Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

2.3.

HIỆU QUẢ XÚC TIẾN CẠNH TRANH (HIỆU QUẢ MANG TÍNH NGẮN
HẠN)
ĐƯỜNG (GIỚI HẠN) KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI

Biểu đồ 2-2 giải thích về lợi thế so sánh căn cứ theo giả thuyết tồn tại các yếu tố của
Heckscher- Ohlin và lợi ích thương mại trong trường hợp ngoại thương được diễn ra dựa
trên lợi thế so sánh. Tư duy về một nền kinh tế sản xuất 2 hàng hóa X và Y bằng cách sử
dụng 2 yếu tố sản xuất (lao động và tư bản). Giả sử rằng nền kinh tế này không lớn để gây
ảnh hưởng tới giá cả tương đối của sản phẩm cuối cùng trên thị trường quốc tế (giả định là
một nước nhỏ). Hàm số sản xuất của hàng hóa X và Y có tính chất thu hoạch nhất định
theo qui mô, giữa 2 yếu tố sản xuất có tồn tại mối quan hệ thay thế ở một mức độ nào đó.
Quỹ tích của tổ hợp lớn nhất hàng hóa X và hàng hóa Y có được trong trường hợp sử dụng
toàn bộ lao động và tư bản để sản xuất hàng hóa X và hàng hóa Y là đường (giới hạn) khả
năng sản xuất . Đường (giới hạn) khả năng sản xuất mang hình lõm đối với điểm gốc 0 là
vì, ngoài giả định thu hoạch nhất định, tỷ lệ đầu vào của lao động và vốn để sản xuất X và
Y khác nhau. Mọi điểm nằm trên đường khả năng sản xuất thể hiện mức độ sản xuất có thể
đạt được trong trường hợp sử dụng hoàn toàn các yếu tố sản xuất, với ý nghĩa đó, nó thể
hiện hoạt động sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, những điểm nằm trong đường đó, thể hiện
mức độ sản xuất trong trường hợp các yếu tố sản xuất không được sử dụng hoàn toàn, vì
thế nó thể hiện tình trạng sản xuất kém hiệu quả. Với lượng các yếu tố sản xuất có sẵn, khu
vực nằm ngoài đường này là không thể sản xuất. Hơn nữa, hình thái thuôn đứng hay nằm
ngang của đường khả năng sản xuất sẽ phụ thuộc tình trạng có sẵn yếu tố sản xuất và mức
độ tập trung các yếu tố sản xuất của các hàng hóa. Ví dụ, đặt giả định quốc gia này, so với
các quốc gia khác, sức lao động dồi dào hơn một cách tương đối, hàng hóa Y là ngành sản
xuất tập trung nhiều lao động hơn so với hàng hóa X, khi đó nước này sẽ có lợi thế một
cách tương đối (so với các nước khác) trong ngành sản xuất hàng hóa Y. Nói cách khác,
nước này có thể sản xuất hàng hóa Y rẻ hơn so với các nước khác.
Nếu nói một cách khác nữa, đất nước này có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng
hóa Y. Kết quả là, sản lượng sản xuất hàng hóa Y tăng lên một cách tương đối, đường khả
năng sản xuất thuôn đứng.
Cân bằng kinh tế được quyết định bởi tiếp điểm A của đường khả năng sản xuất và
đường bàng quan U0 thể hiện sự yêu thích của người tiêu dùng. Đường thẳng đi qua điểm

1
A, tiếp xúc đồng thời với đường (giới hạn) khả năng sản xuất và đường bàng quan là đường
giá tương đối nội địa của hàng hóa X và Y, gọi là Pd ( hệ số góc là Px/Py).
Ngoại thương phát sinh, nếu giả sử so với thị trường nội địa thì trên thị trường thế
giới giá của hàng hóa X rẻ hơn một cách tương đối, giá của hàng hóa Y đắt hơn một cách
tương đối (hệ số góc của đường giá tương đối quốc tế nhỏ hơn hệ số góc của đường giá
tương đối nội địa), lần lượt xác định được điểm sản xuất mới là Q – tiếp điểm của đường
giá tương đối quốc tế Pw (=Pwx/Pwy) và đường giới hạn khả năng sản xuất, điểm tiêu dùng
mới là C – tiếp điểm của đường giá tương đối thế giới Pw và đường bàng quan U1. Nước
này sẽ xuất khẩu cạnh QE của tam giác trên hình, nhập khẩu cạnh EC. Hệ số góc cạnh
huyền thể hiện giá tương đối quốc tế Pw nên kim ngạch xuất khẩu bằng kim ngạch nhập
khẩu (thu chi ngoại thương cân bằng).
Kết quả của thương mại quốc tế, người tiêu dùng đạt được đường bàng quan U1 cao
hơn. Đây là lợi ích của ngoại thương. Hơn nữa, ở trong nước, sản xuất hàng hóa X sẽ giảm
xuống, sản xuất hàng hóa Y tăng lên. Đây là bởi nhờ có sự bắt đầu của ngoại thương, các
yếu tố sản xuất đã chuyển tới khu vực mà quốc gia này có lợi thế , cũng có nghĩa là nguồn
lực được sử dụng một cách hợp lý hơn trước
HIỆU QUẢ XÚC TIẾN CẠNH TRANH CỦA NGOẠI THƯƠNG

Do tự do hóa ngoại thương mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với giá
cạnh tranh quốc tế ít méo mó hơn, hiệu quả hóa sản xuất được đòi hỏi. Trong trường hợp
thị trường trong nước có tình trạng độc quyền hoặc độc quyền nhóm, do áp lực tăng của
các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ nên sự méo mó của thị trường trong nước được giảm bớt
hoặc được khắc phục.
Biểu đồ 2-3 đã giải thích kết quả này
Giả sử rằng ngành sản xuất hàng hóa X nằm trong tình trạng độc quyền. Giá độc
quyền trong nước của hàng hóa X đó cao hơn giá cạnh tranh tự do, sản lượng cũng thấp
hơn cạnh tranh tự do. Bởi vậy, đường giá tương đối nội địa (Pd) có độ dốc lớn như đồ thị
2-3, đồng thời sản xuất hàng hóa X ít nên (đường giá tương đối nội địa) nằm bên trong
đường (giới hạn) khả năng sản xuất. Điểm sản xuất và tiêu dùng trước khi ngoại thương
diễn ra là điểm A mà tại đó đường (giới hạn) khả năng sản xuất và đường bàng quan (U0)
giao nhau, và đường giá tương đối trong nước Pd tiếp xúc với đường bàng quan (U0). Ở
đây, nếu ngoại thương bắt đầu diễn ra, sản xuất và tiêu dùng được quyết định bởi đường

2
giá tương đối quốc tế nên điểm sản xuất Q sẽ rời xa điểm tiêu dùng C giống như trong đồ
thị, điểm lợi ích của ngoại thương được sinh ra giống với tình hình khi áp dụng tự do hóa
thương mại. Điểm quan trọng là sự méo mó của độc quyền nội địa được khắc phục nhờ sự
bắt đầu của thương mại. Như vậy thì thương mại tự do giúp phân phối có hiệu quả các yếu
tố sản xuất thông qua việc điều chỉnh giá tương đối nội địa

You might also like