = 9.109. = 3,6 (N). Đáp án C.
2 0,052

Câu 78. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau. Đáp án D.

q1 + q2
Câu 79. q1’ = q2’ = q = . Đáp án A.
2
Câu 80. Các đường sức có thể xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Đáp án B

F 2.10 −4
Câu 81. |q| = = = 1,25.10-6 (C). Đáp án C.
E 160
→ → →
Câu 82. q < nên F ngược chiều với E ( F hướng thẳng đứng lên trên);
F = |q|E = 3.10-6.12000 = 36.10-3 (N). Đáp án D.

k|q|
E r2 r2
Câu 83. A = A = B2 = 4  rB = 2rB;  rI = 1,5rA (I là trung điểm của AB)
EB k | q | rA
rB2

k|q| k|q| E 36
 EI = = = A = = 16 (V/m). Đáp án C.
rI2
(1,5rA )2
2,25 2,25

9.109.5.10−9
Câu 84. E1 = E2 = = 18000 (V/m); E = E1 + E2 = 36000 V/m. Đáp án C.
(5.10−2 )2

Câu 85. Hai điện tích cùng dấu thì vị trí có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 sẽ nằm trên đường thẳng
và nằm trong đoạn thẳng nối hai điện tích và nằm gần điện tích có độ lớn nhỏ hơn. Đáp án C.

A 2.10−9
Câu 86. A = |q|Ed  E = = = 200 (V/m). Đáp án B.
| q | d 5.10−10.2.10−2

Câu 87. A = qUMN = -1.2 = - 2 (J). Đáp án B.

U mgd 3,6.10−15.10.2.10−2
Câu 88. mg = |q|E = |q|. U= = = 150 (V). Đáp án D.
d |q| 4,8.10−18

Câu 89. Wđ = Wđ = A = |q|U = 1,6.10-19.50 = 8.10-18 (J). Đáp án A.


Câu 90. Prôtôn và electron có độ lớn điện tích bằng nhau nên khi đi được quãng đường bằng nhau thì chúng
có cùng động năng (theo định lý động năng); khối lượng của prôtôn lớn hơn của electron nên prôtôn có vận
tốc nhỏ hơn do đó prôtôn có gia tốc nhỏ hơn. Đáp án A.

q q 86.10−6
Câu 91. C = U= = = 17,2 (V). Đáp án A.
U C 5.10−6

q q 108.10−7
Câu 92. C =  q = CU = 24.10-9.450 = 108.10-7; N = = = 675.1011.
U e 1,6.10−19

Đáp án B.

q
Câu 93. C =  q = CU = 5.10-7.220 = 110.10-6 (C). Đáp án C.
U
Câu 94. q’ = C.U’ = C.2U = 2q. Đáp án B.
Câu 95. Điện tích trên tụ khi ngắt khỏi nguồn sẽ không thay đổi. Đáp án A.
Câu 96. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ. Đáp án C.

q2 CU2 U2 U 220
Câu 97. = =  q2 = q1 2 = 55. = 110 (μC). Đáp án C.
q1 CU1 U1 U1 110

q2 CU2 U2 q 120
Câu 98. = =  U2 = U1 2 = 110. = 240 (V). Đáp án A.
q1 CU1 U1 q1 55

Câu 1. Điều kiện để có dòng điện là


A. chỉ cần có các vật dẫn. B. chỉ cần có hiệu điện thế. C. chỉ cần có nguồn
điện. D. duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Câu 2. Điện năng tiêu thụ được đo bằng
A. vôn kế. B. ampe kế. C. tĩnh điện kế. D. công tơ điện.
Câu 3. Khi mắc các điện trở nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch
sẽ
A. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
C. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.
Câu 4. Khi mắc các điện trở song song với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn
mạch sẽ
A. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
C. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.

Câu 5. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện gồm 2 điện trở 10  và 30  ghép nối tiếp bằng 20 V. Cường
độ dòng điện qua điện trở 10  là
A. 0,5 A. B. 0,67 A. C. 1 A. D. 2 A.
Câu 6. Điện trở R1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc nối
tiếp với R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ
A. giảm. B. không thay đổi.
C. tăng. D. có thể tăng hoặc giảm.
Câu 7. Một dòng điện 0,8 A chạy qua cuộn dây của loa phóng thanh có điện trở 8 . Hiệu điện thế
giữa hai đầu cuộn dây là
A. 0,1 V. B. 5,1 V. C. 6,4 V. D. 10 V.
Câu 8. Điện trở R1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc
song song với R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ
A. giảm. B. có thể tăng hoặc giảm.
C. không thay đổi. D. tăng.
Câu 9. Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để
A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Câu 10. Một nguồn điện suất điện động E và điện trở trong r được nối với một mạch ngoài có điện trở tương
đương R. Nếu R = r thì
A. dòng điện trong mạch có giá trị cực tiểu.
B. dòng điện trong mạch có giá trị cực đại.
C. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực tiểu.
D. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực đại.
Câu 11. Khi ghép song song n nguồn điện giống nhau thì
A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Câu 12. Một bếp điện 115 V - 1 kW bị cắm nhầm vào mạng điện 230 V được nối qua cầu chì chịu được
dòng điện tối đa 15 A. Bếp điện sẽ
A. có công suất toả nhiệt ít hơn 1 kW.
B. có cóng suất toả nhiệt bằng 1 kW.
C. có công suất toả nhiệt lớn hơn 1 kW.
D. nổ cầu chì.

Câu 13. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện gồm 4 điện trở 6  mắc nối tiếp là 12 V. Dòng điện
chạy qua mỗi điện trở bằng
A. 0,5 A. B. 2 A. C. 8 A. D. 16 A.
Câu 14. Hiệu điện thế trên hai đầu một mạch điện gồm 2 điện trở 10  và 30  ghép nối tiếp nhau bằng
20 V. Hiệu điện thế trên hai đầu điện trở 10  là
A. 5 V. B. 10 V. C. 15 V. D. 20 V.

Câu 15. Hai điện trở như nhau được nối song song có điện trở tương đương bằng 2 . Nếu các điện trở
đó mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng bằng

A. 2 . B. 4 . C. 8 . D.16 .

Câu 16. Điện trở của hai điện trở 10  và 30  ghép song song là

A. 5 . B. 7,5 . C. 20 . D. 40 .
Câu 17. Một bếp điện 230 V – 1 kW bị cắm nhầm vào mạng điện 115 V được nối qua cầu chì chịu được
dòng điện tối đa 15 A. Bếp điện sẽ
A. có công suất toả nhiệt ít hơn 1 kW. B. có công suất toả nhiệt bằng 1 kW.
C. có công suất toả nhiệt lớn hơn 1 kW. D. nổ cầu chì.

Câu 18. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện gồm 4 điện trở 6  mắc song song là 12 V. Dòng điện
chạy qua mỗi điện trở bằng
A. 0,5 A B. 2 A. C. 8 A. D. 16 A.

Câu 19. Một điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 = 12  rồi mắc vào một nguồn điện có suất điện
động 24 V, điện trở trong không đáng kể. Cường độ dòng điện qua hệ là 3 A. Giá trị của R1 là

A. 8 . B. 12 . C. 24 . D. 36 .

Câu 20. Công suất sản ra trên điện trở 10  bằng 90 W. Hiệu điện thế trên hai đầu điện trở bằng
A. 90 V. B. 30 V. C. 18 V. D. 9 V.
Câu 21. Người ta cắt một đoạn dây dẫn có điện trở R thành 2 nửa bằng nhau và ghép các đầu của chúng lại
với nhau. Điện trở của đoạn dây đôi này bằng
A. 2R. B. 0,5R. C. R. D. 0,25R.
Câu 22. Tại hiệu điện thế 220 V công suất của một bóng đèn bằng 100 W. Khi hiệu điện thế của mạch giảm
xuống còn 110 V, lúc đó công suất của bóng đèn bằng
A. 20 W. B. 25 W. C. 30 W. D. 50 W.
Câu 23. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,273 A. Tính số electron dịch
chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong một phút.
A. 1,024.1018. B. 1,024.1019. C. 1,024.1020. D. 1,024.1021.
Câu 24. Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào nguồn điện U thì công suất tiêu thụ của chúng là 20
W. Nếu các điện trở này được mắc song song và nối vào nguồn U nói trên thì công suất tiêu thụ tổng cộng

A. 5 W. B. 10 W. C. 80 W. D. 160 W.
Câu 25. Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây khi chúng hoạt
động?
A. Bóng đèn nêon. B. Quạt điện.
C. Bàn ủi điện. D. Acquy đang nạp điện.
Câu 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua điện trở đó
A. tăng 3 lần. B. tăng 9 lần. C. giảm 3 lần. D. giảm 9 lần.
Câu 27. Một bàn ủi điện khi sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì cường độ dòng điện chạy qua bàn ủi là 5
A. Tính nhiệt lượng toả ra trong 20 phút.
A. 132.103 J. B. 132.104 J. C. 132.105 J. D. 132.106 J.
Câu 28. Một acquy có suất điện động 12 V. Tính công mà acquy này thực hiện khi một electron dịch chuyển
bên trong acquy từ cực dương tới cực âm của nó.
A. 192.10-17 J. B. 192.10-18 J. C. 192.10-19 J. D. 192.10-20 J.
Câu 29. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy
trong mạch
A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
B. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.

Câu 30. Khi mắc điện trở R1 = 4  vào hai cực của nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 =
0,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 10  thì dòng điện trong mạch có cường độ là I2 = 0,25 A. Điện trở trong r
của nguồn là

A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .

Câu 31. Một điện trở R = 4  được mắc vào nguồn điện có suất điện động 1,5 V để tạo thành mạch kín thì
công suất toả nhiệt trên điện trở này là 0,36 W. Tính điện trở trong r của nguồn điện.

A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .
Câu 32. Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn là 10 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 2 A. Nếu
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó là 15 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là

4 1 1
A. A. B. A. C. 3 A. D. A.
3 2 3
Câu 33. Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện nguồn điện có tác dụng
A. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế.
B. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch.
C. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng.
D. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác.
Câu 34. Điện năng không thể biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào sau đây?
A. Bếp điện. B. Quạt điện. C. Bàn ủi điện. D. Bóng đèn dây tóc.
Câu 35. Công của lực lạ khi làm dịch chuyển điện lượng q = 1,5 C trong nguồn điện từ cực âm đến cực
dương của nó là 18 J. Suất điện động của nguồn điện đó là
A. 2,7 V. B. 27 V. C. 1,2 V. D. 12 V.
Câu 36. Công suất định mức của các dụng cụ điện là
A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
B. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
C. Công suất mà dụng cụ đó đạt được khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dụng cụ đó đúng bằng hiệu
điện thế định mức.
D. Công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được khi đặt vào giữa hai đầu dụng cụ đó một hiệu điện thế bất
kì.
Câu 37. Suất điện động của một nguồn điện một chiều là 4 V. Công của lực lạ làm di chuyển một điện
lượng 8 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
A. 0,032 J. B. 0,320 J. C. 0,500 J. D. 500 J.
Câu 38. Một bếp điện có hiệu điện thế và công suất định mức là 220 V và 1100 W. Điện trở của bếp điện
khi hoạt động bình thường là

A. 0,2 . B. 20 . C. 44 . D. 440 .
Câu 39. Một bóng đèn khi mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 110 V thì cường độ dòng điện qua đèn là
0,5 A và đèn sáng bình thường. Nếu sử dụng trong mạng điện có hiệu điện thế 220 V thì phải mắc với đèn
một điện trở là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?

A. 110 . B. 220 . C. 440 . D. 55 .

Câu 40. Nguồn điện có r = 0,2 , mắc với R = 2,4  thành mạch kín, khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu R
là 12 V. Suất điện động của nguồn là
A. 11 V. B. 12 V. C. 13 V. D. 14 V.
Câu 41. Để trang trí người ta dùng các bóng đèn 12 V - 6 W mắc nối tiếp vào mạng điện có hiệu điện thế
240 V. Để các bóng đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là
A. 2 bóng. B. 4 bóng. C. 20 bóng. D. 40 bóng.
Câu 42. Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện.
D. tỉ lệ thuận với bình phương điện trở của dây dẫn.

Câu 43. Một nguồn điện có suất điện động 15 V, điện trở trong 0,5  mắc với mạch ngoài có hai điện trở
R1 = 20  và R2 = 30  mắc song song. Công suất của mạch ngoài là
A. 4,4 W. B. 14,4 W. C. 17,28 W. D. 18 W.

Câu 44. Một bộ nguồn gồm 18 nguồn giống nhau, mỗi cái có suất điện động 2 V và điện trở trong 0,15 
mắc thành 3 dãy, mỗi dãy có 6 nguồn mắc nối tiếp. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. 12 V; 0,3 . B. 36 V; 2,7 . C. 12 V; 0,9 . D. 6 V; 0,075 .
Câu 45. Hai acquy có suất điện động 12 V và 6 V, có điện trở trong không đáng kể mắc nối tiếp với nhau
và mắc với điện trở 12  thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là
A. 0,15 A. B. 1 A. C. 1,5 A. D. 3 A.
Câu 46. Một acquy suất điện động 6 V điện trở trong không đáng kể mắc với bóng đèn loại 6 V - 12 W
thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là
A. 0,5 A. B. 1 A. C. 2 A. D. 4 A.
Câu 47. Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết
A. Công suất điện gia đình sử dụng.
B. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
C. Điện năng gia đình đã sử dụng .
D. Số dụng cụ, thiết bị gia đình đã sử dụng.

Câu 48. Một acquy có suất điện động 2 V, điện trở trong 1 . Nối hai cực của acquy với điện trở R = 9 
thì công suất tiêu thụ trên điện trở R là
A. 3,6 W. B. 1,8 W. C. 0,36 W. D. 0,18 W.

Câu 49. Một nguồn điện có điện trở trong r = 0,1 , mắc với điện trở R = 4,8  thành mạch kín. Khi đó
hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Suất điện động của ngồn điện là
A. 14,2 V. B. 12,75 V. C. 12,25 V. D. 12,2 V.
Câu 50. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
B. khả năng thực hiện công của nguồn điện.
C. khả năng dự trử điện tích của nguồn điện.
D. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
Câu 51. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn trong thời gian t

2
U2 U
A. Q = IR t. B. Q = t. C. Q = U2Rt. D. Q = t.
R R2

Câu 52. Khi một điện trở R được nối vào nguồng điện có suất điện động E và điện trở trong r. Để công suất
trên R đạt cực đại thì giá trị của nó bằng
A. 8r. B. 4r. C. 2r. D. r.

Câu 53. Một nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2  mắc với một điện trở R thành mạch
kín thì công suất tiêu thụ trên R là 16 W, giá trị của điện trở R bằng

A. 3 . B. 4 . C. 5 . D. 6 .

Câu 54. Một nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2  mắc với một điện trở R thành mạch
kín thì công suất tiêu thụ trên R là 16 W. Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là
A. 0,25. B. 0,5 A. C. 1 A. D. 2 A..
Câu 55. Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường
độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp
thì cường độ dòng điện trong mạch
A. bằng 3I. B. bằng 2I. C. bằng 1,5I. D. bằng 2,5I.

Câu 56. Một nguồn điện có suất điện động 6 V và điện trở trong 1  thì có thể cung cấp cho mạch ngoài
một công suất lớn nhất là
A. 3 W. B. 6 W. C. 9 W. D. 12 W.

Câu 57. Một nguồn điện được mắc với một biến trở thành mạch kín. Khi điện trở của biến trở là 1,65  thì
hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V, còn khi điện trở của biến trở là 3,5 V thì hiệu điện thế giữa
hai cực của nguồn là 3,5 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn là

A. 3,7 V; 0,2 . B. 3,4 V; 0,1 . C. 6,8 V; 0,1 . D. 3,6 V; 0,15 .

Câu 58. Có 15 chiếc pin giống nhau, mỗi cái có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,6 . Nếu đem
ghép chúng thành ba dãy song song mỗi dãy có 5 pin thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

A. 7,5 V và 1 . B. 7,5 V và 3 .

C. 22,5 V và 9 . D. 15 V v 1 .
Câu 59. Tăng chiều dài của dây dẫn lên hai lần và tăng đường kính của dây dẫn lên hai lần thì điện trở của
dây dẫn sẽ
A. tăng gấp đôi. B. tăng gấp bốn. C. giảm một nửa. D. giảm bốn lần.

Câu 60. Một nguồn điện có suất điện động 6 V và điện trở trong 1  thì có thể tạo ra được một dòng điện
có cường độ lớn nhất là
A. 2 A. B. 4 A. C. 6 A. D. 8 A.
Câu 61. Tác dụng đặc trưng cho dòng điện là tác dụng
A. hóa học. B. từ. C. nhiệt . D. sinh lý.
Câu 62. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu hai đầu đoạn mạch tăng thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
tăng.
B. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở dây dẫn làm bằng kim loại tăng.
C. Điên trở của dây dẫn kim loại phụ thuộc vào chiều dài và tiết diện dây dẫn.
D. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu hai đầu đoạn mạch tăng thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
giảm.
Câu 63. Hiệu điện thế hai đầu một dây dẫn là 10 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 2 A. Nếu hiệu
điện thế hai đầu một dây dẫn là 25 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là
A. 0,4 A. B. 1 A. C. 4 A. D. 5 A.
Câu 64. Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2 V trong khoảng thời gian t = 20s.
Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là
A. q = 200 C. B. q = 20 C. C. q = 2 C. D. q = 0,2 C.
Câu 65. Một dây dẫn kim loại có điện lượng q = 30 C đi qua tiết diện của dây trong thời 2 phút. Số
electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là
A. 3,125.1018 hạt. B. 15,625.1017 hạt.
C. 9,375.1018 hạt. D. 9,375.1019 hạt.
Câu 66. Điện trở suất của dây dẫn kim loại
A. Tăng khi nhiệt độ tăng. B. Giảm khi nhiệt độ tăng.
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ. D. Càng lớn thì dẫn điện càng tốt.
Câu 67. Một dây dẫn kim loại có điện trở là R bị cắt thành hai đoạn bằng nhau rồi được mắc song song
với nhau thì điện trở tương đương của nó là 10 Ω. Tính R.
A. R = 3 Ω. B. R = 15 Ω. C. R = 20 Ω. D. R = 40 Ω.
Câu 68. Hai điện trở R1 = 10 Ω, R2 = 20 Ω mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có
suất điện động 60 V, có điện trở trong không đáng kể. Hiệu điện thế hai đầu R2 là
A. 10 V. B. 20 V. C. 30 V . D. 40 V.
Câu 69. Mạch điện gồm ba điện trở mắc song song. Biết R2 = 10 Ω, R1 = R3 = 20 Ω. Cường độ dòng điện
qua R3 là 0,2 A. Cường độ dòng điện qua mach chính là
A. 0,3 A. B. 0,4 A. C. 0,6 A. D. 0,8 A.
Câu 70. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các hạt tải điện.
C. Chiều dòng điện quy ước là chiều dịch chuyển của các ion dương.
D. Chiều dòng điện quy ước ngược chiều chuyển động của các êlectron tự do.
Câu 71. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Muốn có một dòng điện đi qua một điện trở, phải đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
B. Với một điện trở nhất định, hiệu điện thế ở hai đầu điện trở càng lớn thì dòng điện càng lớn.
C. Khi đặt cùng một hiệu thế vào hai đầu những điện trở khác nhau, điện trở càng lớn thì dòng điện càng
nhỏ.
D. Trong một mạch kín, hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
Câu 72. Trong thời gian 4 s có một điện lượng Δq = 1,5 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một
bóng đèn. Cường độ dòng điện qua đèn là
A. 0,375 A. B. 2,66 A. C. 6,0 A. D. 3,75 A.
Câu 73. Số electron dịch cchuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2 s là 6,25.1018
e/s. Khi đó dòng điện qua dây dẫn đó là
A. 1,0 A. B. 2,0 A. C. 5,12 mA. D. 0,5 A.
Câu 74. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. Tích điện cho hai cực của nó. B. Dự trữ điện tích của nguồn điện.
C. Thực hiện công của nguồn điện. D. Tác dụng lực của nguồn điện.
Câu 75. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng
điện tích q = 8 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
A. 32 mJ. B. 320 mJ. C. 0,5 J. D. 500 J.
Câu 76. Một acqui có dung lượng 5 Ah. Biết cường độ dòng điện mà nó cung cấp một bóng đèn thắp sáng
là 0,25 A. Thời gian sử dụng để thắp sáng bóng đèn của acqui là
A. t = 5 h. B. t = 10 h. C. t = 20 h. D. t = 40 h.
Câu 77. Công suất định mức của các dụng cụ điện là
A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
B. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
C. Công suất đạt được khi nó đang hoạt động trong mọi trường hơp.
D. Công suất đạt được khi sử dụng đúng điện áp định mức.
Câu 78. Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 110 V. Cường độ
dòng điện qua bóng đèn là

5 10
A. A. B. A. C. 1,1 A. D. 1,21 A.
11 11

Câu 79. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 100 Ω và cường độ dòng điện qua bếp là
I = 5 A. Nhiệt lượng tỏa ra trong mỗi giờ là
A. 2500 J. B. 2,5 kWh. C. 500 J. D. 5 kJ.
Câu 80. Để trang trí người ta dùng các bóng đèn 6 V – 6 W mắc nối tiếp với mạng điện có U = 240 V. Để
các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là
A. 2 bóng. B. 4 bóng. C. 40 bóng. D. 20 bóng.
Câu 81. Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện có cường độ 4 A. Dùng bếp này
thì đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 250 C trong thời gian 10 phút. Cho nhiệt dung riêng của
nước là c = 4200 J.kg–1.K–1. Hiệu suất của bếp xấp xĩ bằng
A. 70 %. B. 60 %. C. 80 %. D. 90%.
Câu 82. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài và
cường độ dòng điện
A. Tỉ lệ thuận. B. Tăng khi I tăng.
C. Giảm khi I tăng. D. Tỉ lệ nghịch.
Câu 83. Một thiết bị tiêu thụ điện có công suất định mức 15 W với hiệu điện thế định mức 110 V mắc nối
tiếp với bóng đèn có hiệu điện thế định mức 110 V. Cả hai được mắc vào hiệu điện thế của lưới điện là 220
V. Để cho dụng cụ trên làm việc bình thường thì công suất của đèn phải là
A. 510 W. B. 51 W. C. 150 W. D. 15 W.
Câu 84. Tính hiệu suất của bếp điện nếu sau t = 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước ban đầu ở 200 C. Biết
rằng cường độ dòng điện chạy qua bếp là I = 3 A, hiệu điện thế của bếp là U = 220 V, nhiệt dung riêng của
nước là c = 4200 J.kg–1.K–1.
A. 75%. B. 85%. C. 95% . D. 65%.
Câu 85. Nguồn điện có công suất P = 5 kW được truyền đi với hiệu điện thế U = 750 V đến địa điểm cách
xa nguồn. Để tổn hao điện năng trên đường dây không vượt quá 10% công suất tải đi thì điện trở lớn nhất
của đường dây tải là
A. 112,50 Ω. B. 21,25 Ω. C. 212,50 Ω. D. 11,25 Ω.
Câu 86. Phát biểu nào sau đây về mạch điện kín là sai?
A. Hiệu điện thế mạch ngoài luôn luôn lớn hơn suất điện động của nguồn điện.
B. Hiệu điện thế mạch ngoài cũng là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
C. Nếu điện trở trong của nguồn điện đáng kể so với điện trở mạch ngoài thì suất điện động của nguồn
điện lớn hơn hiệu điện thế mạch ngoài.
D. Nếu điện trở trong của nguồn điện nhỏ không đáng kể so với điện trở mạch ngoài thì hiệu điện thế
mạch ngoài xấp xĩ bằng suất điện động của nguồn điện.
Câu 87. Một nguồn điện có điện trở trong r = 0,2 Ω được mắc nối tiếp với điện trở R = 2,4 Ω thành mạch
kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là U = 12 V. Suất điện động của nguồn là
A. 11 V. B. 12 V . C. 13 V. D. 14 V.
Câu 88. Nguồn điện có suất điện động E = 15 V, điện trở trong r = 0,5 Ω được mắc nối tiếp với mạch ngoài
gồm 2 điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 30 Ω mắc song song. Công suất của mạch ngoài là
A. 4,4 W. B. 14,4 W. C. 17,28 W. D. 18 W.
Câu 89. Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong E1 = 1,6 V, E2 = 2 V, r1 = 0,3 Ω, r2 = 0,9 Ω mắc
nối tiếp với nhau và mắc với điện trở R = 6 Ω thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn E1là

A. U1 = 0,15 V. B. U1 = 1,45 V. C. U1 = 1,5 V. D. U1 = 5,1 V.


Câu 90. Cho mạch điện với bộ nguồn có suất điện động E = 30 V. Cường độ dòng điện qua mạch là I = 3
A, hiệu điện thế 2 cực bộ nguồn là U = 18 V. Điện trở R của mạch ngoài và điện trở trong r của bộ nguồn

A. R = 6,0 Ω, r = 4,0 Ω. B. R = 6,6 Ω, r = 4,4 Ω.
C. R = 0,6 Ω, r = 0,4 Ω. D. R = 6,6 Ω, r = 4,0 Ω.
Câu 91. Một vôn kế mắc vào nguốn điện suất điện động E = 120 V, điện trở trong r = 50 Ω. Biết số chỉ vôn
kế U = 118 V. Điện trở của vôn kế là
A. 2,95 kΩ. B. 29,5 kΩ. C. 295 kΩ. D. 5,92 kΩ.
Câu 92. Khi mắc vào hai cực của acqui điện trở mạch ngoài R1 = 14 Ω, thì hiệu điện thế giữa hai cực của
acqui là U1 = 28 V. Khi mắc vào hai cực của acqui điện trở mạch ngoài R2 = 29 Ω, thì hiệu điện thế giữa
hai cực của acqui là U2 = 29 V. Điện trở trong của acqui là
A. r = 10 Ω. B. r = 1 Ω. C. r = 11 Ω. D. r = 0,1 Ω.
Câu 93. Hai bóng đèn có ghi ĐA (110V – 75 W) và ĐB (110V – 100W). Muốn dùng nguồn điện có hiệu
điện thế U = 220 V để thắp sáng bình thường đồng thời các đèn trên thì phải mắc thêm điện trở R bao nhiêu,
theo cách nào kể sau?
A. Mắc thêm R = 484 Ω song song đèn A.
B. Mắc thêm R = 300 Ω song song đèn B.
C. Không có cách nào thỏa mãn yêu cầu.
D. Không cần mắc thêm điện trở.
Câu 94. Một điện trở R = 4 Ω mắc vào nguồn điện có suất điện động E = 1,5 V để tạo thành một điện kín
thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là 0,36 W. Điện trở trong của nguồn điện là
A. 0,5 Ω. B. 0,25 Ω. C. 0,75 Ω. D. 1,0 Ω.
Câu 95. Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều có điện trở 50 Ω. Phải cắt dây dẫn này thành bao nhiêu đoạn
bằng nhau để khi ghép song chúng lại với nhau thì điện trở tương đương của chúng băng 2 Ω?
A. Cắt thành 3 đoạn bằng nhau. B. Cắt thành 5 đoạn bằng nhau.
C. Cắt thành 4 đoạn bằng nhau. D. Cắt thành 6 đoạn bằng nhau.
Câu 96. Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động 6 V. Điện trở trong 2 Ω, mắc với mạch
nhoài là một biến trở thành mạch kín. Khi điện trở của biến trở là R thì cường độ dòng điện trong mạch là
R
I = 0,5 A. Khi điện trở của biến trở là R’ = thì cường độ dòng điện trong mạch là I’ bằng
3

A. 0,125 A. B. 1,250 A. C. 0,725 A. D. 1,125 A.


Câu 97. Khi mắc vào hai cực của nguồn điện điện trở R1 = 5 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là
I1 = 5 A. Khi mắc vào giữa hai cực của nguồn điện đó điện trở R2 = 2 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong
mạch là I2 = 8 A. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là
A. E = 40 V, r = 3 Ω. B. E = 30 V, r = 2 Ω.

C. E = 20 V, r = 1 Ω. D. E = 60 V, r = 4 Ω.

Câu 98. Một bộ nguồn điện gồm những acqui giống nhau mắc nối tiếp, suất điện động và điện trở trong
của mỗi acqui là 1,25 V và 0,004 Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của bộ acqui là 115 V, cường độ dòng điện
chạy trong mạch là 25 A. Số acqui dùng trong bộ acqui là
A. 25. B. 50. C. 75. D. 100.
Câu 1. Trong vật dẫn đã có các hạt mang điện tự do nên chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật
dẫn thì trong vật dẫn sẽ có dòng điện. Đáp án D.
Câu 2. Sử dụng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ. Đáp án D.
Câu 3. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp luôn lớn hơn từng điện trở
thành phần trong mạch. Đáp án B.
Câu 4. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song luôn nhỏ hơn từng điện trở
thành phần trong mạch. Đáp án A.
U 20
Câu 5. I = I1 = I2 = = = 0,5 (A). Đáp án A.
R1 + R2 10 + 30

U U
Câu 6. I’ =  = I  P’ = I’2R1 < P = I2R1. Đáp án A.
R1 + R2 R1

Câu 7. U = I.R = 0,8.8 = 6,4 (V). Đáp án C.


U
Câu 8. I1 = không đổi nên công suất tiêu thụ P = I 12 R1 không đổi. Đáp án C.
R1

Câu 9. Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp luôn lớn hơn suất điện động của từng nguồn trong bộ
nguồn. Đáp án A.
Câu 10. Khi điện trở mạch ngoài bằng điện trở trong của bộ nguồn thì công suất tiêu thụ trên mạch ngoài
đạt cực đại. Đáp án D.

r
Câu 11. rb = < r. Đáp án C.
n

U 2 1152 U' 230


Câu 12. R = = = 13,225 (); I’ = = = 17,4 (A) > 15 (A) nên làm nổ cầu chì. Đáp án
P 1000 R 13, 225
D.

U 12
Câu 13. I = = = 0,5 (A). Đáp án A.
4.R 4.6

U 20
Câu 14. I = = = 0,5 (A); U1 = I.R1 = 0,5.10 = 5 (V). Đáp án A.
R1 + R2 10 + 30

1 1 1
Câu 15. + =  R = 4 (); Rnt = R + R = 4 + 4 = 8 (). Đáp án C.
R R 2

R1 R2 10.30
Câu 16. R// = = = 7,5 (). Đáp án B.
R1 + R2 10 + 30

U '2 U 2
Câu 17. P’ =  = 1 kW vì U’ < U. Đáp án A.
R R

U 12
Câu 18. I = = = 2 (A). Đáp án B.
R 6

E 24
Câu 19. I = hay 3 =  R1 = 24 () (giải bằng chức năng SOLVE trên máy tính cầm tay
R1 R2 12 R1
R1 + R2 12 + R1
fx-570ES). Đáp án C.

U2
Câu 20. P = U= P.R = 9010
. = 30 (V). Đáp án B.
R

R R
.
Câu 21. 2 2 = R . Đáp án D.
R R 4
+
2 2
2
U 
U ' 2  2  U 2 P 100
Câu 22. P’ = = = = = = 25 (W). Đáp án B.
R R 4R 4 4

I .t 0, 273.60
Câu 23. N = = = 10,24.1019. Đáp án C.
e 1, 610. −19
U2 U 2 8U 2
Câu 24. P = ; P’ = = = 8.P = 8.20 = 160 (W). Đấp án D.
2R R 2R
4

Câu 25. Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng trên bàn ủi điện. Đáp án C.

U ' 3U
Câu 26. I’ = = = 3I. Đáp án A.
R R

Câu 27. Q = UIt = 220.5.20.60 = 132.104 (J). Đáp án B.


Câu 28. A = |q|.E = 1,6.10-19.12 = 19,2.10-19 (J). Đáp án B.

E
Câu 29. I = ; R tăng thì I giảm. Đáp án B.
R+r

Câu 30. E = I1(R1 + r) = I2(R2 + r) hay 0,5.(4 + r) = 0,25(10 + r)  r = 2 ().

Đáp án B.

P 0, 36 E 1, 5
Câu 31. P = I2R  I = = = 0,3 (A); I = hay 0,3 =
R 4 R+r 4+r

 r = 1 (). Đáp án A.

U ' 1, 5U
Câu 32. I’ = = = 1,5.I = 1,5.2 = 3 (A). Đáp án C.
R R

Câu 33. Nguồn điện chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng. Đáp án D.
Câu 34. Quạt điện biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng. Đáp án B.
A 18
Câu 35. E = = = 12 (V). Đáp án D.
q 1, 5

Câu 36. Công suất định mức là công suất mà dụng cụ đó đạt được khi đặt vào hai đầu đụng cụ đó hiệu điện
thế đúng bằng hiệu điện thế định mức. Đáp án C.
Câu 37. A = |q|.E = 8.10-3.4 = 0,032 (J). Đáp án A.

U 2 2202
Câu 38. R = = = 44 (). Đáp án C.
P 1100

U 110 U' 220


Câu 39. RĐ = = = 220 (); I = hay 0,5 =  R = 220 ().
I 0, 5 R§ + R 220 + R

Đáp án B.

UN 12
Câu 40. E = UN + I.r = UN + = 12 + .0, 2 = 13 (V). Đáp án C.
R 2, 4
U 2 122 P 6 U' 240
Câu 41. RĐ = = = 24 (); Iđm = = = 0,5 = =  N = 20.
P 6 U 12 N .R§ N .24

Đáp án C.
Câu 42. Q = I2R. Đáp án B.
R1 R2 20.30 E 15
Câu 43. RN = = = 12 (); I = = = 1,2;
R1 + R2 20 + 30 RN + r 12 + 0, 5

P = I2RN = 1,22.12 = 17,28 (W). Đáp án C.

n.r 6.0,15
Câu 44. Eb = n.e = 6.2 = 12 (V); rb = = = 0,3 (). Đáp án A.
m 3

E 1 +E 2 12 + 6
Câu 45. I = = = 1,5 (A). Đáp án C.
R 12

U 2 62 E 6
Câu 46. RĐ = = = 3 (); I = = = 2 (A). Đáp án C.
P 12 R§ 3

Câu 47. Công tơ điện đo điện năng sử dụng. Đáp án C.


E 2
Câu 48. I = = = 0,2 (A); P = I2R = 0,22.9 = 0,36 (W). Đáp án C.
RN + r 9 +1

U 12
Câu 49. I = = = 2,5 (A); E = I(R + r) = 2,5(4,8 + 0,1) = 12,25 (V).
R 4, 8

Đáp án C.
Câu 50. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ trong
nguồn điện. Đáp án B.

U2
Câu 51. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn trong thời gian t là Q = t. Đáp án B.
R

Câu 52. Công suất mạch ngoài đạt cực đại khi điện trở mạch ngoài bằng điện trở trong của bộ nguồn. Đáp
án D.

E 2R 122 R
Câu 53. P = hay 16 =  R = 4 (). Đáp án B.
(R + r) 2
( R + 2) 2

E 2R 122 R
Câu 54. P = hay 16 =  R = 4 ();
( R + r )2 ( R + 2) 2

P 16
P = I2.R  I = = = 2 (A). Đáp án D.
R 4
E E 3E 3E 3E
Câu 55. I = = ; I’ = = = . = 1,5I. Đáp án C.
R + r 2r R + 3r 4r 2 2r

E2 62
Câu 56. Pmax = = 9 (W). Đáp án C.
22 r 22.1

U N 1 3, 3 E E
Câu 57. I1 = = =2= =  E = 3,3 + 2r (1);
R1 1, 65 R1 + r 1, 65 + r

U N 2 3, 5 E E
I2 = = =1= =  E = 3,5 + r (2); từ (1) và (2) suy ra:
R2 3, 5 R2 + r 3, 5 + r

r = 0,2 (); E = 3,7 (V). Đáp án A.

5r 5.0, 6
Câu 58. Eb = 5e = 5.1,5 = 7,5 (V); rb = = = 1 (). Đáp án A.
3 3

2l 1 l R
Câu 59. R’ =  = . = . Đáp án C.
d d
( 2 )2  2 ( )2  2
2 2

E 6
Câu 60. Imax = = = 6 (A).
r 1

Câu 61. Tác dụng đặc trưng cho dòng điện là tác dụng từ. Đáp án B.

U
Câu 62. I = ; U tăng thì I tăng. Đáp án D.
R

U2
I2 U U 15
Câu 63. = R = 2  I2 = I1 . 2 = 2. = 5 (A). Đáp án D.
I1 U1 U1 U1 10
R

U 2
Câu 64. I = = = 0,1 (A); q = I.t = 0,1.20 2 (C). Đáp án C.
R 20

q 30
Câu 65. Điện lượng qua tiết diện của dây trong 1 giây là q’ = = = 0,25 (C).
t 120

q' 0,25
Số electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là: N = = = 15625.1014. Đáp án B.
e 1,6.10−19

Câu 66. Điện trở suất của dây dẫn kim loại tăng khi nhiệt độ tăng. Đáp án A

R
Câu 67. = 10  R = 40 (Ω). Đáp án D.
4
E 60
Câu 68. I = = = 1,5 (A); U2 = IR2 = 1,5.20 = 30 (V). Đáp án C.
R1 + R2 10 + 30

U1 4
Câu 69. U = U1 = U2 = U2 = I3R3 = 0,2.20 = 4 (V); I1 = = = 0,2 (A);
R1 20

U2 4
I2 = = = 0,4 (A); I = I1 + I2 + I3 = 0,2 + 0,4 + 0,2 = 0,8 (A). Đáp án D
R2 10

Câu 70. Quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương (ngược chiều chuyển động
của các điện tích âm). Đáp án B.

E
Câu 71. UN = E – Ir = E - r. Đáp án D.
RN + r

q 1,5
Câu 72. I = = = 0,375 (A). Đáp án A.
t 4

q 1
Câu 73. q = N.e = 6,25.1018.1,6.10-19 = 1 (C); I = = = 0,5 (A). Đáp án D.
t 2

Câu 74. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn
điện. Đáp án C.
Câu 75. A = q.E = 8.10-3.4 = 32.10-3 (J). Đáp án A.

q 5
Câu 76. q = It  t = = 20 (h). Đáp án C.
I 0,25

Câu 77. Công suất định mức của các dụng cụ điện là công suất đạt được khi sử dụng đúng điện áp định
mức. Đáp án D.

P 100 10
Câu 78. P = UI  I = = = (A). Đáp án B.
U 110 11

Câu 79. Q = I2Rt = 52.100.3600 = 9000000 (J) = 2,5 kWh. Đáp án B.

U 240
Câu 80. U = N.Uđm  N = = = 40 Đáp án C.
U dm 6

Q cm(t2 − t1 ) 4200.2.(100 − 25)


Câu 81. H = = = = 0,79545 = 79,545%. Đáp án C.
W UIt 220.4.15.60

Câu 82. UN = E – Ir  Khi I tăng thì UN giảm. Đáp án C.

Câu 83. Hai thiết bị phải có điện trở bằng nhau. Vì chúng có cùng hiệu điện thế định mức nên có cùng công
suất. Đáp án D.
Q cm(t2 − t1 ) 4200.2.(100 − 20)
Câu 84. H = = = = 0,8484 = 84,84%. Đáp án B.
W UIt 220.3.20.60
2
P
P −  R
P − Php U  0,1.U 2 0,1.7502
Câu 85. H = =  0,9  R  = = 11,25 (Ω).
P P P 5000

Đáp án D.
Câu 86. Hiệu điện thế mạch ngoài không thể lớn hơn suất điện động của nguồn điện.
Đáp án A.

U 12
Câu 87. I = = = 0,5; E = U + Ir = 12 + 0,5.0,2 = 13 (V). Đáp án C.
R 2,4

R1 R2 20.30 E 15
Câu 88. RN = = = 12 (Ω); I = = 1,2 (A);
R1 + R2 20 + 30 RN + r 12 + 0,5

PN = I2RN = 1,22.12 = 17,28 (W). Đáp án C.

E 1 +E 2 1,6 + 2
Câu 89. I = = = 0,5 (A);
R + r1 + r2 6 + 0,3 + 0,9

U1 = E1 – Ir1 = 1,6 – 0,5.0,3 = 1,45 (V). Đáp án B.

U 18 E 30
Câu 90. R = = = 6 (Ω); r = −R= − 6 = 4 (Ω). Đáp án A.
I 3 I 3

E − U 120 − 118
Câu 91. U = E – Ir  I = = = 0,04 (A);
r 50

E 120
R= −r = − 50 = 2950 (Ω). Đáp án A.
I 0,04

U1 28 U 28
Câu 92. I1 = = = 2 (A); I2 = 2 = = 1 (A);
R1 14 R2 29

E = U1 + I1r = U2r = 28 + 2r = 29 + r  r = 1 (Ω). Đáp án B.

U A2 1102 U B2 1102
Câu 93. RA = = = 161,3 (Ω); RB = = = 121 (Ω); để hai bóng đèn sáng bình thường khi
PA 75 PB 100
dùng nguồn có hiệu điện thế 220 V thì phải mắc song song với bóng đèn A một điện trở R sao cho điện trở
161,3.R
tương đương của bóng đèn A và R bằng điện trở của bóng đèn B: 121 =  R = 484,3 (Ω) (dùng
161,3 + R
chức năng SOLVE để giải). Đáp án A.
P 0,36 E 1,5
Câu 94. I = = = 0,3 (A); r = −R= − 4 = 1 (Ω). Đáp án D.
R 4 I 0,3

R
R R 50
Câu 95. R// = n = 2  n = = = 5. Đáp án B.
n n R/ / 2

E 6 R 10
Câu 96. R = −r = − 2 = 10 (Ω); R’ = = (Ω);
I 0,5 3 3

E 6
I’ = = = 1,125 (A). Đáp án D.
R '+ r 10
+2
3

I1 R1 − I 2 R2 5.5 − 8.2
Câu 97. E = I1R1 + I1r = I2R2 + I2r  r = = 3 (Ω);
I 2 − I1 8−5

E = I1R1 + I1r = 5.5 + 5.3 = 40 (V). Đáp án A.

U 115
Câu 98. U = n.e – I.n.r  n = = = 100. Đáp án D.
e − I .r 1,25 − 25.0,004

Câu 1. Hạt tải điện trong kim loại là


A. ion dương và ion âm. B. electron và ion dương.
C. electron tự do. D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 2. Hạt tải điện trong chất điện phân là
A. ion dương và ion âm. B. electron và ion dương.
C. electron. D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 3. Cho dòng điện có cường độ 0,75 A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có cực dương
bằng đồng trong thời gian 16 phút 5 giây. Khối lượng đồng giải phóng ra ở cực âm là
A. 0,24 kg. B. 24 g. C. 0,24 g. D. 24 kg.
Câu 4. Khi nhiệt độ tăng điện trở của kim loại tăng là do
A. số electron tự do trong kim loại tăng.
B. số ion dương và ion âm trong kim loại tăng.
C. các ion dương và các electron chuyển động hỗn độn hơn.
D. sợi dây kim loại nở dài ra.
Câu 5. Khi nhiệt độ tăng điện trở của chất điện phân giảm là do
A. số electron tự do trong bình điện phân tăng.
B. số ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng.
C. các ion và các electron chuyển động hỗn độn hơn.
D. bình điện phân nóng lên nên nở rộng ra.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng? Bán dẫn tinh khiết khác bán dẫn pha lẫn tạp chất ở chổ
A. bán dẫn tinh khiết có mật độ electron và lổ trống gần như nhau.
B. cùng một nhiệt độ, mật độ hạt mang điện tự do trong bán dẫn tinh khiết ít hơn trong bán dẫn có pha
tạp chất.
C. điện trở của bán dẫn tinh khiết tăng khi nhiệt độ tăng.
D. khi thay dổi nhiệt độ điện trở của bán dẫn tinh khiết thay đổi nhanh hơn điện trở của bán dẫn có pha
tạp chất.
Câu 7. Bản chất của dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời chủ yếu của
A. các electron tự do.
B. các ion dương và ion âm.
C. các ion dương, ion âm và electron tự do.
D. các electron tự do và các lỗ trống.
Câu 8. Để có được bán dẫn loại n ta phải pha vào bán dẫn tinh khiết silic một ít tạp chất là các nguyên tố
A. thuộc nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn.
B. thuộc nhóm III trong bảng hệ thống tuần hoàn.
C. thuộc nhóm IV trong bảng hệ thống tuần hoàn.
D. thuộc nhóm V trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 9. Hiện tượng tạo ra hạt tải điện trong dung dịch điện phân
A. là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân.
B. là nguyên nhân chuyển động của các phân tử.
C. là dòng điện trong chất điện phân.
D. cho phép dòng điện chạy qua chất điện phân.
Câu 10. Cho dòng điện có cường độ 2 A chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối đồng có cực dương
bằng đồng trong 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng đồng bám vào cực âm là
A. 2,65 g. B. 6,25 g. C. 2,56 g. D. 5,62 g.
Câu 11. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất điện phân là
A. do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai điện cực.
B. do sự phân li của các phân tử trong dung môi thành các ion.
C. do sự trao đổi electron với các điện cực.
D. do nhiệt độ của bình điện phân giảm khi có dòng điện chạy qua.
Câu 12. Bóng đèn của tivi hoạt động ở điện áp (hiệu điện thế) 30 kV. Giả thiết rằng electron rời khỏi catôt
với vận tốc ban đầu bằng không. Động năng của electron khi chạm vào màn hình là
A. 4,8.10-16 J. B. 4,8.10-15 J. C. 8,4.10-16 J. D. 8,4.10-15 J.
Câu 13. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. có khi tăng có khi giảm.
Câu 14. Trong điôt bán dẫn, người ta sử dụng
A. hai loại bán dẫn tinh khiết có bản chất khác nhau.
B. một bán dẫn tinh khiết và một bán dẫn có pha tạp chất.
C. hai loại bán dẫn có pha tạp chất có bản chất khác nhau.
D. hai loại bán dẫn có pha tạp chất có bản chất giống nhau.
Câu 15. Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là
A. các electron bứt khỏi các phân tử khí.
B. sự ion hóa do va chạm.
C. sự ion hoá do các tác nhân đưa vào trong chất khí.
D. không cần nguyên nhân nào cả vì đã có sẵn rồi.
Câu 16. Chọn câu sai trong các câu sau
A. Trong bán dẫn tinh khiết các hạt tải điện cơ bản là các electron và các lỗ trống.
B. Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là lỗ trống.
C. Trong bán dẫn loại n hạt tải điện cơ bản là electron.
D. Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là electron.
Câu 17. Điều nào sau đây là sai khi nói về lớp chuyển tiếp p-n?
Lớp chuyển tiếp p-n
A. có điện trở lớn vì ở gần đó có rất ít các hại tải điện tự do.
B. dẫn điện tốt theo chiều từ p sang n.
C. dẫn điện tốt theo chiều từ n sang p.
D. có tính chất chỉnh lưu.
Câu 18. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của
A. các ion dương cùng chiều điện trường.
B. các ion âm ngược chiều điện trường.
C. các electron tự do ngược chiều điện trường.
D. các prôtôn cùng chiều điện trường.
Câu 19. Nguyên nhân gây ra điện trở của vật dẫn làm bằng kim loại là
A. do các electron va chạm với các ion dương ở nút mạng.
B. do các electron dịch chuyển quá chậm.
C. do các ion dương va chạm với nhau.
D. do các nguyên tử kim loại va chạm mạnh với nhau.
Câu 20. Trong dung dịch điện phân, các hạt tải điện được tạo thành do
A. các electron bứt ra khỏi nguyên tử trung hòa.
B. sự phân li các phân tử thành ion.
C. các nguyên tử nhận thêm electron.
D. sự tái hợp các ion thành phân tử.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng hồ quang điện?
A. Hồ quang điện là sự phóng điện tự lực.
B. Hồ quang điện là sự phóng điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao.
C. Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện xảy ra trong chất khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình
thường.
D. Hồ quang điện là sự phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.
Câu 22. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng mà khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện
trở của kim loại (hay hợp kim)
A. tăng đến vô cực. B. giảm đến một giá trí khác không.
C. giảm đột ngột đến giá trị bằng không. D. không thay đổi.
Câu 23. Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó
A. vô cùng lớn. B. có giá trị âm.
C. bằng không. D. có giá trị dương xác định.
Câu 24. Chọn câu sai
A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi.
B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện.
C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 0 0C các chất khí dẫn điện tốt.
Câu 25. Để có thể tạo ra sự phóng tia lửa điện giữa hai điện cực đặt trong không khí ở điều kiện thường thì
A. hiệu điện thế giữa hai điện cực không nhỏ hơn 220 V.
B. hai điện cực phải đặt rất gần nhau.
C. điện trường giữa hai điện cực phải có cường độ trên 3.106 V/m.
D. hai điện cực phải làm bằng kim loại.
Câu 26. Khi chất khí bị đốt nóng, các hạt tải điện trong chất khí
A. chỉ là ion dương. B. chỉ là electron.
C. chỉ là ion âm. D. là electron, ion dương và ion âm.
Câu 27. Ở bán dẫn tinh khiết
A. số electron tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống.
B. số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống.
C. số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau.
D. tổng số electron và lỗ trống bằng 0.
Câu 28. Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu người ta cho hai thanh than tiếp xúc với nhau
sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích
A. để tạo ra sự phát xạ nhiệt electron.
B. để các thanh than nhiễm điện trái dấu.
C. để các thanh than trao đổi điện tích.
D. để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.

Câu 29. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T được đặt trong không khí ở 200
C, còn mối hàn kia được nung nóng đến 5000 C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là 6
mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó là
A. 125.10-6 V/K. B. 25.10-6 V/K.
C. 125.10-7 V/K. D. 6,25.10-7 V/K.
Câu 30. Lớp chuyển tiếp p - n:
A. có điện trở rất nhỏ.
B. dẫn điện tốt theo một chiều từ p sang n.
C. không cho dòng điện chạy qua.
D. chỉ cho dòng điện chạy theo chiều từ n sang p.

Câu 31. Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có điện trở 2,5 . Anôt của bình bằng bạc
và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân là 10 V. Biết bạc có A = 108 g/mol, có n = 1. Khối
lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là
A. 4,32 mg. B. 4,32 g. C. 2,16 mg. D. 2,14 g.

Câu 32. Một dây bạch kim ở 200 C có điện trở suất 0 = 10,6.10-8 m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạch
kim là  = 3,9.10-3 K-1. Điện trở suất  của dây dẫn này ở 5000 C là

A.  = 31,27.10-8 m. B.  = 20,67.10-8 m.

C.  = 30,44.10-8 m. D.  = 34,28.10-8 m.


Câu 33. Một bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat (CuSO4) với anôt bằng đồng. Khi cho dòng điện
không đổi chạy qua bình này trong khoảng thời gian 30 phút, thì thấy khối lượng đồng bám vào
catôt là 1,143 g. Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là A = 63,5 g/mol, có hoá trị n = 2. Cường độ dòng
điện chạy qua bình điện phân là
A. 1,93 mA. B. 1,93 A. C. 0,965 mA. D. 0,965 A.

Câu 34. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt nhiệt điện động T = 65 V/K đặt trong không khí
ở 20 0C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232 0C. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện khi
đó là
A. 13,00 mV. B. 13,58 mV. C. 13,98 mV. D. 13,78 mV.
Câu 35. Tia lửa điện hình thành do
A. Catôt bị các ion dương đập vào làm phát ra electron.
B. Catôt bị nung nóng phát ra electron.
C. Quá trình tao ra hạt tải điện nhờ điện trường mạnh.
D. Chất khí bị ion hóa do tác dụng của tác nhân ion hóa.
Câu 36. Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào
A. chiều dài của vật dẫn. B. chiều dài và tiết diện vật dẫn.
D. tiết diện của vật dẫn. C. nhiệt độ và bản chất của vật dẫn.
Câu 37. Phát biểu nào dưới đây không đúng với kim loại?
A. Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng.
B. Hạt tải điện là các ion tự do.
C. Khi nhiệt độ không đổi, dòng điện tuân theo định luật Ôm.
D. Mật độ hạt tải điện không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 38. Một bóng đèn sáng bình thường ở hiệu điện thế 220 V thì dây tóc có điện trở xấp xĩ 970 . Hỏi
bóng đèn có thể thuộc loại nào dưới đây?
A. 220 V - 25 W. B. 220 V - 50 W. C. 220 V - 100 W. D. 220 V - 200 W.
Câu 39. Đương lượng điện hóa của niken k = 0,3.10-3 g/C. Một điện lượng 2C chạy qua bình điện phân có
anôt bằng niken thì khối lượng của niken bám vào catôt là
A. 6.10-3 g. B. 6.10-4 g. C. 1,5.10-3 g. D. 1,5.10-4 g.
Câu 40. Một cặp nhiệt điện có đầu A đặt trong nước đá đang tan, còn đầu B cho vào nước đang sôi, khi đó
suất điện động nhiệt điện là 2 mV. Nếu đưa đầu B ra không khí có nhiệt độ 200 C thì suất điện động nhiệt
điện bằng bao nhiêu?
A. 4.10-3 V. B. 4.10-4 V. C. 10-3 V. D. 10-4 V.
Câu 41. Đương lượng điện hóa của đồng là k = 3,3.10-7 kg/C. Muốn cho trên catôt của bình điện phân chứa
dung dịch CuSO4, với cực dương bằng đồng xuất hiện 16,5 g đồng thì điện lượng chạy qua bình phải là
A. 5.103 C. B. 5.104 C. C. 5.105 C. D. 5.106 C.
Câu 42. Đối với dòng điện trong chất khí
A. Dòng điện trong chất khi tuân theo định luật Ôm.
B. Để có dòng điện trong chất khí thì catôt phải được nung nóng đỏ.
C. Có hiện tượng hồ quang khi các ion đến đập vào catôt làm catôt phát ra electron.
D. Tia lữa điện là sự phóng điện xảy ra trong chất khí khi có điện trường.
Câu 43. Để tiến hành các phép đo cần thiết cho việc xác định đương lượng điện hóa của kim loại nào đó,
ta cần phải sử dụng các thiết bị
A. cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây. B. cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây.
C. vôn kế, ôm kế, đồng hồ bấm giây. D. ampe kế, vôn kế, đồng hồ bấm giây.

Câu 44. Một thanh kim loại có điện trở 10  khi ở nhiệt độ 200 C, khi nhiệt độ là 1000 C thì điện trở của
nó là 12 . Hệ số nhiệt điện trở của kim loại đó là
A. 2,5.10-3 K-1. B. 2.10-3 K-1. C. 5.10-3 K-1. D. 10-3 K-1.
Câu 45. Ở nhiệt độ 250 C, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 20 V, cường độ dòng điện là 8 A. Khi đèn
sáng bình thường, cường độ dòng điện vẫn là 8 A, nhiệt độ của bóng đèn khi đó là 26440 C. Hỏi hiệu điện
thế hai đầu bóng đèn lúc đó là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn là 4,2.10-3 K-1.
A. 240 V. B. 300 V. C. 250 V. D. 200 V.
Câu 46. Lớp chuyển tiếp p-n có tính dẫn điện
A. tốt khi dòng điện đi từ n sang p và rất kém khi dòng điện đi từ p sang n.
B. tốt khi dòng điện đi từ p sang n và không tốt khi dòng điện đi từ n sang p.
C. tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
D. không tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
Câu 47. Câu nào dưới đây nói về tạp chất đôno và tạp chất axepto trong bán dẫn là không đúng?
A. Tạp chất đôno làm tăng các electron dẫn trong bán dẫn tính khiết.
B. Tạp chất axepto làm tăng các lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết.
C. Tạp chất axepto làm tăng các electron trong bán dẫn tinh khiết.
D. Bán dẫn tinh khiết không pha tạp chất thì mật độ electron tự do và các lỗ trống tương đương nhau.
Câu 48. Khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở của kim loại
A. Tăng khi nhiệt độ giảm.
B. Tăng khi nhiệt độ tăng.
C. Không đổi khi nhiệt độ thay đổi.
D. Tăng hay giảm khi nhiệt độ tăng tuỳ thuộc bản chất kim loại.
Câu 49. Một sợi dây đồng có điện trở 75 Ω ở nhiệt độ 500 C. Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là bao nhiêu?
Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004 K-1.
A. 60 Ω. B. 70 Ω. C. 80 Ω. D. 90 Ω.
Câu 50. Một sợi dây đồng có điện trở 37 Ω ở nhiệt độ 500 C. Ở nhiệt độ nào thì diện trở của sợi dây đó 43
Ω? Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004 K-1.
A. 750 C. B. 850 C. C. 950 C. D. 1050 C.
Câu 51. Một sợi dây dẫn nhôm hình trụ có tiết diện 1,5 mm2 dài 2 m có điện trở 2 Ω. Nếu dây dẫn
nhôm đó có tiết diện 0,5 mm2 dài 4 m thì có điện trở
A. 1 Ω. B. 6 Ω. C. 12 Ω. D. 18 Ω.
Câu 52. Khi cho hai kim loại khác nhau về bản chất tiếp xúc với nhau thì tại chỗ tiếp sẽ có sự khuếch tán
A. ion dương từ kim loại này sang kim loại kia.
B. ion âm từ kim loại này sang kim loại kia.
C. lỗ trống từ kim loại này sang kim loại kia.
D. electron tự do từ kim loại này sang kim loại kia.
Câu 53. Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Dòng điện chạy qua kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
B. Dòng điện chạy qua chất điện phân gây ra tác dụng nhiệt.
C. Điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng.
D. Điện trở của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 54. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện 65 µV/K đặt trong không khí ở 200 C, còn mối
kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320 C. Suất nhiệt điện của cặp này là

A. 1,378 V. B. 13,78 mV. C. 13,8 V. D. 0,378 V.


Câu 55. Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch CuSO4 có
các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng
thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình thứ 2 là m2 = 41,04g thì khối lượng đồng bám vào catot của
bình thứ nhất là bao nhiêu? Biết ACu = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1.
A. 12,16 g. B. 6,08 g. C. 24,32 g. D. 18,24 g.
Câu 56. Dòng điện trong chất khí
A. Có cường độ dòng điện luôn luôn tăng khi hiệu điện thế tăng.
B. Luôn tồn tại khi trong chất khí có điện trường.
C. Là dòng chuyển dời có hướng của các phân tử, nguyên tử.
D. Là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron.
Câu 57. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự phát xạ nhiệt electron?
A. Tia lửa điện. B. Hồ quang điện.
C. Sự dẫn điện một chiều của điôt. D. Hiện tượng cực dương tan.
Câu 58. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chùm tia electron (tia catôt)?
A. Có thể làm ion hoá chất khí. B. Có thể xuyên qua các tờ giấy mỏng.
C. Bị lệch trong điện trường. D. Không bị lệch trong từ trường.
Câu 59. Trong các bán dẫn loại nào thì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do?
A. Bán dẫn tinh khiết. B. Bán dẫn loại p.
C. Bán dẫn loại n. D. Bán dẫn có pha tạp chất.
Câu 60. Chọn phát biểu sai khi nói về chất bán dẫn
A. Ở nhiệt độ thấp chất bán dấn dẫn điện không tốt.
B. Ở nhiệt độ cao chất bán dẫn dẫn điện tương đối tốt.
C. Dòng điện trong chất bán dẫn tuân theo định luật Ôm giống kim loại.
D. Mật độ lỗ trống và electron tự do trong bán dẫn tinh khiết tương đương nhau.
Câu 61. Pin nhiệt điện gồm có hai dây kim loại
A. cùng bản chất hàn hai đầu với nhau và hai đầu mối hàn được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. khác bản chất hàn một đầu với nhau và mối hàn được nung nóng hoặc làm lạnh.
C. khác bản chất hàn hai đầu với nhau và hai đầu mối hàn được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
D. cùng bản chất hàn một đầu với nhau và đầu mối hàn được nung nóng hoặc làm lạnh.
Câu 62. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi nhiệt độ
A. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
B. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không.
C. tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
D. tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
Câu 63. Một sợi dây đồng có điện trở 74 Ω ở 500 C. Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là bao nhiêu biết hệ
số nhiệt điện trở là α = 4.10–4 K–1.
A. 74,5 Ω. B. 76,5 Ω. C. 75,5 Ω. D. 77,0 Ω.
Câu 64. Một bóng đèn ở 00 C có điện trở 250 Ω, ở 12500 C có điện trở 255 Ω. Điện trở dây tóc bóng đèn ở
250 C là
A. 250,1 Ω. B. 251,2 Ω. C. 250,5 Ω. D. 251,0 Ω.
Câu 65. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dòng điện trong dây dẫn kim loại có tác dụng nhiệt.
B. Hạt tải điện trong kim loại là các ion.
C. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
D. Điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 66. Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu kia vào nước đang sôi thì suất
nhiệt điện của cặp là 0,860 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp này là
A. 6,8 µV/K. B. 8,6 µV/K. C. 6,8 V/K D. 8,6 V/K.

E 0,86.10 −3
Câu 66. T = = = 0,86.10-5 (V/K). Đáp án B.
T2 − T1 373 − 173

Câu 67. Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4 µV/K có điện trở trong r = 1
Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19 Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu
kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là
A. 1,62 mA. B. 3,24 mA. C. 0,162 A. D. 0,324 A.
Câu 68. Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình
điện phân là 5 A. Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử là 108 g/mol, có hoá trị 1. Lượng bạc bám
vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là
A. 40,29 g. B. 40,29 mg. C. 42,9 g. D. 42,9 mg.
Câu 69. Bình điện phân có anốt làm bằng kim loại của chất điện phân có hóa trị 2. Cho dòng điện 0,2 A
chạy qua bình trong 16 phút 5 giây thì có 64 mg chất thoát ra ở điện cực. Kim loại dùng làm anot của bình
điện phân là
A. Ni. B. Fe. C. Cu. D. Zn.
Câu 70. Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình (1) chứa dung dịch CuSO4
có các điện cực bằng đồng, bình (2) chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một
khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình (2) là m2 = 41,04 g thì khối lượng đồng bám vào catôt
của bình (1) là bao nhiêu? Biết A1 = 64, n1 = 2, A2 = 108, n2 = 1.
A. 12,16 g. B. 6,08 g. C. 24,32 g. D. 18,24 g.
Câu 71. Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân
A. dung dịch muối của kim loại có anốt làm bằng kim loại khác.
B. dung dịch axit có anốt làm làm bằng kim loại.
C. dung dịch muối của kim loại có anốt làm bằng kim loại đó.
D. dung dịch muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại.
Câu 72. Do nguyên nhân nào mà độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng?
A. chuyển động nhiệt của các phân tử tăng làm khả năng phân ly thành ion tăng.
B. độ nhớt của dung dịch giảm làm các ion chuyển động dễ dàng hơn.
C. điện cực bức xạ electron nhiệt vào trong dung dịch.
D. các chất khí tan tốt vào trong dung dịch khi nhiệt độ tăng.
Câu 73. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của
A. các electron theo chiều điện trường.
B. các ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường.
C. các ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường.
D. các ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường.
Câu 74. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron tự do là dòng điện trong
A. chất khí. B. chất bán dẫn. C. kim loại D. chất điện phân.
Câu 75. Chọn câu phát biểu sai khi nói về tính chất điện của bán dẫn
A. Điện trở suất ρ của bán dẫn có giá trị trung gian giữa kim loại và điện môi.
B. Điện trở suất ρ của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
C. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc rất mạnh vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
D. Điện trở của chất bán dẫn tinh khiết tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 76. Chọn câu phát biểu sai khi nói về chất bán dẫn
A. Bán dẫn có mật độ electron cao hơn mật độ lỗ trống thì nó là bán dẫn loại n.
B. Bán dẫn có mật độ lỗ trống cao hơn mật độ electron thì nó là bán dẫn loại p.
C. Bán dẫn có mật độ lỗ trống bằng mật độ electron thì nó là bán dẫn tinh khiết.
D. Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các ion.
Câu 77. Điốt chỉnh lưu bán dẫn
A. có lớp tiếp xúc p–n chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ p sang n.
B. có lớp tiếp xúc p–n chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ n sang p.
C. nối cực dương của nguồn với n, cực âm nguồn với p, thì cho dòng điện thuận.
D. cho dòng điện chạy qua theo cả hai chiều đều tốt.
Câu 78. Bán dẫn có mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do là bán dẫn
A. tinh khiết. B. loại p. C. loại n. D. loại p hoặc n
Câu 79. Một bóng đèn dây tóc loại 6 V – 2,4 W. Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây tóc khi đèn
sáng bình thường trong thời gian 4 phút là
A. 375.1017. B. 600.1018. C. 425.1018. D. 50.1019.
Câu 80. Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng được nối vào hiệu điện thế
một chiều U = 3 V. Sau 16 phút 5 giây khối lượng của catôt tăng thêm 6,36 mg. Biết đồng có khối lượng
mol nguyên tử là 64 g/mol, có hoá trị 2. Điện trở của bình điện phân là

A. 150 . B. 15 . C. 300 . D. 60 .
Câu 81. Chọn câu sai khi nói về hồ quang điện,
A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực.
B. Hồ quang điện là sự phóng điện trong chất khí ở áp suất cao.
C. Hồ quang điện là sự phóng điện trong chất khí ở điều kiện thường. D. Hồ quang điện có thể
kèm theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.
Câu 82. Một bóng đèn dây tóc loại 220 V – 100 W khi sáng bình thường ở nhiệt độ dây tóc là 20000 C.
Biết dây tóc bóng đèn làm bằng vônfram có hệ số nhiệt điện trở  = 4,5.10-3 K-1. Điện trở của dây tóc bóng
đèn khi không thắp sáng ở 200 C là

A. 480 (). B. 84,8 (). C. 48,8 (). D. 88 ().

Câu 83. Một sợi dây đồng có điện trở 50  ở 200 C. Hệ số nhiết điện trở của đồng là  = 4,3.10-3 K-1. Điện
trở của sợi dây đồng đó ở 400 C là

A. 54,3 (). B. 45,3 (). C. 64,3 (). D. 74,1 ().

Câu 84. Một sợi dây nhôm có điện trở 122  ở 500 C. Hệ số nhiết điện trở của nhôm là  = 4,4.10-3 K-1.
Điện trở của sợi dây nhôm đó ở 00 C là

A. 75 (). B. 86 (). C. 90 (). D. 100 ().

Câu 85. Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T = 65.10-6 V/K. Một mối hàn của cặp nhiệt điện này
đặt trong không khí ở nhiệt độ 200 C, mối hàn còn lại nung lên đến nhiệt độ 2320 C. Suất điện động nhiệt
điện của cặp nhiệt điện này là
A. 1,378 V. B. 0,1378 V. C. 13,78 mV. D. 1,378 mV.
Câu 86. Một cặp nhiệt điện có một mối hàn của cặp nhiệt điện này đặt trong không khí ở nhiệt độ 200 C,
mối hàn còn lại nung lên đến nhiệt độ 8200 C thì cặp nhiệt điện này có suất điện động nhiệt điện 0,2 V. Hệ
số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện này là

A. 25 mV/K. B. 25 V/K. C. 52 mV/K. D. 52 V/K.


Câu 87. Dùng một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T = 42,5 V/K nối với milivôn kế để đo nhiệt
độ nóng chảy của thiếc. Một mối hàn của cặp nhiệt điện được nhúng vào nước đá đang tan, mối hàn còn lại
nhúng vào thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivôn kế chỉ 10,03 mV. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là
A. 5090 C. B. 2360 C. C. 6320 C. D. 5260 C.
Câu 88. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ mối hàn.
B. Sự chênh lệch nhiệt độ của hai mối hàn.
C. Bản chất của hai kim loại.
D. Bản chất của hai kim loại và sự chênh lệch nhiệt độ của hai mối hàn.
Câu 89. Một bóng đèn dây tóc ở 270 C có điện trở 45 Ω, ở 21230 C có điện trở 360 Ω. Hệ số nhiệt điện trở
của dây tóc bóng đèn là
A. 3,34.10-3 K-1. B. 4,33.10-3 K-1. C. 3,34.10-4 K-1. D. 4,34.10-4 K-1.
Câu 90. Chọn phát biểu sai khi nói về dòng điện trong chất khí
A. Ở điều kiện thường không khí không dẫn điện.
B. Khi bị đốt nóng không khí có thể dẫn điện được.
C. Không khí có thể dẫn điện tốt với điều kiện độ ẩm của không khí không cao.
D. Dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm.
Câu 91. Chọn phát biểu sai khi nói về chất bán dẫn
A. Ở nhiệt độ thấp chất bán dẫn gần như không dẫn điện.
B. Ở nhiệt độ cao chất bán dẫn dẫn điện khá tốt.
C. Ở nhiệt độ cao trong chất bán dẫn tinh khiết xuất hiện nhiều electron tự do và nhiều lỗ trống,
D. Dòng điện trong chất bán dẫn tinh khiết tuân theo định luật Ôm.
Câu 92. Khi pha thêm một ít tạp chất có số electron ở lớp ngoài cùng là 3 electron vào chất bán đẫn có số
electron ở lớp ngoài cùng là 4 ta được
A. bán dẫn loại p. B. bán dẫn loại n.
C. cả hai loại bán dẫn p và n. D. bán dẫn tinh khiết.
Câu 93. Các kim loại đều
A. dẫn điện tốt, có điện trở suất không đổi.
B. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
C. dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi.
D. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi như nhau theo nhiệt độ.
Câu 94. Bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có cực dương bằng bạc. Biết bạc có khối lượng
mol nguyên tử là 108 g/mol, có hoá trị 1. Sau thời gian điện phân 5 phút có 316 mg bạc bám vào catôt của
bình điện phân này. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là
A. 0,49 A. B. 0,94 A. C. 1,94 A. D. 1,49 A.
Câu 1. Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Đáp án C.
Câu 2. Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương và ion âm. Đáp án A.

1 64
Câu 3. m = . .0,75.(16.60 + 5) = 0,24 (g). Đáp án C.
96500 2

Câu 4. Khi nhiệt độ tăng thì các ion dương ở nút mạng và các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn độn
hơn nên cản trở dòng điện nhiều hơn. Đáp án C.
Câu 5. Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử bị phân li nhiều hơn, các ion dương, ion âm tăng nên khả năng dẫn
điện của chất điện phân tăng. Đáp án B.
Câu 6. Điện trở của bán dẫn tinh khiết giảm khi nhiệt độ tăng. Đáp án C.
Câu 7. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của ion dương cùng chiều điện trường, ion
âm và electron tự do ngược chiều điện trường. Đáp án C.
Câu 8. Khi pha tạp chất thuộc nhóm V (có 5 electron ở lớp ngoài cùng) vào bán dẫn tinh khiết silic (nhóm
IV) thì sẽ xuất hiện nhiều electron tự do. Đó là bán dẫn loại n.
Đáp án D.
Câu 9. Các ion dương, ion âm tạo ra trong dung dịch điện phân cho phép dòng điện chạy qua chất điện
phân. Đáp án D.

1 64
Câu 10. m = . .2.(1.3600 + 4.60 + 20) = 2,56 (g). Đáp án C.
96500 2

Câu 11. Các ion dương và ion âm được tạo ra trong chất điện môi là do sự phân li của các phân tử trong
dung môi. Đáp án B.
Câu 12. Wđ = eU = 1,6.10-19.30.103 = 4,8.10-15 (J). Đáp án B.
Câu 13. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân giảm. Đáp án B.
Câu 14. Điôt bán dẫn là dụng cụ bán dẫn có một lớp tiếp xúc p-n. Đáp án C.
Câu 15. Để tạo ra hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường thì cần dùng tác nhân ion hoá. Đáp án C.
Câu 16. bán dẫn loại p là bán dẫn có các hạt tải điện chủ yếu là các lỗ trống.
Đáp án D.
Câu 17. Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo chiều từ n sang p. Đáp án C.
Câu 18. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do ngược chiều điện
trường. Đáp án C.
Câu 19. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do các electron tự do khi chuyển động có hướng va
chạm với các ion dương ở nút mạng. Đáp án A.
Câu 20. Hạt tải điện được tạo thành trong chất điện phân là do các phân tử phân li thành các ion dương và
ion âm. Đáp án B.
Câu 21. Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện xảy ra trong không khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất
bình thường. Đáp án B.
Câu 22. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi nhiệt độ hạ thấp đến một giới hạn nào đó thì điện trở của
kim loại hoặc hợp kim giảm đến bằng không. Đáp án C.
Câu 23. Khi ở trạng thái siêu dẫn điện trở của vật dẫn bằng không. Đáp án C.
Câu 24. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, chất khí gần như không dẫn điện. Đáp án D.
Câu 25. Sự phóng điện thành tia xảy ra trong không khí ở điều kiện thường khi cường độ điện trường lên
đến trên 3.106 V/m. Đáp án C.
Câu 26. Khi chất khí bị đốt nóng, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện là các ion dương, ion âm và các
electron tự do. Đáp án D.
Câu 27. Ở bán dẫn tinh khiết số electron và số lỗ trống bằng nhau. Đáp án C.
Câu 28. Cho hai thanh than tiếp xúc với nhau để dòng điện nung nóng lớp khí giữa hai thanh than tạo ra sự
phát xạ nhiệt electron. Đáp án A.

E 6.10−3
Câu 29. T = = = 1,25.10-5 (V/K). Đáp án C.
T2 − T1 773 − 293

Câu 30. Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo chiều từ p sang n. Đáp án B.

1 108 10
Câu 31. m = . . .(16.60 + 5) = 4,32 (g). Đáp án B.
96500 1 2,5

Câu 32.  = 0(1 + (t – t0)) = 10,6.10-8.(1 + 3,9.10-3(500 – 20)) = 30,44.10-8 (m).
Đáp án C.

n 2
Câu 33. I = m.F. = 1,143.96500. = 0,193 (A). Đáp án B.
A.t 63,5.30.60

Câu 34. E = T(T1 – T1) = 65.10-6.(505 – 293) = 0,01378 (V). Đáp án D.

Câu 35. Tia lửa điện là sự phóng điện trong không khí ở điều kiện thường khi cường độ điện trường trong
không khí lên đến 3.106 V/m. Đáp án C.
Câu 36. Điện trở suất phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật dẫn. Đáp án C.
Câu 37. Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Đáp án B.

U 2 2202
Câu 38. P = = = 49,9 (W). Đáp án B.
R 970
Câu 39. m = kq = 0,3.10-3.2 = 6.10-4 (g). Đáp án B.

T2' − T1 20 − 0
Câu 40. E’ = E. = 2.10−3. = 4.10-4 (V). Đáp án B.
T2 − T1 100 − 0

m 16,5.10−3
Câu 41. q = = = 5.10-4 (C). Đáp án B.
k 3,3.10−7

Câu 42. Hồ quang điện được duy trì khi các ion đến đập vào catôt phải làm catôt phát ra các electron. Đáp
án C.
Câu 43. Đo khối lượng bằng cân, đo cường độ dòng điện bằng ampe kế, đo thời gian bằng đồng hồ. Đáp
án A.

R 12
−1 −1
R0
Câu 44. T = = 10 = 25.10-3 (K-1). Đáp án A.
t − t0 100 − 20

Câu 45. U = I.R0(1 + (t – t0)) = U0(1 + (t – t0)) = 20.(1 + 4,2.10-3.(2644 – 25))
= 240 (V). Đáp án A.
Câu 46. Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo chiều từ p sang n và dẫn điện không tốt theo chiều từ n sang
p. Đáp án B.
Câu 47. Tạp chất đôno (tạp chất cho) làm tăng các electron trong bán dẫn tinh khiết, tạp chất axepto (tạp
chất nhận) làm tăng các lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết.
Đáp án C.
Câu 48. Điện trở của kim loại tăng khi hiệt độ tăng. Đáp án B.
Câu 49. R = R0(1 + α(t – t0)) = 75(1 + 0,004(100 – 50)) = 90 (Ω). Đáp án D.

R − R0 44 − 40
Câu 50. t = + t0 = + 50 = 750 C. Đáp án A.
R0 . 40.0,004

l Sl 1,5.4
Câu 51. R =   R2 = R1. 1 2 = 2. = 12 (Ω). Đáp án C.
S S2 l1 0,5.2

Câu 52. Các electron tự do sẽ khuếch tán từ kim loại có mật độ electron tự do lớn sang kim loại có mật độ
electron tự do bé hơn. Đáp án D.
Câu 53. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân giảm. Đáp án D.

Câu 54. E = T(T2 = T1) = 65.10-6(505 – 293) = 0,01378 (V). Đáp án B.

1 A A .n 64.1
Câu 55. m = . .I.t  m1 = m2 Cu Ag = 41,04. = 12,16 (g). Đáp án A
F n AAg .nCu 108.2
Câu 56. Bản chất của dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều
điện trường, ion âm và electron tự do theo chiều ngược chiều điện trường. Đáp án D.
Câu 57. Để có hồ quang điện thì catôt phải phát ra các electron nhờ sự phát xạ nhiệt electron. Đáp án B.
Câu 58. Tia catôt là chùm electron chuyển động có hướng nên bị lệch trong điện trường và trong từ trường.
Đáp án D.
Câu 59. Bán dẫn loại p là bán dẫn mà hạt tải điện chủ yếu là các lỗ trống. Đáp án B.
Câu 60. Đường đặc trưng vôn – ampe của dòng điện trong chất bán dẫn không phải là đường thẳng. Đáp
án C.
Câu 61. Pin nhiệt điện gồm có hai dây kim loại khác bản chất hàn hai đầu với nhau và hai đầu mối hàn
được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau. Đáp án C.
Câu 62. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của
kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không. Đáp án A.

Câu 63. R = R0(1 + (t – t0)) = 74(1 + 4.10-4.(100 – 50) = 75,48 (Ω). Đáp án C.

R1 − R0 255 − 250
Câu 64.  = = = 1,6.10-5 (K-1);
R0 (t1 − t0 ) 250(1250 − 0)

R2 = R0(1 + (t2 – t0)) = 250(1 + 1,6.10-5.(25 – 0) = 250,1 (Ω). Đáp án A.

Câu 65. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. Đáp án B.

E 0,86.10 −3
Câu 66. T = = = 0,86.10-5 (V/K). Đáp án B.
T2 − T1 373 − 173

Câu 67. E = T(T2 – T1) = 32,4.10-6.(373 – 273) = 32,4.10-4 (V);

E 32,4.10−4
I= = 16,2.10-4 (A). Đáp án A.
R+r 19 + 1

1 A 1 108
Câu 68. m = It = .5.2.3600 = 40,29 (g). Đáp án A.
F n 96500 1

1 A mFn 64.10−3.96500.2
Câu 69. m = It  A = = = 64. Đáp án C.
F n It 0,2.(16.60 + 5)

1 A1
It
m1 F n1 An An 64.1
Câu 70. = = 1 2  m1 = m2 1 2 = 41,04. = 12,16 (g).
m2 1 A2 A2 n1 A2 n1 108.2
It
F n2

Đáp án A.
Câu 71. Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân dung dịch muối của kim loại có anốt làm bằng
kim loại đó. Đáp án C.
Câu 72. Nhiệt độ tăng thì khả năng phân li của phân tử thành ion tăng làm tăng hạt dẫn điện trong chất
điện phân. Đáp án A.
Câu 73. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường,
ion âm và electron ngược chiều điện trường. Đáp án B.
Câu 74. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện
trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường. Đáp án A.
Câu 75. Điện trở của chất bán dẫn tinh khiết giảm khi nhiệt độ tăng. Đáp án D.
Câu 76. Chọn câu phát biểu sai khi nói về chất bán dẫn.
D. Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các ion.Đáp án D.
Câu 77. Điốt bán dẫn cho dòng điện đi qua theo một chiều từ p đến n. Đáp án A.
Câu 78. Bán dẫn có mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron là bán dẫn loại p.
Đáp án B.

P 2,4
Câu 79. I = = = 0,4 (A); q = I.t = 0,4.4.60 = 96 (C);
U 6

q 9,6
n= = = 6.1020. Đáp án B.
e 1,6.10−19

mFn 6,36.10−3.96500.2 U 3
Câu 80. I = = = 0,02 (A); R = = = 150 ().
A.t 64.(16.60 + 5) I 0,02

Đáp án A.
Câu 81. Hồ quang điện là sự phóng điện trong chất khí ở điều kiện thường giữa hai điện cực có hiệu điện
thế không lớn lắm và thường kèm theo sự toả nhiệt và toả sáng rất mạnh. Đáp án B.

U 2 2202
Câu 82. Khi thắp sáng: R = = = 484 ().
P 100

R 484
Khi không thắp sáng: R0 = = = 48,8 (). Đáp án C.
1 +  (t − t0 ) 1 + 4,5.10 .(2000 − 20)
−3

Câu 83. R = R0(1 + (t – t0)) = 50(1 + 4,3.10-3(40 – 20)) = 54,3 (). Đáp án A.

R 122
Câu 84. R0 = = = 100 (). Đáp án D.
1 +  (t − t0 ) 1 + 4,4.10 −3.(50 − 0)

Câu 85. E = T.(T2 – T1) = 65.10-6.(505 – 293) = 0,01378 (V). Đáp án C.


E 0,2
Câu 86. T = = = 2,5.10-4 V/K. Đáp án A.
T2 − T1 1093 − 293

E 10,03.10−3
Câu 87. T2 = + T1 = + 273 = 509 (K) = 2360 C. Đáp án B.
T 42,5.10 −6

Câu 88. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện phụ thuộc vào bản chất của hai kim loại và sự chênh lệch
nhiệt độ của hai mối hàn. Đáp án D.

R − R0 360 − 45
Câu 89.  = = = 3,34.10-3 (K-1). Đáp án A.
R0 (t − t0 ) 45.(2123 − 27)

Câu 90. Không khí khô (độ ẩm thấp) là chất cách điện. Đáp án C.
Câu 91. Dòng điện trong chất bán dẫn không tuân theo định luật Ôm. Đáp án D.
Câu 92. Khi pha thêm một ít tạp chất thuộc phân nhóm III vào chất bán dẫn thuộc phân nhóm IV ta được
bán dẫn loại p. Đáp án A.
Câu 93. Các kim loại dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ. Đáp án B.

mFn 316.10−3.96500.1
Câu 94. I = = = 0,94 (A). Đáp án B.
A.t 108.5.60

You might also like