Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Topic 1: NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI SAU THẾ CHIẾN THỨ 2.

Nỗ lực hướng đến phát triển 50 năm sau Chiến tranh thế giới không là vấn đề chỉ của
người dân hay chính phủ của từng nước đang phát triển mà cũng là vấn đề lớn đối với toàn
bộ nhân loại. Do vậy, nhiều người đã cố gắng cho nó, công bố các ý tưởng của mình. Đặc
biệt phải kể đến, các nhà học giả kinh tế học phát triển đã cống hiến công sức một cách to
lớn vào thời kỳ những năm 1950-1960 - thời kì tăng trưởng đột ngột đầy nhiệt huyết của
kinh tế học phát triển. Tuy nhiên sau đó, bởi vì bối cảnh kinh tế thế giới, sự khó khăn của
chính vấn đề này, hoặc là bản thân các nước đang phát triển đã rơi vào các hoạt động mang
tính chính trị nên không thể tập trung được các nỗ lực dẫn đến suy thoái xảy ra. Tuy nhiên,
gần đây, kinh tế học phát triển cũng đang trên đà phục hồi nhờ bối cảnh là kinh nghiệm từ
các nước Đông Á trong những nỗ lực phát triển vững chắc, đạt được sự tăng trưởng thu
nhập bình quân đầu người, sự hồi sinh của các nước Mỹ La Tinh trong những năm gần đây,
thêm vào nữa là sự thay đổi của kinh tế học.
Rất nhiều nước đang phát triển bùng cháy tinh thần xây dựng quốc gia với tư cách là
những đất nước trẻ tràn đầy khí thế tiến lên vừa dành được độc lập sau chiến tranh, nhưng
cùng lúc này cũng bị bao quanh bởi hoàn cảnh chính bản thân cũng khó cựa mình.
Đầu tiên, thứ nhất là quá trình mang tính lịch sử của việc xây dựng đất nước. Vốn dĩ
các nước thực dân đô hộ coi mỗi vùng thuộc địa như là nơi cung cấp nguyên liệu, thị trường
tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đối với nền công nghiệp của nước thực dân đó. Dĩ nhiên các
nước thuộc địa này vào lúc độc lập sẽ là nền kinh tế mà ngành sản xuất thứ nhất đặc biệt
nào đó phù hợp với điều kiện của nước thực dân là trung tâm của xuất khẩu và sản xuất
(Mono Culture). Chính vì vậy, thời kỳ ban đầu khi độc lập về mặt chính trị có sứ mệnh là
tự lập nền kinh tế vốn phụ thuộc lớn vào các nước đô hộ trước đây để hình thành mới nền
kinh tế quốc dân, lên kế hoạch độc lập theo đúng như mặt chữ của nó. Điều này có nghĩa
là việc lên kế hoạch tự chủ về mặt kinh tế là một điều kiện quan trọng để độc lập về mặt
chính trị. Do đó, đương nhiên là chính phủ mới cùng với năng lực lãnh đạo mạnh mẽ tự
mình tiến hành bắt tay vào hoạt động kinh tế và dẫn dắt khu vực tư nhân.
Thứ hai là (có) môi trường kinh tế quốc tế đương thời xoay quanh các nước mới độc
lập còn có thể gọi là chủ nghĩa bi quan xuất khẩu. Kinh tế thế giới sau Thế chiến thứ hai là
thời kì hướng nội đối với cả các nước mới độc lập và cả nước phát triển. Có rất nhiều vấn
đề mang tính kinh tế chính trị to lớn mà từng quốc gia phải đối mặt: đối với các nước mới
thành lập thì là hình thành quốc dân - quốc gia, đối với các nước phát triển là phục hồi sau
chiến tranh, đối với các nước xã hội chủ nghĩa mới ra đời thì là đoàn kết nội bộ và xây
dựng đất nước. Chỉ một mình nước Mỹ ca ngợi phồn vinh. Do vậy, kim ngạch ngoại thương
trên toàn thế giới nếu như so sánh với bây giờ thì thấp hơn rõ rệt, hơn nữa vốn dĩ sản phẩm
xuất khẩu của các nước mới độc lập tập trung vào nông sản có tính co dãn theo thu nhập
thấp (tức là dù thu nhập có tăng thì sức mua cũng không gia tăng đáng kể), ví dụ dù cho
ngoại thương thế giới có mở rộng thì cũng không thể nghĩ tới việc tăng cùng với điều đó.
Thứ 3, điều không được phép quên là sự thay đổi của kinh tế học. Trải qua kinh
nghiệm từ sự thành lập của Liên bang Xô-Viết (1922), cuộc đại suy thoái năm 1929, kinh
tế học đã đánh mất niềm tin đối với sức mạnh của thị trường- khu vực tư nhân, và đây là
yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của kinh tế học Keynes. Thêm nữa, sự thành công ít ra vào
thời kỳ đầu của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cùng với ý tưởng mô hình tăng trưởng của Harrod
Domar được kế thừa Kinh tế học Keynes đã giúp nhiều nước trên thế giới hoạch định được
các kế hoạch kinh tế.
Các quốc gia mới độc lập khởi đầu bị bao vây bởi 3 hoàn cảnh được tóm lược như
trên, đương nhiên chính phủ vừa phát huy vai trò chủ đạo hơn so với khu vực tư nhân, vừa
lên kết hoạch hình thành nền kinh tế quốc dân không phụ thuộc vào xuất khẩu mà chú trọng
đến nhu cầu nội địa. Điều này tức là, chiến lược là việc thay thế nhập khẩu, nội địa hóa sản
xuất phần được cung cấp từ nước ngoài (nhập khẩu) của thị trường sản phẩm công nghiệp
đã tồn tại. Mục tiêu là dựa vào những điều như vậy để nuôi dưỡng khu vực sản xuất công
nghiệp nội địa, hình thành kinh tế quốc dân mang tính tự chủ tự cường. Kinh tế học phát
triển cho thấy tình trạng trăm hoa đua nở của các lý luận xoay quanh các vấn đề: vừa quan
tâm tới môi trường, tới tinh thần tích cực của các nước mới độc lập như vậy, vừa quan tâm
tới việc nắm bắt các nước đang phát triển có chế độ và cơ cấu khác với các nước phát triển
như thế nào, rồi hơn nữa là làm thế nào để có thể lập kế hoạch tăng trưởng mang tính bền
vững cho các nước đang phát triển.

You might also like